Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

ĐỔI mới mô HÌNH rèn LUYỆN NGHIỆP vụ sư PHẠM CHO SV NGÀNH GIÁO dục mầm NON TRONG THỜI kỳ hội NHẬP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (481.51 KB, 12 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI

ĐỔI MỚI MÔ HÌNH RÈN LUYỆN NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM CHO SV NGÀNH
GIÁO DỤC MẦM NON TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP
PGS.TS. Đỗ Thị Minh Liên; ThS. Đỗ Kim Dung
Trường ĐH Sư phạm Hà Nội
Tóm tắt: Nghiên cứu tập trung vào giải quyết nhiệm khảo sát thực trạng chung
mô hình rèn luyện nghiệp vụ sư phạm, tìm hiểu quy trình, nội dung, cách thức tổ chức
hoạt động này cho sinh viên ngành giáo dục mầm non tại các trường đại học. Từ đó,
xuất phát từ những yêu cầu đổi mới của bối cảnh xã hội trong thời kì hội nhập đối với
mô hình người giáo viên mầm non, nghiên cứu bước đầu trình bày đề xuất một số biện
pháp nhằm nâng cao hiệu quả của mô hình rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên
ngành giáo dục mầm non trong thời kì hội nhập toàn cầu.
Từ khóa: đổi mới, mô hình, nghiệp vụ sư phạm, mầm non, hội nhập...
Abstract: This research focuses on survey of reality of processes, content,
ways of organizing internship and practical activities for students of early childhood
education department at universities. From the requests comes from the innovation of
the social for preschool teacher traning in global integration period, reasearch also
recomments on some measures to the universities to enhance the efficiency of
organizational model for students to develop their occupational skills in practice.
Key words: reformation, student, integration, internship, practice, preschool...
1. Đặt vấn đề
Ngày 21 tháng 12 năm 2010, Bộ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo ban hành thông
tư số 37/2010/TT-BGD ĐT về chương trình đào tạo giáo viên mầm non (GVMN) hệ
đại học được xây dựng theo Chương trình khung đào tạo giáo viên mầm non, trình độ
đại học [2]. Từ năm học 2007 – 2008, các trường đại học địa phương và trung ương
thực hiện Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ, ban
hành kèm quyết định số 43/ 2007/ QĐ- BGD ĐT ngày 15/ 08/ 2007. Tổng số tín chỉ
tích lũy đào tạo cử nhân GDMN của mọt số trường như trường ĐH Sư phạm Hà Nội là


135 tín chỉ, trong đó, rèn luyện nghiệp vụ sư phạm chiếm 18 tín chỉ. [3]
Hoạt động rèn luyện NVSP là một trong những hoạt động quan trọng mang tính
chất thường xuyên của nhà trường sư phạm nhằm đào tạo những giáo viên không chỉ
vững vàng về chuyên môn mà còn thành thạo về kỹ năng, có phẩm chất đạo đức sư
phạm tốt, là điều kiện không thể thiếu để sinh viên (SV) có điều kiện bộc lộ những
năng lực thực tiễn của mình và được thực tiễn kiểm nghiệm, đánh giá kết quả học tập.

286


HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA

Đối với mục tiêu đào tạo GVMN, hoạt động rèn luyện NVSP cho SV là hoạt động
mang tính trọng điểm trong mô hình đào tạo.
Dưới tác động của thời kì hội nhập toàn cầu , các mô hình giáo dục mầm non
(MN) nước ta đang trở nên đa dạng hơn bao giờ hết như: trường mầm non công lập,
trường mầm non bán công, trường mầm non tư thục, trường mầm non quốc tế và các
nhóm trẻ tư thục gia đình. Song song với đó là sự du nhập, lan tỏa và giao thoa của
nhiều trường phái, quan điểm GD trẻ em khác nhau kèm theo sự khác biệt trong cả nội
dung chương trình dạy trẻ cũng như phương pháp, cách thức chuẩn bị học liệu tổ chức
hoạt động, có thể kể đến như: Phương án giáo dục sớm, Phương pháp Montessori,
Phương pháp Reggio Emilia, Stener, Phương pháp Shichida, Bàn tính số học.... bên
cạnh chương trình GDMN do Bộ giáo dục và đào tạo ban hành năm 2009.
Do vậy, việc RLVNSP cho SV ngành GDMN tại các trường đại học cần phải
không ngừng đổi mới để đảm bảo góp phần đào tạo đội ngũ GVMN có chất lượng cao,
đáp ứng yêu cầu của xã hội . Nghiên cứu này tập trung vào việc tìm hiểu những định
hướng đổi mới trong mô hình rèn luyện NVSP cho SV GDMN hệ cử nhân chính quy
trong thời kì hội nhập về nội dung, quy trình cũng như các biện pháp để nâng cao hiệu
quả hoạt động này nhằm hướng đến việc giúp SV sau khi ra trường vừa có năng lực sư
phạm GDMN, vừa có khả năng thích ứng với nên giáo dục hội nhập toàn cầu.

2. Nội dung
2.1 Năng lực sư phạm và quy trình rèn luyện NVSP cho SV ngành GDMN
Hoạt động rèn luyện NVSP là hoạt động hướng đến mục tiêu hình thành và phát
triển năng lực sư phạm (NLSP) của SV. Có khá nhiều nghiên cứu của các nhà giáo dục
trên thế giới và trong nước về NLSP ở những phương diện khác nhau. NLSP được
hiểu là tổ hợp những thuộc tính tâm lý mang tính phức hợp cho phép con người có khả
năng thực hiện những hoạt động sư phạm (SP) một cách có kết quả. NLSP là một bộ
phận hợp thành trong cấu trúc nhân cách chung của nhà sư phạm. Cấu trúc đó bao
gồm một hệ thống những tri thức và kỹ năng nghề nghiệp SP.
Các nhà giáo dục học như N.V.Kuzmina, F.N.Gonobolin ... đã phân tích cấu
trúc của NLSP một cách đầy đủ thành các nhóm NLSP là: các năng lực truyền đạt, các
năng lực tổ chức, các năng lực nhận thức và các năng lực sáng tạo. Theo tác giả O.A.
Abdollina thì kỹ năng SP là sự lĩnh hội những cách thức, biện pháp giảng dạy – giáo
dục dựa trên sự vận dụng một cách tự giác các kiến thức tâm lý - giáo dục và lý luận
dạy học của bộ môn, dựa trên chức năng cơ bản của hoạt động dạy học mà phân thành
hai loại là kỹ năng dạy học và kỹ năng giáo dục [4].Cách phân loại này cũng chính là
một cơ sở để có thể từ đó, cơ sở đào tạo đánh giá kết quả rèn luyện NVSP của SV
ngành GDMN nói riêng, SV sư phạm nói chung.

287


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI

Tổ chức các nhà GDMN Canifornia (ECE) cho rằng NLSP là những kiến thức,
kỹ năng, phẩm chất mà người GVMN cần có để đảm bảo chất lượng chăm sóc – giáo
dục trẻ. Bao gồm 12 lĩnh vực: (1) Hiểu biết về tâm lý học phát triển và việc học tập
của trẻ. (2) Khả năng nắm bắt, tiếp nhận văn hóa. (3) Khả năng thiết lập mối quan hệ,

giao tiếp và hướng dẫn trẻ. (4) Khả năng đảm bảo sự tham gia vào quá trình GD trẻ
của gia đình, cộng đồng. (5) Khả năng phát triển ngôn ngữ cho trẻ. (6) Kỹ năng quan
sát, đánh giá, sàng lọc, quản lý hồ sơ trẻ. (7) Kiến thức về những trẻ có nhu cầu đặc
biệt và giáo dục hòa nhập. (8) Kỹ năng xây dựng môi trường học tập cho trẻ và phát
triển chương trình. (9) Kiến thức về sức khỏe, chăm sóc sức khỏe, đảm bảo an toàn,
dinh dưỡng cho trẻ. (10) Khả năng làm việc nhóm trong các vấn đề thuộc GDMN. (11)
Tính chuyên nghiệp. (12) Khả năng quản lý và giám sát.
Như vậy, có thể coi NLSP của GVMN là tổng hòa giữa kiến thức chuyên môn
(kiến thức về vệ sinh, dinh dưỡng, về tâm lý trẻ em ...), kỹ năng thực hành nghề (kỹ
năng giao tiếp, kỹ năng truyền đạt, kỹ năng hướng dẫn trẻ....) và những phẩm chất đạo
đức (tính chuyên nghiệp, đam mê nghề nghiệp, tính sáng tạo...)
Để hình thành NLSP cho SV GDMN, các cơ sở đào tạo chuyên nghiệp đã và
đang nghiên cứu tìm ra những mô hình để hình thành, phát triển năng lực đó cho
SV,bao gồm: nội dung, quy trình, cách thức tổ chức, đánh giá kết quả rèn luyện NVSP
của SV. Bao gồm các nhiệm vụ cụ thể:
- Xác định cụ thể hệ thống các kỹ năng SP cơ bản cần hình thành cho SVvà cụ
thể hóa thành hệ thống các mục tiêu của các hành động luyện tập. Trên cơ sở đó đưa ra
quy trình rèn luyện NVSP cho SV.
- Xây dựng quy trình rèn luyện NVSP , đánh giá kết quả cho SV một cách hợp
lý, bài bản trên cơ sở xác định các “chuẩn đo” cho các hoạt động, hành động thực hành
của SV nhằm phản ánh đúng mức độ, trình độ hình thành các kỹ năng nghề nghiệp và
định hướng, điều khiển và điều chỉnh hoạt động NVSP của SV.
- Chuẩn bị các điều kiện cần thiết để thực hiện quy trình rèn luyện NVSP cho
SV ngành GDMN như: xây dựng mạng lưới trường mầm non thực hành của khoa, bồi
dưỡng chuyên môn và cách thức hướng dẫn SV rèn luyện đối với GVMN tại các
trường đó, đầu tư cơ sở vật chất cho các trường mầm non để tạo điều kiện tốt cho
trường mầm non thực hiện hiệu quả chức năng hướng dẫn SV rèn luyện NVSP.
Quy trình rèn luyện NVSP có thể hiểu là một tiến trình bao gồm các giai đoạn,
các bước được sắp xếp theo một trình tự chặt chẽ, hợp lý để rèn luyện cho SV hệ thống
các kỹ năng SP một cách có hiệu quả, đảm bảo mục tiêu rèn luyện NVSP mà chương

trình đào tạo định hướng. Lý luận và thực tiễn đào tạo ngành GDMN cho thấy có thể
xây dựng quy trình này thông qua ba con đường chính là:

288


HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA

Con đường thứ nhất: thông qua hoạt động học tập có tính độc lập, tự giác, tích
cực, chủ động, say mê, sáng tạo của SV mà truyền thụ cho họ các tri thức về khoa học
cơ bản, tri thức về tâm lý học mầm non, giáo dục học mầm non và phương pháp tổ
chức các hoạt động chăm sóc - giáo dục trẻ mầm non.
Con đường thứ hai: Biến hệ thống những tri thức về chuyên môn và nghiệp vụ
cần thiết của SV thành năng lực thực tiễn ngay trong khi SV đang ngồi trên ghế nhà
trường. Năng lực này được hình thành dần ở SV trong quá trình họ tích cực tham gia
vào các hình thức tổ chức học tập, sinh hoạt trong và ngoài nhà trường sư phạm:
những giờ thảo luận, xemina, giờ thực hành lập kế hoạch, soạn giáo án, những giờ
luyện tập tổ chức các hoạt động chăm sóc - giáo dục trẻ ở trên giảng đường.
Con đường thứ ba: Tổ chức rèn luyện kỹ năng sư phạm cho SV thông qua các
hoạt động kiến tập, thực hành thường xuyên và thực tập sư phạm tại các cơ sở GDMN
mà chủ yếu là các trường mầm non.
Quy trình rèn luyện NVSP cho SV cần được cấu thành bởi cả ba con đường
trên, đảm bảo sự thống nhất giữa các tri thức về lý luận dạy học bộ môn và phương
pháp dạy học.
2.2. Thực trạng việc tổ chức rèn luyện NVSP cho sinh viên ngành GDMN
hiện nay
* Về quy trình rèn luyện NVSP
Quy trình rèn luyện NVSP dành cho SV chuyên ngành GDMN hệ cử nhân
chính quy của một số khoa như: khoa GDMN- ĐH Sư phạm Hà Nội, ĐH Hồng Đức,
ĐH Sư phạm TP. Hồ Chí Minh, ĐH Sư phạm Huế... nhìn chung đều bao gồm: tổ chức

thực hành thường xuyên theo các bộ môn đào tạo, tổ chức kiến tập cho SV năm thứ 2,
thực tập sư phạm cho SV năm thứ 3, năm thứ 4. Ngoài ra, một số trường như ĐH Sư
phạm Hà Nội, ĐH Sư phạm TP.Hồ Chí Minh còn tổ chức những tuần lễ rèn luyện
NVSP dành cho SV tất cả các khóa chuyên ngành GDMN hàng năm. Trong đó, tùy
vào đợt thực tập của năm thứ 3 hay năm thứ 4 mà nội dung thực tập thành phần là thực
tập giảng dạy và thực tập giáo dục (thực tập chủ nhiệm lớp) sẽ được thay đổi hệ số tính
điểm. Thông thường, đối với SV năm thứ 3 thì hệ số thực tập giáo dục sẽ cao hơn và
ngược lại, hệ số thực tập giảng dạy cao hơn đối với SV năm cuối.
Cụ thể nội dung và quy trình đó có thể khái quát như sau:
* *Nội dung kiến tập sư phạm (dành cho SV năm thứ 2 trong 2 tuần)
- SV nghe báo cáo, tìm hiểu cơ cấu tổ chức của trường MN, chức năng của các
thành viên tham gia hoạt động chăm sóc – giáo dục trẻ ở trường mầm non.
- Quan sát chế độ sinh hoạt ngày của trẻ ở trường MN và tổ chức rút kinh
nghiệm.

289


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI

- Bước đầu phối hợp với GVMN tại lớp thực tập để tổ chức các hoạt động chăm
sóc – giáo dục trẻ.
- Tìm hiểu đặc điểm tâm – sinh lý của trẻ, bước đầu có khả năng phát hiện
những trẻ có nhu cầu đặc biệt, phát hiện những khó khăn trong quá trình phát triển của
trẻ.
- Viết báo cáo thu hoạch về kết quả tìm hiểu đặc điểm tâm – sinh lý của trẻ, tìm
hiều sự phát triển chiều cao, cân nặng, kỹ năng vận động của trẻ và tìm hiểu những
công việc của hiệu trưởng, hiệu phó, giáo viên MN.

* *Nội dung thực tập sư phạm đợt 1 (dành cho SV năm thứ 3 trong 4 tuần)
- Củng cố lại những hiểu biết của SV về tình hình giáo dục, cơ cấu tổ chức của
trường MN, chức năng, nhiệm vụ của GVMN qua việc thâm nhập thực tế.
- Thực tập giáo dục (hệ số 2): làm công tác chủ nhiệm lớp, bước đầu cùng
GVMN trong lớp thực hiện các công việc: tổ chức chế độ sinh hoạt ngày cho trẻ lứa
tuổi nhà trẻ và trẻ mẫu giáo; tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ; tổ chức lễ hội hoặc
sự kiện cho trẻ tại lớp thực tập.
- Thực tập giảng dạy (hệ số 1): SV tổ chức 2 hoạt động có chủ đích (hoạt động
học tập và vui chơi theo góc, vui chơi ngoài trời) cho trẻ mẫu giáo.
**Nội dung thực tập sư phạm đợt 2 (dành cho SV năm thứ 4 trong 6 tuần)
- Củng cố lại những hiểu biết của SV về tình hình giáo dục, cơ cấu tổ chức của
trường MN, chức năng, nhiệm vụ của GVMN qua việc thâm nhập thực tế.
- Thực tập giáo dục (hệ số 1): SV làm công tác chủ nhiệm lớp, SV phải trực
tiếp tiến hành tổ chức các hoạt động: tổ chức chế độ sinh hoạt ngày cho trẻ lứa tuổi
nhà trẻ và trẻ mẫu giáo; tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ; tổ chức lễ hội hoặc sự
kiện cho trẻ tại lớp thực tập.
- Thực tập giảng dạy (hệ số 2): SV tổ chức 5 hoạt động có chủ đích (hoạt động
học tập và vui chơi theo góc, vui chơi ngoài trời, hoạt động với đồ vật) . Đặc biệt, SV
phải luân phiên thực tập tại cả ở độ tuổi nhà trẻ và mẫu giáo.
** Nội dung thực hành thường xuyên (dành cho SV từ năm đầu đến năm thứ 4)
- Giảng viên bộ môn tổ chức cho SV tập soan giáo án và lập kế hoạch hoạt
động giáo dục dành cho trẻ MN, thực hành tập giảng trên lớp dưới sự giám sát, hướng
dẫn, đánh giá của giảng viên.
- Giảng viên tổ chức cho SV đi kiến tập, thực hành bộ môn, tập giảng tại trường
MN theo các bộ môn chuyên ngành như: giáo dục học MN, tâm lý trẻ em, tổ chức hoạt
động vui chơi, tổ chức hoạt động tạo hình, hoạt động khám phá môi trường xung
quanh, vệ sinh trẻ em... Trong đó, thời gian kiến tập, thực hành bộ môn được linh hoạt

290



HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA

tùy theo kế hoạch và số lượng tín chỉ của mỗi bộ môn, sau đó, SV thực hiện bài tập thu
hoạch, kiểm tra, đánh giá kết quả dựa vào yêu cầu đặc thù của từng môn học.
* *Nội dung Tuần lễ rèn luyện NVSP (dành cho SV từ năm đầu đến năm thứ 4)
- SV tham gia các lớp tập huấn về kỹ năng giao tiếp sư phạm.
- SV thực hành rèn luyện tay nghề theo các nhóm nhỏ dưới sự hướng dẫn của
giảng viên bộ môn như: múa, hát, kể chuyện, soạn giáo án...
- SV tham gia thi rèn luyện tay nghề với các nội dung như: viết bảng, làm đồ
dùng đồ chơi, hiểu biết SP, xử lý tình huống SP, thi tổ chức dạy học, thi văn nghệ...
* Về địa điểm thực hành, thực tập
Hiện nay, qua khảo sát thực trạng, 100% các khoa đào tạo cử nhân GDMN tại
các trường đại học trên cả nước đều tiến hành cho SV được rèn luyện tay nghề, hoạt
động công cụ chủ yếu là hoạt động kiến tập, thực tập và thực hành bộ môn. Địa bàn tổ
chức chủ yếu tập trung tại các trường mầm non thực hành trực thuộc khoa như: ĐH
Hồng Đức, ĐH Hải Phòng, ĐH Hạ Long... và tại hệ thống các trường mầm non công
lập. Nhiều trường, khoa đào tạo cử nhân chuyên ngành GDMN nhưng lại không có
trường thực hành trực thuộc, khiến cho hệ thống trường thực hành không được ổn định,
chất lượng giáo viên MN hướng dẫn SV thực hành tại các trường MN chưa đồng đều.
* Về cơ chế bố trí thực hành thực tập
Xuất phát từ yêu cầu của các trường SP là đòi hỏi cơ sở thực tập phải đảm bảo
chất lượng, đáp ứng chức năng hướng dẫn SV như các trường MN chuẩn quốc gia,
trường thực nghiệm, trường điểm...tại địa phương và để thuận tiện hơn trong quá trình
quản lý, giám sát, đánh giá quá trình thực hành - thực tập của SV nên tính đến thời
điểm nghiên cứu, 100% các trường đai học đều là đơn vị chủ động phụ trách tổ chức
liên hệ với trường MN và sắp xếp bố trí cho sinh viên đi thực hành theo các đoàn.
Vấn đề phân công giảng viên hướng dẫn thực hành, thực tập: Bên cạnh một số
trường đã ưu tiên bố trí những giảng viên có kiến thức chuyên môn về GDMN, có kinh
nghiệm để hướng dẫn, rèn luyện kỹ năng nghề cho SV thì vẫn tồn tại một vài trường

phân công giảng viên có chuyên môn giảng dạy, nghiên cứu khá “xa” so với chuyên
ngành GDMN để phụ trách công tác hướng dẫn SV thực tập, rèn luyện nghiệp vụ.
Điều này dẫn tới việc giảng viên thiếu kinh nghiệm và kỹ năng về nghề GVMN để có
thể tư vấn, đào tạo, hướng dẫn cũng như đánh giá kết quả rèn luyện của SV, khiến cho
hiệu quả hình thành kỹ năng nghề nghiệp của SV còn hạn chế.
Do mô hình đào tạo GVMN của trường SP nên trong hệ thống các trường đào
tạo cử nhân GDMN, chỉ duy nhất khoa GDMN trường ĐH SP Hà Nội tiến hành đưa
yêu cầu về ngoại ngữ (tiếng Anh) dành cho SV chuyên ngành ghép, Cử nhân GDMN SP Tiếng Anh, trong khung quy định thực hành, thực tập. Các trường ĐH còn lại đều

291


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI

chưa đề cập đến vấn đề ngoại ngữ trong yêu cầu thực tập SP. Một vài trường ĐH còn
thiếu các trang thiết bị phụ vụ cho HĐ thực hành cho SV khoa GDMN; không gian và
thời gian dành cho dạy lý thuyết còn chiếm tỉ trọng cao, khiến cho cơ hội RL tay nghề
của SV hạn chế.
* Về cách thức đánh giá kết quả rèn luyện NVSP
Hiện nay, việc đánh giá kết quả rèn luyện thường xuyên (thực hành bộ môn) và
rèn luyện trong tuần lễ NVSP (tại một số trường đại học) được đảm bảo bởi giảng viên
của trường đại học; Kết quả kiến tập, thực tập của SV được đánh giá theo 3 hình thức
chính sau đây:
- Hình thức thứ nhất: GVMN hướng dẫn kiến tập, thực tập tại trường thực tập
đảm nhận đánh giá toàn bộ kết quả rèn luyện NVSP của SV. Hình thức này bộc lộ hạn
chế ở chỗ kết quả đánh giá của GVMN đôi khi có thể phản ánh sai lệch chất lượng rèn
luyện thực sự của SV do chênh lệch về trình độ chuyên môn, sự ảnh hưởng của yếu tố
chủ quan, mối quan hệ giữa GVMN với SV khi thực tập và cũng có thể là nguyên nhân

dẫn đến các biểu hiện tiêu cực khác như tình trạng “xin điểm”, “chạy điểm”...
- Hình thức thứ hai: Giảng viên của khoa GDMN đảm nhận đánh giá kết quả
rèn luyện NVSP của SV. Hình thức này có ưu điểm là kết quả đánh giá tương đối công
bằng và độ chính xác cao hơn, do giảng viên là những chuyên gia trực tiếp giảng dạy
bộ môn phương pháp chuyên ngành, có chuyên môn, trình độ và được trang bị kỹ
thuật kiểm tra, đánh giá SV một cách tương đối đầy đủ. Tuy nhiên, hạn chế của hình
thức này ở chỗ, để đánh giá khách quan và đúng, giảng viên cần dành lượng thời gian
theo sát tất cả quá trình thực hành thực tập của SV hàng ngày tại trường MN và tính tại
cùng một thời điểm nhất định, mỗi giảng viên chỉ có thể theo dõi, đánh giá số lượng
SV khá thấp. Hình thức này rất khó phù hợp trong bối cảnh số lượng SV nhiều hơn
gấp nhiều lần số lượng giảng viên khoa GDMN tại các trường như hiện nay.
- Hình thức thứ ba: GVMN tại trường mầm non và giảng viên khoa GDMN của
trường SP kết hợp đánh giá kết quả rèn luyện NVSP của SV. Hình thức này là đảm bảo
việc đánh giá SV được xuyên suốt từ khi SV rèn lyện tay nghề ở trường đại học đến
trường mầm non, đảm bảo việc SV được đánh giá trong toàn bộ tiến trình thực hành
cũng như đảm bảo chuyên môn của người đánh giá kết quả thực tập giảng dạy của SV.
Như vậy, thực trạng cho thấy các trường SP đào tạo cử nhân GDMN đều coi
trọng và đưa nội dung rèn luyện NVSP cho sinh viên vào chương trình đào tạo. Bên
cạnh những mô hình rèn luyện NVSP chặt chẽ, khoa học tại một số trường trọng điểm
thì một số trường khác vẫn đang loay hoay cũng như đối mặt với vô số khó khăn cả về
phía chủ quan lẫn khách quan trong vấn đề bố trí, tổ chức cho sinh viên rèn luyện tay
nghề, đặc biệt là giai đoạn thực tập sư phạm.

292


HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA

2.3. Biện pháp đổi mới mô hình rèn luyện NVSP cho sinh viên ngành
GDMN trong thời kì hội nhập

*Biện pháp 1: Chú trọng định hướng nghề nghiệp cho SV năm thứ nhất về
nghề GVMN
Vấn đề hướng nghiệp cho SV là một vấn đề vô cùng quan trọng, ảnh hưởng đến
việc thiết lập động cơ rèn luyện nghề nghiệp bên trọng mỗi SV. Trong quá trình đào
tạo, các trường, khoa GVMN cần có sự định hướng nghề nghiệp cho SV rõ ràng ngay
trong giai đoạn đầu tiên để SV hình dung ra những kiến thức, kỹ năng nghề mình sẽ
trải qua, xác định được những kĩ năng mình cần phải trang bị để thực hiện công việc
của một GVMN sau này và sớm định hình mô hình lao động của mình sau khi tốt
nghiệp. Từ đó, giúp SV có kế hoạch rèn luyện, có tâm thế phấn đấu hơn trong những
năm tháng học nghề trên giảng đường đại học.
* Biện pháp 2: Chú trọng đến việc đổi mới và nâng cao chất lượng thực hành
SP bộ môn
Thực hành thường xuyên, thực hành bộ môn là nền tảng để SV tích lũy kiến
thức về trẻ em, về phương pháp giáo dục trẻ cũng như hình thành những kỹ năng nền
tảng trong chăm sóc, hướng dẫn trẻ. Nhiệm vụ này thực hiện tốt sẽ tạo điều kiện cho
chất lượng hoạt động kiến tập, thực tập của SV có chất lượng cao hơn. Do đó, các
khoa cần tích cực khuyến khích giảng viên đổi mới và nâng cao chất lượng thực hành
sư phạm bộ môn, tích cực cập nhật, giới thiệu với SV những thay đổi về nội dung
chương trình GDMN, các vấn đề thời sự của ngành, về phương pháp dạy mới liên
quan đến bộ môn của mình phụ trách.
Không những thế, việc đa dạng hình thức thực hành bộ môn như: thực hành và
phân tích tiết học điển hình, tổ chức cho SV soạn giáo án, hướng dẫn SV tập dạy và
phân tích, rút kinh nghiệm cho SV, giao nhiệm vụ cho SV nghiên cứu thực trạng dạy
trẻ ở trường mầm non ... Giảng viên cũng cần chú trọng giảng dạy chuyển từ chỉ dẫn
SV sang tổ chức, giao nhiệm vụ, kiểm tra kế hoạch cá nhân, tổ chức hoạt động thực
hành theo nhóm và phối hợp trường MN theo dõi, đánh giá SV thực hành bộ môn, tổ
chức đánh giá, kiểm tra về lý thuyết và kỹ năng thực hành của SV.
* Biện pháp 3: Tăng cường năng lực tự rèn luyện NVSP cho SV
Tự học có thể hiểu là quá trình tự giác, độc lập, tích cực sử dụng các năng lực trí
tuệ và phẩm chất của SV nhằm chiếm lĩnh tri thức và kinh nghiệm lịch sử xã hội, biến

chúng thành tri thức- kinh nghiệm của bản thân, hình thành kỹ năng, thái độ đúng đắn
và ngày càng hoàn thiện mô hình nhân cách của bản thân. Việc rèn luyện NVSP có thể
coi là một nhiệm vụ học tập của bản thân SV, nhà trường sư phạm vừa không chỉ tổ
chức rèn luyện cho SV mà cần giúp đỡ SV có khả năng tự rèn luyện NVSP cho chính

293


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI

mình. Để SV có kỹ năng tự rèn luyện NVSP, trường SP cần trang bị cho SV năng lực
nghiên cứu khoa học (NCKH), kỹ năng tin học và khả năng ngoại ngữ .
Để bồi dưỡng SV năng lực NCKH, đặc biệt nghiên cứu về trẻ em và về phương
pháp GD, thì các khoa, trường SP nên quan tâm trang bị hệ thống cơ sở vật chất như
hệ thống học liệu, các công cụ nghiên cứu...cho SV cũng như có chính sách khuyến
khích, tạo điều kiện cho SV tự học, tham gia NCKH. Đồng thời, muốn SV có trình độ
nghiệp vụ tốt thì SV cần được đào tạo sâu về kỹ năng nghiên cứu trẻ em như: kỹ năng
quan sát, kỹ năng phân tích biểu hiện của trẻ, kỹ năng xây dựng phiếu khảo sát trẻ, kỹ
năng đánh giá giáo án, kỹ năng đọc tài liệu...
Cần đẩy mạnh hơn nữa iệc bồi dưỡng kỹ năng sử dụng máy vi tính và các thiết
bị kỹ thuật, kỹ năng khai thác internet cho SV ngành GDMN . Bởi những lí do sau:
Mục đích là nhằm cung cấp công cụ để SV tự bồi dưỡng, cần nâng cao đào tạo kỹ
năng tin học và ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) vào GDMN; Đồng thời, thế kỉ
21 là thế kỉ của dữ liệu số, internet là kênh thông tin vô tận cho phép GVMN có thể
tìm kiếm nguồn tư liệu tham khảo về chuyên ngành mầm non trong nước cũng như
trên thế giới.; Một trong những yêu cầu rất cần thiết đối với là yêu cầu về khả năng tin
học; Các sản phầm CNTT dành cho giáo dục và trẻ em đang ngày càng phong phú và
phát triển mạnh mẽ.; Bên cạnh các phương tiện dạy trẻ truyền thống như: đồ chơi,

truyện giấy, đất nặn, giấy màu, lô tô...thì các phương tiện kỹ thuật công nghệ có chức
năng hỗ trợ giáo viên hữu ích, làm tăng tính hấp dẫn của hoạt động GD do giáo viên tổ
chức, tiết kiệm thời gian, công sức.
Tăng cường đào tạo ngoại ngữ cho SV cũng là những mấu chốt để nâng cao
chất lượng tự rèn luyện NVSP cho SV, giúp SV có thể tiếp cận các tài liệu ngoại văn
để học hỏi, áp dụng kinh nghiệm vào thực tiễn học tập, thực hành các bộ môn. Ngoại
ngữ chính là chìa khóa giúp SV có thể mở cánh cửa giáo dục MN nước ngoài, tiếp cận
với các phương pháp dạy học hiện đại, tăng khả năng đáp ứng, nắm bắt những cơ hội
nghề nghiệp tương lai không chỉ tại các trường MN công lập, tư thục mà cả các trường
MN quốc tế trong và ngoài nước.
* Biện pháp 4: Đa dạng hóa môi trường thực hành rèn luyện NVSP cho SV
Như kết quả khảo sát, bên cạnh việc rèn luyện NVSP trên trường đại học thông
qua tập giảng, thi nghiệp vụ thì hầu hết các trườg, khoa SP hiện nay đều đưa SV ngành
GDMN kiến tập, thực tập tại các trường MN công lập, bán công, thực nghiệm. Bên
cạnh những ưu điểm nhất định trong việc bố trí, sắp xếp thực tập thì cách làm này
chưa đáp ứng được những đòi hỏi của nền GDMN nước ta trong thời kì mới.
Thứ nhất, mô hình chăm sóc - giáo dục trẻ MN trong nước đang ngày trở nên
đa dạng và phong phú hơn bao giờ hết, số lượng các trường MN 100% quốc tế, MN
song ngữ, MN bán công, MN tư thực đang phát triển mạnh mẽ và cũng là những lực

294


HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA

lượng tiên phong trong phong trào đổi mới phương pháp dạy trẻ. .Số lượng SV ngành
GDMN ra trường làm việc tại các mô hình trường MN này cũng ngày càng đông đảo.
Nhu cầu về nguồn nhân lực GVMN năng động, hiện đại có khả năng nắm bắt phương
pháp dạy học hiện đại, có thể thực hiện các chương trình mang tính đặc thù cao ngày
càng gia tăng như chương trình Montessori, Glenn Doman, Mathnasium....

Thứ hai, việc đổi mới phương pháp giáo dục trẻ MN tại các trường MN công
lập thường diễn ra lâu dài hơn so với các trường mầm non ngoài công lập. Đôi khi,
nhiều GV tại các trường công lập còn bảo thủ trong nhận thức và có những kỹ năng
giảng dạy không còn phù hợp với thực tiễn hiện nay. Điều đó ảnh hưởng đến chất
lượng rèn luyện tay nghề của SV trong quá trình những GV này trực tiếp dẫn dắt, rèn
giũa và đánh giá SV, khiến cho SV khó tiếp cận các phương pháp, biện pháp mới, khó
có cơ hội hiện thực hóa những ý tưởng sáng tạo của bản thân vào quá trình tổ chức
hoạt động GD cho trẻ mầm non.
Thứ ba, việc hội nhập giáo dục sẽ kéo theo việc trao đổi nguồn nhân lực lao
động giữa các quốc gia trông khu vực và trên thế giới trong tương lai không xa. Do đó,
đào tào GVMN tại các trường SP cần sớm đổi mới, hướng đến đào tạo những GVMN
mang tính “quốc tế”, vừa có trình độ ngoại ngữ, vừa có khả năng thực hiện các chương
trình GD hiện đại một cách linh hoạt.
Vì những lý do đó, một yêu cầu cấp thiết hiện nay trong mô hình rèn luyện
NVSP cho SV là phải làm sao đa dạng hóa môi trường thực hành rèn luyện NVSP cho
SV. Điều đó có nghĩa là các khoa, trường SP cần tổ chức cho SV được trải nghiệm
kiến tập, thực hành ở nhiều loại hình chăm sóc – giáo dục trẻ khác nhau như: trường
MN bán công, tư thục, quốc tế ... để SV cọ xát thực tiễn, làm quen, tiếp cận cách làm
việc tại những mô hình này, học hỏi những tri thức, kỹ năng mới về GDMN.
* Biện pháp 5: Tạo điều kiện cho SVcó cơ hội chủ động liên hệ cơ sở thực
tập
Mô hình “bao cấp” hoạt đông thực hành, thực tập của SV- tức khoa, trường SP
đứng ra tổ chức liên hệ sẵn trường MN thực tập, hỗ trợ toàn bộ kinh phí cho SV- khiến
cho SV trở nên thụ động, ỷ lại vào sự trợ giúp của cơ sở đào tạo. Tuy nhiên, xã hội
công nghiệp hóa - hiện đại hóa đòi hỏi GVMN không chỉ vững vàng về chuyên môn
mà còn phải là những con người năng động, tích cực, chủ động và sáng tạo. Không ít
trường đại học đào tạo các ngành nghề khác như: kế toán, du lịch, báo chí... đã giao
quyền tự chủ cho SV trong việc liên hệ nơi thực tập. Các trường SP nên học hỏi mô
hình này để chuyển đổi động cơ rèn luyện NVSP của SV thành động cơ bên trong mỗi
cá nhân, thử thách bản lĩnh SV và góp phần hình thành phẩm chất tự tin, năng động,

tích cực ở các em.

295


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI

* Biện pháp 6: Xây dựng đội ngũ giảng viên hướng dẫn thực tập chuyên
nghiệp
Các giảng viên hướng dẫn thực hành có vai trò vô cùng quan trọng trong quá
trình tổ chức thực hành nghể. Đó không chỉ là người trực tiếp hướng dẫn SV mà còn là
người trung gian giữa trường mầm non và khoa GDMN, là người thu thập thông tin
thực tiễn, phản hồi ngược thông tin để khoa đánh giá kết quả đào tạo của mình, giúp
các giảng viên trong khoa kịp thời điều chỉnh nội dung và phương pháp giảng dạy các
môn chuyên ngành cho phù hợp yêu cầu của thực tiễn. Đồng thời, đây cũng là động
lực giúp SV có nguồn động viên, nhanh chóng hòa nhập, thích nghi với cuộc sống
chăm sóc - giáo dục trẻ tại trường MN, khích lệ SV tích cực sáng tạo, mạnh dạn thử
nghiệm những ý tưởng, cách dạy mới mẻ.
Chính vì vậy, các trường, khoa nên bồi dưỡng và bố trí những giảng viên am
hiểu về chuyên ngành GDMN, có năng lực sư phạm và có nhiều kinh nghiệm để
hướng dẫn, rèn luyện kỹ năng nghề thường xuyên cho SV, giúp SV vận dụng kiến
thức, kỹ năng ngay trong quá trình tập giảng trên giảng đường cũng như khi xuống
trường thực hành. Nhờ đó, có thể nâng cao chất lượng cũng như tính chuyên nghiệp
trong hoạt động rèn luyện NVSP cho SV.
Các biện pháp trên nên được vận dụng và phối hợp một cách đồng bộ trong quá
trình tái kiến thiết, củng cố hoạt động rèn luyện tay nghề SV tại các trường, khoa
GDMN để đảm bảo sự thích ứng giữa chương trình đào tạo cử nhân GVMN với những
sự thay đổi của xã hội nói chung, nền GDMN nói riêng.

3. Kết luận
Thời kì hội nhập đang đặt ra những yêu cầu đổi mới mạnh mẽ với các trường
đại học, khoa SP đào tạo ngành GDMN không chỉ về nội dung đào tạo mà cả về mô
hình rèn luyện NVSP cho SV. Để đổi mới mô hình rèn luyện NVSP, các trường cần
xây dựng một quy trình rèn luyện NLSP cho SV một cách thống nhất và xuyên suốt 4
năm đào tạo, chú trọng đến việc sớm định hướng nghề nghiệp cho SV, tăng cường đổi
mới và nâng cao chất lượng thực hành SP bộ môn và năng lực tự rèn luyện NVSP cho
SV, đa dạng hóa môi trường thực hành rèn luyện NVSP cho SV, tăng cường kỹ năng
tin học và năng lực ngoại ngữ cho SV cũng như xây dựng đội ngũ giảng viên hướng
dẫn thực hành, thực tập chuyên nghiệp... Sự đổi mới đó cần được tiến hành một cách
đồng bộ và quyết liệt nhằm đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực GVMN có trình
độ cao, có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp và năng động, sáng tạo trong xã hội công
nghiệp hóa, hiện đại hóa.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

296


HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA

Canifornia Department of Education (Oct, 2012) ,The Canifornia Early
Childhood Educator Competencies.
Bộ Giáo dục- Đào tạo (2010),Thông tư số 37/2010/TT-BGD ĐT.
Bộ Giáo dục- Đào tạo (2007), Quyết định số 43/ 2007/ QĐ- BGD ĐT.
Nguyễn Hữu Dũng (2004), Hình thành kĩ năng sư phạm cho sinh viên sư phạm,
Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.
Đại học Sư phạm Hà Nội (2012), Quy chế thực tập sư phạm.
X.I. Kyxegôf (1993), Hình thành các kĩ năng, kĩ xảo sư phạm cho sinh viên
trong điều kiện giáo dục đại học, Vũ Năng Tình dịch, tài liệu thư viện Đại học Sư
phạm Hà Nội.


297



×