Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

Phát triển thị trường vận tải hành khách nội địa của vietnam airlines trong bối cảnh việt nam hội nhập quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.12 MB, 104 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------

NGÔ PHONG VŨ

PHÁT TRIỂN THỊ TRƢỜNG VẬN TẢI HÀNH KHÁCH
NỘI ĐỊA CỦA VIETNAM AIRLINES
TRONG BỐI CẢNH VIỆT NAM HỘI NHẬP QUỐC TẾ

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ QUỐC TẾ

Hà Nội – 2016


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------

NGÔ PHONG VŨ

PHÁT TRIỂN THỊ TRƢỜNG VẬN TẢI HÀNH KHÁCH
NỘI ĐỊA CỦA VIETNAM AIRLINES
TRONG BỐI CẢNH VIỆT NAM HỘI NHẬP QUỐC TẾ

Chuyên ngành: Kinh tế Quốc tế
Mã số: 60 31 01 06

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ QUỐC TẾ

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN TIẾN MINH



Hà Nội - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu khoa học độc lập
của riêng Tôi.
Các số liệu, kết quả và nội dung trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng, đảm
bảo tính trung thực và chưa từng được công bố trong bất cứ công trình khoa học
nào.
Người thực hiện luận văn

Ngô Phong Vũ


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên trong cuốn luận văn, tôi xin gửi tới TS. Nguyễn Tiến Minh,
ngƣời trực tiếp hƣớng dẫn tôi thực hiện bài luận văn này trong suốt thời gian qua lời
cảm ơn chân thành nhất!
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới các thầy giáo, cô giáo, Chủ nhiệm, Trợ lý
Khoa Kinh tế - Trƣờng Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội đã cung cấp cho
tôi những kiến thức về Kinh tế quốc tế, tạo điều kiện giúp đỡ cho tôi hoàn thành
luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo các Ban trong Tổng công ty Hàng
không Việt nam, các đồng nghiệp trong Ban Tiếp thị Bán sản phẩm, Kế hoạch Phát
triển, Dịch vụ Thị trƣờng và các Văn phòng khu vực Miền Bắc, Miền Trung, Miền
Nam đã tạo điều kiện giúp đỡ cho tôi các số liệu, tài liệu liên quan, dành thời gian
trao đổi và giúp cho tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi cũng xin cảm ơn các bạn trong lớp K23 Kinh tế quốc tế- Trƣờng Đại học
Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội đã cùng tôi học tập, nghiên cứu kiến thức mới

trong suốt quá trình học Cao học.
Xin cảm ơn gia đình đã động viên và giúp tôi theo học chƣơng trình Cao học
của Trƣờng Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội.
Hà Nội, tháng 08 năm 2016
Ngƣời thực hiện luận văn

Ngô Phong Vũ


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ......................................................................... i
DANH MỤC BẢNG .................................................................................................iii
DANH MỤC HÌNH .................................................................................................. iv
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC
.................................................................................................................................... 4
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ...................................................................... 4
1.2. Khái quát về thị trƣờng vận tải hành khách nội địa bằng đƣờng hàng không .... 7
1.2.1.Vận tải hành khách bằng đƣờng hàng không .............................................7
1.2.2. Thị trƣờng vận tải hành khách nội địa bằng đƣờng hàng không .............13
1.3. Phát triển thị trƣờng vận tải hành khách nội địa và hệ thống các chỉ tiêu đánh
giá động thái phát triển ................................................................................. 14
1.3.1. Nội dung phát triển thị trƣờng vận tải hành khách nội địa ......................14
1.3.2. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá động thái phát triển ................................18
1.4. Các nhân tố cơ bản tác động đến sự phát triển vận tải hàng không nội địa . 20
1.4.1. Yếu tố điều tiết và can thiệp của nhà nƣớc ..............................................21
1.4.2. Hành khách .............................................................................................22
1.4.3. Các đối thủ cạnh tranh ............................................................................24
1.4.4. Pháp luật của các cơ quan quản lý Nhà nƣớc và quy định tiêu chuẩn của
ngành hàng không thế giới.................................................................................25

1.4.5. Hội nhập quốc tế .....................................................................................25
1.5. Kinh nghiệm phát triển vận tải hàng không nội địa của một số Hãng hàng
không trong khu vực ..................................................................................... 28
1.5.1.

Kinh nghiệm phát triển tại Thái lan (Thai Airways Internantional) ...28

1.5.2.

Kinh nghiệm phát triển tại Philippines (Philippine Airlines) .............30

1.5.3.

Bài học rút ra cho Vietnam Airlines ...................................................33

CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................... 37


2.1 Quy trình nghiên cứu ..................................................................................... 37
2.2 Các phƣơng pháp nghiên cứu ......................................................................... 38
2.1.1. Phƣơng pháp thu thập dữ liệu thứ cấp ....................................................38
2.2.3. Phƣơng pháp xử lý số liệu .......................................................................39
2.2.4. Phƣơng pháp phân tích tổng hợp và so sánh ...........................................39
CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG THỊ TRƢỜNG VẬN TẢI HÀNH KHÁCH NỘI ĐỊA
CỦA VIETNAM AIRLINES ................................................................................... 40
3.1. Quá trình phát triển thị trƣờng vận tải hàng không của Vietnam Airlines qua
các thời kỳ ..................................................................................................... 40
3.1.1. Khái quát về Vietnam Airlines ...............................................................40
3.1.2. Lịch sử phát triển thị trƣờng vận tải hành khách nội địa của Vietnam Airlines
................................................................................................................45

3.2. Tình hình phát triển thị trƣờng vận tải hành khách của Vietnam Airlines từ
năm 2010 đến nay ......................................................................................... 48
3.2.1. Thực trạng phát triển sản phẩm vận tải hàng không nội địa ..................48
3.2.2. Thực trạng phát triển hệ thống giá cƣớc .................................................53
3.2.3. Thực trạng phát triển hệ thống bán sản phẩm vận tải hành khách .........55
3.2.4. Thực trạng các chƣơng trình truyền thông khuyến mại .........................58
3.2.5. Thực trạng Chất lƣợng dịch vụ ...............................................................59
3.3. Phân tích một số nhân tố cơ bản ảnh hƣởng đến sự phát triển vận tải hàng
không nội địa ................................................................................................ 61
3.3.1. Chính sách Nhà nƣớc ..............................................................................61
3.3.2. Khách hàng .............................................................................................61
3.3.3. Đối thủ cạnh tranh ..................................................................................62
3.3.4. Hội nhập quốc tế .....................................................................................65
3.4. Đánh giá chung về tình hình thị trƣờng vận tải hành khách nội địa của
Vietnam Airlines trong bối cảnh hội nhập .................................................... 67
3.4.1. Những ƣu điểm .......................................................................................67
3.4.2. Những nhƣợc điểm ..................................................................................69


CHƢƠNG 4: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƢỜNG VẬN TẢI HÀNH
KHÁCH NỘI ĐỊA CỦA VIETNAM AIRLINES ................................................... 73
4.1 Ảnh hƣởng của hội nhập kinh tế quốc tế đến sự phát triển vận tải hàng không
nội địa của Vietnam Airlines ........................................................................ 73
4.1.1. Cơ hội .....................................................................................................73
4.1.2. Thách thức ..............................................................................................77
4.2. Phƣơng hƣớng phát triển ............................................................................... 79
4.2.1. Đầu tƣ phát triển đội tàu bay riêng cho nội địa ......................................79
4.2.2. Phát triển mạng và tăng cƣờng tải cung ứng trên đƣờng bay nội địa ......79
4.2.3. Chính sách và sản phẩm dịch vụ hành khách nội địa .............................80
4.2.4. Phát triển nguồn nhân lực .......................................................................80

4.3. Giải pháp phát triển ....................................................................................... 81
4.3.1. Giải pháp nghiên cứu thị trƣờng vận tải nội địa .....................................81
4.3.2. Giải pháp đầu tƣ nâng cao năng lực vận tải trên thị trƣờng nội địa .......82
4.3.3. Phát triển các chính sách về Cung cho thị trƣờng vận tải hành khách nội địa ..
................................................................................................................84
KẾT LUẬN........................................................................................................91
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 92


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

STT

Ký hiệu

Nguyên nghĩa

1

AF

Hãng không Air France, Pháp

2

AQS

Tổ chức đánh giá chất lƣợng dịch vụ (Aviation Quality
Services)


3

BMV

Sân bay Phùng Đức, Buôn Mê Thuột, tỉnh Đắc Lăk

4

CAH

Sân bay Cà Mau, tỉnh Cà Mau

5

CXR

Sân bay Cam Ranh, Nha Trang, tỉnh Khánh Hoà

6

DAD

Sân bay Đà Nẵng, thành phố Đà Nẵng

7

DCS

Hệ thống kiểm soát khách khởi hành (Departure Control
System)


8

DIN

Sân bay Điện Biên, tỉnh Điện Biên

9

DL

Hãng hàng không Delta, Mỹ

10

DLI

Sân bay Liên khƣơng, Đà lạt, tỉnh Lâm Đồng

11

HAN

Sân bay Nội Bài, thành phố Hà Nội

12

HKDD

Hàng không Dân dụng


13

HPH

Sân bay Cát Bi, thành phố Hải Phòng

14

HUI

Sân bay Phú Bài, Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế

15

IATA

Hiệp hội các Hãng hàng không quốc tế (International Air
Transportation Association)

16

ICAO

Tổ chức hàng không Dân dụng Quốc tế (International
Civil Aviation Organisation)

17

IOSA


Tổ chức đánh giá an toàn bay của IATA (IATA
Operational Safety Audit)

18

KL

Hãng hàng không Hoàng gia Hà lan, KLM Royal Ducth
Airlines

i


19

LBMĐ

Lịch bay mùa đông

20

LBMH

Lịch bay mùa hè

21

NW


Hãng hàng không NorthWest, Mỹ

22

PQC

Sân bay Dƣơng Đông, Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang

23

PROS

24

PXU

Sân bay Pleiku, tỉnh Kon Tum

25

SCIC

Tổng công ty đầu tƣ và kinh doanh vốn nhà nƣớc

26

SGN

Sân bay Tân Sơn Nhất, thành phố Hồ Chí Minh


27

SITA

Công ty cung cấp hệ thống và đƣờng truyền hàng không
(Society International Telemunication Association)

28

SQH

Sân bay Nà Sản, tỉnh Sơn La

29

TBB

Sân bay Đông tác, Tuy Hoà, tỉnh Phú Yên

30

TCTHKVN

Tổng công ty Hàng không Việt nam

31

UIH

Sân bay Phù Cát, Qui Nhơn, tỉnh Bình Định


32

VCA

Sân bay Trà Nóc, thành phố Cần Thơ

33

VCL

Sân bay Chu Lai, Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam

34

VCS

Sân bay Cỏ Ống, tỉnh Bà Rịa Vũng tàu

35

VDH

Sân bay Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình

36

VII

Sân bay Vinh, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ Anh


37

VKG

Sân bay Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang

38

VPCN

Văn phòng Chi nhánh

39

VPĐD

Văn phòng Đại diện

40

VPKV

Văn phòng Khu vực

Hệ thống tối ƣu hoá doanh thu hành khách (Passenegr
Revenue Optimazation System)

ii



DANH MỤC BẢNG

STT

Bảng

Nội dung

1

Bảng 1.1

Đội tàu bay và cầu hình của Philippine Airlines

32

2

Bảng 3.1

Đôi bay của Vietnam Airlines

43

3

Bảng 3.2

Tải cung ứng trên thị trƣờng nội địa


50

4

Bảng 3.3

Tải cung ứng trên đƣờng bay trục

51

5

Bảng 3.4

Tải cung ứng trên đƣờng bay du lịch

51

6

Bảng 3.5

Tải cung ứng trên đƣờng bay địa phƣơng

52

7

Bảng 3.6


Kết quả vận tải trên đƣờng bay nội địa

53

8

Bảng 3.7

9

Bảng 3.8

10

Bảng 3.9

11

Bảng 3.10

Chính sách giá của Vietnam Airlines trên thị
trƣờng nội địa
Phân bố khu vực quản lý của 3 VPKV
Phân bổ hệ thống bán tại Việt Nam theo khu vực
do VPKV quản lý
Đánh giá của khách hàng đối với các khâu dịch
vụ nội địa

iii


Trang

54
55
57

60


DANH MỤC HÌNH

Nội dung

STT

Hình

1

Biểu đổ 1.1

Mạng đƣờng bay nội địa của Thai Airway

30

2

Biểu đổ 1.2


Mạng đƣờng bay nội địa của Philippine Airlines

32

3

Biểu đổ 3.1

Sơ đồ tổ chức của Tổng công ty HKVN

42

4

Biểu đổ 3.2

Mạng đƣờng bay nội địa của Vietnam Airlines

48

iv

Trang


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Vận tải hàng không là ngành vận tải rất quan trọng trong sự phát triển giao
lƣu kinh tế và văn hoá giữa các quốc gia trên thế giới và giữa các vùng, miền, thành
phố trong cùng một nƣớc. So với các loại hình vận tải khác nhƣ đƣờng bộ, đƣờng

thủy, đƣờng sắt, vận tải hàng không có ƣu thế vƣợt trội về độ an toàn, giúp con
ngƣời rút ngắn tối đa thời gian đi lại trong đi đạt đƣợc khoảng cách tối đa. Vì vậy,
vận tải hàng không trong mọi hoàn cảnh vẫn luôn đƣợc coi là ngành vận tải cao cấp.
Vận tải hàng không bao gồm vận tải hành khách và vận tải hàng hoá, trong đó vận
tải hành khách luôn đƣợc ƣu tiên hơn do chiếm tỷ trọng doanh thu cao hơn và phục
vụ phức tạp hơn vận tải hàng hoá. Trong vận tải hành khách, đối với những nƣớc
rộng, đông dân, kinh tế phát triển thì vận tải hành khách nội địa đóng vai trò quan
trọng không kém vận tải hành khách quốc tế.
Theo số liệu của Tổng cục thống kê, năm 2013, lƣợng khách vận chuyển
đƣờng hàng không đạt khoảng 16.9 triệu khách, trong khi đƣờng bộ đạt 2.670,3
triệu lƣợt khách, đƣờng thuỷ đạt 144,7 triệu lƣợt khách, đƣờng sắt đạt 12,1 triệu
lƣợt khách. Tỷ lệ vận chuyển đƣờng hàng không chỉ chiếm 0,59%. Trong 16.9 triệu
lƣợt khách đƣờng hàng không, vận chuyển khách nội địa đạt gần 10,7 triệu lƣợt
khách. Tuy nhiên, với tốc độ phát triển trung bình trên 10% của thị trƣờng vận tải
hành khách nội địa thì đây là thị trƣờng hết sức tiềm năng.
Đối với Vietnam Airlines, dù nền kinh tế Việt nam chƣa thực sự mạnh, nhu cầu
sử dụng dịch vụ hàng không chƣa cao nhƣng với tốc độ phát triển mạnh mẽ của nên
kinh tế trong những năm gần đây, vận tải hành khách nội địa đang ngày đƣợc quan tâm
hơn. Năm 2015, Vietnam Airlines chuyên chở khoảng 17 triệu lƣợt khách, trong đó
vận tải hành khách nội địa đạt khoảng 9,9 triệu lƣợt khách, chiếm 5% tổng lƣợng khách
chuyên chở và chiếm 47% thị phần vận tải hành khách nội địa đƣờng không.
Nếu nhƣ cách đây vài năm, thị trƣờng vận tải hành khách nội địa còn khá êm
đềm với sự song hành của Vietnam Airlines và Pacific Airlines, trong đó Vietnam
Airlines áp đảo với gần 90% thị phần thì tại thời điểm tháng 9/2013 thị trƣờng này đã

1


thực sự sôi động. Cùng với sự phát triển liên tục với tốc độ cao của thị trƣờng vận tải
hành khách nội địa, hàng loạt các biến động khác trong ngành hàng không nhƣ:



VietJet Air đã có những bƣớc phát triển vƣợt bậc, phát triển mạnh mẽ

về đội tàu bay, mạng đƣờng bay, bao gồm cả nội địa và quốc tế cũng nhƣ từng bƣớc
nghiên cứu đầu tƣ, thành lập các đƣởng bay tới các điểm đến nƣớc ngoài tại Thái
Lan, Myanmar để xâm nhập thị trƣờng nội địa đầy tiềm năng của các quốc gia này;
không những tạo sự cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trƣờng vận tải hàng không mà còn
đặt ra cho Vietnam Airlines thực trạng cần nghiên cứu nghiêm túc thị trƣờng vận tải
hành khách nội địa để từ đó đề ra đƣợc các bƣớc phát triển tiếp theo.


Hãng hàng không Pacific Airlines đổi tên thành JetStar Pacific và mở

rộng quy mô hoạt động, đăc biệt là tăng cƣờng mạnh trên các đƣờng bay nội địa;
Vì vậy, để có đƣợc định hƣớng trong việc phát triển thị trƣờng vận tải hành
khách nội địa của Vietnam Airlines để từ đó đƣa ra đƣợc các biện pháp thích hợp,
tôi quyết định lựa chọn đề tài: “Phát triển thị trƣờng vận tải hành khách nội địa của
Vietnam Airlines trong bối cảnh Việt Nam hội nhập quốc tế” làm đề tài nghiên cứu
của mình.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:
Đề tài tập trung làm rõ những vấn đề lý luận, những vấn đề đặc thù của thị
trƣờng vận tải hành khách nội địa của Vietnam Airlines.
Phân tích một cách toàn diện động thái phát triển thị trƣờng từ 2010 đến nay, từ đó
rút ra những vấn đề có tính hệ thống, có tính quy luật trong phát triển thị trƣờng vận
tải hành khách hàng không nội địa.
Đề xuất phƣơng hƣớng và giải pháp phát triển thị trƣờng vận tải hành khách
nội địa của Vietnam Airlines trong bối cảnh mở cửa thị trƣờng dịch vụ trong hội
nhập quốc tế hiện nay.
3. Câu hỏi nghiên cứu

Đề tài tập trung trả lời cho câu hỏi: Giải pháp nào để phát triển thị trƣờng
vận tải hành khách nội địa bằng đƣờng hàng không của Vietnam Airlines trong bối
cảnh hội nhập quốc tế?

2


4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tƣợng nghiên cứu là những vấn đề lý luận và thực tiễn phát triển thị
trƣờng vận tải hành khách nội địa của Vietnam Airlines.
Phạm vi nghiên cứu: Thị trƣờng vận tải hành khách nội địa của Việt Nam.
Về thời gian: động thái phát triển thị trƣờng từ năm 2010đến 2015, dự báo
cho năm 2020 và tầm nhìn đến 2030.
5. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu sau:
– Các phƣơng pháp tổng hợp, phân tích, các phƣơng pháp thống kê ...
– Đề tài cũng sử dụng kết quả các công trình nghiên cứu của các tác giả
trong và ngoài nƣớc.
– Thu thập và phân tích dữ liệu thứ cấp qua báo cáo, phân tích, điều tra của
Vietnam Airlines.
– Thu thập và phân tích các số liệu sơ cấp.
6. Kết cấu của luận văn
Với mục tiêu đặt ra ở trên, ngoài phần mở đầu và tài liệu tham khảo, Luận
văn đƣợc kết cấu thành bốn chƣơng:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở khoa học.
Chương 2: Phƣơng pháp nghiên cứu.
Chương 3: Thực trạng thị trƣờng vận tải hành khách nội địa của Vietnam
Airlines.
Chương 4: Giải pháp phát triển thị trƣờng vận tải hành khách nội địa của
Vietnam Airlines.

Kết luận

3


CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Kể từ năm 2001 đến nay, đã có những đề tài khoa học sau đây đề cập đến
một số khía cạnh liên quan đến vận tải hàng không:
 Các nghiên cứu về phát triển thị trƣờng vận tải hàng không
Đề tài khoa học cấp ngành: “Thị trƣờng vận tải hàng không và chiến lƣợc
phát triển ngành vận tải hàng không Việt Nam đến năm 2010”-PTS. Đào Mạnh
Nhƣơng – Nguyên phó cục trƣởng hàng không Việt Nam. Tác giả đã hệ thống hóa
những vấn đề mang tính lý luận về thị trƣờng vận tải hàng không; phân tích và đánh
giá thực trạng phát triển kinh doanh hàng không tại Việt Nam trong giai đoạn hội
nhập trên cơ sở đi sâu vào các điểm mạnh và điểm yếu trong quá trình thực hiện; từ
đó đề xuất các giải pháp giúp ngành hàng không Việt Nam mở rộng và phát triển
hơn nữa mảng dịch vụ vận tải nhằm góp phần nâng cao hơn nữa năng lực cạnh
tranh của hàng không nội địa. Nghiên cứu chủ yếu sử dụng phƣơng pháp thống kê,
phân tích, so sánh, quy nạp, phán đoán, tổng hợp. Về căn bản, đề tài đã làm rõ tình
hình thị trƣờng vận tải hàng không nói chung cũng nhƣ đƣa ra chiến lƣợc phát triển
tổng thể của lĩnh vực vận tải hàng không.
Luận văn thạc sỹ: “Giải pháp phát triển thị trƣờng vận tải quốc tế của hãng
hàng không quốc gia Việt Nam” – Ths. Lê Tuấn. Khác với các nghiên cứu khác, tác
giả chỉ nghiên cứu một cách cơ bản về cơ sở lý luận của thị trƣờng vận tải hàng
không, đã tập trung phân tích những điểm mạnh, điểm yếu, thành tựu, hạn chế tồn
tại trong chính sách điều hành kinh doanh của Vietnam Airlines từ 2008 đến 2012.
Cuối cùng, tác giả đi sâu vào nghiên cứu những đặc điểm của thị trƣờng vận tải của
2 mảng hành khách nội địa và quốc tế của Vietnam Airlines và từ đó đƣa ra các giải

pháp để mở rộng thị trƣờng. Tuy nhiên nghiên cứu này không đề cập và đánh giá
một cách sâu sắc, toàn diện năng lực cạnh tranh của Vietnam Airlines trong bối
cảnh hội nhập quốc tế.
4


Luận văn thạc sỹ: “Phát triển vận tải hành khách nội địa của hãng hàng
không quốc gia Việt Nam” – Ths. Trần Thanh Hƣơng. Về mặt lý luận, Tác giả này
đã nghiên cứu những vấn đề chung về vận tải nội địa, các nhân tố tác động đến thị
trƣờng hàng không, các chính sách phát triển thị trƣờng bao gồm khái niệm, phân
loaị, các công cụ của các hãng hàng không và môí quan hệ của mảng dịch vụ này
với các yếu tố khác trong nền kinh tế. Đồng thời, đề tài cũng rút đƣợc bài học về
điều hành kinh doanh thông qua việc nghiên cứu kinh nghiệm của các hãng hàng
không lớn trong khu vực nhƣ Singapore Airlines, Thai Airway, Korean Air…từ đó
rút ra những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.Về mặt thực tiễn, đề tài đã khái
quát đƣợc thực trạng thị trƣờng vận tải hàng không nội địa của Vietnam Airlines từ
2001 đến 2010. Cuối cùng, từ việc phân tích các đặc điểm hoạt động vận tải mảng
hành khách nội địa của Vietnam Airlines trên cơ sở so sánh với các hãng hàng
không lớn, đề tài đã rút ra bài học kinh nghiệm và từ đó đƣa ra các giải pháp cho
Vietnam Airlines.Luận văn đã giải quyết khá triệt để các vấn đề nghiên cứu đặt ra.
Tuy nhiên luận văn chỉ nêu ra khía cạnh làm sao để phát triển dịch vụ vận tải hành
khách nội địa. Do vậy, cần tiếp tục phát triển đề tài để có thể đi sâu và đƣa ra các
khía cạnh khác về vấn đề này.
 Các nghiên cứu chung về ngành hàng không
Đề tài khoa học cấp ngành: “Nghiên cứu các giải pháp nhằm nâng cao năng
lực cạnh tranh của ngành hàng không dân dụng Việt Nam trong điều kiện hội nhập
quốc tế” – PTS. Đào Mạnh Nhƣơng – Nguyên phó cục trƣởng cục hàng không dân
dụng Việt Nam. Tác giả đãtổng hợp một số thông tin sẵn có và dữ liệu liên quan
đến các hãng hàng không nội địa và trong khu vực, dựa vào đó đánh giá và phân
tích mức độ chênh lệch về quy mô, hiệu quả hoạt động, chính sách giữa các hãng

hàng không với nhau. Thông qua đó, đi sâu phân tích năng lực cạnh tranh của ngành
hàng không dân dụng nói chung và Vietnam Airlines nói riêng trong điều kiện mới
đồng thời đƣa ra các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh tổng thể.
Đề tài khoa học cấp ngành: “Quy hoạch phát triển giao thông vận tải hàng
5


không Việt Nam – Cục hàng không Việt Nam”. Tác giả đã thông qua phƣơng pháp
thống kê: thu thập và xử lý thông tin qua hai nguồn là dùng dữ liệu nội bộ đƣợc
tổng hợp từ Cục hàng không và dữ liệu ngoại vi thu thập từ các nguồn sách báo, các
phƣơng tiện truyền thông, thông tin thƣơng mại, các tổ chức, hiệp hội; kết hợp
phƣơng pháp thăm dò gồm khảo sát thực tế, phỏng vấn trực tiếp để phân tích rõ
thực trạng vận tải hành khách và vận tải hàng hóa của hệ thông giao thông vận tải
hàng không Việt Nam nói chung, đƣa ra các quy hoạch và giải pháp để phát triển
đồng bộ mạng lƣới giao thông vận tải hàng không.
Luận án của Trần Quang Châu, năm 1995 - Trƣờng Đại học Kinh tế quốc
dân Hà Nội: “Đổi mới quản lý Nhà nƣớc ngành hàng không dân dụng Việt Nam
trong nền kinh tế thị trƣờng”. Tập trung nghiên cứu chính sách quản lý của Nhà
nƣớc đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ vận tải của ngành hàng không dân dụng
Việt Nam qua đó đề xuất các giải pháp nhằm đổi mới chính sách quản lý để phù
hợp với tình hình phát triển của thị trƣờng dịch vụ vận tải hàng không trong và
ngoài nƣớc. Đề tài còn một số khoảng trống:
-

Do đề tài nghiên cứu trong giai đoạn đầu của nền kinh tế thị trƣờng và

hoạt động kinh doanh hàng không còn trì trệ và chƣa hội nhập. Các quan điểm về
việc Nhà nƣớc sẽ chi phối quản lý và điều hành toàn bộ các hãng hàng không 100%
vốn Nhà nƣớc và các hãng hàng không Cổ phần khi tham gia kinh doanh là không
còn phù hợp.

-

Quá trình hội nhập sâu rộng kéo theo những thay đổi cơ chế chính

sách trong quản lý Nhà nƣớc về mô hình kinh doanh dịch vụ VTHK bằng đƣờng
hàng không. Tại Việt Nam đã hình thành Hãng hàng không liên doanh với Nƣớc
ngoài năm 2007 (Jetstar Pacific) và các Hãng hàng không Tƣ nhân (Indochina
Airlines 2009, AirMekong 2010, Vietjet Air 2011). Do vậy, đổi mới quản lý Nhà
nƣớc đối với ngành hàng không dân dụng là cấp thiết trong giai đoạn hiện nay mà
đề tài nghiên cứu không còn phù hợp.
Ngoài ra, còn có những tài liệu liên quan khác nhƣ: “Thông tin dự báo nhu
cầu hành khách phục vụ hoạt động kinh doanh của khối thƣơng mại, Tổng công ty
6


Hàng không Việt nam” (hoàn thành năm 2004, ông Phạm Ngọc Tùng – Phó Trƣởng
Ban Tiếp thị Hành khách – TCT HKVN) và các báo cáo nghiên cứu riêng biệt của
từng Ban ở cấp độ Tổng công ty.
Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu
Tổng quan mà nói, các đề tài trên ở góc độ này hay góc độ khác chỉ đề cập
đến thị trƣờng vận tải hàng không và các giải pháp phát triển thị trƣờng đối với hoạt
động kinh doanh của ngành hàng không Việt Nam nói chung và của Vietnam
Airlines nói riêng mà chƣa đề cập chuyên sâu vào hiệu quả hoạt động kinh doanh
vận tải hàng không nội địa cũng nhƣ giải pháp để phát triển mảng hoạt động này
của Vietnam Airlines trong bối cảnh Việt Nam hội nhập quốc tế.
Do vậy nghiên cứu sẽ đi sâu phân tích đánh giá thực trạng hoạt động của thị
trƣờngvận tải hàng không nội đia của Vietnam Airlines để từ đó chỉ ra đƣợc những
nguyên nhân tồn đọng đồng thời để xuất những giải pháp phát triển.
1.2. Khái quát về thị trƣờng vận tải hành khách nội địa bằng đƣờng hàng không
1.2.1. Vận tải hành khách bằng đường hàng không

1.2.1.1. Khái niệm
Vận tải đƣợc hiểu là việc thay đổi vị trí của hành khách và hàng hóa nhằm
thỏa mãn nhu cầu nhất định đã xác định trƣớc. Vận tải đã có và đã phát triển từ rất
xa xƣa từ việc sử dụng các phƣơng tiện rất thô sơ nhƣ ngựa, trâu, bò, xe kéo đến các
phƣơng tiện tiên tiến hơn nhƣ tàu hỏa, ô tô, tàu thủy. Đến đầu thế kỷ 19, loại
phƣơng tiện tiện tiến nhất cho đến nay của loài ngƣời là máy bay đã ra đời tại Mỹ,
đã đánh dấu sự phát triển vƣợt bậc về vận tải. Dù chuyến bay thƣơng mại đầu tiên
trên thế giới đã có từ năm 1929 với hành trình giữa Paris và London, tuy nhiên phải
đến sau chiến tranh thế giới thứ hai, công nghiệp hàng không thế giới mới thực sự
phát triển. Với nhu cầu đầu tƣ để tái thiết và giao lƣu kinh tế sau chiến tranh, ngành
công nghiệp hàng không với ƣu thế vƣợt trội về không gian và thời gian đã đƣợc
đầu tƣ mạnh mẽ. Từ các loại máy bay cánh quạt, tải trọng nhỏ chỉ vài chỗ ngồi,
ngành công nghiệp hàng mà tiêu biểu là hai gã khổng lồ Boeing của Mỹ và Airbus
của Liên minh Châu Âu đã liên tiếp cho ra đời các loại tàu bay mới và hiện đại nhƣ
7


Boeing B737, B747, B757, B767, B777, B787, Airbus A320, A321, A330, A340,
A350, B380. Trong đó B787 và A380 đang là những dòng tàu bay mới nhất và
đƣợc trang bị hiện đại nhất ở thời điểm hiện tại, thuộc dòng tàu bay sang trọng và
siêu tiết kiệm nhiên liệu Các sân bay cũng không ngừng nâng cấp trang thiết bị và
mở rộng để hình thành những điểm trung chuyển (Hub) khổng lồ, có khả năng phục
vụ vài chục đến một trăm triệu khách/năm nhƣ Changi (Singapore), Narita (thành
phố Tokyo – Nhật bản), Check Lap Kok (Hồng kông), Heathrow (thành phố
London – Anh), Chales De Gaul (thành phố Paris – Pháp), Hasfield (thành phố
Alanta – Mỹ), Dallas Fortworth (thành phố Texas – Mỹ)…
1.2.1.2. Đặc điểm của vận tải hành khách đường hàng không
 Ngành hàng không là một ngành dịch vụ, trong đó gồm nhiều dịch vụ
riêng lẻ (dịch vụ bán vé đặt chỗ, dịch vụ vận chuyển …) đƣợc bố trí sắp xếp chặt
chẽ, tạo thành một sản phẩm dịch vụ trọn gói cho khách hàng. Ngành vận tải hàng

không gồm vận tải hành khách và vận tải hành hóa, trong đó vận tải hành khách
chiếm vai trò chủ đạo về doanh thu. Sản phẩm của ngành hàng không cũng nhƣ sản
phẩm dịch vụ khác là không thể dự trữ đƣợc và hành khách phải trả giá trƣớc mới
đƣợc sử dụng dịch vụ hàng không.
 Ngành hàng không chịu nhiều tác động của các yếu tố bên ngoài hơn
bất kỳ ngành vận tải nào khác. Bất kỳ biến động chính trị, khủng bố, chiến tranh,
thiên tai hay các sự kiện văn hóa thể thao nhƣ liên hoan văn hóa, thi Hoa hậu,
Olympic hay các biến động về kinh tế nhƣ giá dầu mỏ, suy thoái kinh tế hay các
bùng phát dịch bệnh tại khu vực cụ thể đều có ảnh hƣởng đến vận tải hành khách
đƣờng hàng không.
 Giá cƣớc dịch vụ hàng không cao hơn so với các loại hình vận tải khác
nhƣ tàu hỏa, ô tô. Lý do chủ yếu là do chi phí cao của các yếu tố đầu vào nhƣ máy
bay, trang thiết bị, thuê sân bãi, chi phí đào tạo, chi phí lƣơng, chi phí bảo dƣỡng…
Mặt khác chi phí ngành hàng không có yếu tố quốc tế cao, khả năng nội địa hóa
thấp, vì thế khả năng giảm giá thành phụ thuộc nhiều vào chi phí chung của thế
giới. Ngày nay, chi phí giá thành còn phụ thuộc rất nhiều vào biến động của giá dầu
8


trên thế giới, có nhiều thời điểm chi phí nhiên liệu đã chiếm đến gần 50% chi phí
khai thác của các hãng hàng không.
 Tốc độ di chuyển trong vận tải hàng không rất cao và là ƣu việt của
ngành hàng không. Trong hàng không, máy bay đƣợc trang bị hai loại động cơ
chính là cánh quạt và phản lực. Máy bay trang bị động có cánh quạt có tốc độ
khoảng 350-400 km/h, còn máy bay trang bị động cơ phản lực có tốc độ đạt gần tốc
độ âm thanh Mach 1 (khoảng 800-850 km/h). Đặc biệt, đã có loại tàu bay Concord
đƣợc trang bị động cơ siêu thanh, có vận tốc lên đến Mach 2 (khoảng 2.500 km/h).
Với tốc độ cao nhƣ vậy nên thời gian vận chuyển ngắn hơn rất nhiều so với các loại
phƣơng tiện khác. Đây chính là yếu tố tạo nên tính cạnh tranh cao của ngành hàng
không so với các ngành vận tải khác.

 Vận tải hàng không có độ an toàn rất cao so với các loại hình vận tải
khác, chủ yếu do có tuyến đƣờng riêng biệt và các quy tắc an toàn an ninh đƣợc
thống nhất ở mức độ rất cao trên phạm vi toàn thế giới, các hệ thống trang thiết bị
hiện đại. Công nghệ hàng không luôn đòi hỏi trình độ kỹ thuật cao và độ chính xác
tuyệt đối đã giúp khắc phục gần nhƣ hoàn toàn các ảnh hƣởng bất lợi của thời tiết.
Các công nghệ luôn đƣợc đổi mới và ứng dụng các phát minh tiên tiến nhất, từ hình
dáng tàu bay, vật liệu thân vỏ tàu bay đến động cơ, hệ thống điều khiển điện tử
nhằm mang lại khả năng tiết kiệm tối đa nhiên liệu, an toàn hơn, khả năng chuyên
chở lớn hơn và bay đƣợc quãng đƣờng xa hơn.
 Ngành vận tải hàng không đòi hỏi đầu tƣ lớn về cơ sở vật chất kỹ thuật,
con ngƣời và kinh nghiệm, do đó cần có điều kiện kinh tế nhất định thì mới có thể
kinh doanh và phát triển hàng không. Ngoài ra việc đầu tƣ vào cơ sở vật chất hàng
không cũng cần có thời gian và tích lũy kiến thức và kinh nghiệm cho đội ngũ kỹ
thuật viên, ngƣời lái và nhân viên phục vụ. Vì thế, tiềm lực tài chính là vô cùng
quan trọng. Do vậy, một khi đã đầu tƣ vào vận tải hàng không thì không dễ tham
gia thị do thị trƣờng có đặc thù riêng biệt và cạnh tranh mạnh mẽ và khi đã tham gia
thị trƣờng cũng không dễ để rút khỏi thị trƣờng.

9


1.2.1.3. Vai trò của vận tải hành khách bằng đường hàng không
 Ngành hàng không là ngành kinh tế, kỹ thuật hiện đại và năng động, có
tính liên ngành, liên vùng và liên quốc gia cao. Vì thế ngành hàng không có vai trò
rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của một vùng, một quốc gia, đặc
biệt là đối với quốc gia đang mở rộng quan hệ với các nƣớc trên thế giới và đang
đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhƣ Việt nam.
 Vận tải hành khách bằng đƣờng hàng không là ngành vận tải có tính ƣu
việt cao mà các phƣơng tiện khác không thể có đƣợc. So với các phƣơng tiện vận tải
khác, trên phạm vi thế giới, vận tải hàng không chiếm ƣu thế tuyệt đối về thời gian,

khoảng cách, độ an toàn, sự sang trọng và do đó là công cụ quan trọng thực hiện
chính sách mở cửa, thúc đẩy đầu tƣ, du lịch và thƣơng mại quốc tế và liên vùng.
Trên phạm vi quốc gia, với khoảng cách trên 300km, vận tải hàng không đã bắt đầu
phát huy lợi thế của mình. Ngành vận tải hành khách bằng đƣờng hàng không là
nhịp cầu ngắn, tiện lợi nhất và trong nhiều trƣờng hợp là duy nhất, giúp liên kết các
vùng xa xôi, khó đi lại, đáp ứng giao lƣu kinh tế - văn hóa - chính trị, ngoại giao và
sự đi lại của nhân dân. Ngoài ra, đó còn là lực lƣợng dự trữ chiến lƣợc để vận
chuyển trong thời gian nhanh nhất khi có chiến tranh.
 Đối với các nƣớc phát triển hoặc đang phát triển nhƣ Việt Nam, ngành
vận tải hàng không có vài trò hết sức quan trọng. Nó cung cấp cho hành khách
phƣơng tiện đi lại nhanh, an toàn và tiện lợi để từ đó tăng hiệu quả kinh doanh của
các công ty, tổ chức.
 Vận tải hành khách bằng đƣờng hàng không góp phần nâng cao uy tín và
hình ảnh quốc gia. Hãng hàng không là đại sứ mang văn hóa của một đất nƣớc đến
thế giới và cũng là ngƣời đầu tiên đón khách quốc tế đến với một quốc gia. Đối với
vận tải hành khách nội địa thì đó chính là thƣớc đo phát triển kinh tế, xã hội của một
tỉnh, một vùng. Nó giúp cho tỉnh, vùng đó không chi kết nối tốt hơn với các vùng
khác mà còn mở cửa ra thế giới đƣợc thuận tiện hơn.

10


1.2.1.4. Xu hướng phát triển vận tải hành khách bằng đường hàng không
 Ngoài các thị trƣờng hàng không đã triển nhƣ Bắc Mỹ và Châu Âu, các
nƣớc đang phát triển sẽ có tốc độ tăng trƣởng vận tải hành khách ngày càng cao,
trong đó khu vực Châu Á Thái Bình Dƣơng đƣợc dự đoán sẽ có tốc độ tăng trƣởng
cao và ổn định liên tục, đặc biệt là tại thị trƣờng nội địa. Mặc dù kinh tế thế giới có
lúc suy giảm, tuy nhiên Trung quốc và Ấn độ sẽ tiếp tục bùng nổ mạnh mẽ với tốc
độ tăng trƣởng trung bình khoảng 7,5%/năm so với mức 5,9%/năm của khu vực
Châu Á nói chung. Việt nam cũng đƣợc đánh giá là thị trƣờng cực kỳ tiềm năng, dù

xuất phát điểm với mức độ thấp nhƣng với tỷ lệ phát triển thị trƣờng quốc tế khoảng
7,7%/năm. Thị trƣờng nội địa có vai trò rất quan trọng và đã đƣợc Chính phủ dự
báo tăng 1% giai đọan 2010 – 2015 và 7,5% giai đoạn đến 2030.
 Kỹ thuật máy bay ngày càng đƣợc phát triển tiên tiến hơn, xu hƣớng chế
tạo các loại tàu bay có sức chở lớn hơn, bay nhanh hơn, tiết kiệm nhiên liệu và thân
thiện với môi trƣờng hơn, an toàn hơn và tiện nghi hơn. Bên cạnh đó là xu hƣớng
chế tạo các loại tàu bay cánh quạt nhỏ, tính kinh tế cao, bay đƣợc đến những vùng
xa, hiểm trở nhƣng lƣu lƣợng khách không lớn. Các sân bay sẽ đƣợc đầu tƣ hiện đại
hơn, mở rộng hơn phục vụ các loại máy bay thân rộng có sức chứa trên 500 khách
và để tăng sức cạnh tranh trở thành các điểm trung chuyển chính của khu vực. Tại
các thành phố lớn, các sân bay nhỏ, trang thiết bị gọn nhẹ sẽ đƣợc tiếp tục xây dựng
và đƣa và khai thác nhằm phục vụ chủ yếu cho vận tải hành khách nội địa để cạnh
tranh với các phƣơng tiện vận tải khác nhƣ tàu hỏa, ôtô, tàu thủy. Khai thác đến các
sân bay này chủ yếu sẽ là những hãng hàng không giá rẻ.
 Môi trƣờng cạnh tranh vận tải hành khách nói chung và vận tải hành
khách đƣờng hàng không nói riêng sẽ ngày càng khốc liệt. Các chính sách tự do hóa
thƣơng mại, tự do hóa các quy định về dịch vụ hàng không, can thiệp trực tiếp của
nhà nƣớc và chính phủ sẽ giảm dần và thay vào đó là các chính sách, luật lệ mang
tính công khai hóa và tự do hóa thị trƣờng vận tải hàng không nhiều hơn. Các cam
kết thƣơng mại quốc tế sẽ mở đƣờng cho tự do đầu tƣ và huy động vốn của các
hãng hàng không. Xu hƣớng liên minh và sát nhập giữa các hãng hàng diễn ra ngày
11


càng nhanh và mạnh mẽ sẽ không những tạo ra sức ép cạnh tranh trên thị trƣờng mà
còn thúc đẩy sự thành lập các hãng hàng không mới để chiếm lĩnh thị trƣờng hoặc
phá sản và rút khỏi thị trƣờng.
 Sản phẩm và dịch vụ của các hãng hàng không cũng có những thay đổi. Giá
vé máy bay sẽ ngày càng hạ do các hãng hàng không tăng cƣờng tiết kiệm chi phí và
tìm mọi các hạ giá thành nhằm cạnh tranh với các phƣơng tiện vận tải khác nhƣ tàu

hỏa, ôtô mà đặc biệt là trên các đƣờng bay nội địa. Hệ thống Đại lý trung gian sẽ bị cắt
giảm hoa hồng, các hãng tăng cƣờng bán trực tiếp để giảm chi phí, xu hƣớng áp dụng
thƣơng mại điện tử vào kinh doanh trực tuyến sẽ ngày càng đƣợc mở rộng nhằm tiếp
cận nhanh và rộng rãi tới mọi đối tƣợng khách hàng. Trong nội bộ ngành hàng không,
xu hƣớng hình thành các Hãng hàng không giá rẻ (Low cost Carrier) ngày càng phát
triển mạnh nhằm chiếm lĩnh các phân khúc thị trƣờng khách có thu nhập thấp. Điều
này cũng buộc các hãng hàng không truyền thống (Legacy Carrier) phải đa dạng hóa
sản phẩm của mình để cạnh tranh và giữ thị trƣờng truyền thống của mình nếu không
muốn bị loại khỏi thị trƣờng. Nhiều hãng đã chủ động thành lập những hãng hàng
không giá rẻ của riêng mình để cạnh tranh trực tiếp trên một số tuyến đƣờng cụ thể.
 Xu hƣớng sát nhập để hình thành nên những hãng hàng không khổng lồ
nhƣ AF/KL hoặc DL/NW và hình thành các liên minh hàng không diễn ra ngày
càng rộng rãi, buộc các hãng hàng không phải tăng cƣờng khả năng hợp tác, giảm
cạnh trạnh nếu nhƣ không muốn bị thôn tính hoặc loại bỏ khỏi thị trƣờng. Hiện tại,
có ba liên minh hàng không khổng lồ đã hình thành gồm:
+ Liên minh One World: với sự tham gia của 15 hãng (American Airlines –
Mỹ, British Airways - Anh, Airberlin, Cathay Pacific – Hồng kông, Finnair OYJ –
Phần Lan, Iberia – Tây Ban Nha, Japan Airlines – Nhật Bản, LAN Airlines – Chi
Lê, Malev – Hungary,Malaysia Airlines, Qantas – Úc, Qatar Airway, Royal
Jordanian – Jordani, S7 Airlines, SriLankan Airlines). Hàng ngày, One World có
9.500 chuyến bay đến 1010 sân bay tại 160 nƣớc, chuyên chở 342 triệu lƣợt
khách/năm, với gần 350.000 nhân viên, 2.600 tàu bay và doanh thu năm 2013
khoảng 120 tỷ USD.
12


+ Liên minh Star Alliance: với sự tham gia của 27 hãng (Air Canada –
Canada, Air China – Trung Quốc, Air New Zealand – New Zealand, All Nippon
Airways – Nhật Bản, Asiana Airlines – Hàn Quốc, Lufthansa – Đức, Scandinavia
Airlines System – Thụy Điển, Singapore Airlines – Singapore, Thai Airways

Internation – Thái Lan, United Airlines – Mỹ….). Hàng ngày, Star Alliance có
19.534 chuyến bay đến 1.321 sân bay tại 193 nƣớc, chuyên chở 637 triệu lƣợt
khách/năm, với gần 510.000 nhân viên, 4.456 tàu bay, doanh thu năm 2013 của Star
Alliance khoảng 200 tỷ USD.
+ Liên minh SkyTeam: với sự tham gia 20 hãng (Air France/ KLM –
Pháp/Hà Lan, Aeroflot - Nga, Delta/North West – Mỹ, Korean Air – Hàn Quốc,
China Southern Airlines – Trung Quốc, Czeck Airlines – CH Séc, Vietnam
Airlines…). Hàng ngay có 14.133 chuyến bay đến 1052 sân bay tại 177 nƣớc,
chuyên chở 612 triệu lƣợt khách/năm, với gần 371.000 nhân viên, 3.054 tàu bay,
doanh thu năm 2013 SkyTeam khoảng 165 tỷ USD.
1.2.2. Thị trường vận tải hành khách nội địa bằng đường hàng không
Thị trƣờng là nơi mua bán hàng hoá, là nơi gặp gỡ để tiến hành hoạt động
mua bán giữa ngƣời mua và ngƣời bán. Thị trƣờng là biểu hiện thu gọn của quá trình
mà thông qua đó các quyết định của các tổ chức, đơn vị kinh tế về tiêu dùng các mặt
hàng nào, các quyết định của các doanh nghiệp về sản xuất cái gì, sản xuất nhƣ thế nào
và quyết định của ngƣời lao động về việc làm là bao lâu, cho ai đều đƣợc quyết định
bằng giá cả.Thị trƣờng là sự kết hợp giữa cung và cầu, trong đó những ngƣời mua và
ngƣời bán bình đẳng cùng cạnh tranh. Số lƣợng ngƣời mua và ngƣời bán nhiều hay ít
phản ánh quy mô của thị trƣờng lớn hay nhỏ. Việc xác định nên mua hay bán bàng hoá
và dịch vụ với khối lƣợng và giá cả bao nhiêu do quan hệ cung cầu quyết định. Từ đó
ta thấy thị trƣờng còn là nơi thực hiện sự kết hợp giữa hai khâu sản xuất và tiêu dùng
hàng hoá.
Vận tải hành khách bằng đƣờng hàng không là hoạt động vân tải thƣơng
mại, sử dụng các phƣơng tiện chuyên ngành là tàu bay để chuyên chở hành khách giữa
các địa điểm nhất định là các sân bay. Căn cứ vào điểm xuất phát và điểm đến của hành
13


khách mà ta có thể chia ra vận tải hành khách nội địa và vận tải hành khách quốc tế.
Vận tải hành khách quốc tế là hoạt động vận tải hành khách mà trong đó có ít nhất có

một điểm không nằm trong lãnh thổ mà hãng vận chuyển đăng ký kinh doanh. Vận tải
hành khách nội địa là hoạt động vận tải hành khách mà trong đó cả hai điểm xuất phát
và đến đều nằm trong lãnh thổ mà hãng vận chuyển đó đăng ký kinh doanh.
Thị trƣờng vận tải hành khách nội địa bằng đƣờng hàng không là một
phần của thị trƣờng vận tải nội địa mà ở đó có nhiều phƣơng tiện cùng tham gia
khai thác nhƣ ôtô, tàu hỏa, tàu thủy. So với các loại hình vận tải khác, vận tải hành
khách nội địa bằng đƣờng hàng không còn rất non trẻ. Chỉ sau khi thống nhất đất
nƣớc, ngành hàng không dân dụng mới tách ra khỏi không quân và hình thành, phát
triển nhƣ ngành kinh doanh độc lập. Do các đặc điểm của riêng mình và đặc điểm
phát triển của nền kinh tế Việt nam, thị phần của vận tải hành khách nội địa bằng
đƣờng hàng không còn rất nhỏ bé. Với sự mở rộng và hòa nhập sâu hơn của Việt
nam vào nền kinh tế thế giới thì thị trƣờng vận tải hành khách bằng đƣờng hàng
không mà đặc biệt là thị trƣờng vận tải hành khách nội địa bằng đƣờng hàng không
sẽ ngày càng phát triển mạnh mẽ.
1.3. Phát triển thị trƣờng vận tải hành khách nội địa và hệ thống các chỉ tiêu
đánh giá động thái phát triển
1.3.1. Nội dung phát triển thị trường vận tải hành khách nội địa
Bất kỳ doanh nghiệp nào hoạt động cũng cần có những mục tiêu của mình
trong dài hạn, trung hạn và ngắn hạn. Xét về mục tiêu cuối cùng thì mọi doanh
nghiệp đều họat động vì lợi nhuận. Quan điểm của Nhà nƣớc trong việc phát triển
thị trƣờng vận tải hành khách nội địa bằng đƣờng hàng không là hạn chế can thiệp
vào sự tham gia của các hãng hàng không mà tăng cƣờng quản lý bằng luật. Chỉ cần
có đủ số vốn kinh doanh và đáp ứng đƣợc các tiêu chuẩn kỹ thuật theo luật định thì
các hãng đã có thể tham gia thị trƣờng, khai thác giữa bất kỳ thành phố nội địa nào
với tần suất không hạn chế tùy theo sự đáp ứng của sân bay. Đặc biệt, trong các
trƣờng hợp cần thiết để khuyến khích và bảo vệ các các hãng mới tham gia thị
trƣờng, chính phủ còn có thể hạn chế bớt sự khai thác của các hãng đã tham khai
14



×