Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG TRẺ, KIẾN THỨC NUÔI CON và THỰC TRẠNG vệ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM ở xã PHÚ mậu, HUYỆN PHÚ VANG, THỪA THIÊN HUẾ năm 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (185.96 KB, 22 trang )

TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG TRẺ, KIẾN THỨC NUÔI
CON VÀ THỰC TRẠNG VỆ SINH AN TOÀN THỰC
PHẨM Ở XÃ PHÚ MẬU, HUYỆN PHÚ VANG, THỪA
THIÊN HUẾ NĂM 2016


MỤC LỤC


ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những năm qua với sự hỗ trợ rất lớn của các cấp, các ngành,
đặc biệt là ngành Y tế, nhiều chương trình chăm sóc sức khỏe và dinh
dưỡng đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Nhờ đó, tình trạng dinh
dưỡng và sức khỏe của nhân dân được nâng lên, có nhiều tiến bộ đáng kể,
tỷ lệ suy dinh dưỡng hàng năm trên toàn quốc có giảm. Tuy nhiên, thiếu
dinh dưỡng protein - năng lượng, thiếu các vi chất ở trẻ em dưới 5 tuổi
vẫn đang là vấn đề sức khỏe cộng đồng quan trọng và cấp bách hiện nay
[1].
An toàn thực phẩm (ATTP) là vấn đề có tầm quan trọng đặc biệt,
được tiếp cận với thực phẩm an toàn đang trở thành quyền cơ bản đối với
mỗi con người. Ngộ độc thực phẩm và các bệnh do thực phẩm gây ra
không chỉ gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ và cuộc sống của mỗi
người, mà còn gây thiệt hại lớn về kinh tế, là gánh nặng chi phí cho chăm
sóc sức khoẻ. An toàn thực phẩm không chỉ ảnh hưởng trực tiếp, thường
xuyên đến sức khỏe mà còn liên quan chặt chẽ đến năng suất, hiệu quả
phát triển kinh tế, thương mại, du lịch và an sinh xã hội. Tuy nhiên, công
tác bảo đảm an toàn thực phẩm ở nước ta còn nhiều khó khăn, thách thức.
Tình trạng ngộ độc thực phẩm có xu hướng tăng và ảnh hưởng không nhỏ
tới sức khoẻ cộng đồng. Chỉ tính riêng từ ngày 25/9 đến 25/10, cả nước
liên tiếp xảy ra 13 vụ ngộ độc thực phẩm, làm 813 người mắc và đi viện.
Phú Mậu là một xã thuộc huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế,


Việt Nam, là nơi có sự phát triển về kinh tế, xã hội và lối sống khá nhanh.
Các báo cáo về tình trạng dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi, vệ sinh an toàn
thực phẩm và phòng chống bệnh tăng huyết áp chưa đáp ứng đầy đủ nhu
cầu hiểu biết của cộng đồng, các nhà nghiên cứu và các tổ chức có quan
tâm. Do đó, báo cáo này được thực hiện nhằm 4 mục tiêu sau:
3


1. Tìm hiểu kiến thức, thái độ, thực hành về nuôi con bằng sữa mẹ và ăn bổ
sung cho trẻ dưới 5 tuổi tại thôn Vọng Trì Tây.
2. Đánh giá tình trạng dinh dưỡng và chỉ số nhân trắc của trẻ em dưới 5
tuổi tại thôn Vọng Trì Tây.
3. Tìm hiểu kiến thức, thực hành về vệ sinh an toàn thực phẩm của hộ gia
đình tại thôn Vọng Trì Tây.

4


TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Một số khái niệm
1.1.1. Đánh giá TTDD của trẻ <5 tuổi, nuôi con bằng sữa mẹ và ăn dặm
1.1.1.1. Đánh giá tình trạng dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi
Cách phân loại và đánh giá tình trạng dinh dưỡng dựa vào Z-Score (Viện
Dinh dưỡng, 2014).
Chỉ số cân nặng theo tuổi với Z-Score:
Chỉ số Z-Score
<-3 SD

Đánh giá
Trẻ SDD thể nhẹ cân, mức độ nặng


<-2 SD
-2 SD<= Z-Score<=2 SD
>2 SD
>3 SD

Trẻ SDD thể nhẹ cân, mức độ vừa
Trẻ bình thường
Trẻ thừa cân
Trẻ béo phì

Chỉ số chiều cao theo tuổi với Z-Score:
Chỉ số Z-Score
<-3 SD
<-2 SD
-2 SD<= Z-Score<=2 SD
>2 SD
>3 SD

Đánh giá
Trẻ SDD thể thấp còi, mức độ nặng
Trẻ SDD thể thấp còi, mức độ vừa
Trẻ bình thường

Chỉ số cân nặng theo chiều cao với Z-Score:
Chỉ số Z-Score
<-3 SD

Đánh giá
Trẻ SDD thể gầy còm, mức độ nặng


<-2 SD
-2 SD<= Z-Score<=2 SD
>2 SD
>3 SD

Trẻ SDD thể gầy còm, mức độ vừa
Trẻ bình thường
Trẻ thừa cân
Trẻ béo phì

1.1.2.

Nuôi con bằng sữa mẹ và ăn dặm

Theo khuyến cáo của tổ chức y tế thế giới:
5


Cho bé bú ngay trong vòng 1 giờ đầu sau sinh để tận dụng sữa non,
kích thích sữa non xuống sớm, và giúp co hồi tử cung cho mẹ.
Cho bé bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Bú mẹ hoàn toàn là chỉ
bú mẹ mà thôi, ngay cả nước cũng không cho bé uống.
Bắt đầu cho bé ăn dặm từ tháng thứ 6 và tiếp tục cho bú sữa mẹ
đến 24 tháng.
Cho bú theo nhu cầu của bé, tức là không hạn chế thời gian và độ
dài của mỗi bữa bú.
Nếu bé ốm không bú được thì vắt sữa và cho bé ăn bằng thìa hoặc
cốc.
1.1.3.


An toàn thực phẩm
10 nguyên tắc vàng của WHO về vệ sinh an toàn thực phẩm:
1. Chọn thực phẩm an toàn. Chọn thực phẩm tươi. Rau, quả ăn

sống phải được ngâm và rửa kỹ bằng nước sạch.
Quả nên gọt vỏ trước khi ăn. Thực phẩm đông lạnh để tan đá,
rồi làm đông đá lại là kém an toàn.
2. Nấu chín kỹ thức ăn. Nấu chín kỹ hoàn toàn thức ăn là bảo
đảm nhiệt độ trung tâm thực phẩm phải đạt tới trên 70°C.
3. Ăn ngay sau khi nấu. Hãy ăn ngay sau khi vừa nấu xong vì
thức ăn càng để lâu thì càng nguy hiểm.
4. Bảo quản cẩn thận các thức ăn đã nấu chín. Muốn giữ thức ăn
quá 5 tiếng đồng hồ, cần phải giữ liên tục nóng trên 60°C hoặc lạnh
dưới 10°C. Thức ăn cho trẻ nhỏ không nên dùng lại.
5. Nấu lại thức ăn thật kỹ. Các thức ăn chín dùng lại sau 5 tiếng
và nhất thiết phải được đun kỹ lại.
6. Tránh ô nhiễm chéo giữa thức ăn chín và sống với bề mặt
bẩn. Thức ăn đã được nấu chín có thể bị nhiễm mầm bệnh do tiếp xúc
6


trực tiếp với thức ăn sống hoặc gián tiếp với các bề mặt bẩn (như dùng
chung dao, thớt để chế biến thực phẩm sống và chín).
7. Rửa tay sạch trước khi chế biến thức ăn và sau mỗi lần gián
đoạn để làm việc khác. Nếu bạn bị nhiễm trùng ở bàn tay, hãy băng kỹ
và kín vết thương nhiễm trùng đó trước khi chế biến thức ăn.
8. Giữ sạch các bề mặt chế biến thức ăn. Do thức ăn dễ bị
nhiễm khuẩn, bất kỳ bề mặt nào dùng để chế biến thức ăn cũng phải
được giữ sạch. Khăn lau bát đĩa cần phải được luộc nước sôi và thay

thường xuyên trước khi sử dụng lại.
9. Che đậy thực phẩm để tránh côn trùng và các động vật
khác. Che đậy giữ thực phẩm trong hộp kín, chạn, tủ kính, lồng bàn...
Đó là cách bảo vệ tốt nhất. Khăn đã dùng che đậy thức ăn chín phải
được giặt sạch lại.
10. Sử dụng nguồn nước sạch an toàn. Nước sạch là nước
không màu, mùi, vị lạ và không chứa mầm bệnh.
Hãy đun sôi trước khi làm đá uống. Đặc biệt cẩm thận với nguồn
nước dùng nấu thức ăn cho trẻ nhỏ.
1.1.4.
Các bệnh liên quan đến ăn uống không hợp vệ sinh
Bệnh đường tiêu hóa thường gặp như tả, lỵ, thương hàn, ỉa chảy,
viêm gan A, bại liệt.... Trong đó, phổ biến nhất là ngộ độc thức ăn thường
do ăn uống phải những thực phẩm hay nước uống bị nhiễm khuẩn cơ từ
trong phân người. Bệnh truyền từ người này sang người khác và có thể
lây thành dịch đe dọa đến tính mạng và sức khỏe của cộng đồng, đặc biệt
là trẻ em.
Người bị ngộ độc thức ăn thường biểu hiện qua những triệu chứng
lâm sàng như nôn mửa, tiêu chảy, chóng mặt, sốt, đau bụng...
Việc phòng tránh ngộ độc thực phẩm là cả một quá trình từ việc
chọn thực phẩm đảm bảo, bảo quản thực phẩm chưa chế biến (đông lạnh,
7


ướp muối...) hoặc đã chế biến (đậy, đằn, hâm, ướp lạnh...) đến quá trình
giữ vệ sinh trong khâu chế biến, khi ăn uống cho đến các biện pháp
phòng ngừa khi ăn ở ngoài. Trong đó phương châm cần lưu ý là "ăn chín,
uống sôi" (ăn, uống thực phẩm đã chín kỹ).
1.2.


Giới thiệu về xã Phú Mậu
Phú Mậu là 1 xã thuộc huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế.

Diện tích 7,18 km2.
Vị trí địa lý:





Đông giáp xã Phú Dương và xã Phú Thượng,
Phía Tây giáp thị xã Hương Trà.
Phía Nam giáp thành phố Huế.
Phía Bắc giáp xã Phú Thanh.

Xã Phú Mậu có dân số 11.300 người, nam 5600 người, nữ 5700
người, trong đó người trên 60 tuổi >500 người.
Xã có 8 thôn và 10 cụm dân cư, nghề nghiệp chính là nông nghiệp.
Địa bàn xã có >90 hộ nghèo.
1.2.1.

Giới thiệu về thôn Vọng Trì Tây

Thôn Vọng Trì Tây thuộc xã Phú Mậu cách trung tâm thành phố Huế
khoảng 5km, thôn có 105 hộ gia đình, có tất cả là 469 người trong đó có
242 nam và 227.
1.3.

Trạm y tế xã Phú Mậu:
Trong năm 2015 trạm y tế đã có nhiều chuyễn biến, đạt những kết


quả đáng ghi nhận; từ những cơ sở vật chất trang thiết bị đã đầu tư bổ
sung, đội ngũ y, Bác sĩ đã được nâng cao về trình độ chuyên môn góp
phần nâng cao chất lượng khám chữa bệnh. Triển khai tốt các chương
trình Quốc gia, Vệ sinh an toàn thực phẩm, chủ động trong công tác
phòng chống dịch bệnh…, hoạt động của ngành y tế đáp ứng nhu cầu

8


chăm sóc bảo vệ sức khỏe nhân dân trong tiến trình xây dựng nông thôn
mới của xã nhà.
1.3.1.
Các hoạt động mà trạm y tế xã Phú Mậu đã triển khai
1.3.1.1. Chương trinh mục tiêu phòng chống suy dinh dưỡng:
Trong năm qua Trạm y tế phối hợp các ban ngành đoàn thể từ xã
đến thôn đã triển khai các giải pháp đồng bộ, có hiệu quả. Đến nay tỷ lệ
SDD trẻ em dưới 5 tuổi trên địa bàn xã là 8,49% Giảm 0,54% so với năm
2014 và các hoạt động cụ thể:
− Kiện toàn ban chỉ đạo phòng chống SDD.
− Tăng cường các biện pháp phòng chống SDD đến tận người
dân bằng các hình thức trực tiếp và gián tiếp.
Các chương trình dinh dưỡng cho bà mẹ trẻ em được tiến hành
thường xuyên: tỷ lệ tham gia gần 100%.
1.3.1.2. Chương Vệ sinh an toàn thực phẩm:
Đạt mục tiêu của chương trình: không có vụ ngộ độc lớn xảy ra
trên địa bàn và không có tử vong do ngộ độc thực phẩm.
Tập trung chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác Vệ sinh an toàn
thực phẩm trên các mặt truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng, quản
lý cấp phép và kiểm tra giám sát liên ngành về an toàn vệ sinh thực phẩm.

Tăng cường công tác truyền thông giáo dục sức khỏe về an toàn
thực phẩm. Tổ chức tập huấn cấp chứng chỉ cho những người trực tiếp
tiếp xúc với thực phẩm.
Tổ chức kiểm tra, giám sát liên ngành về an toàn vệ sinh thực
phẩm trong dịp tết Nguyên đán; "Tháng hành động vì chất lượng vệ sinh
an toàn thực phẩm" và tết Trung Thu trên địa bàn xã.
Tổ chức bữa ăn dinh dưỡng cho các bà mẹ có con dưới 2
Đẩy mạnh giáo dục về dinh dưỡng, khuyến khích tạo nguồn thực
phẩm tại chỗ sẵn có của địa phương.
9


Tổ chức cân trẻ dưới 5 tuổi định kỳ để đánh giá SDD.
Tổ chức cho trẻ 6 đến 36 tháng tuổi được uống VitanminA trong 2
đợt. Công tác thông tin tuyên truyền được tăng cường vào những đợt cao
điểm là ngày vi chất dinh dưỡng và tuần lễ dinh dưỡng và phát triển, với
hình thức phát thanh trên loa truyền thanh xã. Tổ chức nói chuyện về
chuyên đề dinh dưỡng và vitamin A cho đối tượng là bà mẹ có con dưới 5
tuổi và phụ nữ có thai.
Ngộ độc thức ăn: ít, thường ngộ độc nhỏ trong hộ gia đình < 1
trường hợp/tháng.

10


PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1.

Đối tượng nghiên cứu
Trẻ em <5 tuổi và bà mẹ tại các hộ được phân công ở thôn Vọng


Trì Tây.
Người mắc tăng huyết áp hoặc chủ hộ trong gia đình.
Người nội trợ chính trong gia đình.
2.2.

Phương pháp thu thập số liệu:
Phần thực hiện 10 lời khuyên VSATTP theo WHO của hộ gia đình:

quan sát và đánh giá theo các mục trong phiếu điều tra.
Các phần còn lại: phỏng vấn theo bộ câu hỏi soạn sẵn.
2.3.

Đánh giá tình trạng suy dinh dưỡng protein-năng lượng
Chủ yếu dựa vào 3 chỉ tiêu: cân nặng theo tuổi (W/A), chiều cao

theo tuổi (H/A), cân nặng theo chiều cao (W/H) như đã trình bày ở phần
tổng quan. Quần thể tham khảo là NCHS (National Center of Health
Statistic).
2.4.

Phương pháp phân tích và xử lý số liệu
Dùng, phần mềm Microsoft Word, Microsoft Excel: tính toán và

trình bày.
Dùng phần mềm Epidata, SPSS 16.0: Sử dụng test X2 để so sánh
tỷ lệ, xác định mối tương quan giữa các tỷ lệ…
Dùng phần mềm WHO AnthroPlus để tính toán các chỉ số nhân
trắc của trẻ <5 tuổi.


11


KẾT QUẢ
3.1.

Kiến thức thực hành nuôi trẻ <5 tuổi của bà mẹ hoặc người

chăm sóc
3.1.1. Đặc điểm của trẻ, gia đình và người chăm sóc trẻ
Bảng 1: Đặc điểm của người chăm sóc trẻ
Đặc điểm
Nhóm tuổi

Trình độ học vấn

Nghề nghiệp

BMI

<25
25-35
>35
Tiểu học trở xuống
THCS
THPT
TC, ĐH, CĐ, sau ĐH
CBCNVC
Thủ công
Buôn bán

Khác
Bình thường (BMI: 18-24,99)
Gầy độ 1 (BMI: 17-18,499)
Gầy độ 2 (BMI: 16-16,99)
Tổng

Số lượng
2
4
6
1
4
3
4
5
4
1
2
7
3
2
12

Trong 48 hộ được giao có 12 hộ có trẻ dưới 5 tuổi. Các đối tượng
được phỏng vấn đều là mẹ của trẻ và là người trực tiếp chăm sóc nuôi
dưỡng trẻ hằng ngày, tuổi trung trình từ 25 tuổi trở lên, cao nhất là trên 35
tuổi (6/12). Đa số bà mẹ có trình độ học vấn từ THCS trở lên (11/12),
nghề nghiệp chủ yếu là CBCNVC và thủ công nghiệp.
Khi đánh giá BMI của bà mẹ theo Bảng phân loại của Viện dinh
dưỡng thì có 3 người gầy độ 1 và 2 người gầy độ 2.


12


Bảng 2: Đặc điểm của trẻ
Đặc điểm
Giới

Nhóm tuổi (tháng)

Thứ hạng sinh

Số lượng
4
8
2
4
1
2
3
5
7
12

Nam
Nữ
<12
12-<24
24-<36
36-<48

48-<60
Con đầu
Con thứ

Tổng

Có tất cả 12 trẻ dưới 5 tuổi, tỷ lệ nam/nữ là 1/2, phân bố đều từ 1
đến 5 tuổi, trong đó nhóm tuổi từ 12-<24 có tỷ lệ cao nhất (4/12).
Bảng 3: Tiền sử và tình trạng sức khỏe của trẻ
Đặc điểm
Sinh thường, đủ tháng
Tình trạng lúc sinh
Sinh có can thiệp
Ho, sốt, chảy mũi Có
nước (2 tuần qua)
Không, Không nhớ
Tổng

Số lượng
11
1
3
9
12

12/12 trẻ đủ cân khi sinh, có 1 trường hợp sinh có can thiệp. Có
3/12 trẻ có các dấu hiệu ho, sốt, chảy mũi nước trong 2 tuần qua.
3.2.

Đánh giá tình trạng dinh dưỡng trẻ

Bảng 4: Cân nặng theo tuổi với Z score
Cân nặng theo tuổi
Bình thường (≥-2 SD- ≤ 2SD)
Tổng

Số lượng
12
12

Tất cả 12 trẻ đều có cân nặng bình thường theo lứa tuổi.

13


Bảng 5: Chiều cao theo tuổi với Z score
Chiều cao theo tuổi
SDD thể thấp còi mức độ vừa (<-2 SD)
Bình thường (≥-2 SD- ≤ 2SD)
Tổng

Số lượng
1
11
12

Có 1/12 trẻ mắc SDD thể thấp còi mức độ vừa.
Bảng 6: Cân nặng theo chiều cao với Z score
Cân nặng theo chiều cao
SDD thể gầy còm mức độ vừa (<-2 SD)
Bình thường (≥-2 SD- ≤ 2SD)

Thừa cân (>2 SD)
Béo phì (>3 SD)
Tổng

Số lượng
1
8
2
1
12

Khi đánh giá cân nặng theo chiều cao với Z score thì thấy có 1 trẻ
mắc SDD thể gầy còm vừa, 2 trẻ bị thừa cân và 1 trẻ béo phì.
3.3.

Kiến thức, thực hành nuôi dưỡng trẻ <5 tuổi

Bảng 7: Kiến thức nuôi con bằng sữa mẹ và cho trẻ ăn bổ sung của bà
mẹ
Kiến thức
Biết lợi ích của sữa mẹ cho trẻ

Số lượng
11

Biết lợi ích việc nuôi con bằng sữa mẹ cho mẹ

6

Biết thời điểm ăn dặm đúng


9

Biết thức ăn dặm đầu tiên

9

Biết hậu quả của ăn dặm sai thời điểm

5

Có 6/12 bà mẹ được phỏng vấn có kiến thức tốt về nuôi dưỡng trẻ,
12/12 bà mẹ đều biết nên cho trẻ bú sớm sau khi sinh và cho trẻ bú theo
nhu cầu, 12/12 người đều biết nên cai sữa khi trẻ được 18-24 tháng tuổi.
Đa số bà mẹ biết đúng thời điểm ăn dặm và thức ăn dặm đầu tiên, 11/12
bà mẹ không biết hậu quả khi ăn dặm sai thời điểm.
14


Bảng 8: Thực hành chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ <5 tuổi của bà mẹ
Thực hành
Cho trẻ bú ngay sau sinh (trong vòng 30 phút)
Cho trẻ bú theo nhu cầu

Số lượng
4
10

Vệ sinh dụng cụ ăn cho trẻ trước khi ăn


8

Rửa tay trước khi cho trẻ ăn

4

Thức ăn bổ sung cho trẻ (đủ 4 nhóm thực phẩm)

7

Cho trẻ ăn khi ốm đúng cách

1

Cân trẻ thường xuyên

4

Chăm sóc bị tiêu chảy đúng cách

8

Cho trẻ uống Vitamin A trong vòng 6 tháng qua

10

Nội dung mà các bà mẹ thực hành đúng nhiều nhất là: cho trẻ bú
theo nhu cầu, cho trẻ uống vitamin A định kỳ. Thực hành chưa đúng về
cách cho trẻ ăn khi ốm, cân trẻ thường xuyên, rửa tay trước khi cho trẻ ăn
và cho trẻ bú ngay sau sinh vẫn còn phổ biến.

Bảng 9: Đánh giá kiến thức, thực hành chăm sóc trẻ <5 tuổi của bà mẹ
Kiến thức Số lượng
Tốt
6
Chưa tốt
6

Thực hành Số lượng
Tốt
3
Chưa tốt
9

Kiến thức tốt: bà mẹ trả lời đúng >70% (≥ 6/8 câu) số câu hỏi ở
hai phần nuôi con bằng sữa mẹ và cho ăn dặm thì được đánh giá là có
kiến thức “Tốt”.
Kết quả đánh giá: 6/12 bà mẹ có kiến thức tốt về nuôi con bằng
sữa mẹ và cho trẻ ăn bổ sung.
Thực hành tốt: Bà mẹ được đánh giá là thực hành “Tốt” nếu thực
hành đúng >70% (≥ 6/8 mục) trong số các mục: nuôi con bằng sữa mẹ,
cho trẻ ăn dặm, vệ sinh khi cho trẻ ăn, đảm bảo thức ăn đủ dinh dưỡng
15


cho trẻ, thực hành nuôi trẻ khi ốm, theo dõi sự phát triển của trẻ, đưa trẻ
tiêm chủng đầy đủ, chăm sóc trẻ bị tiêu chảy và bổ sung vitamin A định
kỳ cho trẻ.
Kết quả đánh giá: chỉ có 3/12 bà mẹ thực hành tốt về chăm sóc,
nuôi dưỡng trẻ dưới 5 tuổi.


16


3.4. Kiến thức, thực hành vệ sinh an toàn thực phẩm của người dân
3.4.1. Đánh giá thực hành VSATTP theo 10 lời khuyên của WHO
Bảng 16: Tỷ lệ người dân thực hiện các lời khuyên VSATTP


Lời khuyên
1.Chọn thực phẩm tươi sạch
2.Thực hiện ăn chín uống sôi, ngâm kỹ và rửa rau
quả ăn sống
3.Ăn ngay sau khi thức ăn vừa chế biến xong
4.Che đậy cẩn thận thức ăn đã nâú chín
5.Đun kỹ thức ăn trước khi dùng lại
6.Không để thực phẩm tươi sống và thực phẩm chín,
không dùng chung dụng cụ chế biến
7.Rửa tay trước khi chế biến và trước khi ăn
8.Giữ dụng cụ, nơi chế biến luôn khô sạch
9.Không ăn, sử dụng các thức ăn ôi thiu, mốc hỏng
10.Chế biến thức ăn bằng nước sạch

n
46

%
95,8

Không
n

%
2
4,2

32

66,7

16

33,3

32
37
43

66,7
77,1
89,6

16
11
5

33,3
22,9
10,4

30


62,5

18

37,5

41
34
47
31

85,4
70,8
97,9
64,6

7
14
1
17

14,6
29,2
2,1
35,4

Bảng 17: Tỷ lệ số lời khuyên VSATTP mà người dân thực hiên
Số lời khuyên VSATTP
10
8-9

5-7
1-5
Tổng

Số lượng (n=48)
7
19
18
4
48

Tỷ lệ %
14,6
39,6
37,5
8,3
100,0

Nhìn chung người dân thực hiện khá tốt theo 10 lời khuyên
VSATTP, tỷ lệ người dân thực hiện đúng cả 10 lời khuyên là 14,6% và đa
số là từ 5 đến 9 lời khuyên (77,1%), tỷ lệ hộ thực hiện đúng các lời
khuyên đều trên 60%. Trong đó các lời khuyên được người dân thực hiện
nhiều nhất là chọn thực phẩm tươi sạch (95,8%); không ăn, sử dụng các
thức ăn ôi thiu, mốc hỏng (97,9%); đun kỹ thức ăn trước khi dùng lại
(89,6%). Một số lời khuyên vẫn chưa được thực hiện tốt như chế biến
17


thức ăn bằng nước sạch, không để thực phẩm tươi sống và thực phẩm
chín, không dùng chung dụng cụ chế biến, ăn ngay sau khi thức ăn vừa

chế biến xong, thực hiện ăn chín uống sôi, ngâm kỹ và rửa rau quả ăn
sống.
3.4.2. Kiến thức về các bệnh liên quan đến ăn uống không đảm bảo vệ
sinh
Bảng 18: Các bệnh người dân cho là có thể mắc do ăn uống không hợp
vệ sinh
Bệnh
Iả chảy
Ngộ độc thức ăn
Tả, lỵ
Giun sán
Bệnh khác
Cho rằng không có bệnh hoặc không biết

Số lượng (n=43)
35
21
3
2
4
5

Tỷ lệ %
81,4
48,8
7
4,7
9,3
10,4


Có 89,6% đối tượng cho rằng ăn uống không hợp vệ sinh gây ra
các bệnh đường tiêu hóa, điển hình là các bệnh như ỉa chảy, ngộ độc thức
ăn.
Bảng 19: Các dấu hiệu mà người dân cho là do ngộ độc thức ăn
Dấu hiệu
Đau bụng
Nôn mửa
Ỉa chảy
Dấu hiệu khác
Không biết

Số lượng (n=43)
31
25
20
3
5

Tỷ lệ %
72,1
58,1
46,5
0,7
10,4

Bảng 20: Cách xử lý của người dân nếu trong nhà có người có các dấu
hiệu trên
Cách xử lý khi có dấu hiệu trên
Tự mua thuốc
Đến bác sĩ tư

Trạm y tế
18

Số lượng (n=48)
20
14
11

Tỷ lệ %
46,5
32,5
25,6


Bệnh viện

5

11,6

Trong 2 tuần qua, không có ai bị đau bụng, ỉa chảy, nôn mửa, phân
nhiều nước do nghi ngờ ăn thức ăn hư hỏng. Có 89,6% (43/48) người dân
biết đến ngộ độc thực phẩm với các dấu hiệu chính là đau bụng, nôn mửa
và ỉa chảy. Khi được hỏi về cách xử lý khi trong nhà có người có các dấu
hiệu trên thì chủ yếu là tự mua thuốc uống (20/43; 41,7%) hoặc đến bác sĩ
tư (14/43; 29,2%).
Bảng 21: Cách phòng ngừa bệnh do ăn uống không hợp vệ sinh của
người dân
Biện pháp phòng ngừa
Ăn chín uống sôi

Chọn thực phẩm tươi sạch
Che đậy thức ăn cẩn thận sau khi đã chế biến
Rửa tay trước khi ăn
Giữ nơi chế biến sạch sẽ
Ăn ngay sau khi chế biến
Không biết cách phòng ngừa

Số lượng (n=48)
39
17
10
9
8
2
4

Tỷ lệ %
81,3
35,4
20,8
18,8
16,7
4,2
8,4

100% (48/48) biết bệnh liên quan VSATTP là phòng được. 91,7%
(44/48) người dân biết cách phòng ngừa các bệnh do ăn uống không hợp
vệ sinh. Biện pháp chính là: ăn chín uống sôi và chọn thực phẩm tươi
sạch.
Bảng 22: Nguồn thông tin hướng dẫn về ngộ độc thực phẩm, ăn uống

hợp vệ sinh của người dân
Nguồn thông tin Số lượng (n=31)
Ti vi, đài, báo
26
Nhân viên y tế
9
Nguồn khác
2

Tỷ lệ %
83,8
29,0
6,45

Có 64,6% (31/48) người nhận được thông tin về ngộ độc thực
phẩm, ăn uống hợp vệ sinh. Nguồn thông tin chủ yếu là: tivi, đài báo
(26/31; 83,8%).
19


KẾT LUẬN
3.1.

Kiến thức, thực hành nuôi con bằng sữa mẹ và cho trẻ ăn bổ
sung của bà mẹ có con <5 tuổi
Kiến thức tốt: 6/12
Thực hành tốt: 3/12

3.2.


Đánh giá tình trạng dinh dưỡng trẻ
1 trẻ mắc SDD thẻ thấp còi mức độ vừa.
1 trẻ mắc SDD thẻ gầy còm mức độ vừa.
3 trẻ có cân nặng vượt quá chuẩn so với chiều cao: 2 trẻ thừa cân

và 1 trẻ bị béo phì.
3.3.

Kiến thức, thực hành vệ sinh an toàn thực phẩm của người dân
Tỷ lệ HGĐ thực hiện đúng các lời khuyên VSATTP đều trên 60%.

Có 14,6% hộ thực hiện đúng cả 10 lời khuyên và đa số thực hiện đúng từ
5-9 lời khuyên (77,1%).
Kiến thức về các bênh liên quan: ỉa chảy là bệnh mà đa số người
dân cho là do ăn uống không hợp vệ sinh; 43/48 người biết ngộ độc thực
phẩm với dấu hiệu chủ yếu là đau bụng-nôn mửa. Cách xử lý của đa số
người dân khi nghi ngờ bị ngộ độc thực phẩm là: tự mua thuốc uống, đi
bác sĩ tư. Có 91.7% người biết cách phòng bệnh liên quan VSATTP, biện
pháp chủ yếu là: ăn chín uống sôi, chọn thực phẩm tươi sạch. Có 64,6%
hộ nhận được thông tin hướng dẫn về ngộ độc thức ăn và ăn uống hợp vệ
sinh; nguồn thông tin chính yếu là: tivi, đài báo (83,8%).

3.5.

20


KIẾN NGHỊ
5.1.


Kiến thức, thực hành nuôi dưỡng trẻ của bà mẹ và dinh dưỡng
cho trẻ dưới 5 tuổi
Hướng dẫn cho các bà mẹ cách sử dụng biểu đồ tăng trưởng, giảm

tỷ lệ SDD thấp còi và béo phì, thừa cân.
Giáo dục cho phụ nữ ở độ tuổi sinh đẻ những lợi ích của nuôi con
bằng sữa mẹ, thời gian cai sữa và bắt đầu ăn dặm hợp lý, khẩu phần ăn
hợp lý khi trẻ bị ốm hay tiêu chảy,…
Cán bộ y tế thôn và các cán bộ y tế tuyến trên tăng cường hơn công
tác tuyên truyền giáo dục sức khỏe cho người dân, đặc biệt phụ nữ ở độ
tuổi sinh đẻ nhằm làm giảm tỉ lệ SDD thấp còi, gầy còm thừa cân và béo
phì như hiện tại
5.2.

Vệ sinh an toàn thực phẩm
Tăng cường công tác truyền thông kiến thức về an toàn thực phẩm

tiếp tục ở mức cao. Đa dạng hóa nguồn thông tin dến người dân. Đặc biệt
quan tâm đến việc phân chia – không để lẫn lộn thực phẩm tươi sống và
thực phẩm chín, không dùng chung dụng cụ chế biến tránh hiện tượng
nhiễm độc chéo.
Cần có sự nổ lực của các cấp ngành chính quyền địa phương, trạm
y tế để việc thực hành vệ sinh an toàn thực phẩm có tỷ lệ cao hơn
Nhắc nhở những nhà có chuồng trại, nhà vệ sinh gần nhà bếp thì
cần cọ rửa, lau chùi sạch sẽ thường xuyên, bố trí cửa kín ngăn cách giữa
khu vực bếp với chuồng trại.

21



TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Vũ Huy Chiến. Khẩu phần ăn và một số yếu tố liên quan đến tình trạng dinh

dưỡng trẻ em 13-16 tháng vùng đồng lúa Thái Bình, Luận văn Thạc sĩ dinh dưỡng
cộng đồng (1996).
2.

Hà Huy Khôi. Phương pháp Dịch tễ học Dinh dưỡng, NXB Y học Hà Nội,

(1997) 88-89, 278-279
3.

United Nations Department of Technical Cooperation for Development and

Statistical Office. How to Weigh and Measure Children in Assessing the Nutritional
Status of Young Children in Household Surveys, New York (1986) 9-23.
4.

World Health Organization. Management of Severe Malnutrition: A Manual

for Physicians and other Senior Health Workers,Geneva (1999) 4
5.

Bộ Y tế. Hướng dẫn đánh giá tình hình dinh dưỡng và thực phẩm một cộng

đồng, NXB Y học Hà Nội (1998) 13-33, 68-70.
6.


Phạm Văn Hoan. Thống nhất cách tính tuổi và phân loại tình trạng dinh

dưỡng ở trẻ em, Báo cáo nghiên cứu khoa học: 1987-1989, Hà Nội (1989) 88-93.
7.

Hoàng Thị Liên. Nghiên cứu tình hình và một số yếu tố ảnh hưởng đến suy

dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi, Luận văn Thạc sĩ Y học (2001).
8.

Lê Thị Khánh Hòa. Đánh giá tình trạng dinh dưỡng và các yếu tố liên quan

của trẻ em 3-6 tuổi ở một quận nội thành Hà Nội, Luận văn Thạc sĩ Dinh dưỡng
cộng đồng (1996).
9.
Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2001 - 2010, NXB Y học
(2001) 11-28 .
10. />successbreastfeedviet.pdf
11. />12. Báo cáo tổng kết cống tác y tế năm 2015 và phương hướng hoạt động năm
2016 của trạm y tế xã Phú Mậu



×