Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

Đánh Giá Hiện Trạng Và Đề Xuất Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Xử Lý Chất Thải Rắn Y Tế Tại Bệnh Viên Đa Khoa Tỉnh Hải Dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.36 MB, 73 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
c

VŨ QUANG LINH
Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
NÂNG CAO HIỆU QUẢ XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN Y TẾ TẠI
BỆNH VIÊN ĐA KHOA TỈNH HẢI DƯƠNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo
Chuyên ngành
Lớp
Khoa
Khoá học
Giảng viên hướng dẫn

: Chính quy
: Địa chính môi trường
: K43C- ĐCMT
: Quản lý Tài nguyên
: 2011 - 2015
: PGS.TS. Đỗ Thị Lan

Thái Nguyên, năm 2015


i
LỜI CẢM ƠN


Thực tập tốt nghiệp là thời gian quan trọng trong quá trình đào tạo kỹ
sư trong các trường đại học nhằm học đi đôi với hành, lý luận gắn liền với
thực tiễn. Được sự nhất trí của Ban chủ nhiệm khoa Quản lý Tài nguyên Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, em đã tiến hành thực tập tốt nghiệp
với chuyên đề: “Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu
quả xử lý chất thải rắn y tế tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương”.
Trong quá trình nghiên cứu và viết khóa luận em đã nhận được sự quan
tâm, hướng dẫn của nhiều tập thể cá nhân trong và ngoài trường.
Trước hết em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo Trường Đại học
Nông lâm Thái Nguyên, nhất là các thầy cô giáo Khoa Quản lý Tài nguyên là
những người đã hướng dẫn truyền đạt những kiến thức và kinh nghiệm quý
báu trong những năm tháng học tập tại trường. Đồng thời em xin cảm ơn các
bác, cô chú, anh chị cán bộ, công chức tại Chi cục Bảo vệ Môi trường – Sở
Tài nguyên Môi trường tỉnh Hải Dương đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong
việc cung cấp những thông tin cũng như đóng góp ý kiến có liên quan đến vấn
đề nghiên cứu giúp em hoàn thành khóa luận. Đặc biệt em xin chân thành cảm
ơn sâu sắc tới cô giáo Đỗ Thị Lan Phó Giáo sư, tiến sĩ khoa Môi Trường Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo em
trong suốt quá trình nghiên cứu đề tài của mình.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày ….tháng năm 2015
Sinh viên

Vũ Quang Linh


ii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Tổng lượng chất thải bệnh viện tại một số nước trên thế giới
(kg/giường/ngày) ............................................................................................. 14

Bảng 2.2: Các loại chất thải rắn đặc thù phát sinh từ hoạt động y tế.............. 15
Bảng 2.3: Nguồn gốc phát sinh chất thải tại bệnh viện .................................. 16
Bảng 2.4: Lượng chất thải phát sinh tại các khoa trong bệnh viện ................. 16
Bảng 2.5: Lượng chất thải phát sinh tại các khoa trong bệnh viện ................. 17
Bảng 2.6: Thành phần trong CTR từ các bệnh viện đa khoa .......................... 18
Bảng 4.1 : Các yếu tố phát sinh chất thải rắn.................................................. 29
Bảng 4.2 Thành phần rác thải y tế .................................................................. 30
Bảng 4.3: Lượng rác thải trung bình theo tháng của Bệnh viện Đa khoa tỉnh
Hải Dương ....................................................................................................... 31
Bảng 4.4: Tổng lượng rác thải nguy hại phát sinh qua các tháng ................... 32
Bảng 4.5: Lượng rác thải nguy hại phát sinh tại các khoa của bệnh viện ...... 33
Bảng 4.6: Khối lượng từng loại rác thải nguy hại tại bệnh viện ..................... 34
Bảng 4.7: Dụng cụ lưu trữ, thu gom, vận chuyển chất thải bệnh viện ........... 40
Bảng 4.8: Nguồn nhân lực thu gom, vận chuyển chất thải ............................. 41
Bảng 4.9: Thời gian hấp trong quy trình tiệt khuẩn bằng phương pháp hấp ướt
......................................................................................................................... 41
Bảng 4.10: Phân tích khí ở lò đốt thứ nhất .................................................... 43
Bảng 4.11: Phân tích khí ở lò đốt thứ hai ....................................................... 44
Bảng 4.12: Phân tích khí ở lò đốt thứ ba......................................................... 44
Bảng 4.13: Hiểu biết về quy chế quản lý chất thải y tế .................................. 45
Bảng 4.14: Hiểu biết về mã màu sắc dụng cụ đựng chất thải y tế .................. 46
Bảng 4.15: Hiểu biết và nhận thức của nhân viên về quản lý rác thải của bệnh
viện .................................................................................................................. 48
Bảng 4.16: Hiểu biết về công tác quản lý chất thải của bệnh viện ................. 49


iii

DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang

Hình 2.1: Nguồn phát sinh chất thải y tế trong bệnh viện ................................ 8
Hình 2.2: Sơ đồ phân luồng chất thải trong các bệnh viện trước khi xử lý .... 20
Hình 4.1: Khối lượng rác thải y tế phát sinh qua các tháng ............................ 33
Hình 4.2: Lượng rác thải y tế phát sinh tại các khoa của bệnh viện ............... 34
Hình 4.3: Tỷ lệ các loại rác thải y tế của bệnh viện ........................................ 35
Hình 4.4: Sơ đồ phân loại chất thải tại bệnh viện ........................................... 36
Hình 4.5: Sơ đồ hệ thống xử lí rác .................................................................. 37
Hình 4.6: Hiểu biết của nhân viên về quy chế quản lý chất thải y tế.............. 46
Hình 4.7: Tỷ lệ hiểu biết mã màu sắc dụng cụ đựng chất thải........................ 47


iv

DANH MỤC CÁC ĐỘNG TỪ VIẾT TẮT

UBND

: Ủy ban nhân dân

CHXHCN : Cộng hòa xã hội chủ nghĩa


: Quy định

BTNMT

: Bộ tài nguyên môi trường

NĐ-CP


: Nghị định – Chính phủ

CTR

: Chất thải rắn

BV

: Bệnh Viện

TW

: Trung ương


v

MỤC LỤC
Trang
PHẦN 1. MỞ ĐẦU .......................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1
1.2. Mục đích của đề tài .................................................................................... 2
1.3. Yêu cầu ....................................................................................................... 2
1.4. Ý nghĩa khoa học của đề tài ....................................................................... 2
1.4.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học ...................................... 2
1.4.2. Ý nghĩa trong thực tiễn ........................................................................... 2
PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................... 4
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài .......................................................................... 4
2.1.1. Các khái niệm liên quan .......................................................................... 4
2.1.2. Xử lí chất thải .......................................................................................... 7

2.2. Nguồn phát sinh ......................................................................................... 7
2.3. Tác hại của chất thải rắn............................................................................. 9
2.3.1. Chất thải rắn làm giảm mỹ quan bệnh viện. ......................................... 10
2.3.2. Chất thải rắn làm ô nhiễm môi trường không khí. ................................ 10
2.3.3. Chất thải rắn làm ô nhiễm môi trường đất. ........................................... 11
2.3.4. Chất thải rắn làm ô nhiễm môi trường nước. ........................................ 11
2.4. Cơ sở pháp lí của đề tài ............................................................................ 12
2.5. Thực trạng công tác thu gom xử lý chất thải y tế. ................................... 13
2.5.1. Thực trạng công tác thu gom xử lý chất thải y tế trên thế giới. ............ 13
2.5.2. Thực trạng công tác thu gom xử lí chất thải tại Việt Nam ................... 14
2.6. Hiện trạng công tác thu gom xử lí chất thải rắn của các bệnh viện trên địa
bàn tỉnh Hải Dương ......................................................................................... 21
2.6.1. Về thủ tục hành chính ........................................................................... 21
2.6.2. Đánh giá công tác thu gom, xử lý chất thải rắn: ................................... 22
PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU ................................................................................................................ 25


vi

3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................ 25
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ............................................................ 25
3.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 25
3.4. Các phương pháp nghiên cứu................................................................... 25
3.4.1. Phương pháp điều tra nội nghiệp (Thu thập, xử lý số liệu thứ cấp) ..... 25
3.4.2. Phương pháp kế thừa............................................................................. 26
3.4.3. Phương pháp chuyên gia ....................................................................... 26
3.4.4. Phương pháp so sánh............................................................................. 26
3.4.5. Phương pháp phân tích, xử lý số liệu .................................................... 26
3.4.6. Phương pháp xác định lượng rác thải phát sinh .................................... 26

3.4.7 Phương pháp lấy mẫu khí....................... Error! Bookmark not defined.
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................... 28
4.1. Một số đặc điểm chính, tổng quan về Bệnh viện Đa khoa Tỉnh Hải
Dương .............................................................................................................. 28
4.2. Hiện trạng phân loại, thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải tại Bệnh viện
......................................................................................................................... 29
4.2.1. Nguồn rác thải phát sinh: ...................................................................... 29
4.2.2. Khối lượng chất thải rắn của Bệnh viện: .............................................. 31
4.2.3. Công tác phân loại chất thải nguy hại tại bệnh viện. ............................ 36
4.3.4. Tình hình thu gom, lưu trữ, vận chuyển rác thải tại bệnh viện:............ 38
4.4. Đánh giá thực trạng xử lý chất thải rắn y tế tại Bệnh viện. .................... 42
4.4.1. Thực trạng xử lí chất thải rắn tại Bệnh viện ......................................... 42
4.4.2. Chất thải rắn thông thường.................................................................... 42
4.4.3. Chất thải nguy hại. ................................................................................ 42
4.5. Hiểu biết của cán bộ nhân viên, bệnh nhân về tình hình rác thải y tế của
bệnh viện ......................................................................................................... 45
4.5.1. Đối với cán bộ nhân viên bệnh viện...................................................... 45
4.5.2. Đối với bệnh nhân và người nhà bệnh nhân ......................................... 48
4.6. Những hạn chế trong công tác kiểm soát chất thải rắn của Bệnh viện .... 50


vii

4.7. Đề xuất các biện pháp xử lí ...................................................................... 50
4.7.1. Biện Pháp quản lí nội vi ........................................................................ 51
4.7.2. Biện pháp về quản lí môi trường........................................................... 52
4.7.3. Biện pháp nâng cao công tác phân loại, thu gom, vận chuyển ............. 54
4.7.4. Biện pháp về công nghệ ........................................................................ 55
4.7.5. Biện pháp nâng cao công nghệ xứ lý chất thải rắn y tế không đốt. ...... 56
PHẦN 5. KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN ...................................................... 58

5.1. Kết luận .................................................................................................... 58
5.2. Kiến nghị .................................................................................................. 59
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 61


1

PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe người dân là nhiệm vụ quan
trọng của ngành y tế. Nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu khám chữa bệnh và chăm
sóc sức khỏe của người dân, được sự quan tâm của Đảng và nhà nước, hệ thống
các cơ sở y tế không ngừng được tăng cường, mở rộng và hoàn thiện.
Tuy nhiên trong quá trình hoạt động, hệ thống y tế đặc biệt là bệnh viện
đã thải ra môi trường một lượng lớn chất thải nguy hại. Theo tổ chức y tế thế
giới, trong thành phần của chất thải rắn bệnh viện có khoảng 10% là chất thải
nhiễm khuẩn và khoảng 5% là chất thải gây độc hại như chất phóng xạ, chất
gây độc tế bào, các hóa chất độc hại phát sinh trong quá trình chuẩn đoán và
điều trị. Đó là những yếu tố nguy cơ làm ô nhiễm môi trường, lan truyền mầm
bệnh ra khu vực xung quanh.
Bệnh viện đa khoa tỉnh Hải Dương là bệnh viện hạng II tuyến tỉnh, với
quy mô công suất hiện tại là 49 khoa phòng có 936 giường bệnh lưu lượng
người đến khám từ 300-350 người ngày, vào điều trị trung bình khoảng 500
người ngày, số lượng cán bộ,
Do đó lượng chất thải phát sinh trong quá trình hoạt động khám chữa
bệnh cũng tương đối lớn, việc quản lý chất thải rắn nguy hại nếu không tuân
thủ tốt theo các quy định thì sẽ gây ra những hậu quả khó lường.
Trong những năm qua Bệnh viện đã triển khai nhiều hoạt động để quản
lý và xử lý chất thải để giảm thiểu những tác động đến môi trường, đảm bảo sự

hài lòng của người dân sống xung quanh cũng như người bệnh đến điều trị. Tuy
nhiên vẫn còn tồn tại một số mặt hạn chế trong công tác thu gom, vận chuyển và
xử lý chất thải rắn y tế tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương. Vì vậy, em xin
chọn đề tài: “Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả xử
lý chất thải rắn y tế tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương”.


ii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Tổng lượng chất thải bệnh viện tại một số nước trên thế giới
(kg/giường/ngày) ............................................................................................. 14
Bảng 2.2: Các loại chất thải rắn đặc thù phát sinh từ hoạt động y tế.............. 15
Bảng 2.3: Nguồn gốc phát sinh chất thải tại bệnh viện .................................. 16
Bảng 2.4: Lượng chất thải phát sinh tại các khoa trong bệnh viện ................. 16
Bảng 2.5: Lượng chất thải phát sinh tại các khoa trong bệnh viện ................. 17
Bảng 2.6: Thành phần trong CTR từ các bệnh viện đa khoa .......................... 18
Bảng 4.1 : Các yếu tố phát sinh chất thải rắn.................................................. 29
Bảng 4.2 Thành phần rác thải y tế .................................................................. 30
Bảng 4.3: Lượng rác thải trung bình theo tháng của Bệnh viện Đa khoa tỉnh
Hải Dương ....................................................................................................... 31
Bảng 4.4: Tổng lượng rác thải nguy hại phát sinh qua các tháng ................... 32
Bảng 4.5: Lượng rác thải nguy hại phát sinh tại các khoa của bệnh viện ...... 33
Bảng 4.6: Khối lượng từng loại rác thải nguy hại tại bệnh viện ..................... 34
Bảng 4.7: Dụng cụ lưu trữ, thu gom, vận chuyển chất thải bệnh viện ........... 40
Bảng 4.8: Nguồn nhân lực thu gom, vận chuyển chất thải ............................. 41
Bảng 4.9: Thời gian hấp trong quy trình tiệt khuẩn bằng phương pháp hấp ướt
......................................................................................................................... 41
Bảng 4.10: Phân tích khí ở lò đốt thứ nhất .................................................... 43

Bảng 4.11: Phân tích khí ở lò đốt thứ hai ....................................................... 44
Bảng 4.12: Phân tích khí ở lò đốt thứ ba......................................................... 44
Bảng 4.13: Hiểu biết về quy chế quản lý chất thải y tế .................................. 45
Bảng 4.14: Hiểu biết về mã màu sắc dụng cụ đựng chất thải y tế .................. 46
Bảng 4.15: Hiểu biết và nhận thức của nhân viên về quản lý rác thải của bệnh
viện .................................................................................................................. 48
Bảng 4.16: Hiểu biết về công tác quản lý chất thải của bệnh viện ................. 49


3

- Đánh giá được hiện trạng quản lý rác thải y tế nguy hại tại bệnh viện
có những khó khăn, hạn chế gì.
- Có những biện pháp đề xuất hiệu quả, khả thi trong công tác quản lý
rác thải y tế của bệnh viện.
- Góp phần chung vào công tác bảo vệ môi trường của đất nước.


4

PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài
2.1.1. Các khái niệm liên quan
2.1.1.1. Khái niệm chất thải y tế
- Khái niệm:
+ Khái niệm về chất thải.
Chất thải là sản phẩm được phát sinh ra trong quá trình sinh hoạt của
con người, sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, thương mại, du lịch, giao
thông, sinh hoạt tại các gia đình, trường học, các khu dân cư, nhà hàng, khách

sạn. Ngoài ra còn phát sinh ra trong giao thông vận tải như khí thải của các
phương tiện giao thông đường bộ, đường thuỷ...Chất thải là kim loại, hoá chất
và từ các loại vật liệu khác.
Chất thải rắn được hiểu là tất cả các chất thải phát sinh do các hoạt
động của con người và động vật tồn tại ở dạng rắn, được thải bỏ khi không
còn hữu dụng hay khi không muốn dùng nữa.[1]
+ Các khái niệm về chất thải y tế.
Chất thải y tế là chất thải phát sinh trong các cơ sở y tế, cơ sở nghiên
cứu, từ các hoạt động khám chữa bệnh, chăm sóc, xét nghiệm, phòng bệnh và
văn phòng. Ngoài ra nó còn có thể bao gồm chất thải phát sinh từ các nguồn
thứ yếu như những thứ tạo ra trong khi chăm sóc sức khỏe tại gia đình.
1. Chất thải y tế là vật chất ở thể rắn, lỏng và khí được thải ra từ các cơ
sở y tế bao gồm chất thải y tế nguy hại và chất thải thông thường.
2. Chất thải y tế nguy hại là chất thải y tế chứa yếu tố nguy hại cho sức
khỏe con người và môi trường như dễ lây nhiễm, gây ngộ độc, phóng xạ, dễ
cháy, dễ nổ, dễ ăn mòn hoặc có đặc tính nguy hại khác nếu những chất thải
này không được tiêu hủy an toàn.


5

3. Thu gom chất thải tại nơi phát sinh là quá trình phân loại, tập hợp,
đóng gói và lưu giữ tạm thời chất thải tại địa điểm phát sinh chất thải trong cơ
sở y tế.
4. Vận chuyển chất thải là quá trình chuyên chở chất thải từ nơi phát
sinh, tới nơi xử lý ban đầu, lưu giữ, tiêu hủy.
5. Xử lý ban đầu là quá trình khử khuẩn hoặc tiệt khuẩn các chất thải có
nguy cơ lây nhiễm cao tại nơi chất thải phát sinh trước khi vận chuyển tới nơi
lưu giữ hoặc tiêu hủy.
6. Xử lý và tiêu hủy chất thải là quá trình sử dụng các công nghệ nhằm

làm mất khả năng gây huy hại của chất thải đối với sức khỏe con người và
môi trường. [2]
2.1.1.2. Phân loại chất thải y tế
Theo quyết định số 43/2007/QĐ-BYT ngày 30 tháng 10 năm 2007 của
Bộ Y tế về việc ban hành quy chế quản lý chất thải y tế dựa vào các đặc điểm
lý, hóa, sinh học, tính chất nguy hại thì chất thải trong các cơ sở y tế được
phân thành 5 nhóm:
a) Chất thải lây nhiễm, gồm:
- Chất thải sắc nhọn (loại A): là chất thải có thể gây ra các vết cắt hoặc
chọc thủng, có thể nhiễm khuẩn (bơm kim tiêm, dao mổ, đinh mổ, cưa, các
ống tiêm, mảnh vỡ thủy tinh và các dụng cụ sắc nhọn khác được sử dụng
trong hoạt động y tế…);
- Chất thải lây nhiễm không sắc nhọn (loại B): là chất thải bị thấm máu,
thấm dịch sinh học của cơ thể và các chất thải phát sinh từ buồng bệnh cách ly;
- Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao (loại C): là chất thải phát sinh trong
các phòng xét nghiệm như bệnh phẩm và dụng cụ đựng dính bệnh phẩm;
- Chất thải giải phẫu (loại D): Bao gồm các mô, cơ quan, bộ phận cơ
thể người, rau thai, bào thai và xác động vật thí nghiệm;


6

b) Chất thải hóa học nguy hại, gồm:
- Dược phẩm quá hạn, kém phẩm chất không có khả năng sử dụng;
- Chất độc tế bào: vỏ các chai thuốc, lọ thuốc, các dụng cụ dính thuốc
gây độc tế bào, và các chất tiết từ người bệnh được điều trị bằng hóa trị liệu;
- Chất thải chứa kim loại nặng: thủy ngân (từ nhiệt kế, huyết áp kế thủy
ngân bị vỡ, chất thải từ các hoạt động nha khoa), cacdimi (pin, ắc quy), chì
(tấm gỗ bọc chì hoặc vật liệu tráng chì sử dụng trong ngăn tia xạ từ các khoa
chuẩn đoán hình ảnh, xạ trị);

c) Chất thải phóng xạ:
Là chất thải có hoạt động riêng giống như các chất phóng xạ. Tại các
cơ sở y tế, chất thải phóng xạ phát sinh từ các hoạt động chuẩn đoán, hóa trị
liệu và nghiên cứu. Chất thải phóng xạ gồm: chất thải rắn, lỏng, khí.
- Chất thải phóng xạ rắn, gồm: các vật liệu sử dụng trong các xét
nghiệm, chuẩn đoán, điều trị, như : gạc sát khuẩn, ống nghiệm, chai lọ
đựng chất phóng xạ..
- Chất thải phóng xạ lỏng, gồm: dung dịch có chứa nhân phóng xạ phát
sinh trong quá trình chuẩn đoán, điều trị như nước tiểu của người bệnh, các
chất bài tiết, nước xúc rửa các dụng cụ có chứa phóng xạ…
- Chất thải phóng xạ khí, gồm: các chất khí lâm sàng như: 113Xe. Các
khí thoát ra từ các kho chứa chất phóng xạ…
d) Bình chứa áp xuất:
Các cơ sở y tế thường có các bình chứa khí có áp suất như bình đựng
O2, CO2, bình khí dung và các bình đựng khí dùng một lần. Các bình này dễ
gây cháy nổ khi thiêu đốt vì vậy phải thu gom riêng
e) Chất thải thông thường: Là chất thải không chứa các yếu tố lây
nhiễm, hóa học, nguy hại, phóng xạ, dễ cháy nổ gồm:
- Chất thải phát sinh từ các buồng bệnh (trừ các buồng cách ly);


iii

DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1: Nguồn phát sinh chất thải y tế trong bệnh viện ................................ 8
Hình 2.2: Sơ đồ phân luồng chất thải trong các bệnh viện trước khi xử lý .... 20
Hình 4.1: Khối lượng rác thải y tế phát sinh qua các tháng ............................ 33
Hình 4.2: Lượng rác thải y tế phát sinh tại các khoa của bệnh viện ............... 34
Hình 4.3: Tỷ lệ các loại rác thải y tế của bệnh viện ........................................ 35

Hình 4.4: Sơ đồ phân loại chất thải tại bệnh viện ........................................... 36
Hình 4.5: Sơ đồ hệ thống xử lí rác .................................................................. 37
Hình 4.6: Hiểu biết của nhân viên về quy chế quản lý chất thải y tế.............. 46
Hình 4.7: Tỷ lệ hiểu biết mã màu sắc dụng cụ đựng chất thải........................ 47


8

Buồng tiêm

Phòng bệnh nhân
không lây lan

Phòng mổ

Phòng bệnh nhân
truyền nhiễm

Phòng xét nghiệm chụp
và rửa phim

Khu dược

Phòng cấp cứu

Khu vực hành chính

Lò đốt rác y tế

Nhà tẩm niệm


Hình 2.1: Nguồn phát sinh chất thải y tế trong bệnh viện
- Chất thải y tế (Bộ Y tế) thì chất thải y tế là vật chất ở thể rắn, lỏng và
khí, được thải ra từ các cơ sở y tế bao gồm chất thải y tế nguy hại và chất thải
thông thường. Chất thải y tế nguy hại là chất thải y tế chứa yếu tố nguy hại
cho sức khỏe con người và môi trường như dễ lây nhiễm, gây ngộ độc, phóng
xạ, dễ cháy, dễ nổ, dễ ăn mòn hoặc có đặc tính nguy hại khác nếu những chất
thải này không được tiêu hủy hoàn toàn.
Các chất thải rắn y tế nguy hại bao gồm:
+ Chất thải lây nhiễm sắc nhọn (bơm kim tiêm, đầu sắc nhọn của dây
truyền dịch, lưỡi dao mổ, đinh mổ, cưa, các ống tiêm, mảnh thủy tinh vỡ và
các vật sắc nhọn khác), chất thải lây nhiễm không sắc nhọn (bông, băng,


9

gạc); chất thải có nguy cơ lây nhiễm (bệnh phẩm và dụng cụ đựng dính
bệnh phẩm ); chất thải giải phẫu (các mô, cơ quan,bộ phận cơ thể người,
rau thai, bào thai); chất thải hóa học nguy hại (dược phẩm quá hạn, kém
phẩm chất không còn khả năng sử dụng, chất hóa học nguy hại sử dụng
trong y tế), chất thải chứa kim loại nặng (thủy ngân từ nhiệt kế, huyết áp kế
bị vỡ)..
+ Chất thải thông thường (hay chất thải không nguy hại):
Là chất thải không chứa các yếu tố lây nhiễm, hóa học nguy hại, phóng
xạ, dễ cháy nổ, bao gồm:
Chất thải sinh hoạt phát sinh từ các buồng bệnh (trừ các buồng bệnh
cách ly)
Chất thải phát sinh từ các hoạt động chuyên môn y tế (chai, lọ thủy
tinh, chai lọ huyết thanh, các vật liệu nhựa, các loại bột bó trong gãy xương
kín. Những chất thải này không dính máu, dịch sinh học và các chất hóa

học nguy hại); chất thải phát sinh từ các công việc hành chính (giấy, báo,
tài liệu, túi nilon...); chất thải ngoại cảnh (lá cây,rác ở các khu vực ngoại
cảnh).[2]
2.3. Tác hại của chất thải rắn
*Tác hại của chất thải rắn của bệnh viện đối với sức khỏe cộng đồng
Tác hại của rác thải lên sức khỏe con người thông qua ảnh hưởng của
chúng lên các thành phần môi trường. Môi trường bị ô nhiễm tất yếu sẽ tác
động đến sức khỏe con người thông qua chuỗi thức ăn. Chúng ta đang đối mặt
với nhiều nguy cơ lây lan bệnh truyền nhiễm, dịch hại nguy hiểm do môi
trường đang bị ô nhiễm đặc biệt là môi trường trong bệnh viện nơi luôn ẩn
nấp những mối nguy hiểm bùng phát dịch bệnh.
Nhiều bệnh như đau mắt, bệnh đường hô hấp, bệnh ngoài da, tiêu chảy,
dịch tả, thương hàn…do chất thải rắn gây ra. Đội ngũ lao động của các đơn vị


10

làm vệ sinh trong bệnh viện phải làm việc trong điều kiện ô nhiễm, các loại vi
trùng, siêu vi trùng, nhất là trứng giun, trực tiếp ảnh hưởng đến sức khoẻ của họ.
Tại các buồng, kho chứa chứa rác thải nếu không áp dụng các kỹ thuật
xử lý thích hợp, cứ đổ dồn vào không có lớp lót, lớp phủ thì các buồng, kho
chứa rác thải trở thành nơi phát sinh ruồi, muỗi, là mầm mống lan truyền dịch
bệnh, chưa kể đến chất thải độc hại tại các bãi rác có nguy cơ gây các bệnh
hiểm nghèo đối với cơ thể người khi tiếp xúc, đe dọa đến sức khỏe cộng đồng
xung quanh.
Rác thải còn tồn đọng ở các khu vực, ở lò đốt rác cũ là nguyên nhân
dẫn đến phát sinh các ổ dịch bệnh, là nguy cơ đe dọa đến sức khỏe con người.
2.3.1. Chất thải rắn làm giảm mỹ quan bệnh viện.
Ngoài việc gây nguy hại đến sức khỏe con người thì rác thải rắn nói
chung còn ảnh hưởng đến mỹ quan bệnh viện. Nó mang lại những hình ảnh

không đẹp trong con đường phát triển văn minh và hiện đại của bệnh viện.
Chất thải rắn nếu không được thu gom, vận chuyển đến nơi xử lý, thu
gom không hết, vận chuyển rơi vãi dọc đường, tồn tại các bãi rác nhỏ lộ
thiên… đều là những nguy cơ gây mất vệ sinh môi trường và làm ảnh hưởng
đến vẻ mỹ quan.
Một nguyên nhân nữa làm giảm mỹ quan bệnh là do ý thức của người
dân chưa cao. Tình trạng người dân xả rác bừa bãi ra lề đường không vứt rác
đúng chỗ quy định vẫn còn rất phổ biến.
2.3.2. Chất thải rắn làm ô nhiễm môi trường không khí.
Điều đáng lo ngại, CTR sinh hoạt có thành phần hữu cơ chiếm chủ
yếu, cho nên dưới tác động của nhiệt độ, độ ẩm và các vi sinh vật, CTR hữu
cơ bị phân hủy và sản sinh ra các chất khí như CH 4, CO 2 Sự đốt rác tạo ra
khí độc theo gió đi rất xa, tro có thể còn chứa chất độc làm ô nhiễm đất,
nước và cây trồng.


11

Ngoài ra, ô nhiễm mùi sinh ra khi tồn trữ chất thải rắn trong thời
gian dài giữa các khâu thu gom, trung chuyển và thải ra bãi rác nhất là ở
những vùng khí hậu nóng do quá trình phân huỷ kỵ khí các chất hữu cơ dễ
bị phân huỷ có trong chất thải rắn sinh hoạt. Ví dụ: trong điều kiện kỵ khí,
sulfate có thể bị khử thành sulfide (S2-), sau đó sulfide kết hợp vói hydro
tạo thành H2S.
Vào mùa hè cũng như tất cả các mùa của những vùng có khí hậu ấm áp,
sự sản sinh ruồi nhặng ở khu vực chứa rác là vấn đề đáng quan tâm.
Thông thường chu kỳ phát triển của ruồi ở khu dân cư từ trứng thành
ruồi có thể biểu diễn như sau:
- Trứng phát triển: 8 - 12 giờ
- Giai đoạn đầu của ấu trùng: 20 giờ

- Giai đoạn thứ hai của ấu trùng: 24 giờ
- Giai đoạn thứ ba của ấu trùng: 3 ngày
- Giai đoạn nhộng: 4 - 5 ngày
- Tổng cộng: 9 - 11 ngày
2.3.3. Chất thải rắn làm ô nhiễm môi trường đất.
Hàng ngày, môi trường đất tiếp nhận một khối lượng lớn chất thải từ
hoạt động sinh hoạt của con người tạo ra. Lượng bệnh nhân đến càng nhiều
thì lượng chất thải sinh hoạt phát sinh càng nhiều.
2.3.4. Chất thải rắn làm ô nhiễm môi trường nước.
Lượng rác thải không được thu gom hoặc thu gom không đúng quy
định là nguyên nhân góp phần gây ô nhiễm môi trường nước.
Lượng rác thải rơi vãi nhiều, ứ đọng lâu ngày, khi gặp mưa rác rơi vãi
sẽ theo dòng nước chảy, các chất độc hòa tan trong nước, qua cống rãnh, ra ao
hồ, sông ngòi, gây ô nhiễm nguồn nước mặt tiếp nhận.


iv

DANH MỤC CÁC ĐỘNG TỪ VIẾT TẮT

UBND

: Ủy ban nhân dân

CHXHCN : Cộng hòa xã hội chủ nghĩa


: Quy định

BTNMT


: Bộ tài nguyên môi trường

NĐ-CP

: Nghị định – Chính phủ

CTR

: Chất thải rắn

BV

: Bệnh Viện

TW

: Trung ương


13

trường quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
- Quyết định số 2038/QĐ-TTg ngày 15 tháng 11 năm 2011 của Thủ
tướng Chính phủ về phê duyệt đề án tổng thể xử lý chất thải y tế giai đoạn
2011 đến 2015 và định hướng đến năm 2020;
- Quyết định số 170/QĐ-TTg ngày 08 tháng 02 năm 2011 của Thủ
tướng Chính phủ về phê duyệt quy hoạch tổng thể hệ thống xử lý chất thải
rắn y tế nguy hại đến năm 2025;
- Quyết định số 1788/QĐ-TTg ngày 01 tháng 10 năm 2013 của Thủ

tướng Chính phủ về phê duyệt kế hoạch xử lý triệt để các cơ sở y tế gây ô
nhiễm môi trường nghiêm trọng 2020;
- Căn cứ Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 18 tháng 3 năm 2013 của
Chính phủ về một số vấn đề cấp bách trong lĩnh vực bảo vệ môi trường;
- Chỉ thị số 17/2008/CT- TTg ngày 05 tháng 06 năm 2008 của Thủ
tướng Chính phủ về “ Một số giải pháp cấp bách đẩy mạnh công tác xử lý
triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng theo Quyết định số
64/2003/QĐ- TTg ”.
2.5. Thực trạng công tác thu gom xử lý chất thải y tế.
2.5.1. Thực trạng công tác thu gom xử lý chất thải y tế trên thế giới.
Nghiên cứu về chất thải y tế (CTYT) đã được tiến hành tại nhiều nước
trên thế giới, đặc biệt ở các nước phát triển như Anh, Mỹ, Nhật, Pháp... Các
nghiên cứu đã quan tâm đến nhiều lĩnh vực như tình hình phát sinh; phân loại
CTYT; quản lý CTYT (biện pháp làm giảm thiểu chất thải, tái sử dụng chất
thải, xử lý chất thải, đánh giá hiệu quả của các biện pháp xử lý chất thải...); tác
hại của CTYT đối với môi trường, sức khoẻ; biện pháp làm giảm tác hại của
CTYT đối với sức khỏe cộng đồng, sự đe dọa của chất thải nhiễm khuẩn tới
sức khỏe cộng đồng, ảnh hưởng của nước thải y tế đối với việc lan truyền
dịch bệnh; những vấn đề liên quan của y tế công cộng với CTYT; tổn thương


14

nhiễm khuẩn ở y tá, hộ lý và người thu gom rác; nhiễm khuẩn bệnh viện,
nhiễm khuẩn ngoài bệnh viện đối với người thu nhặt rác, vệ sinh viên, cộng
đồng và nhân viên y tế .
Bảng 2.1: Tổng lượng chất thải bệnh viện tại một số nước trên thế giới
(kg/giường/ngày)
Loại bệnh viện


Na uy

Tây Ban Nha

Anh Pháp

Mỹ

Hà Lan

Bệnh viện tổng hợp

3.9

4.4

3.3

3.35

5.24

4.2-6.5

BV đa khoa

-

-


-

2.5

4.5

2.7

Sản khoa

-

3.4

3.0

-

-

-

BV tâm thần

-

1.6

0.5


-

-

1.3

Lão khoa

-

1.2

9.25

-

-

1.7

(Nguồn: WHO, 2007)
Như vậy có thể thấy rằng lượng rác thải y tế tại các bệnh viện rất lớn,
đặc biệt là bệnh viện đa khoa tổng hợp và sản khoa. Tại bệnh viện tổng hợp
ở lượng rác thải trung bình từ 3.3 đến 6.5 kg/giường/ngày.
Theo Tổ chức Y tế thế giới, có 18 - 64% cơ sở y tế chưa có biện
pháp xử lý chất thải đúng cách. Tại các cơ sở Y tế, 12,5% công nhân xử lý
chất thải bị tổn thương do kim đâm xảy ra trong quá trình xử lý CTYT. Tổn
thương này cũng là nguồn phơi nhiễm nghề nghiệp, với máu phổ biến nhất,
chủ yếu là dùng hai tay tháo lắp kim và thu gom tiêu huỷ vật sắc nhọn. Có
khoảng 50% số bệnh viện trong diện điều tra vận chuyển CTYT đi qua khu

vực bệnh nhân và không đựng trong xe thùng có nắp đậy .[4]
2.5.2. Thực trạng công tác thu gom xử lí chất thải tại Việt Nam
Theo thống kê năm 2011 của Cục Quản lý Môi trường Y tế - Bộ Y tế, cả
nước có hơn 1.000 bệnh viện, mỗi ngày phát sinh từ 350 - 500 tấn chất thải y
tế, trong đó khoảng 45 tấn chất thải y tế nguy hại. Thế nhưng, nhiều bệnh viện
không có hệ thống lò đốt chuyên dụng. Vì thế, vẫn có những vụ đốt chất thải y


15

tế nguy hại trong khuôn viên bệnh viện với lượng lớn, ảnh hưởng trực tiếp đến
bệnh nhân cũng như người dân sống xung quanh. Cục phòng chống tội phạm
về môi trường (PCTPVMT) cũng từng phát hiện một số bệnh viện ở Hà Nội vi
phạm quy định về bảo vệ môi trường, khi trong số tang vật thu được có cả rác
thải của bệnh nhân cách ly như HIV, lao v.v… Một xét nghiệm khoa học đã
cho thấy sự nguy hiểm của rác thải bệnh viện: mỗi một gram bệnh phẩm như
mủ, đờm… nếu không được xử lý, sẽ truyền 11 tỉ vi khuẩn gây bệnh ra ngoài.
Thực trạng trong quản lý chất thải y tế khiến dư luận bức xúc và lực lượng
cảnh sát môi trường đang phải tăng cường phát hiện, xử lý vi phạm .[6]
Hiện nay trên cả nước, lượng CTR trung bình thải ra mỗi ngày là
0,86kg/giường bệnh, trong đó CTR y tế là 0,14kg/giường bệnh. Tổng lượng
CTR ở các bệnh viện trên toàn quốc lên tới 100 tấn và 16 tấn CTR y tế cần
được xử lý.
Bảng 2.2: Các loại chất thải rắn đặc thù phát sinh từ hoạt động y tế
Loại chất thải rắn
Chất thải sinh hoạt

Nguồn tạo thành
Các chất thải từ nhà bếp, khu nhà hành chính,
các loại bao gói…


Các phế thải từ phẫu thuật, các cơ quan nội tạng
Chất thải chứa các vi trùng của người sau khi mổ xẻ và của các động vật
gây bệnh
sau quá trình xét nghiệm, các gạc bông lẫn máu
của bệnh nhân…
Chất thải bị nhiễm bệnh

Các thành phần thải ra sau khi dùng cho bệnh
nhân, các chất thải từ quá trình lau cọ sàn nhà…

Chất thải đặc biệt

Các loại chất thải độc hại hơn các loại trên, các
chất phóng xạ, hóa chất dược…
(Nguồn: Bộ Y tế, 2010 )


16

Bảng 2.3: Nguồn gốc phát sinh chất thải tại bệnh viện
STT

Nguồn phát sinh

Loại chất thải phát sinh
Chất thải hóa học, bình áp suất, chất

1


Buồng tiêm

2

Phòng mổ

3

Phòng xét nghiệm Xquang

4

Phòng cấp cứu

Chất thải lâm sàng, chất thải phóng xạ

5

Phòng bệnh nhân không lây lan

Chất thải sinh hoạt

6

Phòng bệnh nhân truyền nhiễm

7

Khu bào chế dược


8

Khu vực hành chính

thải sinh hoạt
Chất thải lâm sàng, chất thải hóa học,
chất thải sinh hoạt
Chất thải phóng xạ, chất thải hóa
học,bình áp suất, chất thải sinh hoạt

Chất thải phóng xạ,bình áp suất, chất
thải sinh hoạt
Chất thải lâm sàng, chất thải phóng xạ,
chất thải sinh hoạt
Chất thải sinh hoạt

(Nguồn: Nguyễn Đức Khiển, Quản lý chất thải nguy hại, 2003)
Bảng 2.4: Lượng chất thải phát sinh tại các khoa trong bệnh viện

Khoa

Tổng lượng chất thải phát

Tổng lượng chất thải y tế

sinh (kg/giường.ngày)

nguy hại (kg/giường.ngày)

BV

Trung
ương

BV
BV

BV

Tỉnh Huyện

(TW)

Trung Trung
bình

ương

BV

BV

Tỉnh Huyện

Trung
bình

(TW)

Hồi sức cấp cứu


1.08

1.27

1.00

0.30

0.31

0.18

Nội

0.64

0.47

0.45

0.04

0.03

0.02

Nhi

0.50


0.41

0.45

0.04

0.05

0.02

Ngoại

1.01

0.87

0.73

0.26

0.21

0.17

Sản

0.82

0.95


0.74

0.21

0.22

0.17

Mắt/Tai Mũi Họng

0.66

0.68

0.34

0.12

0.10

0.08

Cận lâm sàng

0.11

0.10

0.08


0.03

0.03

0.03

(Nguồn: Bộ Y tế - Quy hoạch quản lý chất thải y tế, 2009)


v

MỤC LỤC
Trang
PHẦN 1. MỞ ĐẦU .......................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1
1.2. Mục đích của đề tài .................................................................................... 2
1.3. Yêu cầu ....................................................................................................... 2
1.4. Ý nghĩa khoa học của đề tài ....................................................................... 2
1.4.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học ...................................... 2
1.4.2. Ý nghĩa trong thực tiễn ........................................................................... 2
PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................... 4
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài .......................................................................... 4
2.1.1. Các khái niệm liên quan .......................................................................... 4
2.1.2. Xử lí chất thải .......................................................................................... 7
2.2. Nguồn phát sinh ......................................................................................... 7
2.3. Tác hại của chất thải rắn............................................................................. 9
2.3.1. Chất thải rắn làm giảm mỹ quan bệnh viện. ......................................... 10
2.3.2. Chất thải rắn làm ô nhiễm môi trường không khí. ................................ 10
2.3.3. Chất thải rắn làm ô nhiễm môi trường đất. ........................................... 11
2.3.4. Chất thải rắn làm ô nhiễm môi trường nước. ........................................ 11

2.4. Cơ sở pháp lí của đề tài ............................................................................ 12
2.5. Thực trạng công tác thu gom xử lý chất thải y tế. ................................... 13
2.5.1. Thực trạng công tác thu gom xử lý chất thải y tế trên thế giới. ............ 13
2.5.2. Thực trạng công tác thu gom xử lí chất thải tại Việt Nam ................... 14
2.6. Hiện trạng công tác thu gom xử lí chất thải rắn của các bệnh viện trên địa
bàn tỉnh Hải Dương ......................................................................................... 21
2.6.1. Về thủ tục hành chính ........................................................................... 21
2.6.2. Đánh giá công tác thu gom, xử lý chất thải rắn: ................................... 22
PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU ................................................................................................................ 25


×