MỘT SỐ BIỆN PHÁP THÚC ĐẨY PHONG TRÀO THI ĐUA HỌC TẬP
TRONG HỌC VIÊN TRUNG TÂM GDTX LỘC BÌNH
- Kính thưa toàn thể hội nghị !
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……
I. Đặt vấn đề:
Phát động và hưởng ứng phong trào thi đua là một công tác không thể thiếu được
trong quá trình tồn tại và phát triển của một trường học nói chung và Trung tâm GDTX
Lộc Bình nói riêng. Phong trào thi đua học tập trong học viên góp phần quan trọng
khẳng định thành tích năm học của Trung tâm. Với vai trò hết sức quan trọng đó có lẽ
nên nghĩ tới việc hưởng ứng và duy trì, cũng như thúc đẩy phong trào thi đua học tập
trong học viên. Nhằm thúc đẩy phong trào thi đua học tập trong HV, theo quan điểm
của cá nhân, tôi xin đề xuất một số biện pháp sau hội nghị cùng suy ngẫm:
II. Những biện pháp thúc đẩy phong trào học tập trong học viên
1.Làm cho học viên nhận thức được vì sao nên hưởng ứng phong trào thi đua học
tập và tham gia phong trào thi đua các em được những gì ?
Để giúp học viên tìm ra đáp án cho những câu hỏi này cần tới vai trò của GVCN.
Trong mỗi đợt thi đua TT, các tổ chức đoàn thể phát động, GVCN sẽ là địa chỉ gần gũi
nhất để cố vấn và nhắc nhở HV tham gia tích cực vào đợt thi đua, khơi gợi cho HV thấy
được giá trị của việc tham gia thi đua sẽ đạt được. Chẳng hạn, khi tham gia phong trào
thi đua các em sẽ:
+ Được phát huy được năng lực sở trường vốn có.
+ Được rèn luyện để ngày càng hoàn thiện nhân cách đạo đức và học tập.
+ Là cơ hội đóng góp sức lực nhỏ bé của mình cho tập thể lớp và TT.
+ Có cơ hội để tự khẳng định mình đồng thời cũng là căn cứ để cá nhân có dịp tự đánh
giá bản thân.
2. Trong quá trình phát động thi đua nên có sự theo dõi, tổng hợp, xếp loại kết quả
mỗi tuần học
Bất cứ một tập thể nào khi tham gia phong trào thi đua cũng muốn biết kết quả đã
đạt tới đâu. Với điều này, thiết nghĩ cần xây dựng biểu bảng theo dõi phong trào thi đua
phù hợp, thống nhất. Ở đó thể hiện kết quả theo dõi cả hai mặt nề nếp và học tập của
HV. Kết thúc mỗi tuần học, chỉ cần căn cứ vào kết quả tổng hợp để nhận xét, xếp loại
giữa các tập thể HV với nhau.
3. Cần có sự biểu dương, phê bình kịp thời
Biểu dương và phê bình đúng đối tượng sẽ có tác dụng thúc đẩy phong trào thi
đua học tập trong học viên.
Ỏ mỗi đợt phát động thi đua, căn cứ vào kết quả so sánh giữa các tuần học, cần
có sự biểu dương kịp thời các tập thể, cá nhân HV có tiến bộ, phê bình, hay khiển trách
những tập thể, cá nhân chưa tích cực tham gia phong trào thi đua. Tuy nhiên, công tác
1
biểu dương, phê bình tập thể hay cá nhân HV, không chỉ thuộc phạm vi của riêng
GVCN, hay ban thi đua mà còn từ GV bộ môn. Sự động viên, khuyến khích, khích lệ
của giáo viên bộ môn rất quan trọng không thể thiếu được trong phát triển phong trào
và duy trì phong trào thi đua học tập trong HV.
Xin lấy một ví dụ: Cả tuần tập thể lớp phấn đấu rất tốt, đến ngày cuối tuần có 1 học
sinh vi phạm một khuyết điểm nhỏ chẳng hạn ngủ gật, vi phạm quay cóp hay để chuông
điện thoại reo trong giờ thì giáo viên xử lý tình huống như thế nào thật khoa học thật
hợp lí và đầy lòng nhân ái bao dung để sao cho việc xử lí không làm cho các em thất
vọng mà phải làm cho các em đồng tình, các em nhận thấy ở người thầy, người cô
những cái đáng học hỏi, nhận thức được lỗi lầm trong sự day dứt lương tâm và có chiều
hướng khắc phục tốt.
Tương tự, khi kết thúc đợt thi đua, tập thể HV cần đề nghị khen thưởng cá nhân
có kết quả học tập, rèn luyện tốt. Nhắc nhở những cá nhân còn vi phạm tiêu chí thi đua
làm ảnh hưởng tới thành tích tập thể. Sau mỗi đợt thi đua, tập thể HV cũng phải có đánh
giá, nhìn nhận riêng, rút ra những ưu điểm, những mặt còn hạn chế để rút kinh nghiệm.
Phía ban thi đua, nên biểu dương khen ngợi những học viên học tốt, những tập
thể có nhiều đóng góp trong học tập và sinh hoạt khác. Kể cho học sinh nghe về những
gương vượt khó để học tốt, kể gương những học viên đã thành đạt từ TT.
4. Cuối cùng, ngoài những biện pháp trên cũng cần trao cờ thi đua cho các tập thể
đứng đầu mỗi tuần học trong đợt phát động thi đua. Bởi được nhận cờ thi đua vừa là
niềm hãnh diện song cũng như một minh chứng cho thành tích các em đã đạt được.
III. Kết luận
Trên đây là những suy nghĩ của cá nhân tôi về 1 số biện pháp nhằm thúc đẩy
phong trào thi đua học tập trong học viên TTGDTX Lộc Bình. Chắc chắn có nhiều thiếu
sót và có những suy nghĩ không cùng quan điểm. Xin hội nghị chia sẻ và cùng góp ý để
cùng hướng tới thúc đẩy phong trào thi đua học tập trong HV đạt kết quả cao.
Cuối cùng, chúc sức khỏe quý thầy cô đồng tham dự hội nghị, chúc hội nghị
thành công tốt đẹp. Xin cảm ơn !
2
goại khóa
An toàn
Giao thông
Bài tập trắc nghiệm
Theo em, nguyên nhân nào dẫn đến sự gia tăng các vụ tai nạn giao thông hiện nay?
a. Cơ sở hạ tầng yếu kém: đường nhỏ hẹp, nhiều ổ gà.
b. Hạn chế về ý thức, sự hiểu biết của người tham gia giao thông.
c. Sử dụng phương tiện giao thông kém chất lượng hoặc quá cũ nát.
d. Cả ba ý trên.
Đáp án: d
Cách nhận dạng ba loại biển báo thông dụng
Biển báo cấm: Hình tròn, viền màu đỏ, nền trắng, hình vẽ đen nhằm báo điều cấm hoặc
hạn chế mà người sử dụng đường phải tuyệt đối tuân theo.
Biển báo nguy hiểm: Hình tam giác đều, viền đỏ, nền màu vàng, hình vẽ đen mô tả sự
việc báo hiệu nhằm báo cho người sử dụng đường biết trước tính chất các nguy hiểm
trên đường để có cách xử trí cho phù hợp với tình huống.
Biển chỉ dẫn, hiệu lệnh: Hình tròn hoặc hình vuông, nền màu xanh lam, hình vẽ màu
trắng nhằm báo cho người sử dụng đường biết điều lệnh phải thi hành hoặc những điều
có ích trong hành trình.
Một vài con số đáng nhớ
Tháng 7/2005: Theo Uỷ ban An toàn giao thông quốc gia, trong tháng 7, cả nước đã xảy
ra 1.140 vụ tai nạn giao thông, làm chết 889 người, bị thương 950 người. So với cùng
kỳ năm 2004, số vụ, số người bị thương giảm nhưng số người chết do tai nạn giao
3
thông tăng 15 người (1,7%). Đa số các vụ tai nạn xảy ra trên đường bộ, nguyên nhân
chính do người điều khiển vi phạm quy định về an toàn, phóng nhanh, vượt ẩu, say
rượu, bia.
(Báo ANTĐ số ra ngày 5/8/2005)
Câu hỏi thảo luận
Tình huống 1:
Khi thấy trên đường có một hố to hoặc có một cống lớn bị mất nắp, có thể gây nguy
hiểm cho người đi đường, em sẽ làm gì?
Tình huống 2:
Một người đi xe đạp vào đường dành cho xe ô tô và mô tô, va vào một người đi mô tô
đang đi trên phần đường của mình theo chiều ngược lại. Cả hai người ngã bị thương và
bị hỏng xe. Có ý kiến cho rằng người đi xe máy phải chịu trách nhiệm bồi thường cho
người đi xe đạp vì xe máy có tốc độ cao hơn xe đạp. Em có đồng ý với ý kiến đó
không? Vì sao?
3. Trong trường hợp xảy ra va chạm hoặc tai nạn giao thông, em tán thành những việc
làm nào và không tán thành những việc làm nào sau đây:
Gợi ý trả lời
Tình huống 1:
Các cách ứng xử có thể có:
Tìm cách báo cho người đi đường biết có sự nguy hiểm ở phía trước để họ đề phòng.
Lấy vật chuẩn đánh dấu nơi nguy hiểm để mọi người dễ nhận thấy và đề phòng.
Nếu có thể thì cùng mọi người tìm cách khắc phục sự cố nguy hiểm đó.
Báo cho công an hoặc người có trách nhiệm biết để xử lý.
Tình huống 2:
Không đồng ý với ý kiến trên. Lý do:
Người đi xe đạp có lỗi (không đi đúng phần đường của mình)gây ra tai nạn và phải chịu
trách nhiệm về vi phạm của mình.
Người đi xe môtô không có lỗi vì đã đi đúng phần đường của mình, nên không phải
chịu trách nhiệm bồi thường cho người đi xe đạp.
Mọi hành vi vi phạm đều phải được xử lý nghiêm minh, không phân biệt đối tượng vi
phạm.
Đáp án 3:
Tán thành những việc làm: a,c,đ,h,k.
Không tán thành những việc làm: b,d,e,g,i,l,m.
Thảo luận các thông tin, tình huống
1. Thông tin:
a. Chỉ trong một tuần giữa tháng 12 năm 2002, trên tuyến Quốc lộ 2 và 3 thuộc địa bàn
hai huyện Đông Anh và Sóc Sơn đã xảy ra hơn 10 vụ tai nạn giao thông, làm 11 người
4
bị chết. Nguyên nhân của phần lớn các vụ tai nạn đều do người điều khiển xe chạy với
tốc độ nhanh, lại không chú ý quan sát. Đặc biệt, có nhiều trường hợp do vượt ẩu nên đã
va chạm với ô tô ngược chiều, gây tai nạn dẫn đến tổn thương nặng.
( Theo báo ANTĐ- 20/12/2002)
b. Khoảng 15 giờ ngày 16/12/2002, H-16 tuổi, đi xe máy Future của mẹ chở N- 18 tuổi
và T- 14 tuổi, đi trên đường Thăng Long - Nội Bài. Khi đến địa phận xã Q huyện Mê
Linh, H vượt xe ô tô đi cùng chiều phía trước. Nhưng do không chú ý là là lúc đó xe ô
tô cũng đang rẽ trái, nên tay lái xe mô tô của H va vào bánh trước bên trái ô tô gây chấn
thương nặng cho H và những người cùng đi trên xe máy.
( Theo báo ANTĐ- 20/12/2002)
2. Tình huống:
Nghỉ hè, Hương ,Vân và An cùng về quê của An chơi. Trên đường về quê phải qua phà.
Đến bến phà, người lái xe yêu cầu mọi người xuống xe. Trong lúc chờ phà, các bạn
tranh luận với nhau xem người được xuống phà trước hay xe cơ giới được xuống trước.
Hương thì bảo người được xuống trước. Vân bảo xe cơ giới được xuống trước. An bảo
không ai được xuống trước mà tất cả người và xe đều phải xếp hàng theo thứ tự trước
sau để xuống phà.
Theo em, bạn nào nói đúng.Vì sao?
Đáp án thông tin a:
Nguyên nhân tai nạn trong trường hợp trên là do người điều khiển xe máy vượt xe ô tô
không chú ý quan sát, đã vượt đúng lúc ô tô rẽ trái.
Đáp án thông tin b:
H đã vi phạm quy định về an toàn giao thông:
Chưa đủ 18 tuổi, chưa được cấp giấy phép lái xe, vi phạm điều 53 và điều 55 Luật
GTĐB.
Chở 2 người lớn, vi phạm điều 28 Luật GTĐB, quy định người điều khiển xe mô tô chỉ
được chở tối đa một người lớn và một trẻ em dưới 7 tuổi.
Khi muốn vượt xe khác, ta phải báo hiệu( bằng đèn, còi hoặc bằng tay) và phải chú ý
quan sát, khi thấy đảm bảo an toàn thì mới được vượt ( không có chướng ngại vật phía
trước, không có xe chạy ngược chiều trong đoạn đường định vượt, xe chạy trước đã
tránh về bên phải), phải vượt về bên trái.
Đáp án tình huống:
Bạn Vân nói đúng, lý do:
Để đảm bảo an toàn cho người đi phà và trật tự nơi bến phà, theo quy định của luật
GTĐB thì khi xuống phà, xe cơ giới xuống trước, xe thô sơ và người xuống sau.
Hãy quan sát các bức ảnh sau, nhận xét hành vi của những người trong ảnh và nêu rõ
cách ứng xử của em trong tình huống đó:
5