Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Chuyen de DIA LI LOP 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (217.75 KB, 14 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN CƯJUT
TRƯỜNG TIỂU HỌC CHU VĂN AN
=============

chuyªn ®Ò khèi 4

DẠY HỌC MÔN ĐỊA LÝ LỚP 4



THEO HƯỚNG TÍCH CỰC”

N¨m häc: 2013 – 2014


A, ĐẶT VẤN ĐỀ
I. LÝ DO CHỌN CHUYÊN ĐỀ:
Trong môn học Lịch sử và Địa lí lớp 4 nói chung và phân môn Địa lí nói riêng,
nhằm giúp học sinh hiểu biết về môi trường xung quanh, từ đó tạo điều kiện cho học
sinh dễ dàng hòa nhập, thích ứng với cuộc sống xã hội, với môi trường thiên nhiên.
Để đạt được mục tiêu trên, phần Địa lý phải giải quyết những vấn đề có liên quan đến
mối quan hệ giữa con người với môi trường thiên nhiên, cụ thể phải thực hiện những
nhiệm vụ sau:
+ Cung cấp cho học sinh những biểu tượng Địa lí, bước đầu hình thành một số khái
niệm cụ thể, xây dựng một số mối quan hệ địa lí đơn giản.
+ Hình thành và phát triển cho học sinh năng lực tự học tập, bước đầu rèn luyện
những kỹ năng địa lí như:kỹ năng sử dụng bản đồ, kỹ năng nhận xét, kỹ năng so sánh
phân tích số liệu,kỹ năng phân tích các mối quan hệ địa lý đơn giản.
+ Hình thành và phát triển ở học sinh thái độ và thói quen ham tìm hiểu, yêu thiên
nhiên, đất nước, con người.Có ý thức và hành động bảo vệ thiên nhiên.
+ Bước đầu hình thành thế giới quan khoa học cho học sinh hạn chế những hiểu biết


sai lệch, mê tín, dị đoan trước những hiện tượng địa lý tự nhiên.
Vì vậy, việc dạy học địa lý không những chỉ cung cấp cho học sinh những kiến
thức địa lý tự nhiên thuần túy mà phải hình thành và phát triển cho các em các kỹ năng
và năng lực tự học.
.

Để đạt được mục tiêu của dạy- học Địa lí Tiểu học như trên, cần có những phương

pháp dạy học thích hợp nhằm làm cho học sinh Tiểu học không những nắm vững kiến
thức địa lí mà còn phải rèn luyện cho các em các kỹ năng hành động phù hợp với môi
trường tự nhiên-xã hội, phù hợp với yêu cầu của đất nước và xu thế thời đại.
Nhưng phương pháp dạy – học Địa lí ở trường Tiểu học hiện nay đã đáp ứng yêu cầu
đó chưa?
Những năm gần đây, do ngày càng nhận thức được tầm quan trọng của phương pháp
dạy học trong việc nâng cao chất lượng giáo dục, các cấp quản lí giáo dục liên tục phát
động phong trào cải tiến phương pháp dạy học. Nhất là phát huy tính tích cực của học
sinh trong quá trình lĩnh hội kiến thức. Giáo viên đã đóng góp tích cực vào việc nâng
cao chất lượng giáo dục ở Tiểu học.


II. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU CHUYÊN ĐỀ
Qua dự giờ thăm lớp và nắm bắt tình hình, chúng tôi thấy:
+ Nhìn chung phần lớn giáo viên vẫn dạy Địa lí bằng phương pháp giáo dục hiện có
mà chủ yếu là phương pháp giảng giải và hỏi đáp.Còn cho học sinh thụ động tiếp thu và
ghi nhớ những nội dung mà giáo viên truyền đạt, về nhà học thuộc lòng những bài khóa
trong sách giáo khoa.
+ Giáo viên lên lớp chủ yếu với sách giáo khoa, tài liệu tham khảo hầu như không
có; học sinh thì chỉ có sách giáo khoa, vở ghi chép, ... nên tình trạng dạy chay khá phổ
biến.
+ Khi dạy giờ Địa lí, đa số giáo viên tiểu học chỉ sử dụng các thiết bị dạy học địa lí

để minh họa cho lời giảng mà ít chú ý đến chức năng, nguồn tri thức của mỗi bài học,
tức là không chú ý đến việc cho học sinh khai thác kiến thức từ các bài. Mặt khác do
thiết bị dạy học còn thiếu thốn nên nhiều học sinh không được thường xuyên làm việc
với các thiết bị dạy học làm cho học sinh yếu về các kĩ năng địa lí cần thiết như đọc bản
đồ, sử dụng bản đồ, sử dụng các bảng số liệu đơn giản.
+ Một số giáo viên còn chưa vận dụng tổ chức các hình thức học tập cho các em học
sinh.
Từ thực trạng dạy – học Địa lí ở Tiểu học như trên, cho thấy sự cần thiết phải
chuyển từ cách dạy- học thụ động sang dạy- học tích cực để giúp học sinh học tập đạt
được các tiêu chuẩn sau:tính tích cực, tính tự giác. Vậy làm thế nào để có thể vận dụng
phương pháp dạy học tích cực và dạy như thế nào cho có hiệu quả?
Nghiên cứu nội dung, chương trình, lập kế hoạch bài học, dạy học, biết vận dụng kết
hợp phương pháp dạy học truyền thống cũng như hiện đại, kết hợp với sự vận dụng các
thành tựu giáo dục học, tâm lý học sẽ là con đường đúng đắn để tìm lời giải cho câu hỏi
trên. Chính vì lẽ đó nên tập thể khối 4 chúng tôi đã mạnh dạn nghiên cứu chuyên đề: “
Dạy học môn Địa Lý lớp 4 theo hướng tích cực”

III. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
- Đưa ra các phương pháp dạy học , các hình thức tổ chức thích hợp để vận dụng
vào quá trình giảng dạy môn Địa Lý nhằm phát huy tính tích cực của học sinh
trong việc lĩnh hội kiến thức.

IV. PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
- Học sinh khối 4 Trường Tiểu học Chu Văn An, CưKnia, CưJut, Đăk Nông.


- Chuyên đề sử dụng kiến thức đã có trong bài học, trong phần ghi nhớ, tham khảo
các sách hướng dẫn chuyên sâu, tài liệu ồi dưỡng của các môn học khác.

B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

I. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH:
Gồm 35 tiết được đưa vào dạy suốt năm học, với định lượng 1 tiết/ 1 tuần, gồm các nội
dung sau:
+ Bản đồ và cách sử dụng bản đồ địa hình Việt Nam.
+ Thiên nhiên và hoạt động của con người miền núi và trung du.
+ Thiên nhiên và hoạt động của con người ở vùng đồng bằng.
+ Thiên nhiên và hoạt động của con người ở miền duyên hải.

II. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
Tùy vào nội dung từng bài mà có các yêu cầu cần đạt như sau:
+ Đối với những bài có sử dụng bản đồ thì yêu cầu học sinh: sau bài học phải biết cách
xem và đọc bản đồ
+Đối với những bài tìm hiểu về tự nhiên và con người của từng vùng, thì học sing cần
phải nắm được về tình hình địa lý, dân cư và các hoạt động sản xuất của người dân của
những vùng được nêu. Tuy nhiên để đạt được những yêu cầu nêu trên thì trong quá trình
giảng dạy môn học này còn gặp phải những khó khăn và thuận lợi như sau:

III. NHỮNG THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN KHI DẠY ĐỊA LÍ:
1. Thuận lợi:
+ 9-10 tuổi, học sinh lớp 4 đã có vốn sống phong phú, các em ham tìm tòi, học hỏi,.
dễ bị lôi cuốn những điều mới mẻ, nhất là với môi trường xung quanh.
+ Ý thức học tập đã được hình thành.
+ Được thừa kế nội dung chương trình từ lớp 1 đến lớp 3:Kiến thức địa lí được tích
hợp ở mức cao trong các chủ đề khác nhau của môn Tự nhiên và xã hội.
+ Lên lớp 4 được học bản đồ và cách sử dụng bản đồ giúp học sinh làm quen với một
nguồn kiến thức, một phương tiện học tập rất đặc trưng của địa lí.Thiên nhiên và con
người ở các vùng khác nhau được phân chia theo địa hình phù hợp với tâm lí nhận thức
của các em, giúp các em hiểu, biết, ghi nhớ những nét đặc trưng của từng vùng và thấy
được sự đa dạng của thiên nhiên, con người Việt Nam.



Những điều kiện thuận lợi đó góp phần giúp các em nắm bắt vấn đề một cách nhanh
chóng hơn. Mặc dù vậy, bên cạnh những thuận lợi đó vẫn còn gặp phải một số những
khó khăn sau:
2. Khó khăn:
+ Các em gặp khó khăn trong việc hiểu các khái niệm địa lí vì nó khá trừu tượng.
+ Kĩ năng chỉ bản đồ, lược đồ của các em hầu như chưa có nên rất khó khăn cho việc
học môn địa lí lớp 4.
+ Đa số các em và cả phụ huynh chưa thấy được tầm quan trọng của các môn học ở
lớp 4 nói chung và nhất là môn Địa lí.Vì vậy nên chưa đầu tư đúng mức vào việc học
môn Địa lí.
IV.CÁC PHƯƠNG PHÁP VẬN DỤNG TRONG QUÁ TRÌNH DẠY HỌC:
1.Phương pháp quan sát:
*Mục đích nhằm hình thành các biểu tượng địa lí:
+ Thành phần quan trọng nhất trong hệ thống kiến thức địa lí Tiểu học là các biều
tượng địa lí.Vì vậy, một trong những mục đích chủ yếu của dạy học Địa lí ở trường Tiểu
học là phải làm cho các em tích lũy đựơc càng nhiều biểu tượng địa lí cụ thể càng tốt.
+ Phương pháp hình thành biểu tượng địa lí tốt nhất đối với học sinh Tiểu học là làm
cho các em quan sát các sự vật, hiện tượng có thể trực tiếp quan sát được trên thực tế
như núi, rừng, lễ hội, thị trấn,...ở địa phương hoặc quan sát qua tranh ảnh, băng hình qua
các bước cụ thể sau:
Bước 1:Lựa chọn đối tượng quan sát:Tùy theo nội dung học tập, giáo viên sẽ lựa chọn
đối tượng quan sát phù hợp với trình độ của học sinh và điều kiện địa phương.
Bước 2:Xác định mục đích quan sát:Trong quá trình quan sát, không phải lúc nào học
sinh cũng đều rút ra được những đặc điểm của đối tượng. Vì vậy, với mỗi đối tượng địa
lí, giáo viên cần xác định mục đích của việc quan sát (Ví dụ:Khi hình thành biểu tượng
về một con sông, nếu đối tượng quan sát là tranh ảnh thì đặc điểm “động” của nó như
hiện tượng nước chảy không nên là mục đích quan sát của học sinh.Tuy nhiên, học sinh
có thể quan sát được nó nếu các em tiếp xúc với một dòng sông thực hoặc xem trong
băng hình,...)

Bước 3:Tổ chức, hướng dẫn cho học sinh quan sát đối tượng thông qua hệ thống câu
hỏi, bài tập. Hệ thống câu hỏi, bài tập này xây dựng dựa trên mục đích quan sát và trình
độ hiểu biết của học sinh nhằm:
+ Hướng cho học sinh đến đối tượng quan sát.


+ Điều khiển tri giác và hướng dẫn tư duy học sinh theo hướng quan sát cần thiết
(quan sát từ tổng thể đến chi tiết, từ ngoài vào trong,...)
+ Giúp học sinh tổng kết và khái quát những điều đã quan sát, liên hệ với các đối
tượng cùng loại mà các em đã nhìn thấy rồi rút ra những kết luận khách quan, khoa học.
Bước 4: Tổ chức cho học sinh báo cáo kết quả quan sát về đối tượng. Sau đó giáo viên
cùng học sinh trao đổi, thảo luận, xác nhận và hoàn thiện kết quả, nhằm giúp cho học
sinh có biểu tượng đúng về đối tượng.
Ví dụ: Việc hình thành biểu tượng về Rừng rụng lá mùa khô (Rừng khộp) cho học sinh
lớp 4 qua tranh ảnh (H 7 – Bài 8/ SGK Lịch sử và Địa lí 4- phần Địa lí). Những nơi có
điều kiện có thể cho học sinh quan sát trực tiếp rừng khộp hoặc qua băng hình, qua
tranh, ảnh do giáo viên sưu tầm.
+ Những đặc điểm của rừng rụng lá mùa khô (rừng khộp) mà học sinh có thể quan sát
từ tranh ảnh là:
. Rừng thưa.
. Chỉ có một loại cây.
+ Hệ thống câu hỏi, bài tập hướng dẫn học sinh quan sát và phân tích làm việc với
tranh sẽ như sau:
Câu 1: Em hãy đọc nhan đề bức tranh và nhắc lại mục đích làm việc với ảnh(H.7).
(Nhan đề của bức tranh : “Rừng khộp”.Mục đích làm việc với tranh:Nhận xét đặc điểm
của rừng khộp vào mùa khô).
Câu 2: Đánh dấu x vào ô trống

sau những ý em cho là đúng:


+Rừng rậm.
+ Rừng thưa.
Rừng khộp là

+Rừng chỉ có một loại cây.
+Rừng có nhiều loại cây.

Câu 3:
a)So sánh kích thước của các cây trong rừng khộp.(gần như nhau)
b)Các cây trong rừng khộp vào mùa khô trông xanh tốt hay xơ xác?Vì sao?(xơ xác vì
rụng gần hết lá)
Câu 4:Cảnh rừng khộp khác với cảnh rừng rậm nhiệt đới ở những điểm nào?
Với hệ thống câu hỏi, bài tập này thì:
+ Khi học sinh trả lời được câu hỏi 1 tức là học sinh nắm được mục đích quan sát.


+ Khi học sinh trả lời được câu hỏi 2 tức là học sinh đã quan sát được toàn bộ rừng
khộp.
+ Khi học sinh trả lời được câu hỏi 3 tức là học sinh đã quan sát chi tiết từng cây, từng
lá và suy nghĩ để tìm ra cảnh rừng khộp về mùa khô.
+ Khi học sinh trả lời được câu hỏi 4 tức là học sinh đã biết liên hệ đối chiếu và sơ bộ
so sánh cảnh rừng khộp với rừng nhiệt đới đã học, để từ đó củng cố về biểu tượng về
rừng khộp.
Như vậy, để có biểu tượng về rừng khộp, các em phải thực hiện 4 bước của kĩ năng
quan sát.
2.Phương pháp đàm thoại:
*Mục đích để hình thành các khái niệm địa lí:
2.1 Hình thành khái niệm địa lí chung:
Việc hình thành khái niệm địa lí chung có thể tiến hành theo các bước sau:
+ Bước 1: Hình thành những biểu tượng đúng bằng cách cho học sinh quan sát (trực

tiếp hay gián tiếp) các đối tượng định hình thành khái niệm, đồng thời khai thác những
hiểu biết sẵn có của học sinh về các đối tượng quan sát.
+ Bước 2:Đặt câu hỏi hoặc nêu tình huống có vấn đề để học sinh tìm ra những dấu hiệu
chung, bản chất của đối tượng.
+ Bước 3: Cho học sinh đối chiếu, so sánh các đối tượng cùng loại để lĩnh hội được
đầy đủ và vững chắc các dấu hiệu chung, bản chất của khái niệm.
+ Bước 4: Tổ chức cho học sinh báo cáo kết quả. Sau đó, giáo viên cùng học sinh trao
đổi, thảo luận, xác nhận và hoàn thiện các dấu hiệu chung của đối tượng, nhằm đưa ra
khái niệm đúng về đối tượng.
Ví dụ: Hình thành khái niệm về đảo (Biển, đảo và quần đảo-SGK Lịch sử và Địa lí 4
trang 149)
- Giáo viên cho học sinh quan sát hòn đảo (bằng tranh ảnh, băng hình)
- Giáo viên khai thác kinh nghiệm sống của các em bằng cách đặt một số câu hỏi:
+ Trong lớp ta, em nào đã nhìn thấy đảo? Các em thấy khi nào? Ở đâu?
+ Em hãy tả hoặc vẽ một hòn đảo mà em đã nhìn thấy?
- Sau khi khai thác kinh nghiệm sống của các em, giáo viên đặt tiếp câu hỏi để các em
phát hiện các dấu hiệu chung và bản chất của đảo: Đất nổi, có nước biển bao bọc xung
quanh.


-Nêu khái niệm: Đảo là bộ phận đất nổi xung quanh có nước biển và đại dương bao
bọc.
2.2 Hình thành khái niệm địa lí riêng:
Việc hình thành khái niệm địa lí riêng được tiến hành theo các bước sau:
+ Bước 1: Giáo viên cần:
- Hình dung trước những dấu hiệu riêng của đối tượng.
- Lựa chọn nguồn tri thức liên quan đến đối tượng.
Trên cơ sở đó, xác định những dấu hiệu nào của những đối tượng có thể tổ chức cho
học sinh tìm tòi, phát hiện; những dấu hiệu nào giáo viên phải cung cấp cho các em.
+ Bước 2:Tùy theo trình độ nhận thức của học sinh, giáo viên soạn một hệ thống câu

hỏi, bài tập nhằm hướng dẫn học sinh làm quen với các nguồn tri thức đã lựa chọn để
phát hiện ra những dấu hiệu riêng của đối tượng.
+ Bước 3:Tổ chức cho học sinh làm việc với các nguồn tri thức theo hệ thống câu hỏi,
bài tập đã chuẩn bị trước (theo hình thức cá nhân, nhóm, cả lớp tùy thuộc vào nội dung,
trang thiết bị vật chất) để phát hiện ra dấu hiệu riêng của đối tượng.
+ Bước 4:Tổ chức cho học sinh báo cáo kết quả phát hiện dấu hiệu riêng của đối
tượng, thơng qua nguồn tri thức. Trên cơ sở, giáo viên bổ sung những dấu hiệu mà học
sinh khơng thể tự tìm ra được bằng lời mơ tả sinh động của mình nhằm hồn thiện khái
niệm cho học sinh và u cầu học sinh nêu khái niệm riêng.
Ví dụ: Khi dạy bài : “Hoạt đợng sản x́t của người dân ở đờng bằng Nam Bợ” u
cầu học sinh cần nắm ng̉n tri thức của bài như sau:
- Nêu được mợt sớ hoạt đợng sản x́t chủ ́u của người dân ở đờng bằng Nam Bợ:
+ Trờng nhiều lúa gạo, cây ăn trái; ni trờng và chế biến thủy sản; chế biến lương
thực...
Tở chức cho học sinh tích cực tìm tòi những dấu hiệu riêng của đới tượng, qua đó các
em nắm được những điều kiện tḥn lợi để dờng bằng Nam Bợ trở thành vùng sản x́t
lúa gạo, trái cây và thủy sản lớn nhất cả nước: đất đai màu mỡ, khí hậu nóng ẩm, người
dân cần cù lao đợng...
Hay khi Hình thành khái niệm dãy Hoàng Liên Sơn (Bài 1:Dãy Hoàng Liên Sơn –
SGK Lòch sử và Đòa lí 4 trang 70 )
- Vì học sinh đã hiểu sơ lược thế nào là dãy núi ở lớp 3, nên khái niệm dãy núi
Hoàng Liên Sơn có thể hình thành bằng cách bổ sung thêm những đặc điểm riêng
như sau:


Hướng dẫn của giáo viên

Kết quả tự phát hiện tri thức của học

-Giáo viên yêu cầu học sinh làm việc


sinh
-Dãy Hoàng Liên Sơn nằm giữa sông

cá nhân với lược đồ (Hình 1/ 70 SGK)

Hồng và sông Đà.

để tìm vò trí dãy Hoàng Liên Sơn.
-Giáo viên yêu cầu học sinh làm việc
theo nhóm với bản đồ đòa lí tự nhiên
Việt Nam để nhận xét chiều dài, độ
cao của dãy núi, tìm vò trí và nêu tên
đỉnh núi cao nhất ở trong dãy Hoàng

-Dãy Hoàng Liên Sơn cao, đồ sộ, có

Liên Sơn và so sánh với độ cao dãy

đỉnh Phan-xi-phăng cao nhất nước ta

núi khác ở nước ta trên bản đồ.

(3143 m).

-Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát
tranh ảnh (cả lớp, theo nhóm, cá nhân
tùy theo số lượng tranh ảnh ) để nêu

Hoàng Liên Sơn là một dãy núi có:


đặc điểm của đỉnh, sườn, thung lũng.

+Đỉnh núi nhọn.
+Sườn rất dốc.

+Thung lũng thường hẹp và sâu.
Từ kết quả tìm tòi trên, học sinh có thể nêu khái quát về dãy Hoàng Liên Sơn như
sau:Hoàng Liên Sơn là dãy núi nằm giữa sông Hồng và sông Đà, cao,đồ sộ, có nhiều
đỉnh núi nhọn, sườn dốc, thung lũng hẹp và sâu. Ở đây có đỉnh Phan-xi-phăng cao
nhất nước ta(3143m).
3. Phương pháp phân tích:
* Mục đích hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức từ bản đồ, lược đồ:
Bước 1: Nắm được mục đích làm việc với bản đồ, lược đồ.
Bước 2: Xem bảng chú giải để có biểu tượng địa lí cần tìm trên bản đồ, lược đồ.
Bước 3: Tìm vị trí địa lí của đối tượng trên bản đồ, lược đồ dựa vào kí hiệu.
Bước 4: Quan sát đối tượng trên bản đồ, lược đồ, nhận xét và nêu đặc điểm đơn giản
của đối tượng.
Bước 5: Xác lập mối quan hệ địa lí đơn giản giữa các yếu tố và các thành phần như
địa hình và khí hậu, sơng ngòi, thiên nhiên và hoạt động sản xuất của con người,... trên


cơ sở học sinh biết kết hợp những kiến thức bản đồ và kiến thức địa lí để so sánh phân
tích.
Ví dụ: Tây Nguyên- Bài 5/SGK Lịch sử và Địa lí 4
- Những kiến thức trong bài học sinh cần khai thác qua bản đồ:
+ Phân biệt vị trí của Tây Nguyên.
+ Nêu tên các cao nguyên ở Tây Nguyên.
- Hệ thống câu hỏi để dẫn dắt học sinh làm việc với bản đồ:
+Quan sát lược đồ Tây Nguyên trang 82

Câu 1: Đánh dấu ô

sau ý đúng:

Tây Nguyên ở phía nào của dãy Trường Sơn ?
Phía Bắc

Phía Đông

Phía Nam

Phía Tây

Câu 2: Điền tên các cao nguyên vào bảng sau theo hướng từ Bắc xuống Nam
Thứ tự
Tên cao nguyên
1
2
3
4
Qua cách sử dụng bản đồ để hướng dẫn học sinh khac thác, tìm tòi kiến thức thì chúng
tôi thấy kiến thức của các em thu nhận được bền vững hơn đồng thời trong quá trình tìm
tòi kiến thức, kĩ năng địa lí của học sinh cũng được rèn luyện và củng cố.
4. Phương pháp so sánh đối chiếu:
* Mục đích hình thành mối quan hệ so sánh thông qua bảng số liệu:
Giáo viên hướng dẫn học sinh làm việc với bảng số liệu để các em thực hiện các bước
sau:
Bước 1: Nắm được mục đích làm việc với bảng số liệu.
Bước 2: Đọc tên bảng số liệu.
Bước 3: Xem tên các cột, nắm được ý nghĩa đơn vị và thời điểm đi kèmvới các số liệu

ở từng cột.
Bước 4: Đối chiếu các số liệu theo hàng dọc, hàng ngang của bảng số liệu để rút ra
nhận xét.
Ví dụ :Bài : “Thành phố Hồ Chí Minh” – Bài học minh họa ngày hôm nay, ta thấy
kiến thức trong bài học học sinh cần nắm được qua bảng số liệu:
+ Nhận biết được dân số và diện tích của thành phố Hồ Chí Minh.


+ So sánh diện tích và dân số của thành phố Hồ Chí Minh với các thành phố khác
như: Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng.
-Hệ thống câu hỏi làm việc với bảng số liệu:
Câu 1:Đọc tên các cột trong bảng số liệu.
Các số liệu trong bảng số liệu được ghi vào thời gian nào và được biểu thị theo đơn
vị nào?
Câu 3: Năm 2003, thành phố Hồ Chí Minh có diện tích và dân số là bao nhiêu?
Câu 4: Diện tích và dân số của thành phố Hồ Chí Minh đứng thứ mấy so với các thành
phố trong bảng?
Như vậy trong quá trình làm việc với bảng số liệu, theo gợi ý của giáo viên, các em
phải phát hiện ra mối tương quan so sánh giữa các đại lượng, rồi trả lời theo trình tự hệ
thống câu hỏi, bài tập thực hiện như đã nêu ở trên.Việc làm này của học sinh, nếu được
lặp đi lặp lại nhiều lần thì tư duy về mối quan hệ so sánh của các em dần dần phát triển
cùng với kĩ năng làm việc với các bảng số liệu.
*Tóm lại: trên đây là một số phương pháp dạy học mà nhóm 4 chúng tôi áp dụng
trong giảng dạy. Tuy nhiên chúng tôi cũng nhận thấy rằng để đạt được những yêu cầu
trên thì cần phải biết kết hợp nhiều phương pháp giảng dạy phù hợp với nhiều đối tượng
học sinh. Có như vậy tiết học mới đạt được kế quả cao.
Để đạt hiệu quả cao trong dạy học Địa lý ở lớp 4 theo hướng Dạy – học tích cực,
ngoài việc vận dụng các phương pháp dạy học mang tính chất chung cho nhiều môn học,
giáo viên cần nắm vững một số phương pháp dạy – học Địa lí cụ thể như sau:
IV.CÁC GIẢI PHÁP TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN:

Để có thể thực hiện các yêu cầu về kiến thức, kĩ năng của môn học này, chúng tôi cũng
mạnh dạn đưa ra đề xuất về một số giải pháp thực hiện như sau:
1, Đối với giáo viên:
+ Nhận thức được vấn đề:Trong giảng dạy luôn lấy học sinh làm trung tâm, đầu tư
thiết kế giờ dạy Địa Lí sao cho tất cả học sinh cùng làm việc để lĩnh hội kiến thức, làm
cho khoảng cách về nhận thức giữa các đối tượng ngày càng thu hẹp.
+ Giáo viên phải vững về chuyên môn, phải tự học , tự bổ sung về kiến thức Địa lí và
những kiến thức chuyên môn.
+ Phải biết khai thác những mặt tích cực của các phương pháp, hình thức đó.Mặt khác
giáo viên cũng phải biết sử dụng các thiết bị dạy học Địa lí trong việc hướng dẫn học


sinh học tập, biết phát hiện cái sai của học sinh và đưa ra những biện pháp sửa chữa, uốn
nắn kịp thời.
2, Đối với học sinh:
+ Xây dựng nếp làm việc khoa học, tích cực, nhanh nhẹn, biết tự học và biết cách học
Địa lí; biết sử dụng sách giáo khoa (Kênh hình và kênh chữ) một cách hợp lí và hiệu
quả.
+ Tất cả học sinh làm việc dưới sự kiểm tra, nhắc nhở của giáo viên.
+ Chuẩn bị :Sách và các phương tiện học tập cần thiết khác như : tranh, ảnh, bản đồ,
phiếu học tập, vở bài tập,....
+ Tâm lý: Thoải mái, cởi mở nhưng tập trung, tránh căng thẳng thái quá. Biết mạnh
dạn trao đổi với giáo viên những điều vướng mắc.

V. QUY TRÌNH DẠY HỌC:
1, KTBC: (3-5 phút)
2, Bài mới:
a, GTB: (1-2 phút)
b, Hướng dẫn tìm hiểu bài: (22-25 phút)
- Cho học sinh quan sát bản đồ (tranh ảnh).

- Đưa ra hệ thống câu hỏi để học sinh thảo luận trả lời.
- Hình thành kiến thức mới.
- Chốt kiến thức
c, Liên hệ thực tế: (3-5 phút)
d, Củng cố dặn dò: ( 2-3 phút)

C. PHẦN KẾT LUẬN
I. KẾT QUẢ:
- Qua quá trình vừa nghiên cứu chuyên đề, vừa áp dụng vào thực tế giảng dạy chúng tôi
nhận thấy rằng: nếu dạy học môn Địa lí áp dụng theo chuyên đề này thì theo quan điểm
của chúng tôi sẽ cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản cần thiết và học sinh sẽ
nắm bắt các kiến thức ấy một cách dễ dàng hơn. Cụ thể: các em đã nắm được các khái
niệm Địa lí, có các kĩ năng ban đầu về cách đọc bản đồ, chỉ ra các vị trí địa lí và các biểu
tượng trong bản đồ. Chính vì vậy cho đến nay chúng tôi vẫn tiếp tục thực hiện và phát


huy những mặt đã đạt được, khắc phục những mặt còn hạn chế, tồn đọng để nâng cao
chất lượng dạy học hơn nữa.
II. BÀI HỌC:
- Trong quá trình thực hiện chuyên đề “ dạy học môn học địa lí theo hướng tích cực”
chúng tôi đã rút ra được một số kinh nghiệm sau:
1, nắm vững nội dung chương trình, mức độ yêu cầu bài học và các đối tượng học sinh.
2, lập kế hoạch bài học:
- Giáo viên cần nắm vững nội dung cơ bản của từng bài hocjtrong SGK và những
hướng dẫn cụ thể về mục tiêu cần đạt. Tùy theo đặc điểm của từng bài học mà xây
dựng kế hoạch bài giảng cho phù hợp. song dù thế nào cũng cần có đầy đủ các hoạt
động lớp và tổ chức các hoạt động lớp và tổ chức các hoạt động đó.
3, vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học:
- Giáo viên cần nắm vững các phương pháp, các hình thức tổ chức dạy học, để lựa
chọn phối hợp linh hoạt các phương pháp và hình thức cho phù hợp với nội dung

của bài dạy và chủ điểm của bài học đó.
- 4, Tổ chức các hoạt động lên lớp :
- Giáo viên cần khéo láo sử dụng linh hoạt các phương pháp và hình thức tổ chức
dạy học.
- Các hoạt động của tiết dạy không tách rời nhau, mà phải có sự đan xen lien kết và
hỗ trợ lẫn nhau.
- Bên cạnh đó giáo viên cần phải có dự kiến về các câu trả lời của học sinh và các
tình huống sư phạm xảy ra trong mỗi hoạt động, để có biện pháp giải quyết và điều
chỉnh kịp thời.
- 5, Đa dạng hóa các hình thức tổ chức dạy học:
- Giáo viên có thể sử dụng linh hoạt các hình thức tổ chức dạy học theo nhóm, dạy
học cá nhân,… có thể tổ chức cho học sinh học dưới hình thức trò chơi để kích
thích sự hứng thú học tập của học sinh, nhằm đạt kết quả cao trong giờ học mà
học sinh không bị nhàm chán.
-

Ngoài ra giáo viên cần tạo không khí nhẹ nhàng, thoải mái trong giờ học để từ đó
các em có niềm yêu thích môn học. Thường xuyên theo dõi, khuyên bảo, uốn nắn
kịp thời những sai sót của học sinh, đồng thời động viên, khen thưởng những tiến
bộ vươn lên trong học tập. Cần đặt nhiều câu hỏi kích thích tính tò mò của học sinh


và tạo nhiều cơ hội để các em được làm việc nhiều hơn, dàn trải sự đóng góp xây
dựng bài một cách tích cực với từng đối tượng học sinh.
- Trong quá trình thực hiện chuyên đề : “Dạy học môn học Địa Lí theo hướng tích
cực” chúng tôi đã tham khảo các tài liệu dạy học của môn học cũng như học hỏi
kinh nghiệm từ bạn bè đồng nghiệp.
- Tóm lại: Tùy theo tình hình của lớp,điều kiện của giáo viên mà lồng ghép các
phương pháp dạy cho phù hợp và đạt hiệu quả cao nhất.
- * Trên đây là những nội dung, phương pháp và các hình thức tổ chức dạy học môn

Địa Lí lớp 4 mà chúng tôi đã xây dựng, chuyên đề đã được dạy thực nghiệm 2 tiết
trong phạm vi khối 4 và chúng tôi nhận thấy khi thực hiện theo chuyên đề này thì
kết quả đã có khả thi. Nên hôm nay khối chúng tôi đã thống nhất xin ý kiến Ban
Giám Hiệu nhà trường mở chuyên đề này trong phạm vi nhà trường. Trong quá
trình nghiên cứu và làm chuyên đề sẽ không tránh khỏi những thiếu sót và chưa
hợp lí. Rất mong được sự góp ý xây dựng chân thành của ban Giám Hiệu và các
đồng nghiệp để chuyên đề Địa Lí của khối 4 chúng tôi được hoàn thiện hơn, hướng
tới mục tiêu nâng cao chất lượng dạy và học .
• Minh họa cho chuyên đề này, Đ/c Nông Thị Thùy Nhị sẽ đại diện cho khối 4 dạy
bài: Thành Phố Hồ Chí minh
• Tài liệu tham khảo:
- Sách giáo viên Địa Lí lớp 4
- Sách thiết kế bài giảng môn Địa Lí lớp 4
- Sách chuẩn kiến thức kĩ năng lớp 4.
-

Tài liệu tập huấn Biển , Đảo.

CưKnia, ngày 26 tháng 10 năm 2013
Người viết

Nguyễn Thị Kỳ Hoa



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×