Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

Từ ngữ nghề nghiệp nghề biển ở Thanh Hoá (Từ bình diện ngôn ngữ văn hóa)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (239.13 KB, 27 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

NGUYỄN VĂN DŨNG

TỪ NGỮ NGHỀ NGHIỆP NGHỀ BIỂN
Ở THANH HÓA
(TỪ BÌNH DIỆN NGÔN NGỮ - VĂN HÓA)
Chuyên ngành: Lý luận ngôn ngữ
Mã số: 62.22.01.01

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN


2

VINH - 2016
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Sự phát triển của ngôn ngữ diễn ra liên tục và không đồng đều giữa các
vùng miền, tầng lớp dân cư, các ngành nghề trong xã hội tạo nên sự phong phú và đa
dạng vốn từ của dân tộc. Điều này dẫn đến một hệ quả là, bên cạnh ngôn ngữ toàn
dân dùng chung cho toàn xã hội sẽ xuất hiện những biến thể ngôn ngữ, trong đó có hệ
thống vốn từ ngữ của những người làm nghề gắn với một nghề sản xuất - từ ngữ nghề
nghiệp. Do đó, nghiên cứu từ nghề nghiệp là một sự cần thiết bởi nó góp phần làm rõ
bức tranh đa dạng của ngôn ngữ dân tộc.
1.2. Từ nghề nghiệp là công cụ, phương tiện hành nghề và giao tiếp đồng thời là
phương tiện phản ánh văn hóa của cư dân làm nghề. Trước xu thế công nghiệp hoá, hiện
đại hoá diễn ra một cách mạnh mẽ, hiện nay, nhiều làng nghề truyền thống đang dần bị
mai một hoặc thay đổi, lớp từ của các nghề truyền thống cũng có nguy cơ biến mất. Cho
nên, thu thập vốn từ nghề nghiệp truyền thống và nghiên cứu chúng về mặt ngôn ngữ văn hóa không chỉ cần thiết mà còn cấp bách. Mặt khác, cho tới nay, công trình nghiên


cứu từ nghề nghiệp từ bình diện ngôn ngữ - văn cũng còn ít. Đây là khía cạnh lý luận
và thực tiễn cần được quan tâm nghiên cứu.
1.3. Thanh Hóa là vùng đất địa linh nhân kiệt, có lịch sử lâu đời. Quá trình khai
thác biển của người Việt cổ ở Thanh Hóa cũng tương đối sớm và có nhiều đặc điểm, dấu
ấn văn hóa biển đặc sắc. Do vậy, nghiên cứu từ ngữ nghề biển không chỉ cho thấy giá trị
về mặt ngôn ngữ mà còn tìm hiểu văn hóa biển của địa phương, góp phần bảo tồn văn
hóa dân tộc.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích
Luận án nghiên cứu từ ngữ nghề biển ở Thanh Hoá mà cụ thể là lớp từ chỉ
công cụ, phương tiện, quy trình hoạt động và sản phẩm nhằm làm rõ đặc trưng ngôn
ngữ - văn hoá thể hiện trên các phương diện cấu tạo, nguồn gốc, ngữ nghĩa, định
danh. Trên cơ sở đó, luận án góp phần bảo tồn ngôn ngữ - văn hoá dân tộc.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Điều tra điền dã, thu thập vốn từ ngữ nghề biển ở địa bàn Thanh Hóa; trình
bày tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý thuyết của đề tài.
- Miêu tả, phân tích đặc trưng ngôn ngữ - văn hóa thể hiện qua cấu tạo, nguồn
gốc, định danh, ngữ nghĩa của lớp từ ngữ chỉ công cụ, phương tiện; lớp từ ngữ chỉ
quy trình hoạt động và lớp từ ngữ chỉ sản phẩm nghề biển ở Thanh Hóa.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận án lựa chọn 1587/1942 đơn vị từ ngữ nghề biển được thu thập từ điền dã


3
gồm: lớp từ chỉ công cụ, phương tiện (543 đơn vị); lớp từ ngữ chỉ quy trình hoạt động
(239 đơn vị) và lớp từ ngữ chỉ sản phẩm (805 đơn vị) của 3 nghề: nghề cá, nghề làm
mắm và nghề sản xuất muối làm đối tượng nghiên cứu.
3.2. Phạm vi và tư liệu nghiên cứu
- Luận án nghiên cứu từ ngữ nghề biển và những vấn đề có liên quan về văn

hóa được phản ánh qua từ ngữ trên địa bàn vùng ven biển Thanh Hóa.
- Tư liệu khảo sát được thu thập từ điền dã thực địa; từ các tài liệu, các sáng tác
dân gian về nghề biển ở Thanh Hóa.
4. Các phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng các phương pháp, thủ pháp nghiên cứu: Phương pháp điều tra
điền dã; phương pháp thống kê; phương pháp phân tích - tổng hợp; phương pháp
nghiên cứu liên ngành; thủ pháp mô hình hóa; thủ pháp so sánh.
5. Đóng góp của luận án:
Luận án đã thu thập, thống kê được một số lượng vốn từ ngữ nghề biển thông
qua điều tra điền dã. Đây là nguồn tư liệu ngôn ngữ quan trọng, bổ ích. Mặt khác,
nghiên cứu từ ngữ nghề biển từ bình diện ngôn ngữ - văn hóa, luận án đã không
những làm rõ giá trị về mặt ngôn ngữ mà còn góp phần chỉ ra những đặc trưng về tư
duy, nhận thức, sắc thái văn hóa địa phương xứ Thanh qua từ nghề nghiệp.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
6.1. Ý nghĩa lý luận
- Luận án đã tổng quan, khái quát lý luận về từ nghề nghiệp và những vấn đề
có liên quan; đưa ra quan niệm cũng như những căn cứ để xác định từ nghề nghiệp.
- Luận án nghiên cứu từ ngữ nghề nghiệp theo hướng mới, đó là từ bình diện
ngôn ngữ - văn hóa. Những kết quả nghiên cứu của luận án góp phần thúc đẩy tích
cực phát triển chuyên ngành Từ vựng học tiếng Việt.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Vốn từ nghề biển thu thập được không những góp phần gìn giữ, bảo tồn giá trị
văn hoá truyền thống về nghề biển xứ Thanh mà còn là tư liệu để làm từ điển nghề
nghiệp, là tài liệu tham khảo hữu ích cho các nghiên cứu về ngôn ngữ, văn hóa, xã
hội lịch sử địa phương.
7. Bố cục của luận án
Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý thuyết của đề tài.
Chương 2: Đặc trưng ngôn ngữ - văn hóa của từ ngữ chỉ công cụ, phương tiện
nghề biển ở Thanh Hóa.
Chương 2: Đặc trưng ngôn ngữ - văn hóa của từ ngữ chỉ quy trình hoạt động

nghề biển ở Thanh Hóa.
Chương 4: Đặc trưng ngôn ngữ - văn hóa của từ ngữ chỉ sản phẩm nghề biển
ở Thanh Hóa.


4
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT
CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.1.1. Những công trình nghiên cứu về từ ngữ nghề nghiệp
Luận án đã điểm qua các công trình nghiên cứu của L.A. Kapanađze và A.V.
Superanskaja, V.D. Bonđaletop, IU.V.Rozdextvenxki. Khi bàn về từ điển bách khoa
và thuật ngữ các tác giả đã nói đến tên gọi và nghĩa của từ nghề nghiệp mà không đi
sâu nghiên cứu các mặt của lớp từ này
Những vấn đề chung khái quát về từ ngữ nghề nghiệp được đề cập đến trong
các giáo trình từ vựng của các tác giả như: Nguyễn Văn Tu (1968); Đỗ Hữu Châu
(1981); Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến (1997); Nguyễn Thiện
Giáp (1978)...Luận án cũng điểm các nghiên cứu cụ thể thể hiện qua các bài viết của
các tác giả: Hoàng Trọng Canh, Lê Viết Chung, Phạm Hùng Việt…và một số các luận
văn của các tác giả: Ngôn Thị Bích, Trần Thị Ngọc Hoa,…Trong đó, đề tài khoa học
cấp viện của Viện Ngôn ngữ học Từ ngữ nghề nghiệp gốm sứ Bát Tràng (2002) do
tác giả Nguyễn Văn Khang làm chủ nhiệm đề tài là một trong các tài liệu gợi ý rất
nhiều cho chúng tôi thực hiện đề tài này.
Nhìn chung, các công trình trên chủ yếu mới nêu khái quát, chưa nghiên cứu
sâu từ ngữ nghề nghiệp một cách hệ thống trên các phương diện cấu tạo, định danh,
ngữ nghĩa từ bình diện ngôn ngữ - văn hóa.
1.1.2. Những công trình nghiên cứu về từ ngữ nghề biển
Nghiên cứu về từ ngữ nghề biển hiện nay tiêu biểu có hai công trình khoa học
cấp bộ và cấp nhà nước do Hoàng Trọng Canh làm chủ nhiệm đề tài: Từ nghề nghiệp

trong phương ngữ Nghệ Tĩnh (bước đầu khảo sát lớp từ nghề cá, nước nắm, muối)
(2004) và công trình Nghiên cứu từ ngữ - văn hóa nghề biển Thanh - Nghệ Tĩnh
(2014, tác giả luận án này là một thành viên). Hai công trình trên đã đề cập một cách
hệ thống, chi tiết từ ngữ nghề biển; phân tích mô hình cấu tạo, phương thức định
danh, đặc trưng ngữ nghĩa, một số nét văn hóa biển thông qua vốn từ ngữ nghề biển
vùng Thanh - Nghệ Tĩnh. Một số bài viết của hai tác giả Hoàng Trọng Canh, Phạm Tất
Thắng nghiên cứu một số phương diện ngôn ngữ lớp từ đánh cá, làm muối ở Nghệ
Tĩnh. Từ đánh cá một số địa bàn như ở Nghệ An, Hà Tĩnh, Đà Nẵng cũng được
Nguyễn Thị Quỳnh Trang, Nguyễn Thị Hòa, Lương Vĩnh An nghiên cứu trong các
luận văn tốt nghiệp cao học tại Đại học Vinh.
Ngoài ra, ít nhiều từ nghề đánh cá một số vùng cũng được thu thập trong một
số công trình về nghề và làng nghề đánh cá theo hướng nghiên cứu kinh tế -văn hóa
xã hội, tiêu biểu là chuyên khảo Đời sống xã hội - kinh tế của ngư dân và cư dân
vùng biển Nam Bộ (2014) của Phan Thị Yến Tuyết.


5
1.1.3. Những công trình nghiên cứu về từ ngữ nghề biển ở Thanh Hóa
Người đầu tiên đề cập đến vấn đề này là học giả người Pháp Ch. Robequain
vào năm 1929 trong cuốn Le Thanh Hoa. Từ ngữ nghề biển ở Thanh Hóa cũng ít
nhiều được đề cập đến trong các công trình về địa chí Thanh Hóa, văn học dân gian
Thanh Hóa...Tuy nhiên, nhìn chung các công trình đó chủ yếu nói về lịch sử, văn hóa
dân gian mà không nghiên cứu mặt ngôn ngữ - văn hóa của từ nghề nghiệp.
Nghiên cứu về từ ngữ nghề biển ở Thanh Hóa dưới góc độ ngôn ngữ học cho
tới nay mới có tác giả Nguyễn Thị Duyên với luận văn Khảo sát từ chỉ nghề biển ở
Hậu Lộc - Thanh Hóa (2010).
Như vậy, cho tới nay chưa có công trình nào được công bố mà vốn từ nghề
biển Thanh Hóa được thu thập trên toàn vùng, nghiên cứu chúng trên những phương
diện khác nhau theo hướng ngôn ngữ - văn hóa. Đây là cơ sở lý luận và thực tiễn để
chúng tôi thực hiện đề tài này.

1.2. Cơ sở lý thuyết của đề tài
1.2.1. Những vấn đề chung về từ ngữ nghề nghiệp
1.2.1.1. Khái niệm từ ngữ nghề nghiệp
a. Quan niệm từ ngữ nghề nghiệp của các tác giả nước ngoài: L.A. Kapanađze
và A.V. Superanskaja khi bàn về thuật ngữ và danh pháp cũng đã cho rằng có một lớp
từ ngữ do một tầng lớp người làm nghề trong xã hội tạo ra để phục vụ cho quá trình giao
tiế p nghề nghiệp nhưng các tác giả lại không nêu định nghĩa về từ nghề nghiệp..

b. Quan niệm về từ ngữ nghề nghiệp của các nhà ngôn ngữ học trong nước:
Luận án đã dẫn ra quan niệm của Lưu Văn Lăng (1960), Nguyễn Văn Tu (1968), Đỗ
Hữu Châu (1981), Nguyễn Thiện Giáp (2010)…về từ nghề nghiệp và phân tích cho
thấy quan niệm của các tác giả không có được sự thống nhất. Tuy vậy, quan niệm của
các tác giả là cơ sở cho chúng tôi nêu lên một cách hiểu chung về từ nghề nghiệp.
c. Quan niệm về từ nghề nghiệp được sử dụng trong luận án
Những từ ngữ chỉ công cụ, phương tiện, quá trình hoạt động, sản phẩm…của
nghề, được người trong nghề sử dụng một cách quen thuộc tự nhiên để hành nghề.
Nếu xét theo mức độ phổ biển, có thể hình dung từ nghề nghiệp bao gồm 3
loại: 1) Những từ chỉ công cụ, hoạt động, sản phẩm của nghề nhưng người ngoài
nghề ở nhiều địa phương cũng có thể hiểu và dùng; 2). Những từ chỉ công cụ, hoạt
động, sản phẩm của nghề nhưng người ngoài nghề cũng dùng quen thuộc trong một
vùng phương ngữ. 3) Những từ chỉ công cụ, hoạt động, sản phẩm của nghề gắn với
từng thổ ngữ, thường người ngoài nghề không hiểu.
1.2.1.2. Vị trí của từ nghề nghiệp trong từ vựng một ngôn ngữ: Từ ngữ nghề
nghiệp là lớp từ ngữ của những người làm nghề, được sử dụng hạn chế về mặt xã
hội, thuộc phong cách khẩu ngữ .
1.2.2. Mối quan hệ giữa từ nghề nghiệp với các lớp từ ngữ khác
a. Từ nghề nghiệp và từ toàn dân: Từ nghề nghiệp và từ toàn dân tuy khác
nhau về phạm vi sử dụng, đối tượng người dùng, nội dung phản ánh, phong cách sử
dụng và vai trò đối với hệ thống ngôn ngữ dân tộc nhưng lại có mối quan hệ khăng
khít, qua lại với nhau.



6
b. Từ nghề nghiệp và từ địa phương: Từ nghề nghiệp được sinh ra từ một nghề
nào đó, thuộc phương ngữ xã hội; từ địa phương là từ quen dùng ở địa phương có sự
khác biệt với ngôn ngữ toàn dân (thuộc phương ngữ địa lí). Tuy nhiên, giữa chúng có
có quan hệ với nhau, vì ngôn ngữ nghề nghiệp của người làm nghề bao giờ cũng tồn
tại trên một vùng địa lí nhất định.
c. Từ nghề nghiệp và tiếng lóng: Tiếng lóng tên gọi “chồng lên” trên những tên
gọi chính thức” còn từ nghề nghiệp là những đơn vị định danh trực tiếp gọi tên công cụ,
hoạt động sản phẩm của nghề, thường không có từ đồng nghĩa trong ngôn ngữ toàn dân.
d. Từ nghề nghiệp và thuật ngữ: Thuật ngữ là từ ngữ chuyên môn khoa học chỉ
khái niệm khoa học của một ngành, một lĩnh vực chuyên môn khoa học còn từ ngữ
nghề nghiệp là từ ngữ của một nghề dùng chỉ công cụ, phương tiện, hoạt động và sản
phẩm của nghề được người trong nghề dùng một cách quen thuộc.
1.3. Văn hóa và mối quan hệ ngôn ngữ - văn hóa
1.3.1. Khái niệm văn hóa
1.3.1.1. Các quan niệm về văn hóa trên thế giới: Ở Trung Quốc, văn hóa được
xem như là phương thức giáo hóa con người. Ở phương Tây, thuật ngữ văn hóa có
nghĩa chung ban đầu là cây trồng, khai khẩn, vỡ hoang, trồng trọt.
1.3.1.2. Các quan niệm về văn hóa ở Việt Nam: Sau khi dẫn và phân tích quan
niệm về văn hóa của Hồ Chí Minh, Phan Ngọc, Phạm Đức Dương, Ngô Đức Thịnh,
…luận án đã dựa theo định nghĩa của Trần Ngọc Thêm: “Văn hóa là một hệ thống hữu
cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra và tích lũy qua quá trình hoạt
động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội của
mình” để làm cơ sở cho việc nghiên cứu đề tài.

1.3.2. Mối quan hệ ngôn ngữ - văn hóa
Ngôn ngữ và văn hóa có mối quan hệ mật thiết, không tách rời. Ngôn ngữ là
thành tố quan trọng nhất của văn hóa đồng thời là phương tiện phản ánh, lưu trữ văn

hóa, tác động thúc đẩy văn hóa phát triển; ngược lại văn hóa và những yếu tố văn hóa
dân tộc đều được chia sẻ và biểu hiện qua ngôn ngữ.
1.4. Định danh và đặc trưng ngôn ngữ - văn hóa của định danh
1.4.1. Khái niệm định danh: Định danh là kết quả con người nhận thức, phân
cắt hiện thực khách quan và dùng ký hiệu ngôn ngữ để đặt tên, ghi lại kết quả nhận
thức đó.
1.4.2. Cơ chế định danh: Theo Hoàng Văn Hành, cơ chế định danh gồm: (a)
sử dụng yếu tố làm phương tiện, (b) tác động vào hệ nguyên tố, (c) tạo lập nên đơn vị
phái sinh theo cách nào đó.
1.4.3. Đặc trưng ngôn ngữ - văn hóa của định danh
Đặc trưng ngôn ngữ - văn hóa của định danh thể hiện ở chủ thể định danh khi
gọi tên đối tượng phải căn cứ vào lý do của chính chủ thể định danh (có thể là ý
nguyện, mong muốn, yêu thương, ghét bỏ,…) hay căn cứ vào việc lựa chọn đặc trưng
của đối tượng (có thể là đặc trưng quan trọng, cũng có thể đặc trưng không quan
trọng nhưng có tính khu biệt) làm cơ sở cho gọi tên đối tượng đó.


7
1.5. Cấu tạo và phương thức cấu tạo từ, ngữ
1.5.1. Quan niệm về từ và các kiểu cấu tạo từ
1.5.1.1. Quan niệm về từ: Chúng tôi chọn quan điểm của tác giả Nguyễn Tài
Cẩn về từ trong tiếng Việt làm cơ sở để xác định, phân tích từ nghề nghiệp.
1.5.1.2. Các kiểu cấu tạo từ: Để nhất quán và tiện cho việc khảo sát, thống kê
các kiểu loại cấu tạo từ nghề nghiệp, chúng tôi theo quan niệm của tác giả Nguyễn
Tài Cẩn về phân loại từ, gồm: từ đơn, từ ghép (ghép nghĩa và ghép âm (từ láy) và từ
ngẫu hợp.
1.5.1.3. Thành tố cấu tạo từ nghề nghiệp
a. Thành tố cơ sở: Từ quan niệm của tác giả Nguyễn Tài Cẩn, chúng tôi quan
niệm mỗi “tiếng” là một thành tố cơ sở của từ nghề nghiệp ở cấp độ từ.
b. Thành tố trực tiếp: Thành tố trực tiếp của một tổ hợp là những bộ phận mà

ta tìm ra ngay sau bước phân tích đầu tiên.
1.5.1.4. Mô hình cấu tạo từ: Căn cứ vào tiêu chí độc lập - không độc lập, có nghĩa
hay không có nghĩa của các yếu tố tham gia cấu tạo từ (hình vị - tiếng), theo các kiểu
quan hệ , chúng ta có các kiểu mô hình cấu tạo từ trong tiếng Việt.
1.5.2. Quan niệm về ngữ và các kiểu cấu tạo ngữ
1.5.2.1. Quan niệm về ngữ: Các đơn vị từ ngữ nghề biển ở Thanh Hoá có cấu
tạo là ngữ gồm hai loại thành ngữ và ngữ chuyên môn (định danh nghề nghiệp).
1.5.2.2. Các kiểu mô hình cấu tạo ngữ: Có hai kiểu mô hình cấu tạo ngữ nghề
biển ở Thanh Hóa là danh ngữ và động ngữ.
1.6. Khái quát chung về địa bàn tỉnh Thanh Hóa, nghề biển và kết quả thu
thập, phân loại từ ngữ nghề biển ở Thanh Hóa
1.6.1. Khái quát chung về địa bàn tỉnh Thanh Hóa
Thanh Hóa có dân số khoảng 3.6 triệu người (đứng thứ 3 của cả nước), có 7
dân tộc sinh sống (Kinh, Mường, Thái, Thổ, Dao, Khmú, Hmông). Thanh Hóa cũng
là vùng đất có lịch sử lâu đời và là nơi người Việt cổ định cư từ rất sớm.
1.6.2. Khái quát chung về nghề biển Thanh Hóa
Người Việt cổ ở Thanh Hóa đã tiến ra biển, bắt đầu khai thác nguồn lợi biển
tương đối sớm, nhưng là cư dân vừa làm nông nghiệp, vừa đánh bắt cá.
1.6.3. Kết quả thu thập và phân loại
Chúng tôi thu thập được 1942 đơn vị từ ngữ nghề biển, với 9 nội dung phản
ánh gồm: Công cụ, phương tiện; quy trình hoạt động; sản phẩm; hiện tượng tự nhiên;
tổ chức, cá nhân; nguyên liệu; ngư trường; môi trường; thời vụ; đơn vị đo lường
nhưng giới hạn chỉ tập trung nghiên cứu 3 lớp từ ngữ phổ biến, có số lượng lớn là từ
ngữ chỉ công cụ phương tiện; từ ngữ chỉ quy trình, hoạt động và từ ngữ chỉ sản phẩm
nghề biển.
1.7. Tiểu kết chương 1
Trên cơ sở hệ thống hoá các tư liệu, những quan điểm mang tính chất lý luận
về từ nghề nghiệp, luận án đưa ra cách hiểu về từ nghề nghiệp, vị trí của từ nghề
nghiệp và mối quan hệ từ nghề nghiệp với các lớp từ khác. Mặt khác, luận án cũng



8
chỉ ra những vấn đề về văn hoá, mối quan hệ ngôn ngữ - văn hoá, định danh và đặc
trưng ngôn ngữ - văn hoá của định danh, quan niệm về từ ngữ và cấu tạo từ ngữ làm
tiền đề lý luận phục vụ cho của luận án.
Từ kết quả điều tra, điền dã thực địa, qua thơ ca dân gian, bước đầu chúng tôi
thu thập được vốn tữ ngữ nghề biển là 1942 đơn vị. Xét theo nội dung phản ánh, từ
ngữ nghề biển ở Thanh Hóa có 9 nội dung trường từ vựng - ngữ nghĩa, trong đó từ
ngữ chỉ sản phẩm; công cụ, phương tiện và quy trình hoạt động chiếm số lượng nhiều
nhất. Luận án sẽ nghiên cứu đặc trưng ngôn ngữ - văn hoá của 3 lớp từ ngữ trên
thông qua cấu tạo, nguồn gốc, định danh, ngữ nghĩa.


9
Chương 2
ĐẶC TRƯNG NGÔN NGỮ - VĂN HÓA CỦA TỪ NGỮ CHỈ CÔNG CỤ,
PHƯƠNG TIỆN NGHỀ BIỂN Ở THANH HÓA
2.1. Cấu tạo từ ngữ nghề nghiệp chỉ công cụ, phương tiện nghề biển ở
Thanh Hóa
2.1.1. Các loại từ ngữ nghề biển chỉ công cụ, phương tiện xét về cấu tạo
2.1.1.1. Từ đơn: Số lượng là 116 đơn vị (20,36%). Những từ đơn của nghề làm
mắm và sản xuất muối mang đặc trưng nghề rõ nét, thường người ngoài nghề không
hiểu. Ví dụ: thêu, dạt,…(nghề sản xuất muối); phồm, trúp, kiệu, thảng,…(nghề làm
mắm). Trong khi đó, nhiều từ đơn chỉ công cụ, phương tiện nghề cá lại khá quen
thuộc với người ngoài nghề . Ví dụ: thuyền, lưới, bè, mảng, buồm,…
2.1.1.2. Từ ghép
Từ ghép có 410 đơn vị (75,51%) vốn từ chung, trong đó:
a. Từ ghép chính phụ: chiếm số lượng gần tuyệt đối trong tổng số từ ghép chỉ
công cụ phương tiện, gồm 404 đơn vị, chiếm 98,54%. Nhiều từ từ ghép chính phụ
loại này người ngoài nghề có thể hiểu, như: buồm lá kè, câu ba tóm, câu rênh,…

(nghề cá); bầu diệc, bầu vưỡi nước,… (nghề sản xuất muối).
b. Từ ghép đẳng lập: Chỉ có 6 đơn vị (1,46%) tổng vốn từ ghép.
2.1.1.3. Từ ngẫu hợp: Có 2 đơn vị (0,37%). Các từ: vô-lăng, móoc sĩa đọoc
(nghề cá).
2.1.1.4. Ngữ: Có 15 ngữ chuyên môn (2,67%) tổng số vốn từ ngữ chung. Ví
dụ: dây giềng lưới kéo, dây đỏi lưới kéo,...(nghề cá).
Như vậy, hướng cấu tạo ghép chính phụ là hướng cấu tạo từ chủ đạo của từ chỉ
công cụ phương tiện nghề biển. Nói cách khác, từ ngữ chỉ công cụ, phương tiện nghề
biển ở Thanh Hóa chủ yếu là định danh biệt loại, có tác dụng cá thể hóa đối tượng
của nghề. Điều này cho thấy khả năng chuyên biệt hóa về nghĩa của từ ngữ nghề
nghiệp là rất lớn.
2.1.2. Mô hình cấu tạo từ chỉ công cụ, phương tiện nghề biển ở Thanh Hóa
2.1.2.1. Mô hình cấu tạo từ ghép chính phụ, xét theo số lượng thành tố trực tiếp
* Mô hình 1: Thành tố trực tiếp thứ nhất chỉ loại (C) - thành tố trực tiếp
thứ hai phân loại (P) gồm 1 thành tố cơ sở P
Có 296/402 đơn vị (73,63%). Ví dụ: bóng ốc, câu đục,…(nghề cá); bàn chà,
bàn chụi,…(nghề làm mắm)…
* Mô hình 2: Thành tố trực tiếp thứ nhất chỉ loại (C) - thành tố trực tiếp
thứ hai phân loại (P) gồm 2 thành tố cơ sở P1, P2
Có 77/402 đơn vị (19,15%).
- Kiểu 1: P1 và P2 có quan hệ chính phụ: Ví dụ: bóng cá hồng, bóng cá sủ,
buồm vải vuông,…(nghề cá); trang đánh mắm,…(nghề làm mắm).
- Kiểu 2: P1 và P2 có quan hệ láy âm hoặc đẳng lập. Ví dụ: thuyền nô câu,
thuyền nốc kên,…(nghề cá); lù náo trộn,…(nghề làm mắm).


10
Mô hình 3: Thành tố trực tiếp thứ nhất chỉ loại (C) - thành tố trực tiếp
thứ hai mang ý nghĩa phân loại (P) gồm 3 thành tố cơ sở P1, P2, P3
Có 27/402 đơn vị (6,72%). Ví dụ: lưới kéo tầng đáy, lưới vây rút chì, lưới vây

tự do,… (nghề cá).
Mô hình 4: Thành tố trực tiếp thứ nhất chỉ loại (C) - thành tố trực tiếp thứ
hai phân loại (P) gồm 4 thành tố cơ sở P1, P2, P3, P4
Có 2/402 đơn vị (0,5%). Các đơn vị: lưới kéo đơn tầng đáy, lưới kéo đôi tầng
đáy (nghề cá).
Kết quả nghiên cứu cho thấy, từ ghép chính phụ chỉ công cụ, phương tiện
chiếm đa số có cấu tạo là hai thành tố trực tiếp (mỗi thành tố trực tiếp có một thành tố
cơ sở). Những kiểu kết hợp từ ba thành tố trở lên (ba thành tố cơ sở) có số lượng
không nhiều.
2.1.2.2. Mô hình cấu tạo từ ghép chính phụ, xét theo tính chất độc lập hay
không độc lập của các thành tố
Kiểu mô hình 1: Thành tố độc lập (A) - Thành tố độc lập (A)
Có 371/402 đơn vị ( 92,29%). Ví dụ: bóng đĩa, lưới hom,… (nghề cá).
Kiểu mô hình 2: Thành tố độc lập (A) - Thành tố không độc lập (B)
hoặc Thành tố không độc lập (B) - Thành tố độc lập (A)
Có 28/402 đơn vị (6,96%). Ví dụ: thuyền lường, rùng xăm,… (nghề cá).
Kiểu mô hình 3: Thành tố không độc lập (B) - Thành tố không độc lập (B)
Có 3/402 đơn vị (0,75%): ấp khẩu, xăm tuylen, định vị (nghề cá).
Qua kết quả nghiên cứu, kiểu mô hình 1 chiếm vai trò chủ đạo, các kiểu mô
hình 2 và 3 có số lượng rất ít. Điều đó cho thấy, các thành tố tham gia cấu tạo từ ghép
chính phụ chỉ công cụ, phương tiện nghề biển chủ yếu có khả năng hoạt động độc lập,
có ý nghĩa từ vựng. Ngược lại, các thành tố tham gia cấu tạo từ ghép chính phụ không
có khả năng tách ra hoạt động lập hoặc sử dụng hạn chế xuất hiện ít. Mặt khác, từ
ghép chính phụ loại này chỉ cấu tạo theo trật tự: chính trước - phụ sau.
2.1.2.3. Các thành tố kết hợp tạo từ chỉ công cụ, phương tiện nghề biển ở
Thanh Hóa, xét theo tính chất phạm vi sử dụng
a. Yếu tố có nghĩa dùng trong ngôn ngữ toàn dân + yếu tố có nghĩa dùng trong
phương ngữ
A+B
AB: có 40/410 đơn vị (9,76%). Ví dụ: lưới rênh, lưới sẻo, phao

ganh,… (nghề cá); bầu diệc, bầu diệc nước,… (nghề sản xuất muối).
b. Yếu tố có nghĩa dùng trong phương ngữ + yếu tố có nghĩa dùng trong ngôn
ngữ toàn dân
B+A
BA: có 29/410 đơn vị (7,07%). Ví dụ: giã moi, xiệng luồng,… (nghề
cá); xêu thu cát… (nghề sản xuất muối).
c. Yếu tố có nghĩa dùng trong ngôn ngữ toàn dân + yếu tố có nghĩa dùng trong
ngôn ngữ toàn dân
A +A
AA: có 336/410 đơn vị (81,95%). Ví dụ: câu tay, lưới bao, lưới gõ,
lưới kéo,… (nghề cá); bàn chà, bàn đánh,… (nghề làm mắm)…


11
d. Yếu tố có nghĩa dùng trong phương ngữ + yếu tố có nghĩa dùng trong
phương ngữ
B +B
BB: có 5/410 đơn vị (1,22%). Ví dụ: chà rạo, nốc kên, chạc đỏi, chạc
lèo (nghề cá); lù náo trộn (nghề làm mắm).
Xét về số lượng và tỷ lệ theo các mô hình thì kiểu kết hợp (c) có số lượng và
tỷ lệ cao nhất (336/81,95%), sau đó đến kiểu kết hợp (a) (40/9,76%), tiếp đến là
kiểu kết hợp (b) (29/7,07%) và kiểu kết hợp (d) (5/1,22%). Yếu tố toàn dân được sử
dụng trong nghề nghiệp là phổ biến và có vai trò quan trọng trong cấu tạo từ nghề
nghiệp. Những yếu tố tham gia cấu tạo từ có tính chất phương ngữ tuy có số lượng
ít hơn yếu tố toàn dân nhưng lại thể hiện rõ tính chất riêng của nghề nghiệp có trong
từng địa phương.
2.2. Đặc trưng ngôn ngữ - văn hóa của lớp từ ngữ chỉ công cụ, phương tiện
- xét về nguồn gốc
2.2.1. Từ ngữ chỉ công cụ, phương tiện có nguồn gốc thuần Việt: Có 522/543
đơn vị ( 96,13%). Ví dụ: bóng, chà, đáy, đăng,… (nghề cá).

2.2.2. Từ ngữ chỉ công cụ, phương tiện có nguồn gốc vay mượn: Có 21/543
đơn vị (3,87%) (vay mượn từ hoặc vay mượn yếu tố). Ví dụ: xăm tuylen, bè xốp,…
(nghề cá).
Kết quả nghiên cứu cho thấy từ ngữ chỉ công cụ, phương tiện nghề biển ở Thanh
Hóa chủ yếu có nguồn gốc thuần Việt; số tên gọi có nguồn gốc vay mượn là rất ít. Điều đó
cho thấy nghề biển ở Thanh Hóa là nghề truyền thống của địa phương còn nặng tính thủ
công thô sơ; hoạt động nghề mang tính khép kín chưa có phương tiện đánh bắt hiện đại.
2.3. Đặc trưng ngôn ngữ - văn hóa của lớp từ ngữ chỉ công cụ, phương
tiện, xét từ phương diện định danh
2.3.1. Đặc trưng ngôn ngữ - văn hóa của lớp từ ngữ chỉ công cụ, phương
tiện nghề biển ở Thanh Hóa - xét về tính có lý do
2.3.1.1. Đơn vị tên gọi rõ lý do: Có 424 đơn vị (78,08%). Ví dụ: thuyền ké,
lưới yếm, lưới vách,…(nghề cá).
2.3.1.2. Đơn vị tên gọi không rõ lý do: Có 119 đơn vị (21,92%). Ví dụ: chà,
đăng, neo, rạo,…(nghề cá); bể, bung, lấp, liếp, phồm,…(nghề làm mắm).
Những đơn vị chưa xác định rõ lý do chủ yếu là những từ đơn hoặc một số ít từ
ghép nhưng có nguồn gốc vay mượn Ấn Âu. Những tên gọi rõ lý do hầu hết là những
đơn vị có cấu tạo ghép hoặc ngữ định danh. Những tên gọi rõ lý do đại bộ phận là từ
phái sinh (ghép) có sự chuyển nghĩa (ẩn dụ hoặc hoán dụ) và một ít là từ có yếu tố
mô phỏng âm thanh, kiểu như xe cút kít.
2.3.2. Đặc trưng ngôn ngữ - văn hóa của lớp từ ngữ chỉ công cụ, phương
tiện nghề biển ở Thanh Hóa - xét về cách thức biểu thị của tên gọi
Mô hình 1: Công cụ, phương tiện + Cách thức, phương thức
Có 80/424 đơn vị (18,87%). Ví dụ: bè chèo, câu bay, câu thặc,… (nghề cá).
Mô hình 2: Công cụ, phương tiện + Công dụng, chức năng
Có 77/424 đơn vị (18,16%), Ví dụ: lưới yếm, lưới rọ,… (nghề cá).


12
Mô hình 3: Công cụ, phương tiện + Hình dáng, hình thức

Có 47/424 đơn vị (11,08%), Ví dụ: bóng đĩa, buồm lá kè, thuyền cóc,… (nghề
cá); bầu diệc, đồi nại,… (nghề sản xuất muối).
Mô hình 4: Công cụ, phương tiện + Đối tượng đánh bắt, khai thác
Có 44/424 đơn vị (10,38%). Ví dụ: giã ốc, lưới khoai,… (nghề cá).
Mô hình 5: Công cụ, phương tiện + Cấu tạo
Có 39/451 đơn vị (9,20%). Ví dụ: bè hai buồm, bè một buồm,… (nghề cá).
Mô hình 6: Công cụ, phương tiện + Mối liên hệ giữa các công cụ, phương
tiện hoặc một bộ phận của công cụ, phương tiện
Có 34/424 đơn vị (8,02%). Ví dụ: bè lưới, cột buồm, chao chì,...(nghề cá);
máng chạt, mặt dạt,…(nghề sản xuất muối).
Mô hình 6: Công cụ, phương tiện (Bộ phận công cụ, phương tiện) + Vị trí
Có 28/424 đơn vị (6,60%). Ví dụ: buồm lòng, cánh đáy,… (nghề cá).
Mô hình 8 : Công cụ, phương tiện + Nguyên vật liệu
Có 26/424 đơn vị (6,13%). Ví dụ: bè luồng, bè xốp,… (nghề cá); dùi gỗ, gáo
dừa,… (nghề làm mắm).
Mô hình 9: Công cụ, phương tiện + Mật độ yếu tố cấu tạo
Có 22/424 đơn vị (5,19%). Ví dụ: lưới then ba, lưới then hai,… (nghề cá).
Mô hình 10: Công cụ, phương tiện + Ngư trường, không gian
Có 17/424 đơn vị (4,01%). Ví dụ: giã khơi, giã lộng,… (nghề cá).
Mô hình 11: Công cụ, phương tiện + Tính chất
Có 4/424 đơn vị (0,94%): cứng lưới, mồi giả, mồi thật, mỏng lưới (nghề cá).
Mô hình 12: Công cụ, phương tiện + Màu sắc
Có 3/424 đơn vị (0,71 %): buồm nâu, thuyền mũi đỏ (nghề cá)…
Mô hình 13: Công cụ, phương tiện + Kích cỡ
Có 2/424 đơn vị ( 0,47%): thống cái, thống con (nghề sản xuất muối).
Mô hình 14: Công cụ, phương tiện + Âm thanh
Có 1/424 đơn vị (0,24%): xe cút kít (nghề làm muối).
Qua các mô hình định danh trên, chúng tôi thấy những đặc trưng được lựa chọn
để định danh nhiều nhất là: cách thức, phương thức; công dụng, chức năng; hình dáng,
hình thức; đối tượng; cấu tạo. Các đặc trưng ít được lựa chọn là: vị trí, nguyên liệu,

tính chất, màu sắc, âm thanh. Như vậy, đối với lớp từ ngữ chỉ công cụ, phương tiện
nghề biển, cư dân vùng biển Thanh Hóa thiên về lựa chọn các kiểu định danh mang
tính trực quan.
2.4. Một số nét đặc trưng văn hóa xứ Thanh qua định danh của lớp từ ngữ
chỉ công cụ, phương tiện nghề biển
2.4.1. Lớp từ ngữ chỉ công cụ, phương tiện nghề biển phản ánh tư duy tri
nhận của cư dân biển Thanh Hóa
Các phương tiện và công cụ với tên gọi phổ biến là thuyền, bè, lưới có số
lượng tên gọi phái sinh phong phú, phương thức định danh đa dạng. Cùng phản ánh
một sự vật nhưng số lượng từ nghề nghiệp bao giờ cũng phong phú, lớn hơn nhiều so


13
với từ toàn dân cùng phạm vi phản ánh. Trong nội bộ vốn từ nghề biển, cùng một loại
ngư cụ nhưng được gọi tên bằng nhiều tên gọi khác nhau do mỗi tên gọi có cách lựa
chọn đặc trưng định danh khác nhau. Đó là kết quả của quá trình tri nhận, phản ánh
dấu ấn tư duy - văn hoá một cộng đồng dân tộc khi định danh.
2.4.2. Cấu tạo lớp từ ngữ chỉ công cụ, phương tiện nghề biển thể hiện đặc
điểm lựa chọn định danh của cư dân biển Thanh Hóa
Từ chỉ công cụ, phương tiện nghề biển ở Thanh Hóa chủ yếu là từ ghép chính
phụ. Yếu tố phân loại trong từ ghép chính phụ chỉ công cụ, phương tiện có thể là một
thành tố (định danh bậc 1), cũng có thể là hai, ba thành tố (định danh bậc 2, bậc 3).
Loại từ có cấu tạo gồm từ hai thành tố phân loại trở lên càng làm cho sự vật được
biểu hiện một cách rõ nét, mang tính cá thể, chi tiết cao. Các đặc điểm lựa chọn định
danh khu biệt thường là những yếu tố quen thuộc, tương đối dễ nhận biết đối với
người làm nghề trong vùng.
2.4.3. Lớp từ ngữ chỉ công cụ, phương tiện phản ánh ngư trường khai thác
truyền thống của cư dân biển Thanh Hóa
Khảo sát vốn từ ngữ nghề biển ở Thanh Hóa qua thực địa, qua thơ ca dân gian
về phương tiện, ngư cụ đánh bắt, chúng tôi thấy đặc điểm đánh bắt cá ở Thanh Hóa

trong lộng (gần bờ). Tên gọi công cụ phương tiện đã nói lên điều đó. Ví dụ: thuyền
nan, thuyền thúng, thuyền cò... lưới bốc, lưới rẻo,… Bè (mảng), bè buồm, bè chèo tay,
…Điều này cũng cho thấy cư dân biển Thanh Hóa vốn là cư dân nông nghiệp trồng lúa
nước vùng thung lũng, ven sông Mã tiến ra biển chưa có tâm lí và điều kiện, tiến ra
khơi xa.
2.5. Tiểu kết chương 2
Từ ngữ nghề biển chỉ công cụ, phương tiện chủ yếu là từ ghép chính phụ. Về
mô hình cấu tạo, các thành tố tham gia cấu tạo phần lớn có khả năng tách ra hoạt
động độc lập, thuộc lớp từ cơ bản.
Về nguồn gốc, từ ngữ chỉ công cụ, phương tiện nghề biển có nguồn gốc là
thuần Việt chiếm số lượng và tỷ lệ gần tuyệt đối, các đơn vị có nguồn gốc vay mượn
Hán, Ấn Âu (kể cả vay mượn yếu tố) rất ít.
Về định danh, từ ngữ chỉ công cụ, phương tiện nghề biển ở Thanh Hóa có 14 mô
hình định đanh. Những dấu hiệu được chủ thể định danh lựa chọn đã phản ánh “bức
tranh ngôn ngữ về thế giới” phong phú, đa dạng.


14
Chương 3
ĐẶC TRƯNG NGÔN NGỮ - VĂN HÓA CỦA TỪ NGỮ
CHỈ QUY TRÌNH HOẠT ĐỘNG NGHỀ BIỂN Ở THANH HÓA
3.1. Cấu tạo từ ngữ nghề nghiệp chỉ quy trình hoạt động nghề biển ở
Thanh Hóa
3.1.1. Các loại từ ngữ nghề biển chỉ quy trình hoạt động- xét về cấu tạo
3.1.1.1. Từ đơn: Số lượng là 70 đơn vị (chiếm 29,29%). Do tính chất hoạt
động của công việc đòi hỏi các động tác phải nhanh, gọn nên tỷ lệ từ đơn chỉ hoạt
động cao hơn từ đơn chỉ công cụ, phương tiện. Đây cũng là những lớp từ mang đặc
trưng rõ nhất về nghề, khó hiểu đối với người ngoài nghề . Ví dụ: sẻo, rẻo,… (nghề
cá); cạo, nạo,…(nghề sản xuất muối).
3.1.1.2. Từ ghép: Số lượng là 162 đơn vị (chiếm 67,78%), trong đó:

a. Từ ghép chính phụ: Có 146/162 đơn vị (chiếm 90,12%). Phần lớn từ ghép
chính phụ chỉ quy trình hoạt động nghề biển thường xa lạ hơn với người ngoài nghề
so với lớp từ chỉ công cụ, phương tiện. Ví dụ: gõ bè, gõ gai, gõ xiếc, đon nước,…
(nghề cá); bẩy chạt, cào bả, cạo ô, tỉa cồn,...(nghề sản xuất muối).
b. Từ ghép đẳng lập: số lượng ít, chỉ có 16/162 đơn vị (chiếm 9,88%). Ví dụ:
bao vây, chèo chống,… (nghề cá); chiết rút, cài nén,…(nghề làm mắm),…
3.1.1.3. Ngữ định danh
Số lượng ngữ định danh là 7 đơn vị (chiếm 2,93%): tàu dưới gió, lưới dưới
nước (nghề cá); đo độ đạm, nấu phá bã, rút nước cốt,…(nghề làm mắm).
Như vậy, lớp từ ngữ chỉ quy trình hoạt động nghề biển ở Thanh Hóa đa phần là
từ ghép. Đây cũng là xu hướng phổ biến trong cấu tạo từ nói chung, từ nghề nghiệp
chỉ hoạt động nghề biển nói riêng.
3.1.2. Mô hình cấu tạo từ chỉ quy trình hoạt động nghề biển ở Thanh Hóa
3.1.2.1. Mô hình cấu tạo từ ghép chính phụ, xét theo số lượng thành tố trực tiếp
* Mô hình 1: Thành tố trực tiếp thứ nhất chỉ loại (C) - thành tố trực tiếp
thứ hai phân loại (P) gồm 1 thành tố cơ sở
Có 134/146 đơn vị (91,78%). Ví dụ: bắt phao, câu đèn,…(nghề cá); bắt muối,
rút nỏ,… (nghề làm mắm); bừa ngang, dậm dạt, diễu dạt,…(nghề sản xuất muối).
* Mô hình 2: Thành tố trực tiếp thứ nhất chỉ loại (C) - thành tố trực tiếp
thứ hai phân loại (P) gồm 2 thành tố cơ sở P1, P2
Có 11/146 đơn vị (7,53%). Ví dụ: câu cố định,…(nghề cá),…
* Mô hình 3: Thành tố trực tiếp thứ nhất chỉ loại (C)- thành tố trực tiếp
thứ hai phân loại (P) gồm 3 thành tố cơ sở P1, P2, P3
Có 1/146 đơn vị (0,68%): đánh hình chữ chi (nghề cá).
Trong thực tế tiếng Việt, nhu cầu định danh bậc hai trở đi (định danh phái sinh)
của động từ là không nhiều. Mặt khác, với nghề biển, các hoạt động, thao tác khai
thác, đánh bắt thường diễn ra với cách thức, phương thức nhanh, gọn và chỉ được lưu
lại bằng trí nhớ. Do vậy, những kiểu kết hợp từ ba thành tố trở lên (thành tố trực tiếp



15
thứ nhất có một thành tố cơ sở; thành tố trực tiếp thứ hai có hai thành tố cơ sở) có số
lượng ít dần.
3.1.2.2. Mô hình cấu tạo từ ghép, xét theo tính chất độc lập hay không độc lập
của các thành tố
Kiểu mô hình 1: Thành tố độc lập (A)- Thành tố độc lập (A)
Có 133/162 đơn vị (82,10%). Ví dụ: câu chạy thuyền, đánh vây,… (nghề cá);
bắt muối, giặt vỉ,… (nghề làm mắm); qua ô, dậy đất,… (nghề sản xuất muối).
Kiểu mô hình 2: Thành tố độc lập (A) - Thành tố không độc lập (B)
hoặc Thành tố không độc lập (B) - Thành tố độc lập (A)
Có 24/162 đơn vị (14,81%). Ví dụ: neo giã, đi xăm,… (nghề cá); chằn chượp,
náo đảo,… (nghề sản xuất muối).
Kiểu mô hình 3: Thành tố không độc lập (B)- Thành tố không độc lập (B)
Có 5/162 đơn vị (3,09%): bổ tróc (nghề cá); diễu dạt, khản dạt (nghề sản xuất
muối); bảo quản, chế biến (nghề làm mắm).
Qua kết qủa nghiên cứu, có thể thấy các thành tố tham gia cấu tạo từ ghép chỉ
quy trình hoạt động đa phần có khả năng hoạt động độc lập, có nghĩa từ vựng (mô
hình 1) như từ ghép chỉ công cụ, phương tiện. Những đơn vị từ ghép chỉ quy trình
hoạt động có sức sản sinh cao đều thuộc loại cấu tạo theo quan hệ chính phụ hoặc
đẳng lập, trong đó quan hệ chính phụ (chính trước - phụ sau) là chủ đạo.
3.1.2.3. Các thành tố kết hợp tạo từ chỉ quy trình hoạt động nghề biển ở Thanh
Hóa, xét theo tính chất phạm vi sử dụng
a. Yếu tố có nghĩa dùng trong ngôn ngữ toàn dân + yếu tố có nghĩa dùng trong
phương ngữ
A+B
AB: có 19/162 đơn vị (chiếm 11,73%). Ví dụ: đi bể, đi ướt,...(nghề
cá); bẩy chạt, bới dát, làm nại,… (nghề sản xuất muối).
b. Yếu tố có nghĩa dùng trong phương ngữ + yếu tố có nghĩa dùng trong ngôn
ngữ toàn dân
B+A

BA: có 12/162 đơn vị (chiếm 7,41%). Ví dụ: thao lưới, trỏi bè…
(nghề cá); tỉa cồn, hon cát…(nghề sản xuất muối); náo đảo, chằn chượp (nghề làm mắm).
c. Yếu tố có nghĩa dùng trong ngôn ngữ toàn dân + yếu tố có nghĩa dùng trong
ngôn ngữ toàn dân
A+A
AA: có 128/162 đơn vị (chiếm 79,01%). Ví dụ: câu cố định, câu
chạy thuyền, đon nước,… (nghề cá); cạo ô, hắt ô,… (nghề sản xuất muối).
d. Yếu tố có nghĩa dùng trong phương ngữ + yếu tố có nghĩa dùng trong
phương ngữ
B+B
BB: có 03/162 đơn vị (chiếm 1,85%). Các từ: bổ tróc (nghề cá);
diễu dạt, khản dạt (nghề sản xuất muối).
Cũng như từ ghép chỉ công cụ, phương tiện, trong từ ghép chỉ quy trình hoạt
động nghề biển, yếu tố toàn dân được sử dụng trong cấu tạo từ là rất phổ biến. Do
từ nghề nghiệp không có từ đồng nghĩa như trong ngôn ngữ toàn dân nên chúng dễ
dàng trở thành từ vựng toàn dân khi mà những khái niệm đó trở nên phổ biến rộng


16
rãi trong xã hội, thậm chí chúng cũng được dùng trong các văn bản nghệ thuật và
tương đối dễ hiểu.
3.2. Đặc trưng ngôn ngữ - văn hóa của lớp từ ngữ chỉ quy trình hoạt động
- xét về nguồn gốc
3.2.1. Từ ngữ chỉ quy trình hoạt động có nguồn gốc thuần Việt: Có 230/239
đơn vị (chiếm 96,23%). Ví dụ: sẻo, reo, rẻo, đống,… (nghề cá); dằn, dặt, đăng, hãm,
… (nghề làm mắm); chêm, tỉa cồn,… (nghề sản xuất muối).
3.2.2. Từ ngữ chỉ quy trình hoạt động có nguồn gốc vay mượn (bao gồm vay
mượn từ và vay mượn yếu tố): Có 9/239 đơn vị (chiếm 3,77%). Đó là các từ: phối
trộn, chiết rút, bảo quản, chế biến (nghề làm mắm); chiêu, dụ, đi xăm, ra biên, đánh
hình chữ chi (nghề cá).

Nghề biển những nghề thủ công truyền thống lâu đời, được hình thành từ một
vùng, thậm chí một làng, của cư dân biển và quy trình hoạt động, các thao tác lại chủ
yếu được tạo thành từ kinh nghiệm dân gian. Do vậy, đa phần từ ngữ chỉ hoạt động là
những từ có nguồn gốc thuần Việt, thể hiện tính chất nghề nghiệp rất rõ.
Trong xu thế hiện đại hóa ngành nghề sản xuất hiện nay, vay mượn yếu tố ngôn
ngữ nước ngoài để gọi tên cho các đối tượng liên quan là không tránh khỏi, thậm chí
xu hướng này xuất hiện ngày càng nhiều. Tuy nhiên, từ ngữ chỉ hoạt động đánh bắt,
khai thác nghề biển Thanh Hoá có rất ít tên gọi nguồn gốc vay mượn, nhất là vay
mượn nguồn gốc Ấn Âu đã phần nào chỉ ra tính chất thủ công, kinh nghiệm dân gian
của nghề này là chủ đạo; cách thức đánh bắt, khai thác hiện đại vẫn rất hạn chế.
3.3. Đặc trưng ngôn ngữ - văn hóa của lớp từ ngữ chỉ quy trình hoạt động
xét từ phương diện định danh
3.3.1. Đặc trưng ngôn ngữ - văn hóa của lớp từ ngữ chỉ quy trình hoạt động
nghề biển ở Thanh Hóa - xét về tính có lý do
3.3.1.1. Những đơn vị tên gọi rõ lý do: Có 177/239 đơn vị (chiếm 74,06%). Ví
dụ: câu cố định (phương thức đánh bắt bằng cách thuyền đậu cố định trên vị trí đánh
bắt), đánh hình chữ chi (cách đánh bắt theo kiểu dích dắc)…
3.3.1.2. Những đơn vị tên gọi không rõ lý do: Có 62/239 đơn vị (chiếm
25,94%). Ví dụ: reo, sẻo,… (nghề cá); thắng, trấp, vắt,… (nghề sản xuất muối).
Số lượng các đơn vị từ ngữ chỉ quy trình hoạt động nghề biển ở Thanh Hóa
được xác định rõ lý do cao hơn gần 3 lần so với các đơn vị tên gọi chưa rõ lý do.
Những đơn vị định danh rõ lý do chủ yếu là những từ ghép và ngữ định danh. Ngược
lại, những đơn vị định danh chưa rõ lý do là thuộc về từ đơn. Số lượng từ đơn chỉ
quy trình hoạt động có thể cho thấy rõ lý do là rất ít (6/62 đơn vị). Chúng được
tạo ra theo nguyên tắc phái sinh ngữ nghĩa. Trong khi đó, từ ghép và ngữ động từ
chỉ quy trình hoạt động nghề biển đều là những đơn vị có lí do, chiếm tỉ lệ tuyệt
đối.
3.3.2. Đặc trưng ngôn ngữ - văn hóa của lớp từ ngữ chỉ quy trình hoạt
động - xét về cách thức biểu thị của tên gọi
Mô hình 1: Hoạt động + Cách thức hoạt động

Có 78/177 đơn vị (chiếm 44,07%). Ví dụ: đi gõ, đi neo,…(nghề cá); chằn


17
chượp, giặt vỉ, kéo rút,…(nghề làm mắm); bẩy chạt, diễu dạt,…(nghề làm muối).
Mô hình 2: Hoạt động + Đối tượng tác động
Có 49/177 đơn vị (chiếm 27,68%). Ví dụ: bắt phao, cắt lưới,…nghề cá); cà
mắm, xả mắm…(nghề làm mắm); dù đất, đẩy đất, xúc dạt…(nghề sản xuất muối).
Mô hình 3: Hoạt động + Địa điểm, vị trí
Có 16/177 đơn vị (chiếm 11,3%). Ví dụ: áp lộng, chải đáy, vào lộng,… (nghề cá).
Mô hình 4: Hoạt động + Phương tiện, công cụ
Có 16/177 đơn vị (chiếm 9,04%). Ví dụ: đánh câu rê, thả chà rạo,… (nghề cá)
Mô hình 5: Hoạt động + Hoạt động sử dụng công cụ liên quan
Có 7/177 đơn vị (chiếm 3,95%): câu, chèo, nạo (nghề cá); cào, muối (nghề
làm mắm); bừa, nạo (nghề sản xuất muối).
Mô hình 6: Hoạt động + Mức độ
Có 2/177 đơn vị (chiếm 1,13%): phơi hoa, phơi dày (nghề sản xuất muối)
Mô hình 7: Hoạt động + Trạng thái
Có 2/177 đơn vị (1,13%): bắt muối, tiếp nhiệt (nghề sản xuất muối).
Mô hình 8: Hoạt động + Tính chất
Có 2/177 đơn vị (1,13%): đi ướt, siêng đi (nghề cá)
Mô hình 9: Hoạt động + Thời gian
Có 1/177 đơn vị (0,56%): đánh ra quáng (nghề cá)
Cơ sở lựa chọn đặc điểm định danh phổ biến nhất là yếu tố cách thức, phương
thức. Tiếp đến là đối tượng tác động/địa điểm, vị trí hoạt động/ phương tiện, công cụ
liên quan hoạt động. Các đặc trưng: hoạt động sử dụng công cụ/mức độ/trạng thái/
tính chất/thời gian ít được quan tâm lựa chọn khi định danh. Mặt khác, tên gọi chỉ
quy trình hoạt động nghề biển ở Thanh Hóa có sự kết hợp giữa lối định danh mang
tính trực quan với định danh mang tính trừu tượng.
3.4. Một số nét đặc trưng văn hóa xứ Thanh biểu hiện qua lớp từ chỉ quy

trình hoạt động nghề nghiệp nghề biển
3.4.1. Đặc trưng văn hóa xứ Thanh biểu hiện qua cấu tạo tên gọi lớp từ chỉ
quy trình hoạt động nghề biển
Lớp từ chỉ quy trình hoạt động nghề biển ở Thanh Hóa đa phần có cấu tạo
phức, trong đó phương thức ghép đóng vai trò chủ đạo. Với loại từ này, vai trò ngữ
nghĩa - định danh do yếu tố phân loại quy định. Yếu tố phân loại có thể 1 thành tố
(định danh bậc 1), hoặc 2, 3 thành tố (định danh bậc 2, 3). Qua cách định danh của
các từ chỉ hoạt động nghề biển, chúng ta cũng phần nào thấy được sự gắn bó mật thiết
với nghề của cư dân nơi đây.
Một số lượng lớn yếu tố trong ngôn ngữ toàn dân đã được sử dụng trong vai trò
cấu tạo từ nghề nghiệp chỉ quy trình hoạt động. Nói cách khác, trong thực tiễn hoạt
động của nghề, bên cạnh lớp từ mang đậm dấu ấn nghề nghiệp của địa phương thì
vẫn tồn tại lớp từ mà mọi người hiểu. Đây vừa là nét chung của từ nghề nghiệp, cũng
đồng thời là sắc thái riêng của nghề biển xứ Thanh được biểu hiện qua lớp từ chỉ quy


18
trình hoạt động.
3.4.2. Đặc trưng văn hóa xứ Thanh biểu hiện qua phương thức định danh
của lớp từ chỉ quy trình hoạt động nghề biển
Trong các phương thức định danh từ ngữ chỉ quy trình hoạt động nghề biển ở
Thanh Hóa thì đặc trưng nổi trội nhất là cách thức hoạt động; đối tượng tác động; vị
trí, địa điểm hoạt động,…Nhưng khác với tên gọi sự vật, chủ thể định danh thường
chọn vẻ hình thức bề ngoài (hình thức, hình dáng, màu sắc, cấu trúc…) thì tên gọi chỉ
quy trình hoạt động nghề biển ở Thanh Hóa lại “ưa dùng” lựa chọn tính năng, công
dụng, cách thức, phương thức của hoạt động để làm căn cứ gọi tên hành động. Nói
cách khác, kiểu tư duy vừa mang tính trực quan, vừa mang tính trừu tượng là nổi trội
hơn cả thể hiện trong lớp từ chỉ quy trình hoạt động nghề biển ở Thanh Hóa. Với cách
định danh như trên, cư dân biển Thanh Hóa đã thể hiện cái nhìn khá phong phú, đa
dạng về hoạt động làm nghề biển.

3.4.3. Đặc trưng văn hóa xứ Thanh biểu hiện qua thơ ca dân gian phản
ánh hoạt động nghề biển
Trong nghề đi biển của Thanh Hóa, nhiều phương thức, cách thức đánh bắt,
khai thác đã trở thành truyền thống của địa phương, thể hiện sắc thái riêng khó lẫn
với bất kỳ vùng biển nào. Có thể kể đến nghề văng tay, nghề sẻo, nghề kéo rùng,
nghề câu mực...Tất cả đã đi vào kho tàng ca dao, dân ca, tục ngữ của địa phương.
Đây vừa là tác phẩm văn học dân gian vừa là kho tàng tri thức kinh nghiệm phục vụ
cho việc làm nghề.
3.5. Tiểu kết chương 3
Số lượng lớp từ chỉ quy trình hoạt động không lớn so với lớp từ chỉ công cụ,
phương tiện nhưng lại mang đặc trưng của nghề, khó hiểu với người ngoài nghề,
ngoài vùng và thể hiện sắc thái địa phương rõ nét.
Về mô hình cấu tạo, bên cạnh những yếu tố dùng trong phương ngữ, một số
lượng lớn yếu tố dùng trong ngôn ngữ toàn dân được sử dụng trong cấu tạo từ nghề
nghiệp nói chung, lớp từ chỉ hoạt động nghề biển nói riêng. Điều đó đã làm cho bức
tranh từ nghề nghiệp trở nên phong phú, đa dạng, vừa mang nét chung của tiếng Việt
vừa mang sắc thái riêng của tiếng địa phương Thanh Hóa.
Xét về cách thức định danh, khác với tên gọi sự vật, chủ thể định danh thường
chọn đặc điểm hình thức bề ngoài mang tính trực quan cụ thể thì tên gọi chỉ quy trình
hoạt động nghề biển ở Thanh Hóa lại có sự kết hợp giữa lối định danh mang tính trực
quan với định danh mang tính trừu tượng.


19
Chương 4
ĐẶC TRƯNG NGÔN NGỮ - VĂN HÓA CỦA TỪ NGỮ
CHỈ SẢN PHẨM NGHỀ BIỂN Ở THANH HÓA
4.1. Cấu tạo từ ngữ nghề nghiệp chỉ sản phẩm nghề biển ở Thanh Hóa
4.1.1. Các loại từ ngữ nghề biển chỉ sản phẩm xét về cấu tạo
4.1.1.1. Từ đơn: Từ đơn chỉ sản phẩm có 27 đơn vị (chiếm 3,23%). So với từ

đơn chỉ công cụ, phương tiện và từ đơn chỉ hoạt động thì số lượng từ đơn chỉ sản
phẩm cũng ít hơn nhiều và ít mang đặc trưng riêng của nghề hơn.
4.1.1.2. Từ ghép: Số lượng là 805 đơn vị (chiếm 96,29%). Khác với từ đơn có
số lượng ít, gần gũi với ngôn ngữ toàn dân thì từ ghép chính phụ có một số lượng khá
lớn mang đặc trưng rõ nét của nghề biển nói chung, của vùng biển Thanh Hóa nói
riêng và xa lạ với người ngoài nghề, ngoài vùng. Ví dụ: cá bò tớn, cá bẹ lách, cá
nhồng cồ… (nghề cá); mắm trường, mắm xá… (nghề làm mắm); nước chạt, nước
chượm,… (nghề sản xuất muối).
4.1.1.3. Từ láy: Từ láy chỉ có 4 đơn vị (chiếm 0,48%): nha nha, còng còng, bề
bề, căm căm (nghề cá).
Như vậy, lớp từ chỉ sản phẩm nghề biển ở Thanh Hoá chủ yếu là từ ghép chính
phụ, không có từ ngẫu hợp và ngữ định danh. Từ láy và từ đơn tuy số lượng ít nhưng
chúng đã góp phần làm phong phú, đa dạng vốn từ nghề nghiệp nói chung, vốn từ chỉ
sản phẩm nghề biển ở Thanh Hoa nói riêng.
4.1.2. Mô hình cấu tạo từ chỉ sản phẩm nghề biển ở Thanh Hóa
4.1.2.1. Mô hình cấu tạo từ ghép chính phụ, xét theo số lượng thành tố trực tiếp
Mô hình 1: Thành tố trực tiếp thứ nhất chỉ loại (C) - thành tố trực tiếp thứ
hai phân loại (P) có 1 thành tố cơ sở
Có 373/805 đơn vị (chiếm 46.34%). Ví dụ: bọ chải, cá buôi,…(nghề cá); chượp
chua, chượp tạp,…(nghề làm mắm); muối nam, nước ót,… (nghề sản xuất muối).
* Mô hình 2: Thành tố trực tiếp thứ nhất chỉ loại (C) - thành tố trực tiếp
thứ hai phân loại (P) gồm 2 thành tố cơ sở P1, P2
Có 347/805 đơn vị (chiếm 43,11%) được cấu tạo theo mô hình này.
- Kiểu 1: P1 và P2 có quan hệ chính phụ . Ví dụ: cá bè móm, cá bơn thớt, cá
đuối đĩ, cá chét chèo, cá chim sém, cá căng cuộc, cá ba ba,… (nghề cá)
- Kiểu 2: P1 và P2 quan hệ láy âm hoặc đẳng lập . Ví dụ: cá bâu bâu, cá bè
bè, cá rù rì, cá ngãng ngô… (nghề cá).
* Mô hình 3: Thành tố trực tiếp thứ nhất chỉ loại (C) - thành tố trực tiếp
thứ hai phân loại (P) gồm 3 thành tố cơ sở P1, P2, P3
Có 76/805 đơn vị (chiếm 9,44%). Ví dụ: cá bơn lá dong, cá bơn lưỡi trâu… (nghề

cá).
* Mô hình 4: Thành tố trực tiếp thứ nhất chỉ loại (C) - thành tố trực tiếp
thứ hai phân loại (P) gồm 4 thành tố cơ sở P1, P2, P3, P4
Có 9/805 đơn vị (chiếm 1,11%). Ví dụ: cá bơn thị kính thị màu,… (nghề cá).


20
Xét về vai trò ngữ nghĩa, thành tố trực tiếp phân loại có nhiều thành tố cơ sở sẽ
có chức năng định danh sự vật một cách rõ ràng, cụ thể. Trong lớp từ chỉ sản phẩm,
một số lượng đơn vị khá lớn là có thành tố trực tiếp phân loại gồm 3 hoặc 4 thành tố
cơ sở. So với lớp từ chỉ công cụ, phương tiện và quy trình hoạt động thì lớp từ chỉ sản
phẩm mang tính định danh biệt loại, chi tiết hơn.
4.1.2.2. Mô hình cấu tạo từ ghép chính phụ, xét theo tính chất độc lập hay
không đọc lập của các thành tố
Kiểu mô hình 1: Thành tố độc lập (A) + Thành tố độc lập (A)
Có 730/805đơn vị (chiếm 90,68%). Ví dụ: cá bồ cu, cá lệch, cá lẹp, cá ngộ, cá
vỉ, cá ve, cá giò,… (nghề cá); chượp đen, chượp chín,… (nghề làm mắm).
Kiểu mô hình 2: Thành tố độc lập (A) + Thành tố không độc lập (B)
hoặc Thành tố không độc lập (B) + Thành tố độc lập (A)
Có 72/805 đơn vị (chiếm 8,94%). Ví dụ: cá thửng, cá rớp, cá ngãng ngô, cá
căng cuộc, cá lẵng chẵng,… (nghề cá); nước khắt, nước ót,… (nghề sản xuất muối).
Kiểu mô hình 3: Thành tố không độc lập (B) + Thành tố không độc lập (B)
Có 3/805 đơn vị (chiếm 0,38%): hải sâm, bào ngư, bạch tuộc (nghề cá)
Cũng như từ ghép chính phụ chỉ công cụ, phương tiện và từ ghép chỉ quy trình
hoạt động, kiểu mô hình 1 của từ ghép chính phụ chỉ sản phẩm nghề biển có số lượng
và chiếm tỷ lệ cao nhất. Các thành tố tham gia cấu tạo từ đa phần có nghĩa từ vựng,
có nguồn gốc thuần Việt và dễ dàng tách ra hoạt động độc lập với tư cách như từ.
4.1.2.3. Các thành tố kết hợp tạo từ chỉ sản phẩm nghề biển ở Thanh Hóa, xét
theo tính chất phạm vi sử dụng
a. Yếu tố có nghĩa dùng trong ngôn ngữ toàn dân + yếu tố có nghĩa dùng trong

phương ngữ
A+B
AB: có 69/805 đơn vị (chiếm 8,57%). Ví dụ: cá buôi, cá thóc bồ,
cá thu ảu,… (nghề cá); nước chạt, nước chượm,… (nghề sản xuất muối).
b. Yếu tố có nghĩa dùng trong phương ngữ + yếu tố có nghĩa dùng trong ngôn
ngữ toàn dân
B+A
BA: có 2/805 đơn vị (chiếm 0,25%). Các từ: ruốc hôi, ruốc rươi
(nghề làm mắm).
c. Yếu tố có nghĩa dùng trong ngôn ngữ toàn dân + yếu tố có nghĩa dùng trong
ngôn ngữ toàn dân
A+A
AA: có 734/805 đơn vị (chiếm 91,18%). Ví dụ: cá bẹ, cá bù, cá eo,
cá ngộ,… (nghề cá); muối lậu, muối xám,… (nghề sản xuất muối).
d. Yếu tố có nghĩa dùng trong phương ngữ + yếu tố có nghĩa dùng trong
phương ngữ
B+B
BB: có 0/805 đơn vị (0%).
So với từ ghép chỉ công cụ, phương tiện và từ ghép chỉ quy trình hoạt động, từ
ghép chỉ sản phẩm nghề biển không có đơn vị nào thuộc kiểu kết hợp (4). Yếu tố
dùng trong ngôn ngữ toàn dân có vai trò quan trọng trong cấu tạo từ nghề biển nói
chung, lớp từ ghép chỉ sản phẩm nói riêng. Những yếu tố tham gia cấu tạo từ có tính


21
chất phương ngữ tuy số lượng ít hơn yếu tố toàn dân nhưng chúng lại thể hiện rõ tính
chất riêng của nghề nghiệp, kiểu như: thếm, thứa, ảu, chón, ré… (nghề cá); chượm,
quà, khắt, ót, chạt (nghề sản xuất muối); thương, đâm, bổi (nghề làm mắm). Những
yếu tố tạo từ mang tính chất phương ngữ là nguồn cứ liệu quan trọng góp phần biểu
đạt nét riêng về văn hóa, sự tri nhận được phản ánh qua từ.

4.2. Đặc trưng ngôn ngữ - văn hóa của lớp từ ngữ chỉ sản phẩm - xét về
nguồn gốc
4.2.1. Từ ngữ chỉ sản phẩm có nguồn gốc thuần Việt: Có 821/836 đơn vị
(chiếm 98,20%). Trong nhóm những từ ngữ chỉ sản phẩm có nguồn gốc thuần Việt,
nhiều từ có yếu tố cấu tạo từ mang đặc trưng ngữ âm địa phương Thanh Hóa rất rõ.
Ví dụ: cá lệp (lẹp), tôm tích (tít), cá lậu (lụ), cá viểng (viển) hoa, cá thu ảu (ù)…
4.2.2. Từ ngữ chỉ sản phẩm nghề biển có nguồn gốc vay mượn (bao gồm vay
mượn từ và vay mượn yếu tố): Có 15/836 đơn vị (chiếm 1,80%). Ví dụ: cá mỏ lết,
mực ru bi,… (nghề cá); muối mùa, muối nam,… (nghề sản xuất muối); nước cốt,
mắm trường,… (nghề làm mắm).
So với lớp từ chỉ công cụ, phương tiện và lớp từ chỉ quy trình hoạt động, lớp từ
chỉ sản phẩm có nhiều từ nguồn gốc thuần Việt mang dấu ấn ngôn ngữ - văn hóa địa
phương rất rõ. Điều này cũng phản ánh một thực tế là, biển Thanh Hóa có nguồn hải
sản phong phú, đa dạng. Việc gọi tên, đặt tên bằng từ thuần Việt thể hiện đặc trưng
văn hóa địa phương, thói quen tri nhận mang tính dân gian.
4.3. Đặc trưng ngôn ngữ - văn hóa của lớp từ ngữ chỉ sản phẩm, xét từ
phương diện định danh
4.3.1. Đặc trưng ngôn ngữ - văn hóa của lớp từ ngữ chỉ sản phẩm nghề biển
ở Thanh Hóa- xét về tính có lý do
4.3.1.1. Những đơn vị tên gọi rõ lý do: Có 716/836 đơn vị (chiếm 85,65%). Ví
dụ: cá hồng lang, cá lanh đỏ,… (nghề cá).
4.3.1.2. Những đơn vị tên gọi không rõ lý do: Có 120/836 đơn vị (chiếm
14,35%). Ví dụ: cá hác, cá háo, cá lỵ, cá láo,… (nghề cá).
Dựa vào các kết quả thống kê, chúng ta thấy số lượng và tỷ lệ đơn vị định danh
rõ lý do cao hơn đơn vị định danh không rõ lý do (716/86,65% so với 120/14,35%).
Những đơn vị chưa xác định rõ lý do hay chưa xác định cơ sở lựa chọn định danh, đa
phần là những từ đơn (phần nhiều chúng thuộc vốn từ cơ bản, có nguồn gốc thuần
Việt) hoặc là từ ghép nhưng có yếu tố vay mượn Ấn Âu, gốc Hán hoặc có nguồn gốc
thuần Việt nhưng bị mờ nghĩa, mất nghĩa. Những tên gọi rõ lý do hầu hết là những
đơn vị phái sinh có cấu tạo là ghép chính phụ.

4.3.2. Đặc trưng ngôn ngữ - văn hóa của lớp từ ngữ chỉ sản phẩm nghề
biển ở Thanh Hóa - xét về cách thức biểu thị của tên gọi
Mô hình 1: Sản phẩm + Màu sắc
Ccó 182/716 đơn vị (chiếm 25,42%). Ví dụ: cá lanh gấc, moi đỏ,… (nghề cá).
Mô hình 2: Sản phẩm + Hình dáng, hình thức
Có 167/716 đơn vị (chiếm 23,32%). Ví dụ: cá đù bẹp, cá bơn bẹt,… (nghề cá).
Mô hình 3: Sản phẩm + Cấu tạo


22
Có 90/716 đơn vị (chiếm 12,57%). Ví dụ: cá ba răng, cá bè xước,… (nghề cá).
Mô hình 4 : Sản phẩm + Đặc tính
Có 43/716 đơn vị (chiếm 6,01%). Ví dụ: cá ó đĩ, cá rù rì,… (nghề cá).
Mô hình 5: Sản phẩm + Đặc điểm tính chất cơ thể
Có 39/716 đơn vị (chiếm 5,45%). Ví dụ: tôm sắt hoa, cá mối vạch...(nghề cá).
Mô hình 6: Sản phẩm + Kích thước
Có 34/716 đơn vị (chiếm 4,75%). Ví dụ: cá đù dom, cá khoai tùn,… (nghề cá).
Mô hình 7: Sản phẩm + Tính chất, trạng thái
Có 27/716 đơn vị (chiếm 3,77%). Ví dụ: chượp chín, chượp sống,… (nghề làm
mắm); muối non, muối già,...(nghề sản xuất muối).
Mô hình 8 : Sản phẩm + Môi trường sống, ngư trường
Có 27/716 đơn vị (chiếm 3,77%). Ví dụ: cá chai khơi, tôm sú đá,… (nghề cá).
Mô hình 9: Sản phẩm + Thời kỳ sinh trưởng
Có 19/716 đơn vị (chiếm 2,65%). Ví dụ: cá lỵ tùn, cá lưỡng chón,… (nghề cá).
Mô hình 10: Sản phẩm + Phương thức, cách thức
Có 19/716 đơn vị (chiếm 2,65%). Ví dụ: mắm xá, mắm kéo,… (nghề làm mắm).
Mô hình 11: Sản phẩm + Kết quả hoạt động
Có 13/716 đơn vị (chiếm 1,82%). Ví dụ: bã chượp, bã mắm,… (nghề làm
mắm); nước dư, nước khắt, nước ót,… (nghề sản xuất muối).
Mô hình 12: Sản phẩm + Thời vụ, thời gian

Có 13/716 đơn vị (chiếm 1,82%). Ví dụ: cá bơn mùa, moi chiêm, moi mùa,
moi rạ,… (nghề cá); mắm trường, mắm xổi (nghề làm mắm).
Mô hình 13: Sản phẩm + Mùi vị
Có 11/716 đơn vị (chiếm 1,54%). Ví dụ: ốc hương, ốc cay (nghề cá); chượp
chua, ruốc hôi,… (nghề làm mắm).
Mô hình 14: Sản phẩm + Mức độ, nồng độ
Có 11/716 đơn vị (chiếm 1,54%). Ví dụ: nước mắm loại một, nước mắm loại
hai,… (nghề làm mắm); muối nước cái,… (nghề sản xuất muối).
Mô hình 15: Sản phẩm + Nguyên liệu, chất liệu
Có 8/716 đơn vị (chiếm 1,12%). Ví dụ: mắm cá, mắm chượp,… (nghề làm mắm).
Mô hình 16: Sản phẩm + Công dụng
Có 3/716 đơn vị (chiếm 0, 42%): ốc vòng, tôm bông, hải sâm (nghề cá).
Mô hình 17: Sản phẩm + Hiện tượng
Có 3/716 đơn vị (chiếm 0, 42%): cá tướp nhừ, cá trụt, mắm trở (nghề làm mắm).
Mô hình 18: Sản phẩm + Giống loài
Có 3/716 đơn vị (chiếm 0.42%): cá chuồn bà, cá chuồn ông, cá thè cái (nghề cá).
Mô hình 19 : Sản phẩm + Phương tiện đánh bắt
Có 2/716 đơn vị (chiếm 0.28%): cá bơn te, cá chà (nghề cá).
Mô hình 20 : Sản phẩm + nguồn gốc
Có 2/716 đơn vị (chiếm 0.28%): muối biển, muối mỏ (nghề sản xuất muối).
Những dấu hiệu mà cư dân biển Thanh Hóa lựa chọn gọi tên sản phẩm của


23
nghề đa phần là những đặc trưng, tính chất thuộc về ngoại hình hay bản thể của
chúng như: màu sắc; hình thức, hình dáng; cấu tạo; đặc tính; đặc điểm cơ thể;
kích thước.
4.4. Một số nét văn hóa biển xứ Thanh qua lớp từ ngữ chỉ sản phẩm nghề
nghiệp nghề biển
4.4.1. Cách thức lựa chọn đặc trưng để định danh lớp từ ngữ nghề “cá” và

có liên quan đến nghề cá
Số lượng lớn của lớp từ ngữ chỉ sản phẩm nghề biển, đặc biệt là từ ngữ nghề
“cá” và có liên quan đến nghề cá ở Thanh Hóa không chỉ phản ánh sự phong phú về
hiện thực nghề cá, nhiều loại cá được ngư dân phản ánh qua gọi tên mà còn cho thấy
tư duy nhận thức cụ thể theo những đặc trưng lựa chọn mang tính biệt loại rõ ràng.
Nhiều kiểu định danh phổ biến trong lớp từ chỉ sản phẩm nói chung, tên gọi
“cá” và liên quan đến nghề cá nói riêng đã nói lên sự quan sát tinh tường và liên
tưởng phong phú của cư dân biển xứ Thanh. Lối định danh miêu tả, lựa chọn các đặc
điểm dễ thấy nhất như: màu sắc, hình dáng, cấu tạo… đều cho thấy tính chất gần gũi,
dễ hiểu, tính chuyên môn nghề nghiệp rất cao.
4.4.2. Tên gọi “cá” và liên quan đến nghề cá biểu trưng cho tâm hồn và tính
cách của cư dân biển xứ Thanh
Từ ngữ nghề cá cùng những sự vật có liên quan không chỉ dừng lại ở việc
định danh thông thường mà nhiều từ ngữ đã trở thành những biểu trưng cho tâm lý,
tính cách, đời sống tinh thần của ngư dân. Ở vùng biển Thanh Hóa, Con cá, con
mực, thuyền, lưới…, đã đi vào thơ dân gian, đi vào thành ngữ, tục ngữ địa phương,
trở thành hình ảnh biểu trưng cho tinh thần đời sống con người và lịch sử, văn hóa
xã hội.
4.5. Tiểu kết chương 4
Số lượng từ ngữ chỉ sản phẩm nghề biển ở Thanh Hóa là 836 đơn vị. Xét về
mặt cấu tạo, từ ghép chính phụ chiếm số lượng và tỷ lệ gần tuyệt đối.
Về cách thức biểu thị tên gọi, từ chỉ sản phẩm nghề biển có 20 đặc trưng dấu
hiệu dùng làm cơ sở định danh. Các dấu hiệu được lựa chọn phổ biến là: màu sắc;
hình thức, hình dáng; cấu tạo. Các đặc trưng ít được lựa chọn là: thời vụ, thời gian;
mùi vị,... Cách định danh như vậy thiên về lựa chọn những dấu hiệu mang tính trực
quan, dễ nhận thấy nhất ở đối tượng định danh. Mặt khác ta còn thấy, do vai trò
quan trọng và mức độ thân thuộc của sản phẩm nghề biển đối với đời sống xã hội
nên tên gọi “cá” và các sản phẩm liên quan đến nghề cá cũng đã đi vào thơ ca dân
gian, trở thành những nét biểu trưng riêng biệt cho tâm hồn, tính cách của cư dân
biển xứ Thanh.



24
KẾT LUẬN
Từ những kết quả nghiên cứu về từ ngữ nghề nghiệp nghề biển ở Thanh Hóa
(từ bình diện ngôn ngữ - văn hóa), chúng tôi rút ra các kết luận sau:
1. So với thuật ngữ, từ nghề nghiệp ít được các nhà ngôn ngữ học quan tâm
nghiên cứu hơn, nhất là nghiên cứu vào từng trường hợp ngành nghề cụ thể, từ bình
diện ngôn ngữ - văn hóa. Mặt khác, quan niệm về từ nghề nghiệp cũng chưa thực sự
thống nhất. Tuy nhiên, những kết quả nghiên cứu mà chúng tôi đã trình bày trong
luận án bước đầu cho thấy vai trò, giá trị của từ nghề nghiệp trong hệ thống vốn từ
dân tộc, cũng như những giá trị lịch sử, văn hóa được phản ánh qua từ nghề nghiệp.
2. Qua việc nghiên cứu từ ngữ nghề nghiệp nghề biển ở Thanh Hóa, chúng tôi
nhận thấy rằng, từ nghề nghiệp có phạm vi phản ánh không rộng (công cụ, phương
tiện, thao tác, sản phẩm, nguyên liệu… của nghề) nhưng vốn từ lại khá phong phú.
Trong số những lớp từ đó, một lượng lớn đơn vị từ ngữ của nghề được nhiều người
biết đến do tính chất thông dụng, quen dùng, mang tính toàn dân. Ngược lại, có nhiều
từ ngữ nghề nghiệp người ngoài nghề khó hiểu, thậm chí không hiểu, nếu là người
không có chuyên môn. Do vậy, từ nghề nghiệp có mối quan hệ khăng khít và chặt chẽ
với từ địa phương và từ toàn dân; từ nghề nghiệp cũng cho thấy mối quan hệ không
tách rời giữa phương ngữ xã hội và phương ngữ địa lí. Mặt khác, cũng thuộc phương
ngữ xã hội nên từ nghề nghiệp có mối quan hệ gần gũi với tiếng lóng, thuật ngữ.
3. Về mặt cấu tạo, từ ngữ nghề biển ở Thanh Hóa có các loại từ ngữ: từ đơn, từ
ghép, tứ láy, từ ngẫu hợp và ngữ định danh. Tuy nhiên, các loại từ ngữ trên xuất hiện
không đồng đẳng ở các lớp từ được chúng tôi nghiên cứu. Cụ thể, lớp từ chỉ công cụ,
phương tiện có các loại từ ngữ: từ đơn, từ ghép, từ ngẫu hợp và ngữ định danh. Lớp
từ chỉ quy trình họat động có từ đơn, từ ghép và ngữ định danh. Lớp từ chỉ sản phẩm
gồm từ đơn, từ láy và từ ghép. Về số lượng từ ngữ, từ láy, từ ngẫu hợp và ngữ định
danh chiếm số lượng rất ít trong tổng vốn từ ngữ chung. Hai lớp từ đơn và từ ghép có
mặt ở cả 3 lớp từ ngữ trên, trong đó từ ghép có lượng lớn nhất. Trong từ ghép thì từ

ghép chính phụ có số lượng lớn và chiếm tỷ lệ cao, ngược lại, từ ghép đẳng lập có số
lượng rất ít. Đặc biệt, yếu tố phân loại trong từ ghép chính phụ có thể là 1 thành tố, 2
thánh tố, 3 thành tố, thậm chí là 4 thành tố. Những từ ghép chính phụ có từ 1 đến 2
thành tố có cả ở 3 lớp từ ngữ chỉ công cụ, phương tiện, hoạt động và sản phẩm nhưng
từ ghép chính phụ có 3 thành tố trở lên chủ yếu ở lớp từ chỉ sản phẩm, số ít ở lớp từ
chỉ công cụ, phương tiện và không có ở lớp từ chỉ hoạt động. Điều đó cho thấy, lớp từ
chỉ sản phẩm không những có số lượng lớn mà còn có khả năng định danh biệt loại
cao hơn lớp từ chỉ công cụ, phương tiện và lớp từ chỉ hoạt động; chúng thể hiện sự tri
nhận, phân cắt thực tại một cách cụ thể, chi tiết.
4. Về mô hình cấu tạo, đa phần các thành tố tham gia cấu tạo từ ngữ nghề
nghiệp ở cả 3 lớp từ chỉ công cụ, phương tiện, hoạt động và sản phẩm là các thành tố
độc lập, mang nghĩa từ vựng, nguồn gốc thuần Việt và có khả năng tách ra hoạt động
độc lập với tư cách như từ. Trong khi đó, những từ nghề nghiệp có thành tố cấu tạo
không độc lập xuất hiện ít, có nguồn gốc vay mượn (Hán, Ấn Âu). Những đơn vị này
không có khả năng tách ra hoạt động độc lập như từ mà chỉ có thể kết hợp hạn chế
với tư cách là thành tố phụ. Luận án đã miêu tả, cung cấp hệ thống mô hình cấu tạo từ


25
nghề biển ở Thanh Hóa, góp phần làm rõ thêm sự đa dạng, phong phú về cấu tạo từ
tiếng Việt. Mặt khác, về các kiểu quan hệ kết hợp tạo từ, xét theo tính chất các yếu tố
phương ngữ - toàn dân tham gia cấu tạo từ, chúng tôi nhận thấy rằng, yếu tố dùng
trong ngôn ngữ toàn dân được sử dụng trong cả 3 lớp từ ngữ chỉ công cụ, phương
tiện, hoạt động và sản phẩm nghề biển, chiếm số lượng lớn và có vai trò quan trọng
trong cấu tạo từ nghề nghiệp nói chung, từ nghề biển ở Thanh Hóa nói riêng. Vì thế,
nhiều từ nghề nghiệp rất gần gũi với toàn dân, được mọi người hiểu và sử dụng, nhất
là từ nghề nghiệp của những nghề có phạm vi rộng như nghề biển mà chúng tôi đang
nghiên cứu. Những yếu tố tham gia cấu tạo từ có tính chất phương ngữ tuy số lượng
ít nhưng lại thể hiện rõ tính chất riêng của nghề, mang đậm dấu ấn địa phương. Hơn
nữa, trong kết hợp tạo từ, vì có sự đan xen, giao thoa giữa các yếu tố dùng trong

phương ngữ cũng như yếu tố dùng trong ngôn ngữ toàn dân nên khả năng phản ánh
nét văn hóa chung và riêng thể hiện rõ qua từ nghề biển ở Thanh Hóa.
5. Về nguồn gốc các tên gọi, các đơn vị định danh từ ngữ nghề biển ở Thanh
Hóa chủ yếu có nguồn gốc thuần Việt, từ ngữ có nguồn gốc vay mượn rất ít. Bởi lẽ,
đây là vùng biển ít chịu ảnh hưởng giao thoa văn hóa với các tộc người khác, ít có sự
tiếp nhận các phương tiện, công cụ hiện đại. Hàng nghìn năm nay, cư dân làm nghề
vốn là người Việt từ đồng bằng tiến ra biển, cách thức đánh bắt, khai thác vẫn là thủ
công và bằng kinh nghiệm.
6. Về cách thức định danh, dựa vào đặc trưng của đối tượng, cư dân biển xứ
Thanh - chủ thể định danh đã lựa chọn những dấu hiệu, đặc trưng dễ nhận biết, dễ
quan sát để đặt tên cho đối tượng. Từ ngữ chỉ công cụ, phương tiện có 14 mô hình
định danh là 14 kiểu lựa chọn đặc trưng. Những dấu hiệu được lựa chọn chủ yếu là
cách thức, phương thức vận hành; hình thức, hình dáng; công dụng, chức năng; cấu
tạo; đối tượng khai thác. Từ ngữ chỉ quy trình, thao tác hoạt động có 9 mô hình định
danh. Những dấu hiệu được lựa chọn là cách thức hoạt động, đối tượng tác động, địa
điểm, vị trí hoạt động, phương tiện liên quan hoạt động và trạng thái hoạt động. Từ
ngữ chỉ sản phẩm có nhiều kiểu lựa chọn đặc trưng định danh nhất, với 20 mô hình
tất cả. Dấu hiệu, đặc trưng tính chất được lựa chọn là: màu sắc, hình thức, hình dáng,
cấu tạo, đặc tính, đặc điểm cơ thể, kích thước. Những kiểu lựa chọn đặc trưng, các
dấu hiệu định danh được lựa chọn là những biểu hiện cho thấy thói quen tư duy nhận
thức về nghề và cách ứng xử của con người trước biển.
7. Nghề biển là một nghề truyền thống lâu đời của xứ Thanh. Những dấu ấn về
biển đã đi vào tâm thức người xứ Thanh biểu hiện qua những sáng tác dân gian. Đặc
biệt, tri thức và kinh nghiệm đi biển là những tài sản quý giá cần tiếp tục nghiên cứu.
Do khuôn khổ của luận án, chúng tôi không có điều kiện để nghiên cứu sâu về
phương diện này - một phương diện biểu hiện nét văn hóa biển của địa phương. Tác
giả luận án xem đây là nhiệm vụ sẽ tiếp tục trong tương lai. Tuy nhiên, những kết quả
nghiên cứu của luận án có thể cung cấp tư liệu về từ ngữ nghề nghiệp, chỉ ra những
nét tư duy văn hóa nghề biển xứ Thanh và đồng thời góp phần biên soạn từ điển từ
nghề nghiệp nói chung, từ điển từ nghề nghiệp nghề biển nói riêng. Có điều kiện trở

lại đề tài này, nghiên cứu mở rộng vấn đề hơn nữa theo hướng liên ngành, đó cũng là
mong muốn của chúng tôi.


×