HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA
ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN
NĂNG LỰC TRONG CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỊA PHƯƠNG
TS. Lê Thị Thu Hương
Trường ĐH Thủ đô Hà Nội
Tóm tắt: Trong xu thế hội nhập về mọi mặt trong đó có lĩnh vực giáo dục thì
việc đào tạo giáo viên theo định hướng phát triển năng lực trong các trường đại học địa
phương là một hướng đi rất quan trọng. Các trường đại học địa phương, ngoài nhiệm
vụ đào tạo nguồn nhân lực cho xã hội nói chung thì nhiệm vụ quan trọng là đào tạo
nguồn nhân lực đáp ứng các yêu cầu mà địa phương đang cần.
Từ khóa: Phát triển năng lực; Đào tạo giáo viên; Đại học địa phương; Đào tạo
giáo viên Trường ĐH Thủ đô Hà Nội; Giải pháp về đào tạo giáo viên; Thực tập thường
xuyên.
Abstract : As integration trends are emerging in all fields, particularly in the
field of education; teacher training oriented towards capacity building for local
universities becomes a very important direction. To local universities, besides the
mission of training human resource for society in general, training human resource
which can meet demands of the local areas is also considered significant.
Key words: Capacity building, Teacher training, Local universities, Teacher
education at Hanoi Metropolitan University, Solutions for teacher training, Internship
at fixed periods.
1. Hiện nay việc đổi mới công nghệ và toàn cầu hoá, hội nhập quốc tế về giáo
dục, trong nền giáo dục mới có sự chuyển đổi cơ bản vai trò, vị trí của người thầy.
Người thầy không chỉ là người dạy học trên lớp học, một người làm nhiệm vụ truyền
thụ kiến thức là chính, người cung cấp thông tin, mà trở thành người tổ chức, hướng
dẫn quá trình học của học sinh. Giờ đây, đòi hỏi giáo dục nhà trường không chỉ còn
là truyền thụ mà là sự khám phá kiến thức. Với chức năng mới, người giáo viên trước
hết phải là nhà giáo dục, có phẩm chất nhân cách tốt đẹp để giáo dục học sinh bằng
nhân cách của mình; có năng lực giáo dục biểu hiện ở năng lực tìm hiểu đối tượng và
môi trường giáo dục, năng lực tổ chức các hoạt động giáo dục; có năng lực dạy học
biểu hiện ở việc nắm vững kiến thức kĩ năng môn học, nắm vững phương pháp dạy
học, dạy học phân hóa, dạy học tích hợp các khoa học; có năng lực sử dụng công nghệ
263
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI
thông tin trong dạy học; có năng lực tự phát triển nghề nghiệp bằng tự học, tự nghiên
cứu; có năng lực phát hiện, giải quyết vấn đề giáo dục bằng nghiên cứu khoa học. Đó
chính là những lĩnh vực cấu thành phẩm chất nghề nghiệp của người giáo viên trong nhà
trường phổ thông hiện đại.
Những thay đổi về vai trò, vị trí của người học và người dạy trong những hoàn
cảnh biến đổi nhanh, phức tạp đòi hỏi các cơ sở đào tạo giáo viên trong đó có các trường
đại học địa phương, ngoài việc đào tạo giáo viên đáp ứng nhu cầu xã hội nói chung thì cần
đào tạo giáo viên có kĩ năng thích ứng và sáng tạo trong mỗi môi trường làm việc cụ thể.
Do đặc điểm khác nhau của mỗi vùng miền, khác nhau về đối tượng dạy học, đòi hỏi
người giáo viên phải có kĩ năng mềm, sáng tạo khi dạy học ở những môi trường cụ thể.
Những kĩ năng này cần phải chuẩn bị cho các giáo sinh, những thầy, cô giáo trong tương
lai có khả năng đáp ứng linh hoạt và hiệu quả trước những yêu cầu mới.
Nhìn lại về những kết quả đào tạo giáo viên trong thời kì vừa qua, có nhiều cách
tiếp cận và nhận định khác nhau của các nhà quản lý, của cơ sở đào tạo, của người
ngoài ngành giáo dục và của cả người nước ngoài về chất lượng giáo dục nói chung,
về đào tạo giáo viên nói riêng. Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên trong
những năm qua được tăng cường, tập trung vào nâng cao năng lực sư phạm của giáo
viên. Về cơ bản, đội ngũ nhà giáo đã đạt chuẩn trình độ đào tạo, trong đó một phần
đáng kể đã đạt trình độ trên chuẩn; có lòng yêu nghề, có phẩm chất đạo đức nghề
nghiệp tốt tinh thần trách nhiệm trong công việc. Năng lực sư phạm của phần lớn nhà
giáo được nâng lên, bước đầu đáp ứng được yêu cầu đổi mới nội dung, phương pháp
dạy học. Thực tiễn những năm qua cho thấy, giáo dục phổ thông đã và đang tích cực đổi
mới nội dung và phương pháp theo hướng hiện đại và tiếp cận với thế giới, đặc biệt là
phương pháp dạy học.
Tuy nhiên, chất lượng đội ngũ giáo viên còn nhiều bất cập, nhất là về chuyên
môn của đội ngũ nhà giáo. Nhiều giáo viên chưa đáp ứng được yêu cầu của đổi mới tư
duy và phương pháp giáo dục, thiếu kỹ năng sư phạm; thiếu kỹ năng thực hành công
tác xã hội, năng lực nghiên cứu giáo dục và năng lực phát triển nghề nghiệp,... Công
tác đào tạo giáo viên trong các trường sư phạm hiện nay vẫn nặng về đào tạo kiến thức
chuyên môn, chưa chú trọng đúng mức đào tạo nghiệp vụ sư phạm. Đào tạo giáo viên chưa
được quan niệm và tổ chức thực hiện như một quá trình liên tục, cũng chưa có sự gắn
bó hữu cơ giữa đào tạo và nghiên cứu khoa học; sự gắn kết giữa đào tạo của trường sư
phạm với các thực tiễn hoạt động giáo dục xã hội và giáo dục phổ thông thiếu chặt chẽ,
đồng bộ.
264
HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA
2. Do vậy vấn đề đặt ra là phải đào tạo người giáo viên theo định hướng phát triển
năng lực. Đây là xu hướng đang phát triển mạnh ở nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là
ở các nước tiên tiến, nhằm đáp ứng những đòi hỏi và thách thức của xã hội hiện đại.
“Để chuẩn bị cho thế hệ trẻ thành công khi đối mặt với những thách thức của xã hội
thông tin và nhận được tối đa lợi ích từ những cơ hội mà xã hội đó tạo ra đã trở thành
mục tiêu quan trọng của xã hội châu Âu. Nó định hướng cho sự thay đổi chính sách
giáo dục, xem xét lại nội dung chương trình và phương pháp dạy - học. Điều này chắc
chắn làm gia tăng sự chú ý đến các năng lực cơ bản cụ thể là những năng lực hướng
tới cuộc sống với mục đích suốt đời tham gia tích cực vào các hoạt động xã hội"5. Đặc
trưng nổi trội cần quan tâm là: phát triển năng lực hành động (bao gồm các thành tố
cơ bản như kiến thức, kỹ năng, phương pháp, giá trị và hành vi thái độ); người học
phải vận dụng hiệu quả các kiến thức, kỹ năng, thái độ, động cơ, xúc cảm… vào thực
tiễn. Hiệu quả học tập phụ thuộc chủ yếu vào mức độ tham gia của học sinh vào quá
trình học tập, vì vậy học sinh là người có vai trò chính trong việc học của mình; chú
trọng đến các hoạt động trải nghiệm, khám phá và sáng tạo. Những vấn đề này nền
giáo dụcViệt Nam đã bước đầu vận dụng nhằm phát huy tính tích cực của học sinh
nhưng vẫn còn mang tính chung chung như một khái niệm cần phải tiến hành thì mới
được đánh giá là đổi mới. Ở các nước tiên tiến như Canađa, Singapo...đã xây dựng rất
cụ thể trong mỗi bài học: Các hoạt động chính bắt đầu bằng những kiến thức, kinh
nghiệm học sinh đã biết; khuyến khích các em chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm đó với
bạn bè; đưa ra những tình huống mới để giúp học sinh thu nhận kiến thức mới; củng
cố những điều mới học được bằng một câu chuyện hoặc trò chơi. Các hoạt động thực
hành giúp người củng cố kiến thức và phát triển kỹ năng mới học được. Các hoạt động
ứng dụng là các hoạt động ứng dụng những điều đã học được vào việc giải quyết các
tình huống nảy sinh trong đời sống hàng ngày ở nhà và ở cộng đồng. Để làm được việc
đó thì các nước này đã chú trọng ngay từ khâu đào tạo giáo viên, đào tạo giáo viên
theo định hướng phát triển năng lực.
Ở Việt Nam, trong những năm gần đây, đào tạo giáo viên theo định hướng phát
triển năng lực cũng đã trở thành mục tiêu hướng đến của các trường đại học có khối sư
phạm. Đối với các trường đại học địa phương có đào tạo sư phạm thì vấn đề này càng
trở lên cấp thiết. Nguồn giáo sinh được đào tạo từ các trường đại học địa phương, chủ
yếu phục vụ nhu cầu phát triển tại địa phương đó, vì vậy ngoài những năng lực phẩm
chất cần có của người giáo viên, cần trang bị cho họ những kiến thức hiểu biết về địa
phương đó.
265
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI
Để thực hiện được những vấn đề nói trên, tôi xin mạnh dạn nêu ra một vài giải
pháp về việc đào tạo giáo viên theo định hướng phát triển năng lực tại các trường đại
học địa phương như sau:
2.1. Đào tạo, bồi dưỡng giáo viên theo định hướng mở, phát triển năng lực, kết
hợp đào tạo ban đầu với đào tạo liên tục
Chúng ta cần chuyển nền giáo dục có tính chất truyền thống sang nền giáo dục
mở. Nền giáo dục của nước ta đang bị “đóng kín” trong khái niệm về chương trình, nội
dung, thời gian, trường, lớp, học… Do đó việc đào tạo, bồi dưỡng giáo viên cũng phải
đi theo hướng mở cần phải được nhìn nhận như một hệ thống mở và một quá trình
phát triển liên tục. Hiện nay việc đào tạo giáo viên mới chỉ quan tâm chủ yếu ở trường
sư phạm, nghĩa là đào tạo ban đầu, các giai đoạn sau như tập sự, đến đào tạo tại chức
để nâng cao bằng cấp và bồi dưỡng thường xuyên, giáo viên tham gia vào các hoạt
động xã hội…ít được quan tâm. Như vậy chúng ta còn đang khép kín, chỉ có giảng
viên và sinh viên sư phạm. Đây là mô hình truyền thống của một nhà trường chuyên
ngành.
Đứng trước sự biến động về số lượng và chuyên môn của đội ngũ giáo viên, về
sự chuyển đổi nghề thì đào tạo giáo viên cần mềm dẻo hơn, không chỉ đào tạo ở
trường mà còn đào tạo tại trường phổ thông, đào tạo từ xa; gắn kết với trường phổ
thông, với sự tham gia của các nhà quản lý giáo dục. Để thực hiện được điều này cần
đổi mới về nội dung chương trình đào tạo theo hướng chuyên nghiệp hóa, tiếp tục
nâng cao trình độ đào tạo theo hướng đại học hóa, về đào tạo tại chức và bồi dưỡng
thường xuyên, về phát triển nghề nghiệp và tự học.
Vấn đề kết hợp đào tạo ban đầu với đào tạo liên tục thực chất là đào tạo lại và
bồi dưỡng giáo viên. Xác định yêu cầu bồi dưỡng nhà giáo là nhiệm vụ chiến lược của
ngành trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ. Nhà giáo có quyền lợi và trách nhiệm
được bồi dưỡng nâng cao trình độ. Hoàn thiện chế độ tập huấn bồi dưỡng giáo viên, dự
trù kinh phí thường xuyên, đưa kinh phí bồi dưỡng giáo viên vào dự toán của chính
quyền; Đẩy mạnh công tác bồi dưỡng giảng viên đại học, cao đẳng: bồi dưỡng các
chuyên đề trong nước và ngoài nước cho đội ngũ giảng viên đại học, cao đẳng sư
phạm nhằm tiếp cận với tri thức và thành tựu khoa học công nghệ hiện đại của thế
giới. Kết hợp chặt chẽ công tác bồi dưỡng giảng viên với công tác nghiên cứu khoa
học và phục vụ sản xuất theo hướng đưa kết quả nghiên cứu khoa học, phục vụ giảng
dạy thành một tiêu chí đào tạo, bồi dưỡng và đánh giá giảng viên, giáo viên.
2.2. Đào tạo giáo viên ở trường sư phạm gắn với thực tiễn trường phổ thông.
266
HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA
Dạy học - giáo dục phải được coi là một nghề định hướng thực tiễn, phải được
tiến hành tại thực địa là các trường phổ thông. Ngoài ra, khoa học về nhận thức khẳng
định con người học tập một cách hiệu quả hơn khi những ý tưởng được củng cố và kết
nối cả trong lý thuyết lẫn thực hành. Trong đào tạo giáo viên, vai trò của thực tiễn
trường phổ thông là rất quan trọng đối với quá trình phát triển năng lực nghề nghiệp
cho sinh viên. Xem xét các tiêu chuẩn năng lực nghiệp vụ ở trên cho thấy tất cả các
tiêu chuẩn đó đều cần và chỉ có thể rèn luyện được cho sinh viên ở trường phổ thông
qua thực hành, thực tập sư phạm. Mặt khác, nhiều kỹ năng không thể đào tạo ở trường
sư phạm, ví dụ tìm hiểu đối tượng học sinh, môi trường giáo dục, ứng xử với học sinh,
đồng nghiệp, phụ huynh, nhiều tình huống sư phạm không tiếp cận với môi trường phổ
thông sinh viên sẽ không bắt gặp.
Cần xây dựng chế độ giảng viên sư phạm, giáo sinh định kỳ xuống cơ sở giáo
dục hoạt động thực tiễn (nên thực tập theo hình thức tích lũy điểm); đồng thời xây
dựng quan hệ đối tác giữa trường đại học sư phạm với trường phổ thông trong đào tạo
giáo viên. Tập trung vào quá trình đào tạo sinh viên sư phạm ở các khía cạnh: quan hệ
giữa bên cung (cơ sở đào tạo) và bên cầu ( đơn vị sử dụng sản phẩm đào tạo); quan hệ
cộng tác trong phát triển giáo viên (bao gồm từ đào tạo ban đầu, đến bồi dưỡng tập sự
và bồi dưỡng giáo viên đương chức); quan hệ cộng tác trong nghiên cứu cải tiến thực
tiễn giáo dục và đào tạo.
Trên cơ sở đó nghiên cứu một số mô hình hợp tác giữa cơ sở đào tạo và trường
phổ thông, đặc biệt là mô hình trường phổ thông liên kết đào tạo nghề. Xây dựng liên
kết trách nhiệm pháp lí giữa đào tạo giáo viên và giáo dục phổ thông trên nhiều mặt, nhiều
lĩnh vực hoạt động, tạo ra những tiến bộ trong lí luận và quan điểm giáo dục cũng như
những cải tiến trong thực tiễn giáo dục và đào tạo giá viên. Mở rộng và phát triển sự cộng
tác giữa cơ sở đào tạo với trường phổ thông trong tổ chức thực hành, thực tập sư phạm cho
sinh viên trở thành lĩnh vực liên kết tổng hợp với sự tham gia của cả giảng viên, giáo viên
và sinh viên.
2.3.Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy và học; kiện toàn chế độ quản lý nhà
giáo; nâng cao đãi ngộ giáo viên; mở rộng hội nhập quốc tế về đào tạo giáo viên
- Đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng chuyển từ lối truyền
thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc sang tập trung dạy cách học, cách nghĩ và tự
học, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức của người học
theo phương châm “giảng ít, học nhiều”.
267
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI
- Kế thừa các phương pháp đã được vận dụng, nhưng ở mức cao hơn: trao đổi
đàm thoại; Dạy và học phát hiện và giải quyết vấn đề. Dạy và học hợp tác trong nhóm
nhỏ. Vận dụng các kỹ năng trong dạy học. Tăng cường sử dụng công nghệ thông tin
trong dạy học. Dạy và học theo dự án: là một hình thức, trong đó học sinh thực hiện
nhiệm vụ học tập phức hợp, gắn với thực tiễn, kết hợp lý thuyết với thực hành, tự lập
kế hoạch, thực hiện và đánh giá kết quả. Hình thức làm việc chủ yếu là theo nhóm, kết
quả dự án là những sản phẩm có thể giới thiệu được như các bài viết, tập tranh ảnh sưu
tầm, chương trình hành động cụ thể…
- Hoàn thiện và thực hiện nghiêm túc chế độ đầu vào giáo viên, tuyển giáo viên
nghiêm ngặt. Nhà nước ban hành tiêu chuẩn tư cách giáo viên, xác định rõ tiêu chuẩn
quá trình học tập khi nhậm chức của giáo viên và yêu cầu về đạo đức phẩm chất giáo
viên. Tăng cường quản lý giáo viên, hoàn thiện cơ chế cho ra khỏi ngành đối với giáo
viên không đủ năng lực dạy học. Đối với các vùng khó khăn, hoàn thiện chính sách tạo
nguồn tuyển sinh sư phạm cho người dân tộc thiểu số và ở vùng núi, vùng sâu, vùng
xa. Giao chỉ tiêu đào tạo theo địa chỉ, đào tạo dự bị, cử tuyển đại học. Nâng cao hiệu
quả chế độ cử tuyển để tăng nhanh số lượng giáo sinh là người dân tộc trong các
trường đại học và cao đẳng sư phạm, từ đó tăng số lượng giáo viên là người dân tộc
thiểu số. Ban hành và triển khai quy định về nghĩa vụ của giáo sinh sau khi ra trường
phải tuân theo sự điều động của nhà nước để góp phần khắc phục sự thiếu hụt giáo
viên ở các vùng khó khăn. Xây dựng và ban hành Luật Nhà giáo.
- Tôn vinh nghề dạy học, tôn vinh giáo viên; Lương bình quân giáo viên cao
hơn hoặc không thấp hơn mức lương bình quân của nhân viên công vụ nhà nước và
từng bước nâng cao lên; Thực hiện trả lương giáo viên theo hiệu quả thành tích công
tác; Ban hành chính sách nhà ở ưu đãi giáo viên.
- Xây dựng cơ chế, chính sách, tạo điều kiện thuận lợi thu hút mạnh mẽ các
nguồn đầu tư nước ngoài cho đào tạo giáo viên. Thực hiện tốt việc đưa cán bộ, học
sinh, sinh viên sư phạm có đạo đức và triển vọng đi đào tạo ở nước ngoài. Đưa giáo
viên phổ thông đi học tập kinh nghiệm dạy học ở nước ngoài. Tạo điều kiện để nhà
giáo được tăng cường trao đổi, giao lưu, hợp tác quốc tế.
- Giáo sinh ở các trường đại học địa phương được trang bị sâu sắc kiến thức về
địa phương đó, được thực tập ở những trường phổ thông thuộc các vùng miền khác
nhau trong địa phương đó. Có như vậy giáo sinh mới dễ dàng thích ứng khi nhận
nhiệm vụ giảng dạy trên những địa bàn khác nhau.
268
HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA
3. Đào tạo giáo viên theo định hướng phát triển năng lực tại trường Đại học Thủ
đô Hà Nội nhằm đáp ứng nhu cầu đổi mới giáo dục
Trường Đại học Thủ đô Hà Nội trực thuộc sự quản lý của Ủy ban Nhân dân
thành phố Hà Nội, tuy mới nâng cấp từ trường Cao đẳng Sư phạm Hà Nội lên thành
trường đại học chưa được 2 năm nhưng đây là địa chỉ có bề dầy đào tạo giáo viên có uy
tín cho thành phố Hà Nội. Nhằm nâng cao năng lực của nguồn giáo viên trong tình hình
mới thì việc đào tạo giáo viên ở trường Đại học Thủ đô Hà Nội vừa có những điểm
chung nhưng cũng có nhiều điểm khác biệt so với các trường đại học địa phương khác.
Theo tôi, ngoài những năng lực, phẩm chất chung cần có của người giáo viên
trong xu thế hội nhập thì đào tạo giáo viên tại trường Đại học Thủ đô cần chú trọng
đến những vấn đề sau:
3.1. Đào tạo nguồn giáo viên cho Hà Nội có trình độ chuyên môn cao, có các kĩ
năng mềm cần thiết đáp ứng được nhu cầu của thủ đô.
Nguồn giáo sinh được đào tạo trong trường Đại học Thủ đô hiện nay, đa số là
người Hà Nội và sau khi tốt nghiệp ra trường, đây cũng là nguồn nhân lực chính phục
vụ trong ngành giáo dục của thủ đô. Vì vậy, cần đẩy mạnh hơn nữa đào tạo các lớp
chất lượng cao (giỏi về kiến thức chuyên môn, có trình độ ngoại ngữ và tin học tốt,
được rèn luyện nhiều kĩ năng nghiệp vụ sư phạm). Giáo dục Hà Nội phải đổi mới
trước nhằm đáp ứng nhu cầu hội nhập vì vậy cần có sự chuẩn bị ngay từ khâu đào tạo
giáo viên. Đào tạo giáo viên theo hướng đủ khả năng dạy tích hợp đáp ứng được ngay
khi sách giáo khoa và chương trình thay đổi; Giáo viên Hà Nội phải có trình độ ngoại
ngữ tốt, nhất là hiện nay Việt Nam đã gia nhập Cộng đồng kinh tế ASEAN và có xu
hướng mở rộng liên kết, hợp tác trên mọi lĩnh vực trong đó có giáo dục; Giáo viên Hà
Nội cũng phải sử dụng tốt các trang thiết bị dạy học hiện đại, thành thạo sử dụng công
nghệ công tin trong dạy học...
3.2. Thay đổi hình thức thực tập định kì của sinh viên sư phạm bằng hình thức
thực tập thường xuyên, tích lũy điểm thực tập. Không nên cho sinh viên chỉ thực tập ở
một số trường nhất định theo thông lệ hàng năm, cần có sự đa dạng về môi trường thực
tập đối với mỗi sinh viên để phát huy sự năng động, thích ứng với mọi hoàn cảnh của
sinh viên sư phạm. Tăng cường thời gian cho sinh viên khối sư phạm đi dự giờ dưới
các trường phổ thông từ năm thứ nhất, có kế hoạch liên hệ với các trường phổ thông để
sinh viên dễ dàng đến kiến tập, thực tập ngoài thời gian học trên lớp.
3.3. Trang bị những kiến thức sâu rộng về giá trị lịch sử, văn hóa của thủ đô
ngàn năm văn hiến cho đội ngũ giáo viên Hà Nội ngay từ khi họ còn là giáo sinh.
269
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI
Thế hệ trẻ thủ đô cần lưu giữ và phát huy truyền thống ngàn năm văn hiến,
những thầy cô giáo ở trường là những người truyền lửa cho các em, vì vậy cần bồi
dưỡng kiến thức về Hà Nội cho tất cả sinh viên của trường, nhất là sinh viên khối sư
phạm. Giảng dạy những kiến thức về địa phương đối với các trường đại học địa
phương là rất quan trọng nhưng đối với trường Đại học Thủ đô Hà Nội thì càng quan
trọng hơn, bởi đây là trường đại học đầu tiên của Hà Nội, đào tạo nguồn nhân lực theo
định hướng của thủ đô. Nếu đào tạo tốt kiến thức về Hà Nội cho sinh viên của trường
sẽ thuận lợi khi dạy lối sống văn minh - thanh lịch cho học sinh phổ thông.
Trên đây là một số vấn đề đào tạo giáo viên theo định hướng phát triển năng lực
trong các trường đại học địa phương nói chung và một số giải pháp đề xuất đối với
việc đào tạo giáo sinh của trường Đại học Thủ đô nói riêng. Rất mong các ý kiến đóng
góp thêm từ Hội thảo.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện đại hội đại biểu lần thứ XI, Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội, 2011.
Chỉ thị số 40-CT/TW, của Ban Bí thư khóa IX, ngày 15-6-2004, về “Xây dựng,
nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục”.
Hồ Chí Minh toàn tập, (2011), Tập 4, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.Thủ
tướng Chính phủ, (2012), Chiến lược phát triển giáo dục 2011 - 2020 ngày 18-62012.
Bộ Giáo dục và Đào tạo, “Kỷ yếu Hội nghị toàn quốc các trường Sư phạm”, Hà
Nội, 2011
Key competence. A developing concept in general compulsary education.
Eurodice, 2002.
ASEM Education and Research Hub for Lifelong Learning, e - Newsletter
No10, Nov.2009 (Tài liệu dịch: Những vấn đề của giáo dục ASEM và sự nghiên
cứu cho học tập suốt đời).
270