Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

LÝ THUYẾT TRỌNG tâm về ESTE LIPIT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.15 MB, 85 trang )

Khóa học LTĐH KIT-1: Môn Hóa học (Thầy Vũ Khắc Ngọc)

Lý thuyết trọng tâm về Este - Lipit

LÝ THUYẾT TRỌNG TÂM VỀ ESTE - LIPIT
(TÀI LIỆU BÀI GIẢNG)
(Tài liệu dùng chung cho bài giảng số 12 và bài giảng số 13 thuộc chuyên đề này)

Giáo viên: VŨ KHẮC NGỌC
Đây là tài liệu tóm lược các kiến thức đi kèm với bài giảng “Lý thuyết trọng tâm về este - lipit (Phần 1)” thuộc
Khóa học LTĐH KIT-1: Môn Hóa học (Thầy Vũ Khắc Ngọc) tại website Hocmai.vn. Để có thể nắm vững kiến
thức phần “Lý thuyết trọng tâm về este - lipit”, Bạn cần kết hợp xem tài liệu cùng với bài giảng này.

I. Khái niệm chung
1. Định nghĩa dẫn xuất của axit cacboxylic
- Khi thay nhóm –OH ở nhóm chức cacboxyl (-COOH) của axit cacboxylic bằng các nguyên tử và nhóm
nguyên tử khác, ta thu được các dẫn xuất của axit cacboxylic.
VD: axit, este, anhiđrit axit, amit, peptit, clorua axit, ….
- Este là một loại dẫn xuất của axit cacboxylic, trong đó, nhóm –OH ở nhóm chức cacboxyl (-COOH) được
thay bằng nhóm OR.
Este đơn giản có CTCT dạng: RCOOR’
VD: CH3COOC2H5, CH2=CH-COOCH3, ….
- Chất béo là trieste của glyxerol với các axit monocacboxylic có số chẵn nguyên tử C (12C – 24C) không
phân nhánh (axit béo), gọi chung là triglixerit hay là triaxylglixerol.
Axit béo no thường gặp là:
CH3-[CH2]14-COOH
CH3-[CH2]16-COOH
Axit panmitic, tnc 63,1oC
Axit stearic, tnc 69,6 oC
Axit béo không no thường gặp là:


Công thức chung của chất béo là:

Trong đó gốc hiđrocacbon của axit có thể no hoặc không no, không phân nhánh, giống nhau hoặc khác
nhau.
2. Danh pháp
- Este:
Tên Este = Tên gốc hiđrocacbon của phần rượu + Tên anion gốc axit (đuôi “at”)
VD:
H C O C 2 H5
CH3 C O CH CH 2
||
||
O
O
etyl fomiat
vinyl axetat
C 6 H 5 C O CH3
CH3 C O CH 2 C 6 H 5
||
||
O
O
metyl benzoat
benzyl axetat
- Chất béo:
Trong trường hợp các gốc hiđrocacbon của axit béo giống nhau, tên của chất béo có thể được gọi một cách
đơn giản như sau:
Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt

Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12


- Trang | 1 -


Khóa học LTĐH KIT-1: Môn Hóa học (Thầy Vũ Khắc Ngọc)

Lý thuyết trọng tâm về Este - Lipit

Tên chất béo = Tri + tên thông thường của axit (đổi đuôi “ic” thành đuôi “in”).
VD:
CH 2 OCO C17 H 33
CH 2 OCO C17 H 35
|
|
CH OCO C17 H33
CH OCO C17 H35
|
|
CH 2 OCO C17 H 33
CH 2 OCO C17 H 35
Triolein (lỏng)
Tristearin (rắn)
3. Tính chất vật lý
- Nhiệt độ sôi của các este thấp hơn axit cacboxylic và ancol có cùng số C, do este không có liên kết H.
- Các este đều nhẹ hơn nước và rất ít tan trong nước nhưng tan nhiều trong các dung môi hữu cơ.
- Các triglixerit chứa các gốc axit béo no thường là chất rắn ở nhiệt độ thường (mỡ động vật, sáp ong), các
triglixerit chứa các gốc axit béo không no thường là chất lỏng ở nhiệt độ thường (dầu thực vật, dầu cá, ...)
- Một số este dễ bay hơi và có mùi hoa quả chín:
+ isoamyl axetat CH3COOCH2CH2CH(CH3)2 : có mùi chuối chín.
+ benzyl propionat CH3-CH2-COOCH2C6H5 : có mùi hoa nhài.

+ etyl butirat CH3-CH2-CH2-COOC2H5 có mùi dứa.
+ etyl isovalerat : CH3-CH2-CH2-CH2-COOC2H5 : có mùi táo.
II. Đồng đẳng – Đồng phân
1. Đồng đẳng
Tùy theo cấu tạo của este (mạch C, số nhóm chức, ...) mà ta có các dãy đồng đẳng khác nhau. Trong
chương trình phổ thông, ta chủ yếu xét dãy đồng đẳng este no, đơn chức, mạch hở, có các đặc điểm sau:
- Công thức dãy đồng đẳng: CnH2nO2.
- Khi đốt cháy: n H2 O = n CO2
.
Ngoài ra, cũng cần chú ý đến các dãy có công thức dạng CnH2n-2Ox (no, mạch hở, 2 chức hoặc không no,
một nối đôi, mạch hở, đơn chức) khi đốt cháy: n H2 O < n CO2 và n este = n CO2 - n H2 O
.
2. Đồng phân
Ngoài đồng phân về mạch C, este còn có đồng phân loại nhóm chức với axit.
III. Tính chất hóa học
1. Phản ứng ở nhóm chức
a, Phản ứng thủy phân
Este bị thủy phân trong cả môi trường axit và môi trường kiềm:
- Trong môi trường axit:
H+ , t o

RCOOR' + H2 O
RCOOH + R'OH
Phản ứng thuận nghịch (xảy ra theo cả 2 chiều trong cùng điều kiện) với phản ứng este hóa.
Chú ý: các bài tập liên quan đến hằng số cân bằng và chuyển dịch cân bằng.
- Trong môi trường kiềm:
RCOOR' + NaOH
RCOONa + R'OH
Phản ứng xảy ra theo một chiều và còn gọi là phản ứng xà phòng hóa.
Chú ý: các sản phẩm tạo thành có thể tiếp tục chuyển hóa và phản ứng.

+ Este của phenol.
+ Este của rượu không no và không bền.
- Với chất béo:
C3H5 (OCOR)3 + 3H2O

C3H5 (OCOR)3 + 3NaOH

H+ , t o

3RCOOH + C 3H5 (OH)3

3RCOONa
 + C 3 H5 (OH)3
hçn hîp xµ phßng

Chú ý: các chỉ số của chất béo:
+ Chỉ số este: là số mg KOH cần để xà phòng hóa glixerit của 1 gam chất béo.
+ Chỉ số axit: là số mg KOH cần để trung hòa axit béo tự do có trong 1 gam chất béo.
+ Chỉ số xà phòng hóa: là số mg KOH cần để xà phòng hóa glixerit và trung hòa axit béo tự do trong 1 gam
chất béo.
Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt

Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12

- Trang | 2 -


Khóa học LTĐH KIT-1: Môn Hóa học (Thầy Vũ Khắc Ngọc)

Lý thuyết trọng tâm về Este - Lipit


chỉ số xà phòng hóa = chỉ số este + chỉ số axit
b. Phản ứng khử nhóm chức –COOEste bị khử bởi liti nhôm hiđrua (LiAlH4), khi đó nhóm R C (gọi là nhóm axyl) trở thành ancol bậc I :
||
O
LiAlH 4
RCOOR'
RCH 2OH + R'OH
2. Phản ứng ở gốc hiđrocacbon
Este có thể tham gia phản ứng thế, cộng, tách, trùng hợp,… Sau đây chỉ xét phản ứng cộng và phản ứng
trùng hợp.
a. Phản ứng cộng vào gốc không no
Gốc hiđrocacbon không no ở este có phản ứng cộng với H2, Br2, Cl2, ... giống như hiđrocacbon không no.
Ni, t o

CH3[CH 2 ]7CH=CH[CH2 ]7COOCH3 + H2
CH3[CH2 ]16 COOCH3
Metyl oleat
Metyl stearat
b. Phản ứng trùng hợp
Một số este đơn giản có liên kết đôi tham gia được phản ứng trùng hợp giống anken.

nCH2

CH

C O
||
O


CH3

xt, t o

( CH
|

CH 2 )n

COOCH

3
Metyl acrylat
Poli(metyl acrylat)
IV. Điều chế và ứng dụng
1. Điều chế
a. Este của ancol
Phản ứng este hóa: đun hồi lưu ancol với axit hữu cơ có H2SO4 đặc xúc tác
H SO , t o

2
4

 CH 3COOCH 2CH 2CH(CH 3 )2 + H 2O
CH3COOH + (CH3 )2CHCH 2CH 2OH 
ancol isoamylic
isoamyl axetat
Phản ứng este hoá là phản ứng thuận nghịch. Để nâng cao hiệu suất của phản ứng (tức chuyển dịch cân
bằng về phía tạo thành este) có thể lấy dư một trong hai chất đầu hoặc làm giảm nồng độ các sản phẩm.
Axit sunfuric vừa làm xúc tác vừa có tác dụng hút nước, do đó góp phần làm tăng hiệu suất tạo este.

b. Este của phenol
Phải dùng anhiđrit axit hoặc clorua axit tác dụng với phenol.

C6H5 OH (CH3CO)2 O
CH3COOC6H5 CH3COOH
anhiđrit axetic
phenyl axetat
2. Ứng dụng
- Trong công nghiệp thực phẩm, một số este có mùi thơm hoa quả không độc, được dùng để tăng thêm
hương vị cho bánh kẹo, nước giải khát…
- Trong công nghiệp mỹ phẩm, một số este có mùi thơm hấp dẫn được pha vào nước hoa, xà phòng thơm,
kem bôi da…
- Nhiều este có khả năng hòa tan tốt nhiều chất hữu cơ nên được dùng để dung môi (pha sơn).
- Một số este là nguyên liệu để sản xuất sợi tổng hợp, thủy tinh hữu cơ, chất dẻo, thủy phân thành
poli(vinylancol) làm keo dán, …
- Trong công nghiệp, một lượng lớn chất béo dùng để điều chế xà phòng, glixerol và chế biến thực phẩm.
Một số dầu thực vật được sử dụng làm nhiên liệu cho động cơ điezen.
- Ứng dụng quan trọng nhất của glixerin là để điều chế thuốc nổ glixerin trinitrat.
- Glixerin còn được dùng nhiều trong công nghiệp dệt, thuộc da do có khả năng giữ nước làm mềm da,
vải.....
- Cho thêm glixerin vào mực in, mực viết, kem đánh răng… sẽ giúp cho các sản phẩm đó chậm bị khô.
Giáo viên: Vũ Khắc Ngọc
Nguồn:

Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt

Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12

Hocmai.vn


- Trang | 3 -


Khóa học LTĐH KIT-1: Môn Hóa học (Thầy Vũ Khắc Ngọc)

Lý thuyết trọng tâm về Cacbohidrat

LÝ THUYẾT TRỌNG TÂM VỀ CACBOHIĐRAT
(TÀI LIỆU BÀI GIẢNG)

Giáo viên: VŨ KHẮC NGỌC
Đây là tài liệu tóm lược các kiến thức đi kèm với bài giảng “Lý thuyết trọng tâm về cacbohiđrat” thuộc Khóa học
LTĐH KIT-1: Môn Hóa học (Thầy Vũ Khắc Ngọc) tại website Hocmai.vn. Để có thể nắm vững kiến thức phần “Lý
thuyết trọng tâm về cacbohiđrat”, Bạn cần kết hợp xem tài liệu cùng với bài giảng này.

I. KHÁI NIỆM CHUNG
1. Định nghĩa
Cacbohiđrat (gluxit, saccarit) là những hợp chất hữu cơ tạp chức thường có công thức chung là Cn(H2O)m.
2. Cấu tạo
Cacbohiđrat là những hợp chất polihiđroxicacbonyl (gồm nhiều nhóm –OH và có nhóm >C=O) và dẫn
xuất của chúng.
3. Phân loại
Dựa vào số đơn vị mắt xích cấu tạo, cacbohiđrat được chia thành 3 nhóm chính:
- Monosaccarit: là nhóm cacbohiđrat đơn giản nhất, không thể thủy phân được (glucozơ, fructozơ, ...)
- Đisaccarit: là nhóm cacbohiđrat mà khi thủy phân sinh ra 2 phân tử monosaccarit (saccarozơ, mantozơ)
- Polisaccarit: là nhóm cacbohiđrat phức tạp mà khi thủy phân đến cùng sinh ra nhiều phân tử
monosaccarit (tinh bột, xenlulozơ).
II. GLUCOZƠ VÀ FRUCTOZƠ
1. Tính chất vật lý – Trạng thái tự nhiên
- Glucozơ và Fructozơ đều là những chất rắn kết tinh, không màu, dễ tan trong nước, có vị ngọt

(glucozơ < đường mía – saccarozơ < fructozơ).
- Ở trạng thái kết tinh (dạng tinh thể), glucozơ tồn tại ở 2 dạng mạch vòng, trong đó, vòng α có nhiệt
độ nóng chảy (146oC) thấp hơn dạng vòng β (150oC). Dạng mạch hở chỉ tồn tại trong dung dịch với nồng
độ rất thấp (0,003%).
- Ở trạng thái kết tinh (dạng tinh thể), fructozơ chủ yếu tồn tại ở dạng vòng β – 5 cạnh, ở dạng dung
dịch cũng chủ yếu là dạng vòng β – 5 cạnh hoặc 6 cạnh.
- Trong máu người, glucozơ có nồng độ nhỏ và gần như đổi (khoảng 0,1%).
2. Cấu trúc phân tử
Glucozơ và Fructozơ là 2 đồng phân của nhau có cùng CTPT C6H12O6.
a. Dạng mạch hở
- Glucozơ: mạch thẳng, không phân nhánh, 5 nhóm –OH kề nhau và có nhóm anđehit –CHO.
CH 2 OH-CHOH-CHOH-CHOH-CHOH-CHO hay CH 2OH(CHOH)4 CHO
- Fructozơ: mạch thẳng, không phân nhánh, 5 nhóm –OH có nhóm xeton >C=O.
CH 2 OH-CHOH-CHOH-CHOH-CO-CH2 OH hay CH2 OH(CHOH)3COCH 2OH
b. Dạng mạch vòng
- Mạch vòng của glucozơ được hình thành do phản ứng cộng nhóm –OH ở C5 vào nhóm C=O, phản
ứng tạo ra 2 dạng mạch vòng α và β (tương ứng với vị trí tương đối của nhóm –OH ở C1 với các nhóm –
OH còn lại qua mặt phẳng vòng), trong đó dạng β có nhiệt độ sôi cao hơn và chiếm tỷ lệ cao hơn (64%).

Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt

Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12

- Trang | 1 -


Khóa học LTĐH KIT-1: Môn Hóa học (Thầy Vũ Khắc Ngọc)

Lý thuyết trọng tâm về Cacbohidrat


β – glucozơ
- Nhóm –OH ở C1 được gọi là OH hemiaxetal, khi nhóm OH này còn tự do thì glucozơ vẫn còn khả
năng mở vòng và còn tính khử.
- Mạch vòng của fructozơ cũng hình thành theo cách tương tự nhưng dạng bền chủ yếu ở cả trạng thái
dung dịch và tinh thể là vòng β – 5 cạnh.

β – fructozơ
3. Tính chất hóa học của glucozơ
Khái quát: Glucozơ có tính chất của anđehit và ancol đa chức.
a. Tính chất của ancol đa chức
- Tác dụng với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường tạo ra dung dịch phức đồng-glucozơ có màu xanh lam đặc
trưng:
2C 6 H12 O6 + Cu(OH)2
(C 6 H11O 6 )2Cu + 2H 2O
- Phản ứng tạo este: khi tác dụng với anhiđrit axetic, glucozơ có thể tạo este chưa 5 gốc axetat
C 6 H12 O6 + 5(CH3CO)2O
C 6 H 7O(OCOCH 3 )5 + 5CH3COOH
b. Tính chất của anđehit
- Phản ứng oxh:
+ Phản ứng tráng gương:
NH3
CH2OH(CHOH)4CHO + Ag2O
CH 2OH(CHOH) 4 COOH + 2Ag
+ H 2O

glucoz¬
Phản
ứng
với
dung dịch Brom:

+
CH2 OH(CHOH)4 CHO + Br2 + H 2O

a. gluconic
Ni, t o

CH 2 OH(CHOH)4 COOH + 2HBr

glucoz¬
a. gluconic
+ Phản ứng với Cu(OH)2 khi đun nóng trong môi trường kiềm:
OHCH2 OH(CHOH)4CHO + 2Cu(OH)2
CH 2OH(CHOH)4 COOH + Cu 2O
glucoz¬
- Phản ứng khử với H2/Ni đun nóng:
CH2 OH(CHOH)4 CHO + H 2

+ 2H 2O

a. gluconic
Ni, t o

CH 2OH(CHOH)4CH 2OH

glucoz¬
ancol sorbitol
c. Phản ứng lên men rượu
enzyme, 30-35o C
C6 H12O6
2C2 H5OH + 2CO2

d. Tính chất riêng của dạng mạch vòng
Nhóm –OH hemiaxetal trong gulcozơ dạng vòng linh động hơn các nhóm –OH khác nên có thể tạo
ete với các phân tử khác tạo thành glucozit.

Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt

Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12

- Trang | 2 -


Khóa học LTĐH KIT-1: Môn Hóa học (Thầy Vũ Khắc Ngọc)

Lý thuyết trọng tâm về Cacbohidrat

OH

OH

O
HO

OH + CH 3OH
HO

HCl khan

OH

O

HO

OCH 3 + H 2O
HO

OH

Trong glucozit, nhóm –OH hemiaxetal đã bị ankyl hóa nên không còn khả năng mở vòng và phân tử
không còn tính khử.
4. Tính chất hóa học của fructozơ
- Tương tự glucozơ, fructozơ có tính chất của ancol đa chức (tạo phức màu xanh lam đặc trưng với
Cu(OH)2 ở nhiệt độ thưường), tác dụng với H2/Ni, to tạo ra ancol sorbitol.
- Fructozơ không có nhóm chức –CHO nhưng vẫn có phản ứng tráng bạc và khử Cu(OH)2/OH-, to do
khi đun nóng trong môi trường kiềm, nó chuyển thành glucozơ theo cân bằng:
OH-

Fructoz¬
Glucoz¬
Chú ý: Môi trường của phản ứng oxh bởi dung dịch Br2 không phải là kiềm nên chỉ có glucozơ phản
ứng, fructozơ không có phản ứng này
nhận biết, giải toán.
5. Điều chế và ứng dụng của glucozơ
a, Điều chế:
Thủy phân tinh bột hoặc xenlulozơ trong axit HCl hoặc enzyme:
H+ , t o
(C6 H10O5 )n + nH2 O
nC6 H12 O6
b, Ứng dụng
- Trong y học: có giá trị dinh dưỡng, sử dụng làm thuốc tăng lực.
- Trong công nghiệp: tráng gương, ruột phích; sản xuất etanol.

III. SACCAROZƠ và MANTOZƠ
1. Tính chất vật lý – Trạng thái tự nhiên
Saccarozơ và mantozơ đều là chất rắn kết tinh, không màu, vị ngọt, dễ tan trong nước.
Saccarozơ còn gọi là đường mía (thành phần chính của đường mía, củ cải, thốt nốt), mantozơ là
đường mạch nha.
2. Cấu trúc phân tử
- Saccarozơ và mantozơ là 2 đồng phân của nhau có cùng CTPT C12H22O11.
- Saccarozơ được tạo thành từ 1 phân tử α – glucozơ và 1 phân tử β – fructozơ bởi liên kết α – 1,2 –
glicozit (liên kết kiểu ete: α – C1 – O – C2). Do là liên kết 1,2 – glicozit nên saccarozơ không còn nhóm –
OH hemiaxetal và không còn khả năng mở vòng, không có tính khử.
- Mantozơ được tạo thành từ 2 phân tử α – glucozơ và α – 1,2 – glicozit (liên kết kiểu ete: α – C1 – O
– C4). Do là liên kết 1,4 – glicozit nên phân tử α – glucozơ thứ 2 vẫn còn nhóm –OH hemiaxetal tự do (ở
C1) và mantozơ còn khả năng mở vòng, vẫn còn tính khử của nhóm chức –CHO.
3. Tính chất hóa học
a. Tính chất của ancol đa chức
Cả saccarozơ và mantozơ đều tác dụng với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường tạo ra dung dịch phức đồngglucozơ có màu xanh lam đặc trưng:
2C12 H 22 O11 + Cu(OH)2
(C12 H 21O11 )2Cu + 2H 2O
b. Tính khử của mantozơ
Saccarozơ không còn nhóm –OH hemiaxetal nên không còn khả năng mở vòng và không còn tính các
tính chất này.
- Phản ứng tráng gương.
- Phản ứng với dung dịch brom.
- Phản ứng với Cu(OH)2 khi đun nóng trong môi trường kiềm.
c. Phản ứng thủy phân
Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt

Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12

- Trang | 3 -



Khóa học LTĐH KIT-1: Môn Hóa học (Thầy Vũ Khắc Ngọc)

Lý thuyết trọng tâm về Cacbohidrat

Khi đun nóng trong môi trường axit, các đisaccarit bị thủy phân thành các monosaccarit tương ứng:
H , toC

C12 H 22 O11 + H 2 O

C 6 H12 O 6 + C 6 H12 O 6

saccaroz¬

-glucoz¬

-fructoz¬

mantoz¬

-glucoz¬

-glucoz¬

Chú ý: Dung dịch sau thủy phân có tính khử tăng lên so với đisaccarit ban đầu.
4. Điều chế và ứng dụng
a. Điều chế:
- Quy trình sản xuất đường saccarozơ
- Mantozơ được điều chế bằng cách thủy phân tinh bột nhờ enzyme amilaza (trong mầm lúa, dịch tiêu

hóa, ...)
b. Ứng dụng
Trong công nghiệp thực phẩm (bánh kẹo, nước giải khát, ...) và dược phẩm, dinh dưỡng.
IV. TINH BỘT VÀ XENLULOZƠ
1. Tính chất vật lý – Trạng thái tự nhiên
- Tinh bột là chất rắn vô định hình, màu trắng, không tan trong nước nguội, tan trong nước nóng (65o
trở lên) tạo thành dung dịch keo nhớt gọi là hồ tinh bột.
- Xenlulozơ là chất rắn hình sợi, màu trắng, không tan trong nước và các dung môi hữu cơ thông
thường nhưng tan trong một số dung môi đặc biệt như nước Svayde (Cu(OH)2/NH3).
- Tinh bột có nhiều trong các thành phần dự trữ của thực vật như hạt, củ, quả còn xenlulozơ là thành
phần cấu tạo cơ bản của thành tế bào thực vật, có nhiều trong thân gỗ, bông, đay, gai, tre, nứa, ...
2. Cấu trúc phân tử
- Tinh bột là hỗn hợp của 2 loại polisacarit là: amilozơ và amilopectin.
+ Amilozơ là polime không phân nhánh, gồm khoảng 1000 - 4000 mắt xích α – glucozơ liên kết với
nhau bằng liên kết α – 1,4 – glicozit, chiếm khoảng 20 – 30% khối lượng tinh bột.
+ Amilopectin là polime mạch phân nhánh, gồm khoảng 2000 – 200.000 mắt xích α – glucozơ liên kết
với nhau bằng liên kết α – 1,4 – glicozit xen kẽ với liên kết α – 1,6 – glicozit chiếm khoảng 70 – 80% khối
lượng tinh bột.
- Xenlulozơ là một polime không phân nhánh gồm khoảng 100.000 – 200.000 mắt xích β – glucozơ
liên kết với nhau bằng liên kết β – 1,4 – glicozit. Mỗi mắt xích C6H10O5 vẫn còn 3 nhóm –OH tự do (1
nhóm ancol bậc 1, 2 nhóm ancol bậc 2) nên có thể viết CTCT của xenlulozơ là [C6H7O2(OH)3]n.

3. Tính chất hóa học
a. Phản ứng thủy phân của polisaccrit
Khi đun nóng trong môi trường axit, các polisaccarit bị thủy phân thành các monosaccarit tương ứng:

(C 6 H10 O5 )n + nH 2 O

H+ , t o


nC 6 H12 O6

tinh bét

-glucoz¬

xenluloz¬

-glucoz¬

b. Phản ứng màu với dung dịch iot của tinh bột
Phân tử tinh bột (thực chất là amilozơ trong tinh bột) hấp phụ iot tạo ra phức màu xanh tím, khi đun
nóng, màu xanh tím biến mất, để nguội lại có màu.
Phản ứng này dùng để nhận biết tinh bột bằng I2 và ngược lại.
c. Phản ứng kiểu ancol đa chức của xenlulozơ
- Phản ứng nitrat hóa với HNO3 và H2SO4 đặc:
C 6 H7O2 OH

3

n

+ 3nHNO3

H2 SO4 , t o

C 6 H 7O2 ONO 2

3


n

+ 3nH 2O

xenluloz¬ trinitrat

Xenlulozơ trinitrat là chất dễ cháy và nổ mạnh, được dùng làm thuốc súng
- Phản ứng tạo este với anhiđrit axetic:

Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt

Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12

- Trang | 4 -


Khóa học LTĐH KIT-1: Môn Hóa học (Thầy Vũ Khắc Ngọc)

C 6 H7O2 OH

3

n

+ 3n(CH3CO)2 O

Lý thuyết trọng tâm về Cacbohidrat

H2 SO4 , t o


C 6 H 7O2 OCOCH3

3

n

+ 3nCH3COOH

xenluloz¬ triaxetat

Hỗn hợp sản phẩm gồm xenlulozơ điaxetat và triaxetat là chất dẻo dễ kéo thành tơ sợi dùng làm
nguyên liệu chính để sản xuất tơ axetat.
- Chế hóa với NaOH và CS2 để sản xuất tơ visco.
4. Điều chế và ứng dụng
a. Điều chế:
Tinh bột được tổng hợp trong cây xanh nhờ phản ứng quang hợp:
¸nh s¸ng
6nCO2 + 5nH2O
(C6 H10O5 )n + 6nCO2
clorophin
b. Ứng dụng
- Sự chuyển hóa tinh bột trong cơ thể.
- Các vật liệu chứa nhiều xenlulozơ (tre, gỗ, nứa, ...) thường dùng làm vật liệu xây dựng, đồ dùng gia
đình, ... Xenlulozơ nguyên chất và gần nguyên chát dùng để chế biến thành sợi, tơ, giấy viết, bao bì, thuốc
súng, ...
- Các sản phẩm thủy phân của tinh bột và xenlulozơ có thể dùng để sản xuất etanol, cao su, ...

Giáo viên: Vũ Khắc Ngọc
Nguồn:
Hocmai.vn


Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt

Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12

- Trang | 5 -


Khóa học LTĐH KIT-1: Môn Hóa học (Thầy Vũ Khắc Ngọc)

Lý thuyết trọng tâm về Amin

LÝ THUYẾT TRỌNG TÂM VỀ AMIN
(TÀI LIỆU BÀI GIẢNG)

Giáo viên: VŨ KHẮC NGỌC
Đây là tài liệu tóm lược các kiến thức đi kèm với bài giảng “Lý thuyết trọng tâm về amin (Phần 1)” thuộc Khóa học
LTĐH KIT-1: Môn Hóa học (Thầy Vũ Khắc Ngọc) tại website Hocmai.vn. Để có thể nắm vững kiến thức phần
“Lý thuyết trọng tâm về amin”, Bạn cần kết hợp xem tài liệu cùng với bài giảng này.

I. KHÁI NIỆM CHUNG
1. Định nghĩa
Khi thay thế một hay nhiều nguyên tử hiđro trong phân tử NH3 bằng một hay nhiều gốc hiđrocacbon ta
được amin.
2. Phân loại
Có 2 cách phân loại amin:
- Theo cấu tao của gốc hiđrocacbon: amin thơm, amin béo, amin dị vòng.
- Theo bậc của amin: amin bậc I, bậc II và bậc III.
Bậc của amin được tính bằng số nguyên tử H trong phân tử amoniac bị thay thế bởi gốc hiđrocacbon.
3. Danh pháp

- Tên thay thế:
Tên Amin = Tên hiđrocacbon tương ứng theo mạch chính + số chỉ vị trí + amin.
- Tên gốc – chức:
Tên Amin = Tên gốc hiđrocacbon tương ứng + amin.
- Tên thông thường: anilin, toluiđin.
4. Tính chất vật lý
- Amin cũng tạo được liên kết hiđro với nước và liên kết hiđro liên phân tử nên dễ tan trong nước và có
nhiệt độ sôi cao hơn các hiđrocacbon và dẫn xuất hiđrocacbon có cùng KLPT. Tuy nhiên, liên kết hiđro
của amin yếu hơn của rượu nên nhiệt độ sôi của amin thấp hơn của rượu và axit có cùng C.
- Metylamin, đimetylamin, trimetylamin và etylamin là những chất khí, có mùi khai gần giống với NH3.
- Anilin là chất lỏng, không màu, rất độc, ít tan trong nước, tan trong etanol, benzen.
II. ĐỒNG ĐẲNG - ĐỒNG PHÂN
1. Đồng đẳng
Trong chương trình phổ thông, chủ yếu chỉ xét dãy đồng đẳng của amin no, đơn chức, mạch hở có các đặc
điểm sau:
- Công thức dãy đồng đẳng: CnH2n+3N.
- Khi đốt cháy: n H2 O > n CO2 vµ n amin = n H2 O - n CO2 - n N 2
.
Ngoài ra, cũng cần chú ý đến dãy amin đơn chức, mạch hở, không no một nối đôi có công thức CnH2n+1N
khi đốt cháy cũng có n H2 O > n CO2 vµ n H2O = n CO2 + n N 2
.
2. Đồng phân
Các amin no từ C2 trở đi đã có đồng phân về các bậc của amin, từ C3 có đồng phân về vị trí của nhóm thế NH2 và từ C4 có đồng phân về mạch C.
III. TÍNH CHẤT HÓA HỌC
1. Phản ứng của nhóm chức amin
a. Tính bazơ
Do phân tử amin có nguyên tử N còn đôi electron chưa liên kết (tương tự trong phân tử NH3) có khả năng
nhận proton (H+) nên amin có tính bazơ.

Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt


Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12

- Trang | 1 -


Khóa học LTĐH KIT-1: Môn Hóa học (Thầy Vũ Khắc Ngọc)

[CH 3 NH 3 ]+Cl -

CH 3 NH 2 + HCl
C 6 H 5 NH 2 + HCl

Lý thuyết trọng tâm về Amin

(*)

[C 6 H 5 NH 3 ]+Cl -

vÈn ®ôc, kh«ng tan

tan

Chú ý:
- Phản ứng (*) tạo ra khói trắng và hiện tượng “thăng hoa hóa học” tương tự NH3.
- Các muối amoni hữu cơ tạo bởi các amin dễ bị thủy phân trong môi trường kiềm, tương tự NH3:
to
[CH3 NH3 ]+ Cl- + NaOH
CH 3 NH 2 + NaCl + H 2 O


[C 6 H5 NH3 ]+ Cl- + NaOH

to

C 6H 5NH 2 + NaCl + H 2O

tan
vÈn ®ôc, kh«ng tan
- Ảnh hưởng của nhóm thế đến lực bazơ: nhóm đẩy e làm tăng mật độ e ở nguyên tử N làm tăng lực bazơ,
nhóm hút e làm giảm mật độ e ở nguyên tử N làm giảm lực bazơ.
CnH2n+1-NH2 > H-NH2 > C6H5-NH2.
Biểu hiện cụ thể:
+ Metylamin và các đồng đẳng làm xanh quỳ tím và làm hồng phenolphtalein.
+ Anilin và các amin thơm không làm đổi màu quỳ tím và phenolphtalein.
b. Phản ứng với HNO2 của amin bậc I
Tổng quát:
RNH 2 + HONO
ROH + N 2
+ H2O
VD:
C 2 H 5 NH 2 + HONO
C 2 H 5OH + N 2
+ H2O
Chú ý:
- Axit HNO2 kém bền, chỉ tồn tại trong dung dịch nên đôi khi trong phản ứng, điều kiện có thể là: NaNO2
+ HCl (muối nitrit của kim loại kiềm bền hơn).
- Các amin thơm bậc I khi tác dụng với HNO2 ở nhiệt độ thấp (0-5oC) tạo thành muối điazoni (do muối này
chỉ bền trong dung dịch và ở nhiệt độ thấp):
o


0-5 C
C6H5 NH2 + HONO + HCl
C6H5 N2 Cl + 2H2O
Các muối điazoni có vai trò quan trọng trong tổng hợp hữu cơ, đặc biệt là tổng hợp phẩm nhuộm azo.
c. Phản ứng ankyl hóa
Nguyên tử H trong amin bậc I hoặc bậc II có thể bị thế bởi gốc ankyl khi tác dụng với dẫn xuất halogen:
C 2 H5 NH 2 + CH 3 I
C 2 H 5 NHCH 3 + HI
Ứng dụng: điều chế amin bậc cao hơn.
2. Phản ứng thế ở nhân thơm của anilin
Do ảnh hưởng đẩy electron của đôi e chưa liên kết trên nguyên tử N trong nhóm –NH2 (tương tự nhóm –
OH phenol), phản ứng thế của anilin xảy ra dễ dàng hơn so với benzen và định hướng vào các vị trí o- và
p-.
NH2
NH2

Br

Br
+

3Br2

+

3HBr

Br
2,4,6 - Tribromanilin (kÕt tña tr¾ng)
Ứng dụng: nhận biết anilin.

IV. ĐIỀU CHẾ VÀ ỨNG DỤNG
1. Điều chế
a. Ankyl hóa NH3
Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt

Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12

- Trang | 2 -


Khóa học LTĐH KIT-1: Môn Hóa học (Thầy Vũ Khắc Ngọc)

Lý thuyết trọng tâm về Amin

Oxh ancol bậc I và bậc II tương ứng.
0
+CH3 I (1:1)
VD: Cho sơ đồ phản ứng: NH3
X + HONO Y + CuO, t
Z
Biết Z có khả năng tham gia phản ứng tráng gương. Hai chất Y và Z lần lượt là:
A. C2H5OH, CH3CHO
B. C2H5OH, HCHO
C. CH3OH, HCHO
D. CH3OH, HCOOH
Từ biến đổi Y
Z, suy ra Y là rượu no đơn chức và Z là anđehit tương ứng
loại B, D.
(Xét thêm số lượng C trong X, Y, Z từ tỷ lệ phản ứng đầu tiên, ta dễ dàng có đáp án đúng là C).
(Trích đề thi tuyển sinh ĐH – CĐ khối B – 2007)

b. Khử hợp chất nitro
2. Ứng dụng
Giáo viên: Vũ Khắc Ngọc
Nguồn:
Hocmai.vn

Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt

Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12

- Trang | 3 -


Khóa học LTĐH KIT-1: Môn Hóa học (Thầy Vũ Khắc Ngọc)

Phương pháp giải các bài tập đặc trưng về Amin

PHƯƠNG PHÁP GIẢI CÁC BÀI TẬP ĐẶC TRƯNG VỀ AMIN
(TÀI LIỆU BÀI GIẢNG)

Giáo viên: VŨ KHẮC NGỌC
Đây là tài liệu tóm lược các kiến thức đi kèm với bài giảng “Phương pháp giải các bài tập đặc trưng về amin” thuộc
Khóa học LTĐH KIT-1: Môn Hóa học (Thầy Vũ Khắc Ngọc) tại website Hocmai.vn. Để có thể nắm vững kiến
thức phần “Phương pháp giải các bài tập đặc trưng về amin”, Bạn cần kết hợp xem tài liệu cùng với bài giảng này.

1. Phản ứng đốt cháy
Trong chương trình phổ thông, chủ yếu chỉ xét dãy đồng đẳng của amin no, đơn chức, mạch hở có các đặc
điểm sau:
- Công thức dãy đồng đẳng: CnH2n+3N.
- Khi đốt cháy: n H2 O > n CO2 vµ n amin = n H2 O - n CO2 - n N 2

.
Ngoài ra, cũng cần chú ý đến dãy amin đơn chức, mạch hở, không no một nối đôi có công thức CnH2n+1N
khi đốt cháy cũng có n H2 O > n CO2 vµ n H2O = n CO2 + n N 2
.
Một chú ý cũng rất quan trọng khác là: khi đốt cháy hợp chất hữu cơ chứa N trong không khí
N2
Thì nN2 (sau ph¶n øng) = nN2 (s¶n phÈm ch¸y) + nN2 (kh«ng khÝ)
.
VD1: Đốt cháy hoàn toàn m gam một amin đơn chức X bằng lượng không khí vừa đủ thu được 1,76 gam
CO2; 1,26 gam H2O và V lít N2 (đktc). Giả thiết không khí chỉ gồm N2 và O2 trong đó oxi chiếm 20% về
thể tích. Công thức phân tử của X và thể tích V lần lượt là:
A. X là C2H5NH2; V = 6,72 lít
B. X là C3H7NH2; V = 6,944 lít
C. X là C3H7NH2; V = 6,72 lít
D. X là C2H5NH2; V = 6,944 lít
Hướng dẫn giải:
n H2 O
7
1,5
n CO2 = 0,04 mol; n H2O = 0,07 mol
1,25 <
= =1+
n=2
C2 H 7 N
n CO2
4
n
*

Amin đơn chức có tỷ lệ


nH 2O
nCO2

> 1,25 là amin no, đơn chức, mạch hở dạng CnH2n+3.

4CO2 + 7H 2O + N 2
Từ phản ứng đốt cháy: 2C2 H5 NH 2 + O2
n N 2 (sp ch¸y) = 0,01 mol
Bảo toàn nguyên tố Oxi cho phản ứng đốt cháy, ta có:
nH O
0,07
n O2 = n CO2 + 2 = 0,04 +
= 0,075 mol
n N2 (tõ kh«ng khÝ) = 0,075 4 = 0,3 mol
2
2
V = 22,4(0,3 + 0,01) = 6,944 lÝt
VD2: Khi đốt cháy hoàn toàn một amin đơn chức X, thu được 8,4 lít khí CO2, 1,4 lít khí N2 (các thể tích
khí đo ở đktc) và 10,125 gam H2O. Công thức phân tử của X là (cho H = 1, O = 16):
A. C4H9N
B. C3H7N
C. C2H7N
D. C3H9N
(Trích đề thi tuyển sinh ĐH – CĐ khối A – 2007)
Sử dụng kỹ năng tính nhẩm, ta dễ dàng có: 8,4 = 1,4 6
tỷ lệ C : N = 3:1
loại A, C.
*
Thao tác tính trực tiếp trên thể tích, không cần đổi ra số mol.

2. Phản ứng với dung dịch axit
Do phân tử amin có nguyên tử N còn đôi electron chưa liên kết (tương tự trong phân tử NH3) có khả năng
nhận proton (H+) nên amin có tính bazơ.
Phương pháp chung để giải các bài tập loại này là Phương pháp bảo toàn khối lượng hoặc Phương pháp
tăng giảm khối lượng.
VD1: Cho 10 gam amin đơn chức X phản ứng hoàn toàn với HCl (dư), thu được 15 gam muối. Số đồng
phân cấu tạo của X là:
A. 4.
B. 8.
C. 5.
D. 7.
(Trích đề thi tuyển sinh ĐH – CĐ khối A – 2009)
Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt

Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12

- Trang | 1 -


Khóa học LTĐH KIT-1: Môn Hóa học (Thầy Vũ Khắc Ngọc)

Phương pháp giải các bài tập đặc trưng về Amin

Với amin đơn chức, 1 mol amin (ví dụ: -NH2) khi phản ứng với HCl tạo thành muối (ví dụ -NH3Cl) thì
khối lượng tăng 36,5g.
15 - 10
m
10
n amin =
M amin =

=
= 73
Amin lµ C 4 H11N
5
36,5
n
36,5
Áp dụng “công thức tính nhanh số đồng phân chất hữu cơ”, ta dễ dàng tìm ra đáp án đúng là 8 (4 bậc 1, 3
bậc 2 và 1 bậc 3)
VD2: Cho 15 gam hỗn hợp 3 amin đơn chức, bậc một tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl 1,2M thì thu được
18,504 gam muối. Thể tích dung dịch HCl phải dùng là:
A. 0,8 lít.
B. 0,08 lít .
C. 0,4 lít .
D. 0,04 lít.
Từ phản ứng: RNH2 + HCl
RNH3Cl
Bảo toàn khối lượng cho phản ứng, ta có: mamin + m HCl = m muèi
18,504 - 15
0,096
n HCl =
= 0,096 mol
VHCl =
=0,08 lÝt
36,5
1, 2
3. Phản ứng liên quan đến hiệu suất phản ứng điều chế amin
Chủ yếu là các bài tập về chuỗi phản ứng tổng hợp Anilin từ Benzen hoặc C2H2, chú ý chiều của phản ứng
và yêu cầu của bài toán để thực hiện phép nhân hoặc chia Hiệu suất cho hợp lý.


Giáo viên: Vũ Khắc Ngọc
Nguồn:
Hocmai.vn

Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt

Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12

- Trang | 2 -


Khóa học LTĐH KIT-1: Môn Hóa học (Thầy Vũ Khắc Ngọc)

Lý thuyết và bài tập đặc trưng về amino axit

LÝ THUYẾT VÀ BÀI TẬP ĐẶC TRƯNG VỀ AMINO AXIT
(TÀI LIỆU BÀI GIẢNG)

Giáo viên: VŨ KHẮC NGỌC
Đây là tài liệu tóm lược các kiến thức đi kèm với bài giảng “Lý thuyết và bài tập đặc trưng về amino axit” thuộc
Khóa học LTĐH KIT-1: Môn Hóa học (Thầy Vũ Khắc Ngọc) tại website Hocmai.vn. Để có thể nắm vững kiến
thức phần “Lý thuyết và bài tập đặc trưng về amino axit”, Bạn cần kết hợp xem tài liệu cùng với bài giảng này.

I. KHÁI NIỆM CHUNG
1. Định nghĩa
Amino axit là loại hợp chất hữu cơ tạp chức mà phân tử chứa đồng thời nhóm amino (-NH2) và nhóm
cacboxyl (-COOH).
2. Danh pháp
Coi amino axit là axit cacboxylic có nhóm thế -NH2 ở gốc hiđrocacbon.
- Tên thay thế:

Tên Amino axit = Số chỉ vị trí + amino + tên hệ thống của axit tương ứng.
- Tên nửa hệ thống:
Tên Amino axit = Ký hiệu chỉ vị trí + amino + tên thông thường của axit tương ứng.
- Tên thông thường: Glyxin, Alanin, Valin, ...
- Hệ thống ký hiệu 3 chữ: các α – amino axit còn có thể ký hiệu bằng 3 chữ cái đầu tiên trong tên thông
thường.
3. Tính chất vật lý
Các amino axit là những chất rắn ở dạng tinh thể không màu, có nhiệt độ nóng chảy cao và dễ tan trong
nước do chúng tồn tại ở dạng lưỡng cực (muối nội phân tử - hợp chất ion).
R-CH-COO+

R-CH-COOH

NH3

NH2

d¹ng ion l-ìng cùc
d¹ng ph©n tö
II. ĐỒNG ĐẲNG - ĐỒNG PHÂN
Trong chương trình chủ yếu chỉ xét đến một vài amino axit quen thuộc trong đó có Gly, Ala và Val là cùng
dãy đồng đẳng.
Amino axit có đồng phân về mạch C và vị trí của nhóm chức.
III. TÍNH CHẤT HÓA HỌC
1. Tính chất axit – bazơ của dung dịch amino axit
- Amino axit có tính lưỡng tính:
H2 N-CH2 -COOH + HCl
H3 N CH2 COOHCl

H2 N-CH2 -COOH + NaOH

H 2 NCH2 COONa + H2O
- Dung dịch amino axit có thể trung tính, axit hoặc bazơ tùy thuộc vào tỷ lệ số nhóm chức -NH2 : số nhóm
chức –COOH. Nếu tỷ số trên (k):
môi trường trung tính, không đổi màu quỳ tím. VD: Gly, Ala, ...
+k=1
môi trường bazơ, quỳ tím chuyển thành màu xanh. VD: Lys, ...
+k>1
k
<
1
môi trường axit, quỳ tím chuyển thành màu đỏ hồng. VD: Glu, ...
+
Có các dung dịch riêng biệt sau:
VD: C6H5NH3Cl (phenylamoni clorua), NH2–CH2–CH2–CH(NH2)–COOH, ClNH3–CH2–COOH, HOOC–
CH2–CH2–CH(NH2)–COOH, NH2–CH2–COONa
Số lượng các dung dịch có pH < 7 là:
A. 2.
B. 4.
C. 5.
D. 3.
Đáp án D.
(Trích đề thi tuyển sinh ĐH – CĐ khối A – 2008)
2. Phản ứng este hóa của nhóm -COOH
Phản ứng xảy ra tương tự như axit cacboxylic (có axit vô cơ xúc tác, phản ứng thuận nghịch)
Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt

Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12

- Trang | 1 -



Khóa học LTĐH KIT-1: Môn Hóa học (Thầy Vũ Khắc Ngọc)

Lý thuyết và bài tập đặc trưng về amino axit

VD:
HCl

(k)


H2 N-CH2 -COOH + C2 H5OH 
 H2 NCH2COOC2 H5 + H2O
VD1: Đốt cháy hoàn toàn một lượng chất hữu cơ X thu được 3,36 lít khí CO2, 0,56 lít khí N2 (các khí đo ở
đktc) và 3,15 gam H2O. Khi X tác dụng với dung dịch NaOH thu được sản phẩm có muối H2N-CH2COONa. Công thức cấu tạo thu gọn của X là:
A. H2N-CH2-CH2-COOH.
B. H2N-CH2-COO-CH3.
C. H2N-CH2-COO-C3H7.
D. H2N-CH2-COO-C2H5.
(Trích đề thi tuyển sinh ĐH – CĐ khối A – 2007)
Đáp án B.
Sử dụng kỹ năng tính nhẩm, ta dễ dàng có: 3,36 = 0,56 6
tỷ lệ C : N = 3:1
loại C, D.
*
Tỷ lệ về thể tích cũng là tỷ lệ về số mol nên ta tính toán ngay với thể tích mà không cần chuyển về số mol,
mặc dù các số liệu thể tích ở đây đều ở đktc và dễ dàng chuyển đổi thành số mol.
X tác dụng với dung dịch NaOH thu được sản phẩm có muối H2N-CH2-COONa
loại A.
VD2: Cho 1 mol amino axit X phản ứng với dung dịch HCl (dư), thu được m1 gam muối Y. Cũng 1 mol

amino axit X phản ứng với dung dịch NaOH (dư), thu được m2 gam muối Z. Biết m2 – m1=7,5. Công thức
phân tử của X là:
A. C4H10O2N2.
B. C5H9O4N.
C. C4H8O4N2.
D. C5H11O2N.
(Trích đề thi tuyển sinh ĐH – CĐ khối A – 2009)
Đáp án B.
Phân tích đề bài: bài tập phản ứng của aminoaxit với dung dịch kiềm hoặc axit có cho biết khối lượng của
muối tạo thành thì ta thường áp dụng Phương pháp Tăng giảm khối lượng.
Phương pháp truyền thống:
Gọi CTPT của X dạng (H2N)a-R-(COOH)b
+ HCl
ClH3 N a R COOH b khối lượng tăng 36,5a gam.

H2 N a R COONa b khối lượng tăng 22b gam.
Do đó, 22b – 36,5a = 7,5
a = 1 và b = 2
X có 2 nguyên tử N và 4 nguyên tử O.
Phương pháp kinh nghiệm:
Ta thấy 1 mol –NH2
1 mol –NH3Cl thì khối lượng tăng 36,5g.
1 mol –COOH
1 mol –COONa thì khối lượng tăng 22g.
thế mà đề bài lại cho m2 > m1
số nhóm –COOH phải nhiều hơn số nhóm –NH2.
*
Cũng có thể suy luận rằng: 7,5 là 1 số lẻ (0,5) nên số nhóm –NH2 phải là 1 số lẻ, dễ dàng loại được đáp
án C và D.
Từ 4 đáp án, suy ra kết quả đúng phải là B.

VD3: Hợp chất X mạch hở có công thức phân tử là C4H9NO2. Cho 10,3 gam X phản ứng vừa đủ với dung
dịch NaOH sinh ra một chất khí Y và dung dịch Z. Khí Y nặng hơn không khí, làm giấy quỳ tím ẩm
chuyển màu xanh. Dung dịch Z có khả năng làm mất màu nước brom. Cô cạn dung dịch Z thu được m gam
muối khan. Giá trị của m là:
A. 8,2.
B. 10,8.
C. 9,4.
D. 9,6.
(Trích đề thi tuyển sinh ĐH – CĐ khối A – 2009)
Đáp án C.
Từ đặc điểm hóa học của Y, ta thấy Y phải là 1 amin hữu cơ (có không ít hơn 1C)
X là muối của amoni
hữu cơ
Z là 1 muối natri của axit cacboxylic, Z có không quá 3C (trong đó có 1C trong nhóm – COO-)
và dung dịch Z có khả năng làm mất màu dung dịch brom
Z là HCOONa hoặc CH2=CH-COONa.
Dễ dàng có nX = 0,1 mol
đáp án đúng là 9,4g hoặc 6,8g.
Trong trường hợp bài này, ta buộc phải chọn đáp án đúng là C, đây là một thiếu sót của đề bài.
Bài tập này không khó, chỉ đòi hỏi những suy luận cơ bản nhưng khá hay.
3. Phản ứng của nhóm –NH2 với HNO2
Tương tự amin.
H 2 N-CH 2 -COOH + HONO
HO-CH 2 -COOH + N 2
+ H 2O
4. Phản ứng trùng ngưng
Các amino axit có thể kết hợp với nhau tạo thành các polime bằng phản ứng trùng ngưng do nhóm –COOH
phản ứng với nhóm –NH2 giải phóng H2O.
+ NaOH


Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt

Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12

- Trang | 2 -


Khóa học LTĐH KIT-1: Môn Hóa học (Thầy Vũ Khắc Ngọc)

Lý thuyết và bài tập đặc trưng về amino axit

IV. ỨNG DỤNG
- Là nguyên liệu cấu tạo nên peptit – protein trong cơ thể sống.
- Là nguyên liệu cho công nghiệp dược phẩm và thực phẩm (thuốc bổ, gia vị, ...).
- Là nguyên liệu sản xuất nilon – 6, nilon – 7, ...
Giáo viên: Vũ Khắc Ngọc
Nguồn:
Hocmai.vn

Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt

Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12

- Trang | 3 -


Khóa học LTĐH KIT-1: Môn Hóa học (Thầy Vũ Khắc Ngọc)

Lý thuyết và bài tập đặc trưng về Protein-Peptit


LÝ THUYẾT VÀ BÀI TẬP ĐẶC TRƯNG VỀ PROTEIN VÀ PEPTIT
(TÀI LIỆU BÀI GIẢNG)

Giáo viên: VŨ KHẮC NGỌC
Đây là tài liệu tóm lược các kiến thức đi kèm với bài giảng “Lý thuyết trọng tâm và bài tập đặc trưng về protein và
peptit” thuộc Khóa học LTĐH KIT-1: Môn Hóa học (Thầy Vũ Khắc Ngọc) tại website Hocmai.vn. Để có thể nắm
vững kiến thức phần “Lý thuyết trọng tâm và bài tập đặc trưng về protein và peptit”, Bạn cần kết hợp xem tài liệu
cùng với bài giảng này.

I. PEPTIT
1. Khái niệm chung
a. Định nghĩa
- Liên kết peptit: là liên kết của nhóm –CO– với nhóm –NH– giữa 2 đơn vị α – amino axit.
- Peptit: là những hợp chất chứa từ 2 đến 50 gốc α – amino axit liên kết với nhau bằng các liên kết peptit.
b. Phân loại
- Oligopeptit: các peptit có từ 2 – 10 gốc α – amino axit và được gọi tương ứng là đipeptit, tripeptit, ...
đecapeptit.
- Polipeptit: các peptit có từ 11 – 50 gốc α – amino axit, là cơ sở tạo nên protein.
2. Cấu tạo – Đồng phân – Danh pháp
a. Cấu tạo
Các α – amino axit nối với nhau bằng liên kết peptit theo trật tự nhất định: α – amino axit đầu N còn nhóm
–NH2 tự do, α – amino axit đầu C còn nhóm –COOH tự do.
b. Đồng phân
Nếu peptit chứa n gốc α – amino axit khác nhau thì số đồng phân loại peptit là n!
VD: Số đipeptit tối đa có thể tạo ra từ một hỗn hợp gồm alanin và glyxin là
A. 3.
B. 1.
C. 2.
D. 4.
(Trích đề thi tuyển sinh ĐH – CĐ khối B – 2009)

c. Danh pháp
Tên của các peptit được hìh thành bằng cách ghép tên gốc axyl của các α – amino axit, bắt đầu từ đầu N và
kết thúc bằng tên của axit đầu C (được giữ nguyên).
3. Tính chất
a. Tính chất vật lý
Các peptit thường ở thể rắn, có nhiệt độ nóng chảy cao và dễ tan trong nước
b. Tính chất hóa học
- Phản ứng màu biure: các peptit có từ 2 liên kết peptit (tripeptit) trở lên có thể hòa tan Cu(OH)2 tạo thành
phức chất có màu tím đặc trưng.
Ứng dụng: Nhận biết
VD: Thuốc thử được dùng để phân biệt Gly-Ala-Gly với Gly-Ala là
A. Cu(OH)2 trong môi trường kiềm.
B. dung dịch NaCl.
C. dung dịch HCl.
D. dung dịch NaOH.
(Trích đề thi tuyển sinh ĐH – CĐ khối A – 2009)
- Phản ứng thủy phân: peptit bị thủy phân khi đu nóng với axit hoặc kiềm (các amino axit tạo thành tiếp tục
phản ứng với axit hoặc kiềm có mặt trong dung dịch).
VD1: Đun nóng chất H2N-CH2-CONH-CH(CH3)-CONH-CH2-COOH trong dung dịch HCl (dư), sau khi
các phản ứng kết thúc thu được sản phẩm là:
A. H2N-CH2-COOH, H2H-CH2-CH2-COOH.
B. H3N+-CH2- COOHCl , H3N+-CH2-CH2- COOHCl
C. H3N+-CH2- COOHCl , H3N+-CH(CH3)- COOHCl
D. H2N-CH2-COOH, H2N-CH(CH3)-COOH.
(Trích đề thi tuyển sinh ĐH – CĐ khối B – 2008)
+
+
Đáp số: C. H3N -CH2- COOHCl , H3N -CH(CH3)- COOHCl
Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt


Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12

- Trang | 1 -


Khóa học LTĐH KIT-1: Môn Hóa học (Thầy Vũ Khắc Ngọc)

Lý thuyết và bài tập đặc trưng về Protein-Peptit

- Vì đipeptit ban đầu chứa 1 đơn phân có nhánh –CH3 nên sản phẩm phản ứng thủy phân bằng HCl (không
làm thay đổi mạch C) cũng phải có nhánh –CH3
loại đáp án A và B.
+
- Vì HCl dư
-NH2 trở thành muối amoni – NH3
loại đáp án D.
Vậy đáp án đúng là C.
VD2: Đun nóng alanin thu được 1 số peptit trong đó có peptit A có phần trăm khối lượng nitơ là 18,54% A
có phân tử khối bằng:
A. 231.
B. 160.
C. 373.
D. 302.
Đáp án D.
II. PROTEIN
1. Khái niệm chung
- Protein là các polipeptit cao phân tử (KLPT từ hàng chục ngàn đến hàng triệu đvC).
- Là thành phần cấu trúc chủ yếu của cơ thể sống.
- Protein được chia thành 2 loại:
+ Protein đơn giản: được tạo thành chỉ từ các α – amino axit.

+ Protein phức tạp: được tạo thành từ protein đơn giản và các thành phần “phi protein” khác như axit
nucleic, lipit, cacbohiđrat, ...
2. Cấu trúc protein
Đặc tính sinh lý của protein phụ thuộc vào cấu trúc của chúng. Có 4 bậc cấu trúc: bậc I, bậc II, bậc III, bậc
IV.
3. Tính chất
a. Tính chất vật lý
- Protein tồn tại ở 2 dạng chính là dạng sợi (keratin ở tóc, móng, sừng; miozin của cơ; fibroin của tơ tằm,
tơ nhện; ...) và dạng hình cầu (albumin lòng trắng trứng, hemoglobin của máu, ...).
- Tính tan của các protein rất khác nhau, dạng sợi hoàn toàn không tan trong nước, còn dạng hình cầu có
thể tan trong nước tạo thành dung dịch keo.
- Protein có thể bị biến tính và đông tụ dưới tác dụng của nhiệt độ hoặc axit, bazơ, một số muối hoặc một
số dung môi hữu cơ, ...
b. Tính chất hóa học
- Phản ứng thủy phân: tương tự peptit.
- Phản ứng màu:
hòa tan Cu(OH)2 thành dung dịch phức màu tím.
+ Phản ứng màu biure
tạo kết tủa màu vàng.
+ Phản ứng thế nitro của một số gốc amino axit có nhóm –OH phenol
Giáo viên: Vũ Khắc Ngọc
Nguồn:
Hocmai.vn

Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt

Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12

- Trang | 2 -



Khóa học KIT-1: Môn Hóa học (Thầy Vũ Khắc Ngọc)

Lý thuyết trọng tâm về Este - Lipit

LÝ THUYẾT TRỌNG TÂM VỀ ESTE - LIPIT
(BÀI TẬP TỰ LUYỆN)
(Tài liệu dùng chung cho bài giảng số 13 và bài giảng số 14 thuộc chuyên đề này)

Giáo viên: VŨ KHẮC NGỌC
Các bài tập trong tài liệu này được biên soạn kèm theo bài giảng “Lý thuyết trọng tâm về este - lipit (Phần 1 +
Phần 2)” thuộc Khóa học KIT-1: Môn Hóa học (Thầy Vũ Khắc Ngọc) tại website Hocmai.vn để giúp các Bạn
kiểm tra, củng cố lại các kiến thức được giáo viên truyền đạt trong bài giảng tương ứng. Để sử dụng hiệu quả, Bạn
cần học trước bài giảng “Lý thuyết trọng tâm về este - lipit (Phần 1 + Phần 2)” sau đó làm đầy đủ các bài tập trong
tài liệu này.

Dạng 1: Các vấn đề liên quan tới CTPT của este
Câu 1: Công thức phân tử nào dưới đây không thể là của este:
A. C2H4O2.
B. C2H2O2.
C. C3H4O2.
D. C4H6O2.
Câu 2: Công thức phân tử nào dưới đây không thể là của este:
A. C4H8O2.
B. C4H10O2.
C. C3H4O2.
D. C4H6O2.
Câu 3: Este X mạch hở (không chứa nhóm chức khác trong phân tử) có công thức đơn giản nhất là
C2H3O2. Tên của X là:
A. Etyl axetat.

B. Metyl acrylat.
C. Đimetyl oxalat.
D. Đimetyl ađipat.
Câu 4: A, B, C là 3 chất hữu cơ cùng chức có công thức phân tử là CH2O2, C3H4O2 và C3H4O4. A, B, C
chứa nhóm chức gì:
A. Este
B. Anđehit
C. Axit
D. Rượu
Câu 5: Hợp chất hữu cơ (X) chỉ chứa một loại nhóm chức có công thức phân tử C3H6O2. Cấu tạo của X có
thể là:
A. axit cacboxylic hoặc este đều no, đơn chức.
B. xeton và anđehit hai chức.
C. ancol hai chức không no có một nối đôi.
D. ancol và xeton no.
Câu 6: Đun nóng etilenglicol (HO-CH2-CH2-OH) với axit hữu cơ đơn chức X (xúc tác H2SO4 đặc) thu
được hỗn hợp các este trong đó có một este có công thức phân tử là C6HnO4. Giá trị đúng của n là:
A. n = 6.
B. n = 8.
C. n = 10.
D. n = 12.
Câu 7: Este X không tác dụng với Na nhưng tác dụng với NaOH đun nóng thu được glixerin và natri
axetat. Công thức phân tử của X là:
A. C6H8O6.
B. C9H12O6.
C. C9H14O6.
D. C9H16O6.
Câu 8: Este X không tác dụng với Na. X tác dụng dung dịch NaOH thu được một ancol duy nhất là
CH3OH và muối natri ađipat. Công thức phân tử của X là:
A. C10H18O4.

B. C4H6O4.
C. C6H10O4.
D.C8H14O4.
Câu 9: Công thức tổng quát của este tạo bởi axit no đơn chức và ancol thơm đơn chức (1 vòng benzen) có
dạng:
A. CnH2n–6 (với n  6, nguyên).
C. CnH2n–8O2 (với n  7, nguyên).
B. CnH2n–4O2 (với n  6, nguyên).
D. CnH2n–8O2 (với n  8, nguyên).
Dạng 2: Số đồng phân của este
Câu 1: Tổng số chất hữu cơ mạch hở, có cùng công thức phân tử C2H4O2 là:
A. 1.
B. 3.
C. 2.
D. 4.
(Trích đề thi tuyển sinh ĐH – CĐ khối A – 2010)
Câu 2: Số hợp chất đơn chức, mạch hở, đồng phân cấu tạo của nhau có cùng công thức phân tử C4H8O2 và
đều tác dụng được với dung dịch NaOH là:
A. 6.
B. 3.
C. 5.
D. 4 .
(Trích đề thi tuyển sinh Cao đẳng – 2007)
Câu 3: Số đồng phân este ứng với công thức phân tử C4H8O2 là:
Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt

Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12

- Trang | 1 -



Khóa học KIT-1: Môn Hóa học (Thầy Vũ Khắc Ngọc)

A. 6.

B. 5.

Lý thuyết trọng tâm về Este - Lipit

D. 4.
(Trích đề thi tuyển sinh ĐH – CĐ khối A – 2008)
Câu 4: Số hợp chất là đồng phân cấu tạo, có cùng công thức phân tử C4H8O2, tác dụng được với dung dịch
NaOH nhưng không tác dụng được với Na là:
A. 3.
B. 2.
C. 4.
D. 1.
(Trích đề thi tuyển sinh Cao đẳng – 2009)
Câu 5: Chất X là một este mạch hở có công thức phân tử là C4H6O2. Số este có công thức cấu tạo ứng với
công thức phân tử đó là:
A. 3.
B. 4.
C. 5.
D. 6.
Câu 6: Chất hữu cơ X có công thức phân tử là C8H8O2. Đun nóng X trong NaOH thu được 2 muối. Số
đồng phân cấu tạo của X là:
A. 5 .
B. 2 .
C. 4 .
D. 3 .

Câu 7: Este X có công thức đơn giản là C2H3O2. X không tác dụng với Na. Đun nóng X trong NaOH thu
được một muối của axit no và một rượu no. Số đồng phân cấu tạo của X là:
A. 3 .
B. 4.
C. 2 .
D. 1.
Câu 8: X là este đơn chức, mạch hở. Thủy phân hoàn toàn 12,9 gam X trong 150 ml dung dịch KOH 1,0M
(vừa đủ). Sau phản ứng thu một muối và anđehit. Số este thỏa mãn các điều kiện đó là:
A. 1 .
B. 2.
C. 4 .
D. 3.
Câu 9: Este X không no, mạch hở có tỷ khối so với oxi là 3,125 và khi tham gia phản ứng xà phòng hóa
tạo ra một anđehit và một muối của axit hữu cơ. Số công thức cấu tạo phù hợp với X:
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 5.
(Trích đề tuyển sinh Cao đẳng, 2007)
Câu 10: Este X mạch hở được tạo thành từ axit no, đơn chức và ancol no, đơn chức. Trong phân tử X,
cacbon chiếm 54,54% về khối lượng. Số đồng phân cấu tạo của X là:
A. 2 .
B. 5 .
C. 4.
D. 3 .
Câu 11: Thủy phân este X trong dung dịch NaOH thu được muối cacboxylat và ancol không no. Trong
phân tử X có chứa 2 liên kết π và có 32% oxi theo khối lượng. Số đồng phân cấu tạo của X là:
A. 2 .
B. 3 .
C. 5 .

D. 4 .
Câu 12: Xà phòng hóa 17,4 gam một este no đơn chức cần dùng vừa đủ 300 ml dung dịch NaOH 0,5M,
sau phản ứng thu được 12,3 gam muối. Số đồng phân cấu tạo của este đó là:
A. 5 .
B. 6 .
C. 3 .
D. 4 .
Câu 13: Este X có công thức phân tử là C6H10O4. X không tác dụng với Na. Đun nóng X với NaOH thu
được chất có thể phản ứng Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường tạo dung dịch xanh lam nhưng không tạo kết tủa đỏ
gạch khi đun nóng. Số chất thỏa mãn các điều kiện của X là:
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 14: Cho glixerol (glixerin) phản ứng với hỗn hợp axit béo gồm C17H35COOH và C15H31COOH, số
loại trieste được tạo ra tối đa là:
A. 6.
B. 5.
C. 3.
D. 4.
(Trích đề thi tuyển sinh ĐH – CĐ khối B – 2007)
Dạng 3: Danh pháp của este và lipit
Câu 1: Este vinyl axetat có công thức là:
A. CH3COOCH3.
B. CH3COOCH=CH2.
C. CH2=CHCOOCH3.
D. HCOOCH3.
(Trích đề thi Tốt nghiệp THPT – 2010)
Câu 2: Thuỷ phân hoàn toàn 11,44 gam este no, đơn chức, mạch hở X với 100ml dung dịch NaOH 1,3M
(vừa đủ) thu được 5,98 gam một ancol Y. Tên gọi của X là:

A. Etyl fomat.
B. Etyl axetat.
C. Etyl propionat.
D. Propyl axetat.
Câu 3: Este X đơn chức tác dụng với NaOH đun nóng thu được muối Y có công thức phân tử là
C3H5O2Na và rượu Y1. Oxi hóa Y1 bằng CuO nung nóng thu được anđehit Y2. Y2 tác dụng với Ag2O dư,
đun nóng thu được số mol Ag gấp 4 lần số mol Y2. Vậy tên gọi của X là:
A. etyl propionat.
B. metyl propionat.
C. metyl axetat.
D. propyl propionat.

Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt

C. 2.

Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12

- Trang | 2 -


Khóa học KIT-1: Môn Hóa học (Thầy Vũ Khắc Ngọc)

Lý thuyết trọng tâm về Este - Lipit

Câu 4: Este X tác dụng với NaOH đun nóng thu được muối Y có công thức phân tử là C3H3O2Na và rượu
Y1. Oxi hóa Y1 bằng CuO nung nóng thu được anđehit Y2. Y2 tác dụng với Ag2O dư, đun nóng thu được số
mol Ag gấp 4 lần số mol Cu được tạo thành trong thí nghiệm oxi hóa rượu. Tên gọi của X là:
A. metyl acrylat .
B. etyl propionat .

C. metyl axetat.
D. metyl propionat .
Câu 5: Công thức của triolein là:
A. (CH3[CH2]16COO)3C3H5.
B. (CH3[CH2]7CH=CH[CH2]5COO)3C3H5.
C. (CH3[CH2]7CH=CH[CH2]7COO)3C3H5 . D. (CH3[CH2]14COO)3C3H5.
(Trích đề thi tuyển sinh Cao đẳng – 2011)
Dạng 4: So sánh nhiệt độ sôi của este với các hợp chất khác
Câu 1: Nhận định nào sau đây không đúng:
A. Tên este RCOOR; gồm: tên gốc hiđrocacbon R' + tên anion gốc axit (đuôi "at").
B. Khi thay nguyên tử H ở nhóm -COOH của axit cacboxylic bằng gốc hiđrocacbon thì được este.
C. Phản ứng thuỷ phân este trong môi trường kiềm là phản ứng 1 chiều và gọi là phản ứng xà phòng
hoá.
D. Este có nhiệt độ sôi thấp hơn so với axit và ancol có cùng số nguyên tử C vì este có khối lượng phân
tử nhỏ hơn.
Câu 2: Cho các chất: axit propionic (X), axit axetic (Y), ancol etylic (Z) và metyl axetat (T). Dãy gồm các
chất được sắp xếp theo chiều tăng dần nhiệt độ sôi là:
A. T, Z, Y, X.
B. Z, T, Y, X.
C. T, X, Y, Z .
D. Y, T, X, Z .
(Trích đề thi tuyển sinh ĐH – CĐ khối B – 2007)
Câu 3: Phát biểu nào sau đây sai:
A. Nhiệt độ sôi của este thấp hơn hẳn so với ancol có cùng phân tử khối.
B. Trong công nghiệp có thể chuyển hoá chất béo lỏng thành chất béo rắn.
C. Số nguyên tử hiđro trong phân tử este đơn và đa chức luôn là một số chẵn.
D. Sản phẩm của phản ứng xà phòng hoá chất béo là axit béo và glixerol.
(Trích đề thi tuyển sinh Cao đẳng – 2009)
Câu 4: Cho sơ đồ phản ứng:
CuO ,t 0

O2 / Mn2  , t 0
CH 3OH / xt H 2 SO4 dac

 Y 
  Z 
n-propylic (X) 
 G
Trong dãy trên, chất có nhiệt độ sôi cao nhất là:
A. Chất X.
B. Chất Y.
C. Chất Z.
D. Chất G.
Dạng 5: Các phản ứng hóa học của este
Câu 1: Metyl fomiat có thể cho được phản ứng với:
A. Dung dịch NaOH.
B. Natri kim loại.
C. Dung dịch AgNO3 trong amoniac.
D. Cả (A) và (C) đều đúng.
Câu 2: Thủy phân một este trong dung dịch NaOH chỉ thu được một sản phẩm duy nhất thì este đó là:
A. este đơn chức.
B. este vòng.
C. este 2 chức.
D. este no, đơn chức.
Câu 3: Cho các chất sau: CH3COOC2H3 (I), C2H3COOH (II), CH3COOC2H5 (III) và CH2=CHCOOCH3
(IV). Các chất vừa tác dụng với dung dịch NaOH, dung dịch nước brom là:
A. I, II, IV.
B. I, II, III.
C. I, II, III, IV.
D. I và IV.
Câu 4: Cho tất cả các đồng phân đơn chức, mạch hở có cùng công thức phân tử C2H4O2 lần lượt tác dụng

với: Na, NaOH, NaHCO3. Số phản ứng xảy ra là:
A. 4.
B. 3.
C. 2.
D. 5 .
Câu 5: Cho tất cả các đồng phân mạch hở có công thức phân tử C2H4O2 tác dụng với NaOH, Na,
AgNO3/NH3 thì số phương trình hoá học xảy ra là:
A. 3.
B. 4.
C. 5.
D. 6.
Câu 6: Cho các chất: etyl axetat, etanol, axit acrylic, phenol, phenylamoni clorua, phenyl axetat. Số chất
tác dụng được với dung dịch NaOH là:
A. 3 .
B. 4.
C. 5 .
D. 6 .
Câu 7: Cho dãy các chất: HCHO, CH3COOH, CH3COOC2H5, HCOOH, C2H5OH, HCOOCH3. Số chất có
thể tham gia phản ứng tráng gương là:
A. 3.
B. 6.
C. 4.
D. 5.
Câu 8: Cho glixerin trioleat (hay triolein) lần lượt vào mỗi ống nghiệm chứa riêng biệt: Na, Cu(OH)2,
CH3OH, dung dịch Br2, dung dịch NaOH. Trong điều kiện thích hợp, số phản ứng xảy ra là:
Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt

Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12

- Trang | 3 -



Khóa học KIT-1: Môn Hóa học (Thầy Vũ Khắc Ngọc)

A. 4.

B. 2.

Lý thuyết trọng tâm về Este - Lipit

D. 5.
(Trích đề thi tuyển sinh ĐH – CĐ khối A – 2008)
Câu 9: Tổng số hợp chất hữu cơ no, đơn chức, mạch hở, có cùng công thức phân tử C5H10O2, phản ứng
được với dung dịch NaOH nhưng không có phản ứng tráng bạc là:
A. 4.
B. 5.
C. 9.
D. 8.
(Trích đề thi tuyển sinh ĐH – CĐ khối B – 2010)
Câu 10: Cho dãy các chất: phenyl axetat, anlyl axetat, metyl axetat, etyl fomat, tripanmitin. Số chất trong
dãy khi thủy phân trong dung dịch NaOH (dư), đun nóng sinh ra ancol là:
A. 4.
B. 2.
C. 5.
D. 3.
(Trích đề thi tuyển sinh ĐH – CĐ khối B – 2011)
Câu 11: Cho các hợp chất hữu cơ: C2H2; C2H4; CH2O; CH2O2 (mạch hở); C3H4O2 (mạch hở, đơn chức).
Biết C3H4O2 không làm chuyển màu quỳ tím ẩm. Số chất tác dụng được với dung dịch AgNO3 trong NH3
tạo ra kết tủa là
A. 3.

B. 4.
C. 5.
D. 2.
(Trích đề thi tuyển sinh ĐH – CĐ khối A – 2009)
Câu 12: Đun nóng este CH3COOCH=CH2 với một lượng vừa đủ dung dịch NaOH, sản phẩm thu được là:
A. CH2=CHCOONa và CH3OH.
B. CH3COONa và CH3CHO.
C. CH3COONa và CH2=CHOH.
D. C2H5COONa và CH3OH.
Câu 13: Trong các chất sau, chất nào khi thuỷ phân trong môi trường axit tạo thành sản phẩm có khả năng
tham gia phản ứng tráng gương:
A. HCOOC2H5.
B. CH2=CHCOOCH3.
C. CH3COOC(CH3)=CH2.
D. CH3COOCH2CH=CH2.
Câu 14: Khi thuỷ phân tristearin trong môi trường axit ta thu được sản phẩm là:
A. C15H31COONa và etanol.
B. C17H35COOH và glixerol.
C. C15H31COOH và glixerol.
D. C17H35COONa và glixerol.
Câu 15: Nhận định nào dưới đây không đúng:
A. CH3CH2COOCH=CH2 cùng dãy đồng đẳng với CH2=CHCOOCH3.
B. CH3CH2COOCH=CH2 tác dụng với dung dịch NaOH thu được andehit và muối.
C. CH3CH2COOCH=CH2 tác dụng được với dung dịch Br2.
D. CH3CH2COOCH=CH2 có thể trùng hợp tạo polime.
(Trích đề thi tuyển sinh ĐH – CĐ khối A – 2007)
Câu 16: Phát biểu đúng là:
A. Vinyl axetat phản ứng với dung dịch NaOH sinh ra ancol etylic.
B. Thuỷ phân benzyl clorua thu được phenol.
C. Phenol phản ứng được với nước brom.

D. Phenol phản ứng được với dung dịch NaHCO3.
(Trích đề thi tuyển sinh Cao đẳng – 2010)
Câu 17: Triolein không tác dụng với chất (hoặc dung dịch) nào sau đây:
A. H2O (xúc tác H2SO4 loãng, đun nóng).
B. Cu(OH)2 (ở điều kiện thường).
C. Dung dịch NaOH (đun nóng).
D. H2 (xúc tác Ni, đun nóng).
(Trích đề thi tuyển sinh ĐH – CĐ khối B – 2011)
Câu 18: Hỗn hợp X gồm 2 chất hữu cơ đơn chức đều có chứa nhóm cacboxyl trong phân tử. Đun nóng
hỗn hợp X với NaOH thu được 1 rượu và 1 muối. Kết luận nào dưới đây là đúng:
A. X gồm 1 rượu đơn chức và este của rượu đơn chức.
B. X gồm 1 axit và một este của axit khác.
C. X gồm 1 axit và một este của axit đó.
D. X gồm 1 rượu đơn chức và 1 axit đơn chức.
Câu 19: Có các chất mất nhãn riêng biệt sau: etyl axetat, fomanđehit, axit axetic, etanol. Bộ thuốc thử có
thể dùng để phân biệt chúng là:
A. AgNO3/NH3, dung dịch Br2, NaOH.
B. Quỳ tím, AgNO3/NH3, Na .
C. Quỳ tím, AgNO3/NH3, NaOH .
D. Phenolphtalein, AgNO3/NH3, NaOH.
Câu 20: Cho các chất lỏng sau: axit axetic, glixerol, triolein. Để phân biệt các chất lỏng trên, có thể chỉ
cần dùng:
Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt

C. 3.

Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12

- Trang | 4 -



Khóa học KIT-1: Môn Hóa học (Thầy Vũ Khắc Ngọc)

Lý thuyết trọng tâm về Este - Lipit

A. nước và quỳ tím.
B. nước và dung dịch NaOH.
C. dung dịch NaOH.
D. nước brom.
Câu 21: Chất hữu cơ X có công thức phân tử C4H6O4 tác dụng với dung dịch NaOH (đun nóng) theo
phương trình phản ứng:
C4H6O4 + 2NaOH  2Z + Y.
Để oxi hoá hết a mol Y thì cần vừa đủ 2a mol CuO (đun nóng), sau phản ứng tạo thành a mol chất T (biết
Y, Z, T là các hợp chất hữu cơ). Khối lượng phân tử của T là:
A. 44 đvC.
B. 58 đvC.
C. 82 đvC.
D. 118 đvC.
(Trích đề thi tuyển sinh Cao đẳng – 2008)
Câu 22: Cho sơ đồ phản ứng sau:
C3H4O2 + NaOH  X + Y.
X + H2SO4 loãng  Z + T.
Biết Y và Z đều có phản ứng tráng gương. Hai chất Y, Z tương ứng là:
A. HCOONa, CH3CHO.
B. HCHO, CH3CHO.
C. HCHO, HCOOH.
D. CH3CHO, HCOOH.
(Trích đề thi tuyển sinh ĐH – CĐ khối A – 2008)
Câu 23: Cho sơ đồ phản ứng sau:
OHC  CH2  CHO   X   Y  CH3OH

Chất Y trong sơ đồ là:
A. CH3Cl.
B. CH2(COOCH3)2.
C. CH4.
D. HCHO.
Câu 24: Cho dãy chuyển hóa sau:
 NaOH (du)
X
Phenol 
Phenyl axetat 

 Y (hợp chất thơm)
t0
Hai chất X, Y trong sơ đồ trên lần lượt là:
A. anhiđrit axetic, phenol.
B. anhiđrit axetic, natri phenolat.
C. axit axetic, natri phenolat.
D. axit axetic, phenol.
(Trích đề thi tuyển sinh ĐH – CĐ khối A – 2009)
Y không thể là phenol khi điều kiện phản ứng là NaOH dư  loại A, D.
Câu 25: Cho sơ đồ phản ứng :
,t 0

 axit cacboxylic Y1
(1) X + O2 xt
xt ,t 0
 ancol Y2
(2) X + H2 
(3) Y1 + Y2 Y3 + H2O
Biết Y3 có công thức phân tử C6H10O2. Tên gọi của X là:

A. anđehit acrylic.
B. anđehit propionic. C. anđehit metacrylic. D. anđehit axetic.
(Trích đề thi tuyển sinh ĐH – CĐ khối B – 2011)
Câu 26: Hợp chất hữu cơ mạch hở X có công thức phân tử C5H10O. Chất X không phản ứng với Na, thoả
mãn sơ đồ chuyển hoá sau:
+H2 (Ni/t 0 )
+CH3COOH/H +
X 
Y 
Este có mùi chuối chín
Tên của X là:
A. 3-metylbutanal.
B. 2,2-đimetylpropanal.
C. 2-metylbutanal.
D. pentanal.
(Trích đề thi tuyển sinh ĐH – CĐ khối B – 2010)
Câu 27: Cho sơ đồ chuyển hoá:
+ H d­  Ni, t 
+ NaOH d­, t
+ HCl
0

Triolein

2

 X

Tên của Z là:
A. axit stearic.


0


 Y

B. axit oleic.

 Z.

C. axit panmitic.
D. axit linoleic.
(Trích đề thi tuyển sinh ĐH – CĐ khối A – 2010)

Dạng 6: Lý thuyết về chất béo
Câu 1: Chất béo là:
A. hợp chất hữu cơ chứa C, H, O, N.
B. trieste của axit béo và glixerol.
C. là este của axit béo và ancol đa chức.
D. trieste của axit hữu cơ và glixerol.
Câu 2: Chất béo lỏng có thành phần axit béo là:
Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt

Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12

- Trang | 5 -


Khóa học KIT-1: Môn Hóa học (Thầy Vũ Khắc Ngọc)


Lý thuyết trọng tâm về Este - Lipit

A. chủ yếu là các axit béo chưa no.
B. chủ yếu là các axit béo no.
C. chỉ chứa duy nhất các axit béo chưa no.
D. Hỗn hợp phức tạp khó xác định.
Câu 3: Mệnh đề nào dưới đây là đúng:
A. Lipit là chất béo.
B. Lipit là tên gọi chung cho dầu mỡ động, thực vật.
C. Lipit là este của glixerol với các axit béo.
D. Lipit là những hợp chất hữu cơ có trong tế bào sống, không hoà tan trong nước, nhưng hoà tan trong
các dung môi hữu cơ không phân cực. Lipit bao gồm chất béo, sáp, steroit, photpholipit, ...
Câu 4: Cho các mệnh đề sau:
1, Chất béo là triete của glixerol với các axit monocacboxylic có mạch C dài không phân nhánh.
2, Lipit gồm chất béo, sáp, steroit, photpholipit, …
3, Chất béo là các chất lỏng.
4, Chất béo chứa các gốc axit không no thường là chất lỏng ở nhiệt độ thường và được gọi là dầu.
5, Phản ứng thuỷ phân chất béo trong môi trường kiềm là phản ứng thuận nghịch.
6, Chất béo là thành phần chính của dầu mỡ động, thực vật.
Số mệnh đề đúng là:
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 5.
Câu 5: Có các mệnh đề sau:
1, Chất béo là những ete.
2, Các este không tan trong nước do chúng nhẹ hơn nước.
3, Các este không tan trong nước và nổi trên mặt nước là do chúng không tạo được liên kết hiđro với
nước và nhẹ hơn nước.
4, Khi đun chất béo lỏng với hiđro có xúc tác Ni trong nồi hấp thì chúng chuyển thành chất béo rắn.

5, Chất béo lỏng là những triglixerit chứa gốc axit không no trong phân tử.
Các mệnh đề đúng là:
A. 3, 4, 5.
B. 1, 3, 5.
C. 1, 2, 4.
D. 2, 3, 5.
Câu 6: Mệnh đề nào dưới đây là đúng:
A. Chất béo là chất rắn không tan trong nước.
B. Chất béo không tan trong nước, nhẹ hơn nước nhưng tan nhiều trong dung môi hữu cơ.
C. Dầu ăn và mỡ bôi trơn có cùng thành phần nguyên tố.
D. Chất béo là trieste của gilxerol với axit.
Câu 7: Mệnh đề nào dưới đây không đúng:
A. Lipit là este của glixerol với các axit béo.
B. Ở động vật, lipit tập trung nhiều trong mô mỡ. Ở thực vật, lipit tập trung nhiều trong hạt, quả ...
C. Khi đun nóng glixerol với các axit béo, có H2SO4 đặc làm xúc tác thu được lipit.
D. Axit panmitic, axit stearic là các axit béo chủ yếu thường gặp trong thành phần của lipit trong hạt,
quả.
Câu 8: Phát biểu đúng là:
A. Phản ứng thủy phân este trong môi trường axit là phản ứng thuận nghịch.
B. Phản ứng giữa axit và rượu khi có H2SO4 đặc là phản ứng một chiều.
C. Tất cả các este phản ứng với dung dịch kiềm luôn thu được sản phẩm cuối cùng là muối và (ancol).
D. Khi thủy phân chất béo luôn thu được C2H4(OH)2.
(Trích đề thi tuyển sinh ĐH – CĐ khối A – 2008)
Câu 9: Trong cơ thể chất béo bị oxi hoá thành những chất nào dưới đây:
A. NH3 và CO2.
B. NH3, CO2, H2O.
C. CO2, H2O.
D. NH3, H2O.
Câu 10: Để biến một số dầu thành mỡ rắn, mỡ nhân tạo người ta thực hiện quá trình nào dưới đây:
A. Hiđro hóa (Ni, t0). B. Cô cạn ở t0 cao.

C. Làm lạnh.
D. Xà phòng hóa.
Câu 11: Có hai bình không nhãn đựng riêng biệt hai loại hỗn hợp: dầu bôi trơn máy, dầu thực vật. Có thể
nhận biết hai hỗn hợp trên bằng cách:
A. Dùng KOH dư.
B. Dùng Cu(OH)2.
C. Dùng NaOH đun nóng.
D. Đun nóng với dung dịch KOH, để nguội, cho thêm từng giọt dung dịch CuSO4.
Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt

Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12

- Trang | 6 -


Khóa học KIT-1: Môn Hóa học (Thầy Vũ Khắc Ngọc)

Lý thuyết trọng tâm về Este - Lipit

Dạng 7: Lý thuyết về chất giặt rửa
Câu 1: Mệnh đề nào dưới đây là đúng:
A. Chất giặt rửa là những chất có tác dụng giống như xà phòng nhưng được tổng từ dầu mỏ.
B. Chất giặt rửa là những chất có tác dụng làm sạch các vết bẩn trên bề mặt vật rắn.
C. Chất giặt rửa là những chất khi dùng cùng với nước thì có tác dụng làm sạch các vết bẩn bám trên
các vật rắn.
D. Chất giặt rửa là những chất khi dùng cùng với nước thì có tác dụng làm sạch các vết bẩn bám trên
các vật rắn mà không gây ra phản ứng hoá học với các chất đó.
Câu 2: Cho các mệnh đề sau:
a. Chất giặt rửa là những chất khi dùng cùng với nước thì có tác dụng làm sạch các chất bẩn bám trên
các vật rắn mà không gây ra các phản ứng hoá học với các chất đó.

b. Chất tẩy màu làm sạch các vết bẩn nhờ các phản ứng hoá học.
c. Chất kị nước tan tốt trong dầu mỡ.
d. Chất giặt rửa tổng hợp là hỗn hợp các muối natri hoặc kali của các axit béo.
Các mệnh đề đúng là:
A. b, c, d.
B. a, b, c .
C. a, b, c, d .
D. a, c .
Câu 3: Không nên dùng xà phòng khi giặt rửa với nước cứng vì:
A. Xuất hiện kết tủa làm giảm tác dụng giặt rửa và ảnh hưởng đến chất lượng sợi vải.
B. Gây hại cho da tay.
C. Gây ô nhiễm môi trường.
D. Tạo ra kết tủa CaCO3, MgCO3 bám lên sợi vải.
Câu 4: Xà phòng được điều chế bằng cách nào trong các cách sau:
A. Phân hủy mỡ.
B. Thủy phân mỡ trong kiềm.
C. Phản ứng của axit với kim loại.
D. Đehiđro hóa mỡ tự nhiên.
Câu 5: Mệnh đề nào dưới đây không đúng:
A. Xà phòng là sản phẩm của phản ứng xà phòng hoá.
B. Muối natri của axit hữu cơ là thành phần chính của xà phòng.
C. Khi đun nóng chất béo với dung dịch NaOH hoặc KOH ta được muối để sản xuất xà phòng.
D. Từ dầu mỏ có thể sản xuất được chất giặt rửa tổng hợp và xà phòng.
Câu 6: Phương án nào dưới đây có thể dùng để điều chế xà phòng:
A. Đun glixerol với NaOH hoặc KOH ở nhiệt độ và áp suất cao.
B. Đun dầu thực vật hoặc mỡ động vật với xúc tác hoặc KOH ở nhiệt độ cao và áp suất cao.
C. Oxi hoá parafin của dầu mỏ nhờ oxi không khí ở nhiệt độ cao, có muối mangan làm xúc tác rồi trung
hoà axit sinh ra bằng NaOH.
D. Cả B, C đều được
+

Câu 7: Natri lauryl sunfat (X) có công thức: CH3 CH2 10 CH2OSO3 Na .X thuộc loại chất nào dưới đây:
A. Chất béo.
B. Xà phòng.
C. Chất tẩy màu.
D. Chất giặt rửa tổng hợp.
Câu 8: Nhận định nào sau đây không đúng về chất giặt rửa tổng hợp:
A. Chất giặt rửa tổng hợp cũng có cấu tạo “đầu phân cực, đuôi không phân cực”.
B. Chất giặt rửa tổng hợp có ưu điểm là dùng được với nước cứng vì chúng ít bị kết tủa bởi ion canxi và
magie.
C. Chất giặt rửa tổng hợp được điều chế từ các sản phẩm của dầu mỏ.
D. Chất giặt rửa có chứa gốc hiđrocacbon phân nhánh không gây ô nhiễm môi trường vì chúng bị các vi
sinh vật phân huỷ.
Câu 9: Chất giặt rửa tổng hợp gây ô nhiễm môi trường vì:
A. Chúng không bị các vi sinh vật phân huỷ.
B. Chúng ít bị kết tủa với ion canxi .
C. Mạch C của chúng quá phức tạp.
D. Cả A, B đúng.
Câu 10: Phát biểu nào sau đây không đúng về xà phòng và chất tẩy rửa tổng hợp:
A. Xà phòng và chất tẩy rửa tổng hợp được sản xuất bằng cách đun nóng chất béo với dung dịch kiềm.
Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt

Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12

- Trang | 7 -


×