Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Tieu luan kinh te dau tu xay dung

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (170.84 KB, 13 trang )

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI
--------------------

TIỂU LUẬN
KINH TẾ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG

Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS. Ngô Thị Thanh Vân
Học viên: Nguyễn Tường Vy
Mã học viên: 1582850302105
Lớp: 23QLXD22

Hà Nội, tháng 04 năm 2016


Tiểu luận: Kinh tế đầu tư xây dựng

GVHD: PGS-TS Ngô Thị Thanh Vân

LỜI NÓI ĐẦU
Ngành xây dựng là ngành kinh tế lớn của nền kinh tế quốc dân, đóng vai
trò quan trọng trong quá trình sáng tạo nên cơ sở vất chất - kỹ thuật và tài sản cố
định (xây dựng công trìng và lắp đặt máy móc thiết bị vào công trình) cho mọi
lĩnh vực của đất nước và xã hội dưới mọi hình thức (xây dựng mới, cải tạo, mở
rộng, và hiện đại hóa tài sản cố định). Các công trình xây dựng có tính chất kinh
tế, kỹ thuật, văn hóa, xã hội tổng hợp. Đó là thành tựu về khoa học, kỹ thụât và
nghệ thuật của các ngành có liên quan và nó có tác dụng góp phần mở ra một
giai đoạn phát triển mới tiếp theo cho đất nước. Vì vây công trình xây dựng có
tác dụng quan trọng đối với tốc độ tăng trưởng kinh tế, đẩy nhanh tốc độ phát
triển khoa học và kỹ thuật, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho
nhân dân, góp phần phát triển văn hóa và nghệ thuật kiến trúc, có tác động quan


trọng đến môi trường sinh thái. Ngành xây dựng sử dụng nguồn vốn khá lớn của
quốc giavà xã hội. Những sai lầm trong xây dựng thường gây nên những thiệt
hại lớn và khó sửa chữa. Ngành xây dựng đóng góp lớn vào giá trị tổng sản
phẩm xã hội và thu nhập quốc dân.
Xuất phát từ tầm quan trọng của ngành xây dựng đã nêu ở trên, bằng kinh
nghiệm và kiến thức của bản thân, được sự giảng dạy nhiệt tình về môn “Kinh tế
đầu tư xây dựng” của cô Ngô Thị Thanh Vân, em xin được trình bày tiểu luận
gồm các nội dung sau:
1. Mục đích, vai trò và nội dung của quản lý nhà nước về xây dựng? Vì
sao cần phải quản lý hoạt động đầu tư xây dựng theo dự án? Hiện nay chúng ta
đang áp dụng những hình thức quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình nào,
trong trường hợp nào?
2. Sự cần thiết, nội dung yêu cầu và những quy định hiện hành về thẩm
định dự án đầu tư xây dựng công trình?
3. Những nội dung của công tác quản lý thi công xây dựng dưới góc độ
chủ đầu tư và góc độ nhà thầu xây dựng?
Em xin chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Cô Ngô Thị Thanh Vân đã
tận tình giảng dạy và truyền đạt kiến thức quý báu đến chúng em. Kính chúc Cô
và toàn thể gia đình luôn mạnh khỏe, hạnh phúc để luôn duy trì và thành công
trong sự nghiệp giảng dạy các thế hệ học trò sau này./.
Học viên
Nguyễn Tường Vy
Học viên: Nguyễn Tường Vy - Lớp 23QLXD22

2


Tiểu luận: Kinh tế đầu tư xây dựng

GVHD: PGS-TS Ngô Thị Thanh Vân


I. Mục đích, vai trò và nội dung của quản lý nhà nước về xây dựng? Vì sao
cần phải quản lý hoạt động đầu tư xây dựng theo dự án? Hiện nay chúng ta
đang áp dụng những hình thức quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình
nào, trong trường hợp nào?
I.1. Mục đích, vai trò và nội dung của quản lý nhà nước về xây dựng:
I.1.1. Mục đích quản lý nhà nước về xây dựng:
Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư sản xuất kinh doanh phù hợp
với chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội của đất nước trong từng
thời kỳ để chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá,
đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần
của nhân dân.
Sử dụng các nguồn vốn do nhà nước quản lý đạt hiệu quả cao nhất, chống
tham ô lãng phí.
Bảo đảm xây dựng theo quy hoạch xây dựng, kiến trúc.
Đáp ứng yêu cầu bền vững, mỹ quan, bảo vệ môi trường sinh thái.
Tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh trong xây dựng, áp dụng công nghệ
tiên tiến.
Bảo đảm chất lượng và thời hạn xây dựnghợp lý, với chi phí hợp lý.
I.1.2. Vai trò và nội dung quản lý nhà nước về xây dựng:
Xây dựng và chỉ đạo thực hiện các chiến lược, đề án, quy hoạch, kế hoạch
phát triển thị trường xây dựng và năng lực ngành xây dựng.
Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về xây
dựng.
Xây dựng và ban hành tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về xây dựng.
Tổ chức, quản lý thống nhất quy hoạch xây dựng, hoạt động quản lý dự
án, thẩm định dự án, thiết kế xây dựng; ban hành, công bố các định mức và giá
xây dựng.
Hướng dẫn, kiểm tra và đánh giá việc thực hiện công tác quản lý chất
lượng công trình xây dựng; quản lý chi phí đầu tư xây dựng và hợp đồng xây

dựng; quản lý năng lực hoạt động xây dựng, thực hiện quản lý công tác đấu thầu
trong hoạt động xây dựng; quản lý an toàn, vệ sinh lao động, bảo vệ môi trường
trong thi công xây dựng công trình.

Học viên: Nguyễn Tường Vy - Lớp 23QLXD22

3


Tiểu luận: Kinh tế đầu tư xây dựng

GVHD: PGS-TS Ngô Thị Thanh Vân

Cấp, thu hồi giấy phép, chứng chỉ, chứng nhận trong hoạt động đầu tư xây
dựng.
Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm trong
hoạt động đầu tư xây dựng.
Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ, phổ biến kiến thức,
pháp luật về xây dựng.
Đào tạo nguồn nhân lực tham gia hoạt động đầu tư xây dựng.
Quản lý, cung cấp thông tin phục vụ hoạt động đầu tư xây dựng.
Quản lý, lưu trữ hồ sơ công trình xây dựng.
Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực hoạt động đầu tư xây dựng.
1.2. Ví sao cần phải quản lý hoạt động đầu tư xây dựng theo dự án :
Cần phải quản lý hoạt động đầu tư xây dựng theo dự án vì dự án có những
đặc trưng cơ bản sau:
- Dự án có mục đích, mục tiêu rõ ràng.
- Dư án có chu kỳ riêng và thời gian tồn tại hữu hạn.
- Dự án liên quan đến nhiều bên và có sự tương tác phức tạp giữa các bộ
phận quản lý chức năng và quản lý dự án.

- Sản phẩm của dự án mang tính đơn chiếc, độc đáo.
- Dự án bị hạn chế bởi các nguồn lực.
- Dự án luôn có tính bất động và rủi ro.
- Tính trình tự trong quá trình thực hiện dự án.
- Người ủy quyền riêng của dự án.
2.3. Hiện nay chúng ta đang áp dụng những hình thức quản lý dự án đầu tư
xây dựng công trình nào, trong trường hợp nào:
Căn cứ quy mô, tính chất, nguồn vốn sử dụng và điều kiện thực hiện dự
án, người quyết địnhđầu tư quyết định áp dụng một trong các hình thức tổ chức
quản lý dự án sau:
- Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành, Ban quản lý dự án
đầu tư xây dựng khu vực áp dụng đối với dự án sử dụng vốn ngân sách nhà
nước, dự án theo chuyên ngành sử dụng vốn nhà nước ngoài ngân sách của tập
đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước.
Học viên: Nguyễn Tường Vy - Lớp 23QLXD22

4


Tiểu luận: Kinh tế đầu tư xây dựng

GVHD: PGS-TS Ngô Thị Thanh Vân

- Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án áp dụng đối với dự án sử
dụng vốn nhà nước quy mô nhóm A có công trình cấp đặc biệt; có áp dụng công
nghệ cao được Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ xác nhận bằng văn bản;
dự án về quốc phòng, an ninh có yêu cầu bí mật nhà nước.
- Thuê tư vấn quản lý dự án đối với dự án sử dụng vốn nhà nước ngoài
ngân sách, vốn khác và dự án có tính chất đặc thù, đơn lẻ.
- Chủ đầu tư sử dụng bộ máy chuyên môn trực thuộc có đủ điều kiện năng

lực để quản lý thực hiện dự án cải tạo, sửa chữa quy mô nhỏ, dự án có sự tham
gia của cộng đồng.
- Ban quản lý dự án, tư vấn quản lý dự án phải có đủ điều kiện năng lực
theo quy định tại Điều 152 của Luật Xây dựng năm 2014
II. Sự cần thiết, nội dung yêu cầu và những quy định hiện hành về thẩm
định dự án đầu tư xây dựng công trình?
II.1. Sự cần thiết của thẩm định dự án đầu tư xây dựng công trình:
Một dự án dù được chuẩn bị, phân tích kỹ lưỡng đến đâu vẫn thể hiện tính
chủ quan của nhà phân tích và lập dự án, những khiếm khuyết, lệch lạc tồn tại
trong quá trình dự án là đương nhiên. Để khẳng định được một cách chắc chắn
hơn mức độ hợp lý và hiệu quả, tính khả thi của dự án cũng như quyết định đầu
tư thực hiện dự án, cần phải xem xét, kiểm tra lại một cách độc lập với quá trình
chuẩn bị, soạn thảo dự án, hay nói cách khác, cần thẩm định dự án. Thẩm định
dự án giúp cho chủ đầu tư khắc phục được tính chủ quan của người soạn thảo và
giúp cho việc phát hiện, bổ sung những thiếu sót trong từng nội dung phân tích
của dự án. Thẩm định dự án là một bộ phận của công tác quản lý đầu tư, nó tạo
ra cơ sở vững chắc cho việc thực hiện hoạt động đầu tư có hiệu quả.
Dự án có vai trò rất quan trọng đối với các chủ đầu tư, các nhà quản lý và
tác động trực tiếp tới tiến trình phát triển kinh tế – xã hội. Nếu không có dựa án,
nền kinh tế sẽ khó nắm bắt được cơ hội phát triển. Những công trình thế kỷ của
nhân loại trên thế giới luôn là những minh chứng về tầm quan trọng của dự án.
Dự án là căn cứ quan trọng để quyết định bỏ vốn đầu tư, xây dựng kế hoạch đầu
tư và theo dõi quá trình thực hiện đầu tư. Dự án là căn cứ để tổ chức tài
chính đưa ra quyết định tài trợ , các cơ quan chức năng của nhà nước phê duyệt
và cấp giấy phép đầu tư. Dự án còn được coi là công cụ quan trọng trong quản lý
vốn, vật tư, lao động trong quá trình thực hiện đầu tư. Do vậy, hiểu được những
đặc điểm của dự án là một trong những yếu tố quyết định sự thành công của dự
án.
Học viên: Nguyễn Tường Vy - Lớp 23QLXD22


5


Tiểu luận: Kinh tế đầu tư xây dựng

GVHD: PGS-TS Ngô Thị Thanh Vân

Thẩm định dự án đầu tư là một bộ phận của công tác quản lý nhằm đảm
bảo cho hoạt động đầu tư có hiệu quả.
Đánh giá tính hợp lý của dự án biểu hiện trong hiệu quả và tính khả thi ở
từng nội dung và cách thức tính toán của dự án .
Đánh giá tính hiệu quả của dự án trên hai phương diện tài chính và kinh tế
xã hội .
Đánh giá tính khả thi của dự án: đây là mục đích hết sức quan trọng. Tính
khả thi thể hiện ở việc xem xét các kế hoạch tổ chức thực hiện, môi trường pháp
lý.
Giúp chủ đầu tư lựa chọn được phương án đầu tư tốt nhất .
Giúp cơ quan quản lý nhà nước đánh giá được tính phù hợp của dự án đối
với quy hoạch phát triển chung của ngành, quốc gia trên các mặt mục tiêu, quy
mô, hiệu quả.
Xác định được mặt lợi, hại của dự án.
Giúp các nhà tài trợ có quyết định chính xác có tài trợ cho dự án hay
không.
Xác định rõ tư cách pháp nhân của các bên tham gia đầu tư.
II.2. Nội dung yêu cầu và những quy định hiện hành về thẩm định dự án
đầu tư xây dựng công trình:
II.2.1. Những quy định hiện hành về thẩm định dự án đầu tư xây dựng công
trình:
Luật Xây dựng mới số 50/QH13/2014 ngày 18/6/2014 (hiệu lực 1/1/2015)
và các bộ luật khác có liên quan.

Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/06/2015 của Chính phủ về quản lý
dự án đầu tư xây dựng và các nghị định có liên quan.
Các thông tư hướng dẫn của Bộ Xây dựng và các bộ khác có liên quan.
Các quy chuẩn, quy phạm, tiêu chuẩn hiện hành liên quan.
II.2.2. Nội dung yêu cầu về thẩm định dự án đầu tư xây dựng công trình:
Đối với các dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn Nhà nước đều phải được
thẩm định. Hồ sơ trình thẩm định dự án đầu tư xây dựng công trình bao gồm:
-Tờ trình thẩm định dự án.
-Dự án bao gồm phần thuyết minh và thiết kế cơ sở.
Học viên: Nguyễn Tường Vy - Lớp 23QLXD22

6


Tiểu luận: Kinh tế đầu tư xây dựng

GVHD: PGS-TS Ngô Thị Thanh Vân

- Các văn bản pháp lý có liên quan.
1. Thẩm quyền thẩm định dự án đầu tư xây dựng công trình
Người quyết định đầu tư có trách nhiệm tổ chức thẩm định dự án trước
khi phê duyệt. Đầu mối thẩm định dự án là đơn vị chuyên môn trực thuộc cấp
quyết định đầu tư. Đơn vị đầu mối thẩm định dự án có trách nhiệm lấy ý kiến về
thiết kế cơ sở của cơ quan quản lý nhà nước và lấy ý kiến các cơ quan liên quan
để thẩm định dự án. Người quyết định đầu tư có thể thuê tư vấn để thẩm tra một
phần hoặc toàn bộ nội dung của dự án.
Đối với các dự án đã được phân cấp hoặc uỷ quyền quyết định đầu tư thì
người được phân cấp hoặc uỷ quyền quyết định đầu tư có trách nhiệm tổ chức
thẩm định dự án.
- Thủ tướng Chính phủ thành lập Hội đồng Thẩm định nhà nước về các dự

án đầu tư để tổ chức thẩm định dự án do Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư
và dự án khác nếu thấy cần thiết. Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư là Chủ tịch
Hội đồng Thẩm định nhà nước về các dự án đầu tư.
- Đối với dự án sử dụng vốn ngân sách nhànước:
+ Cơ quan cấp Bộ tổ chức thẩm định dự án do mình quyết định đầu tư.
Đầu mối tổ chức thẩm định dự án là đơn vị chuyên môn trực thuộc ngƣời quyết
định đầu tư;
+ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thẩm định dự án do mình quyết định
đầu tư. Sở Kế hoạch và Đầu tư là đầu mối tổ chức thẩm định dự án.
+Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã tổ chức thẩm định dự án do mình
quyết định đầu tư.
Đầu mối thẩm định dự án là đơn vị có chức năng quản lý kế hoạch ngân
sách trực thuộc ngƣời quyết định đầu tư.
- Đối với dự án khác thì ngƣời quyết định đầu tư tự tổ chức thẩm định dự
án.
-Đối với dự án đầu tư xây dựng công trình đặc thù thì việc thẩm định dự
án thực hiện theo quy định riêng tại các Nghị định của Chính phủ về quản lý đầu
tư xây dựng công trình đặc thù.
2. Nội dung thẩm định Dự án đầu tư xây dựng công trình
Việc thẩm định dự án đầu tư xây dựng bao gồm các nội dung sau:

Học viên: Nguyễn Tường Vy - Lớp 23QLXD22

7


Tiểu luận: Kinh tế đầu tư xây dựng

GVHD: PGS-TS Ngô Thị Thanh Vân


- Xem xét các yếu tố đảm bảo tính hiệu quả của dự án, bao gồm: sự cần
thiết đầu tư; các yếu tố đầu vào của dự án; quy mô, công suất, công nghệ, thời
gian, tiến độ thực hiện dự án; phân tích tài chính, tổng mức đầu tư, hiệu quả kinh
tế - xã hội của dự án.
- Xem xét các yếu tố đảm bảo tính khả thi của dự án, bao gồm: sự phù
hợp với quy hoạch; nhu cầu sử dụng đất, tài nguyên (nếu có); khả năng giải
phóng mặt bằng, khả năng huy động vốn đáp ứng tiến độ của dự án; kinh
nghiệm quản lý của chủ đầu tư; khả năng hoàn trả vốn vay; giải pháp phòng
cháy, chữa cháy; các yếu tố ảnh hưởng đến dự án như quốc phòng, an ninh, môi
trường và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
- Xem xét thiết kế cơ sở bao gồm:
+ Sự phù hợp của thiết kế cơ sở với quy hoạch chi tiết xây dựng hoặc tổng
mặt bằng được phê duyệt; sự phù hợp của thiết kế cơ sở với phương án tuyến
công trình được chọn đối với công trình xây dựng theo tuyến; sự phù hợp của
thiết kế cơ sở với vị trí, quy mô xây dựng và các chỉ tiêu quy hoạch đã được
chấp thuận đối với công trình xây dựng tại khu vực chưa có quy hoạch chi tiết
xây dựng được phê duyệt;
+ Sự phù hợp của việc kết nối với hạ tầng kỹ thuật của khu vực;
+ Sự hợp lý của phương án công nghệ, dây chuyền công nghệ đối với
công trình có yêu cầu công nghệ;
+ Việc áp dụng các quy chuẩn, tiêu chuẩn về xây dựng, môi trường,
phòng cháy, chữa cháy;
+ Điều kiện năng lực hoạt động xây dựng của tổ chức tư vấn, năng lực
hành nghề của cá nhân lập thiết kế cơ sở theo quy định.
3. Thẩm quyền quyết định đầu tư xây dựng công trình
Đối với các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước:
- Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư các dự án quan trọng quốc gia
theo Nghị quyết của Quốc hội và các dự án quan trọng khác;
- Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan cấp Bộ quyết định đầu tư các dự án
nhóm A, B, C. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan cấp Bộ được uỷ quyền hoặc phân

cấp quyết định đầu tư đối với các dự án nhóm B, C cho cơ quan cấp dưới trực
tiếp;
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp quyết định đầu tư các dự án nhóm A,
B, C trong phạm vi và khả năng cân đối ngân sách của địa phương sau khi thông
Học viên: Nguyễn Tường Vy - Lớp 23QLXD22

8


Tiểu luận: Kinh tế đầu tư xây dựng

GVHD: PGS-TS Ngô Thị Thanh Vân

qua Hội đồng nhân dân cùng cấp. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện
được uỷ quyền hoặc phân cấp quyết định đầu tư đối với các dự án nhóm B, C
cho cơ quan cấp dưới trực tiếp;
- Tùy theo điều kiện cụ thể của từng địa phương, Chủ tịch Ủy ban nhân
dân cấp tỉnh quy định cụ thể cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã
được quyết định đầu tư các dự án có sử dụng nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách cấp
trên.
Các dự án sử dụng vốn khác, vốn hỗn hợp chủ đầu tư tự quyết định đầu tư
và chịu trách nhiệm.
Người có thẩm quyền quyết định đầu tư chỉ được quyết định đầu tư khi đã
có kết quả thẩm định dự án. Riêng đối với các dự án sử dụng vốn tín dụng, tổ
chức cho vay vốn thẩm định phương án tài chính và phương án trả nợ để chấp
thuận cho vay hoặc không cho vay trước khi người có thẩm quyền quyết định
đầu tư.
III. Những nội dung của công tác quản lý thi công xây dựng dưới góc độ
chủ đầu tư và góc độ nhà thầu xây dựng:
III.1. Nội dung quản lý thi công xây dựng công trình:

Quản lý thi công xây dựng công trình bao gồm:
- Quản lý chất lượng xây dựng công trình.
- Quản lý tiến độ xây dựng thi công xây dựng công trình.
- Quản lý khối lượng thi công xây dựng công trình.
- Quản lý chi phí đầu tư xây dựng trong quá trình thi công xây dựng.
- Quản lý hợp đồng xây dựng.
- Quản lý an toàn lao động, môi trường xây dựng.
III.2. Quản lý tiến độ thi công xây dựng công trình
- Công trình xây dựng trước khi triển khai phải có tiến độ thi công xây
dựng. Tiến độ thi công xây dựng công trình do nhà thầu lập phải phù hợp với
tiến độ tổng thể của dự án được chủ đầu tư chấp thuận.
- Đối với công trình xây dựng có quy mô lớn và thời gian thi công kéo dài
thì tiến độ xây dựng công trình được lập cho từng giai đoạn theo tháng, quý,
năm.

Học viên: Nguyễn Tường Vy - Lớp 23QLXD22

9


Tiểu luận: Kinh tế đầu tư xây dựng

GVHD: PGS-TS Ngô Thị Thanh Vân

- Chủ đầu tư, nhà thầu thi công xây dựng, tư vấn giám sát thi công xây
dựng và các bên có liên quan có trách nhiệm theo dõi, giám sát tiến độ thi công
xây dựng công trình và điều chỉnh tiến độ trong trường hợp tiến độ thi công xây
dựng ở một số giai đoạn bị kéo dài nhưng không được làm ảnh hưởng đến tiến
độ tổng thể của dự án.
- Trường hợp xét thấy tiến độ tổng thể của dự án bị kéo dài thì chủ đầu tư

phải báo cáo người quyết định đầu tư quyết định điều chỉnh tiến độ tổng thể của
dự án.
III.3. Quản lý khối lượng thi công xây dựng công trình
- Việc thi công xây dựng công trình phải được thực hiện theo khối lượng
của thiết kế được duyệt.
- Khối lượng thi công xây dựng được tính toán, xác nhận giữa chủ đầu tư,
nhà thầu thi công xây dựng, tư vấn giám sát theo thời gian hoặc giai đoạn thi
công và được đối chiếu với khối lượng thiết kế được duyệt để làm cơ sở nghiệm
thu, thanh toán theo hợp đồng.
- Khi có khối lượng phát sinh ngoài thiết kế, dự toán xây dựng công trình
được duyệt thì chủ đầu tư và nhà thầu thi công xây dựng phải xem xét để xử lý.
Khối lượng phát sinh được chủ đầu tư hoặc người quyết định đầu tư chấp thuận,
phê duyệt là cơ sở để thanh toán, quyết toán công trình.
- Nghiêm cấm việc khai khống, khai tăng khối lượng hoặc thông đồng
giữa các bên tham gia dẫn đến làm sai khối lượng thanh toán.
III.4. Quản lý an toàn lao động trên công trường xây dựng
- Nhà thầu thi công xây dựng phải lập các biện pháp an toàn cho người lao
động, thiết bị, phương tiện thi công và công trình trước khi thi công xây dựng.
Trường hợp các biện pháp an toàn liên quan đến nhiều bên thì phải được các bên
thỏa thuận.
- Các biện pháp an toàn và nội quy về an toàn phải được thể hiện công
khai trên công trường xây dựng để mọi người biết và chấp hành; những vị trí
nguy hiểm trên công trường phải được bố trí người hướng dẫn, cảnh báo đề
phòng tai nạn.
- Nhà thầu thi công xây dựng, chủ đầu tư và các bên có liên quan phải
thường xuyên kiểm tra giám sát công tác an toàn lao động trên công trường. Khi
xảy ra sự cố mất an toàn phải tạm dừng hoặc đình chỉ thi công đến khi khắc

Học viên: Nguyễn Tường Vy - Lớp 23QLXD22


10


Tiểu luận: Kinh tế đầu tư xây dựng

GVHD: PGS-TS Ngô Thị Thanh Vân

phục xong mới được tiếp tục thi công, Người để xảy ra vi phạm về an toàn lao
động thuộc phạm vi quản lý của mình phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
- Nhà thầu xây dựng có trách nhiệm tổ chức hướng dẫn, phổ biến, tập
huấn các quy định về an toàn lao động. Đối với một số công việc yêu cầu
nghiêm ngặt về an toàn lao động thì người lao động phải có giấy chứng nhận
huấn luyện an toàn lao động theo quy định của pháp luật về an toàn lao động.
Nghiêm cấm sử dụng người lao động chưa được huấn luyện và chưa được
hướng dẫn về an toàn lao động.
- Nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm cung cấp đầy đủ các trang
thiết bị bảo vệ cá nhân, an toàn lao động cho người lao động theo quy định khi
sử dụng lao động trên công trường.
- Nhà thầu thi công có trách nhiệm bố trí cán bộ chuyên trách hoặc kiêm
nhiệm làm công tác an toàn, vệ sinh lao động như sau:
+ Đối với công trường của nhà thầu có tổng số lao động trực tiếp đến dưới
50 (năm mươi) người thì cán bộ kỹ thuật thi công có thể kiêm nhiệm làm công
tác an toàn, vệ sinh lao động;
+ Đối với công trường của nhà thầu có tổng số lao động trực tiếp từ 50
(năm mươi) người trở lên thì phải bố trí ít nhất 1 (một) cán bộ chuyên trách làm
công tác an toàn, vệ sinh lao động;
+ Đối với công trường của nhà thầu có tổng số lao động trực tiếp từ 1.000
(một nghìn) người trở lên thì phải thành lập phòng hoặc ban an toàn, vệ sinh lao
động hoặc bố trí tối thiểu 2 (hai) cán bộ chuyên trách làm công tác an toàn, vệ
sinh lao động;

+ Người làm công tác chuyên trách về an toàn, vệ sinh lao động phải có
chứng chỉ hành nghề theo quy định.
- Số lượng cán bộ chuyên trách làm công tác an toàn quy định cần được
bố trí phù hợp với quy mô công trường, mức độ rủi ro xảy ra tai nạn lao động
của công trường cụ thể.
- Cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng theo phân cấp quản lý có trách
nhiệm kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất công tác quản lý an toàn lao động trên
công trường của chủ đầu tư và các nhà thầu. Trường hợp công trình xây dựng
thuộc đối tượng cơ quan quản lý nhà nước kiểm tra công tác nghiệm thu thì công
tác kiểm tra an toàn lao động được phối hợp kiểm tra đồng thời.

Học viên: Nguyễn Tường Vy - Lớp 23QLXD22

11


Tiểu luận: Kinh tế đầu tư xây dựng

GVHD: PGS-TS Ngô Thị Thanh Vân

- Bộ Xây dựng quy định về công tác an toàn lao động trong thi công xây
dựng.
III.5. Quản lý môi trường xây dựng:
- Nhà thầu thi công xây dựng phải thực hiện các biện pháp bảo đảm về
môi trường cho người lao động trên công trường và bảo vệ môi trường xung
quanh, bao gồm có biện pháp chống bụi, chống ồn, xử lý phế thải và thu dọn
hiện trường. Đối với những công trình xây dựng trong khu vực đô thị, phải thực
hiện các biện pháp bao che, thu dọn phế thải đưa đến đúng nơi quy định.
- Trong quá trình vận chuyển vật liệu xây dựng, phế thải phải có biện
pháp che chắn bảo đảm an toàn, vệ sinh môi trường.

- Nhà thầu thi công xây dựng, chủ đầu tư phải có trách nhiệm kiểm tra
giám sát việc thực hiện bảo vệ môi trường xây dựng, đồng thời chịu sự kiểm tra
giám sát của cơ quan quản lý nhà nước về môi trường. Trường hợp nhà thầu thi
công xây dựng không tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường thì chủ đầu tư,
cơ quan quản lý nhà nước về môi trường có quyền đình chỉ thi công xây dựng và
yêu cầu nhà thầu thực hiện đúng biện pháp bảo vệ môi trường.
- Người để xảy ra các hành vi làm tổn hại đến môi trường trong quá trình
thi công xây dựng công trình phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và bồi
thường thiệt hại do lỗi của mình gây ra.
III.6. Quản lý các công tác khác
- Quản lý chất lượng xây dựng công trình
Việc quản lý chất lượng xây dựng công trình được thực hiện theo quy
định của Nghị định này, Nghị định về quản lý chất lượng công trình xây dựng và
các văn bản hướng dẫn thực hiện.
- Quản lý chi phí đầu tư xây dựng
Việc quản lý chi phí đầu tư xây dựng được thực hiện theo quy định của
Nghị định này, Nghị định về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình và các
văn bản hướng dẫn thực hiện.
- Quản lý hợp đồng trong hoạt động xây dựng

Học viên: Nguyễn Tường Vy - Lớp 23QLXD22

12


Tiểu luận: Kinh tế đầu tư xây dựng

GVHD: PGS-TS Ngô Thị Thanh Vân

KẾT LUẬN

Qua bài tiểu luận này giúp em nắm chắc hơn môn học Kinh tế đầu tư xây
dựng cũng như các vấn đề trong hoạt động xây dựng, đặc biệt là công tác Quản
lý dự án hiện nay, qua công tác quản lý dự án có thể tránh được những sai sót
trong những công trình lớn, phức tạp.
Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật và không ngừng nâng cao
đời sống nhân dân, nhu cầu xây dựng các dự án công trình quy mô lớn, phức tạp
cũng ngày càng nhiều. Thông qua việc áp dụng phương pháp quản lý dự án khoa
học hiện đại giúp việc thực hiện các dự án công trình lớn, phức tạp đạt được
mục tiêu đề ra một cách thuận lợi.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn Cô Ngô Thị Thanh Vân đã tận
tình giúp đỡ chúng em hoàn thành môn học này./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luật Xây dựng mới số 50/QH13/2014 ngày 18/6/2014;
2. Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 ngày 26/11/2013;
3. Luật Đầu tư công số 49/2013/QH13 ngày 18/06/2014;
4. Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/06/2015 của Chính phủ về quản
lý dự án đầu tư xây dựng;
5. Nghị định số 44/2015/NĐ-CP ngày 06/5/2015 của Chính phủ quy định
chi tiết một số nội dung về Quy hoạch xây dựng;
6. Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25/3/2015 của Chính phủ về quản
lý chi phí đầu tư xây dựng;
7. Bài giảng môn Kinh tế đầu tư xây dựng
8. Các văn bản quy phạm pháp luật và các tài liệu liên quan khác.

Học viên: Nguyễn Tường Vy - Lớp 23QLXD22

13




×