Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

MỘT SỐ LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (111.72 KB, 9 trang )

MỘT SỐ LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN
I - MỘT SỐ KHÁI NIỆM TRONG ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN
1 / Đầu tư _Đầu tư phát triển và vai trò của đầu tư phát triển
Đầu tư là sự hy sinh các nguồn lực ở hiện tại ( tiền, sức lao động, của cải vật
chất, trí tuệ) nhằm đạt được những kết quả có lợi cho người đầu tư trong tương lai.
Có ba loại đầu tư đó là: Đầu tư tài chính, Đầu tư thương mại và Đầu tư phát
triển( Căn cứ vào bản chất và phạm vi lợi ích do đầu tư đem lại). Trong đó chỉ có
hoạt động đầu tư phát triển là hoạt động tạo ra tài sản mới cho nền kinh tế, là bộ
phận cơ bản của đầu tư.
Đầu tư phát triển là quá trình chuyển hoá vốn bằng tiền thành vốn hiện vật nhằm
tạo ra những yếu tố cơ bản của sản xuất kinh doanh, dichk vụ, đời sống, tạo ra
những tài sản mới, năng lực sản xuất mới cũng như duy trì những tiềm lực sẵn có
của nền kinh tế.
Đầu tư phát triển có vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển của mỗi
quốc gia, nó được coi là chìa khoá của sự tăng trưởng, là nhân tố quan trọng để
phát triển kinh tế, thể hiện:
1- Đầu tư vừa tác động đến tổng cung, vừa tác động đến tổng cầu.
2- Đầu tư có tác động hai mặt đến sự ổn định kinh tế.
3- Đầu tư tác động đến tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế.
4- Đầu tư làm tăng cường khả năng khoa học và công nghệ của đất nước.
5- Đầu tư làm dịch chuyển cơ cấu kinh tế.
6- Đầu tư có vị trí quan trọng ảnh hưởng đến việc nâng cao chất lượng đội ngũ
lao động, ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế.
7- Đầu tư quyết định sự ra đời, tồn tại và phát triển của các cơ sở sản xuất kinh
doanh dịch vụ.
2/ Khái niệm về đầu tư xây dựng cơ bản .
Đầu tư cơ bản là hoạt động đầu tư để tạo ra các tài sản cố định đưa vào hoạt
động trong các lĩnh vực kinh tế xã hội nhằm thu được lợi ích dưới các hình thức
khác nhau. Xét một cách tổng thể, không một hoạt động đầu tư nào mà không cần
phải có các tài sản cố định. Tài sản cố định bao gồm toàn bộ các cơ sở vật chất, kỹ
thuật đủ các tiêu chuẩn theo qquy định của Nhà nước.


Để có được tài sản cố định chủ đầu tư có thể thực hiện bằng nhiều cách tiến
hành xây dựng mới các tài sản cố định.
Xây dựng cơ bản chỉ là một khâu trong hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản. Xây
dựng cơ bản là các hoạt động cụ thể để tạo ra các tài sản cố định( khảo sát, thiết kế,
xây dựng, lắp đặt) . kết quả của hoạt động xây dựng cơ bản là các tài sản cố định,
có một năng lực sản xuất và phục vụ nhất định. Vậy ta có thể nói:
Xây dựng cơ bản là một qúa trình đổi mới và tái sản xuất mở rộng có kế hoạch
các tài sản cố định của nền kinh tế quốc dân trong các ngành sản xuất vật chất,
cũng như không sản xuất vật chất. Nó là quá trình xây dựng cơ sở vật chất và kỹ
thuật cho chủ nghĩa xã hội.
3 Nội dung của xây dựng cơ bản
a) Khảo sát, thiết kế.
Có chức năng nhằm mô tả hình dáng, kiến trúc, nội dung kỹ thuật và kinh tế của
công trình. Bao gồm :
-Khảo sát kinh tế: Nêu nên sự cần thiết phải xây dựng công trình và tính kinh tế
của công trình.
-Khảo sát kỹ thuật: là khảo sát những điều kiện khả năng, phương tiện để xây
dựng công trình.
b) Xây lắp.
Tạo ra những sản phẩm xây dựng cơ bản. Kết quả của hoạt động này bao gồm:
Nhà cửa, vật kiến trúc; công tác lắp đặt máy móc, thiết bị; công tác sửa chữa lớn
nhà cửa, vật kiến trúc; công tác thiết kế, thăm dò, khảo sát phát sinh trong quá trình
thi công.
c) Mua sắm máy móc, thiết bị.
Là công tác mua sắm thiết bị, máy móc, dụng cụ dùng cho sản xuất, nghiên cứu
hoặc thí nghiệm.
4/ Vốn đầu tư xây dựng cơ bản
Vốn đầu tư là tiền tích luỹ của xã hội, của các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch
vụ, là tiền tiết kiệm của dân và vốn huy động từ các nguồn khác được đưa vào sử
dụng trong quá trình tái sản xuất xã hội nhằm duy trì tiềm lực sẵn cóvà tạo tiềm lực

mới cho nền sản xuất xã hội.
Vốn đầu tư là một chỉ tiêu chủ yếu trong kế hoạch của Nhà nước về xây dựng cơ
bản. Nó phản ánh khối lượng xây dựng mới, xây dựng lại, khôi phục và mở rộng
các tài sản cố định của ngành thuộc khu vực sản xuất vật chất và không sản xuất
biểu hiện bằng tiền.
Nhưng hiện nay vốn đầu tư của Nhà nước về xây dựng cơ bản chỉ bao gồm đầu
tư vào các công trình công nghiệp, công trình dân dụng và công trình công cộng,
các công trình phát triển khoa học kỹ thuật, y tế, giáo dục, các công trình hành
chính sự nghiệp và mạng lưới công trình kỹ thuật hạ tầng thuộc khu vực Nhà nước.
Nhà nước không đầu tư vào các công trình sản xuất, kinh doanh thuộc khu vực tập
thể cũng như tư nhân.
Như vậy vốn đầu tư là số tiền bỏ vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh nhằm
tăng cường cho các quá trình sản xuất kinh doanh sau đó.
Vốn đầu tư xây dựng cơ bản là số tiền bỏ ra nhằm tăng cường tài sản cố định
của tất cả các ngành cả sản xuất và không sản xuất của nền kinh tế quốc dân.Là
toàn bộ chi phí để đạt được mục đích đầu tư, bao gồm: Chi phí cho việc khảo sát,
quy hoạch xây dựng, chi phí cho chuẩn bị đầu tư, chi phí cho thiết kế và xây dựng,
chi phí cho mua sắm, lắp đặt máy móc thiết bị và các chi phí khác được ghi trong
tổng dự toán.
Vốn đầu tư xây dựng cơ bản chủ yếu dùng để tạo ra các tài sản cố định , nhưng
có một số trường hợp có những công tác xét về mặt tính chất và nội dung kinh tế
thì thuộc hoạt động xây dựng cơ bản, nhưng chi phí của chúng không được tính
vào vốn đầu tư xây dựng cơ bản như: Sửa chữa lớn nhà cửa, vật kiến trúc (tính vào
khấu hao sửa chữa lớn) các chi phí khảo sát thăm dò quy hoạch tính chung cho
toàn bộ nền kinh tế. Mặt khác, có một số khoản mục không làm tăng giá trị tài sản
cố định nhưng lại được tính vào vốn đầu tư xây dựng cơ bản như: Chi phí mua sắm
công cụ dụng cụ không đủ tiêu chuẩn là tài sản cố định, chi phí cho đào tạo.
Nội dung của vốn đầu tư xây dựng cơ bản:
a) Vốn cho xây lắp.
Bao gồm vốn cho chuẩn bị xây dựng mặt bằng và vốn cho xây dựng và lắp đặt

b) Vốn đầu tư mua sắm máy móc thiết bị.
Là toàn bộ chi phí cho việc mua sắm máy móc thiết bị, dụng cụ dùng cho sản
xuất, nghiên cứu và thí nghiệm được lắp vào công trình theo dự toán. Bao gồm:
Giá trị của bản thân máy móc thiết bị ,công cụ, dụng cụ; Chi phí vận chuyển, bảo
quản, gia công trước khi giao lắp.
c) Vốn kiến thiết cơ bản khác:
-Các chi phí kiến thiết cơ bản được tính vào giá trị công trình như: tư vấn đầu tư
xây dựng, đền bù..v..v..
-Chi phí tính vào giá trị tài sản lưu động:mua sắm nguyên vật liệu, công cụ ,
dụng cụ không đủ tiêu chuẩn của tài sản cố định, chi phí cho đào tạo...
-Những chi phí kiến thiết cơ bản khác được phép không tính vào giá trị công
trình.
5/ Phân loại vốn đầu tư xây dựng cơ bản
Tuỳ từng tiêu thức khác nhau mà ta có các loại vốn đầu tư khác nhau
-Theo nguồn vốn: gồm có vốn ngân sách Nhà nước , vốn tín dụng đầu tư, vốn
của các đơn vị sản xuất kinh doanh dịch vụ, vốn vay nước ngoài, vốn hợp tác liên
doanh của nước ngoài, vốn của nhân dân.
-Theo hình thức đầu tư: gồm có vốn đầu tư xây dựng mới, vốn đầu tư khôi phục,
vốn đầu tư mở rộng đổi mới thiết bị.
-Theo nội dung kinh tế: gồm có vốn xây lắp, vốn đầu tư mua sắm máy móc ,
thiết bị, vốn kiến thiết cơ bản khác
6/ Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản
Vốn đầu tư xây dựng cơ bản được hình thành từ các nguồn sau:
1- Vốn ngân sách Nhà nước ( bao gồm ngân sách trung ương và ngân sách địa
phương) hình thành từ tích luỹ của nền kinh tế, vốn khấu hao cơ bản và một số
nguồn thu khácdành cho đầu tư xây dựng cơ bản.
2- Vốn tín dụng đầu tư: ( Do ngân hàng đầu tư phát triển quản lý) bao gồm: Vốn
của Nhà nước chuyển sang, vốn huy động của các đơn vị kinh tế trong nước và các
tầng lớp dân cư trong nước dưới các hình thức, vốn vay dài hạn của các tổ chức tài
chính, tín dụng quốc tế và của người Việt nam ở nước ngoài.

3- Vốn của các đơn vị sản xuất kinh doanh dịch vụ thuộc các thành phần kinh tế(
do xí nghiệp tự tichs luỹ được từ các nguồn thu hợp pháp).
4- Vốn vay nước ngoài: Cính phủ vay theo hiệp định ký kết nước ngoài; đơn vị
sản xuất kinh doanh, dịch vụ trực tiếp vay các tổ chức cá nhân nước ngoài; Ngân
hàng đầu tư và phát triển vay.
5- Vốn viện trợ đầu tư xây dựng cơ bản (vốn viện trợ không hoàn lại).
6- Vốn hợp tác liên doanh của nước ngoài.
7- Vốn của nhân dân: bằng tiền, vật liệu , công lao động...
II - MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CHỦ YẾU CỦA SẢN PHẨM XÂY DỰNG VÀ
VAI TRÒ CỦA XÂY DỰNG CƠ BẢN TRONG NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN.

×