Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

Công tác lựa chọn địa điểm sản xuất tại công ty cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk, chi nhánh Tiên Sơn- Bắc Ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (334.29 KB, 17 trang )

Mục Lục

1


LỜI MỞ ĐẦU
Người xưa , khi nhắc tới các yếu tố làm nên thành công, thường đề cập ba yếu tố “thiên
thời địa lợi nhân hòa” nhằm đề cao tầm ảnh hưởng to lớn của ba nhân tố này. Trong
hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp ngày nay thì địa hình, địa thế, địa
điểm (địa điểm sản xuất của doanh nghiệp) là một trong những nhân tố quan trọng như
thế , tác động mạnh mẽ vào sự phát triển lâu dài của doanh nghiệp.
Thực tế cũng cho thấy rằng những doanh nghiệp phát triển mạnh và có vị thế đều có
những địa điểm sản xuất kinh doanh rất đắc địa. Vinamilk, một trong những doanh
nghiệp điển hình cho thực tế trên, sở hữu nhiều nhà máy sữa và một trong số đó là nhà
máy được xây dựng tại khu công nghiệp Tiên Sơn, xã Hòan Sơn, Huyện Tiên Sơn, Tỉnh
Bắc Ninh. Đây là một địa điểm được đánh giá là rất thuận lợi và thích hợp cho họat động
sản xuất và tiêu thụ, đặc biệt là ngành hàng về sữa.
Hiểu được tầm quan trọng của việc lựa chọn địa điểm sản xuất trong kinh doanh, kết hợp
với đề tài cụ thể được giao : “Liên hệ công tác lựa chọn địa điểm sản xuất tại 1 doanh
nghiệp cụ thể” nhóm đã tiến hành nghiên cứu và lựa chọn nhà máy sữa Tiên Sơn thuộc
công ty vinamlik để làm rõ đề tài trên.

2


PHẦN I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐỊA ĐIỂM SẢN XUẤT
1.1.

Khái niệm về địa điểm sản xuất

Địa điểm sản xuất hay còn gọi là vị trí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là nơi mà


doanh nghệp đặt cơ sở sản xuất kinh doanh của mình để tiến hành hoạt động.
“Nơi” được hiểu là vùng và địa điểm đặt cơ sở, bộ phận của doanh nghiệp nhằm đảm bảo
thực hiện các mục tiêu chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp đã xác định.
“Vùng” ở đây được hiểu là một châu lục, một quốc gia, một tỉnh hoặc một vùng kinh tế.
“Địa điểm” được hiểu là một nơi cụ thể nào đó nằm trong một vùng.
1.2.

Vai trò của địa điểm sản xuất

Tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động lâu dài của doanh nghiệp theo quan điểm “an
cư, lạc nghiệp”
Góp phần quan trọng vào việc nâng cao hiệu quả của quá trình sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp trên cơ sở giảm chi phí sản xuất, tăng giảm tiêu thụ, ổn định sản xuất
kinh doanh.
Hạn chế được rủi ro trong hoạt động sản xuất kinh doanh do địa điểm sản xuất kinh
mang lại nhưng vấn đề giao thông vận tải ko thuận thuận tiện, nguồn cung ứng các yếu tố
đầu vào cho quá trình sản xuất gặp khó khăn, xa nơi tiêu thụ sản phẩm do các yếu tố xã
hội và dân cư, cơ sở hạ tầng kém phát triển các điều kiện tự nhiên sinh thái không thuận
lợi cho hoạt đông sản xuất ( thời tiết, khí hậu, nguồn nước, thổ nhưỡng...).
Nâng cao khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp từ những lợi thế về địa điểm kinh
doanh so với các đối thủ cạnh tranh khác.
Tóm lại: Điểm kinh doanh có vai trò rất quan trọng và ảnh huởng trực tiếp đến sự tồn
tại, phát triển của doanh nghiệp. Vì vậy việc lựa chọn địa điểm sản xuất kinh doanh hay
3


định vị doanh nghiệp là một quyết định mang tính chiếm lược, xem xét một cách toàn
diện và cần phải tính đến tương lai lâu dài của doanh nghiệp.
1.3.


Các nhân tố cần quan tâm khi xác định địa điểm sản xuất của doanh
nghiệp

Lựa chọn sản xuất hay định vị doanh nghiệp là quá trình lựa chon và ra quyết định về
vùng và địa điểm để tổ chức sản xuất nhằm đảm bảo thực hiện mục tiêu chiếm lược trong
sản xuất kinh doanh và phát triển của doanh nghiệp. Việc lựa chon địa điểm sản xuất có
tầm quan trọng chiến lươc đối với sự tồn tại và phát triểndoanh nghiệp, xuất phát từ vai
trò của địa điểm sản xuất như đã phân tích ở trên. Tuy nhiên, việc lựa chọn địa điểm sản
xuất không phù hợp thì hoạt đông sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sẽ phải gặp phải
những trở ngại lớn, khi rất khó, thậm chí không thể vượt qua nổi.
1.3.1.

Các nhân tố ảnh hưởng tới chọn vùng

+ Các điều kiện tự nhiên: bao gồm các yếu tố như địa hình, địa chất, thủy văn, khí tượng,
tài nguyên, môi trường sinh thái…
+ Các điều kiện văn hóa xã hội: bao gồm tình hình dân số, dân cư, phong tục tập quán,
thói quen, thái độ của chính quyền địa phương; cơ sở hạ tầng của địa phương; trình độ
văn hóa, khoa học kỹ thuật; chính sách phát triển kinh tế- xã hội của địa phương…
+Các điều kiện kinh tế của vùng, địa phương: bao gồm khả năng cung ứng yếu tố đầu vào
cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như nguồn cung ứng nguyên vật liệu chính,
phụ; nguồn cung ứng nhân lực, tăng trưởng kinh tế của vùng, tình hình giao thông vận
tải…
1.3.2.

Các yếu tố ảnh hưởng đến lựa chọn địa điểm sản xuất

Điều kiện giao thông nội vùng
Hệ thống cấp thoát nước
Hệ thống cung cấp điện và năng lượng

Diện tích mặt bằng và khả năng mở rộng sản xuất kinh doanh
Điều kiện về an toàn, bảo vệ phòng cháy chữa cháy
4


Tình hình an ninh trật tự và các quy định của chính quyền địa phương.
Yêu cầu về bảo vệ môi trương, bãi đổ chất thải
1.4.

Các phương pháp xác định địa điểm sản xuất của doanh nghiệp
1.4.1. Phương pháp đánh giá theo các nhân tố

Là phương pháp ra quyết định về địa điểm sản xuất kinh doanh của DN dựa vào việc
lượng hóa mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến việc lựa chọn địa điểm, bao gồm các
nhân tố khách quan và chủ quan, ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp, tích cực và tiêu cực,
trước mắt và lâu dài...
Phương pháp này có thể được tiến hành theo quy trình gồm các bước cơ bản sau:
Bước 1: Liệt kê danh mục các nhân tố chủ yếu
Bước 2: Xác định trọng số cho từng nhân tố
Bước 3: Xác định điểm số cho từng nhân tố theo thang diểm đã chọn
Bước 4: Nhân trọng số với điểm của từng nhân tố
Bước 5: Tính tổng số điểm cho từng vùng và địa điểm dự định lựa chọn
Bước 6: Căn cứ vào tổng số điểm để cân nhắc và ra quyết định lựa chọn
1.4.2.

Phương pháp phân tích điểm hòa vốn chi phí theo vùng

Phương pháp này được sử dụng nhằm mục đích lựa chọn vùng để DN đặt địa điểm
SXKD căn cứ vào chi phí (cố định và biến đổi) của từng vùng.
Phương pháp này sẽ được tiến hành phân tích và xác định tổng chi phí của mỗi vùng,

lựa chọn vùng theo nguyên tắc vùng nào có tổng chi phí liên quan đến địa điểm SXKD
thấp nhất và đáp ứng được yêu cầu của hoạt động SXKD sẽ được lựa chọn.
Cách thức tiến hàng phương pháp:
+Các giả định để áp dụng phương phát:
Chi phí cố định là hăng số ( không đổi) trong phảm vi khoảng sạn lượng có thể.

5


Chi phí để biến đổi là tuyến tính trong phạm vi khoảng sản lượng có thể (tăng giảm cùng
tỷ lệ với tăng giảm sản lượng cùng sản xuất)
Chỉ phân tích cho một loại sản phẩm
Các bước thực hiện:
Bước 1: xác định chi phí cố định và chi phí biến đổi của từng vùng có dự định lựa chon.
Bước 2: xác định tổng chi phí của từng vùng theo công thức:
TFi=FCi+Vi(Q)
Trong đó: TFi là tổng chi phí liên quan đến địa điểm sản xuất của vùng i
FCi là chi phí cố định
Vi(Q) là chi phí biến đổi theo sản lượng sản xuất và được tính cho một đợn
vị sản phẩm nhân với sản lượng sản xuất của loại sản phẩm đó
Bước 3: vẽ đường tổng hợp chi phí cho tất cả các vùng có dự định lựa chọn trên cùng một
đồ thị.
Bước 4: xác định vùng có tổng chi phí thấp ứng với một sản lượng sản xuất dự kiến.
1.4.3.Phương pháp tọa độ trung tâm
+Là phương pháp sử dụng kỹ thuật toán học để lựa chọn địa điểm đặt các kho hàng, trung
tâm phân phối nhằm tối thiểu hóa chi phí phân phối sản phẩm.
+Phương pháp này tính đến các yếu tố như: vị trí các điểm tiêu thụ trong khu vực thị
trường đầu ra của sản phẩm; khối lượng hàng hóa cần vận chuyển đến các điểm tiêu thụ
sản phẩm của doanh nghiệp; chi phí vận chuyển.
PHẦN II: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG LỰA CHỌN ĐỊA ĐIỂM SẢN XUÂT TẠI

CÔNG TY SỮA TIÊN SƠN
2.1. Giới thiệu về Vinamilk nhà máy sữa Tiên Sơn( Vinamilk):
6


-Thành lập ngày 20 tháng 8 năm 1976, đến nay Vinamilk đã trở thành công ty hàng đầu
Việt Nam về chế biến và cung cấp các sản phẩm về sữa, được xếp trong Top 10 thương
hiệu mạnh Việt Nam. Vinamilk không những chiếm lĩnh 75% thị phần sữa trong nước mà
còn xuất khẩu các sản phẩm của mình ra nhiều nước trên thế giới như: Mỹ, Pháp,
Canada,… Hoạt động hơn 10 năm trong cơ chế bao cấp, cũng như nhiều DN khác chỉ sản
xuất theo kế hoạch, nhưng khi bước vào kinh tế thị trường, Vinamilk đã nhanh chóng
nắm bắt cơ hội, không ngừng đổi mới công nghệ, đầu tư cơ sở hạ tầng, đa dạng hóa sản
phẩm để chuẩn bị cho một hành trình mới. Từ 3 nhà máy chuyên sản xuất sữa là Thống
Nhất, Trường Thọ, Dielac, Vinamilk đã không ngừng xây dựng hệ thống phân phối tạo
tiền đề cho sự phát triển. Với định hướng phát triển đúng, các nhà máy sữa: Hà Nội, liên
doanh Bình Định, Cần Thơ, Sài Gòn, Nghệ An lần lượt ra đời, chế biến, phân phối sữa và
sản phẩm từ sữa phủ kín thị trường trong nước. Không ngừng mở rộng sản xuất, xây
dựng thêm nhiều nhà máy trên khắp cả nước (hiện nay thêm 5 nhà máy đang tiếp tục
được xây dựng), Vinamilk đạt doanh thu hơn 6.000 tỷ đồng/năm, nộp ngân sách nhà nước
mỗi năm trên 500 tỉ đồng.
Nhà máy sữa Tiên Sơn có diện tích mặt bằng 14 ha. Là một trong những Nhà máy có
mặt bằng lớn, địa thế đẹp và khang trang, hiện đại nhất của khu Công nghiệp Tiên Sơn
nói riêng cũng như của Bắc Ninh nói chung. Nhà máy chuyên sản xuất và chế biến sữa,
các sản phẩm từ sữa, nước trái cây các loại, nước giải khát. Được khởi công xây dựng từ
tháng 4 năm 2007 và chính thức đi vào hoạt động sản xuất tháng 4 năm 2008. Hiện nay
Nhà máy sữa Tiên Sơn có 03 xưởng sản xuất chính, lực lượng lao động chính thức là 455
người và hơn 200 lao động dịch vụ công việc. Công ty CP sữa Việt Nam quy hoạch Nhà
máy sữa Tiên Sơn là Nhà máy lớn, chủ lực tại miền Bắc cung cấp sản phẩm cho khu vực
phía Bắc và Bắc miền Trung nên đã được trang bị các dây chuyền để sản xuất hầu hết các
sản phẩm chính mang thương hiệu Vinamilk bao gồm: sữa thanh trùng; sữa tươi tiệt

trùng; sữa chua uống; sữa đậu nành; nước trái cây; sữa chua ăn; kem; sữa đặc.

7


Tổng công suất chế biến hiện nay của Nhà máy khoảng 270 triệu lít/năm. Với công
nghệ, thiết bị sản xuất tiến tiến, hiện đại và tự động hóa cao của các nước có công nghệ
tiên tiến như: Đức, Pháp, Thụy Điển, Đan Mạch, Ý, … Nhà máy đang áp dụng các hệ
thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn Quốc tế như ISO 9001:2008; ISO 17025; ISO
4000.
Với những nỗ lực phát triển cùng đóng góp chung với cộng đồng, Nhà máy sữa Tiên Sơn
đã vinh dự được nhận nhiều bằng khen:
- Nhà máy sữa Tiên Sơn đạt giải thưởng Cúp vàng vì sự nghiệp bảo vệ môi trường năm
2009
-

Bằng khen của Bảo hiểm xã hội Việt Nam “Đã thực hiện tốt chính sách Bảo hiểm xã

hội năm 2010”
- Giấy khen của Tổng cục thuế “Đã có thành tích chấp hành tốt chính sách thuế năm
2010” , và Bằng khen của Bộ trường Bộ tài chính tặng: Nhà máy đã có thành tích chấp
hành tốt chính sách, pháp luật thuế năm 2011.Trao tặng danh dự : Đã có thành tích trong
việc thực hiện tốt chính sách, pháp luật về thuế và có số thuế nộp ngân sách nhà nước đạt
cao.
- Bằng khen của Chủ tịch tỉnh Bắc Ninh tặng: Doanh nghiệp có nhiều thành tích trong
phong trào thi đua tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 1997-2012
Nhà máy sữa Tiên Sơn tự hào là thành viên của Vinamilk đang nỗ lực đóng góp cho sự
phát triển lớn mạnh, bền vững của thương hiệu Vinamilk với quyết tâm thực hiện tốt kế
hoạch và chiến lược của Công ty để hướng tới mục tiêu đưa Vinamilk trở thành một trong
50 Công ty sữa lớn nhất thế giới vào năm 2017.

2.2. Các nhân tố cần quan tâm khi xác định địa điểm sản xuất kinh doanh
2.2.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến chọn vùng
a.Điều kiện tự nhiên
- Về vị trí địa lý Tỉnh Bắc Ninh với diện tích khoảng 800km2, dân số gần 1 triệu
người, là một tỉnh cửa ngõ phía Bắc của thủ đô Hà Nội, trung tâm xứ Kinh Bắc cổ xưa,
8


mảnh đất địa hình nhân kiệt, nơi có truyền thống khoa bảng và nền văn hóa lâu đời, mảnh
đấ trù phú nằm trong tam giác tăng trưởng Hà Nội- Hải Phòng- Quảng Ninh, nằm trong
trục giao thông quan trong. Mạng lưới đường thủy có sông Cầu, sông Đuống, sông Thái
Bình chảy ra biển Đông. Đây là những điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế- văn hóaxã hội và giao lưu với bên ngoài, thuận lợi cho việc tiếp cận và trao đổi mua bán các sản
phẩm nông nghiệp nói chung và nguyên vật liệu sản xuất sữa nói riêng.
Nhằm phát huy các thế mạnh này, ngày 18/12/1998 Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết
định số 1129/QĐ-TTg để thành lập Khu công nghiệp Tiên Sơn và giao cho Tổng Công ty
VIGRACERA làm Chủ đầu tư. Chính Phủ và UBND Tỉnh Bắc Ninh đã đặt mục tiêu
phấn đấu phát triển KCN Tiên Sơn – khu công nghiệp đầu tiên và lớn nhất của tỉnh trở
thành khu vực kinh tế động lực, góp phần quan trọng hàng đầu tạo đà cho Bắc Ninh
chuyển

dịch

cơ cấu

kinh

tế

trở


thành

tỉnh

công

nghiệp

kiểu

mẫu.

-Về địa hình
Địa hình của tỉnh tương đối phẳng, có hướng dốc chủ yếu từ Bắc xuống Nam và từ Tây
sang Đông, được thể hiện qua các dòng chảy bề mặt đổ về sông Đuống và sông Thái
Bình. Vùng đồng bằng thường có độ cao phổ biến từ 3-7m, địa hình trung du (hai huyện
Quế Võ và Tiên Du) có độ cao phổ biến 300-400 m. Diện tích đồi núi chiếm tỷ lệ nhỏ
(0,53%) so với tổng diện tích, chủ yếu ở hai huyện Quế Võ và Tiên Du. Từ đó tỉnh có
nhiều thuận lợi cho phát triển nông nghiệp.
-Về khí hậu
Bắc Ninh nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chia làm 4 mùa rõ rệt (xuân, hạ, thu,
đông). Có sự chênh lệch rõ ràng về nhiệt độ giữa mùa hè và mùa đông. Sự chênh lệch đạt
15-16°C. Bắc Ninh có mạng lưới sông ngòi khá dày đặc, mật độ lưới sông khá cao, trung
bình 1,0 - 1,2 km/km², có 3 hệ thống sông lớn chảy qua gồm sông Đuống, sông Cầu và
sông Thái Bình. Đặc điểm khí hậu là điều kiện để ngành sản xuất nông nghiệp nói chung
và ngành chăn nuôi nói riên được tổ chức đều đặn.
9


b. Các điều kiện xã hội

Tỉnh Bắc Ninh là khu vực phát triển đô thị nằm trong tam giác tăng trưởng kinh tế Hà
Nội- Hải Phòng- Quảng Ninh có dân số khoảng trên 1 triệu người, trong đó bao gồm
nông thôn chiếm 76,5%, thành thị chiếm 23,5%, là một địa bàn có dân số khá cao.
Tỉnh Bắc Ninh nổi tiếng với khu công nghiệp Tiên Sơn , là nơi tập trung các công trình
công nghiệp với các công trình đầu mối giao thông và hạ tầng kỹ thuật quan trọng của
thành phố và quốc gia. Bên cạnh đó, đây cũng là khu vực phát triển các cơ sở công
nghiệp quy mô như Công ty cổ phần Cơ khí An Việt, Công ty TNHH D& D Vina, Công
ty TNHH Giấy Tisu,… Toàn khu công nghiệp gồm 37 doanh nghiệp hoạt động trên các
ngành nghề khác nhau như: bán buôn, công nghiệp chế biến và chế tạo khác, lắp đặt máy
móc và các thiết bị công nghiệp, may trang phục, y tế, ngân hàng,…
Gần một thế kỷ qua, Bắc Ninh- đất Kinh Bắc thuở nào vẫn là một miền đất trù phú tiềm
ẩn những điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế và giữ gìn những giá trị văn hóa
truyền thống của dân tộc Việt Nam. Đặc biệt trên chặng đường hơn 10 năm kể từ ngày
thiết lập, Bắc Ninh đã phát huy truyền thông cách mạng, năng động, sáng tạo để thực
hiện công cuộc đổi mới, tạo nên những bước chuyển biến mạnh mẽ trên mọi lĩnh vực
kinh tế, văn hóa và xã hội.
c. Nhân tố kinh tế
Nhờ vị trí địa lý thuận lợi cùng với các cơ chế và giải pháp phát triển kinh tế hợp lý, Bắc
Ninh đã và đang khai thác các tiềm năng hiện có của tỉnh để trở thành một trung tâm kinh
tế- văn hóa phụ trợ, một thành phố vệ tinh quan trọng cho Hà Nội và là một điểm nhấn
trong tam giác kinh tế trọng điểm Hà Nội- Hải Phòng-Quảng Ninh. Nơi đây vừa là thị
trường tiêu thụ, vừa là khu vực cung cấp nguồn nhân lực, sản phẩm nông sản, vật liệu
xây dựng, hàng thủ công mỹ nghệ… cho các tỉnh thành trong vùng đồng bằng Sông
Hồng và các vùng lân cận. Cùng với việc khai thác lợi thế của các làng nghề thủ công
truyền thống, Bắc Ninh đang có nhiều chính sách thu hút đầu tư, mở rộng về quy mô sản
xuất, đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm tạo thành các khu công nghiệp tập
10


trung, cụm công nghiệp vừa và nhỏ, cụm công nghiệp làng nghề nhằm cung cấp các sản

phẩm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng tại chỗ, trong nước và xuất khẩu. Song song với việc
phát triển công nghiệp, Bắc Ninh đang tập trung khai thác hiệu quả diện tích đất nông
nghiệp- nguồn tài nguyên đất chiếm hơn 60% tổng diện tích tự nhiên- bằng việc hình
thành và phát triển các vùng cây, con có giá trị thương mại theo hướng chuyên canh. Tỉnh
đang từng bước đưa chăn nuôi trở thành một ngành chính tạo nguồn nguyên liệu cho phát
triển công nghiệp chế biến nông sản, góp phần làm thay đổi diện mạo nông thôn theo
hướng hiện đại hóa.
Với mục tiêu phát triển toàn diện, Bắc Ninh luôn chú trọng vào việc phát triển con người
và các vấn đề xã hội, nâng cao trình độ dân trí và mức sống của nhân dân. Phát huy
truyền thống cần cù, khéo léo, năng động sáng tạo của người dân Kinh Bắc, nâng cao
năng lực quản lý, kỹ năng lao động, kỹ năng giao tiếp cho lực lượng lao động đáp ứng
yêu cầu của công cuộc đổi mới, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập
quốc tế.
2.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn địa điểm sản xuất

11


Hình 1: Khu công nghiệp tiên sơn và nhà máy sữa Tiên sơn (Vinamilk Tiên Sơn)
Nhìn hình vẽ ta có thể thấy Vinamilk Tiên sơn được đặt ở vị trí vô cùng thuận lợi về
tất cả các mặt:


Điều kiện giao thông nội vùng: Nhà máy sữa Tiên Sơn được đặt trong khu công
nghiệp Tiên Sơn – Bắc Ninh và gần ngay quốc lộ 1A, có thể nói Nhà máy sữa Tiên
Sơn có điều kiên giao thông vô cùng thuận lợi, không những vậy về mặt đường xá



cũng hết sức tân tiến hiện đại

Hệ thống cấp thoát nước: Theo số liệu khảo sát trữ lượng nước ngầm khu vực Khu
công nghiệp Tiên Sơn là 30.000 m 3/ngày. Hiện nay, KCN đã xây dựng một Trạm
xử lý nước ngầm 6.500 m3/ngày, hệ thống bể nước điều hoà dung tích lớn và
mạng lưới cấp nước nhằm đáp ứng mọi nhu cầu về nước phục vụ sản xuất và sinh
hoạt cho các doanh nghiệp trong Khu công nghiệp. Trong giai đoạn tiếp theo,
Khu công nghiệp Tiên Sơn sẽ tiếp tục xây dựng thêm 2 Trạm xử lý nước ngầm với



công suất tương đương.
Hệ thống cung cấp điện và năng lượng: Khu công nghiệp Tiên Sơn được cấp điện
từ lưới điện Quốc gia qua hai trạm biến áp 110/22KV với công suất 40 MVA và
63 MVA. Hệ thống truyền tải điện dọc theo các lô đất để đảm bảo cấp điện đầy đủ
và ổn định đến hàng rào cho mọi Nhà đầu tư trong Khu công nghiệp. Nhà đầu tư



có thể lựa chọn sử dụng điện trung thế hoặc hạ thế tuỳ theo nhu cầu.
Diện tích mặt bằng và khả năng mở rộng sản xuất kinh doanh: Khu công nghiệp
Tiên Sơn có diện tích 350 ha, có vị trí địa lý tự nhiên và hệ thống giao thông cực
kỳ ưu thế và thuận tiện cho lưu thông. Từ Khu công nghiệp Tiên Sơn đi theo Quốc
lộ 18A về phía Đông đến cảng biển nước sâu Cái Lân, về phía Tây đến sân bay
quốc tế Nội Bài. Tất cả những điều kiện trên đều thuận lợi cho việc mở rộng sản



xuất kinh doanh cho tương lại.
Điều kiện an toàn, bảo vệ phòng cháy chữa cháy: Khu công nghiệp được đặc biệt
quan tâm với hệ thống trang thiết bị cứu hoả hiện đại, được bố trí theo chỉ dẫn của
Công an PCCC Bắc Ninh, bên cạnh đó mỗi nhà đầu tư tự trang bị hệ thống PCCC

12


trong khu vực văn phòng và nhà xưởng của mình. Lực lượng cứu hoả được luyện


tập thuần thục và có phương án phối hợp nhịp nhàng giữa các lực lượng.
Tình hình an ninh trật tự: Cụm an ninh Khu công nghiệp Tiên Sơn được thành lập
2001 bao gồm lực lượng Công an tỉnh, huyện, xã liên quan và lực lượng bảo vệ
của các doanh nghiệp đảm bảo công tác an ninh trật tự trong Khu công nghiệp.
Ngoài ra, Khu công nghiệp còn bố trí các bốt gác và đội tuần tra an ninh hoạt



động 24/24 giờ.
Các quy định của chính quyền địa phương: Nhìn chung các quy định chính sách
của tỉnh cũng giống các quy định chính sách của nhà nước đều có tính chất khuyến
khích các doanh nghiệp, đây cũng là một điều kiện rất thuận lợi cho các doanh



nghiệp nói chung và Công ty sữa Tiên Sơn nói riêng.
Yêu cầu bảo vệ môi trường, bãi đổ chất thải: Xung quanh Khu công nghiệp có
trên 65.000 m2 dành để trồng cây xanh tập trung, kết hợp với cây xanh phân bố
dọc theo các tuyến đường giao thông tạo nên môi trường không khí trong lành
2.3. Phương pháp lựa chọn địa điểm sản xuất kinh doanh của Vinamilk đối với

nhà máy Tiên Sơn
Để đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh của mình, công ty sữa Tiên Sơn (Vinamilk) đã
chọn phương pháp đánh giá các nhân tố để lựa chọn địa điểm sản xuất kinh doanh phù

hợp với sự phát triển bền vững của công ty.
Công ty đưa ra các nhân tố chủ yếu sau: Thị trường lao động; Thị trường tiêu thụ; Cơ sở
hạ tầng và giao thông ; Chính sách của chính quyền địa phương; Khả năng sử lý chất
thải; Văn hóa địa phương; Khả năng mở rộng trong tương lai.
Bảng đánh giá các nhân tố:
STT Nhân tố

1

Thị trường lao động

Trọng số

Điểm số

0.2

Bắc
Ninh
80


Giang
60

Điểm sô
nhân cới
trọng số
Bắc Ninh
Hà Giang

16

12
13


2
3
4
5
6
7
8
9

Thị trường tiêu thụ
Cơ sở hạ tầng, giao
thông vận tải
Khả năng cung ứng
nguyên vật liệu
Văn hóa
Khả năng xử lý chất
thải
Khả năng mở rộng
trong tương lai
Chính sách , quản lý
của chính quyền địa
phương
Tổng


0.25
0.15

90
80

60
70

22,5
12

15
10,5

0.15

70

60

10,5

9

0.065
0.06

60
70


55
70

3,9
4,2

3,575
4,2

0.065

80

50

5,2

3,25

0.06

70

70

4,2

4,2


78,5

61,725

1

Nhận xét:
Lựa chọn địa điểm sản xuất tại Bắc Ninh với điểm số 78,5 cao hơn Hà Giang 61,725.
Nhờ lợi thế về vị trí địa lý, địa hình, khí hậu, văn hóa xã hội và tình hình kinh tế (đã nêu
ở phần trên) giúp cho công ty mở rộng sản xuất, phát triển cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện
thuận lợi cho viêc sử lý rác thải, việc mở rộng thị trường lao động, thị trường tiêu thụ.
Từ những điểm ưu việt về các nhân tố trên ở Tiên Sơn, công ty đã quyết định chọn Tiên
Sơn là cơ sở sản xuất kinh doanh.
PHẦN III: ĐÁNH GIÁ ĐỊA ĐIỂM SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY
SỮA VINAMILK
Có thể khẳng định rằng: địa điểm sản xuất kinh doanh đóng vai trò vô cùng lớn đối với
sự phát triển của doanh nghiệp. Bởi vậy, việc quyết định lựa chọn địa điểm là một trong
những nhiệm vụ quan trọng mang ý nghĩa chiến lược lâu dài đối cho tương lai doanh
nghiệp. Chính vì vậy, phải chọn địa điểm thực hiện sản xuất kinh doanh sao cho hội tụ
được "thiên thời, địa lợi, nhân hoà".

14


Địa điểm sản xuất mà nhà máy sữa Tiên Sơn có được chứa đựng nhiều lợii thế:
+ Có vị trí giao thông thuận lợi, nhiều nút giao thông quan trọng .
+ Hệ thống cấp thoát điện nước và hệ thống cung cấp năng luợng thuận tiện,
đáp ứng đuợc nhu cầu sử dụng.
+ Nằm trong vùng tam giác kinh tế, với diện tích rộng và không gian thông
thoáng.

+ Là vùng có hệ thống an ninh đảm bảo và nhiều chính sách tạo điều kiện cho
các doanh nghiệp có cơ hội phát triển tốt nhất.
+ Hệ thống xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn.
Với việc lựa chọn địa điểm nhà máy sữa Tiên Sơn (KCN Tiên Sơn,tỉnh Bắc
Ninh) , Vinamilk đã dần tạo sâu hơn những thành công lớn trong thị trường sữa Việt
Nam. Vinamilk hiện là một trong những tập đoàn lớn mạnh nhất trong ngành chế biến
sữa và các sản phẩm từ sữa, với thị phần lớn và lượng khách hàng phong phú. Nhà máy
sữa Tiên Sơn,tại một vị trí vô cùng thuận lợi về tất cả các mặt được đánh giá là cơ sở chế
biến sữa chiến lược của Vinamilk tại miền bắc, đó chính là thế mạnh cho Vinamilk trong
việc phát triển thị trường và sản phẩm.

KẾT LUẬN
Xác định vị trí đặt doanh nghiệp hoặc nhà máy là một nội dung cơ bản trong quản trị sản
xuất của doanh nghiệp. Việc bố trí địa điểm sản xuất có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong
việc sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.Địa điểm bố trí doanh nghiệp có ảnh hưởng
lâu dài đến hoạt động và lợi ích của doanh nghiệp và sự phát triển của kinh tế-xã hội, dân
cư trong vùng, góp phần củng cố thúc đẩy doanh nghiệp phát triển. Do vậy doanh nghiệp
cần phải. Hoạt động xác định địa điểm sản xuất diễn ra khá phức tạp, có nội dung lớn đòi
hỏi doanh nghiệp nói chung và nhà quản trị sản xuất nói riêng phải có cái nhìn tổng hợp,
đánh giá toàn diện trên tất cả các mặt kinh tế, xã hội, văn hóa, công nghệ..tình hình cụ thể
và mục tiêu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp để xác định địa điểm sản xuất phù hợp
giúp cho doanh nghiệp phát triển bền vững.

15


Tài liệu tham khảo
-Bài giảng quản trị sản xuất, trường đại học Thương Mại
-Lâm Dương, Nhà máy Sữa Tiên Sơn vững vàng phát triển, 3 tháng 9 năm 2014 , từ
/>-

- />16


17



×