Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG rèn LUYỆN NGHIỆP vụ sư PHẠM TRONG đào tạo GIÁO VIÊN NGÀNH sư PHẠM vật lí TRƯỜNG ĐHSP – ĐHTN đáp ỨNG yêu cầu đổi mới GIÁO dục PHỔ THÔNG SAU 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (386.53 KB, 5 trang )

HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA

CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG RÈN LUYỆN NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM
TRONG ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN NGÀNH SƯ PHẠM VẬT LÍ TRƯỜNG ĐHSP – ĐHTN
ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC PHỔ THÔNG SAU 2015

TS. Cao Tiến Khoa
Trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên
Tóm tắt: Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm (RLNVSP) là một nhiệm vụ quan trọng
của các trường sư phạm trong đào tạo giáo viên. Trong các năm vừa qua, trường đại
học sư phạm- Đại học Thái Nguyên đã và đang thực hiện nhiều giải pháp trong việc
nâng cao chất lượng hoạt động RLNVSP, từng bước nâng cao chất lượng đào tạo giáo
viên, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông sau 2015. Bài viết này nhằm trình
bày thực trạng và các biện pháp đào tạo nghiệp vụ sư phạm ở trường ĐHSP – ĐHTN
nói chung và khoa Vật lí nói riêng trong thời gian qua.
Từ khóa: Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm, Đại học Sư phạm, Sư phạm Vật lí, kỹ
năng sư phạm
Abstract: Pedagogical training activities (PTA) for students is an important
task of teacher training colleges. In recent years, University of Education of Thai
Nguyen University has implemented many measures to improve the quality of
pedagogical practice through which to improve the quality of teacher training in order
to meet the requirements of pre-tertiary educational renovation after year 2015. This
paper presents the current situation and activities for pedagogical training at the
University of Education in general and Faculty of Physics in particular.
Key words: Pedagogical training, University of Education, Physics teacher
training, Pedagogical skills
1. Rèn luyện NVSP và các khái niệm chung
Nghiệp vụ sư phạm là công việc mang tính chất chuyên môn của nghề dạy học
; Đặc biệt, người giáo viên tương lai cần có năng lực dạy học (năng lực sư phạm), bao
gồm: Năng lực chuẩn bị; Năng lực thực hiện (với 3 yếu tố cần quan tâm: Năng lực sử
dụng ngôn ngữ; Năng lực sử dụng các thiết bị và phương tiện dạy học; Năng lực hoạt


động xã hội trong và ngoài trường); Năng lực đánh giá; Năng lực tổ chức các hoạt
động giáo dục (bao gồm các năng lực thành phần: Năng lực thiết kế mục tiêu, kế
hoạch các hoạt động giáo dục; Năng lực cảm hóa thuyết phục người học; Năng lực
hiểu biết đặc điểm học sinh để có các phương án giáo dục có hiệu quả; Năng lực phối
i

281


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI

hợp với các lực lượng giáo dục trong trường và ngoài trường); Năng lực tổ chức (gồm
các năng lực thành phần: Năng lực phối hợp các hoạt động dạy học và giáo dục giữa
thầy và trò, giữa các trò với nhau, giữa các giáo viên với nhau trong các hoạt động
giảng dạy (lí thuyết, thực hành, chính khóa, ngoại khóa…); Năng lực nắm vững các
bước tổ chức các hoạt động dạy học và giáo dục theo một algorit hoặc sáng tạo, biết
nêu các nhiệm vụ dạy học và giáo dục, đánh giá sản phẩm và kiểm tra, điều chỉnh các
hoạt động của học sinh; Năng lực tập hợp, phối hợp nguồn lực (học sinh và những
người khác) xung quanh mình để giải quyết các vấn đề của học tập và cuộc sống.
Trong xã hội hiện đại cần bổ sung những năng lực mới hoặc phải nhấn mạnh các
yếu tố như: năng lực quan hệ cộng đồng, năng lực quản lí, năng lực hoạt động với tư
cách là một chuyên gia giáo dục, năng lực phát triển môi trường xung quanh... ii.
Rèn luyện là phương pháp tổ chức cho người học tham gia vào các hoạt động, các
mỗi quan hệ phong phú và đa dạng nhằm tạo nên cho môi trường, phương tiện để
người học có cơ hội rèn luyện kỹ năng, nhất là rèn luyện sự đấu tranh động cơ để
quyết định phương hướng hành động theo phương hướng đúng.
Rèn luyện NVSP gắn liền với việc tổ chức các hoạt động, các mối quan hệ tiếp xúc,
giao lưu sư phạm ( trong và ngoài cơ sở đào tạo sư phạm) sao cho việc tham gia các

hoạt động, các mối quan hệ đó mà chuẩn bị nhân cách nhà giáo theo yêu cầu chuẩn
nghề nghiệp giáo viên cho sinh viên sư phạm.
Có nhiều hình thức tổ chức rèn luyện NVSP cho sinh viên, có thể kể tên: Luyện tập
qua quá trình dạy học các học phần, chuyên đề lý thuyết (thông qua hoạt động dạy
học); Luyện tập qua hình thức thảo luận, làm việc nhóm trong các quá trình học tập;
Luyện tập qua Xử lí tình huống sư phạm; Các hình thức rèn luyện sau khi học xong
các học phần lý thuyết: Luyện tập qua học phần rèn luyện NVSP thường xuyên, Luyện
tập qua các đợt thực tập sư phạm 1, 2, Luyện tập qua Hội thi nghiệp vụ sư phạm iii
2. Thực tế thực hiện nhiệm vụ rèn luyện NVSP tại khoa Vật lí – trường Đại
học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên
Trong thời gian qua, hoạt động rèn luyện NVSP cho sinh viên đã được nhà
trường coi là nhiệm vụ trọng tâm, các giải pháp đã được thực hiện thông qua việc chỉ
đạo của nhà trường thông qua phòng Đào tạo, các khoa chuyên môn triển khai thực
hiện, thường xuyên các đánh giá phản hồi từ phía người học được nhà trường thu thập
và xử lí, điều chỉnh bổ sung giúp cho hiệu quả hoạt động được thường xuyên thay đổi
theo hướng có lợi nhất cho người học trong quá trình học tập.

282


HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA

Các biện pháp chính đã được Khoa Vật lí thực hiện:
a) Chương trình đào tạo: Nhà trường đã triển khai đổi mới chương trình đào tạo, với
các khóa sinh viên tuyển sinh từ năm học 2013 (K49). Chương trình đào tạo của khoa
Vật lí đã có sự thay đổi về chất, cụ thể Thêm học phần Thực hành sư phạm Vật lí 1,
trong đó rèn luyện các nhóm kĩ năng thành phần như: viết bảng, thuyết trình, đặt vấn
đề, giải quyết vấn đề, sử dụng thí nghiệm trong dạy học vật lí,…
Cấu trúc lại chương trình, giảm bớt dung lượng những môn học mang tính lý
thuyết, hàn lâm. Chú trọng các môn vật lí đại cương, tăng cường giờ thảo luận, thực

hành, bài tập; giảm bớt giờ lý thuyết hàn lâm. Tăng số môn, tăng giờ cho nội dung
nghiệp vụ trong chương trình đào tạo. Thay đổi nội dung và phương pháp dạy học các
môn nghiệp vụ. Giảm Vật lý vật lí lí thuyết, vật lí kĩ thuật, chỉ để những nội dung thật
cần thiết cho phổ thông. ngay từ năm thứ hai đã được đi thực tế tại các trường phổ
thông trong khi học các môn học như Lí luận dạy học bộ môn, Kiểm tra đánh giá…
b) Tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho sinh viên thông qua: Các hoạt động
tập thể của lớp, tổ chức Đoàn – Hội với hình thức tổ chức các cuộc thi như tình hiểu
Giáo dục phổ thông mới kết hợp nghiệp vụ sư phạm, Các hoạt động của các câu lạc
bộ…
b) Kiểm tra đánh giá: Kết hợp với tiểu ban Đổi mới đánh giá kết quả học tập
của sinh viên nhóm ngành Khoa học tự nhiên, đề xuất được biện pháp và thay đổi tỉ
trọng đánh giá theo hướng tăng cường đánh giá quá trình, đa dạng hoá hình thức đánh
giá. Đối với K49 thực hiện 5 bài kiểm tra/học phần trong đó có 1 điểm chuyên cần, 4
điểm quá trình và 1 điểm cuối kì.
Tăng cường seminar, thảo luận về các chủ đề và các bài tập liên quan đến nội
dung môn học. Hình thức này được thực hiện ở hầu hết các môn học. Các môn học
như Lí luận dạy học bộ môn, Nghiên cứu chương trình vật lí phổ thông, Bài tập vật lí,
Rèn luyện NVSP… đều được tăng cường các hình thức seminar, thảo luận theo nhóm,
tự học, tự nghiên cứu, làm bài tập lớn, báo cáo kết quả, thuyết trình trước lớp, nhận
xét, đánh giá (đánh giá đồng đẳng) và tự đánh giá.
c) Đổi mới các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học: Tổ chức dự giờ các
Giảng viên, từ đó rút kinh nghiệm, góp ý, chia sẻ để các phương pháp và hình thức tổ
chức dạy học ngày càng phong phú, phù hợp hơn. Semina chuyên môn, Semina về đề
cương môn học

283


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO


TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI

- Tổ chức hoạt động dạy học linh hoạt theo các chủ đề. Ví dụ trong môn cơ học
(học kỳ 1- năm học 2014 - 2015) đã tổ chức các nhóm chế tạo các đồ dùng dạy học và
dụng cụ thí nghiệm thiết thực, phát huy khả năng sáng tạo và gây được hứng thú cho
SV; với môn học kiểm tra đánh giá, Lí luận dạy học bộ môn… ngay từ năm thứ 2, SV
đã được thường xuyên rèn luyện các kĩ năng dạy học như đặt câu hỏi, thiết kế tiến
trình dạy học và cách thực hiện trong giờ trên lớp nhằm nâng cao năng lực tổ chức,
đánh giá, năng lực tập hợp, phối hợp nguồn lực…
d) Tăng cường phối hợp với trường trung học phổ thông để rèn luyện kĩ năng
sư phạm cho sinh viên:
- Khoa đã kí kết biên bản thoả thuận hợp tác với Trường THPT Khánh Hòa
(Một trường THPT trên địa bàn TP Thái Nguyên) để trao đổi chuyên môn và mời giáo
viên của trường tham gia đào tạo và rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên theo
kế hoạch chung của Nhà trường.
- Ban chủ nhiệm Khoa và các Giảng viên các tổ bộ môn đã đến thăm và làm
việc, tiếp cận thực tế phổ thông, trao đổi thống nhất kế hoạch hợp tác với Ban Giám
hiệu 9 trường THPT các tỉnh Bắc Giang, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Quảng Ninh. Cử
các đoàn GV đến thăm các đoàn thực tập, trực tiếp trao đổi với BGH một số trường
THPT, tổ Vật lý và GV hướng dẫn thực tập để tìm hiểu thực trạng giáo sinh, từ đó có
thêm những căn cứ để đổi mới chương trình đào tạo và nâng cao hiệu quả rèn luyện
NVSP cho SV.
- Khoa Vật lí đã mời các giáo viên giỏi và cán bộ quản lí ở các trường THPT
đến khoa để tổ chức hướng dẫn, tập huấn cho sinh viên năm cuối những kĩ năng cần
thiết phục vụ cho hoạt động Thực tập sư phạm 2 tại trường THPT.
3. Kết luận
Qua thực tế triển khai, chúng tôi nhận thấy một số vấn đề như sau:
Mỗi giảng viên trường đại học, cao đẳng chính là người thầy giúp sinh viên
hình thành các kĩ năng nghề nghiệp. Điều tốt nhất mà mỗi sinh viên học được, chính là
được học các giảng viên thực hiện tốt các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học

theo định hướng đổi mới, lấy người học làm trung tâm.
Cần tăng cường thực hành nghề cho sinh viên, cho sinh viên trải nghiệm thực tế
phổ thông ngay từ năm thứ nhất. Để thực hiện được, cần có sự thay đổi và chuẩn bị
chu đáo của chương trình, quy định và mối liên hệ chặt chẽ với các trường phổ thông
từ các các cơ sở đào tạo giáo viên.

284


HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA

Đổi mới công tác đánh giá hoạt động rèn luyện NVSP cho SV thông qua việc
đa dạng hóa việc đánh giá, không chỉ bởi các giảng viên, giáo viên phổ thông mà cần
có đánh giá đồng đẳng từ chính các sinh viên (Đặc biệt trong học phần Rèn luyện
nghiệp vụ sư phạm).
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Dương Giáng Thiên Hương (Chủ biên)- Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm tiểu học,
NXB ĐHSP, 2013
[1] PGS.TS Phạm Hồng Quang Trường Đại học Sư phạm - ĐH Thái Nguyên />[1] Nguyễn Đình Chỉnh (1997), Thực tập sư phạm, Hà Nội

285



×