Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

Ý THỨC tự học TIẾNG ANH của SINH VIÊN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (263.33 KB, 28 trang )

I – ĐỀ TÀI:
“ Ý THỨC TỰ HỌC TIẾNG ANH CỦA SINH VIÊN”

Lý do chọn đề tài:
Trong bối cảnh giao lưu hội nhập quốc tế, Tiếng Anh ngày càng tỏ ra lợi
thế đóng vai trò quan trọng của mình. Đây là thứ ngôn ngữ ngày càng phổ biến
trên thế giới hiện nay, sử dụng trong giao tiếp, công việc và các hoạt động xã hội
khác. Đây là một đề tài thiết thực, gần gũi, bổ ích với mỗi học sinh sinh viên khi
họ biết được vai trò quan trọng của tiếng anh trong cuộc sống nói chung và nhất
là trong vấn đề tìm việc làm sau khi tốt nghiệp. Tuy nhiên, hầu hết sinh viên
chưa thấy được vai trò quan trọng của ý thức “ Tự Học”.
Họ đang chạy theo “ bằng cấp” hạy theo những trung tâm dạy Tiếng Anh
một cách mù quáng, chạy theo phong trào hay do gia đình bắt buộc học để cho “
bằng bạn bằng bè”. Khi xem nhẹ tầm quan trọng của ý thức tự học, yếu tố quyết
định đến chất lượng học tập của mỗi người. Trong khi cứ nô nức đua nhau đi
học ở các trung tâm, các lò học thêm ban tối mà chất lượng thì chưa được ai
kiểm chứng, rồi chính bản thân họ lại đổi cho chất lượng ở các trung tâm này,
đổi lỗi cho người dạy chưa có phương pháp. Dù thế nào nào thì bản thân mỗi
người cần nhìn lại bản thân mình trước khi đỗ lỗi cho ngoại cảnh, cho những tác
đông bên ngoài.
Đây là một đề tài thiết thực, gần gũi với mỗi sinh viên, nó phản ánh được
thực trạng học tập Tiếng Anh hiện nay của sinh viên. Nó đánh vào yếu tố tâm lý
từ lâu nay của sinh viên.Hơn nữa đây là đề tài có nhiều khả năng thực hiện
được.

1


II – ĐỂ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI CẦN CÓ NHỮNG THÔNG TIN GÌ?
Để thực hiện được đề tài này cần có những thông tin sau:
Sinh viên nghĩ gì về sự “ Tự Học” trong học tập nói chung và trong Tiếng


Anh nói riêng.
Phương pháp học Tiếng Anh hiện nay của đa số sinh viên là gi?
Tìm hiểu sơ qua về các trung tâm học Tiếng Anh
Yêu cầu của nhà tuyển dụng khi sinh viên ra trường.
Ý kiến của giảng viên, giáo viên về ý thức tự học của học sinh sinh viên.
Tình trạng mua bằng của sinh viên để đủ điều kiện tốt nghiệp ra trường.
Vai trò quan trong của tính tự học từ xưa đến nay.
III PHƯƠNG PHÁP THU THẬP THÔNG TIN
1, PHƯƠNG PHÁP QUAN SÁT
a. Quan sát ở các giảng đường
Ý thức học của sinh viên có hăng hái sôi nổi hay không?
Tài liệu công cụ học tập (giáo trình, sách vở, máy chiếu…) có đầy đủ hay

không?
Quan sát xem có tình trạng ngủ gật trong lớp, làm việc riêng ( đọc chuyện, đọc
báo, nhắn tin, nghe nhạc, nghe điện thoại, thậm chí ăn vặt trong lớp…) hay
không?

2


Quan sát xem thái độ học tập, vẽ mặt mệt mỏi ngáp ngắn ngáp dài của sinh viên

hay không?
Quan sát xem thật sự lớp học sôi nổi hay ồn ảo do nói chuyện, làm việc
riêng trong lớp?
Tư thế ngồi học của sinh viên (ngay ngắn, ngồi thẳng nghiêm túc hay ngồi
siêu vẹo,gục xuống bàn…)?
Quan sát sự tích cực chủ động tham gia xây dựng bài của sinh viên mỗi
khi giảng viên đặt câu hỏi hay là sự im lặng, lười biếng và để dến khi giảng viên

gọi đích danh mới phát biểu ý kiến của mình.
Quan sát biểu hiện của sinh viên khi có tín hiệu báo hết giờ, đồng thời
quan sát thái độ của giảng viên mỗi khi đến lớp

b. Quan sát thái độ của giảng viên mỗi khi đến lớp
3


Gảng viên có tận tâm tận tụy trong bài giảng của mình không?
Biểu hiện của giảng viên mỗi khi thấy lớp học trầm?
c. Quan sát các trung tâm dạy Tiếng anh và các lò học tiếng anh vào ban
đêm
Quan sát xem mỗi lần học viên đến lớp học có những biểu hiện như trên lớp (
như buồn ngủ, làm việc riêng…)
Số lượng học viên tham gia lớp học này như thế nào?
Không khí tâm trạng học tập của học viên
Điều kiện cơ sở vật chất ở các trung tâm này như thế nào?Khả năng đi lại của
học viên có thuận thuận tiện không
Giảng viên dạy có nhiệt tình,đổi mới phương pháp hay không
2- PHƯƠNG PHÁP PHỎNG VẤN
a. Phỏng vấn học sinh sinh viên khoảng 10 người
Câu 1: Bạn thấy môn học Tiếng anh như thế nào?
Bạn Nguyễn Quốc Cường sinh viên năm thứ nhất Đại Học Quốc Gia Hà
Nội cho biết : “Mình thấy Tiếng Anh là một môn học rất khó, mình đã cố gắng
nhiều nhưng không thể học được, cứ học trước rồi lại quên sau….mình thật sự
vát vã với môn học này trong những kì thi.”
Bạn Nguyễn Thu Hiền sinh viên năm nhất Học Viện Báo Chí và Tuyên
Truyền chia sẽ: “Tiếng Anh là môn học sợ hãi của không chỉ riêng mình mà còn
của hết các bạn trong trường, đây thật sự là môn học hóc búa của tụi mình và
bọn mình học chỉ để đối phó cho qua các kì thi mà thôi…”

Bạn Nguyễn Thị Hường sinh Viên Học Viện Hành Chính cho biết:” Mình
rất gét học môn Tiếng Anh mỗi lần lên lớp mình toàn ngủ mà về nhà mình cũng
không học, mình không biết học từ đâu cả, minh rất chán. Môi lân thi mình đều
phải thi lại…đó là một môn học “ khủng” với mình.”
Bạn Nguyễn Thị Ánh sinh viên Đại Học Ngoại Thương cũng chia sẽ
thêm:” Tiếng Anh quả thật là một môn học không dễ dàng gì nhưng không đến
4


nỗi quá khó như các bạn nghĩ. Chỉ cần chúng ta chăm chỉ hơn một chút, dèn
luyện, học Tiếng Anh là cả một quá trình lâu dài không phải ngày một ngày hai.
Cần có sự nhẫn nại, kiên trì không ngại khó khăn và một phương pháp học hiệu
quả thì bạn có thể từng bước học được mà còn yêu thích nó nữa…”
Câu 2. Mỗi ngày bạn dành bao nhiêu thời gian cho việc học Tiếng Anh?
Khi hỏi vấn đề này bạn Nguyễn thị Tuyên sinh viên Báo chí Tuyên
Truyền cho biết: “ Mỗi ngày mình hầu như dành hết thời gian dãnh dỗi ở nhà
ngoài việc đến lớp học chính ra thì mình đều dành hết quỹ thời gian của mình để
học Tiếng Anh như vậy là khoảng từ 9 đến 10 tiếng đồng hồ một ngày..”
Bạn Nguyễn thị Mai thì cho hay: ‘ chỉ có hôm nào học Tiêng Anh trên lớp
thì mình mới học thôi, chứ ngoài ra khi ởà thì mình không thèm “ ngó” đến nó tí
nào cả … ( bạn vừa nói vừa cười)…”
Bạn Quang sinh viên Thương Mại thì chia sẽ : “ Ngoài thời gian học trên
lớp mình còn tham gia học lớp Tiếng Anh ban đêm như vaayjtoongr quỹ thời
gian học Tiếng Anh của mình tầm 8 tiếng mỗi ngày…”
Bạn Tùng cũng là sinh viên Thương Mại cho biết : ‘ Mình chỉ dành thời
gian học môn Tiếng Anh khoảng 30 phút mỗi ngày thôi, mình chủ yếu học ngừ
pháp và từ vựng…”
Còn bạn Hiền vho biết bạn chỉ dành 10 đến 15 phút mỗi ngày để học
Tiến Anh
Bên cạnh đó thì nhiều bạn chia sẽ do kiến thức hổng qua nhiều nên giờ rất

ngại học vì học không biết học từ đâu và như thế nào. Do đó hình thành tâm lý
lười học, chán học.
Tuy nhiên trong số đó có những bạn đã dành rất nhiều quỹ thời gian của
mình để học Tiếng Anh như bạn Tuyên nhưng kết quả học tập của bạn trong kì
thi học kỳ 1 thì không cao. Vì chưa có phương pháp học và việc học Tiếng Anh
là cả một quá trình nên những gì mà bạn ấy bắt đầu thì chưa có kết quả nhất
định. Đó mới chỉ là nền tảng mà thôi.
Câu 3: Bạn có đi học Tiếng Anh ở cá trung tâm không?
5


Bạn Cường cho hay do các trung tâm này dạy có phương pháp, có uy tín,
chất lượng tốt giảng viên người bản ngữ sẽ giúp mình học tốt hơn nên mình đã
đi học.
Bạn Hường thi:” Mình không biết bắt đầu học từ đâu, học như thế nào nên
tốt nhất là đến câc trung tâm”
Bạn Tuyết sinh viên Hành Chính chia sẽ: “ do mình thấy mọi người trong
lớp đua nhau đi học, nên mình thấy “ nóng ruột” nên cũng đăng ký học cho bằng
bạn bằng bè ấy mà (bạn cười)”
Còn bạn Mai thì do bố mẹ thấy con cái của câc cô chú trong cơ quan đi
học hết chứng chỉ Tiếng Anh này đến chứng chỉ Tiếng Anh khác nên cũng bắt
mình đi học, nên mình phải chiều lòng bố mẹ
Câu 4:Bạn thấy các trung tâm dạy như thế nào ?
Đa phần các bạn đều nói mình mà đi học ở các trung tâm thì chọn những
trung tâm có uy tín, chất lượng học. Nên chất lượng dạy của các giảng viên tốt,
chia lớp học phù hợp với trình độ của từng học viên. Lớp học được trang bị đầy
đủ các thiết bị phục vụ cho việc giảng dạy như : máy chiếu, đài , tivi…
Còn một số khác do không đủ khả năng tài chính để học ở các trung tâm lớn.
Nên chất lượng dạy ở đây cũng không được tốt cho lắm như bạn Mimh có chia
sẽ : “ mình phải mất một đoạn đường khá dài để đến lớp học nhưng trời nắng mà

vẫn không có quạt, ánh sáng điện thì mờ nhạt chưa kể giảng viên dạy còn không
đến đúng giờ cứ thích lúc nào thì đến để bọn mình chờ “dài cổ” không những
thế có hôm giảng viên bận không dạy được nhưng không báo trước và bọn mình
đến rồi lại về…”
Câu 5: Bạn có chuẩn bị bài mỗi lần trước khi đến lớp không?
Khi đặt câu hỏi này thì đa số các bạn đều cười chừ và trả lời là không và
xem việc chuẩn bị bài trước khi đến lớp là” xa sĩ”. Hầu hết các bạn đều không
có ý thức và thói quan chuẩn bị bài ở nhà mà cứ đến giờ đi học là mhets sách
học của môn đó vào cặp rồi đến lớp thậm chí có bạn còn không thèm mang một
cuốn sách hay bút vỡ gì mà đi tay không đến lớp, cá biệt có bạn thậm chí là
6


không biết hôm nay học môn gì cứ biết hôm nay là đến trường ; có bạn mang
cặp nhưng bên trong lại toàn đồ vặt vãnh cá nhân báo, tạp chí…
Bạn Bích chia sẽ : “ Hồi học cấp dưới mình luôn có thói quen chuẩn bị bài
ở nhà trước khi đến lớp vì thó quen được hình thành một phần là do gia đình,
thầy cô giáo và bạn bè ai ai cũng chuẩn bị bài trước… còn lên Đại Học thì xã gia
đình, thầy cô thì không bao giờ kiểm tra xem sinh viên có chuẩn bị bài trước khi
đến lớp hay không mà hầu hết mọi người trong lớp đều thế nên…( bạn vừa nói
vừa cười )”
Rất ít số sinh viên trả lời là chuẩn bị bài trước khi đến lớp khi tôi đặt ra câu hỏi
này.
Câu 6: Trên lớp bạn có thường xuyên tham gia phát biểu xây dựng bài
không?
Khi tôi đặt câu hỏi này thì cũng như tình trạng của câu hỏi trên rất ít và vô
cùng ít các bạn sinh vieeb trả lời là có mà chỉ cười chừ. Trên lớp các bạn chỉ
đóng vai nghe không nghe thì ngồi nói chuyện riềng, làm việc riêng. Thày đặt
câu hỏi thì cứ mặc thầy cả lớp im lặng như tờ đến khi nào thầy gọi đích danh thì
ngượng ép đứng dậy trả lời sơ sơ đại khái cho xong để ngồi xuống. Hay khi thầy

bảo làm việc nhóm thì đó lại là cơ hội để nói chuyện một cách công khai. Trong
nhóm có ai thích trả lời thì trả lời hay đùn hết cho một bạn quy trách nhiệm cả tổ
cho bạn ấy, bạn Minh chia sẽ” có những lần thầy giáo đã phải bực dọc thốt lên
trời ơi saio các em thụ động dữ vậy, các em đòi học tập theo phương pháp mới,
đòi học tạp phát huy tính năng động sáng tạo của mình nhưng chính các em lại
phản lại mình…”
Câu 7: phương pháp học tập Tiếng Anh của bạn là gì?
Bạn Tùng cho biết mình chỉ học từ vựng bằng cách mua giấy nháp ghi ra
giấy, nghi chép nghĩa và học nhữ pháp thôi
Banh Nhung thÌ cho biết “mình chỉ học trong giáo trình thầy cô dạy ở lớp thì
cũng chủ yếu học từ vựng, dịch bài và cấu trúc ngữ pháp trong đó.”

7


Bạn Cường thi cho biết bạn đã phát hiện ra một cách học hiệu quả đó
chính là lên Mạng học và mình thấy đây là một cách học rất là hiệu quả
b. Phỏng vấn giảng viên
Câu 1: Thầy đánh giá như thế nào về ý thức tự học tập nói chung và Tiếng
Anh nói riêng của học sinh sinh viên hiện nay?
Tự học là một điều vô cùng quan trọng nó quyết định kết quả học tập của
học sinh sinh viên ở mỗi cấp học nhất là bậc học Đại Học khi vai trò của người
học là người chủ động tiếp thu kiến thức và là trung tâm của sự học. Thầy giáo
chỉ là người định hướng còn sinh viên là người chủ động tìm tòi, tìm kiếm
những tri thức đó. Trong khi chỉ có số ít ý thức được việc học của mình thì đa số
sinh viên xem như lên Đại học đã hoàn thành nhiệm vụ, tâm lý lúc thi mới học
và “ xã tress” ở các năm học trước. Nên ý thức tự học của các em còn rất kém ,
còn bị động trong tiếp thu tri thức..”. Còn môn Tiếng Anh do cấu trúc đặc thù
của môn học và hầu hét sinh viên ở các lớp học dưới không chú trọng học môn
này mà hổng kiến thức rất nhiều nhất là những sinh viên ngoại tỉnh thì sự tự học

của các em chưa được các em đánh giá là quan trọng.
Câu 2: Đối với môn Tiếng Anh thì nhà trường đã có sự đổi mới phương
pháp đối với sinh viên như thế nào?
Nhà trường đã kiểm tra giáp an của giảng viên mỗi lần đến lớp, trang thiết
bị máy chiếu, dạy trên baboi, hình thức kiểm tra và thi cũng có những thay đổi
như đưa thêm phần nói, nghe, đọc và dịch bài từ việt sang anh và ngược lại. Để
đặt ra cho mỗi học sinh càn có ý thức hoạc tập tốt hơn nếu muốn có kết quả tốt.
Ngoài ra chúng tôi đang cố gắng tổ chức các buổi học phù đạo them cho các em
vào buổi tối để các em có thể đân đân lấp đầy những lỗ hổng kiến thức của
mình.
Câu 3: Kết quả học tập môn Tiếng Anh của học sinh trong trường mình
như thế nào thưa thầy?
Môn học Tiengs Aanh trong trường là môn học mà học sinh sinh viên
ngại học nhất, chán học nhất và cũng là môn mà có số lượng học sinh nghĩ học ở
8


các lớp cũng khá nhiều khi mỗi tuần chỉ có một buổi học Tiếng Anh với 5 tiết.
Tâm lý ngại học, chán học , không có sự kiên trì trong học tập nên kết quả học
tập môn Tiếng Anh trong trường nhìn chung là còn thấp, với mỗi kì thi học kì
thì số lượng thi lại chiếm gần một nủa và học lại cũng không phải it.
Câu 4: Thầy có ý kiến gì về tình trạng đi học Tiếng Anh ban tối của sinh
viên ở các lò học thêm, các trung tâm?
Nếu có điều kiện thì chúng ta đi học thêm ngoài đó là điều rất tốt. Tuy
nhiên tôi vẫn đánh giá cao ý thức tự học của mỗi người, nếu chúng ta không xác
định trước động lực, mục đích học tập của mình thì việc đi học thêm chỉ mang
hình thức mà không có kết quả. Dù học ở đâu, học như thế nào thì vai trò tự học
của mỗi người là rất quan trọng. Cần xác định việc đi học thêm ở ngoài là bản
thân mỗi người thấy thực sự cần thiết hay là chạy theo phong trào.
Câu 5 Theo thầy đâu là nguyên nhân dẫ đến kết quả học tập môn Tiếng

Anh không cao của sinh viên trong các nhà trường?
Nguyên nhân này băt nguồn từ việc bản thân sinh vien ở các lớp học cấp
dưới không coi trọng việc học Tiếng Anh tập trung học những môn thi Đại Học
nhất là sinh viên học ban Xã hội (khối C) bị hổng kiến thức rất nhiều
Giờ để lấp được lỗ hổng ấy là cần có thời gian và một quá trình nỗ lực, rèn luyện
rất lớn của mỗi sinh viên. Nhưng nhiều sinh viên chưa xác định động cơ học tập,
tâm lý nản, ngại học, gặp khó khăn là chùn bước…
Câu6 : Thầy đánh giá như thế nào về vai trò của sự tự học của sinh viên ?
Tự học là quan trọng trong quá trình tự học của mỗi người. Nhất là môn
Tiếng Anh cần sự bền bĩ, kiên trì, rèn luyện, cần có cả một thời gian rèn luyện
phấn đấu lâu dài.Thầy cô chỉ là người định hướng phương pháp học mà thôi còn
sinh viên có tieps thu được kiến thức hay không là do chính bản thân mình, tìm
tòi, nghiên cứu, tự học, trao đổi.. Dù có máy móc , phương tiện học tập đày đủ
đến đau nhưng nếu thiếu đi ý thức tự học thì những điều kiện ấy cũng không
phát huy được vai trò của mình

9


Câu 7: Nếu cho lời khuyên đối với sinh viên nhất là những bạn sinh vien
năm đầu thì thầy sẽ nói gi?
Nếu cho lời khuyên cho các bạn năm đầu mới bước vào cổng trường Đại
Học với một môi trường mới, phương pháp học tập cũng như mọi thứ đều lạ
lẫm thì tôi khuyên các bạn hãy xác định động lực học tập của mình ngay từ bây
giờ, phải lên kế hoạch và mục tiêu phấn đấu của bản thân và từng bước thực
hiện nó. Hơn nữa phải có ý chí, sự kiên trì nỗ lực phấn ddaauus và lập trưvững
vàng và phương pháp học tập phù hợp với bản thân thì tôi tin rằng các bạn sẽ
thành công…”
Vậy xin được cảm ơn thầy đã tham gia cuộc trò chuyện ngày hôm nay. Chúc
thầy sức khỏe và công tác tốt)

3

- NGHIÊN CỨU TÀI LIỆU
TÀI LIỆU 1

Tiếng Anh của sinh viên Việt Nam ở trình độ rất thấp so với thế giới!
Sở Khoa học và Công nghệ TP Hồ Chí Minh giao cho nhóm nghiên cứu
Trường ĐH Khoa học xã hội - nhân văn TP Hồ Chí Minh đề tài nghiên cứu
"Đánh giá hiệu quả đào tạo tiếng Anh như một ngoại ngữ tại các trường đại học
trên địa bàn TP Hồ Chí Minh". Một phần kết quả từ đề tài nghiên cứu này đã
được TS Vũ Thị Phương Anh - Trung tâm Khảo thí và đánh giá chất lượng đào
tạo ĐH Quốc gia TP Hồ Chí Minh và thạc sĩ Nguyễn Bích Hạnh - Trường ĐH
Khoa học xã hội - nhân văn TP Hồ Chí Minh công bố nhân tuần lễ Khoa học
công nghệ và giáo dục đại học năm 2004.
Chính sách ngôn ngữ: Số 1 thế giới!
Theo đánh giá, nếu xét dưới góc độ chính sách ngôn ngữ, Việt Nam là một
trong những nước đặt nặng vai trò của năng lực ngoại ngữ trong đào tạo và sử
dụng nhân lực. Trong tuyển dụng, trình độ ngoại ngữ là một trong những yêu
cầu quan trọng để bổ nhiệm và lựa chọn nhân sự. Trong đào tạo, đa số các nước
việc dạy ngoại ngữ chỉ được thực hiện trong nhà trường phổ thông, thì ở Việt
10


Nam đây vẫn xem là môn học bắt buộc ở bậc đại học. Đó là chưa kể Bộ Giáo
dục - Đào tạo còn có những yêu cầu hết sức nghiêm ngặt về năng lực ngoại ngữ
của sinh viên; trong đó có những quy định như là điều kiện bắt buộc để được
công nhận tốt nghiệp đại học, là một trong những yêu cầu thi tuyển hoặc tốt
nghiệp của các chương trình đào tạo sau đại học, là điều kiện bắt buộc để được
tham gia chương trình đào tạo sau đại học ở nước ngoài bằng ngân sách nhà
nước. Chính sách thì được xem là hàng đầu thế giới nhưng vì sao các đơn vị

tuyển dụng nói riêng và xã hội nói chung lại đánh giá không cao về trình độ
ngoại ngữ của sinh viên?
Cử nhân: Tiếng Anh chưa đủ dự bị đại học!

11


Đối tượng nghiên cứu của đề tài là sinh viên đầu - Có trên 50% sinh viên cho
năm 3 của các trường đại học lớn tại TP Hồ Chí biết có đi học thêm tiếng Anh.
Minh. Kết quả điều tra (chưa kiểm tra kỹ năng nghe, Đây là một con số đáng báo
nói là những kỹ năng mà người Việt Nam thường rất
yếu) cho thấy trình độ tiếng Anh của các sinh viên

động vì điều này cho thấy
chương trình đào tạo hiện nay
không đáp ứng được nhu cầu

chỉ mới đạt trong khoảng 360-370 điểm TOEFL học tập của một nửa số sinh
hoặc 3.5 điểm IELTS. Đây là mức rất thấp so với viên trong chương trình mặc
thế giới. Theo Hiệp hội Các nhà trắc nghiệm ngôn dù họ vẫn tham gia mọi giờ
ngữ châu Âu, ở trình độ này, sinh viên chưa thể lên lớp, mọi bài kiểm tra và đa
tham gia vào các cuộc trao đổi ý kiến dù ở mức thấp
nhất mà chỉ mới tiếp nhận những thông tin đơn giản

số đều đạt !
- Chỉ có 3% sinh viên cho biết
có chứng chỉ tiếng Anh quốc

trong những bối cảnh quen thuộc. Với hướng đi này, tế. Nếu quy đổi theo chuẩn
dự kiến khi ra trường, các sinh viên cũng chỉ đạt quốc tế thì hệ thống chứng chỉ

trình độ khoảng 400 điểm TOEFL hoặc 4.0 điểm trình độ tiếng Anh (A, B, C)
IELTS. Ở mức này, sinh viên tốt nghiệp đại học vẫn của Việt Nam vẫn còn hạn chế
chưa đủ trình độ để tham gia các chương trình tiếng
Anh dự bị đại học ở các nước nói tiếng Anh.

rất lớn: còn khá thấp so với
thế giới.

Vì sao lại có sự mâu thuẫn rất lớn giữa nhà trường và xã hội ? Đó là trình độ
đầu vào rất chênh lệch nhưng lại chưa có cách quản lý phù hợp với hoàn cảnh
thực tế, mọi sinh viên trình độ khác nhau đều phải trải qua một thời lượng như
nhau, cùng áp dụng một chương trình học có mục tiêu và cấu trúc tương tự như
nhau. Chính sự thiếu phù hợp giữa chương trình đào tạo, trình độ và nhu cầu đa
dạng của người học đã vô hiệu hóa phần lớn các nỗ lực của nhà trường, giảng
viên và sinh viên.
THỦY NGÂn ( Việt Báo)

12


Tài liệu 2
[Khóa Luận] Tình hình tự học tiếng anh của sinh viên khoa Kinh tế Quản trị...
Trong xu thế hội nhập quốc tế, tiếng Anh trở thành một phương tiện vô cùng
quan trọng mà chúng ta không thể không biết. Nhưng việc đáp ứng đòi hỏi đó và
cách thức mà chúng ta đang thực hiện để tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai
đối với sinh viên khi ra trường thì còn nhiều vấn đề cần xem xét.
Theo thống kê của vụ giáo dục đại học sau khi đánh giá 59 trường đại học lớn
tại Việt Nam không chuyên ngữ, thì có 51.7% sinh viên tốt nghiệp không đáp
ứng được yêu cầu về kĩ năng tiếng Anh. Trong số các trường được khảo sát, chỉ
10.5% số trường đáp ứng được yêu cầu công việc về khả năng sử dụng tiếng

Anh của sinh viên tốt nghiệp. Trước tình hình này cho thấy, vấn đề tiếng Anh
đang là mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp khi thực hiện phỏng vấn
tuyển dụng. Thực tế cho thấy nhiều sinh viên giỏi về chuyên môn nhưng kĩ năng
giao tiếp tiếng Anh còn yếu đành phải chia tay công việc mơ ước. Vậy có thể
nói rằng, Anh ngữ là tiêu chuẩn đánh giá đầu tiên và quan trọng nhất cho một
nhân viên muốn vào làm tại doanh nghiệp, không những là các công ty nước
ngoài, mà nhiều doanh nghiệp trong nước hiện nay cũng đánh giá cao yêu cầu
này của nhân viên.
Trở lại môi trường đào tạo đại học, cũng như nhiều trường đại học trong
nước hiện nay, trường Đại học An Giang cũng yêu cầu trước khi tốt nghiệp, sinh
viên cần có bằng tiếng Anh như bằng B anh văn hay Toeic như là điều kiện bắt
buộc. Tuy nhiên, thời gian học ngoại ngữ ở trường chưa đủ để sinh viên có thể
ứng dụng tốt những gì đã học vào thực tiễn. Vậy vấn đề cốt lõi để sinh viên nâng
cao khả năng ngoại ngữ của mình là ở việc tự học của sinh viên ngoài giờ lên
lớp. Tự học thực sự là một kỹ năng rất quan trọng đối với sinh viên. Nó giúp
sinh viên nắm bắt kiến thức một cách hiệu quả. Và việc hướng dẫn sinh viên tự
13


học cũng là yêu cầu cấp thiết hiện nay của giảng viên trong quá trình đổi mới
phương pháp giảng dạy ở bậc đại học.
TÀI LIỆU 3
Tiếng Anh và những trở ngại của tân sinh viêTại khoa Báo chí, trường Đại
học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG Hà Nội, năm nào các tân
sinh viên cũng được kiểm tra và chia nhỏ lớp cho riêng môn ngoại ngữ.
Thông thường, gần 80% số tân sinh viên của khoa là học tiếng Anh. Và khoảng
70% trong số đó phải học từ trình độ căn bản (Elementary). Tiếng Anh cũng là
môn có số đơn vị học trình nhiều nhất trong cả khóa học đối với sinh viên báo
chí (28 đơn vị học trình cho cả khóa học). Tuy nhiên, trên thực tế, đây lại là môn
học mà các nhà báo tương lai cảm thấy gặp nhiều trở ngại nhất.

Bạn Thanh Thơ - quê Nghệ An - sinh viên K49 Báo chí đã chật vật với môn
tiếng Anh trong tất cả các kì học tập: “Do thi đại học khối C nên suốt những
năm cấp 3 em đã không chú trọng học tiếng Anh. Vả lại, ở quê em, việc học
tiếng Anh gặp nhiều khó khăn lắm, không có các trung tâm uy tín, chuẩn mực,
thầy cô dạy ở trường cũng chỉ tập trung nhiều vào ngữ pháp cơ bản thôi. Mà cứ
học mỗi ngữ pháp không, em học trước quên sau. Lên đại học là học lại từ đầu
chị ạ!”
Giống như với Thơ, hầu hết các bạn sinh viên ngoại tỉnh ở tất cả các trường đại
học mà không thi khối D, thì vốn liếng môn ngoại ngữ nói chung hay tiếng Anh
nói riêng của các bạn rất nghèo nàn. Hầu hết chỉ dừng lại ở một vài cấu trúc ngữ
pháp thông thường với vốn từ vựng ít ỏi và phát âm thì “chệch chuẩn” đến
không ngờ! (Ví dụ: “Không biết khi nào em mới học được đến trình độ “ếchvan” (advance) chị ạ!).
Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất các bạn gặp phải lại chính là việc tìm kiếm một
khóa học đào tạo tiếng Anh đúng chuẩn ngôn ngữ quốc tế lại hợp lí với thời
gian, khả năng tài chính của sinh viên. Một khóa học để các bạn có thể nhanh
14


chóng vượt qua được những hạn chế, thiệt thòi do tính chất “vùng miền” tạo
nên.
Đa số các trung tâm tiếng Anh bình dân mà các bạn sinh viên có thể lựa chọn lại
làm ăn theo kiểu “đem con bỏ chợ”. Các bạn chỉ cần đăng ký, đóng tiền đầy đủ
rồi “muốn học ra sao thì học”. Chất lượng giáo viên và các quyền lợi của học
viên không phải là vấn đề quan tâm của họ.
Tìm đến những trung tâm “xịn”, “chất lượng cao” thì hầu bao của sinh viên
không cho phép họ có thể chi trả những khoản học phí khổng lồ lên đến hàng
triệu đồng một khóa học vài ba tháng. Vì thế, việc tiếp cận những khóa học chất
lượng vẫn là vấn đề với các bạn sinh viên nói chung và tân sinh viên mỗi mùa
nhập học.
Việt Báo (Theo_DanTri)

TÀI LIỆU 4

Vì sao sinh viên ra trường không nói được tiếng Anh?
TT - Trước sự phát triển của tiếng Anh, việc giáo dục và đào tạo tiếng Anh cũng
có những thay đổi lớn. Xu thế đào tạo tiếng Anh hiện nay là “giảng dạy tiếng
Anh như một ngôn ngữ quốc tế”, trong đó các biến thể khác nhau của tiếng Anh
được giới thiệu trong chương trình học.
VN cũng không nằm ngoài xu thế này, nhất là trong bối cảnh hội nhập như hiện
nay.
Không sử dụng được
Tình hình giảng dạy tiếng Anh trong các trường ĐH không chuyên ngữ ở VN có
thể gói gọn ở một vài điểm như sau:
Thứ nhất, thời lượng đào tạo tiếng Anh không đủ để đào tạo 100% sinh viên của
trường khi ra trường có trình độ mà các nhà tuyển dụng yêu cầu. Thực tế cho
thấy cả giảng viên và sinh viên ở các trường này đều không có đủ thời gian để
đào tạo và tiếp thu kiến thức một cách trọn vẹn.

15


Số liệu khảo sát của chúng tôi tại 18 trường ĐH VN cho thấy điểm bình quân
sinh viên năm nhất dao động ở mức 220-245/990 điểm TOEIC, và với mức điểm
này sinh viên cần khoảng 360 giờ đào tạo (480 tiết) để đạt được 450-500 điểm
TOEIC - mức điểm mà rất nhiều doanh nghiệp đang coi là mức tối thiểu để họ
chấp nhận hồ sơ. Tuy nhiên, theo số liệu khảo sát của Vụ Giáo dục ĐH, thường
các trường chỉ có khoảng 225 tiết học tiếng Anh cho sinh viên.
Thứ hai, trình độ của sinh viên không đồng đều và có sự khác biệt khá lớn về
năng lực tiếng Anh giữa họ. Thường trong một lớp học sẽ bao gồm các trình độ
từ sơ cấp (gồm những sinh viên học tiếng Anh lần đầu) đến trung cấp (những
sinh viên đã học hệ đào tạo tiếng Anh chín năm). Những lớp học đa trình độ như

vậy sẽ gây nhiều khó khăn cho giảng viên, khiến họ khó có thể quán xuyến hết
tất cả sinh viên, từ đó gây trở ngại cho cả việc dạy và học.

16


51,7% SV tốt nghiệp
không đáp ứng được yêu
cầu về kỹ năng tiếng
Theo số liệu đánh giá 9.948 sinh viên năm nhất của

Anh

13 trường ĐH cho thấy điểm bình quân là 250 điểm

“Chỉ có 10,5% số trường

TOEIC, tuy nhiên điểm số dao động từ 50-850 điểm. ĐH đã thực hiện khảo
Như vậy sự chênh lệch ở trình độ đầu vào của sinh
sát đánh giá khả năng
viên các trường rất lớn. Có những sinh viên gần như

đáp ứng yêu cầu công

không biết tiếng Anh và có những bạn trình độ đã rất việc về kỹ năng sử dụng
giỏi (cao cấp), ở trình độ 850 điểm TOEIC - mức
tiếng Anh của SV tốt
chuẩn mà nếu Bộ GD-ĐT dùng làm chuẩn giáo viên

nghiệp. Kết quả cho thấy


giảng dạy tiếng Anh cũng đã rất tốt và không dễ đạt

khoảng 49,3% SV đáp

được. Như vậy nếu bắt những sinh viên này phải ngồi ứng được yêu cầu của
học tiếng Anh trong bốn năm ở trường là rất lãng phí người sử dụng, 18,9%
và không hợp lý. Trong khi đó cần có giải pháp cho

SV không đáp ứng được

những sinh viên có trình độ mới bắt đầu học.

và 31,8% SV cần đào tạo
thêm” - bà Trần Thị Hà,
vụ trưởng Vụ Giáo dục
ĐH, cho biết tại hội thảo
“Đào tạo tiếng Anh trong
các trường ĐH không
chuyên ngữ” do Bộ GDĐT phối hợp với Viện
Khảo thí giáo dục Hoa
Kỳ tổ chức mới đây. Bà
Hà cho biết kết quả khảo
sát trên được Vụ Giáo
dục ĐH thống kê từ báo
cáo về tình hình giảng
dạy tiếng Anh của 59
trường ĐH không
chuyên ngữ trong cả


17

nước.
Thanh Hà


Thứ ba là đào tạo tiếng Anh ở các khối không chuyên thường có xu hướng tập
trung quá nhiều vào tiếng Anh chuyên ngành chứ không phải là rèn luyện kỹ
năng tiếng Anh. Do đó, cho dù họ có học các thuật ngữ hay các từ ngữ tiếng
Anh chuyên ngành thì cũng khó có thể nâng cao các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết
tiếng Anh trong giao tiếp.
Rất nhiều trường tập trung nhiều vào xây dựng chương trình và thời gian đào tạo
tiếng Anh chuyên ngành, trong khi đó năng lực sử dụng tiếng Anh (English
proficiency) của sinh viên còn rất hạn chế và dẫn đến kết quả là sinh viên học
nhưng không sử dụng được.
Số lượng trường triển khai áp dụng các chuẩn đánh giá quốc tế cho sinh viên ra
trường như TOEFL và TOEIC còn hạn chế. (Số liệu năm 2008: có 14,4% số
trường đã áp dụng chuẩn TOEIC). Trong khi đó rất nhiều doanh nghiệp và tổ
chức đặt chuẩn ngoại ngữ theo TOEIC hoặc TOEFL làm tiêu chuẩn tuyển dụng.
Điều này dẫn đến tình trạng: có khá nhiều sinh viên ra trường nộp hồ sơ xin việc
khi được yêu cầu có chứng chỉ TOEIC mới đi thi để kịp có điểm nộp hồ sơ. Do
thời hạn nộp hồ sơ ngắn nên các sinh viên này rất bị động trong việc chuẩn bị
cho kỳ thi, về cả thời gian lẫn chuyên môn.
Cuối cùng, các sinh viên khối không chuyên ngữ học tiếng Anh nhưng khả năng
sử dụng tiếng Anh trong các tình huống thực tế rất hạn chế và có thể nói rằng
phần lớn không sử dụng được. Như vậy tình hình chung là khả năng sử dụng
được tiếng Anh trong môi trường làm việc của sinh viên sau khi tốt nghiệp ĐH
là rất hạn chế và không đáp ứng được yêu cầu của đại đa số các đơn vị sử dụng
lao động.
TOEIC - một giải pháp

TOEIC (Test of English for International Communication) là bài thi đánh giá
năng lực sử dụng tiếng Anh trong môi trường giao tiếp. Hiện nay, bài thi TOEIC
đang được áp dụng rộng rãi bởi 9.000 tổ chức và 92 quốc gia trên thế giới. Ở
châu Á, hiện có hơn 300 trường ĐH sử dụng bài thi quốc tế này. Mục đích sử
dụng TOEIC rất đa dạng, tùy vào loại hình tổ chức. Các doanh nghiệp dùng
18


TOEIC trong việc tuyển dụng nhân viên, đánh giá hiệu quả chương trình đào tạo
tiếng Anh của doanh nghiệp và sắp xếp, đề bạt cán bộ. Các tổ chức giáo dục sử
dụng TOEIC nhằm đánh giá, phân loại trình độ đầu vào của sinh viên; đánh giá
hiệu quả và nâng cao chất lượng chương trình đào tạo.
Trong số các chuẩn quốc tế hiện nay thì chuẩn TOEIC tỏ ra là một lựa chọn phù
hợp nhất, thể hiện bởi số lượng ngày càng nhiều các trường ĐH và cơ sở đào tạo
đưa chuẩn này vào chương trình giảng dạy: năm 2006 có sáu trường dùng
TOEIC, năm 2007 có tám trường, năm 2008 chứng kiến sự nhảy vọt về số lượng
những trường dùng TOEIC: 21 trường (số liệu thống kê của IIG VN).
Chuẩn TOEIC là lựa chọn phù hợp nhất trong việc đánh giá và nâng cao chất
lượng đào tạo tiếng Anh trong các trường ĐH không chuyên ngữ. Áp dụng
chuẩn TOEIC không chỉ góp phần cải cách chương trình giảng dạy môn tiếng
Anh trong nhà trường mà xét rộng hơn, còn đáp ứng được xu thế đào tạo tiếng
Anh trên thế giới hiện nay - xu thế giảng dạy tiếng Anh như một ngôn ngữ quốc
tế. Với những ưu điểm được phân tích ở trên, Bộ GD-ĐT nên chính thức khuyến
nghị các trường ĐH sử dụng TOEIC làm chuẩn đánh giá phân loại đầu vào và
chuẩn tốt nghiệp.
Bên cạnh đó, nghiên cứu của Viện Khảo thí giáo dục Hoa Kỳ cho thấy điểm thi
TOEIC có thể được chuyển đổi sang hệ điểm TOEFL ITP - yêu cầu đầu vào mà
Bộ GD-ĐT sắp áp dụng cho những thí sinh muốn thi cao học. Vì vậy, những
sinh viên tốt nghiệp ĐH đã có sẵn điểm TOEIC muốn học lên cao học thì có thể
quy đổi điểm TOEIC sang điểm TOEFL và được miễn thi đầu vào.

ThS ĐOÀN HỒNG NAM
(Chủ tịch IIG VN, đại diện Viện Khảo thí giáo dục Hoa Kỳ)
Nguồn:

19


20


HÌNH THÀNH ĐỀ CƯƠNG
Cấu trúc của một tác phẩm báo chí nói chung gồm ba phần cơ bản: mở bài,
thân bài, kết bài.
I- MỞ BÀI
Mào đầu bằng một nhân vật.
II - THÂN BÀI
1 Xác định tầm quan trọng của môn ngoại ngữ nói chung và môn
Tiếng Anh nói riêng trong học tập cũng như trong cuộc sống .
Trong các chương trình học từ Trung Học cho đến Đại Học môn Tiếng Amh là
một môn học bắt buộc trong các nhà trường, hơn nữa với số tiết học và số trình
rất cao. Nó thường ảnh hưởng rất lớn ddeeens kết quả cuối cùng của học sinh và
sinh viên trong những năm học.
Chính sách ngôn ngữ của nhà nước, đặt nặng vai trò ngoại ngữ trong đào tạo và
tuyển nhân lực.
2 Tình trạng học đối phó môn Tiếng Anh của sinh viên trong các nhà
trường
những khó khăn mà sinh viên gặp phải khi học Tiếng Anh
Ở các cấp dưới sinh viên không chú trọng học môn này, chỉ học những
môn học phục vụ cho thi Đại học;
Các lớp dưới chỉ học chú trọng vào ngữ pháp, tình trạng học trước quên

sau, không chú trọng kỹ năng nói và nghe;
Các sinh viên ngoại tỉnh do ảnh hưởng của vùng miền, không có điều kiện
và moi trường để tiếp xúc thường xuyên.
Nhấn mạnh vai trò ý thức tự học của bản thân mỗi người
Ở NHÀ: Sinh viên dành rát ít thời gian thậm chí là không có lịch học cho
môn Tiếng Anh không dành một chút thời gian cho học Tiengs Anh
Sinh viên không có ý thức chuẩn bị bài trước khi đến lớp mà cứ đến tiết
học chỉ việc nhét sách vào cặp và đến trường
21


Sinh viên có tính ỷ lại cứ đen lúc thi thì mới học dăm ba chữ không thì
thôi, không có ý thức tự học
Ở TRƯỜNG : Sinh viên thậm chí không biết hôm nay học môn gi?
Lên lớp thì ngử gật, không ngủ thì nói chuyện riêng, làm việc riêng trong
lớp
Không tham gia xây dựng bài
TÌNH TRẠNG ĐI HỌC THÊM NGOÀI : Sinh viên đi học thêm
ngaoif khá nhiều chiếm hơn 50% nhưng liệu đó là do nhu cầu thật sự của mỗi
người hay là chạy theo phong trào
III KẾT LUẬN
Nhắc lại một lần nữa tầm quan trọng của Tiếng Anh dựa vào thống kê
của Vụ Giáo Dục để sinh viên nhận ra và xác định lại ý thức tự học môn Tiếng
Anh của mình.

22


TÁC PHẨM BÁO CHÍ


Ý THỨC TỰ HỌC TIẾNG ANH CỦA SINH VIÊN

Á

nh một cô bé 11 tuổi, năm nay cô bé vào lớp 6 và trong trương chình
học của minh có môn Tiếng Anh và cô đã rất tò mò về môn học đó cô
đã hỏi mẹ rất nhiều. Cô bé mong chờ cho sáng mai nhanh thật nhanh để

đến trường vì trong thời khóa biểu của mình ngày mai sẽ có tiết Tiếng Anh.
Hôm ấy khi đến trường cô bé có tâm trạng rất háo hức, hồi hộp và vui vẻ….” .
Khi những ngày đầu tiên được làm quen với môn Tiếng Anh, tôi tin chắc rằng
trong mỗi chúng ta ai cũng đều có chung một một niềm vui, một tâm trạng như
cô bế ấy.Vậy liệu hiện giờ sự xay mê, niềm mong đợi, sự háo hức đó có còn
trong bạn hay không khi mỗi lần dến lớp ?

Tầm quan trọng của việc học Tiếng Anh
Trong chương trình học từ Trung học đến Đại học môn Tiếng Anh là một
trong những môn bắt buộc trong các nhà trường. Không những thế còn chiếm số
tiết và học trình rất cao và đây là môn ảnh hưởng nhiều đến kết quả cuối cùng
của học sinh sinh viên trong những năm học. Hơn nữa nước ta là một trong
những nước dặt nặng vai trò của ngoại ngữ trong đào tạo và sử dụng nhân
lực.Trong tuyển dụng thì trình độ ngoại ngữ là một trong những yêu cầu quan
trọng để được bổ nhiệm và lựa chọn nhân sự. Trong đào tạo thì đa số các nước
23


việc dạy ngoại ngữ chỉ được thực hiện trong các nhà trường phổ thông thì ở Việt
Nam đây vẫn xem là môn học bắt buộc ở bậc Đại Học. Đó chưa kể Bộ Giáo Dục
còn có những yêu cầu hết sức nghiêm ngặt về năng lực ngoại ngữ của sinh viên;
trong đó có những điều kiện bắt buộc để công nhận tốt nghiệp Đại Học, là một

trong những yêu cầu thi tuyển sinh hoặc tốt nghiệp các chương trình đào tạo sau
Đại Học; là điều kiện bắt buộc để tham gia vào chương trình đào tạo ở các nước
ngoài bằng ngân sách nhà nước.

Tình hình tự học Tiếng Anh của sinh viên
Tiếng Anh có vai trò quan trọng như thế và hầu hết sinh viên đều nhận
thức được điều này thế nhưng nhiều sinh viên vẫn chưa ý thực được việc học
tập của mình. Sinh viên chưa xác định được mục đích, động cơ học tập môn
Tiếng Anh rõ ràng. Vì vậy tình trạng học Tiếng Anh chỉ là để đối phó với giảng
viên, với các bài kiểm tra và các kì thi. Khi được hỏi bạn thấy môn Tiếng Anh là
môn học như thế nào? Thì đa số các bạn sinh viên đều lắc đầu, nhăn mặt , kêu
khó và đó là một môn “ khủng bố” của sinh viên thi lại nhiều mà học lại cũng
không phải ít. Bạn Q.C sinh viên năm nhất Đại Học Quốc Gia Hà Nội cho biết
“…dù đã rất cố gắng nhưng mình vẫn không tìm ra được phương pháp học tập
như thế nào cho chất lượng, chứ học trước rồi lại quên sau, mình thấy nản và
khá vất vã với môn học này trong các kỳ thi…”
Do đặc thù của môn học cần phải có một sự nỗ lực lớn, lòng kiên trì và ý
chí kiên định và một quá trình phấn đấu lâu dài không thể ngày một ngày hai mà
thành công được. Đa số các bạn sinh viên khi mới bắt đầu thấy nản, ngại khó,
ngại khổ gặp một chút khó khăn là bỏ cuộc và cứ thế… cứ thế việc học Tiếng
Anh ngày càng khó khăn hơn. Biết rằng ở các lớp dưới nhất là sinh viên thuộc
ban xã hội họ không chú trọng học Tiếng Anh mà chỉ coi trọng những môn thi
Đại học nên giờ lỗ hổng kiến thức là rất lớn không những thế ở các cấp học dưới
giáo viên chỉ chú trọng dạy ngữ pháp để phục vụ cho các bài kiểm tra và các kỳ
thi, không chú trọng kỹ năng nghe, nói ứng dụng ngữ pháp vào trong thực tiễn
nên học trước rồi lại quên sau. Một khó khăn nữa cho sinh viên, nhất là sinh
24


viên ngoại tỉnh do ảnh hưởng của vùng miền và không có điều kiện tiếp xúc với

môi trường ngoại ngữ nên lại càng gặp khó khăn hơn.
Tuy nhiên đó là những khó khăn chung của hầu hết các bạn sinh viên chứ
không phải chỉ riêng người nào. Nhưng không thể dựa vào những khó khăn đó
mà biện minh cho kết quả học tập của mình. Mà cần phải khắc phục nhưng khó
khăn và vươn lên thế nhưng chỉ có số ít sinh viên là làm được điều đó còn hầu
hết là nản, và buông xuôi. Họ không coi trọng tầm quan trọng của ý thức tự học
mà đổi nhiều cho hoàn cảnh. Nhiều sinh viên chưa có ý thức cần phải chuẩn bị
bài ở nhà trước khi đến lớp mà chỉ lúc nào đi học thì nhét môn đó vào cặp là
xong, có bạn còn không biết hôm nay học môn gì thậm chí còn không mang
sách vỡ gì đến lớp có mang thì cũng chỉ là những đồ cá nhân và báo, tạp chí,
truyện… Chia sẽ vấn đề này bạn Bích sinh viên năm nhất Học Viện Hành Chính
nói: “Hồi học cấp ba mình luôn có thói quên chuẩn bị bài trước khi đến lớp, thói
quen đó được hình thành một phần là do gia đình, thầy cô và bạn bè trong lớp ai
cũng thế… còn khi lên Đại Học sống xa gia đình, thầy cô cũng không bao giời
kiểm tra xem sinh viên có chuẩn bị bài trước khi đến lớp hay không và trong lớp
mọi người cũng thế nên…( bạn vừa nói vừa cười). Không những thế ngòai thời
gian học trên lớp thời gian ở nhà các bạn dành rất ít thời gian thậm chí là không
dành khoảng thời gian nào để học môn Tiếng Anh. Bạn T.M cho hay “ chỉ khi
nào học Tiếng Anh trên lớp thì mình học thôi chứ ngoài ra thì không ngó đến
môn ấy ở nhà tí nào cả…”
Đó là ở nhà còn đến trường thì sao? Đến lớp thì hiện tượng ngủ gật của
sinh viên trên các giảng đường thì không thiếu. Không ngủ thì nói chuyện riêng,
làm việc riêng như nhắn tin, nghe điện thoại, đọc báo, đọc truyện… Còn trong
mỗi tiết học thì vắng các cuộc tranh luận hay những cách tay giơ lên thì yếu ớt,
lác đác vài người. Khi phỏng vấn một vài bạn sinh viên về vấn đề này thì rất ít
cacs bạn sinh viên trả lời là có tham gia xay dựng bài. Trên lớp các bạn chỉ đóng
vai nghe và không có phản ứng không nghe thi nói chuyện riêng làm việc riêng
thầy nói thì mặc thầy. Cả lớp cứ quanh quẩn trong bầu không khí học đến ngán
25



×