Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học một số loài sinh vật thuộc chi kadsura và schisandra họ schisandraceae ở việt nam (TT)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.82 MB, 26 trang )

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
…………***…………

ĐỖ TIẾN LÂM

NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HÓA HỌC
VÀ HOẠT TÍNH SINH HỌC MỘT SỐ LOÀI THỰC VẬT
THUỘC CHI KADSURA VÀ SCHISANDRA
HỌ SCHISANDRACEAE Ở VIỆT NAM

Chuyên ngành: Hóa học hữu cơ
Mã số: 62.44.01.14

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÓA HỌC

HÀ NỘI - 2016


Người hướng dẫn khoa học:
1. TS. Nguyễn Quyết Tiến
Viện Hóa học - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
2. TS. Phạm Thị Hồng Minh
Viện Hóa học các Hợp chất thiên nhiên - Viện Hàn lâm Khoa học và
Công nghệ Việt Nam

Phản biện 1: . ...........................................................................................................
.............................................................................................................
.............................................................................................................
Phản biện 2: . ...........................................................................................................
.............................................................................................................


.............................................................................................................
Phản biện 3: . ...........................................................................................................
.............................................................................................................
.............................................................................................................

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện họp
tại: Học viện Khoa học và Công nghệ - Số 18 Hoàng Quốc Việt - Cầu Giấy Hà Nội.
Vào hồi
giờ ngày tháng năm

Có thể tìm luận án tại thư viện Quốc Gia Việt Nam và thư viện Học viện
Khoa học và Công nghệ.


1

I. GIỚI THIỆU LUẬN ÁN
1. Đặt vấn đề
Ngày nay, việc nghiên cứu hoạt tính sinh học của các hợp chất có nguồn
gốc thiên nhiên ngày càng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển về lĩnh
vực Y Dược phục vụ cuộc sống con người, bởi các dược liệu chứa nhiều hoạt
chất có hoạt tính sinh học, cấu trúc hóa học rất đa dạng và phong phú. Trong
nhiều trường hợp, các hợp chất tự nhiên còn có cấu trúc hóa học đặc biệt nằm
ngoài sự đánh giá của con người.
Để lĩnh vực Y Dược ngày càng phát triển và có nhiều ứng dụng thực tế hơn
phục vụ Y, Sinh, Nông nghiệp, … các nhà khoa học đã chú trọng nhiều đến
việc tìm kiếm những hoạt chất từ thiên nhiên với định hướng tổng hợp hay
chiết xuất những hoạt chất khả thi mục đích tạo sản phẩm mới trong việc hỗ trợ
điều trị nhiều bệnh nan y và công tác chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Đồng thời,
các kết quả nghiên cứu sẽ góp phần giải thích rõ hơn về tác dụng chữa bệnh của

các cây thuốc cổ truyền dân tộc hay được sử dụng trong dân gian.
Trên thế giới, nhiều công trình nghiên cứu về hóa học và tác dụng sinh học
các loài thực vật họ Schisandraceae, các kết quả nghiên cứu cho biết nhiều hợp
chất phân lập được thể hiện phổ hoạt tính khá rộng như: khả năng gây độc trên
một số dòng tế bào ung thư, kháng HIV, bảo vệ gan,… Các kết quả này mở ra
những hướng nghiên cứu khả quan trong lĩnh vực nghiên cứu dược phẩm hỗ trợ
và điều trị các mầm bệnh mới cũng như các bệnh hiểm nghèo.
Nhằm đóng góp một phần hiểu biết thêm về thành phần hóa học và hoạt
tính sinh học của một số loài thực vật thuộc chi Kadsura và Schisandra họ
Schisandraceae ở Việt Nam, chúng tôi thực hiện đề tài với nội dung: “Nghiên
cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học một số loài thực vật thuộc
chi Kadsura và Schisandra, họ Schisandraceae ở Việt Nam”.
2. Nhiệm vụ của luận án
 Phân lập và xác định cấu trúc các hợp chất từ các bộ phận khác nhau của loài
Na leo (Kadsura heteroclita (Roxb.) Craib), Ngũ vị nam (Kadsura induta A.
C. Smith), Na rừng (Kadsura coccinea (Lem.) A.C. Smith), Ngũ vị vảy chồi
(Schisandra perulata Gagnep.) và Ngũ vị tử nam (Schisandra sphenanthera
Rehd. et Wils.) thu ở Việt Nam.
 Thăm dò hoạt tính gây độc trên một số dòng tế bào ung thư: buồng trứng
(OVCAR), đại tràng (HT-29) và phổi (A-549) của các hợp chất phân lập
được.


2

3. Những đóng góp mới của luận án
3.1. Lần đầu tiên nghiên cứu thành phần hóa học của 5 loài thuộc 2 chi
Kadsura và Schisandra (họ Ngũ vị): Na leo (K. heteroclita), Ngũ vị nam
(K. induta), Na rừng (K. coccinea), Ngũ vị vảy chồi (S. perulata) và Ngũ vị tử
nam (S. sphenanthera) được tiến hành ở Việt Nam, đã phân lập và xác định

được cấu trúc hóa học của 26 hợp chất sạch (tổng số 41 hợp chất, trùng lặp 15
hợp chất). Trong đó, có 2 hợp chất mới: heteroclitalacton N (KHE1) và
schizanrin O (KIE1) lần đầu tiên được phân lập từ thiên nhiên.
3.2. Đã nghiên cứu tác dụng gây độc trên một số dòng tế bào ung thư: buồng
trứng (OVCAR), đại tràng (HT-29) và phổi (A-549) của 15 hợp chất sạch phân
lập được. Kết quả cho biết, 2 hợp chất mới (heteroclitalacton N, schizanrin
O) không thể hiện hoạt tính, hầu hết các chất còn lại đều thể hiện hoạt tính ở
mức khá và trung bình. Trong đó, axit nigranoic có tác dụng gây độc mạnh trên
dòng tế bào ung thư buồng trứng với giá trị IC50 = 5,1 ± 1,7 μM.
3.2. Thành phần hóa học của 5 loài họ Ngũ vị có mặt ở Việt Nam chủ yếu
thuộc các hợp chất lignan và tritecpenoit khung lanostan đặc trưng cho các loài
chi Kadsura và Schisandra.
4. Bố cục của luận án
Luận án gồm 135 trang có 37 bảng số liệu, 29 hình và 15 sơ đồ với 179
tài liệu tham khảo. Kết cấu của luận án gồm:
Mở đầu (01 trang), chương 1. Tổng quan (34 trang), chương 2. Phương
pháp và thực nghiệm (22 trang), chương 3. Kết quả và thảo luận (61 trang), kết
luận (02 trang), danh mục các công trình đã công bố (01 trang), tài liệu tham
khảo (14 trang). Ngoài ra phần phụ lục (68 trang) gồm phổ của các hợp chất đã
phân lập được.

II. NỘI DUNG CỦA LUẬN ÁN
MỞ ĐẦU
Phần này đề cập đến ý nghĩa khoa học, tính thực tiễn, đối tượng và nhiệm
vụ nghiên cứu của luận án.
Chương 1. TỔNG QUAN
Giới thiệu chung về thực vật họ Schisandraceae.
Giới thiệu sơ lược về phân bố và ứng dụng của 5 loài thực vật chi Kadsura
và Schisandra, cây Na leo (K. heteroclita), Ngũ vị nam (K. induta), Na rừng
(K. coccinea), Ngũ vị vảy chồi (S. perulata) và Ngũ vị tử nam

(S. sphenanthera).
Những nghiên cứu trên thế giới và trong nước về hóa học và hoạt tính sinh
học họ Schisandraceae.


3

Chương 2. PHƯƠNG PHÁP VÀ THỰC NGHIỆM
2.1. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
2.1.1. Mẫu thực vật
Mẫu thực vật được TS. Bùi Văn Thanh (Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh
vật - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) xác định tên khoa học,
tiêu bản lưu tại Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật, gồm 2 mẫu thu tại Tam
Đảo, Vĩnh Phúc: thân cành Na leo (K. heteroclita (Roxb.) Craib và thân cành
Na rừng (K. coccinea (Lem.) A. C. Smith); 2 mẫu thu tại Sa Pa, Lào Cai: lá
Ngũ vị nam (K. induta A. C. Smith) và thân Ngũ vị vảy chồi (S. perulata
Gagnep.); và 1 mẫu thu tại Đăk Glei, Kon Tum: thân cành Ngũ vị tử nam
(S. sphenanthera Rehd. et Wils.).
2.1.2. Phương pháp xử lý và chiết mẫu
Các mẫu thực vật sau khi thu thập đều được xử lý chung như sau:
Mẫu được sấy ở nhiệt độ 60 oC tới khô, đến khối lượng không đổi, sau đó
đem nghiền nhỏ, ngâm chiết 3 lần với metanol (etanol) trong thiết bị siêu âm ở
nhiệt độ phòng. Dịch tổng thu được cất kiệt dung môi dưới áp suất giảm
(< 50 oC) thu được cặn cô metanol (etanol). Cặn cô metanol (etanol) được thêm
nước và chiết lần lượt với các dung môi có độ phân cực tăng dần n-hexan,
diclometan và etyl axetat, cất loại dung môi thu được cặn n-hexan, diclometan,
etyl axetat và metanol (etanol) tương ứng.
2.1.3. Phương pháp phân lập và tinh chế các hợp chất từ mẫu cây
Việc phân lập, tinh chế các phần dịch chiết của cây được thực hiện bằng
các phương pháp: sắc ký lớp mỏng (TLC), sắc ký lớp mỏng điều chế (PTLC),

sắc ký cột thường (CC) silica gel với các cỡ hạt khác nhau, sắc ký cột pha đảo
YMC RP-18 và ray phân tử sephadex LH-20.
2.1.4. Phương pháp xác định cấu trúc hóa học
Cấu trúc của hợp chất được xác định bằng sự kết hợp giữa các thông số vật
lý với các phương pháp phổ hiện đại: điểm nóng chảy (mp), độ quay cực ([α]D),
sắc ký khí (GC), phổ hồng ngoại (FT-IR), phổ khối phun mù điện tử (ESI-MS),
phổ khối phân giải cao (HR-ESI-MS), phổ cộng hưởng từ hạt nhân: phổ một
chiều (1H-NMR, 13C-NMR và DEPT) và phổ 2 chiều (COSY, HSQC, HMBC
và NOESY).
2.1.5. Phương pháp thử hoạt tính gây độc tế bào
Hoạt tính gây độc trên ba dòng tế bào ung thư người: buồng trứng
(OVCAR), đại tràng (HT-29) và phổi (A-549) được thử nghiệm tại Trường Đại
học Dược, Đại học Yonsei, Hàn Quốc bằng phương pháp MTT (3-(4,5dimethylthiazol-2-yl)-2,5-diphenyltetrazolium bromide).
2.2. Thân cành Na leo (K. heteroclita)
Quá trình xử lý mẫu và phân lập các hợp chất từ thân cành cây Na leo thực
hiện theo sơ đồ 2.1.


4

Sơ đồ 2.1. Xử lý mẫu và phân lập các hợp chất từ thân cành Na leo
2.3. Lá Ngũ vị nam (K. induta)
Quá trình xử lý mẫu và phân lập các hợp chất từ lá cây Ngũ vị nam thực
hiện theo sơ đồ 2.2.

Sơ đồ 2.2. Xử lý mẫu và phân lập các hợp chất từ lá Ngũ vị nam


5


2.4. Thân cành Na rừng (K. coccinea)
Quá trình xử lý mẫu và phân lập các hợp chất từ thân cành Na rừng thực
hiện theo sơ đồ 2.3a và 2.3b.

Sơ đồ 2.3a. Xử lý mẫu và phân lập các hợp chất từ thân cành Na rừng

Sơ đồ 2.3b. Xử lý mẫu, phân lập các hợp chất từ thân cành Na rừng (tiếp theo)
2.5. Thân Ngũ vị vảy chồi (S. perulata)
Quá trình xử lý mẫu và phân lập các hợp chất từ thân Ngũ vị vảy chồi thực
hiện theo sơ đồ 2.4.


6

Sơ đồ 2.4. Xử lý mẫu và phân lập các hợp chất từ thân Ngũ vị vảy chồi
2.6. Thân cành Ngũ vị tử nam (S. sphenanthera)
Quá trình xử lý mẫu và phân lập các hợp chất từ thân cành cây Ngũ vị tử
nam theo sơ đồ 2.5.

Sơ đồ 2.5. Xử lý mẫu và phân lập các hợp chất từ thân cành Ngũ vị tử nam


7

2.7. Hoạt tính gây độc tế bào của các hợp chất được phân lập
Kết quả thử nghiệm in vitro hoạt tính gây độc tế bào của một số hợp chất
phân lập được từ 5 loài nghiên cứu được trình bày trong mục 3.6.

Chương 3. KẾT QUẢ THẢO LUẬN
3.1. Các hợp chất phân lập được từ thân cành cây Na leo (K. heteroclita)

Từ cặn dịch chiết n-hexan và etyl axetat thân cành cây Na leo 8 hợp chất đã
được phân lập và xác định cấu trúc hóa học, gồm 3 tritecpenoit:
heteroclitalacton N (KHE1), axit secococcinic F (KHH2) và axit kadsuric
(KHH3); 3 lignan: axit dihydroguaiaretic (KHE2), schizanrin F (KHE3) và
kadsuralignan B (KHE4); và 2 steroit: β-sitosterol (KHH1) và β-sitosteryl 3O-β-D-glucopyranozit (KHE5). Trong đó, heteroclitalacton N (KHE1) là
hợp chất mới. Cấu trúc hóa học của các hợp chất được thể hiện như hình 3.1.

Hình 3.1. Các hợp chất phân lập được từ thân cành cây Na leo (K. heteroclita)
3.1.1. Heteroclitalacton N (KHE1) - hợp chất mới
Hợp chất KHE1 được phân lập dưới dạng bột vô định hình, không màu,
nhiệt độ nóng chảy 204-206 oC. Phổ khối phân giải cao HR-ESI-MS cho
[M+H]+ (m/z) 551,2857 amu, cho phép xác định công thức phân tử KHE1 là
C29H43O10. Phổ 1H-NMR của KHE1 cho biết tín hiệu của 1 proton olefinic tại
H-24 (H 7,21); 4 proton oximetin tại H-1 (H 4,34), H-15 (H 3,87), H-22
(H 3,76) và H-23 (H 5,17); 2 proton metylenoxi tại H-29 (H 3,40 và 3,44);
1 nhóm metyl bậc hai tại H-21 (H 1,12) và 3 nhóm metyl tại H-18 (H 1,12),
H-27 (H 1,91) và H-30 (H 1,17). Phổ 13C-NMR và DEPT của KHE1 quan sát
thấy có 29 cacbon gồm 2 nhóm cacbonyl (CO) tại C-3 (δC 177,6) và C-26
(δC 177,0), 6 cacbon bậc bốn (trong đó có 4 cacbon liên kết với oxi tại C-4
(δC 88,8), C-9 (δC 73,3), C-10 (δC 101,1) và C-14 (δC 87,6)), 9 nhóm metin
(CH), 8 nhóm metylen (CH2) và 4 nhóm metyl (CH3). Những dữ liệu này gợi ý
KHE1 là một nortritecpenoit khung schiartan giàu oxi có bảy vòng [154]. Các
dữ liệu phổ 1H- và 13C-NMR của KHE1 tương tự như hợp chất micrandilacton
C, trừ vị trí nhóm hydroxyl ở C-29 [130,160].


8

Hình 3.1a. Phổ 1H-NMR, DEPT của heteroclitalacton N (KHE1)
Phổ HMBC của KHE1 cho biết tương tác giữa H-23 (H 5,17) với C-20

(δC 38,3), C-22 (δC 73,9), C-24 (δC 149,9), C-25 (δC 131,3), và C-26 (δC 177,0);
giữa H-27 (δH 1,91) với C-24 (δC 149,9), C-25 (δC 131,3), và C-26 (δC 177,0).
Phổ COSY cho biết các tương tác của H-20/H-22/H-23/H-24, khẳng định nhóm
α,β-lacton chưa bão hòa và hydroxyl ở vị trí C-22. Ngoài ra, H-22 định hướng
α được suy ra bởi tương tác H-22 (δH 3,76) và H-17 (δH 2,10) trên phổ NOESY.

Hình 3.1b. Phổ HMBC của heteroclitalacton N (KHE1)
Tương tác trên phổ HMBC giữa H-1 (δH 4,34) với C-2 (δC 37,2), C-3
(δC 177,6), C-10 (δC 101,1), C-4 (δC 88,8), C-5 (δC 54,9), và C-19 (δC 47,2);
giữa H-29 (δH 3,40 và 3,44) với C-4 (δC 88,8) và C-5 (δC 54,9); và giữa H-30
(δH 1,17) với C-4 (δC 88,8) và C-5 (δC 54,9) khẳng định sự hiện diện của một
cầu epoxy tại C-1 và C-4, và cả hai nhóm metyl và hydroxymetylen tại C-4.
Các tương quan trên phổ NOESY giữa H-1 (δH 4,34) và H-30 (δH 1,17), giữa
H-5 (δH 2,66) và H-29 (δH 3,40 và 3,44) khẳng định rằng H-5 và H-29 định
hướng α, H-1 và H-30 định hướng β. Hơn nữa, tương tác trên phổ HMBC của
KHE1 giữa H-15 (δH 3,87) với C-8 (δC 56,6), C-14 (δC 87,6), C-16 (δC 35,9),
và C-17 (δC 54,7) khẳng định nhóm hydroxyl ở C-15. Nhóm hydroxyl này định
hướng α đã được xác định bởi tương tác giữa H-8 (δH 1,70) và H-15 (δH 3,87).


9

Hình 3.1c. Phổ COSY, tương tác NOESY chính của heteroclitalacton N
(KHE1)
Phân tích các dữ liệu phổ, kết hợp so sánh với dữ liệu phổ trong tài liệu
tham khảo [160], cho phép xác định hợp chất KHE1 với tên gọi
heteroclitalacton N, đây là một hợp chất mới, lần đầu tiên phân lập được
trong tự nhiên.

Cấu trúc hóa học và các tương tác HMBC, COSY chính của heteroclitalacton N

(KHE1)
Bảng 3.1. Dữ liệu phổ NMR của KHE1 (1H: 500MHz, 13C: 125MHz, CD3OD)
TT
KHE1
[160]
δH (mult., J Hz)
#δH (mult., J Hz)
δC
DEPT H → C (HMBC) #δC
1 83,0 4,34 (d; 4,5)
CH 10, 3, 2, 19
82,8 4,16 (d; 4,5)
2 37,2 2,83 (dd; 4,5; 13,0)
CH2 1, 10, 3
37,2 2,73 (dd; 4,5; 17,9)
2,53 (d; 13,0)
2,35 (d; 17,9)
3 177,6 C
177,6 4 88,8 C
86,2 5 54,9 2,66 (dd; 3,0;13,0)
CH 29, 4, 10
60,2 2,29 (dd; 3,8; 15,1)
6 29,4 1,46 và 1,83 (m)
CH2 5, 7
29,3 1,28 và 1,74 (o)
7 25,0 2,26 (dd, 8,5; 13,0)
CH2 8, 6
24,7 2,14 (m)
1,80 (m)
1,60 (m)

8 56,6 1,70 (m)
CH 13, 7, 6, 9, 14
56,8 1,60 (o)
9 73,3 C
73,3 10 101,1 C
101,3 11 39,6 1,55 (br d; 14,0)
CH2 12, 9
38,5 1,58 (m)
2,18 ( m)
1,28 (m)
12 38,6 1,41 và 1,76 (m)
CH2 13, 11
39,6 1,41 (m); 1,98 (o)


10

13
14
15
16

46,4
87,6
77,3
35,9

17 54,7
18 18,2
19 47,2

20
21
22
23
24
25
26
27
29
30

38,3
18,2
73,9
83,6
149,9
131,3
177,0
10,6
69,8
19,0

3,87 (d; 3,5)
1,98 (dt; 4,0; 13,0)
1,74 (m)
2,10 (m)
1,12 (s)
2,20 (d; 15,0)
1,85 (d; 5,0)
1,60 (m)

1,12 (d; 6,0)
3,76 (dd; 1,5; 6,5)
5,17 (br s)
7,21(br s)
1,91 (s)
3,40 và 3,44 (d; 11,5)
1,17 (s)

C
C
CH 13, 14, 17
CH2 15, 17
CH
CH3
CH2
CH
CH3
CH
CH
CH
C
C
CH3
CH2
CH3

46,3
87,6
77,2
36,0


3,73 (d; 3,5)
1,88 (m)
1,58 (o)
13, 20
54,7 1,94 (m)
13
18,2 1,00 (s)
9, 10
47,0 2,03 (d; 15,9)
1,75 (d; 15,9)
17, 21, 22
38,3 1,98 (m)
20
18,2 0,98 (d; 4,5)
17, 20, 21, 23, 24 73,8 3,63 (dd; 2,0; 6,8)
22, 24, 25
83,6 5,04 (d; 1,8)
23, 25, 26, 27
149,9 7,08 (d; 1,8)
131,3 177,0 24, 25, 26
10,6 1,78 (s)
4, 5, 30
30,0 1,19 (s)
4
23,5 1.04 (s)

#δH và #δC của micrandilacton C (1H: 400 MHz, 13C: 100 MHz, pyridin-d5) [160]

3.2. Các hợp chất phân lập được từ lá cây Ngũ vị nam (K. induta)

Từ cặn dịch chiết n-hexan và etyl axetat lá cây Ngũ vị nam 9 hợp chất đã
được phân lập và xác định cấu trúc hóa học gồm 4 lignan: schizanrin O
(KIE1),
schizanrin
F
(KIH2);
(7S,8R,8’R,7’R)-3,4-dimetoxi-3′,4′metylendioxi-7,7′-epoxilignan (KIE3) và rel-(8R,8'R)-dimetyl-(7S,7'R)-bis(3,4metylendioxiphenyl)tetrahydrofuran (KIE2), 2 tritecpenoit: axit schizandronic
(KIE4) và axit lancifoic A (KIE5), 1 flavonoit: luteolin 7-O-β-Dglucopyranozit (KIE6), và 2 phytosterol: β-sitosterol (KIH1), β-sitosteryl 3-Oβ-D-glucopyranozit (KIE7). Trong đó, schizanrin O (KIE1) là hợp chất mới.
Cấu trúc hóa học của các hợp chất được thể hiện như hình 3.7.

Hình 3.7. Các hợp chất phân lập được từ lá cây Ngũ vị nam (K. induta)
3.2.1. Schizanrin O (KIE1) - hợp chất mới
Hợp chất KIE1 được phân lập dưới dạng bột vô định hình, không màu. Phổ
khối phân giải cao HR-ESI-MS của KIE1 cho [M+Na]+ (m/z) 631,2172 amu,
ứng với công thức phân tử C33H36O11. Phổ 1H-NMR của KIE1 cho biết có tín


11

hiệu của 5 proton thơm tại H 7,32 (t, J= 8,0 Hz), H 7,46 (d, J= 8,0 Hz) và
H 7,51 (t, J= 8,0 Hz) của nhóm benzoyl, 2 proton thơm singlet tại δH 6.53 (s)
và 6,85 (s), 2 proton metinoxi tại δH 5,77 (s) và 5,88 (s), 2 proton metylendioxi
tại δH 5,63 (d, J= 1,5 Hz) và 5,77 (d, J= 1,5 Hz), 4 proton metoxi tại δH 3,32;
3,61; 3,86 và 3,95 được liệt kê trong bảng 3.7. Phổ 13C-NMR và DEPT cho biết
hợp chất KIE1 có 2 nhóm cacbonyl, 12 cacbon bậc bốn (trong đó có 7 cacbon
bậc 4 gắn với oxi tại C-1 (δC 151,4), C-2 (δC 141,1), C-3 (δC 151,9), C-7
(δC 74,0), C-12 (δC 148,8), C-13 (δC 135,5) và C-14 (δC 140,5)), 10 nhóm
metin, 2 nhóm metylen, 4 nhóm metoxi và 3 nhóm metyl. Những dữ liệu này
gợi ý KIE1 là một hợp chất dibenzocyclooctadien lignan. Các dữ liệu phổ 1Hvà 13C-NMR của KIE1 tương tự như hợp chất schizanrin F, trừ vị trí nhóm este
ở C-9 [162].


Hình 3.7a. Phổ 1H-NMR, DEPT của schizanrin O (KIE1)
Phổ HMBC của KIE1 cho biết có tương tác xa giữa H-4 (δH 6,85) với C-2
(δC 141,1), C-3 (δC 151,9), C-5 (δC 129,6), C-6 (δC 85,2) và C-16 (δC 121,8); giữa
H-11 (δC 6,53) với C-9 (δC 83,4), C-10 (δC 132,9), C-12 (δC 148,8), C-13
(δC 135,5) và C-15 (δC 120,2) khẳng định sự hiện diện của vòng biphenyl.

Hình 3.7b. Phổ HMBC của schizanrin O (KIE1)


12

Ngoài ra, các tương tác giữa proton nhóm metoxi (δH 3,61; 3,86; 3,95 và
3,32) với C-1 (δC 151,4), C-2 (δC 141,1), C-3 (δC 151,9) và C-14 (δC 140,5),
khẳng định 4 nhóm metoxi ở C-1, C-2, C-3 và C-14. Các tương tác xa trên phổ
HMBC giữa proton metylen (δH 5,63 và 5,77) với C-12 (δC 148,8) và C-13
(δC 135,5) khẳng định nhóm metylen được gắn với C-12 và C-13 thông qua
oxi. Các tương tác xa trên phổ HMBC giữa H-6 (δH 5,88) với C-7" (δC 164,7);
giữa H-9 (δH 5,77) với C-1' (δC 172,3) khẳng định nhóm benzoyl và propanoyl
ở C-6 và C-9.

Hình 3.7c. Phổ COSY và tương tác NOESY chính của schizanrin O (KIE1)
Phổ COSY cho biết tương tác của H-9/H-8/8-CH3, H-2'/H-3' và H-2"/H3"/H-4", cấu hình của nhóm là S. Tương quan trên phổ NOESY giữa H-4
(δH 6,85) với H-6 (δH 5,88); giữa H-9 (δH 5,77) với H-11 (δH 6,53) và H-8
(δH 2,32) khẳng định cấu dạng xoắn-thuyền-ghế (TBC) của vòng cyclooctadien
và định hướng cho các proton H-6α, H-8β và H-9β [166]. Cấu hình của nhóm
metyl tại C-7 được xác định bằng tương quan trên phổ NOESY giữa 7-CH3
(δH 1,39) và H-8 (δH 2,32).
Phân tích dữ liệu phổ cho biết hợp chất KIE1 đã được làm sáng tỏ về cấu
trúc và đặt tên là schizanrin O, đây là một hợp chất mới, lần đầu tiên phân

lập được trong tự nhiên.

Cấu trúc hóa học và các tương tác HMBC, COSY chính của schizanrin O
(KIE1)


13

Bảng 3.7. Dữ liệu phổ NMR của KIE1 (1H: 500 MHz, 13C: 125 MHz, CDCl3)
TT
KIE1
[162]
H→C (HMBC) #δC #δH (mult., J Hz)
δC δH (mult., J Hz)
1
151,4 151,3 2
141,1 141,1 3
151,9 151,9 4
110,3 6,85 (s)
2, 5, 6, 16
110,2 6,82 (s)
5
129,6 129,6 6
85,2 5,88 (s)
4,5,7, 8,16,17
85,1 5,86 (s)
7
74,0 73,9 8
43,2 2,32 (d; 7,0)
7, 10, 17

43,1 2,29 (m)
9
83,4 5,77 (s)
7,8,10,11,15,1’
83,3 5,75 (s)
10 132,9 139,9 11 101,7 6,53 (s)
9,10,12,13,14,15 101,6 6,49 (s)
12 148,8 148,7 13 135,5 135,4 14 140,5 140,5 15 120,2 120,1 16 121,8 121,8 7-CH3 28,8 1,40 (s)
6,7,8
28,7 1,37 (s)
8-CH3 17,1 1,31 (d; 7,0)
7,8,9
17,0 1,29 (d; 7,0)
-OCH2O- 100,8 5,63 (d;1,5)
12,13
100,8 5,61 (d; 1,5)
5,77 (d; 1,5)
5,76 (d; 1,5)
1-OCH3 60,5 3,61 (s)
1
60,4 3,60 (s)
2-OCH3 60,4 3,86 (s)
2
60,4 3,85 (s)
3-OCH3 56,0 3,95 (s)
3
55,9 3,93 (s)
14-OCH3 58,6 3,32 (s)
14
58,6 3,30 (s)

1″
129,3 129,3 2″, 6″ 129,4 7,46 (d; 8,0)
6″, 4″,2″
129,4 7,44 (d; 7,0)
3″, 5″ 127,9 7,32 (t; 8,0)
7″, 5″,3″
127,8 7,30 (t; 8,0)
4″
132,8 7,51 (t; 8,0)
2″,3″,5″,6″
132,6 7,52 (t; 8,0)
7″
164,7 164,6 1′
172,3 168,8 2′
26,8 1,77 (dq; 7,5; 17,5) 1′,3′
20,4 1,58 (s)
1,90 (dq; 7,5; 17,5)
3′
8,4 0,86 (t; 7,5)
1′
#δH và #δC của axit schizanrin F (1H: 300 MHz, 13C: 75 MHz, CDCl3) [162]

3.3. Các hợp chất phân lập được từ thân cành cây Na rừng (K. coccinea)
Từ cặn dịch chiết n-hexan và etyl axetat thân cành cây Na rừng
(K. coccinea) 9 hợp chất đã được phân lập và xác định cấu trúc hóa học, gồm
6 tritecpenoit: axit secococcinic G (KcE1), axit secococcinic F (KcE2); axit
mangiferonic (KcE3), axit nigranoic (KcE4), axit 24(E)-3,4-seco-9βH-lanosta4(28),7,24-trien-3,26-dioic (KcE5) và axit lancifoic A (KcE7); 1 glycerit: 2,3dihydroxypropyl 28-hydroxyoctacosanoat (KcE6); và 2 steroit: β-sitosterol
(KcH1) và β-sitosteryl 3-O-β-D-glucopyranozit (KcE8). Cấu trúc hóa học của
các hợp chất được thể hiện như hình 3.13. Trong đó, axit 24(E)-3,4-seco-9βHlanosta-4(28),7,24-trien-3,26-dioic (KcE5) là hợp chất tritecpen khung
lanostan, lần đầu tiên phân lập được từ các loài họ Schisandrcaeae.



14

Hình 3.13. Các hợp chất phân lập được từ thân cành cây Na rừng (K. coccinea)
3.3.5. Axit 24(E)-3,4-seco-9βH-lanosta-4(28),7,24-trien-3,26-dioic (KcE5)
Hợp chất KcE5 phân lập từ cặn etyl axetat thân cành cây Na rừng có dạng
tinh thể hình kim, không màu. Trên phổ của KcE5 cũng có sự hiện diện của
3,4-seco ở vòng A được thể hiện qua các tín hiệu đặc trưng cacbon: nhóm
COOH tại C-3 (δC 177,4), một nối đôi dạng >C=CH2 tại δH 4,87 và 4,83 (br s,
H-28), ứng với C-28 (δC 111,7) và C-4 (δC 149,8).
Ngoài ra, phổ 1H- và 13C-NMR còn cho biết trong phân tử có 2 nối đôi
dạng >C=CH- tại δH 5,28 (br s, H-7) ứng với C-7 (δC 117,7), C-8 (δC 146,5) và
δH 6,82 (t; J= 7 và 6,5 Hz; H-24) ứng với C-24 (δC 144,0), C-25 (δC 126,9);
6 proton nhóm metyl, trong đó có 5 tín hiệu ở dạng singlet tại δH 0,76 (s, H-18);
0,86 (s, H-19); 1,03 (s, H-30); 1,83 (s, H-27); và 1,80 (s, H-29), và 1 nhóm
metyl ở dạng doublet tại δH 0,92 (d, J= 6,5 Hz, H-21), ứng với C-21 (δC 18,0).
Phổ 1H-, 13C-NMR của hợp chất KcE5 tương tự so với hợp chất KcE2 hay
KHH2, tuy nhiên chỉ khác nhau bởi cacbon ở vị trí C-26. Trên phổ 1H và 13CNMR của KcE5 mất đi tín hiệu của nhóm metyl thay vào đó ở phổ 13C-NMR
xuất hiện thêm tín hiệu của nhóm cacboxyl (-COOH) tại δC 170,8 ppm.
Phân tích dữ liệu phổ thực nghiệm của KcE5 và kết hợp so sánh với dữ
liệu phổ của axit 24(E)-3,4-seco-9βH-lanosta-4(28),7,24-trien-3,26-dioic trong
tài liệu tham khảo, có thể khẳng định hợp chất KcE5 là axit 24(E)-3,4-seco9βH-lanosta-4(28),7,24-trien-3,26-dioic [174]. Hợp chất này được phát hiện từ
loài Abies koreana [174], còn hợp chất có cấu hình axit 24(Z)-3,4-seco-9βHlanosta-4(28),7,24-trien-3,26-dioic với tên gọi kadpolysperin I được phát hiện
từ loài Kadsura polysperma ở Trung Quốc [96].


15

Cấu trúc hóa học và các tương tác HMBC chính của

axit 24(E)-3,4-seco-9βH-lanosta-4(28),7,24-trien-3,26-dioic (KcE5)
Bảng 3.16. Dữ liệu phổ NMR của KcE5 (1H: 500MHz, 13C: 125MHz, CDCl3+CD3OD)
TT
KcE5
[174]
#δH (mult., J Hz)
δC δH (mult., J Hz)
#δC
1
28,8
1,73 và 1,58 (m)
29,7
2,04 và 1,92 (m)
2
29,5
2,26 và 2,26 (m)
30,0
2,58 (dt; 11,0 và 5,5)
3
177,4
177,0
4
149,8
150,4
5
45,2
2,10 (m)
45,6
2,26 (d; 7,0)
6

29,0
2,30 và 1,90 (m)
30,0
2,39 và 2,01 (m)
7
117,7
5,28 (br s)
118,3
5,32 (d; 3)
8
146,5
147,1
9
38,6
2,58 (m)
39,2
2,65 (m)
10
36,2
36,7
11
18,4
1,62 và 1,52 (m)
18,9
1,68 và 1,55 (m)
12
33,9
1,83 và 1,48 (m)
34,2
1,82 và 1,65 (m)

13
43,6
44,0
14
51,4
51,8
15
33,8
1,52 và 1,46 (m)
34,4
1,52 và 1,48 (m)
16
28,1
1,99 và 1,26 (m)
28,5
1,94 và 1,26 (m)
17
52,8
1,53 (m)
53,3
1,50 (m)
18
21,5
0,76 (s)
21,9
0,78 (s)
19
23,9
0,86 (s)
24,4

0,93 (s)
20
35,9
1,42 (m)
36,3
1,44 (m)
21
18,0
0,92 (d; 6,5)
18,4
0,94 (d; 6,5)
22
34,6
1,53 và 1,20 (m)
35,2
1,60 và 1,19 (m)
23
25,7
2,26 và 1,99 (m)
26,0
2,29 và 2,17 (m)
24
144,0
6,82 (t; 7,0; 6,5)
142,5
7,22 (m)
25
126,9
129,0
26

170,8
170,7
27
12,0
1,83 (s)
12,9
2,11(s)
28
111,7
4,87 và 4,83 (br s)
112,1
5,01 (s)
29
25,7
1,80 (s)
26,1
1,86 (s)
30
27,3
1,03 (s)
27,6
1,07 (s)
#δH, #δC của axit 24(E)-3,4-seco-9βH-lanosta-4(28),7,24-trien-3,26-dioic
(1H: 500 MHz, 13C: 125 MHz, pyridin-d5)[174]


16

3.4. Các hợp chất phân lập được từ thân cây Ngũ vị vảy chồi (S. perulata)
Từ cặn dịch chiết n-hexan và etyl axetat thân cây Ngũ vị vảy chồi 8 hợp

chất đã được phân lập và xác định cấu trúc hóa học, gồm 3 lignan: axit mesodihydroguaiaretic (SpE5), (7S,8R,8’R,7’R)-3,4-dimetoxi-3′,4′metylendioxi7,7′-epoxilignan
(SpE7),

rel-(8R,8'R)-dimetyl-(7S,7'R)-bis(3,4metylendioxiphenyl) tetrahydrofuran (SpE6); 1 flavonoit: (2R,3S)-3,5,7,3’,4’pentahydroxy-flavan (SpE8); 2 glycerit: 2,3-dihydroxypropyl hexacosanoat
(SpH3) và 2,3-dihydroxypropyl 28-hydroxyoctacosanoat (SpH4); và 2 steroit:
β-sitosterol (SpH1) và β-sitosteryl 3-O-β-D-glucopyranozit (SpE2). Cấu trúc
hóa học của các hợp chất được thể hiện như hình 3.14. Trong đó, axit mesodihydroguaiaretic là hợp chất khung diarylbutan, tiền chất cơ bản để sinh tổng
hợp các hợp chất lignan khung khác nhau.

Hình 3.14. Các hợp chất phân lập được từ thân cây Ngũ vị vảy chồi
(S. perulata)
3.4.1. Axit meso-dihydroguaiaretic (SpE5)
Hợp chất SpE5 thu được dưới dạng vô định hình, không màu, từ dịch etyl
axetat, nóng chảy ở 87-89 0C. Phổ khối phân giải cao FT-ICR/HRMS của
SpE5 cho [M+H]+ (m/z) 331,19095 amu, ứng với công thức phân tử C20H26O4.
Trên phổ 1H NMR xuất hiện 2 bộ nhóm thế 1,3,4-phenyl, 2 nhóm metoxi tại
δC/H 55,9/3,85 (3-OCH3 và 3’-OCH3); 2 nhóm metyl với tín hiệu doublet tại
δC/H 16,2/0,845 (H-9 và H-9’) và 2 nhóm metin xuất hiện dưới dạng multiplet
tại δC/H 38,9/1,77 (H-8 và H-8’). Bốn benzylic proton xuất hiện dưới dạng 4
doublet-doublet tại δC/H 39,2/2,30-2,75 (H-7a, H-7b, H-7’a và H-7’b) do tương
tác vicinal và geminal, các proton còn lại xuất hiện ở vùng trường thấp thuộc
các vòng thơm benzen trong khoảng cộng hưởng 6,06→6,83 ppm. Hợp chất
SpE5 không hoạt động quang học vì [α]D25= 0 (c=0,75; CHCl3).
Phân tích dữ liệu phổ thực nghiệm của SpE5 và kết hợp so sánh với dữ liệu
phổ của axit meso-dihydroguaiaretic trong tài liệu tham khảo, hợp chất SpE5
được xác định là axit meso-dihydroguaiaretic hay meso-4,4’-dihidroxy-3,3’dimetoxilignan [175,176].


17


Cấu trúc hóa học, các tương tác HMBC chính của axit meso-dihydroguaiaretic
(SpE5)
Bảng 3.18. Dữ liệu phổ NMR của SpE5 (1H: 500 MHz, 13C: 125 MHz, CDCl3)
TT
SpE5
[175]
δH (mult., J Hz)
δH (mult., J Hz)
δC
δC
1/1’
133,8 133,5 2/2’
111,5 6,61 (d; 2,0)
111,2 6,50 (d; 1,7)
3/3’
146,3 146,2 4/4’
143,6 143,4 5/5’
114,0 6,83/6,82/6,81
113,8 6,77 (d; 7,9)
6/6’
121,7 6,66/6,96; 6,65/6,64
121,5 6,58 (d; 8,0)
7/7’
39,2 2,30/2,28; 2,28/2,26
41,0 2,55-2,32 (m)
8/8’
38,9 1,77 (m)
37,4 1,72 (m)
9/9’
16,2 0,85 (d; 6,5)

13,8 0,80 (d; 6,7)
3/3’-OCH3 55,9 3,85 (s)
55,7 3,78 (s)
#δH, #δC của axit meso-dihydroguaiaretic (1H: 250 MHz, 13C: 62,9 MHz, CDCl3)[175]

3.5. Các hợp chất phân lập được từ thân cành cây Ngũ vị tử nam
(S. sphenanthera)
Từ cặn dịch chiết n-hexan và etyl axetat thân cành cây Ngũ vị tử nam 7 hợp
chất đã được phân lập và xác định cấu trúc hóa học, gồm 3 lignan: (+)-gomisin
M2 (SsH3); (±)-gomisin M1 (SsH4); gomisin N (SsH5); 1 tritecpenoit: axit
kadsuric (SsE2); 1 glycerit: 1-linoleoylglycerol (SsH2); và 2 steroit:
β-sitosterol (SsH1) và β-sitosteryl 3-O-β-D-glucopyranozit (SsE1). Cấu trúc
hóa học của các hợp chất được thể hiện như hình 3.15. Trong đó, gomisin N
(SsH5) đặc trưng cho các dibenzocyclooctadien lignan phân lập từ loài này.

Hình 3.15. Các hợp chất phân lập được từ thân cành Ngũ vị tử nam
(S. sphenanthera)


18

3.5.3. Gomisin N (SsH5)
Hợp chất SsH5 thu được từ dịch n-hexan của loài Schisandra sphenanthera
có dạng tinh thể hình kim, không màu, điểm nóng chảy 105-107 0C. Phổ 1H-,
13
C-NMR và DEPT cho biết tín hiệu của 28 hidro và 23 cacbon, ứng với
2 proton thơm tại H-4 (δH 6,55) và H-11 (δH 6,48); 2 nhóm metylen tại C-6
(δC 39,1) và C-9 (δC 35,5); 2 nhóm metin tại C-7 (δC 33,5) và C-8 (δC 40,7);
2 nhóm metyl tại H-17 (δH 0,96), C-17 (δC 21,5) và H-18 (δH 0,73), C-18
(δC 12,8); 4 nhóm metoxi (1-OCH3, 2-OCH3, 3-OCH3, 14-OCH3) tại δH 3,55;

3,82; 3,88; 3,89 và δC 60,5; 59,6; 55,9; 61,0 tương ứng; 1 nhóm metylendioxi
tại H-19 (δH 5,94) và C-19 (δC 100,7). Đây là một hợp chất
dibenzocyclooctadien lignan.
Phổ HMBC của SsH5 cho thấy tương tác của H-11 (δH 6,48) với C-9
(δC 35,5), C-12 (δC 148,6), C-13 (δC 134,5) và C-15 (δC 121,3); H-4 (δH 6,55)
với C-2 (δC 140,0), C-3 (δC 151,5), C-6 (δC 39,1) và C-16 (δC 123,3). Tương tác
của proton nhóm metoxi tại δH 3,55 với C-1 (δC 151,6), δH 3,82 với C-2
(δC 140,0), δH 3,88 với C-3 (δC 151,5) và δH 3,89 với C-14 (δC 141,1), cho thấy
4 nhóm metoxi ở vị trí C-1, C-2, C-3 và C-14 tương ứng. Tương tác của H-19
(δH 5,94) với C-12 (δC 148,6) và C-13 (δC 134,5) cho thấy nhóm metylendioxi
ở vị trí C-12 và C-13.
Phân tích dữ liệu phổ thực nghiệm của SsH5 và kết hợp so sánh với dữ liệu
phổ của gomisin N trong tài liệu tham khảo, cho phép khẳng định hợp chất
SsH5 chính là gomisin N [179].

Cấu trúc hóa học và các tương tác HMBC chính của gomisin N (SsH5)
Bảng 3.21. Dữ liệu phổ NMR của SsH3 (1H: 500 MHz, 13C: 125 MHz, CDCl3)
SsH5
[179]
TT
δH (mult., J Hz)
#δH (mult., J Hz)
δC
#δC
1
151,6 147,6
2
140,0 140,1
3
151,5 151,6

4
6,55 (s)
110,6 110,7
6,55 (s)
5
134,1 134,0
6
2,52 (dd; 2,0 và 13,0)
35,5
35,6
2,57 (m)
2,57 (dd; 7,0 và 13,0)
7
1,88 (m)
40,7
40,7
1,83 (m)


19

8
9
10
11
12
13
14
15
16

17
18
19
1-OCH3
2-OCH3
3-OCH3
14-OCH3

1,79 (m)
2,02 (d; 13,0)
2,23 (dd; 10,5 và 13,0)
6,48 (s)
0,73 (d; 7,5)
0,96 (d; 7,5)
5,94 (m)
3,55 (s)
3,82 (s)
3,88 (s)
3,89 (s)

33,5
39,1

33,6
39,2

137,8
102,9
148,6
134,5

141,1
123,3
121,3
12,8
21,5
100,7
60,5
61,0
55,9
59,6

137,7
102,9
148,6
134,6
141,1
123,3
121,4
12,9
21,5
100,7
60,5
61,0
55,9
59,6

1,83 (m)
2,03 (dd; 1,0 và 13,5)
2,27 (dd; 8,0 và 13,5)
6,47 (s)

0,73 (d; 7,0)
0,97 (d; 7,0)
5,93 (s)
3,55 (s)
3,82 (s)
3,93 (s)
3,93 (s)

#δH, #δC của gomisin N (1H: 100 MHz, 13C: 15,4 MHz, CDCl3)[179]

Tóm tắt các kết quả phân lập và xác định cấu trúc các hợp chất trong
5 loài đã nghiên cứu:
Bảng 3.24. Các hợp chất phân lập được từ 5 loài nghiên cứu
Tên hợp chất

Lớp chất

Heteroclitalacton N
Axit secococcinic F

Tritecpenoit
Tritecpenoit

Axit secococcinic G
Axit kadsuric

Tritecpenoit
Tritecpenoit

Axit 24(E)-3,4-seco-9βH-lanosta

4(28),7,24-trien-3,26-dioic
Axit lancifoic A

Tritecpenoit

Loài phân lập

KL Tính
(mg) mới
K. heteroclita
8,2
M
K. heteroclita
820
L
K. coccinea
10,2
K. coccinea
14,3
K. heteroclita
700
L
S. sphenanthera 37
K. coccinea
10,2 H

Tritecpenoit K. induta
K. coccinea
Axit nigranoic
Tritecpenoit K. coccinea

Axit schizandronic
Tritecpenoit K. induta
Axit mangiferonic
Tritecpenoit K. coccinea
Schizanrin O
Lignan
K. induta
Kadsuralignan B
Lignan
K. heteroclita
Schizanrin F
Lignan
K. heteroclita
K. induta
(±)-gomisin M1
Lignan
S. sphenanthera
Gomisin N
Lignan
S. sphenanthera
(+)-gomisin M2
Lignan
S. sphenanthera
(7S,8R,8’R,7’R)-3,4-dimetoxiLignan
K. induta
3′,4′metilendioxi-7,7′-epoxilignan
S. perulata
Rel-(8R,8'R)-dimetyl-(7S,7'R)Lignan
K. induta
bis(3,4-metilendioxiphenyl)

S. perulata
tetrahydrofuran
Axit dihydroguaiaretic
Lignan
K. heteroclita

100
20,5
12,6
120
11,6
8,8
8,8
6
500
79,7
61
215,7
6
63,7
8
71,6
8

L
L
M
L
L
L

L
L
H
H


20

Axit meso-dihydroguaiaretic
Luteolin 7-O-β-D-glucopyranozit
(2R,3S)-3,5,7,3’,4’pentahydroxyflavan
2,3-Dihydroxypropyl 28hydroxyoctacosanoat
2,3-dihydroxypropyl hexacosanoat
1-Linoleoylglycerol
β-sitosterol

Daucosterol
M: Hợp chất mới

Lignan
Flavonoit
Flavonoit
Glycerit
(Chất béo)
Glycerit
Glycerit

S. perulata
K. induta
S. perulata


K. coccinea
S. perulata
S. perulata
S. sphenanthera
K. heteroclita
Steroit
K. induta
(Phytosterol) K. coccinea
S. perulata
S. sphenanthera
K. heteroclita
Steroit
K. induta
(Phytosterol) K. coccinea
S. perulata
S. sphenanthera

L: Phân lập đầu tiên từ loài

9,7
117
23

H
L
H

18,2
52,8

96
57
1500
300
50
66
110
15
8,2
12,3
48,3
49

H
H
H

H: Phân lập đầu tiên từ họ

Thành phần hóa học chính của 5 loài thực vật họ Schisandraceae được
nghiên cứu, chủ yếu là các hợp chất lignan và tritecpenoit. Một số hợp chất
phân lập được giống nhau ở 2 loài cùng chi: axit secococcinic F phân lập được
từ loài K. heteroclita và K. coccinea, schizanrin F được phân lập từ loài
K. heteroclita và K. induta,…và 2 loài khác chi: axit kadsuric được phân lập từ
loài K. heteroclita và S. sphenanthera, rel-(8R,8'R)-dimetyl-(7S,7'R)-bis(3,4metilendioxiphenyl)tetrahydrofuran

(7S,8R,8’R,7’R)-3,4-dimetoxi3′,4′metilendioxi-7,7′-epoxilignan được phân lập từ loài K. induta và
S. perulata,… cho thấy mối liên quan về thành phần hóa học của các loài trong
họ Schisandraceae.
Các hợp chất lignan phân lập được từ các loài nghiên cứu chủ yếu thuộc

khung dibenzocyclooctadien lignan (6/10 hợp chất), ngoài ra còn có 2 hợp chất
khung tetrahydrofuran và 2 hợp chất khung diarylbutan. Điều này hoàn toàn
phù hợp với thành phần hóa học chính của các lignan trong họ Schisandraceae,
trong các tài liệu đã công bố.
Các hợp chất tritecpenoit phân lập được từ 5 loài nghiên cứu cho thấy
thành phần hóa học chính là các hợp chất khung 3,4-seco-lanostan (4/9 hợp
chất), các hợp chất khung cycloartan (4/9 hợp chất) và 1 hợp chất
schinortritecpenoit, phù hợp với thành phần hóa học chính của các hợp chất
tritecpenoit trong họ Schisandraceae, trong các tài liệu đã công bố. Điều đặc
biệt, hợp chất schinortritecpenoit rất ít phân bố trong các loài thuộc chi
Kadsura. Các hợp chất lanostan và cycloartan đã phân lập được chủ yếu có cấu
hình E (4/6 hợp chất), trong khi đó, các hợp chất thuộc các khung này chủ yếu
có cấu hình Z trong các tài liệu công bố trước đây. Loài K. coccinea có sự tích
lũy cao về tritecpenoit.


21

Trong các hợp chất lignan và tritecpenoit thu được thì các hợp chất lignan
khung diarylbutan là những tiền chất cơ bản để sinh tổng hợp các hợp chất
lignan khung khác nhau. Các hợp chất lanostan và cyloartan tritecpenoit là
những chất cơ bản với bộ khung pentacyclic để sinh tổng hợp các hợp chất
tritecpenoit có cấu trúc phân tử phức tạp hơn.
3.6. Hoạt tính gây độc tế bào của một số hợp chất được phân lập
Bảng 3.25. Kết quả thử hoạt tính gây độc tế bào in vitro của các hợp chất trên các dòng
tế bào ung thư người OVCAR, HT-29 và A-549
IC50 (μM)
TT Hợp chất
OVCAR
HT-29

A-549
1 Heteroclitalacton N
> 100
> 100
> 100
2 Axit secococcinic F
19,6 ± 2,0 33,3 ± 1,4 48,6 ± 2,6
3 Axit kadsuric
> 100
32,2 ± 1,2 54,8 ± 2,9
4 Axit schizandronic
19,6 ± 2,1 33,3 ± 3,2 48,6 ± 2,3
5 Axit lancifoic A
34,8 ± 1,5 32,9 ± 0,8 82,6 ± 3,7
6 Axit mangiferonic
> 100
71,5 ± 2,1
> 100
7 Axit nigranoic
5,1 ± 1,7 72,7 ± 2,3
> 100
8 Kadsuralignan B
> 100
> 100
> 100
9 Axit dihydroguaiaretic
21,6 ± 3,1 16,2 ± 1,7 36,4 ± 5,6
10 (7S,8R,8’R,7’R)-3,4-dimetoxi> 100
32,0 ± 4,1 66,2 ± 4,5
3′,4′metylendioxi-7,7′-epoxylignan

11 Rel-(8R,8'R)-dimetyl-(7S,7'R)-bis(3,4- 73,6 ± 3,7 48,7 ± 2,3 56,4 ± 3,6
metylendioxiphenyl)tetrahydrofuran
12 Axit meso-dihydroguaiaretic
21,6 ± 2,5 16,2 ± 1,5 36,4 ± 3,3
13 (+)-gomisin M2
25,1 ± 1,4 14,5 ± 1,5 44,5 ± 3,1
14 (±)-gomisin M1
40,8 ± 3,1 28,5 ± 2,6 39,5 ± 2,8
15 Gomisin N
29,7 ± 2,2 34,5 ± 2,7 50,9 ± 1,3
8,4 ± 0,9 3,1 ± 0,3 7,2 ± 0,5
Mitoxantron

Hoạt tính gây độc tế bào của 15 hợp chất (có 4 hợp chất bị nhiễm khuẩn:
schizanrin O, schizanrin F, (2R,3S)-3,5,7,3’,4’-pentahydroxy-flavan và luteolin
7-O-β-D-glucopyranozit) như bảng 3.25, cho thấy:
Đối với hoạt tính gây độc trên dòng tế bào ung thư buồng trứng (OVCAR),
trong số 15 hợp chất có kết quả thử, có 5 hợp chất: heteroclitalacton N, axit
kadsuric, axit mangiferonic, kadsuralignan B và (7S,8R,8’R,7’R)-3,4-dimetoxi3′,4′metylendioxi-7,7′-epoxylignan không thể hiện hoạt tính với giá trị IC50 >
100 μM; 2 hợp chất thể hiện hoạt tính gây độc tế bào yếu: (±)-gomisin M1 và
rel-(8R,8'R)-dimetyl-(7S,7'R)-bis(3,4-metylendioxiphenyl)tetrahydrofuran với
giá trị 40 μM < IC50 < 100 μM; 5 hợp chất có hoạt tính gây độc tế bào trung
bình: axit lancifoic A, axit dihydroguaiaretic, gomisin N, (+)-gomisin M2 và
axit meso-dihydroguaiaretic với giá trị 20 μM < IC50 < 40 μM; 2 hợp chất có
hoạt tính tương đối mạnh: axit secococcinic F và axit schizandronic với giá trị
10 μM < IC50 < 20 μM. Đặc biệt, hợp chất axit nigranoic có hoạt tính kháng tế


22


bào ung thư buồng trứng (OVCAR) mạnh với giá trị IC50= 5,1 ± 1,7 μM, nhỏ
hơn cả nồng độ chất đối chứng mitoxantron với giá trị IC50 = 8,4 ± 0,9 μM.
Đối với hoạt tính gây độc trên dòng tế bào ung thư đại tràng (HT-29) của
15 chất thử cho thấy: có 2 hợp chất heteroclitalacton N và kadsuralignan B
không có hoạt tính; 2 hợp chất có hoạt tính gây độc tế bào ung thư yếu: axit
nigranoic

rel-(8R,8'R)-dimetyl-(7S,7'R)-bis(3,4-metylendioxiphenyl)
tetrahydrofuran với giá trị 40 μM< IC50 < 100 μM; 8 hợp chất có hoạt tính gây
độc tế bào ung thư trung bình: axit secococcinic F, axit kadsuric, axit
schizandronic, axit lancifoic A, axit secococcinic F, gomisin N, (±)-gomisin M1
và (7S,8R,8’R,7’R)-3,4-dimetoxi-3′,4′metylendioxi-7,7′-epoxylignan với giá trị
20 μM < IC50 < 40 μM; và 3 hợp chất có hoạt tính gây độc tế bào ung thư
mạnh: axit dihydroguaiaretic, (+)-gomisin M2 và axit meso-dihydroguaiaretic
với giá trị 5 μM < IC50 < 20 μM. Trong số 15 hợp chất, không có hợp chất nào
có hoạt tính gây độc tế bào ung thư đại tràng vượt trội hơn chất đối chứng
mitoxantron với giá trị IC50 = 3,1 ± 0,3 μM.
Đối với hoạt tính gây độc trên dòng tế bào ung thư phổi (A-549) của 15
hợp chất đã thử cho kết quả, cho thấy có 4 hợp chất không có hoạt tính:
heteroclitalacton N, axit nigranoic, axit mangiferonic và kadsuralignan B;
8 hợp chất có hoạt tính gây độc tế bào ung thư yếu: axit secococcinic F, axit
kadsuric, axit schizandronic, axit lancifoic A, gomisin N, (+)-gomisin M2,
(7S,8R,8’R,7’R)-3,4-dimetoxi-3′,4′metylendioxi-7,7′-epoxylignan

rel(8R,8'R)-dimetyl-(7S,7'R)-bis(3,4-metylendioxiphenyl)tetrahydrofuran, với giá
trị 40 μM < IC50 < 100 μM; 3 hợp chất có hoạt tính gây độc tế bào ung thư
trung bình: axit dihydroguaiaretic, (±)-gomisin M1 và axit mesodihydroguaiaretic với giá trị 20 μM < IC50 < 40 μM. Không có hợp chất nào
cho kết quả gây độc trên dòng tế bào ung thư thư phổi (A-549) mạnh và vượt
so với chất đối chứng mitoxantron với giá trị IC50 = 7,2 ± 0,5 μM.
Như vậy, kết quả thử hoạt tính gây độc trên ba dòng ung thư người: buồng

trứng (OVCAR), đại tràng (HT-29) và phổi (A-549) cho thấy chỉ có hợp chất
axit nigranoic với giá trị IC50 = 5,1 ± 1,7 μM, có tác dụng chống ung thư buồng
trứng mạnh vượt trội so với chất đối chứng mitoxantron.


23

KẾT LUẬN
1. Luận án đã nghiên cứu thành phần hóa học của 5 loài thực vật thuộc 2 chi
trong họ Schisandraeae, gồm 3 loài chi Kadsura: Na rừng (Kadsura coccinea),
Na leo (Kadsura heteroclita), ngũ vị nam (Kadsura induta) và 2 loài chi
Schisandra: Ngũ vị tử nam (Schisandra sphenanthrea), Ngũ vị vảy chồi
(Schisandra perulata). Kết hợp các phương pháp sắc ký lớp mỏng, sắc ký cột,
sắc ký điều chế với các chất hấp phụ pha thường, pha đảo, sephadex, … đã
phân lập được 41 hợp chất sạch (trùng lặp 15 hợp chất còn lại 26 hợp chất),
trong đó có 2 hợp chất mới, lần đầu tiên phân lập được từ thiên nhiên.
2. Từ thân cành cây Na leo (K. heteroclita) đã phân lập và xác định được cấu
trúc của 8 hợp chất gồm 3 hợp chất tritecpenoit: heteroclitalacton N (KHE1),
axit secococcinic F (KHH2) và axit kadsuric (KHH3); 3 hợp chất lignan:
kadsuralignan B (KHE4), axit dihydroguaiaretic (KHE2) và schizanrin F
(KHE3); và 2 hợp chất steroit: β-sitosterol (KHH1) và β-sitosteryl 3-O-β-Dglucopyranozit (KHE5). Trong đó heteroclitalacton N (KHE1) là hợp chất
mới, lần đầu tiên được phân lập từ thiên nhiên.
3. Từ lá cây Ngũ vị nam (Kadsura induta) đã phân lập và xác định được cấu
trúc của 9 hợp chất gồm 4 hợp chất lignan: schizanrin O (KIE1), schizanrin F
(KIH2);
rel-(8R,8'R)-dimetyl-(7S,7'R)-bis(3,4-metylendioxiphenyl)
tetrahydrofuran (KIE2) và (7S,8R,8’R,7’R)-3,4-dimetoxi-3′,4′-metylendioxi7,7′-epoxilignan (KIE3); 2 hợp chất tritecpenoit: axit schizandronic (KIE4),
axit lancifoic A (KIE5); 1 hợp chất flavonoit: luteolin 7-O-β-D-glucopyranozit
(KIE6); và 2 hợp chất phytosterol: β-sitosterol (KIH1), β-sitosteryl 3-O-β-Dglucopyranozit (KIE7). Trong đó, schizanrin O là hợp chất mới, lần đầu tiên
được phân lập từ thiên nhiên.

4. Từ thân cành cây Na rừng (Kadsura coccinea) đã phân lập và xác định cấu
trúc của 9 hợp chất gồm 6 hợp chất tritecpenoit: axit secococcinic G (KcE1),
axit secococcinic F (KcE2); axit mangiferonic (KcE3), axit nigranoic (KcE4),
axit 24(E)-3,4-seco-9βH-lanosta-4(28),7,24-trien-3,26-dioic (KcE5) và axit
lancifoic A (KcE7); 1 hợp chất glycerit: 2,3-dihydroxypropyl 28hydroxyoctacosanoat (KcE6); và 2 hợp chất steroit: β-sitosterol (KcH1) và
β-sitosteryl 3-O-β-D-glucopyranozit (KcE8).


×