Tải bản đầy đủ (.pdf) (122 trang)

Thực hiện pháp luật về bảo hiểm xã hội qua thực tiễn quận bắc từ liêm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.01 MB, 122 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

NGUYỄN PHƢƠNG THẢO

THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI
QUA THỰC TIỄN QUẬN BẮC TỪ LIÊM

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI – 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

NGUYỄN PHƢƠNG THẢO

THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI
QUA THỰC TIỄN QUẬN BẮC TỪ LIÊM
Chuyên ngành : Lý luận và lịch sử Nhà nước và pháp luật
Mã số : 60 38 01 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS NGUYỄN HOÀNG ANH

HÀ NỘI – 2015


LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan :
Những nội dung trong luận văn này là do tôi thực hiện. Mọi tham khảo
dùng trong luận văn đều được trích dẫn rõ ràng tên tác giả, tên công trình, thời
gian, địa điểm công bố. Mọi sao chép không hợp lệ, vi phạm quy chế đào tạo,
tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã
thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học
Quốc gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể
bảo vệ Luận văn
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Học viên

Nguyễn Phương Thảo


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG, CÁC HÌNH
LỜI MỞ ĐẦU .................................................................................................. 1
Chƣơng I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT BẢO
HIỂM XÃ HỘI ................................................................................................ 7
1.1. Khái niệm về BHXH ............................................................................... 7
1.1.1. Khái niệm BHXH ................................................................................................. 7
1.1.2. Vai trò của BHXH.............................................................................................. 11
1.1.3. Các chế độ BHXH và hình thức tham gia BHXH ................................... 13
1.2. Khái niệm thực hiện pháp luật và thực hiện pháp luật bảo hiểm xã hội14
1.2.1. Khái niệm thực hiện pháp luật....................................................................... 14
1.2.2. Khái niệm thực hiện pháp luật về bảo hiểm xã hội ................................. 17

1.2.3. Đặc điểm của thực hiện pháp luật về bảo hiểm xã hội ........................... 19
1.2.4. Các hình thức thực hiện pháp luật về BHXH ........................................... 22
1.2.5. Các nội dung thực hiện pháp luật về BHXH ............................................. 26
1.3. Các yếu tố tác động và các điều kiện bảo đảm thực hiện pháp luật
BHXH ............................................................................................................. 30
1.3.1. Sự hoàn thiện của hệ thống pháp luật về bảo hiểm xã hội ................... 31
1.3.2. Ý thức pháp luật và trách nhiệm của các chủ thể tham gia quan hệ
pháp luật về bảo hiểm xã hội ...................................................................................... 32
1.3.3. Năng lực tổ chức thực hiện pháp luật về bảo hiểm xã hội của các cơ
quan quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội, hệ thống bảo hiểm xã hội Việt
Nam và đội ngũ công chức, viên chức ngành bảo hiểm xã hội ....................... 33
1.3.4. Hội nhập quốc tế .................................................................................................... 34
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN PHÁP LUẬT BẢO HIỂM
XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN BẮC TỪ LIÊM ................................... 36
2.1. Giới thiệu chung về BHXH quận Bắc Từ Liêm và các yếu tố ảnh
hƣởng đến thực hiện pháp luật về BHXH trên địa bàn quận................... 36


2.1.1. Quá trình hình thành BHXH Quận Bắc Từ Liêm ................................... 36
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của BHXH Quận Bắc Từ Liêm ........ 39
2.1.3. Cơ cấu tổ chức BHXH Quận Bắc Từ Liêm ............................................... 40
2.2. Thực trạng thực hiện pháp luật về BHXH trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm
......................................................................................................................... 44
2.2.1 Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật ................................. 44
2.2.2 Công tác quản lý và mở rộng đối tượng tham gia BHXH ...................... 45
2.2.3. Về công tác thu và quản lý quỹ BHXH........................................................ 51
2.2.4. Công tác giải quyết các chế độ BHXH ................................................ 52
2.2.5 Một số ưu điểm, hạn chế trong thực hiện pháp luật về BHXH
............................................................................................................................................. 66


2.2.6 Nguyên nhân của những mặt hạn chế ......................................................... 76
CHƢƠNG III. PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM THỰC
HIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN
BẮC TỪ LIÊM .............................................................................................. 84
3.1 Những yêu cầu đặt ra đối với việc bảo đảm thực hiện pháp luật về
BHXH ............................................................................................................. 84
3.1.1. Những yêu cầu đặt ra đối với việc bảo đảm thực hiện pháp luật ........ 84
về BHXH........................................................................................................................... 84
3.1.2. Những yêu cầu đặt ra đối với việc bảo đảm thực hiện pháp luật ........ 85
về BHXH trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm............................................................. 85
3.2. Giải pháp bảo đảm thực hiện pháp luật BHXH.................................. 87
3.2.1. Hoàn thiện các qui định của pháp luật bảo hiểm xã hội bắt buộc ..... 88
3.2.2. Xây dựng các chương trình phối hợp với các ngành, các cấp có liên quan
để triển khai thực hiện pháp luật về bảo hiểm xã hội.............................................. 98
3.3. Những giải pháp bảo đảm thực hiện pháp luật BHXH trên địa bàn
Quận Bắc Từ Liêm ........................................................................................ 99
3.3.1. Đổi mới tổ chức và hoạt động của bảo hiểm xã hội Quận ......................... 99
3.3.2. Đổi mới hoạt động thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp
luật bảo hiểm xã hội .................................................................................................... 102
3.3.3. Đổi mới về quản lý, phát triển đối tượng tham gia và thu Quỹ bảo
hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp ......................................................................... 104


3.3.4. Về quản lý đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội ..................................... 104
3.3.5. Về phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp 105
3.3.6. Giải pháp về quản lý nguồn thu Quỹ bảo hiểm xã hội ......................... 106
3.3.7. Về khắc phục nợ đọng tiền bảo hiểm xã hội................................................. 107
3.3.8. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm khắc các
trường hợp vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội ............................................ 107
KẾT LUẬN .................................................................................................. 110

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 111


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BHTN

: Bảo hiểm thất nghiệp

BHXH

: Bảo hiểm xã hội

BHYT

: Bảo hiểm y tế

ĐVSDLĐ

: Đơn vị sử dụng lao động

NLĐ

: Người lao động

NSDLĐ

: Người sử dụng lao động



DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu

Tên

Bảng 2.1:

Cơ cấu tổ chức của BHXH Quận Bắc Từ Liêm, Thành
phố Hà Nội

Bảng 2.2:

Tổng hợp đối tượng hưởng chế độ BHXH một lần
trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm giai đoạn 2010 - 2014

Bảng 2.3:

Tình hình chi trả các chế độ BHXH trên địa bàn
quận Bắc Từ Liêm giai đoạn 2010 - 2014

Bảng 2.4:

Số tiền nợ BHXH trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm
giai đoạn 2010 – 2014

Trang
41
63
65
71



DANH MỤC CÁC HÌNH
Số hiệu

Tên

Hình 2.1:

Số đơn vị tham gia BHXH bắt buộc trên địa bàn
Quận Bắc Từ Liêm giai đoa 2010-2014

Hình 2.2:

Số người tham gia BHXH bắt buộc trên địa bàn
Quận Bắc Từ Liêm giai đoa 2010-2014

Hình 2.3:

Số thu quỹ BHXH bắt buộc trên địa bàn
Quận Bắc Từ Liêm giai đoạn 2010-2014

Hình 2.4:

Trang
47
47
48

Đối tượng hưởng lương hưu và trợ cấp BHXH hàng

tháng trên địa bàn Quận Bắc Từ Liêm giai đoạn 2010
- 2014

60


LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Bảo hiểm xã hội (BHXH) là một trong những chính sách trụ cột của hệ
thống chính sách an sinh xã hội, giúp người dân giảm bớt gánh nặng khi tuổi già,
ốm đau, tai nạn, thất nghiệp. Thực hiện tốt chính sách BHXH góp phần bảo đảm
đời sống cho cán bộ, công chức, viên chức, lao động (gọi tắt NLĐ), giữ vững an
ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, thúc đẩy sự nghiệp xây dựng đất nước, bảo
vệ Tổ quốc. Chính sách BHXH đã được Đảng và Nhà nước ta quan tâm từ ngay
sau khi nước ta giành độc lập, góp phần làm nên những thắng lợi của các cuộc
kháng chiến chống xâm lược, thống nhất đất nước, xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Ở Việt Nam, kể từ khi chính sách BHXH được ban hành, đến nay đã dần
được phát triển và mở rộng, mang lại những lợi ích thiết thực cho người lao
động và gia đình họ, nó có ý nghĩa to lớn trong quá trình giúp người lao động
vượt qua khó khăn trong cuộc sống, tạo nềm tin cho người dân vào chính sách
của Đảng và Nhà nước, ổn định và phát triển kinh tế - xã hội.
Năm 1994, tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa IX đã thông qua Bộ Luật
Lao động, trong đó có một chương quy định về chính sách BHXH bắt buộc và
Chính phủ ban hành Nghị định số 12/CP ngày 26/01/1995 kèm theo Điều lệ
BHXH đối với cán bộ, công nhân, viên chức, NLĐ theo nguyên tắc có đóng
có hưởng, cân đối thu - chi với 5 chế độ: ốm đau, thai sản, tai nạn lao động và
bệnh nghề nghiệp, hưu trí và tử tuất. Đặc biệt, năm 2006, Quốc hội khóa XI
đã thông qua Luật BHXH và hàng loạt các văn bản hướng dẫn thi hành; có
thể khẳng định pháp luật BHXH đã được xây dựng tương đối hoàn chỉnh, đầy
đủ và có cơ sở pháp lý cao nhất để triển khai thực hiện trong đời sống xã hội.

Song để pháp luật BHXH có thể phát huy được vai trò và ý nghĩa của nó, thì
việc thực hiện pháp luật về BHXH là khâu quan trọng, không thể thiếu trong
giai đoạn kinh tế thế giới đang khủng hoảng như hiện nay.
1


Thực hiện pháp luật từ lâu đã coi là một hiện tượng xã hội mang tính
pháp lý và được nhiều nhà luật học nghiên cứu, tìm hiểu. Nhiều vấn đề chung
về thực hiện pháp luật dường như đã được giải quyết như: khái niệm thực
hiện pháp luật, các hình thức thực hiện pháp luật, khái niệm áp dụng pháp luật
và quy trình các bước áp dụng pháp luật... Song thực hiện pháp luật về BHXH
là một trong lĩnh vực cụ thể và mới mẻ. Nó có đặc điểm riêng biệt cần được
định nghĩa, bổ sung, cụ thể hóa lý luận chung để đưa vào thực tiễn thực hiện
pháp luật BHXH được đảm bảo, góp phần vào thực hiện mục tiêu BHXH cho
mọi NLĐ và xây dựng một nền an sinh xã hội vững mạnh, công bằng.
Tuy nhiên, BHXH là một chính sách xã hội phức tạp, lại khá mới mẻ
trong nền kinh tế thị trường mới định hình ở Việt Nam, nên việc thực hiện
pháp luật BHXH không tránh khỏi những hạn chế, tồn tại nhất định trên địa
bàn Thành phố Hà Nội nói chung cũng như trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm
nói riêng như: Việc phát triển đối tượng tham gia BHXH, nhất là khu vực dân
doanh còn quá thấp, chưa đáp ứng yêu cầu và tương xứng với tiềm năng của
tỉnh; công tác phối hợp giữa BHXH với các Sở, Ban, Ngành trong việc thực
hiện chính sách BHXH theo quy định của Luật BHXH còn nhiều bất cập; chế
tài xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực BHXH còn quá nhẹ, tính cưỡng
chế của pháp luật chưa nghiêm; mức phạt lãi chậm nộp BHXH thấp so với lãi
suất ngân hàng, nên tình trạng chậm đóng, nợ đọng, tham gia không đầy đủ,
hoặc không tham gia BHXH đang xảy ra; nhận thức của một số chủ sử dụng
lao động (SDLĐ) về chính sách, pháp luật BHXH còn hạn chế, trách nhiệm
xã hội chưa cao, ý thức chấp hành pháp luật thấp, vì lợi nhuận chủ SDLĐ cố
tình trốn tránh trách nhiệm đóng BHXH cho NLĐ, không ký kết hợp đồng lao

động hoặc chỉ ký hợp đồng dưới 3 tháng (để lách luật), NLĐ thì do áp lực thu
nhập, việc làm nên ngại đấu tranh; công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách
pháp luật BHXH chưa thực sự đi vào chiều sâu, thiếu tính đồng bộ giữa các
2


ngành, nên một bộ phận NLĐ, nhân dân chưa hiểu được bản chất tốt đẹp, tính
cộng đồng, nhân đạo và nhân văn cao cả của chính sách BHXH, do đó chưa
tích cực tham gia BHXH.
Từ những bất cập nêu trên, việc nghiên cứu đề tài “ Thực hiện pháp
luật về bảo hiểm xã hội qua thực tiễn Quận Bắc Từ Liêm” là một đòi hỏi
cấp bách, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn thiết thực, góp phần bảo vệ quyền và
lợi ích hợp pháp, chính đáng của người tham gia và thụ hưởng chính sách
BHXH, tạo tiền đóng góp phần phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo ổn định
chính trị của Quận.
2. T×nh h×nh nghiªn cøu liªn quan ®Õn ®Ò tµi
Cho đến nay đã có rất nhiều công trình nghiên cứu rộng mang tính bao
quát cao ở lĩnh vực BHXH với qui mô rộng, hẹp khác nhau, trong điều kiện
thời gian khác nhau. Bảo hiểm xã hội là một ngành có tầm quan trọng rất lớn
đối với nền kinh tế xã hô ̣i , đươ ̣c coi là tru ̣ cô ̣t quan tro ̣ng trong hê ̣ thố ng an
sinh xã hô ̣i của đấ t nước , vì vậy được Đảng và nhà nước ta hết sứ c quan tâm.
Có rất nhiều tài liệu nghiên cứu về ngành BHXH ta ̣i Viê ̣t Nam. "Thực trạng và
định hướng hoàn thiện tác nghiệp chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội hiện nay",
đề tài cấp Bộ, chủ nghiệm đề tài TS. Dương Xuân Triệu. Đề tài “ Hoàn thiện
về pháp luật BHXH ở Việt Nam”, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường,
Trường Đại học Luật Hà Nội, chủ nhiệm đề tài Nguyễn Thị Kim Phụng, năm
2006. Đề tài: "Chiến lược phát triển bảo hiểm xã hội phục vụ mục tiêu phát
triển kinh tế - xã hội đến năm 2020", đề tài cấp Bộ, chủ nhiệm đề tài TS.
Nguyễn Huy Ban. Đề tài: "Hoàn thiện quản lý quỹ bảo hiểm xã hội ở Việt
Nam", luận án tiến sĩ kinh tế, tác giả luận án TS. Đỗ Văn Sinh, năm 2005.

Các đề tài nghiên cứu trước đó nghiên cứu đã chỉ ra những khía cạnh khác
nhau về ngành BHXH trong các năm qua, đồng thời dự báo, định hướng phát
triển trong tương lai và có liên quan nhất định tới thực hiện pháp luật quận
3


Bc T Liờm . ti Thc hin phỏp lut v bo him xó hi qua thc tin
ti Qun Bc T Liờm tỏc gi la chn nghiờn cu khụng trựng lp vi cỏc
nghiờn cu trc ú, ng thi xut cỏc gii phỏp v kin ngh ca mỡnh
nhm m bo thc hin phỏp lut BHXH trờn a bn qun Bc T Liờm
gúp phn m bo an sinh v cụng bng xó hi, vỡ mt xó hi cụng bng, dõn
ch v vn minh.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích: Tỡm hiu thc trng thc hin phỏp lut v BHXH Qun
Bc T Liờm, ch ra nhng mt tn ti, yu kộm v nguyờn nhõn, t ú xut
cỏc quan im, gii phỏp phự hp mang tớnh kh thi nhm nõng cao hiu qu
thc hin phỏp lut BHXH trong thi gian ti, phc v tt hn quyn li
BHXH cho NL trong tnh.
- Nhiệm vụ: để thực hiện mục tiêu trên luận văn có nhiệm vụ:
+ Làm rõ lý luận chung về pháp luật BHXH; và thực hiện pháp luật về
BHXH ;
+ Phân tích đánh giá thực trạng thực hiện phỏp lut v BHXH trên địa
bàn Quận, tìm ra những hạn chế, v-ớng mắc và nguyên nhân;
+ Đề ra một số giải pháp để hoàn thiện phỏp lut BHXH trên địa bàn
Quận Bắc Từ Liêm.
4. Đối t-ợng và phạm vi nghiên cứu
a. i tng: Lun vn s tp trung nghiờn cu nhng vn lý lun v
thc tin thc hin phỏp lut v BHXH qua thc tin ti Qun Bc T Liờm
di gúc lý lun chung v nh nc v phỏp lut. Thi gian nghiờn cu gii
hn trong 3 nm t nm 2012 n nm 2014.

b. Phạm vi nghiên cứu
+ Những vân đề lý luận về BHXH;
+ Thực trạng thực hiện phỏp lut v BHXH;

4


+ H-ớng hoàn thiện các chế độ BHXH.
* Về địa bàn nghiên cứu: nghiên cứu thình hình thực hiện phỏp lut v
BHXH trên địa bàn BHXH Quận Bắc Từ Liêm trong thời gian 3 năm từ năm
2012 - 2014.
5. Ph-ơng pháp nghiên cứu
Luận văn thực hiện trên cơ sở ph-ơng pháp luận của chủ nghĩa Mác Lênin, t- t-ởng Hồ Chí Minh, đ-ờng lối đổi mới của Đảng đ-ợc đề ra trong các
kỳ Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc liên quan đến BHXH, đặc biệt là chỉ thị
15/CT-TW ngày 26/5/1997 của Bộ chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam.
Phng phỏp lun: ti c thc hin trờn c s phng phỏp lun
ca ch ngha Mỏc - Lờnin, t tng H Chớ Minh, h thng cỏc quan im lý
lun ca ng, cỏc quy nh phỏp lut ca Chớnh Ph v Nh nc v cụng tỏc
qun lý chi tr cỏc ch bo him xó hi
Trong quỏ trỡnh nghiờn cu ti, tỏc gi s dng cỏc phng phỏp sau:
+ Phng phỏp thng kờ nhng s liu thc t qua cỏc nm v thc hin
phỏp lut trờn a bn qun Bc T Liờm
+ Phng phỏp tng hp, phõn tớch, so sỏnh nhm a ra nhng nhn
nh, ỏnh giỏ thc trng thc hin phỏp lut trờn a bn qun, so sỏnh v i
tng tham gia BHXH, v tỡnh hỡnh qun lý thu, chi BHXH, v thc trng chp
hnh, ỏp dng, s dng phỏp lut BHXH qua cỏc nm cú nhng phng
hng, gii phỏp m bo thc hin phỏp lut trờn a bn qun Bc T Liờm.
6 . Đóng góp của luận văn
Luận văn phân tích thực trạng thực hiện phỏp lut BHXH trên địa bàn ,
trong đó nêu lên những kết quả đạt đ-ợc, những vấn đề còn tồn tại và nguyên

nhân của nó để đề xuất một số giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện hệ thng phỏp
lut BHXH tại Quận Bắc Từ Liêm.

5


7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
luận văn gồm 3 ch-ơng
Ch-ơng I. C s lý lun v thc hin phỏp lut BHXH
Ch-ơng II. Thực trạng thc hin phỏp lut BHXH trên địa bàn Quận
Bắc Từ Liêm
Ch-ơng III. Ph-ơng h-ớng, gii phỏp bảo m thc hin phỏp lut về
bảo hiểm xã hội trên địa bàn Quận Bắc Từ Liêm

6


Chƣơng I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT
BẢO HIỂM XÃ HỘI
1.1. Khái niệm về BHXH
1.1.1. Khái niệm BHXH
Hệ thống BHXH đầu tiên ra đời trên thế giới vào giữa thế kỷ XIX là công
trình của Chính phủ Đức dưới thời Thủ tướng Bismark (1883-1889) với cơ
chế ba bên (Nhà nước - giới chủ - giới thợ) cùng đóng góp nhằm bảo hiểm
cho NLĐ trong một số trường hợp họ gặp rủi ro. Chế độ BHXH này bao gồm:
Chế độ bảo hiểm ốm đau (1883); bảo hiểm tai nạn nghề nghiệp (1884) và bảo
hiểm tuổi già, tàn tật (1889). Sau đó, trước tác dụng tích cực của BHXH trong
quan hệ lao động nhiều nước bắt đầu áp dụng hệ thống BHXH. Trong những

năm 30 của thế kỷ XX, một số nước còn mở rộng thêm những chế độ khác
ngoài BHXH và xuất hiện khái niệm mới: Social Security (an sinh, an toàn xã
hội). Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) đó có Công ước số 102 năm 1952 về an
sinh xã hội. Hiện nay, trên thế giới nói chung người ta coi BHXH là một bộ
phận cấu thành của an sinh xã hội.
Ở nước ta, xét về mặt lịch sử, BHXH xuất hiện vào những năm 30 của
thế kỷ XX, một số chế độ được áp dụng khi đó là chế độ ốm đau, chế độ tai
nạn, chế độ hưu trí và cũng chỉ áp dụng cho một số đối tượng làm việc, phục
vụ trong bộ máy hành chính, quân đội của Pháp. Sau khi nước Việt Nam dân
chủ cộng hòa ra đời, tại văn bản pháp luật cao nhất đó có những quy định về
BHXH, thể hiện sự quan tâm và nhận thức của Nhà nước về vấn đề này. Điều
14 Hiến pháp năm 1946 quy định: “Những người công dân già cả hoặc tàn
tật, không làm được việc thì được giúp đỡ…”. Sau đó, các sắc lệnh số 29-SL
ngày 12/3/1947, Sắc lệnh số 76-SL ngày 20/5/1950, Sắc lệnh số 77-SL ngày
22/5/1950 ở các mức độ khác nhau quy định về quyền hưởng BHXH của
7


NLĐ thông qua các chế độ cụ thể. Song về tình hình chính trị - xã hội phức
tạp khi đó cũng như những khó khăn về quỹ, về đối tượng tham gia và hưởng
BHXH… mà pháp luật BHXH chưa được áp dụng theo nghĩa đầy đủ về mặt
nội dung pháp lý cũng như xã hội của nó.
Pháp luật BHXH được chính thức áp dụng rộng rói kể từ khi Chính phủ
ban hành Nghị định số 218/CP ngày 27/12/1961 kèm theo Điều lệ tạm thời về
BHXH đối với công nhân, viên chức nhà nước. Văn bản pháp luật này điều
chỉnh tất cả các vấn đề về BHXH ở nước ta trong suốt thời gian dài, từ khi
được ban hành cho đến những năm 80 của thế kỷ XX. Sau đó, với sự thừa
nhận và phát triển của nền kinh tế thị trường, pháp luật nói chung và pháp luật
BHXH nói riêng đó có sự đổi mới về chất. Điều 56 Hiến pháp năm 1992
(được sửa đổi, bổ sung năm 2001) ghi nhận: “Nhà nước quy định… chế độ

BHXH đối với viên chức nhà nước và những người làm công ăn lương;
khuyến khích phát triển các hình thức BHXH khác đối với NLĐ”. Trên cơ sở
đó, Chính phủ ban hành Nghị định số 43/CP ngày 22/6/1993 quy định tạm
thời chế độ BHXH. Sau một thời gian thực hiện, trên cơ sở đúc rút kinh
nghiệm và từ yêu cầu của thực tế đời sống, pháp luật BHXH được xây dựng
thành một chương độc lập (chương XII) trong Bộ luật Lao động ngày
23/6/1994 đó tạo ra cơ sở pháp lý cho việc đổi mới, cải cách chế độ BHXH.
Để cụ thể hóa các quy định của Bộ luật Lao động, Chính phủ ban hành Nghị
định số 12/CP ngày 26/01/1995 kèm theo Điều lệ BHXH; Nghị định số 45/CP
ngày 15/7/1995 về việc ban hành Điều lệ BHXH đối với sỹ quan, quân nhân
chuyên nghiệp, hạ sỹ quan, binh sỹ quân đội nhân dân và công an nhân dân và
Nghị định số 19/CP ngày 16/02/1995 về việc thành lập BHXH Việt Nam. Với
sự sửa đổi, bổ sung Bộ luật Lao động (tháng 4/2002) trong đó có các nội dung
về BHXH, Nghị định của Chính phủ số 01/2003/NĐ-CP ngày 09/01/2003 về
việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Điều lệ BHXH ban hành kèm theo Nghị
8


định số 12/CP ngày 26/01/1995 được ban hành. Tiếp đó, trên cơ sở các cam
kết của Chính phủ Việt Nam trong việc gia nhập WTO về chính sách an sinh
xã hội cùng với sự chín muồi về nhận thức, về điều kiện kinh tế - xã hội đất
nước, nhu cầu của đời sống xã hội… ngày 29/6/2006 tại kỳ họp thứ 9, Quốc
hội khóa XI nước ta đó thông qua Luật BHXH và có hiệu lực từ ngày
01/01/2007 (riêng đối với BHXH tự nguyện có hiệu lực từ ngày 01/01/2008;
BHTN có hiệu lực từ ngày 01/01/2009). Như vậy BHXH xuất hiện và phát
triển cùng với quá trình phát triển kinh tế - xã hội của nhân loại. Theo Tổ
chức Lao động Quốc tế (ILO) thì nước Phổ (nay thuộc Cộng hòa liên bang
Đức) là nước đầu tiên trên thế giới ban hành chế độ bảo hiểm ốm đau vào
năm 1883, đánh dấu sự ra đời của BHXH. Đến nay, BHXH trở thành nền tảng
cơ bản của hệ thống ASXH của mỗi quốc gia, được thực hiện ở hầu hết các

nước trên thế giới và ngày càng phát triển. Mặc dù đã có quá trình phát triển
tương đối dài, nhưng cho đến nay còn có nhiều khái niệm về BHXH, chưa có
khái niệm thống nhất, chẳng hạn như:
Theo Tổ chức Lao động quốc tế: "BHXH là hình thức bảo trợ mà xã
hội dành cho các thành viên của mình thông qua nhiều biện pháp công nhằm
tránh tình trạng khốn khó về mặt kinh tế và xã hội do bị mất hoặc giảm đáng
kể thu nhập vì bệnh tật, thai sản, tai nạn lao động, mất sức lao động và tử
vong; chăm sóc y tế và trợ cấp cho các gia đình có con nhỏ".
- Theo Bộ luật Lao động: "Bảo hiểm xã hội là sự đảm bảo thay thế hoặc
bù đắp một phần thu nhập cho người lao động khi họ bị mất hoặc giảm khoản
thu nhập từ nghề nghiệp do bị mất hoặc giảm khả năng lao động hoặc mất
việc làm do những rủi ro xã hội thông qua việc hình thành, sử dụng một quỹ
tài chính do sự đóng góp của các bên tham gia bảo hiểm xã hội, nhằm góp
phần đảm bảo an toàn đời sống của người lao động và gia đình họ, đồng thời
góp phần đảm bảo an toàn xã hội" [28, tr.7].
9


Theo Từ điển tiếng Việt, BHXH là sự: “Bảo đảm những quyền lợi
vật chất cho công nhân, viên chức khi không làm việc được vì ốm đau, sinh
đẻ, già yếu, bị tai nạn lao động…” [37, tr.36].Theo Đỗ Văn Sinh: “BHXH
là biện pháp Nhà nước sử dụng để đảm bảo thay thế hoặc bù đắp một phần
thu nhập cho người tham gia bảo hiểm, khi họ gặp phải những biến cố rủi
ro làm suy giảm sức khỏe, mất khả năng lao động, mất việc làm, hết tuổi
lao động, chết; gắn liền với quá trình tạo lập một quỹ tiền tệ tập trung
được hình thành bởi các bên tham gia BHXH đóng góp và việc sử dụng quỹ
đó cung cấp tài chính nhằm ổn định đời sống cho họ và gia đình họ, góp
phần đảm bảo an toàn xã hội” [22, tr.14].
BHXH cũng được tiếp cận dưới những góc độ khác nhau:
- Dưới góc độ chính sách: BHXH là một chính sách xã hội, nhằm giải

quyết các chế độ xã hội liên quan đến một tầng lớp đông đảo người lao động
và bảo vệ sự phát triển kinh tế - xã hội, sự ổn định chính trị quốc gia.
- Dưới góc độ tài chính: BHXH là một quỹ tài chính tập trung, được hình
thành từ sự đóng góp của các bên tham gia và có sự hỗ trợ của Nhà nước.
- Dưới góc độ thu nhập: BHXH là sự đảm bảo thay thế một phần thu
nhập khi người lao động có tham gia BHXH bị mất hoặc giảm thu nhập.
- Dưới góc độ quản lý: BHXH là công cụ quản lý của Nhà nước để điều
chỉnh mối quan hệ kinh tế giữa người lao động, người sử dụng lao động và
Nhà nước; thực hiện quá trình phân phối và phân phối lại thu nhập giữa các
thành viên trong xã hội.
Khái niệm BHXH được khái quát một cách đầy đủ nhất trong Luật
BHXH được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa IX,
kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 29 tháng 6 năm 2006 như sau: "Bảo hiểm xã hội
là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động
khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh
10


nghề nghiệp, thất nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào
quỹ bảo hiểm xã hội" [29].
Khái niệm BHXH được sử dụng trong toàn bộ nghiên cứu của luận văn
là khái niệm BHXH đã được ghi trong Luật BHXH được Quốc hội nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa IX, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày
29 tháng 6 năm 2006.
1.1.2. Vai trò của BHXH
Từ khi ra đời cho đến nay, BHXH thể hiện rất rõ vai trò của nó trong đời
sống kinh tế - xã hội. Cụ thể:
1.1.2.1. Đối với người lao động
Mục đích chủ yếu của BHXH là bảo đảm thu nhập cho người lao động
và gia đình họ khi gặp những khó khăn trong của họ trong cuộc sống làm

giảm hoặc mất thu nhập; vì vậy, bảo hiểm xã hội có vai trò to lớn đối với
người lao động. Trước hết đó là điều kiện cho người lao động được cộng
đồng tương trợ khi ốm đau, tai nạn...Đồng thời, bảo hiểm xã hội cũng là cơ
hội để mỗi người thực hiện trách nhiệm tương trợ cho những khó khăn của
các thành viên khác. Tham gia BHXH còn giúp người lao động nâng cao hiệu
quả trong chi dùng cá nhân, giúp họ tiết kiệm những khoản nhỏ, đều đặn để
có nguồn dự phòng cần thiết chi dùng khi già cả, mất sức lao động...góp phần
ổn định cuộc sống cho bản thân và gia đình. Đó không chỉ là nguồn hỗ trợ vật
chất mà còn là nguồn động viên tinh thần to lớn đối với mỗi cá nhân khi gặp
khó khăn, làm cho họ ổn định về tâm lý, giảm bớt lo lắng khi ốm đau, tai nạn,
tuổi già. Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội được đảm bảo về thu nhập
ổn định ở mức độ cần thiết nên thường có tâm lý yên tâm, tự tin hơn trong
cuộc sống. Nhờ có BHXH, cuộc sống của những thành viên trong gia đình
người lao động cũng được đảm bảo an toàn.

11


1.1.2.2. Đối với người sử dụng lao động
BHXH giúp cho các tổ chức sử dụng lao động ổn định hoạt động, ổn
định sản xuất kinh doanh thông qua việc phân phối các chi phí cho người lao
động một cách hợp lý. Bởi bảo hiểm xã hội giúp ổn định tâm lý người lao
động giúp họ yên tâm làm việc tại đơn vị, do đó ổn định được số lao động tại
các đơn vị. BHXH tạo điều kiện để người sử dụng lao động có trách nhiệm
với người lao động, không chỉ khi trực tiếp sử dụng lao động mà trong suốt
cuộc đời người lao động, cho đến khi già yếu.
BHXH còn giúp các đơn vị sử dụng lao động ổn định nguồn chi, ngay
cả khi có rủi ro lớn xảy ra thì cũng không lâm vào tình trạng nợ nần hay phá
sản. Nhờ đó các chi phí được chủ động hạch toán, ổn định và tạo điều kiện để
phát triển không phụ thuộc nhiều vào hoàn cảnh khách quan.

1.1.2.3. Đối với nhà nước và hê ̣ thố ng an sinh xã hội
Với tư cách là một trong những chính sách kinh tế xã hội của Nhà nước,
BHXH sẽ “ bảo hiểm” cho người lao động, hoạt động BHXH sẽ giải quyết
những “ trục trặc”,“ rủi ro” xảy ra đối với những người lao động, góp phần
tích cực của mình vào việc phục hồi năng lực làm việc, khả năng sáng tạo của
sức lao động. Sự góp phần này tác động trực tiếp đến việc nâng cao năng suất
lao động cá nhân, đồng thời góp phần tích cực của mình vào việc nâng cao
năng suất lao động xã hội. Với sự trợ giúp cho người lao động khi họ gặp phải
rủi ro bằng cách tạo ra thu nhập thay thế thì BHXH đã gián tiếp tác động đến
chính sách tiêu dùng quốc gia làm tăng sự tiêu dùng cho xã hội.
BHXH còn là sự phản ánh trình độ phát triển kinh tế xã hội của một
quốc gia. Nếu nền kinh tế chậm phát triển, xã hội lạc hậu, đời sống nhân dân
thấp kém thì chính sách bảo hiểm xã hội cũng chậm phát triển ở mức tương
ứng. Khi kinh tế càng phát triển, đời sống của người lao động được nâng cao
thì nhu cầu tham gia BHXH của họ càng lớn. Thông qua hệ thống bảo hiểm

12


xã hội, trình độ tổ chức, quản lý rủi ro xã hội của các nhà nước cũng ngày
càng được nâng cao thể hiện bằng việc mở rộng đối tượng tham gia, đa dạng
về hình thức bảo hiểm, quản lý được nhiều trường hợp rủi ro trên cơ sở phát
triển các chế độ bảo hiểm xã hội....Ở một phương diện nhất định, bảo hiểm xã
hội còn phản ánh và góp phần nâng cao trình độ văn hóa của cộng đồng.
Hiện nay, khi đã trở thành một cấu phần cơ bản nhất trong hệ thống an
sinh xã hội, bảo hiểm xã hội là cơ sở để phát triển các bộ phận an sinh xã hội
khác. Các nhà nước thường căn cứ vào mức độ bao phủ chính sách bảo hiểm
xã hội để xác định những đối tượng nào còn gặp khó khăn, cần cộng đồng
chia sẻ nhưng chưa được tham gia BHXH để thiết kế những mạng lưới khác
của anh sinh xã hội như trợ cấp, cứu trợ xã hội...Trên cơ sở đó, bảo hiểm xã

hội là căn cứ để đánh giá trình độ quản lý rủi ro của từng quốc gia và mức độ
an sinh xã hội đạt được trong mỗi nước. Bảo hiểm xã hội góp phần vào việc
thực hiện công bằng xã hội, là công cụ phân phối lại thu nhập giữa những
nguời tham gia BHXH
1.1.3. Các chế độ BHXH và hình thức tham gia BHXH
1.1.3.1.Các chế độ BHXH
Chế độ BHXH là sự cụ thể hoá chính sách BHXH, là hệ thống các quy
định cụ thể và chi tiết, là sự bố trí, sắp xếp các phương tiện để thực hiện
BHXH đối với NLĐ. Nói cách khác, đó là một hệ thống các quy định được
pháp luật hoá về đối tượng hưởng, nghĩa vụ và mức đóng góp cho từng
trường hợp BHXH cụ thể.
Hiện nay, tồn tại 9 chế độ BHXH, song tuỳ theo điều kiện kinh tế - xã
hội của mỗi quốc gia trong từng thời kỳ, mà số lượng các chế độ được thực
hiện ở mỗi nước khác nhau. Ở nước ta, Điều 4 Luật BHXH quy định rõ các
chế độ BHXH, gồm:
BHXH bắt buộc bao gồm các chế độ sau đây: (1)Ốm đau; (2)Thai sản;
(3)Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; (4)Hưu trí; (5)Tử tuất.
BHXH tự nguyện bao gồm các chế độ sau đây: (1) Hưu trí; (2) Tử tuất.
13


BHTN bao gồm các chế độ sau đây: (1) Trợ cấp thất nghiệp; (2) Hỗ trợ
học nghề; (3) Hỗ trợ tìm việc làm.
1.1.3.2. Hình thức tham gia Bảo hiểm xã hội
Hiện nay, có hai loại hình BHXH cơ bản: BHXH bắt buộc và BHXH
tự nguyện
BHXH bắt buộc là loại hình BHXH mà NLĐ và người SDLĐ bắt buộc
phải tham gia. [29]
BHXH tự nguyện là loại hình BHXH mà NLĐ tự nguyện tham gia,
được lựa chọn mức đóng và phương thức đóng phù hợp với thu nhập của

mình để hưởng BHXH.[29]
Thực tế cho thấy, giữa BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện vẫn có một
vài điểm khác nhau: Đối tượng tham gia, phương thức đóng, mức đóng và
hưởng giữa hai hình thức tham gia…
Qua đó, cần phân biệt rõ trong công tác quản lý Nhà nước về BHXH bắt
buộc và tự nguyện. Tránh nhầm lẫn khi xem xét các vấn đề liên quan trong
công tác chi trả các chế độ BHXH cho người lao động theo hình thức mà họ
tham gia là bắt buộc hay tự nguyện. Mỗi quốc gia có những điều kiện kinh tế
- xã hội khác nhau, vì thế tùy theo khả năng của quốc gia đó mà triển khai các
chế độ BHXH tự nguyện cho hợp lý, đạt mục tiêu cao nhất là sự an tâm cho
đối tượng tham gia BHXH dù ỏ hình thức bắt buộc hay tự nguyện.
Dù tham gia BHXH bắt buộc hay tự nguyện thì mục tiêu của BHXH vẫn
là: đảm bảo lợi ích của người tham gia bảo hiểm và ổn định cuộc sống cho họ
khi gặp khó khăn. Các quốc gia đang dần tiến tới BHXH cho toàn dân, nhằm
đảm bảo cho xã hội phát triển an toàn và bền vững....
1.2. Khái niệm thực hiện pháp luật và thực hiện pháp luật bảo hiểm xã hội
1.2.1. Khái niệm thực hiện pháp luật
Cho đến nay, có rất nhiều nhà khoa học về luật học đứng trên các bình
diện khác nhau nghiên cứu về thực hiện pháp luật và có nhiều cách luận giải
vấn đề thực hiện pháp luật như sau:
14


Quan điểm thứ nhất: Giáo trình Lý luận chung Nhà nước và Pháp luật
của Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh có viết: “Thực
hiện pháp luật là một hiện tượng xã hội mang tính quản lý. Quá trình hoạt
động thực hiện pháp luật diễn ra đồng thời và tiếp nối quá trình xây dựng và
hoàn thiện pháp luật của Nhà nước” [23, tr.270].
Theo quan điểm trên thì xây dựng pháp luật và thực hiện pháp luật là hai
dạng hoạt động khác nhau nhưng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Xây dựng

pháp luật là quá trình hoạt động của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhằm
ban hành pháp luật và không ngừng hoàn thiện hệ thống pháp luật, còn thực hiện
pháp luật là hoạt động diễn ra đồng thời và nhằm thực hiện vai trò quản lý xã hội
của nhà nước.
Quan điểm thứ hai: Theo giáo trình Lý luận chung Nhà nước và Pháp luật
của Trường Đại học Luật Hà Nội: “Thực hiện pháp luật là hoạt động có mục
đích nhằm thực hiện các quy định của pháp luật, làm cho chúng đi vào cuộc
sống, trở thành hành vi thực tế hợp pháp của chủ thể pháp luật” [34, tr.463].
Quan điểm này cho thấy thực hiện pháp luật có thể là hành vi của cá
nhân, cũng có thể là hoạt động của các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã
hội… nhằm làm cho pháp luật được thực thi trong cuộc sống.
Quan điểm thứ ba: Theo giáo trình Lý luận chung Nhà nước và Pháp
luật của Khoa Luật, Trường Đại học Quốc gia Hà Nội:
Thực hiện pháp luật là hành vi hành động hoặc không hành động của
con người phù hợp với những quy định của pháp luật. Nói cách khác, tất cả
những hoạt động nào của con người, của tổ chức mà thực hiện phù hợp với
quy định của pháp luật thì được coi là sự thực hiện thực tế của quy phạm
pháp luật [36, tr.369].
Bên cạnh những quan điểm chính thức như trên, hiện nay còn có một số
nhà khoa học pháp lý có cách tiếp cận về thực hiện pháp luật và đưa ra các
luận giải về thực hiện pháp luật khá phong phú như:

15


PGS.TS Nguyễn Minh Đoan cho rằng: Thực hiện pháp luật trước hết là
một trong những hình thức để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà
nước. Tất cả các Nhà nước để có thể tổ chức, quản lý được xã hội đều bắt
buộc phải tiến hành xây dựng pháp luật và ban hành quy phạm pháp luật, Nhà
nước mong muốn sử dụng pháp luật để điều chỉnh các quan hệ xã hội phục vụ

lợi ích và mục đích của Nhà nước và xã hội. [1, tr 18 ]
Điều đó chỉ có thể đạt được khi các quy phạm pháp luật do Nhà nước
ban hành được các tổ chức và cá nhân trong xã hội thực hiện một cách chính
xác, đầy đủ.
Theo đó, thực hiện pháp luật là hành vi hợp pháp của các chủ thể pháp
luật. Pháp luật được đặt ra là để điều chỉnh ở dạng hành vi pháp luật của con
người. Hành vi đó có thể là hành vi hành động hoặc không hành động phù
hợp với những quy luật.
Tóm lại, trong tất cả các quan điểm về thực hiện pháp luật nêu trên đều
có những khía cạnh, ý kiến khác nhau về thực hiện pháp luật. Tuy nhiên, tựu
chung lại, các quan điểm về thực hiện pháp luật đều thể hiện nội dung cốt lõi
của vấn đề đó là:
Thực hiện pháp luật là quá trình hoạt động có mục đích làm cho những
quy định của pháp luật trở thành hiện thực trong cuộc sống, tạo ra cơ sở
pháp lý cho hoạt động thực tế của chủ thể pháp luật.
Qua khái niệm về thực hiện pháp luật nêu trên, có thể hiểu rằng các tổ
chức và cá nhân là chủ thể của pháp luật khi gặp phải những tình huống mà
quy phạm pháp luật đã nêu ra ở phần giả định thì các chủ thể phải tự hành
động hoặc không hành động sao cho phù hợp với những quy định của pháp
luật. Hay nói cách khác thực hiện pháp luật là một quá trình hoạt động có mục
đích, có lý trí và có ý chí của các chủ thể pháp luật, làm cho những quy định
của pháp luật đi vào cuộc sống, phù hợp với lợi ích và ý chí của Nhà nước.
16


×