Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)

skkn hướng dẫn học sinh lớp 12 ôn thi đại học dạng đề so sánh phần văn xuôi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (526.75 KB, 22 trang )

A. ĐẶT VẤN ĐỀ
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Văn học không chỉ là một môn khoa học mà còn là một món ăn tinh thần
không thể thiếu trong đời sống con người. Văn học cung cấp kiến thức về các
lĩnh vực của đời sống xã hội. Văn học còn bồi bổ tâm hồn, giúp cho tâm hồn con
người phong phú hơn, tinh tế hơn giúp họ biết sẻ chia, cảm thông, sống nhân ái
và vị tha. Ngoài ra, văn học còn có chức năng giải trí, giúp con người quên đi
những căng thẳng, mệt mỏi. Điều đó chứng tỏ văn học cũng như môn văn có vị
trí quan trọng không chỉ trong nhà trường mà còn cả xã hội. Thế nhưng một thực
tế, trong những năm gần đây tình trạng học sinh ngại học văn ngày càng nhiều.
Một phần là do văn học là một môn khoa học khó chiếm lĩnh, dù các em có
thích văn nhưng tiếp thu cũng không dễ dàng, phải có năng khiếu văn mới cảm
thụ được nhưng số lượng học sinh có năng khiếu học văn giảm sút. Phần khác,
do xu hướng phát triển của thời đại, người ta chuộng các môn khoa học tự nhiên
hơn các môn khoa học xã hội, do yêu cầu xã hội, nghề nghiệp, gia đình...định
hướng cho các em học những môn khối A sẽ có nhiều trường thi, công việc sau
khi ra trường dễ dàng hơn và thu nhập cao hơn. Chính vì vậy dẫn đến tình trạng
các em xem thường, coi nhẹ, xa lánh môn văn.
Thực tế đó đòi hỏi người giáo viên đặc biệt là những giáo viên văn không
thể buông xuôi, chấp nhận theo xu thế mà tâm huyết nghề nghiệp lúc nào cũng
cần hơn hết. Ngoài việc chuẩn bị giáo án, thiết kế những bài giảng thật hay còn
phải truyền đạt truyền cảm, lôi cuốn học sinh để học sinh yêu thích môn văn và
giúp các em thấy văn học khác với các môn khác bởi nó gần gũi với con người,
cho các em thấy mình trong văn học và văn học còn dạy các em cách sống.
Và điều đặc biệt trong quá trình dạy văn, ngoài việc cung cấp kiến thức
thì khâu ôn luyện cho học sinh cũng rất quan trọng. Ôn tập giúp củng cố kiến
thức, giúp học sinh khắc cốt ghi tâm và biết vận dụng vào làm các đề văn trong
khi thi cử. Việc ôn tập, đặc biệt là ôn thi đại học, giáo viên không chỉ ôn tập kiến
thức, các dạng đề trong từng tác phẩm riêng rẽ mà còn phải nhóm các tác phẩm
cùng thể loại, thời đại, tác giả, đề tài...để chỉ ra những điểm giống và khác,
những mặt kế thừa, những điểm cách tân của từng tác giả, từng tác phẩm. Đây là


dạng đề so sánh tổng hợp.
Trong những năm gần đây xu hướng thi đại học ở câu 5 điểm theo kiểu
dạng đề so sánh rất nhiều. Năm học 2008-2009 đề thi đại học khối C; năm 20092010 đề thi đại học khối C ở cả hai ban cơ bản và nâng cao. Năm học 2010-2011
khối C ở cả hai ban cơ bản và nâng cao, đề khối D theo chương trình nâng cao.
1


Vì vậy, trang bị kiến thức về dạng đề so sánh, chỉ ra các dạng đề so sánh và cách
làm dạng đề này để học sinh biết cách vận dụng là rất quan trọng.
Ngoài ra, dạng đề so sánh văn học là một dạng đề khó. Dạng đề này cần
kiến thức tổng hợp, khái quát nhưng chỉ một số học sinh có thể khái quát được
còn đại bộ phận thì rất mơ hồ, lúng túng. Hơn nữa, lâu nay các em chỉ quen với
những dạng đề phân tích từng tác phẩm, nhân vật, hình ảnh, chi tiết còn kết hợp
nhiều tác phẩm, nhân vật, hình ảnh, chi tiết … để có cái nhìn tổng hợp về nền
văn học, từng thời kì, trào lưu văn học thì không phải em nào cũng làm được. Vì
vậy, nếu không có sự hướng dẫn ôn tập của giáo viên thì học sinh sẽ không làm
được dạng đề này hoặc có làm thì cũng không bao hàm hết ý, không logic và
không khái quát được.
Thấy rõ xu hướng, tính thiết thực và ý nghĩa của vấn đề cho nên trong quá
trình dạy và đặc biệt là ôn tập tôi luôn chú trọng tới dạng đề so sánh. Bằng cách
sau mỗi phần học về: thơ, văn xuôi, kí, kịch… trong chương trình Ngữ văn 11
và Ngữ văn 12 thuộc phần thi đại học tôi chỉ cho học sinh có những dạng đề so
sánh nào, cách làm dạng đề đó và hướng dẫn cụ thể một số đề tiêu biểu, sau đó
yêu cầu học sinh tự làm một số đề và kiểm tra đánh giá bằng bài kiểm tra cụ thể.
Tuy nhiên, trong khuôn khổ SKKN, tôi chỉ xin nêu một số kinh nghiệm trong
việc hướng dẫn học sinh lớp 12 ôn tập dạng đề so sánh phần văn xuôi.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng
Học sinh các lớp khối C và D mà tôi đã được phân công giảng dạy từ 2007nay.
- Lớp 12B10, khóa học 2007-2010

- Lớp 12C6 khóa học 2008-2011
- Lớp 12B5, khóa học 2010-2013
2. Phạm vi nghiên cứu:
Do dung lượng SKKN có hạn nên đề tài chỉ xin đề cập đến dạng đề so sánh
trong phần văn xuôi thuộc phần ôn thi đại học. Phần văn xuôi có các tác phẩm
trong chương trình Ngữ văn 11 và 12.
* Chương trình Ngữ văn 11:
- Hai đứa trẻ (Thạch Lam)
- Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân)
- Hạnh phúc của một tang gia (Trích Số đỏ - Vũ Trọng Phụng)
- Chí Phèo (Nam Cao)
- Đời thừa (Nam Cao)
2


* Chương trình Ngữ văn 12
- Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài)
- Vợ nhặt (Kim Lân)
- Rừng xà nu (Nguyễn Trung Thành)
- Những đứa con trong gia đình (Nguyễn Thi)
- Một người Hà Nội (Nguyễn Khải)
- Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh Châu)
III. MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
1. Chỉ ra các dạng đề so sánh trong phần văn xuôi
2. Hướng dẫn cách làm qua các bước và hướng dẫn cụ thể một số đề
3. Hướng dẫn học sinh luyện tập áp dụng
4. Kiểm tra, đánh giá mức độ hiểu, biết và áp dụng của học sinh
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Chủ yếu là phương pháp thực nghiệm. Đề tài là hướng dẫn học sinh lớp
12 ôn thi đại học nên đối tượng chủ yếu của đề tài là các em học sinh theo các

khối lớp C và D. Vì vậy, tôi tận dụng tối đa các tiết ôn tập có được trong những
giờ học chính khóa và chủ yếu là các buổi học bồi dưỡng để có thời gian hướng
dẫn học sinh ôn tập củng cố kiến thức. Ngoài việc dạy học, hướng dẫn học sinh
ôn tập tôi còn kết hợp với kiểm tra, đánh giá mức độ hiểu biết, vận dụng của học
sinh.

3


B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
Nói đến khái niệm so sánh trong văn học cần phải được hiểu theo ba lớp
nghĩa khác nhau. Thứ nhất, so sánh văn học là “một biện pháp tu từ để tạo hình
ảnh cho câu văn”. Thứ hai, nó được xem là một thao tác lập luận bên cạnh các
thao tác lập luận như: phân tích, bác bỏ, bình luận đã được đưa vào SGK Ngữ
văn 11. Thứ ba, nó được xem như một phương pháp, một cách thức trình bày
khi viết bài nghị luận. Ví dụ như nghị luận về một đoạn trích, một tác phẩm thơ;
Nghị luận về một đoạn trích, một tác phẩm văn xuôi…ở SGK Ngữ văn 12. Vậy
trong phạm vi đề tài, so sánh văn học là một kiểu bài nghị luận: nghị luận văn
học ở dạng đề so sánh trong phần văn xuôi.
Dạng đề so sánh văn học rất phong phú có thể so sánh trên nhiều bình
diện khác nhau: đề tài, nhân vật, tình huống, cốt truyện, cái tôi trữ tình, chi tiết
nghệ thuật, nghệ thuật trần thuật…Quá trình so sánh có thể chỉ diễn ra ở các tác
phẩm ở cùng một tác giả nhưng cũng có thể diễn ra ở nhiều tác phẩm của các tác
giả cùng hoặc không cùng một thời đại, giữa các tác phẩm của những trào lưu,
trường phái khác nhau của một nền văn học.
Mục đích cuối cùng của dạng đề này là yêu cầu học sinh chỉ ra chỗ giống
và khác nhau giữa hai tác phẩm, hai tác giả từ đó thấy được những mặt kế thừa,
những điểm cách tân của từng tác giả, từng tác phẩm, thấy được vẻ đẹp riêng
của từng tác phẩm, sự đa dạng muôn màu của phong cách nhà văn. Dạng đề này

còn góp phần hình thành kĩ năng tổng hợp, khái quát, so sánh, lí giải nguyên
nhân của sự khác nhau giữa các hiện tượng văn học- một năng lực rất cần thiết
góp phần tránh đi khuynh hướng bình tán, khuôn sáo trong các bài văn của học
sinh hiện nay.
Tuy nhiên, đây là dạng đề khó, giáo viên chỉ có thể đưa ra các tiêu chí so
sánh có mức độ khó vừa phải, khả năng lí giải giống và khác nhau cũng cần thiết
phải tính toán hợp lí với năng lực của học sinh THPT.
Phần văn xuôi thuộc chương trình thi đại học gồm nhiều tác phẩm trong
cả chương trình Ngữ văn 11 và Ngữ văn 12, kiến thức của từng tác phẩm lại
nhiều, học sinh nhớ được kiến thức của từng tác phẩm đã là khó nên kiến thức
so sánh ở nhiều tác phẩm lại càng khó hơn. Thậm chí là so sánh các tác phẩm
của các giai đoạn khác nhau từ chương trình lớp 11 đến chương trình lớp 12.Vì
vậy, trước khi đưa ra dạng đề so sánh giáo viên yêu cầu học sinh phải nhớ nội
dung chính từng tác phẩm, phải chỉ ra trong các tác phẩm đó tác phẩm nào là
cùng dạng, cùng cảm hứng, cùng thời đại…Ví dụ: “Những đứa con trong gia
4


đình” của Nguyễn Thi và “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành cùng viết về
vẻ đẹp của chủ nghĩa anh hùng Cách mạng thời đại đánh Mĩ. Hoặc “Chí
Phèo”của Nam Cao và “Vợ nhặt” của Kim Lân cùng viết về tình cảnh của
người nông dân trước Cách mạng tháng Tám. Đồng thời phải chỉ ra trong những
tác phẩm đó có những nhân vật nào có nét tính cách, phẩm chất tương đồng. Ví
dụ, viết về vẻ đẹp người phụ nữ có: Mị trong “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài,
người vợ nhặt trong “Vợ nhặt” của Kim Lân hay người đàn bà hàng chài trong
“Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu. Hoặc nhân vật Chú Năm
trong “Những đứa con trong gia đình”(Nguyễn Thi) và cụ Mết trong “ Rừng xà
nu”(Nguyễn Trung Thành) họ là gạch nối giữa truyền thống với hiện tại…Giáo
viên phải chỉ ra trong những tác phẩm đó có những chi tiết nghệ thuật nào đặc
sắc góp phần thể hiện tư tưởng của tác phẩm, ví dụ như: chi tiết “tiếng chim hót

ngoài kia vui vẻ quá”(Chí Phèo - Nam Cao) mà Chí Phèo nghe được sau khi
thức tỉnh và chi tiết “Mị nghe tiếng sáo thiết tha bổi hổi”(Vợ chồng A Phủ - Tô
Hoài) trong đêm tình mùa xuân…Ngoài ra, ở dạng đề so sánh giáo viên phải
hướng dẫn học sinh thấy được được nét riêng, độc đáo trong từng tác phẩm về
nội dung, nghệ thuật, nhân vật, chi tiết…để thấy được giá trị của từng tác phẩm
đóng góp vào nền văn học và phong cách nhà văn.
II.THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều các tài liệu hướng dân ôn thi đại học:
Những bộ đề văn, Giới thiệu đề thi tuyển sinh đại học cao đẳng, quyển các bài
văn mẫu…các em ở những lớp tôi dạy có nhiều em có những quyển sách như
vậy để tham khảo thêm nhưng trong các tài liệu đó chỉ đưa ra các đề và giải,
thậm chí làm sẵn các đề đó mà không đưa ra cách làm và hướng dẫn học sinh
ôn tập. Vì vậy, nếu giáo viên chỉ trang bị kiến thức mà không hướng dẫn các em
ôn tập để các em tự ôn tập dựa vào tài liệu thì sẽ dẫn đến tình trạng thụ động
trong học tập cũng như trong thi cử.
Hơn nữa, trong chương trình SGK Ngữ văn 12 có các bài học riêng về các
kiểu bài nghị luận: Nghị luận về một đoạn trích, một tác phẩm thơ; Nghị luận về
một đoạn trích, một tác phẩm văn xuôi. Còn dạng đề so sánh (một kiểu bài nghị
luận) lại là một kiểu bài nghị luận khó thì chưa được cụ thể bằng một bài học
độc lập. Vì vậy, từ việc xác lập nội hàm khái niệm kiểu bài, mục đích, yêu cầu
đến cách thức làm bài cho kiểu bài này thực sự rất cần thiết.
Về phía giáo viên và học sinh – những nhân tố quyết định thì hầu như chỉ
chú trọng đến học bài mới, học nội dung chính chứ chưa chú trọng đến ôn tập.
Hoặc ôn tập một cách đại khái, sơ sài hay chỉ dừng lại ở khái quát nội dung
5


chính, ở những vấn đề cụ thể trong từng tác phẩm. Ví dụ: ôn tập đến “Vợ nhặt”
của Kim Lân giáo viên chỉ hướng học sinh nhớ lại hoàn cảnh ra đời, nội dung
chính, nghệ thuật, phân tích các nhân vật mà không hướng dẫn cho học sinh có

thể liên hệ thấy được giữa tác phẩm “Vợ nhặt” của Kim Lân và “Chí Phèo” của
Nam Cao đều nói về tình cảnh của người nông dân trước Cách mạng tháng Tám,
giữa nhân vật người vợ nhặt và người đàn bà hàng chài (Chiếc thuyền ngoài xa
của Nguyễn Minh Châu) đều ẩn chưa những vẻ đẹp khuất lấp hay người vợ nhặt
và Mị (Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài) đều toát lên khát vọng sống, khát vọng hạnh
phúc hoặc ở nhân vật bà cụ Tứ giáo viên có thể khái quát lên những phẩm chất
của người phụ nữ Việt Nam: nhân hậu, giàu lòng vị tha, đức hi sinh. Nếu giáo
viên ôn tập có nói những vấn đề đó và đưa ra những đề văn có sự liên hệ các tác
phẩm, nhân vật như vậy thì học sinh sẽ được cung cấp những kiến thức sâu hơn,
rộng hơn. Và các em sẽ hứng khởi hơn khi ôn tập văn học, tránh được tình trạng
chủ quan, đơn giản, xem nhẹ khi nghĩ đến ôn tập văn trong quan niệm của học
sinh lâu nay.
Mặt khác nhiều giáo viên khi ôn tập chỉ đưa ra các đề trong mỗi tác phẩm
và yêu cầu học sinh làm (hoặc lập dàn ý) các đề đó. Tức là giáo viên chỉ chú
trọng các đề và làm đề. Giáo viên không khái quát thành các dạng đề và khái
quát thành các cách làm. Như vậy, sẽ không phát huy được sự chủ động, sáng
tạo của học sinh. Điều này dẫn đến tình trạng học sinh lúng túng khi gặp các đề
khác và sẽ không biết phải làm như thế nào.
Ngoài ra, dạng đề so sánh là một dạng đề khó và mới nên nhiều giáo viên
chủ quan, ít chú trọng đến dạng đề này. Do vậy, trong quá trình ôn tập không đề
cập tới hoặc có đề cập thì chỉ mang tính chất giới thiệu một cách qua loa. Vì
vậy, nhiều học sinh rất ngại khi phải tiếp xúc với dạng đề này. Các em mơ hồ
với kiểu bài, cách làm và làm bài thì rối rắm, sơ sài.
Bản thân tôi là giáo viên trường THPT Triệu Sơn 6, trường tiền thân là
một trường bán công nên chất lượng đầu vào học sinh thấp. Hầu hết các em chỉ
dừng lại ở học lực yếu, trung bình, có rất ít học sinh khá mà học sinh khá lại học
ở những lớp khối A, B.Vì vậy, dạng đề so sánh đối với học sinh của tôi là một
dạng đề khó. Cho nên, trong quá trình dạy và ôn tập nếu giáo viên không hướng
dẫn mà để học sinh tự phát hiện thì các em không thể liên hệ, so sánh các tác
phẩm, nhân vật, chi tiết với nhau. Do đó, bên cạnh việc trang bị kiến thức thì

khâu ôn tập, tôi rất chú trọng tới dạng đề so sánh, hướng dẫn cho các em cách
làm để các em biết cách tự làm khi gặp các đề tương tự. Điều đó giúp các em
chủ động, tự tin khi đứng trước dạng đề này.
6


III. GIẢI PHÁP VÀ CÁCH THỨC TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Khái quát các dạng đề so sánh
Các đề so sánh trong phần văn xuôi rất nhiều từ nội dung, nghệ thuật đến
hình ảnh, chi tiết, nhân vật…Nhưng trong quá trình dạy, tôi chỉ khái quát những
đề chính có tính chất chung, tổng hợp để học sinh nắm được kiến thức cơ bản
tránh bị lúng túng khi đứng trước quá nhiều đề vụn vặt. Tôi khái quát lại so sánh
trong phần văn xuôi có những dạng đề cụ thể như sau:
1.1. So sánh các tác phẩm có điểm tương đồng
Đề 1:
Vẻ đẹp của chủ nghĩa anh hùng Cách mạng qua hai tác phẩm “Rừng xà
nu”của Nguyễn Trung Thành và “Những đứa con trong gia đình”của Nguyễn
Thi.
Đề 2:
So sánh cách thể hiện số phận con người qua hai tác phẩm “Vợ chồng A
Phủ” của Tô Hoài và “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu.
Đề 3:
Tình cảnh người nông dân trước Cách mạng tháng Tám qua hai tác phẩm
“Chí Phèo” của Nam Cao và “Vợ nhặt” của Kim Lân.
Đề 4:
Nghệ thuật miêu tả tương phản của Nguyễn Tuân và Thạch Lam trong hai
tác phẩm “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân và “Hai đứa trẻ” của Thạch
Lam.
1.2. So sánh các nhân vật có điểm tương đồng
Đề 1:

Cảm nhận của anh (chị) về những vẻ đẹp khuất lấp của nhân vật người vợ
nhặt (Vợ nhặt – Kim Lân) và nhân vật người đàn bà hàng chài (Chiếc thuyền
ngoài xa- Nguyễn Minh Châu).
(Đề tuyển sinh đại học khối C năm học 2009-2010)
Đề 2:
So sánh vẻ đẹp của chủ nghĩa anh hùng cách mạng qua hai nhân vật: Việt
(Những đứa con trong gia đình – Nguyễn Thi) và Tnú (Rừng xà nu – Nguyễn
Trung Thành).
Đề 3:
Cảm nghĩ của anh (chị) về vai trò của truyền thống đối với hiện tại qua
hai nhân vật cụ Mết trong truyện ngắn Rừng xà nu (Nguyễn Trung Thành) và

7


nhân vật chú Năm trong truyện ngắn Những đứa con trong gia đình (Nguyễn
Thi).
1.3. So sánh các chi tiết nghệ thuật hoặc những câu nói đặc sắc thể
hiện tư tưởng của tác phẩm.
Đề 1:
Cảm nhận của anh (chị) về chi tiết “bát cháo hành” mà nhân vật Thị Nở
mang cho Chí Phèo (Chí Phèo – Nam Cao) và chi tiết “ấm nước đầy và nước
hãy còn ấm” mà nhân vật Từ dành sẵn cho Hộ (Đời thừa – Nam Cao).
(Đề thi tuyển sinh đại học khối D năm học 2010-2011.
Đề 2:
Cảm nhận của anh (chị) về chi tiết “tiếng chim hót ngoài kia vui vẻ quá!”
mà nhân vật Chí Phèo cảm nhận được sau đêm gặp thị Nở (Chí Phèo - Nam
Cao, Ngữ văn 11) và chi tiết “Mị nghe tiếng sáo vọng lại, thiết tha bổi hổi” mà
nhân vật Mị nghe được trong đêm tình mùa xuân (Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài,
Ngữ văn 12).

Đề 3:
Sau khi nhận được bát cháo hành từ tay Thị Nở, Chí Phèo bảo với thị:
- Hay là mình sang đây ở với tớ một nhà cho vui. (Chí Phèo – Nam Cao – Ngữ
văn 11)
Trong truyện ngắn “Vợ nhặt” của nhà văn Kim Lân (Ngữ văn 12), sau khi
đãi người đàn bà bốn bát bánh đúc, Tràng cười và nói với thị:
- Này nói đùa chứ có về với tớ thì ra khuân hàng lên xe rồi cùng về.
Cảm nhận của anh (chị) về ý nghĩa những câu nói trên.
2. Hướng dẫn học sinh cách làm các dạng đề
2.1. Ở dạng đề thứ nhất và dạng đề thứ hai có thể nhóm lại một cách
làm như sau:
a) Mở bài
- Dẫn dắt vấn đề (mở bài trực tiếp không cần)
- Giới thiệu khái quát về các đối tượng so sánh
b) Thân bài
- Khái quát điểm chung của hai tác phẩm, hai nhân vật (Ví dụ: cùng nói
về vẻ đẹp khuất lấp thì phải nói rõ vẻ đẹp khuất lấp là gì, cùng nói về chủ nghĩa
anh hùng cách mạng thì phải làm rõ chủ nghĩa anh hùng cách mạng là gì hoặc
nghệ thuật miêu tả tương phản thì phải nói rõ nghệ thuật miêu tả tương phản là
gì).

8


- Làm rõ đối tượng thứ nhất (kết hợp nhiều thao tác lập luận nhưng chủ
yếu là phân tích) để làm rõ biểu hiện các mặt của đối tượng.
- Làm rõ đối tượng thứ hai (kết hợp nhiều thao tác lập luận nhưng chủ yếu
là phân tích) để làm rõ biểu hiện các mặt của đối tượng.
- So sánh: nét tương đồng và khác biệt giữa hai đối tượng trên cả hai bình
diện nội dung và hình thức nghệ thuật (bước này vận dụng kết hợp nhiều thao

tác lập luận nhưng chủ yếu là phân tích và so sánh)
- Lí giải sự khác biệt (do bối cảnh xã hội, văn hóa mà từng đối tượng tồn
tại, phong cách nhà văn...)
c) Kết bài:
- Khái quát những nét giống nhau và khác nhau tiêu biểu
- Có thể nêu những cảm nghĩ của bản thân
2.2. Dạng đề thứ ba có thể làm như sau:
a) Mở bài
- Khái quát về tác giả, tác phẩm
- Giới thiệu và trích dẫn chi tiết, câu nói
b) Thân bài
- Làm rõ đối tượng thứ nhất về hai đặc điểm: nội dung và nghệ thuật
+ Sự xuất hiện chi tiết, câu nói
+ Chi tiết, câu nói có ý nghĩa gì
+ Giá trị nghệ thuật của chi tiết, câu nói
- Làm rõ đối tượng thứ hai về hai đặc điểm: nội dung và nghệ thuật
+ Sự xuất hiện chi tiết, câu nói
+ Chi tiết, câu nói có ý nghĩa gì
+ Giá trị nghệ thuật của chi tiết, câu nói
- So sánh điểm tương đồng và khác biệt
c) Kết bài:
- Đánh giá về giá trị của chi tiết hoặc câu nói
- Có thể nêu cảm nghĩ bản thân
3. Hướng dẫn cụ thể một số đề
Sau khi đưa ra các dạng đề, hướng dẫn học sinh cách làm dạng đề đó, tôi
hướng dẫn học sinh một số đề tiêu biểu. Đương nhiên là không phải giáo viên
làm cho học sinh mà giáo viên chỉ đưa ra đề, gợi ý cho học sinh và để cho học
sinh phát huy sự chủ động, sáng tạo của mình bằng cách phát biểu xây dựng dàn
ý, sau đó giáo viên khái quát thành các ý chính.
3.1. Ở dạng đề thứ nhất và thứ hai tôi hướng dẫn cụ thể đề sau:

9


Đề bài:
Vẻ đẹp của chủ nghĩa anh hùng cách mạng qua hai tác phẩm “Rừng xà
nu”của Nguyễn Trung Thành và “Những đứa con trong gia đình”của Nguyễn
Thi.
Hướng dẫn:
a) Mở bài:
- Dẫn dắt vấn đề
- Giới thiệu về hai tác phẩm “Những đứa con trong gia đình” và “Rừng
xà nu” và chủ nghĩa anh hùng cách mạng qua hai tác phẩm.
b) Thân bài
* Những nét cơ bản của chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam:
- Dũng cảm, kiên cường, bất khuất trong cuộc đấu tranh gìn giữ đất nước
- Sẵn sàng hi sinh vì Tổ quốc, nhân dân
- Giàu tình cảm với gia đình, với quê hương, với Tổ quốc
- Anh hùng, vĩ đại mà giản dị, khiêm nhường.
* Phân tích
1. “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành:
- Hình ảnh những cánh rừng xà nu bất diệt, vừa mang nghĩa tả thực vừa
tượng trưng cho con người Tây Nguyên:
+ Những cánh rừng xà nu bạt ngàn bị đạn đại bác của giặc tàn phá,
xà nu mang nhiều thương tích trên mình nhưng nó là loại cây có sức sống mãnh
liệt, sinh sôi nảy nở.
+ Cây xà nu tượng trưng cho số phận, phẩm chất của người dân
Tây Nguyên: tượng trưng cho những mất mát, đau thương, cho tấm lòng tha
thiết yêu cách mạng, sự bất khuất, kiên cường của người dân Tây Nguyên.
- Hình ảnh tập thể anh hùng làng Xô Man: Cụ Mết, Tnú, Dít, Heng…là
những con người anh dũng, sẵn sàng xả thân vì sự nghiệp giải phóng dân tộc,

giàu tình nghĩa với quê hương.
- Nhân vật Tnú- nhân vật chính, là biểu tượng, niềm tự hào của người dân
Tây Nguyên đánh Mĩ thể hiện những phẩm chất tiêu biểu của chủ nghĩa anh
hùng cách mạng: kìm nén đau thương, đi lực lượng để được cầm súng giết giặc
và chính Tnú đã dùng đôi bàn tay tàn tật của mình để bóp chết thằng chỉ huy đồn
giặc ở Xô Man.
2.“Những đứa con trong gia đình” của Nguyễn Thi.
- Một gia đình nông dân Nam bộ giàu truyền thống yêu nước, yêu Cách
mạng từ ba, má, chú Năm đến chị em Chiến, Việt.
10


- Nhân vật chính: Việt, Chiến thể hiện những phẩm chất của chủ nghĩa
anh hùng Cách mạng: anh dũng, kiên cường, sẵn sàng xả thân vì Tổ quốc, căm
thù giặc sâu sắc, giàu tình cảm với quê hương và Cách mạng.
- Có sự kế thừa và phát huy giữa khúc sông trước: ba, má, chú Năm và
khúc sông sau: Việt, Chiến. Khúc sông sau Việt, Chiến chảy xa hơn, mạnh hơn
khúc sông trước.
3. Sự tương đồng và khác biệt:
- Tương đồng: Đều trát lên những phẩm chất của chủ nghĩa anh hùng thời
đại chống Mĩ cứu nước: anh dũng, kiên cường, sẵn sàng xả thân vì đất nước,
giàu tình cảm với gia đình, quê hương và Cách mạng. Chủ nghĩa anh hùng cách
mạng biểu hiện qua nhiều thế hệ, mang tính truyền thống dân tộc, cả hai tác
phẩm thế hệ đi sau đều đang kế thừa xuất sắc truyền thống yêu nước, cách mạng
của thế hệ đi trước.
- Khác biệt:
+ Số phận một con người gắn với buôn làng trong chặng đường đau
thương mà anh dũng của làng Xô Man anh hùng trong “Rừng xà nu” của
Nguyễn Trung Thành.
+ Câu chuyện về một gia đình Nam bộ giàu truyền thống cách mạng, thế

hệ những đứa con đang tiếp nối truyền thống của gia đình một cách xứng đáng
qua nhân vật Việt - Chiến. Sự gắn bó giữa gia đình với đất nước, dân tộc và
nhân loại.
c) Kết bài:
- Khái quát chung về vẻ đẹp chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam qua
hai tác phẩm.
- Suy nghĩ của bản thân.
3.2. Ở dạng đề thứ ba tôi hướng dẫn đề sau:
Đề bài:
Cảm nhận của anh/chị về chi tiết “tiếng chim hót ngoài kia vui vẻ quá!”
mà nhân vật Chí Phèo cảm nhận được sau đêm gặp thị Nở (Chí Phèo - Nam
Cao, Ngữ văn 11) và chi tiết “Mị nghe tiếng sáo vọng lại, thiết tha bổi hổi” mà
nhân vật Mị nghe được trong đêm tình mùa xuân (Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài,
Ngữ văn 12)
Hướng dẫn:
a) Mở bài: Giới thiệu về tác giả, tác phẩm và chi tiết
- Nam Cao, cây bút hiện thực xuất sắc và thấm đẫm tinh thần nhân đạo.
“Chí Phèo” (1941) là kiệt tác đã kết tinh cao nhất cho đặc điểm nghệ thuật của
11


nhà văn. Chi tiết “tiếng chim hót ngoài kia vui vẻ quá!” là một trong những chi
tiết đặc sắc thể hiện giá trị nhân đạo của tác phẩm.
- Tô Hoài là một nhà văn lớn của nền văn học Việt Nam hiện đại. Ông đã
đạt nhiều thành tựu rực rỡ khi viết đề tài miền núi, trong đó có tác phẩm “Vợ
chồng A Phủ” . Thể hiện rõ điều đó có lẽ phải kể đến chi tiết “Mị nghe tiếng sáo
vọng lại, thiết tha bổi hổi”.
b) Thân bài
1. Về chi tiết “tiếng chim hót ngoài kia vui vẻ quá!” trong tác phẩm
Chí Phèo của Nam Cao:

- Về nội dung:
+ Cuộc gặp gỡ bất ngờ với Thị Nở và trận ốm đã làm cho con quỷ dữ có
sự thay đổi hẳn cả về tâm sinh lí.
+ Từ khi đi tù về đây là lần đầu tiên sau bao nhiêu năm Chí hết say, hoàn
toàn tỉnh táo và có được một khoảng ngưng lặng để nghe được những âm thanh
quen thuộc của cuộc sống. Những âm thanh ấy chính là tiếng gọi tha thiết của
cuộc sống trong anh.
+ Âm thanh đó đã đánh thức trong Chí những cảm xúc của con người. Chí
nhớ về quá khứ, ý thức được hiện tại và nghĩ đến tương lai.
- Về nghệ thuật:
+ Là chi tiết quan trọng góp phần thúc đẩy sự phát triển của cốt truyện,
khắc họa sâu sắc nét tính cách tâm lí và bi kịch của nhân vật.
+ Tập trung thể hiện tư tưởng nhân đạo sâu sắc bất ngờ của ngòi bút Nam
Cao, nhà văn thấy được phẩm chất con người, tính người bên trong con người
tưởng như đã trở thành quỷ dữ.
2. Về chi tiết “Mị nghe tiếng sáo vọng lại, thiết tha bổi hổi” mà nhân
vật Mị nghe được trong đêm tình mùa xuân (Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài)
- Về nội dung:
+ Mùa xuân trên miền núi Tây Bắc được miêu tả rất đẹp, sắc màu của
những chiếc váy hoa, tiếng cười nói của đám trẻ chơi quay đợi tết, đặc biệt là
tiếng sáo da diết xoáy sâu vào trái tim tưởng như băng giá của Mị.
+ Mị nhớ về quá khứ; nhận thức được hiện tại, thấm thía thân phận và dẫn
đến hành động (uống rượu, lấy váy hoa để đi chơi,…)
+ Âm thanh đó đã làm thức dậy trong Mị ý thức về tình yêu, hạnh phúc và
lòng khát khao cuộc sống tự do.
- Về nghệ thuật:
+ Là một chi tiết góp phần làm thay đổi trạng thái tâm lí của nhân vật.
12



+ Tài nghệ miêu tả tâm lí sống động cũng như tấm lòng nhân đạo (phát
hiện ra sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị) của nhà văn.
3. So sánh:
- Sự tương đồng:
+ Đó là những âm thanh hết sức diệu kì, nó len lỏi vào tận sâu tâm hồn
vốn tưởng như đã chết của nhân vật để khơi dậy trong họ niềm ham sống và khát
khao sống mãnh liệt.
+ Đấy cũng chính là những chi tiết đặc sắc góp phần khẳng định giá trị
nhân đạo sâu sắc mới mẻ trong hai tác phẩm.
- Sự khác biệt:
+ Ở tác phẩm Chí Phèo là những âm thanh quen thuộc của cuộc sống
xung quanh “hôm nào chả có” nhưng hôm nay Chí mới nghe thấy vì bây giờ
mới hết say...đây là âm thanh của khát khao được sống, được làm người lương
thiện của một người không có quyền làm người.
+ Chi tiết ở tác phẩm Vợ chồng A Phủ đến trong mùa xuân trên bản Hồng
Ngài là âm thanh Mị từng nghe thủa chưa về nhà Thống Lí Phá Tra. Đây là tác
nhân quan trọng giúp cho Mị từ một con người tê dại, vô cảm về tâm hồn giờ đã
“thấy phơi phới trở lại”.
c) Kết bài:
Đánh giá lại giá trị của chi tiết: là những chi tiết đặc sắc, góp phần thể
hiện chiều sâu tâm trạng của nhân vật, đồng thời cũng thể hiện cái nhìn nhân đạo
của hai nhà văn: Nam Cao và Tô Hoài.
4. Hướng dẫn học sinh luyện tập
Giáo viên nếu chỉ khái quát, hướng dẫn mà không yêu cầu học sinh luyện
tập thì các em sẽ không bao giờ khắc sâu được kiến thức nên sau mỗi phần học
không chỉ là ôn tập dạng đề so sánh phần văn xuôi, tôi đều yêu cầu học sinh
luyện tập. Trong giảng dạy cũng như luyện tập, tôi luôn chú ý đến đổi mới
phương pháp, cách thức để tạo ra sự hứng khởi cho học sinh. Chẳng hạn như sau
khi học xong phần : thơ, kí, kịch, văn xuôi...tôi hướng dẫn học sinh luyện tập
bằng những cách khác nhau. Có phần tôi vận dụng phương pháp khăn phủ bàn

để ôn luyện, mỗi nhóm một tờ Ao, các thành viên lập dàn ý vào các ô bên cạnh
và sau khi thống nhất thì ghi dàn ý ra ô lớn ở giữa tờ giấy. Hoặc vận dụng
phương pháp sơ đồ tư duy, mỗi nhóm lập dàn ý bằng sơ đồ tư duy...sau đó giáo
viên nhận xét, bổ sung. Có phần tôi vận dụng phương pháp thảo luận nhóm, mỗi
nhóm một đề, thảo luận, đại diện trình bày, giáo viên nhận xét, đánh giá, bổ
sung. Với những cách làm như vậy học sinh sẽ không thấy nhàm chán trong các
13


phần ôn tập mà lại phát huy được sự sáng tạo của học sinh. Với việc luyện tập
dạng đề so sánh phần văn xuôi tôi sử dụng phương pháp thảo luận nhóm. Tôi
chia lớp thành 2 nhóm, mỗi nhóm một đề tiêu biểu, học sinh thảo luận, lập dàn
ý, sau đó đại diện trình bày. Cụ thể như sau :
Đề 1 : (Nhóm 1) : Lập dàn ý cho đề sau
Cảm nhận của anh (chị) về những vẻ đẹp khuất lấp của nhân vật người vợ
nhăt (Vợ nhặt – Kim Lân) và nhân vật người đàn bà hàng chài (Chiếc thuyền
ngoài xa- Nguyễn Minh Châu).
Đề 2 : (Nhóm 2) : Lập dàn ý cho đề sau
Sau khi nhận được bát cháo hành từ tay Thị Nở, Chí Phèo bảo với thị:
- Hay là mình sang đây ở với tớ một nhà cho vui. (Chí Phèo – Nam Cao –
Ngữ văn 11)
Trong truyện ngắn “Vợ nhặt” của nhà văn Kim Lân (Ngữ văn 12), sau khi
đãi người đàn bà bốn bát bánh đúc, Tràng cười và nói với thị:
- Này nói đùa chứ có về với tớ thì ra khuân hàng lên xe rồi cùng về.
Cảm nhận của anh (chị) về ý nghĩa những câu nói trên.
Sau khi đại diện của nhóm trình bày, tôi yêu cầu các nhóm khác nhận xét,
bổ sung. Cuối cùng, tôi nhận xét những ưu điểm, hạn chế và chốt lại những điểm
cơ bản của đề mà học sinh cần phải làm sáng tỏ.
Đề 1 : Dàn ý :
a) Mở bài:

- Dẫn dắt vấn đề
- Giới thiệu về hai tác giả, hai tác phẩm và hai nhân vật: người vợ nhặt và
người đàn bà hàng chài họ đều tiềm ẩn những vẻ đẹp khuất lấp.
b) Thân bài
* Khái quát về vẻ đẹp khuất lấp
Là vẻ đẹp tiềm ẩn bị che lấp bởi hoàn cảnh. Cả người vợ nhặt và người
đàn bà hàng chài đều ẩn chứa những vẻ đẹp khuất lấp, đằng sau cái vẻ xấu xí,
rách rưới ...là những con người hiền hậu, biết điều, ý tứ, giàu đức hi sinh, thấu
hiểu lẽ đời.
* Phân tích
1) Nhân vật người vợ nhặt:
- Giới thiệu chung: Tuy không được miêu tả thật nhiều nhưng người vợ nhặt
vẫn là một trong ba nhân vật quan trọng của tác phẩm. Nhân vật này được khắc
họa sống động, theo lối đối lập giữa bề ngoài và bên trong, ban đầu và về sau.
- Một số vẻ đẹp khuất lấp tiêu biểu:
14


+ Phía sau tình cảnh trôi dạt, vất vưởng, là một lòng ham sống mãnh liệt.
+ Phía sau vẻ nhếch nhác, dơ dáng, lại là một người biết điều, ý tứ.
+ Bên trong vẻ chao chát, chỏng lỏn, lại là một người phụ nữ hiền hậu,
đúng mực, biết lo toan.
2) Nhân vật người đàn bà hàng chài
- Giới thiệu chung : Là nhân vật chính có vai trò quan trọng với việc thể hiện tư
tưởng của tác phẩm. Nhân vật này được khắc họa sắc nét theo lối tương phản
giữa bề ngoài và bên trong, giữa thân phận và phẩm chất.
- Một số vẻ đẹp khuất lấp tiêu biểu :
+ Bên trong ngoại hình xấu xí, thô kệch là một tấm lòng vị tha, độ lượng,
giàu đức hi sinh.
+ Phía sau vẻ cam chịu, nhẫn nhục là một người có khát vọng hạnh phúc,

can đảm và cứng cỏi.
+ Phía sau vẻ quê mùa, thất học lạo là một người phụ nữ thấu hiểu, sâu
sắc lẽ đời.
3) Sự tương đồng và khác biệt
- Tương đồng:
Cả hai nhân vật đều là những thân phận nhỏ bé, nạn nhân của hoàn cảnh.
Vẻ đẹp đáng trân trọng của họ đều bị đời sống cơ cực, lam lũ làm khuất lấp. Cả
hai đều được khắc họa bằng những chi tiết chân thực.
- Khác biệt:
+ Vẻ đẹp thể hiện ở nhân vật người vợ nhặt chủ yếu là những phẩm chất
của một nàng dâu mới, hiện lên qua các chi tiết đầy dư vị hóm hỉnh trong nạn
đói thê thảm.
+ Vẻ đẹp được khắc sâu ở người dần bà hàng chài là những phẩm chất của
một người mẹ nặng gánh mưu sinh, hiện lên qua các chi tiết đầy kịch tính, trong
tình trạng nạn bạo lực gia đình.
4) Lý giải sự khác biệt:
+ Vẻ đẹp khuất lấp của người vợ nhặt được đặt trong quá trình phát triển,
biến đổi từ thấp đến cao (cảm hứng lãng mạn), trong khi đó người đàn bà hàng
chài lại tĩnh tại, bất biến như một hiện thực nhức nhối đang tồn tại (cảm hứng
thế sự - đời tư trong khuynh hướng nhận thức lại).
+ Sự khác biệt giữa quan niệm con người giai cấp (Vợ nhặt) với quan
niệm con người đa dạng, phức tạp (Chiếc thuyền ngoài xa) đã tạo ra sự khác biệt
này.
* Kết bài:
15


- Khái quát hai nhân vật: Hai người phụ nữ ở hai thời đại nhưng đều mang
những vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam.
- Suy nghĩ của bản thân.

Đề 2: Dàn ý
a) Mở bài:
- Giới thiệu khái quát về hai tác giả, hai tác phẩm.
- Giới thiệu và trích dẫn hai câu nói.
b) Thân bài:
1) Về câu nói “Hay là mình sang đây ở với tớ một nhà cho vui” trong tác
phẩm “Chí Phèo” của Nam Cao.
- Về nội dung:
+ Cuộc gặp gỡ bất ngờ với Thị Nở và trận ốm đã làm cho con quỷ dữ Chí
Phèo thay đổi hẳn về tâm lí, sinh lí.
+ Bát cháo hành của Thị Nở đã đánh thức ở Chí khát vọng được sống
cuộc sống của một người bình thường “hắn thèm lương thiện”. Cử chỉ mộc mạc
của Thị gieo vào lòng Chí niềm hi vọng: Thị sẽ là người mở đường dẫn Chí về
với xã hội loài người.
+ Câu nói “Hay là mình sang đây ở với tớ một nhà cho vui” cho thấy khát
vọng hạnh phúc, được yêu thương vẫn ẩn sâu trong con quỷ dữ Chí Phèo sau
bao nhiêu năm tháng bị vùi lấp bởi rượu, máu và nước mắt. Cách nói lấp lửng
thể hiện sự lo âu phấp phỏng của một thân phận bị chối bỏ với một niềm hi vọng
mong manh.
- Về nghệ thuật:
+ Đây là chi tiết quan trọng góp phần thúc đẩy sự phát triển của cốt
truyện, khắc họa sâu sắc nét tính cách tâm lí và cảnh ngộ của nhân vật.
+ Tập trung thể hiện tư tưởng nhân đạo sâu sắc của ngòi bút Nam Cao:
thấy được khát vọng hạnh phúc bên trong một con người tưởng như đã trở thành
quỷ dữ.
2) Về câu nói “Này nói đùa chứ có về với tớ thì ra khuân hàng lên xe rồi cùng
về” trong tác phẩm “Vợ nhặt” của Kim Lân.
- Về nội dung:
+ Tràng là một chàng trai nông dân nghèo, xấu xí, ế vợ.
+ Trước tình cảnh của một người đàn bà bị cái đói xô đẩy, Tràng đã đãi

thị bốn bát bánh đúc. Sau đó, Tràng nói một câu với hình thức như một câu nói
đùa “Này nói đùa chứ có về với tớ thì ra khuân hàng lên xe rồi cùng về”. Câu
nói đùa nhưng lại thể hiện niềm khát khao hạnh phúc thật mãnh liệt, cháy bỏng
16


thẳm sâu trong người nông dân nghèo ấy mà ngay cả nạn đói và cái chết cũng
không thể dập tắt.
+ Lời nói của Tràng có vẻ như đùa song ngọn lửa hạnh phúc trong Tràng
được thắp lên từ câu nói đùa ấy lại thật sự bùng cháy. Tràng trân trọng hạnh
phúc của mình cũng như bằng tất cả những gì có thể, anh biến cuộc hôn nhân
của mình với thị trở nên đàng hoàng, nghiêm túc.
- Về nghệ thuật:
+ Là một chi tiết góp phần tạo nên một tình huống truyện độc đáo và ý
nghĩa, tạo bước ngoặt cuộc đời và tâm lí của nhân vật, thể hiện chủ đề tư tưởng
của tác phẩm.
+ Tập trung thể hiện tư tưởng nhân đạo sâu sắc, bất ngờ của ngòi bút Kim
Lân.
3. So sánh:
- Sự tương đồng:
+ Đó là những câu nói đặc biệt, có ý nghĩa hết sức quan trọng trong cuộc
đời các nhân vật và có sức tác động diệu kì, tạo nên những khoảnh khắc ngọt
ngào hạnh phúc cho họ.
+ Đó cũng chính là những chi tiết đặc sắc góp phần khẳng định giá trị
nhân đạo sâu sắc, mới mẻ trong hai tác phẩm: Phát hiện và ngợi ca khát vọng
yêu thương, khát vọng hạnh phúc ở những con người tưởng như đã hoàn toàn lụi
tắt cảm xúc tình yêu trong những hoàn cảnh khắc nghiệt của cuộc đời.
- Khác biệt:
+ Ở “Chí Phèo”, chi tiết thể hiện khát vọng mang bản chất người ẩn sâu
trong con quỷ dữ Chí Phèo, sau khi cảm nhận được tình yêu thương mộc mạc,

chân thành ở Thị Nở. Câu nói cho thấy anh nông dân Chí hiền lành, chân chất
ngày xưa đã sống lại, thay thế hoàn toàn cho con quỷ dữ Chí Phèo.
+ Ở “Vợ nhặt”, chi tiết khẳng định sức mạnh của tình người, của khát
vọng mái ấm gia đình, sống trong tình yêu thương chiến thắng sự đe dọa của cái
đói và cái chết.
c) Kết bài:
- Khái quát lại hai chi tiết.
- Khái quát giá trị nhân đạo của hai tác phẩm.
5. Kiểm tra kết quả của quá trình ôn tập.
Sau mỗi phần dạy đi liền với nó là ôn tập và tiến hành kiểm tra. Ngoài
những phần luyện tập trên lớp, tôi ra đề cho học sinh bài tập về nhà. Và đặc biệt,
tôi còn kiểm tra kết quả ôn tập của học sinh bằng những bài kiểm tra cụ thể.
17


Chẳng hạn như trong chương trình Ngữ văn 12, sau khi dạy xong phần thơ ở học
kì I, tôi hướng dẫn học sinh ôn tập và ra đề bài viết số 3 vào phần thơ. Bài kiểm
tra học kì là sau khi học sinh đã học xong hai bài kí, giáo viên đã ôn tập và tôi đề
xuất ra đề vào phần kí. Ở học kì II tôi ra đề bài viết số 6 ở phần văn xuôi.
Năm học 2010-2011, tôi ra đề bài viết số 6 cho lớp 12C6 như sau :
Đề bài : So sánh vẻ đẹp của chủ nghĩa anh hùng cách mạng qua hai nhân
vật: Việt (Những đứa con trong gia đình – Nguyễn Thi) và Tnú (Rừng xà nu –
Nguyễn Trung Thành).
Năm học 2012-2013, tôi ra đề cho lớp 12B5, bài viết số 6 như sau :
Đề 3:
Cảm nghĩ của anh (chị) về vai trò của truyền thống đối với hiện
tại qua hai nhân vật cụ Mết trong truyện ngắn Rừng xà nu (Nguyễn Trung
Thành) và nhân vật chú Năm trong truyện ngắn Những đứa con trong gia đình
(Nguyễn Thi).
Trong quá trình kiểm tra tôi yêu cầu học sinh làm bài nghiêm túc. Vì các

em đã được ôn tập những dạng đề này nên các em đều tự giác, làm bài hết mình.
IV. NHỮNG KẾT QUẢ BAN ĐẦU
Hướng dẫn học sinh lớp 12 ôn thi đại học dạng đề so sánh phần văn xuôi
là việc làm phù hợp với thực tiễn, phù hợp với xu hướng ra đề hiện nay. Việc
làm này không chỉ cung cấp kiến thức mà còn chỉ ra các dạng đề, nhóm các đề,
hướng dẫn học sinh cách làm bài và tự ôn tập giúp các em hiểu sâu tác phẩm, có
sự liên hệ các tác phẩm. Do đó, học sinh của tôi khi được hỏi không còn xa lạ
với dạng đề này. Các em không còn tâm lí sợ hãi khi đứng trước những dạng đề
khó. Các em đã được trang bị kiến thức cơ bản nên có thể sẵn sàng, chủ động
khi đứng trước các đề văn, linh hoạt, sáng tạo khi làm bài.
Vì vậy, những năm gần đây khi tổ chức cho học sinh lớp 12 ôn tập dạng
đề so sánh tôi thấy có hiệu quả rõ rệt.Và điều này được thể hiện trong kết quả
học tập của các em.
Tôi đã làm phép so sánh kết quả học tập của học sinh và thu được kết quả
như sau :
Đối tượng là học sinh lớp 12B5 khóa học 2012-2013
- Trước khi được hướng dẫn ôn tập dạng đề so sánh phần văn xuôi
Tổng
số HS
40

Tốt
SL
0

Tỉ lệ
0%

Mức độ nắm kiến thức
Khá

Trung bình
SL
Tỉ lệ
SL
Tỉ lệ
5
12.5%
28
70%

Không nắm được
SL
Tỉ lệ
7
17.5%
18


- Kết quả bài viết số 6 sau khi đã được hướng dẫn ôn tập
Mức độ nắm kiến thức
Tổng
Tốt
Khá
Trung bình
số HS
SL
Tỉ lệ
SL
Tỉ lệ
SL

Tỉ lệ
40
20
50%
17
42.5%
3
7.5%

Không nắm được
SL
Tỉ lệ
0
0%

Ngoài ra tuy là một trường tiền thân là trường bán công chất lượng đầu
vào thấp, năng lực cảm thụ văn chương của học sinh không cao nhưng đã được
ôn tập nên kết quả thi đại học của môn văn ở những khối lớp tôi đã dạy điểm
khá cao.
Kì thi đại học năm 2010 : Em Hoàng Thị Huệ ( Đại học Công Đoàn): 8,5
điểm môn văn; Em Lê Thị Công (Đại học văn hóa): 8.0 điểm môn văn, em Lê
Thị Dung (ĐH Ngoại Ngữ TPHCM ) : 8.0 điểm môn văn.
Kì thi đại học năm 2011 em : Lê Bá Huy (Đại học An Ninh): 8.0 điểm
môn văn, em Nguyễn Thị Mai (ĐH Đà Lạt): 8.0 điểm môn văn, em Nguyễn Thị
Thảo (ĐH Công Đoàn): 7,5 điểm môn văn. Và các lớp tôi dạy đều có học sinh
giỏi tỉnh, cụ thể là năm học gần đây nhất, năm học 2012-2013 : em Bùi Thị Liên
đạt giải Ba môn văn, em Lại Thị Thảo đạt giải ba môn văn.
Đó là những kết quả mà tôi đã đạt được khi sử dụng phương pháp ôn tập
cho học sinh theo dạng đề. Ngoài ra, học sinh của tôi không còn xa văn, ngại
học văn. Các em không còn tâm lí xem thường trong những giờ ôn tập văn. Điều

đó thể hiện trong những giờ dạy văn và ôn tập các em soạn bài rất kĩ, học tập sôi
nổi, hăng hái phát biểu bài, chủ động tìm tòi, sáng tạo những cách làm mới. Tâm
lí các em trong những giờ văn rất thoải mái. Và một niềm an ủi rất lớn của tôi là
học sinh khi tôi đang giảng dạy cũng như một số em đã ra trường luôn giành cho
tôi những món quà quý đó là những truyện ngắn, những bài thơ tự tác (những
đứa con đầu lòng vụng về nhưng nhiều ý nghĩa) của các em. Những giờ ra chơi
các em còn tranh thủ nhờ tôi hướng dẫn một số đề văn mà các em chưa hiểu,
chỉnh sửa những bài văn của các em, thậm chí là xin thêm đề để về nhà làm.
Tuy nhiên, sự chuyển biến của học sinh cần có quá trình lâu dài và không
chỉ một cách ôn tập mà còn nhiều cách ôn tập. Không chỉ ôn tập mà phải dạy bài
mới kết hợp với kiểm tra đánh giá. Nhưng qua những kết quả mà các em đạt
được là niềm động viên, an ủi và khích lệ rất lớn đối với tôi để tôi tiếp tục cố
gắng tìm tòi thiết kế những bài dạy hay hơn, những cách ôn tập mới, thiết thực
hơn.

19


PHẦN C : KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
Bằng những việc làm cụ thể không chỉ trong những tiết dạy văn mà cả
trong những giờ ôn tập, tôi đã giúp cho học sinh trong những lớp mình dạy thấy
được vai trò của văn học, thấy được việc học văn, làm đề văn không khó mà cơ
bản là phải biết cách học, biết cách ôn tập để áp dụng linh hoạt, sáng tạo vào
những đề văn cụ thể.
Qua đây, tôi cũng xin đề xuất với nhà trường nên tổ chức những buổi tọa
đàm hoặc báo cáo chuyên đề về nội dung cũng như phương pháp giảng dạy bộ
môn. Từ đó giáo viên có điều kiện trao đổi, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau góp
phần nâng cao trình độ chuyên môn. Ngoài ra, nhà trường cũng nên tổ chức
những đêm thơ, là cơ hội để giáo viên và học sinh thể hiện niềm đam mê văn
học cũng như cơ hội để bồi dưỡng kiến thức văn học và thắp sáng lên tình yêu

văn học.
Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ được rút ra trong quá trình giảng dạy.
Chúng tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp, trao đổi của đồng nghiệp xung
quanh vấn đề mà chúng tôi đã đề cập. Từ đó góp phần nâng cao chất lượng
giảng dạy và làm cho công việc dạy và học văn thêm nhiều ý nghĩa.

XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 05/05/2013
Tôi cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung
của người khác.

Mai Thị Bình

20


MỤC LỤC
Trang
A. ĐẶT VẤN ĐỀ

1

I. Lí do chọn đề tài................................................................................... 1
II. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu....................................................... 2
III. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu...................................................... 3
IV. Phương pháp nghiên cứu...................................................................
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ


3
4

I.Cơ sở lí luận của đề tài........................................................................... 4
II. Thực trạng vấn đề................................................................................. 5
III. Giải pháp và cách thức tổ chức thực hiện.......................................... 7
1. Khái quát các dạng đề so sánh....................................................... 7
2. Hướng dẫn học sinh cách làm các dạng đề.................................... 8
3. Hướng dẫn cụ thể một số đề.......................................................... 9
4. Hướng dẫn học sinh luyện tập.......................................................

13

5. Kiểm tra kết quả của quá trình ôn tập............................................ 17
IV. Những kết quả ban đầu........................................................................ 18
C. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT......................................................................... 20

21


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ giáo dục và đào tạo, dự án Việt-Bỉ (2010), Một số phương pháp và kĩ
thuật dạy học, NXB Đại học sư phạm, Hà Nội.
2. Đinh Thái Hưng (2011), Giới thiệu đề thi tuyển sinh đại học, cao đẳng toàn
quốc, NXB Hà Nội.
3. Lê Thị Hường, Nguyễn Thành Nam, Trần Thị Tuyết Mai (2010), Tuyển
tập các đề thi tuyển sinh đại học, cao đẳng khối C, NXB Hải Phòng.
4. Nguyễn Hữu Quang, Phan Thị Huỳnh Yến (2010), Những bộ đề văn, NXB
đại học sư phạm thành phố Hồ Chí Minh.


22



×