Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

CÔNG tác đào tạo, PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN lực NGÀNH CÔNG NGHỆ môi TRƯỜNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (498.42 KB, 11 trang )

HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA

CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC
NGÀNH CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG

TS. Nguyễn Thị Phương Mai
Trường Cao đẳng Cộng đồng Hà Tây
Tóm tắt: Công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực ngành Công nghệ môi
trường tại các trường cao đẳng, đại học là một nhu cầu cấp bách để đáp ứng sự phát
triển của xã hội. Các vấn đề liên quan đến môi trường biến đổi ngày càng đa dạng
phức tạp trong khi đó nhu cầu về nguồn nhân lực cho ngành lại chưa đáp ứng kịp thời.
Trước thực trạng đó, nhu cầu cấp thiết đổi mới và tìm ra các giải pháp tăng cường
công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực lĩnh vực môi trường để xây dựng và phát
triển nguồn nhân lực có đủ số lượng, bảo đảm phẩm chất, năng lực, trình độ, cơ cấu
ngành, đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ trước mắt và lâu dài.
Abstract: The training and development of human resources for the
environmental technology at colleges and universities is an urgent need to respond to the
development of the society . The issues related to the changing environment is becoming
increasingly complicated, while the demand for human resources in this sector is
currently under expectation. Being aware of those issues, educators claim that it is
essential to find innovative solutions to enhance training and human resource
development in the environmental sector so as for the graduates to be well-qualified,
competent as well as to meet the requirements of the task in the short term and the long
term.
1. Đặt vấn đề
Phát triển con người là một trong mục tiêu quan trọng nhất để phát triển kinh tế
xã hội và đó cũng là phương tiện tốt nhất để thúc đẩy sự phát triển, không chỉ trong
phạm vi một quốc gia mà còn cả trên toàn thế giới. Trong mỗi tổ chức đều nhận thấy
được công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là rất quan trọng nhằm thúc đẩy sự
phát triển của xã hội. Bên cạnh đó công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
không chỉ đem lại nhiều lợi ích cho tổ chức mà nó còn giúp người lao động cập nhật


kiến thức, kỹ năng mới, áp dụng thành công các thay đổi về công nghệ, kỹ thuật. Nhờ
có đào tạo và phát triển mà người lao động tránh được sự đào thải trong quá trình phát
triển của tổ chức, xã hội. Và nó còn góp phần làm thỏa mãn nhu cầu phát triển cho
người lao động.

337


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI

Vì vậy, để phát triển bền vững, xây dựng được một vị thế vững chắc trên thị
trường, công việc được đặt lên vị trí hàng đầu là phải quan tâm đến con người. Nếu cơ
quan, tổ chức có nguồn nhân lực trình độ kỹ thuật cao, có ý thức trách nhiệm, có sự
sáng tạo,… thì tổ chức đó sẽ làm chủ được mình trong mọi biến động của thị trường.
Và cũng chính nguồn nhân lực đó là sự đổi mới, sự cải tiến bằng những tiến bộ khoa
học kỹ thuật tiên tiến nhằm hiện đại hóa – công nghiệp hóa quá trình sản xuất, quản lý.
Công tác đào tạo nguồn nhân lực đảm bảo cả về số lượng và chất lượng đáp ứng nhu
cầu của nền kinh tế ngày càng phát triển đòi hỏi cần phải có sự nỗ lực lớn.
Tài nguyên và môi trường có vai trò thiết yếu đối với con người, là cơ sở tồn tại
và phát triển của xã hội. Trong thế giới toàn cầu hóa, tài nguyên trở thành nguồn lực
khan hiếm, là đối tượng bị tranh chấp ở nhiều nơi trên thế giới. Môi trường bị ô nhiễm,
suy thoái, trở thành vấn đề toàn cầu, mối lo chung của toàn nhân loại. Vì vậy, công tác
điều tra cơ bản, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường được quan tâm, có vị trí đặc
biệt trong chiến lược phát triển bền vững của các quốc gia trên thế giới.
2. Nội dung
2.1.
Một số vấn đề chung
2.1.1. Khái niệm đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

Đào tạo và phát triển là các hoạt động để duy trì và nâng cao chất lượng nguồn
nhân lực của tổ chức là điều kiện quyết định để các tổ chức có thể đứng vững và thắng
lợi trong môi trường cạnh tranh. Do đó trong các tổ chức, công tác đào tạo và phát
triển cần phải được thực hiện một cách có tổ chức và có kế hoạch.
Phát triển nguồn nhân lực là tổng thể các hoạt động học tập có tổ chức được
tiến hành trong những khoảng thời gian nhất định để nhằm tạo ra sự thay đổi hành vi
nghề nghiệp của người lao động.
Trước hết, phát triển nguồn nhân lực chính là toàn bộ những hoạt động học tập
được tổ chức bởi doanh nghiệp, do doanh nghiệp cung cấp cho người lao động. Các
hoạt động đó có thể được cung cấp trong vài giờ, vài ngày hoặc thậm chí tới vài năm,
tùy vào mục tiêu học tập và nhằm tạo ra sự thay đổi hành vi nghề nghiệp cho người lao
động theo hướng đi lên, tức là nhằm nâng cao khả năng và trình độ nghề nghiệp của
người lao động.
2.1.2. Mục tiêu và vai trò của đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
Mục tiêu chung của đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là nhằm sử dụng tối
đa nguồn nhân lực hiện có và nâng cao tính hiệu quả của tổ chức thông qua việc giúp

338


HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA

cho người lao động hiểu rõ hơn về doanh nghiệp, nắm vững hơn về nghề nghiệp của
mình và thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình một cách tự giác hơn, thái độ tốt
hơn, cũng như nâng cao khả năng thích ứng của họ với các công việc trong tương lai.
Công tác đào tạo và phát triển là quan trọng và cần được quan tâm đúng mức
trong các tổ chức với ba lý do chủ yếu
- Để đáp ứng các yêu cầu công việc của tổ chức
- Để đáp ứng nhu cầu học tập, phát triển của người lao động
- Đào tạo và phát triển là những giải pháp có tính chiến lược tạo ra lợi thế cạnh

tranh của doanh nghiệp.
Đào tạo và phát triển là điều kiện quyết định để một tổ chức có thể tồn tại và đi
lên trong cạnh tranh. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực giúp cho tổ chức :
- Nâng cao năng suất lao động, hiệu quả thực hiện công việc
- Nâng cao chất lượng của thực hiện công việc
- Giảm bớt sự giám sát vì người lao động được đào tạo là người có khả năng tự
giám sát
- Nâng cao tính ổn định và năng động của tổ chức
- Duy trì và nâng cao chất lượng của nguồn nhân lực
- Tạo điều kiện cho áp dụng tiến bộ kỹ thuật và quản lý vào doanh nghiệp
- Tao ra được lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp
Đối với người lao động, vai trò của đào tạo và phát triển nguồn nhân lực thể
hiện :
- Tạo ra được sự gắn bó giữa người lao động và doanh nghiệp
- Tạo ra tính chuyên nghiệp của người lao động
- Tạo ra sự thích ứng giữa người lao động và công việc hiện tại cũng như tương lai
- Đáp ứng nhu cầu và nguyện vọng phát triển của người lao động
- Tạo cho người lao động có cách nhìn, cách tư duy mới trong công việc của họ
là cơ sở để phát huy tính sáng tạo của người lao động trong công việc.
2.1.3. Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác đào tạo, phát triển nhân lực
Chúng ta đang sống trong một thế giới, một thời đại mà nhịp độ thay đổi diễn ra
với tốc độ chóng mặt, thế giới dường như phẳng hơn do tiến bộ của khoa học kỹ thuật,
bùng nổ công nghệ thông tin. Những tiến bộ này đã tác động đến sản xuất, đến cung

339


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI


cách quản lý đến nếp sống và suy nghĩ của mọi người lao động. Vì chính sự thay đổi,
tiến bộ này trên thế giới cũng như ở Việt Nam mà các cấp lãnh đạo cần phải trang bị
cho mọi người kiến thức, kỹ năng mới để có thể theo kịp sự thay đổi. Nhu cầu đào tạo
và phát triển trở nên cấp bách hơn bao giờ hết.
* Đối với doanh nghiệp
- Cải tiến về năng suất, chất lượng công việc
- Giảm bớt được sự giám sát, vì khi người lao động được đào tạo, trang bị đầy
đủ những kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ cần thiết để họ có thể tự giám sát được
- Tạo thái độ tán thành và hợp tác trong lao động
- Đạt được yêu cầu trong công tác kế hoạch hóa nguồn nhân lực
- Giảm bớt được tai nạn lao động
- Sự ổn định và năng động của tổ chức tăng lên, chúng đảm bảo giữ vững hiệu
quả hoạt động của doanh nghiệp ngay cả khi thiếu những người chủ chốt do có nguồn
đào tạo dự trữ để thay thế
* Đối với bản thân người lao động
- Giải quyết khó khăn, bỡ ngỡ trước môi trường làm việc mới (thông qua quá
trình hội nhập)
- Được phát triển hệ thống kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo để tăng năng suất lao
động và chất lượng lao động, tự tin làm chủ phương tiện, kỹ thuật mới, tiếp cận
phương pháp quản lý mới,…
- Cả hai tác động trên đều nhằm mục tiêu giúp người lao động thực hiện công
việc tốt hơn.
- Ngoài ra, đào tạo và phát triển còn thỏa mãn các nhu cầu thành đạt của người
lao động
* Đối với xã hội
- Tạo ra nguồn nhân lực có chất lượng cao
- Góp phần tao ra công dân tốt cho xã hội
- Thúc đẩy sự phát triển và hợp tác xã hội: hợp tác giữa doanh nghiệp và tổ
chức đào tạo, giữa người lao động tham gia đào tạo và các cá nhân cùng tham gia đào

tạo,…
2.2. Thực trạng về công tác đào tạo, phát triển nhân lực ngành công nghệ
môi trường

340


HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA

Việt Nam có vị trí địa lý, kinh tế - chính trị đặc biệt quan trọng trong khu vực
Đông Nam Á. Sự phát triển của nền kinh tế đất nước theo hướng công nghiệp hoá,
hiện đại hoá chắc chắn phải gắn kết với lợi thế và tiềm năng to lớn của tài nguyên
thiên nhiên. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển, đặc biệt là trong bối cảnh biến đổi
khí hậu và toàn cầu hóa hiện nay thì cần phải có một đánh giá tổng hợp thực trạng
công tác đào tạo nguồn nhân lực phục vụ lĩnh vực khai thác, bảo vệ tài nguyên thiên
nhiên.
Trong nhiều năm qua, Đảng và Nhà nước đã tạo điều kiện để các Trường Đại
học, Cao đẳng trên địa bàn cả nước phát triển ngành nghề đào tạo nguồn nhân lực đáp
ứng nhu cầu phát triển của kinh tế xã hội nói chung đặc biệt là lĩnh vực khai thác, sử
dụng, quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường nói riêng.
2.2.1. Thực trạng công tác đào tạo nhân lực các ngành, chuyên ngành trong
lĩnh vực Công nghệ môi trường
Hiện nay, trên cả nước ta có 481 trường Đại học, cao đẳng và học viện đào tạo
tất cả các chuyên ngành trong xã hội phục vụ cho sự phát triển của đất nước. Trong đó
cụ thể các cấp trình độ như dưới bảng sau:
Bảng 2.1. Thống kê các trường Đại học, cao đẳng và học viện trong cả nước
Khu vực

Đại học


Cao đẳng

Tổng

Khu vực Tp. HCM

47

27

74

Khu vực Hà Nội

85

29

114

Khu vực Bắc Tây Bắc

23

14

37

Khu vực ĐBSCL


17

26

43

Khu vực ĐBSH

30

37

67

Khu vực đông nam

19

05

24

Khu vực Nam Trung bộ

27

30

57


Vùng núi phía Bắc

16

36

52

Khu vực Tây nguyên

4

9

13

268

213

481

Tổng

Tuy nhiên, với số lượng lớn các trường đào tạo như vậy nhưng số lượng các
trường đào tạo các ngành liên quan đến Môi trường là rất ít. Cơ cấu phân bổ chỉ tiêu
cho các ngành liên quan cũng không cao. Ví dụ trong số 481 trường đại học cao đẳng

341



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI

có khoảng 80 trường có đào tạo các ngành liên quan (chiếm 16.66%) đào tạo các
ngành liên quan đến môi trường.
Từ con số thống kê trên có thể thấy rằng vấn đề đào tạo nhân lực trong lĩnh vực
môi trường còn khá khiêm tốn, không đáp ứng được yêu cầu của xã hội, cơ cấu các
ngành cũng chưa phủ kín được các lĩnh vực.
Hiện nay, với quy mô đào tạo tại một số trường lớn, mang tính đại diện cho
vùng, miền trên cả nước ta thấy số lượng chỉ tiêu đào tạo đại học chính quy các ngành
liên quan đến lĩnh vực môi trường chiếm tỷ lệ khá cao chiếm khoảng 37.43 % chỉ tiêu
đào tạo trình độ đại học chính quy mà chưa tính đến một số lượng không nhỏ các trình
độ đại học theo hình thức vừa học vừa làm, Cao học, các bậc cao đẳng, trung cấp và
dậy nghề.
2.2.2. Dự báo nhu cầu nhân lực trong tương lai
Đối với ngành môi trường cần thiết phải xây dựng được chiến lược phát triển
nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu phát triển của ngành, của nền kinh tế trong thời kỳ
hội nhập và đặc biệt là trong bối cảnh biến đổi khí hậu hiện nay, phải coi đó là chính
sách quốc gia quan trọng hàng đầu để đạt được những mục tiêu về phát triển kinh tếxã hội và đạt được thắng lợi trong cuộc cạnh tranh gay gắt của quá trình toàn cầu hóa,
hội nhập quốc tế.
Đội ngũ cán bộ, công chức, người lao động trong ngành môi trường hiện nay
vừa thiếu vừa yếu, mặc dù, hiện tại đội ngũ này có tới gần 50.000 người. Trong khi đó
công tác bồi dưỡng, sử dụng nhân tài của ngành còn nhiều bất cập và hạn chế.
Theo Bộ Tài nguyên - Môi trường, hiện nay, đội ngũ cán bộ, công chức, viên
chức, người lao động trong toàn ngành có khoảng gần 50.000 người. Tuy nhiên, đội
ngũ này vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế. Trong khi đó, công tác bồi dưỡng, sử
dụng nhân tài còn nhiều bất cập và hạn chế. Nhìn chung, đội ngũ công chức, viên chức
của ngành môi trường chưa đáp ứng yêu cầu cả về số lượng và chất lượng, hầu hết các

lĩnh vực quản lý đều thiếu công công chức, viên chức. Cơ cấu về ngành nghề, trình độ
chuyên môn nghiệp vụ chưa phù hợp với chức năng nhiệm vụ được giao.
Về cơ sở đào tạo cung cấp nguồn nhân lực cho ngành môi trường cũng rất thiếu
thốn và khó khăn: Hiện nay, các trường của Bộ Tài nguyên – Môi trường đang đào tạo
khoảng 7.500 sinh viên hệ cao đẳng, 4.000 học sinh hệ trung cấp. Tuy nhiên, hiện nay
cơ sở vật chất của các trường vẫn còn khá khiêm tốn. Cả 3 trường (Trường ĐH Tài

342


HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA

nguyên và Môi trường; trường CĐ Tài nguyên và Môi trường TPHCM, CĐ Tài
nguyên và Môi trường miền Trung) chỉ có 6 phó giáo sư, 25 tiến sĩ, 129 thạc sĩ.
Để đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực này, một trong những mục tiêu quan trọng
là đầu tư cho các cơ sở đào tạo thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, trong đó tập trung
mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng và mở các ngành đào tạo thuộc lĩnh vực tài
nguyên và môi trường.
2.3. Các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân
lực ngành công nghệ môi trường tại các trường cao đẳng, đại học
2.3.1. Các định hướng chung về công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
Ngành môi trường cần tiếp tục xây dựng, hoàn thiện và đẩy mạnh thực hiện
chính sách, pháp luật; kiện toàn và ổn định tổ chức, phát triển và nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực; thực hiện các nhiệm vụ ưu tiên, tranh thủ các điều kiện và cơ hội
thuận lợi, huy động và sử dụng tốt nhất các nguồn lực, đặc biệt phát huy và sử dụng
nhiều hơn các nguồn lực trong nước; nâng cao hiệu quả quản lý, bảo vệ tài nguyên và
môi trường.
Ngành Công nghệ môi trường tiếp tục tăng cường và mở rộng đào tạo đại học,
sau đại học các chuyên ngành về môi trường.
Thống nhất chính sách quản lý giáo dục tại các cơ sở đào tạo các ngành, chuyên

ngành thuộc các lĩnh vực tài nguyên và môi trường. Đổi mới, nâng cao nhận thức, tăng
cường công tác chỉ đạo cũng như đầu tư, sử dụng các nguồn lực cho công tác đào tạo
nhân lực trong lĩnh vực môi trường ở cơ sở giáo dục đại học, viện và các trung tâm
nghiên cứu một cách có hiệu quả. Xây dựng, hoàn thiện, đổi mới chính sách, cơ chế để
nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý giáo dục. Tăng cường hợp tác
quốc tế về đào tạo, nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực môi trường, trong đó chú trọng
hợp tác với các cơ sở đào tạo tiên tiến của các nước phát triển; khuyến khích xây dựng
các dự án, đề tài, nhiệm vụ khoa học và công nghệ hợp tác song phương, đa phương
trong lĩnh vực môi trường. Tổ chức các hội nghị chuyên ngành (quốc gia và quốc tế)
của các cơ sở đào tạo. Xây dựng và hoàn thiện quy hoạch mạng lưới các cơ sở đào tạo
về tài nguyên và môi trường trên cả nước phù hợp với mạng lưới các cơ sở đào tạo của
hệ thống giáo dục quốc dân nhằm chia sẻ kinh nghiệm quản lý, đào tạo, nghiên cứu và
chuyển giao công nghệ.
Tăng cường nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ giảng dạy về chuyên môn,
nghiệp vụ, về phương pháp giảng dạy, về ngoại ngữ; giao lưu trao đổi về đào tạo lĩnh

343


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI

vực môi trường với các nước tiên tiến trên thế giới và trong khu vực dưới các hình
thức bồi dưỡng ngắn hạn, thỉnh giảng, hướng dẫn luận văn, nghiên cứu khoa học, đào
tạo xen kẽ. Xây dựng chương trình và nội dung đào tạo chuẩn đối với các ngành,
chuyên ngành môi trường; biên soạn tài liệu phục vụ giảng dạy, học tập, lựa chọn sách
giáo khoa đã có làm tài liệu giảng dạy và tham khảo cho các ngành tài nguyên và môi
trường ở các cấp đào tạo theo hướng thống nhất, hoàn thiện chuẩn quy trình đầu ra về
kiến thức, nâng cao khả năng vận dụng kiến thức cơ bản vào thực tiễn, bảo đảm kỹ

năng, phẩm chất và thái độ của sinh viên sau khi ra trường. Đầu tư cơ sở vật chất,
trang thiết bị phục vụ giảng dạy và học tập; nhất là, tập trung nguồn lực, đầu tư xây
dựng các phòng thí nghiệm trọng điểm có trang thiết bị hiện đại đủ để phục vụ cho đào
tạo và nghiên cứu khoa học chuyên sâu. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học, gắn
kết nghiên cứu khoa học với đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy; xây dựng các
nhóm nghiên cứu mạnh. Tăng cường xã hội hóa, hợp tác với các doanh nghiệp để
tranh thủ nguồn lực về mặt tài chính cho công tác đào tạo; phối hợp với các doanh
nghiệp trong định hướng nghề nghiệp, giới thiệu việc làm cho sinh viên; thực hiện
điều tra, khảo sát số lượng sinh viên ra trường có việc làm, chất lượng sinh viên sau
khi tốt nghiệp làm việc tại các cơ quan, doanh nghiệp.
Thực hiện đồng bộ, quyết liệt các giải đó nhằm mục tiêu xây dựng và phát triển
đội ngũ công chức, viên chức, người lao động Ngành môi trường có chất lượng cao,
đáp ứng yêu cầu quản lý và bảo vệ tài nguyên và môi trường trong giai đoạn mới của
công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
2.3.2. Một số biện pháp làm tăng hiệu quả của đào tạo và phát triển nhân lực
Tại cơ sở đào tạo
Để thực hiện tốt công tác đào tạo nguồn nhân lực, cơ sở đào tạo cần phải khắc
phục những hạn chế, khó khăn đồng thời định hướng được những việc cần làm trong
thời gian tới, thực hiện theo các bước sau:
Xác định đúng số lượng nhu cầu người cần đào tạo
+ Hoàn thành tốt công tác đào tạo nguồn nhân lực, phải làm cho cán bộ được cử
đi đào tạo hiểu rõ được trách nhiệm và nhiệm vụ của mình để hoàn thành tốt công tác
đào tạo.
+ Xác định nhu cầu đào tạo và mục tiêu đào tạo rõ rang và nhu cầu này phải sát
với mục đích, tình hình của cơ sở cử đi đào tạo

344


HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA


+ Thấy được vai trò cần thiết, thiết yếu của công tác đào tạo và phát triển nguồn
nhân lực, qua đó có chính sách thích hợp với công tác này
+ Về kinh phí đào tạo: Cần huy động nhiều hơn nữa từ các nguồn tài trợ, hỗ trợ
từ các quỹ, nguồn hoạt động sản xuất kết quả kinh doanh…Sử dụng hiệu quả nguồn
kinh phí đào tạo.
+ Có những chính sách khuyến khích, hỗ trợ cán bộ đi đào tạo không chỉ về mặt
vật chất mà còn về tinh thần.
+ Xác định đúng đối tượng được đi đào tạo: Phải xây dựng hệ thống tiêu chuẩn
phù hợp về kiến thức, trình độ, tuổi nghề, tuổi tác, điều kiện gia đình, sức khỏe,…tránh
xảy ra trường hợp người cử đi đào tạo không phù hợp với lượng kiến thức đào tạo.
+ Áp dụng đúng hình thức và phương pháp đào tạo cho từng đối tượng được
đào tạo. Trong từng hình thức đào tạo: Đào tạo lại cần có sự nghiên cứu kỹ lưỡng để
lựa chọn ngành nghề phù hợp với người lao động tránh đào tạo quá nhiều gây lãng phí.
+ Đối với phương pháp đào tạo cần chú ý những điểm sau:

Phân chia quá trình đào tạo thành nhiều phần, nội dung chương trình
phải mang tính nối tiếp và lượng thông tin cần cung cấp vừa phải so với khả năng tiếp
thu của người lao động.


Đưa ra nhiều câu hỏi nhằm hướng dẫn và thu hút sự quan tâm của học

viên

Đưa ra nhiều ví dụ thực tế minh họa để giúp cho người học dễ hiểu, áp
dụng được vào thực tế


Liên hệ từ lý thuyết sang thực tế


+ Để đạt được yêu cầu của khóa học thì người học cần tham gia tích cực, chủ
động và quá trình đào tạo: tổ chức các cuộc hội thảo, thảo luận nhóm, các cuộc thi,…là
hình thức thu hút người học có hiệu quả cao. Nhằm phát huy được ưu điểm lớn của
phương pháp đào tạo bên trong là áp dụng thực tiễn vào quá trình đào tạo.
+ Trong quá trình đào tạo, khuyến khích cho người học ôn tập và củng cố kiến
thức đã học từ đó có thể tiếp thu những kiến thức mới một các dễ dàng, Cùng với việc
học lý thuyết, để đạt được hiệu quả cao, có thể sử dụng phương pháp tình huống, lấy ví
dụ, thảo luận nhóm, nhằm tạo cho người học hiểu bài hơn và áp dụng vào thực tế
nhiều hơn.
+ Có các bài kiểm tra cuối kỳ, giữa kỳ nhằm tạo động lực cho người học ôn lại
kiến thức đã học và định hướng những kiến thức quan trọng cần lưu ý.

345


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI

Đối với người học
+ Người học phải nhận thức được vai trò của công tác đào tạo và mục tiêu đào
tạo, từ đó phải thực hiện tốt và chấp hành tốt các quy định trong việc đi đào tạo
+ Hoàn thành chương trình đào tạo theo qui định của cơ sở đào tạo
+ Nghiêm túc chấp hành nội quy của cơ sở đào tạo, nơi đào tạo
+ Kết thúc khóa học, người học được nhận văn bằng chứng nhận tốt nghiệp
khóa học.
+ Bản thân người học cần tạo điều kiện phát huy khả năng bản thân mình.
Người học cần hiểu vai trò quan trọng của việc nâng cao kiến thức cho bản thân mình
và phải hoàn thiện kiến thức chuyên môn, đồng thời tiếp thu những kiến thức, kỹ năng

tiên tiến hiện đại, tích lũy kinh nghiệm để thu được lượng kiến thức rộng hơn đáp ứng
nhu cầu của công việc đề ra.
3. Kết luận
Vai trò của nguồn nhân lực trong quá trình phát triển của mỗi ngành nghề, mỗi
tổ chức là không thể phủ nhận. Vai trò đó càng trở nên quan trọng và cần thiết hơn
trong thời đại của sự phát triển khoa học kỹ thuật và sự bùng nổ thông tin. Nhu cầu về
lao động, đặc biệt lao động có chất lượng cao ngày càng được tăng nhanh. Nhiều tổ
chức kinh tế, các khu công nghiệp hiện đại ra đời, dẫn đến một thực trạng là ô nhiễm
môi trường cũng ngày càng lớn, đòi hỏi nhu cầu lao động am hiểu về ngành nghề có
trình độ cao ngày càng lớn, tuy nhiên nguồn lực cung cấp cho xã hội về lao động này
còn rất nhiều hạn chế. Vậy yêu cầu đặt ra là để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thì
quá trình đào tạo cần phải được tiến hành thường xuyên, quá trình này được diễn ra
không chỉ đối với nguồn nhân lực chưa có việc làm, mà phải tiếp tục thực hiện đối với
những cán bộ đã có tay nghề.
Đánh giá đúng vị trí và vai trò của việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để
phục vụ tốt cho quá trình hoạt động kinh doanh phù hợp với ngành nghề được đào tạo,
đáp ứng nhu cầu hội nhập kinh tế quốc tế là hết sức quan trọng. Khoa học kỹ thuật
phát triển nhanh chóng đòi hỏi người lao động phải nâng cao tính chủ động, sáng tạo,
phải được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, nâng cao trình độ học vấn và tay
nghề, phải biết tiếp thu những tiến bộ kỹ thuật và biết vận dụng chúng vào công việc
một cách có hiệu quả nhất.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

346


HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA

1. Chiến lược phát triển ngành Tài nguyên – Môi trường giai đoạn 2011 – 2020
(2010), Bộ Tài nguyên – Môi trường.

2. Phan Văn Kha (2007), Đào tạo và sử dụng nhân lực trong nền kinh tế thị
trường ở Việt Nam, Nhà xuất bản Giáo dục.
3. PGS TS. Nguyễn Tiệp (2005), Giáo trình Quản trị nhân lực, NXB Lao động
– xã hội, Hà Nội.
4. Mai Quốc Chánh (2011), Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng nhu
cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
5. Trần Khắc Thạc (2015), Thực trạng đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực
Tài nguyên Môi trường tại một số cơ sở đào tạo quy mô lớn, Trường ĐH Thủy lợi

347



×