Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

Quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản bằng vốn ngân sách tại sở y tế hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (742.87 KB, 82 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------

NGUYỄN TUẤN TÚ

QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ
XÂY DỰNG CƠ BẢN BẰNG VỐN NGÂN SÁCH
TẠI SỞ Y TẾ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG THỰC HÀNH

Hà Nội – 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------

NGUYỄN TUẤN TÚ

QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ
XÂY DỰNG CƠ BẢN BẰNG VỐN NGÂN SÁCH
TẠI SỞ Y TẾ HÀ NỘI
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 60 34 04 10

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG THỰC HÀNH


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. ĐỖ HỮU TÙNG
XÁC NHẬN CỦA
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ
CHẤM LUẬN VĂN

Hà Nội - 2015


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu độc lập của tôi. Các số
liệu, tư liệu được dưa trên nguồn tin cậy, có thực và dựa trên thực tế tiến hành khảo
sát của tôi. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về công trình nghiên cứu của mình.


LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn này, tôi xin gửi lời cảm ơn và biết ơn sâu sắc tới PGS.TS.
Đỗ Hữu Tùng, người đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Sự giúp đỡ tận tình, những lời khuyên bổ ích và những góp ý của Thầy đối với bản
thân luận văn là động lực giúp tôi hoàn thành đề tài của mình.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các Thầy, Cô trong khoa Kinh tế Chính
trị Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội đã nhiệt tình giúp đỡ tôi
trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn này.
Mặc dù tôi đã có nhiều cố gắng nỗ lực, tìm tòi, nghiên cứu để hoàn thiện luận
văn, tuy nhiên không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được những
đóng góp tận tình của quý thầy cô và các bạn.



MỤC LỤC

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ....................................................................... i
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................. ii
DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................. iii
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ KHOA
HỌC VỀ QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN BẰNG VỐN
NGÂN SÁCH................................................................................................. 5
1.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ................................................5
1.1.1. Các nghiên cứu trong nước ............................................................ 6
1.1.2. Các nghiên cứu ngoài nước ............................................................ 7
1.2. CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ
BẢNG BẰNG VỐN NGÂN SÁCH .....................................................................8
1.2.1. Các khái niệm cơ bản ..................................................................... 8
1.2.2. Vai trò của đầu tư xây dựng cơ bản .............................................. 11
1.2.3. Đặc điểm dự án đầu tư xây dựng cơ bản ...................................... 11
1.3. NỘI DUNG QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN BẰNG
VỐN NGÂN SÁCH VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ............................. 12
1.3.1. Khái quát về quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản ..................... 12
1.3.2. Nội dung quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản .......................... 18
1.3.3. Đánh giá hiệu quả công tác QLDA đầu tư xây dựng cơ bản ......... 23
1.3.4. Các nhân tố ảnh hưởng ................................................................ 25
1.4. KINH NGHIỆM QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN
BẰNG VỐN NGÂN SÁCH TẠI MỘT SỐ DỰ ÁN ........................................ 28
1.4.1. Kinh nghiệm quản lý dự án đầu tư xây dựng bằng vốn ngân sách dự
án ĐTXD Trung tâm bồi dưỡng nghiệp vụ BHXH .................................. 28



1.4.2. Kinh nghiệm quản lý dự án ĐTXD Khu nghỉ dưỡng sức Mũi Né của
BHXH Việt Nam ..................................................................................... 30
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................................... 32
2.1. NGUỒN TÀI LIỆU ...................................................................................... 32
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................... 32
2.2.1 Phương pháp phân tích - tổng hợp ................................................ 32
2.2.2. Phương pháp so sánh ................................................................... 32
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ
XÂY DỰNG CƠ BẢN BẰNG VỐN NGÂN SÁCH TẠI SỞ Y TẾ HÀ NỘI... 33
3.1. KHÁI QUÁT CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA SỞ Y TẾ VÀ MỘT SỐ
CƠ QUAN QLNN VỀ ĐTXD TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI ..... 33
3.1.1. Chức năng nhiệm vụ Sở Y tế Hà Nội ............................................. 33
3.1.2. Chức năng nhiệm vụ một số cơ quan QLNN về ĐTXDCB bằng vốn
ngân sách trên địa bàn thành phố Hà Nội .............................................. 34
3.2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ
BẢN BẰNG VỐN NGÂN SÁCH TẠI SỞ Y TẾ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN
2010 - 2014......................................................................................................... 36
3.2.1. Tổng quan chung về các dự án ĐTXDCB bằng vốn ngân sách tại
Sở Y tế Hà Nội từ năm 2010 đến năm 2014 ............................................ 36
3.2.2. Nhu cầu về vốn cho công trình đầu tư xây dựng cơ bản của Sở Y tế
Hà Nội giai đoạn 2016 - 2020 ................................................................ 37
3.2.3. Chất lượng các dự án đầu tư XDCB ............................................. 41
3.2.4. Thực trạng quản lý dự án ĐTXDCB bằng vốn ngân sách tại Sở Y tế
Hà Nội giai đoạn 2010 - 2014 ................................................................ 42
3.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY
DỰNG CƠ BẢN BẰNG VỐN NGÂN SÁCH TẠI SỞ Y TẾ HÀ NỘI.......... 51
3.3.1. Những thành tựu đạt được ............................................................ 51


3.3.2. Hạn chế ........................................................................................ 52

3.3.3. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế ...................................... 54
CHƯƠNG 4: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN
LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN BẰNG VỐN NGÂN SÁCH
TẠI SỞ Y TẾ HÀ NỘI................................................................................. 56
4.1. PHƯƠNG HƯỚNG, MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN KT-XH GIAI ĐOẠN
2016 - 2020 CỦA SỞ Y TẾ HÀ NỘI ................................................................. 56
4.1.1. Mục tiêu tổng quát nhiệm kỳ ......................................................... 56
4.1.2. Mục tiêu giai đoạn 2016 -2 020 .................................................... 56
4.2. BỐI CẢNH MỚI ĐỐI VỚI VIỆC QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY
DỰNG CƠ BẢN BẰNG VỐN NGÂN SÁCH ................................................. 57
4.2.1. Quan điểm quản lý dự án ĐTXDCB bằng vốn ngân sách của Sở Y
tế Hà Nội ............................................................................................... 57
4.2.2. Phương hướng hoàn thiện quản lý dự án ĐTXDCB bằng vốn ngân
sách tại Sở Y tế Hà Nội .......................................................................... 57
4.3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QLDA
ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN BẰNG VỐN NGÂN SÁCH TẠI SỞ Y
TẾ HÀ NỘI ........................................................................................................ 58
4.3.1. Nhóm giải pháp kiến nghị hoàn thiện cơ chế chính sách về quản lý
dự án đầu tư xây dựng cơ bản ................................................................ 58
4.3.2. Nhóm giải pháp hoàn thiện cơ cấu tổ chức, bộ máy thực hiện quản
lý dự án đầu tư XDCB ............................................................................ 59
4.3.3. Nhóm giải pháp hoàn thiện công tác chuẩn bị đầu tư dự án XDCB.. 60
4.3.4. Nhóm giải pháp hoàn thiện công tác thực hiện dự án đầu tư XDCB .... 61
4.3.5. Nhóm giải pháp hoàn thiện kết thúc dự án đầu tư xây dựng cơ bản ... 66
KẾT LUẬN.................................................................................................. 68
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 70


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT


STT

Ký hiệu

Nguyên nghĩa

1

CĐT

Chủ đầu tư

2

CNH - HĐH Công nghiệp hóa – hiện đại hóa

3

DAĐT

Dự án đầu tư

4

ĐTXD

Đầu tư xây dựng

5


ĐTXDCB

Đầu tư xây dựng cơ bản

6

KT – XH

Kinh tế - xã hội

7

NS

Ngân sách

8

NSNN

Ngân sách Nhà nước

9

QLDA

Quản lý dự án

10


QLNN

Quản lý nhà nước

11

TDT

Tổng dự toán

12

TKKT

Thiết kế kỹ thuật

14

TP

Thành phố

15

TW

Trung ương

16


UBND

Uỷ ban nhân dân

17

XDCB

Xây dựng cơ bản

i


DANH MỤC CÁC BẢNG

STT

Bảng

1

Bảng 1.1

2

Bảng 1.2

Nội dung
Tổng mức đầu tư, quyết toán dự án ĐTXD Trung
tâm bồi dưỡng nghiệp vụ BHXH

Tổng mức đầu tư, quyết toán dự án ĐTXD Khu nghỉ
dưỡng sức Mũi Né của BHXH

Trang
29

31

Bảng tổng hợp dự kiến nhu cầu vốn các công trình
3

Bảng 3.1

xây dựng mới do Sở Y tế làm chủ đầu tư giai đoạn

36

2016 – 2020
Bảng tổng hợp dự kiến nhu cầu vốn các công trình
4

Bảng 3.2

đang xây dựng do Sở Y tế làm chủ đầu tư giai đoạn

38

2016 – 2020
5


Bảng 3.3

6

Bảng 3.4

7

Bảng 3.5

8

Bảng 3.6

9

Bảng 3.7

Tổng hợp các dự án do Sở Y tế làm chủ đầu tư giai
đoạn 2010 - 2014
Tổng hợp các dự án chuẩn bị đầu tư giai đoạn 2010 –
2014
Tổng hợp tình hình bố trí vốn cho các dự án từ năm
2010 - 2014

39

43

46


Tổng hợp tình hình giải ngân vốn cho các dự án từ
47

năm 2010 - 2014
Tổng hợp tình hình nợ đọng xây dựng cơ bản tính
đến 31 tháng 12 năm 2014

ii

49


DANH MỤC CÁC HÌNH

STT

Hình

Nội dung

1

Hình 1.1

2

Hình 1.2

3


Hình 1.3

Các chủ thể tham gia quản lý dự án

16

4

Hình 1.4

Quy trình quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản

20

5

Hình 3.1

Chủ đầu tư trực tiếp quản lý điều hành dự án
Chủ đầu tư thuê tổ chức tư vấn quản lý điều hành
dự án

Quy trình tham mưu đề xuất của các cơ quan chứng
năng thành phố Hà Nội

iii

Trang
15

15

35


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Quá trình phát triển KT - XH của đất nước bao giờ cũng gắn liền với vấn đề
đầu tư, trong đó có đầu tư xây dựng cơ bản bằng vốn ngân sách. Trong thời gian
qua, Nhà nước và Thành phố Hà Nội đã có nhiều văn bản pháp luật, chính sách và
cơ chế góp phần tạo môi trường pháp lý cho việc quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ
bản từ vốn ngân sách. Tuy nhiên, việc quản lý nhà nước của Thành phố Hà Nội
chung và của Sở Y tế nói riêng còn nhiều hạn chế, bất cập: Tình trạng buông lỏng
quản lý dẫn đến lãng phí, thất thoát vốn của Nhà nước, làm suy giảm chất lượng các
công trình, dự án có vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước.
Bên cạnh những hạn chế, bất cập nêu trên, một số quy phạm pháp luật liên quan
đến đầu tư XDCB như Luật Xây dựng, Luật Đất đai, Luật Đầu tư…và các Nghị định,
Thông tư liên quan đến quản lý đầu tư xây dựng cơ bản cũng còn có những chồng
chéo, khó thực hiện hoặc chưa có hướng dẫn rõ ràng nên đã có những tác động, ảnh
hưởng đến công tác quản lý dự án ĐTXDCB bằng vốn ngân sách nói chung, quản lý
dự án đầu tư XDCB bằng vốn ngân sách tại Sở Y tế Hà Nội nói riêng.
Thực hiện Nghị quyết 15/2008/NQ-QH12 của Quốc Hội, từ ngày 01 tháng 8
năm 2008 Thành phố Hà Nội đã mở rộng thêm địa giới hành chính, bao gồm: toàn
bộ Hà Nội cũ, lấy toàn bộ tỉnh Hà Tây, huyện Mê Linh (tỉnh Vĩnh Phúc) và 4 xã
thuộc huyện Lương Sơn (tỉnh Hoà Bình) với diện tích tự nhiên khoảng 3.300 km2.
Với diện tính địa giới hành chính như trên nhu cầu đầu tư phát triển hệ thống
các cơ sở y tế hoàn chỉnh nhằm đáp ứng tốt nhu cầu chăm sóc và bảo vệ sức khỏe
nhân dân thủ đô Hà Nội, góp phần hoàn thành các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội
của Hà Nội và của cả nước. Phấn đấu để mọi người dân Thủ đô được hưởng các
dịch vụ y tế trình độ cao và chất lượng cao. Y tế thủ đô phải là y tế tiên tiến, phải là

trung tâm công nghệ cao về y học của cả nước, phấn đấu hội nhập với các nước tiên
tiến trong khu vực về chất lượng, trình độ kỹ thuật; một số lĩnh vực đạt trình độ các
nước tiên tiến trên thế giới. Để đạt được các mục tiêu đó, trong giai đoại 2011 -

1


2015 Sở Y tế làm chủ đầu tư 28 dự án (XDCB: 25, trang thiết bị: 3) với tổng mức
đầu tư ban đầu 10.564.463 triệu đồng, số vốn đã thực hiện: 1.707.867 triệu đồng.
Với nhiệm vụ nặng nề như trên, việc quản lý vốn ĐTXD cũng như phát triển
các dự án có sử dụng vốn đầu tư từ NSNN của Sở Y tế Hà Nội càng đặt ra nhiều
vấn đề bức thiết. Làm thế nào để quản lý dự án vốn NSNN cho đầu tư xây dựng một
cách hiệu quả, tránh thất thoát, lãng phí, phát huy hiệu quả đầu tư...Đó là một câu
hỏi khó không riêng với ngành y tế mà nói là một vấn đề chung của các dự án đầu
tư sử dụng vốn ngân sách.
Xuất phát từ nhận thức nêu trên, những hạn chế bất cập trong quá trình thực
hiện, cần phải ngăn chặn. Sở Y tế Hà Nội cần phải quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ
bản từ ngân sách nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư, chống thất thoát, lãng phí, dàn
trải, nợ tồn đọng vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách. Đây thực sự là một vấn
đề rất quan trọng cần được nghiên cứu làm rõ cả về lý luận và thực tiễn.
Chính vì vậy, “Quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản bằng vốn ngân
sách tại Sở Y tế Hà Nội” được lựa chọn làm đề tài luận văn tốt nghiệp cao học
chuyên ngành Quản lý kinh tế, chương trình định hướng thực hành.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Luận văn làm rõ thực trạng công tác quản lý dự án đầu tư XDCB bằng vốn
ngân sách tại Sở Y tế Hà Nội, giai đoạn 2010 - 2014. Trên cơ sở đó đề xuất phương
hướng và nhằm hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư XDCB bằng vốn ngân
sách tại Sở Y tế Hà Nội.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

- Hệ thống hóa và làm rõ cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn quản lý dự
án ĐTXD bằng vốn ngân sách.
- Thu thập thông tin để thấy được thực trạng công tác quản lý dự án
ĐTXDCB bằng vốn ngân sách tại Sở Y tế Hà Nội.
- Phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý dự án ĐTXD bằng vốn
ngân sách tại Sở Y tế Hà Nội.

2


- Đưa ra các giải pháp và kiến nghị nhằm phát triển hoạt động quản lý dự án
ĐTXDCB bằng vốn ngân sách tại Sở Y tế Hà Nội trong thời gian tới.
3. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu công tác quản lý dự án ĐTXD bằng vốn ngân
sách tại Sở Y tế Hà Nội như một quy trình quản lý dự án bao gồm các khâu: lập dự
án, chuẩn bị dự án, thực hiện dự án (thi công, giám sát về chất lượng, tiến độ, an toàn
lao động, chi phí, môi trường...) và kết thúc dự án.
4. Phạm vi nghiên cứu
4.1. Phạm vi về thời gian
Luận văn nghiên cứu thực trạng quản lý dự án đầu tư XDCB bằng vốn ngân
sách tại Sở Y tế Hà Nội từ năm 2010 - 2014.
4.2. Phạm vi về không gian
Luận văn nghiên cứu công tác quản lý dự án đầu tư XDCB bằng vốn ngân
sach tại Sở Y tế Hà Nội.
5. Câu hỏi nghiên cứu
- Nguyên nhân khiến công tác quản lý dự án ĐTXD bằng vốn ngân sách tại
Sở Y tế Hà Nội còn nhiều hạn chế trong thời gian vừa qua?
- Cần thực hiện những giải pháp nào hoàn thiện việc quản lý dự án đầu tư
XDCB bằng vốn ngân sách tại Sở Y tế Hà Nội trong thời gian tới.
6. Đóng góp của luận văn

6.1. Về mặt lý luận
Luận văn đã hệ thống hóa lý luận về dự án có vốn đầu tư từ ngân sách; xây
dựng hệ thống tiêu chí đánh giá công tác quản lý dự án. Đặc biệt đi sâu vào nội dung
quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản bằng vốn ngân sách tại Sở Y tế Hà Nội.
6.2. Về mặt thực tiễn
Luận văn, về mặt thực tiễn thông qua phân tích, đánh giá tổng quát về thực
trạng quản lý dự án đầu tư XDCB bằng vốn ngân sách. Trên cơ sở đó, tác giả nêu
quan điểm và đề xuất một số giải pháp thiết thực, khả thi để hoàn thiện công tác
quản lý dự án ĐTXDCB bằng vốn ngân sách.

3


7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung được kết cấu thành
4 chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cở sở khoa học về quản lý dự án
đầu tư xây dựng cơ bản bằng vốn ngân sách.
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu.
Chương 3: Thực trạng công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản bằng vốn
ngân sách tại Sở Y tế Hà Nội.
Chương 4: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện quản lý dự án đầu tư xây
dựng cơ bản bằng vốn ngân sách tại Sở Y tế Hà Nội.

4


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ
QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN BẰNG VỐN NGÂN SÁCH


1.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
Sở Y tế Hà Nội có chức năng tham mưu, giúp UBND thành phố quản lý nhà
nước về chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân, bao gồm: y tế dự phòng, khám,
chữa bệnh, phục hồi chức năng, y dược cổ truyền, thuốc phòng bệnh, chữa bệnh cho
người; mỹ phẩm, an toàn vệ sinh thực phẩm, trang thiết bị y tế, dân số - kế hoạch
hóa gia đình, bảo hiểm y tế... (sau đây gọi chung là y tế). Chính vì vậy, trong những
năm qua, được sự quan tâm của Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân,
ngành Y tế đã triển khai thực hiện các chương trình đề án, dự án, kế hoạch đầu tư
phát triển y tế, từng bước nâng cấp phát triển ngành y tế vững mạnh, lĩnh vực hoạt
động của ngành y tế ngày càng được mở rộng, đem lại lợi ích không nhỏ cho nhân
dân trên địa bàn thủ đô nói riêng và các vùng lân cận nói chung.
Nhiệm vụ chung của ngành y tế là phát triển hệ thống y tế hoàn chỉnh nhằm
đáp ứng tốt nhu cầu chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân thủ đô Hà Nội, góp
phần hoàn thành các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của Hà Nội và của cả nước.
Phấn đấu để mọi người dân Thủ đô được hưởng các dịch vụ y tế trình độ cao và
chất lượng cao. Y tế thủ đô phải là y tế tiên tiến, phải là trung tâm công nghệ cao về
y học của cả nước, phấn đấu hội nhập với các nước tiên tiến trong khu vực về chất
lượng, trình độ kỹ thuật; một số lĩnh vực đạt trình độ các nước tiên tiến trên thế
giới. Giảm tỷ lệ mắc bệnh, tử vong, nâng cao thể lực, tăng tuổi thọ trung bình, xây
dựng được tập quán tốt về vệ sinh phòng bệnh. Mọi người đều được sống trong
cộng đồng an toàn, phát triển tốt về thể chất, tinh thần và xã hội.
Bên cạnh việc chăm sóc, khám, chữa và phòng chống dịch bệnh cho nhân dân
trên địa bàn Thủ đô, ngành y tế cũng không ngừng quan tâm phát triển hệ thống cơ sở
vật chất kỹ thuật, trang thiết bị của ngành theo đó công tác đầu tư xây dựng cơ bản
như sửa chữa và xây dựng mới các cơ sở khám chữa bệnh, mua sắm, lắp đặt trang

5



thiết bị ngày càng được chú trọng nhằm đảm bảo điều kiện vật chất, làm việc tốt nhất
cho cán bộ ngành y tế để có thể phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân.
Trong tiến trình đổi mới, phát triển KT-XH ở Việt nam, nhu cầu về ĐTXD
đặc biệt cho ngành y tế là rất lớn. Như vậy, ĐTXD là một trong những nhân tố quan
trọng trong quá trình phát triển xã hội. Với vị trí và tầm quan trọng của lĩnh vực
ĐTXD đối với nền kinh tế quốc dân thì vai trò QLNN đối với lĩnh vực này là hết
sức to lớn. Trong bối cảnh nền kinh tế chuyển đổi và đang trong quá trình thực hiện
lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế thì vấn đề này càng mang tính cấp bách và cần thiết
hơn bao giờ hết.
1.1.1. Các nghiên cứu trong nước
Một số công trình nghiên cứu đã được công bố có liên quan đến vấn đề quản
lý dự án đầu tư XDCB mà tác giả được biết đến như:
- Trịnh Quốc Thắng, 2007. Quản lý dự án đầu tư xây dựng. TP Hà Nội: Nhà
xuất bản Xây dựng.
Công trình nghiên cứu này đã đề cập một số vấn đề về quản lý dự án đầu tư
XDCB: QLDA là sự kết hợp tuyệt vời giữa khoa học và nghệ thuật, do đó người
quản lý dự án ngoài những kiến thức cơ bản về khoa học quản lý, công nghệ quản
lý, còn phải nắm vững nghệ thuật quản lý. Đó là sự đổi mới tư duy cần thiết để có
thể nắm được những luận thức mới, những tư tưởng mới của lý thuyết quản lý hiện
đại. Công trình cũng cung cấp những vấn đề cơ bản của QLDA cũng như những
công việc cụ thể phải làm khi quản lý dự án đầu tư xây dựng.
chính nêu các nguyên tắc lập kế hoạch và các bước hoạch định quy trình
được áp dụng cho quản lý từng loại dự án xây dựng.
+ Phạm Trường Giang, 2003. Hoàn thiện quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ
bản của Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Luận văn thạc sỹ kinh tế: Đại học Kinh tế
quốc dân.
Trong nghiên cứu này, tác giả luận văn nhìn nhận quản lý dự án ĐTXD dưới
góc độ quản lý vốn, công tác giải ngân cấp phát vốn, kiểm tra kiểm soát việc cấp

6



phát vốn, sử dụng vốn ĐTXD. Luận văn đã hệ thống hoá và phân tích một cách có
hệ thống thực trạng công tác quản lý vốn ĐTXDCB của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
Kiến nghị giải pháp hoàn thiện quản lý vốn đầu tư XDCB của BHXH Việt Nam.
+ Nguyễn Khắc Thiện, 2006. Tăng cường vai trò quản lý nhà nước đối với
đầu tư xây dựng cơ bản bằng vốn ngân sách nhà nước tại tỉnh Hà Tây. Hà Nội: Đại
học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.
+ Nguyễn Mạnh Hà, 2012. Hoàn thiện hệ thống quản lý các dự án đầu tư
xây dựng trong Bộ Tổng tham mưu - Bộ Quốc phòng. Hà Nội.
Đề tài đề cập đến việc hoàn thiện công tác QLDA đầu tư của Bộ Tổng tham
mưu, đã đưa ra các cơ sở lý luận, thực trạng và giải pháp hoàn thiện về công tác
QLDA tại Bộ Tổng tham mưu. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu của đề tài là về
công tác QLDA đầu tư tại một đơn vị sử dụng vốn NSNN trong quốc phòng.
+ Hoàng Thị Ngọc Diệp, 2013. Nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả
quản lý đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn ngân sách trên địa bàn tỉnh Quảng
Ninh. Luận văn thạc sĩ kinh tế: Đại học Kinh tế Mỏ - Địa chất.
Nội dung đề tài tập trung thống kê, mô tả quá trình tổ chức ĐTXD của tỉnh
Quảng Ninh giai đoạn 2006 đến 2010. Đề tài làm rõ một số vấn đề về quản lý
ĐTXDCB của tỉnh Quảng Ninh; Qua đó, tác giả đề xuất một số giải pháp hoàn thiện
công tác QLDA đầu tư xây dựng tỉnh Quảng Ninh.
1.1.2. Các nghiên cứu ngoài nước
+ S. Keoki Sears Glenn A. Sears Richard H.Cloug , 2011. Quản lý dự án
xây dựng - Cẩm nang hướng dẫn thực hành quản lý thi công tại công trường. TP
Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản.
Cuốn sách được xem là cẩm nang hướng dẫn toàn diện về quá trình hoạch
định lịch trình dự án theo phương pháp đường găng (CPM). Đây là sự kết hợp giữa
các nguyên tắc nền tảng cơ bản của phương pháp CPM với trọng tâm hướng đến
quy trình lập kế hoạch dự án được thể hiện thông qua một dự án mẫu.


7


1.2. CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ
BẢNG BẰNG VỐN NGÂN SÁCH
1.2.1. Các khái niệm cơ bản
1.2.1.1. Vốn đầu tư xây dựng cơ bản
Theo Luật Đầu tư số 59/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005, tại Điều 3 Giải thích từ ngữ, khái niệm đầu tư được hiểu:
Đầu tư là việc nhà đầu tư bỏ vốn bằng các loại tài sản hữu hình hoặc vô hình
để hình thành tài sản tiến hành các hoạt động đầu tư theo quy định của Luật này và
các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Đầu tư có nhiều loại: Đầu tư trực tiếp, đầu tư gián tiếp (cho vay); đầu tư ngắn
hạn, trung hạn và dài hạn. Đầu tư dài hạn thường gắn với đầu tư xây dựng tài sản cố định
gắn với đầu tư xây dựng cơ bản. Do vậy, vốn ĐTXDCB có thể hiểu như sau: Đầu tư
XDCB là một bộ phận của hoạt động đầu tư nói chung, đó là việc bỏ vốn để tiến hành
các hoạt động XDCB nhằm tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng các tài sản
cố định cho nền kinh tế quốc dân thông qua các hình thức xây dựng mới, xây dựng
mở rộng, xây dựng lại, hiện đại hóa hay khôi phục các tài sản cố định.
1.2.1.2. Dự án đầu tư xây dựng cơ bản
Mục 17 Điều 3 Luật Xây dựng định nghĩa: Dự án ĐTXDCB công trình là tập
hợp các đề xuất có liên quan đến việc bỏ vốn để xây dựng mới, mở rộng hoặc cải
tạo những công trình xây dựng nhằm mục đích phát triển, duy trì, nâng cao chất
lượng công trình hoặc sản phẩm, dịch vụ trong một thời hạn nhất định. Dự án đầu tư
xây dựng công trình bao gồm phần thuyết minh và phần thiết kế cơ sở.
Dự án ĐTXDCB nhằm tạo ra các công trình xây dựng theo mục đích của
người đầu tư nhằm phục vụ sự phát triển của xã hội. ĐTXDCB thuộc lĩnh vực sản
xuất vật chất tạo ra các TSCĐ và tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật cho toàn xã hội.
Mục 7 Điều 4 Luật Đấu thầu định nghĩa: Dự án là tập hợp các đề xuất để
thực hiện một phần hay toàn bộ công việc nhằm đạt được mục tiêu hay yêu cầu nào
đó trong một thời gian nhất định dựa trên nguồn vốn xác định.


8


Như vậy, dù xét theo bất kỳ góc độ nào, một dự án ĐTXDCB đều bao gồm
các vấn đề chính sau đây:
- Mục tiêu của dự án: Bao gồm mục tiêu trước mắt và mục tiêu lâu dài.
+ Mục tiêu trước mắt: Là các mục đích cụ thể cần đạt được của việc thực
hiện dự án.
+ Mục tiêu lâu dài: Là sự tăng trưởng phát triển về số lượng, chất lượng sản
phẩm dịch vụ hay các lợi ích xã hội do thực hiện dự án đầu tư mang lại.
- Các kết quả của dự án: Đó là các tài sản cố định của dự án, được tạo ra từ
các hoạt động xây dựng của dự án. Đây là điều kiện cần thiết để thực hiện được các
mục tiêu của dự án.
- Các hoạt động của dự án: Là những nhiệm vụ hoặc hành động được thực
hiện trong dự án để tạo ra các kết quả nhất định. Những nhiệm vụ hoặc hành động
này gắn với một thời gian biểu và trách nhiệm cụ thể của các bộ phận thực hiện sẽ
tạo thành kế hoạch làm việc của dự án.
- Các nguồn lực của dự án: Đó chính là các nguồn lực về vật chất, tài chính
và con người cần thiết để tiến hành các hoạt động dự án. Các nguồn lực này được
biểu hiện dưới dạng giá trị chính là vốn ĐTXDCB của dự án.
1.2.1.3. Phân loại dự án đầu tư xây dựng cơ bản
Với khái niệm về dự án ĐTXDCB như trên, thì việc phân loại dự án
ĐTXDCB có ý nghĩa rất quan trọng trong quản lý dự án. Hiện nay có hai cách tiếp
cận phân loại dự án ĐTXDCB đó là theo tính chất, quy mô đầu tư và theo nguồn
vốn đầu tư. Tại Điều 2 Nghị định 12/2009/NĐ-CP phân loại cụ thể như sau:
* Theo tính chất và quy mô đầu tư:
Các dự án, công trình có một trong năm tiêu chí sau đây là dự án, công trình
quan trọng quốc gia do Quốc hội xem xét, quyết định về chủ trương đầu tư (Nghị
quyết 66/2006/NQ-QH11):

1. Quy mô vốn đầu tư từ hai mươi nghìn tỷ đồng Việt Nam trở lên đối với dự
án, công trình có sử dụng từ ba mươi phần trăm vốn nhà nước trở lên.

9


2. Dự án, công trình có ảnh hưởng lớn đến môi trường hoặc tiềm ẩn khả năng
ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường, bao gồm:
a) Nhà máy điện hạt nhân;
b) Dự án đầu tư sử dụng đất có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất rừng
phòng hộ đầu nguồn từ hai trăm ha trở lên; đất rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển từ
năm trăm ha trở lên; đất rừng đặc dụng từ hai trăm ha trở lên, trừ đất rừng là vườn
quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên; đất rừng sản xuất từ một nghìn ha trở lên.
3. Dự án, công trình phải di dân tái định cư từ hai mươi nghìn người trở lên ở
miền núi, từ năm mươi nghìn người trở lên ở các vùng khác.
4. Dự án, công trình đầu tư tại địa bàn đặc biệt quan trọng đối với quốc gia
về quốc phòng, an ninh hoặc có di tích quốc gia có giá trị đặc biệt quan trọng về
lịch sử, văn hóa.
5. Dự án, công trình đòi hỏi phải áp dụng cơ chế, chính sách đặc biệt cần
được Quốc hội quyết định.
Các dự án còn lại được phân thành 3 nhóm: A, B, C để phân cấp quản lý.
Đặc trưng của mỗi nhóm được qui định cụ thể như sau:
- Các dự án nhóm A: Là các dự án thuộc phạm vi bảo vệ an ninh, quốc phòng
có tính bảo mật quốc gia, có ý nghĩa chính trị, kinh tế - xã hội quan trọng, dự án sản
xuất các chất độc hại, chất nổ, khai thác chế biến khoáng sản quý hiếm (không phụ
thuộc quy mô vốn đầu tư) hoặc là các dự án có mức vốn đầu tư ở mức nhất định tuỳ
thuộc từng ngành. Các dự án nhóm A quan trọng phải do Quốc hội thông qua và
quyết định chủ trương đầu tư theo quy định tại Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày
10/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.
- Các dự án nhóm B và C: Bao gồm các dự án có tính chất tương tự như các

dự án nhóm A nhưng có quy mô đầu tư nhỏ hơn (Phụ lục I phân loại dự án đầu tư
xây dựng công trình - Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính
phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình).
* Theo nguồn vốn đầu tư:
- Dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước.

10


- Dự án sử dụng vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư
phát triển của Nhà nước.
- Dự án sử dụng vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước.
- Dự án sử dụng vốn khác bao gồm cả vốn tư nhân hoặc sử dụng hỗn hợp
nhiều nguồn vốn.
Với hai cách tiếp cận phân loại dự án ĐTXDCB như vậy, ở luận này học
viên chọn tiếp cận theo nguồn vốn đầu tư, đi sâu nghiên cứu các dự án sử dụng vốn
NSNN, nguồn vốn của doanh nghiệp có nguồn gốc từ NSNN.
1.2.2. Vai trò của đầu tư xây dựng cơ bản
ĐTXDCB có vai trò quyết định trong việc tạo ra cơ sở vật chất, kỹ thuật cho
xã hội, là nhân tố quyết định làm thay đổi cơ cấu kinh tế quốc dân mỗi nước, thúc
đẩy cự tăng trưởng và phát triển kinh tế đất nước. Đặc trưng của XDCB là một
ngành sản xuất vật chất đặc biệt có những đặc điểm riêng, khác với sản phẩm vật
chất khác. Sản phẩm xây dựng cũng có đặc điểm riêng khác với vốn kinh doanh của
ngành khác.
ĐTXDCB là điều kiện cần thiết để phát triên tất cả các ngành kinh tế quốc
dân và thay đổi tỷ lệ cân đối giữa chúng từ đó làm thay đổi cơ cấu kinh tế théo ý đồ,
chiến lược của đường lối phát triển kinh tế nói chung. Ví dụ để khuyến khích nông
nghiệp phát trển, Nhà nước ĐTXD hệ thống kênh mương...từ đó tạo ra cơ sở vật
chất kỹ thuật phục vụ cho nông nghiệp.
ĐTXDCB là tiền đề cho việc xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho cấc cơ sở

sản xuât dịch vụ, nhằm nâng cao năng lực sản xuất cho từng ngành, toàn bộ nền
kinh tế quốc dân, tạo điều kiện cho phát triển sức sản xuất xã hội, tăng nhanh giá trị
sản xuất và tổng sản phẩm trong nước, tăng tích lũy, đồng thời nâng cao đời sống
vật chất cho nhân dân lao động.
ĐTXDCB tạo nền tảng vững chắc cho việc ứng dụng những công nghệ mới góp
phần làm thay đổi cơ chế quản lý kinh tế, cơ sở kinh tế phù hợp tình hình hiện nay.
1.2.3. Đặc điểm dự án đầu tư xây dựng cơ bản
Dự án có tính thay đổi: Dự án xây dựng không tồn tại một cách ổn định
cứng, hàng loạt phần tử của nó đều có thể thay đổi trong quá trình thực thi do nhiều
nguyên nhân ( nguyên nhân bên trong và bên ngoài).

11


Dự án có tính duy nhất: Mỗi dự án đều có đặc trưng riêng biệt lại được thực
hiện trong những điều kiện khác biệt nhau cả về địa điểm, không gian, thời gian và
môi trường luôn thay đổi.
Dự án có hạn chế về thời gian và quy mô: Mỗi dự án đều có điểm khởi đầu
và kết thúc rõ ràng và thường có một số kỳ hạn có liên quan.
Quy mô của mỗi dự án là khác nhau và được thể hiện một cách rõ ràng trong
mỗi dự án vì điều đó quyết định đến việc phân loại và xác định chi phí của dự án.
Dự án có liên quan đến nhiều nguồn lực khác nhau: Triển khai dự án là một
quá trình thực hiện một chuỗi các đề xuất để thực hiện các mục đích cụ thể nhất
định, chính vì vậy để thực hiện được nó chúng ta phải huy động nhiều nguồn lực
khác nhau, việc kết hợp hài hoà các nguồn lực đó trong quá trình triển khai là một
trong những nhân tố góp phần nâng cao hiệu quả dự án.
1.3. NỘI DUNG QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN BẰNG
VỐN NGÂN SÁCH VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG
1.3.1. Khái quát về quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản
1.3.1.1. Khái niệm quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản

QLDA là quá trình lập kế hoạch, điều phối thời gian, nguồn lực và giám sát
quá trình phát triển của dự án nhằm đảm bảo cho dự án hoàn thành đúng thời hạn,
trong phạm vi NS được duyệt và đạt được các yêu cầu đã định về kỹ thuật và chất
lượng sản phẩm dịch vụ, bằng những phương pháp và điều kiện tốt nhất cho phép.
Theo Khoản 1 Điều 45 Luật Xây dựng thì Quản lý dự án ĐTXDCB bao
gồm: quản lý chất lượng xây dựng, quản lý tiến độ xây dựng, quản lý khối lượng thi
công xây dựng công trinh, quản lý an toàn lao động trên công trường xây dựng,
quản lý môi trường xây dựng
1.3.1.2. Các hình thức quản lý dự án đầu tư xây dưng cơ bản
Có nhiều mô hình tổ chức quản lý dự án. Tuỳ thuộc mục đích nghiên cứu mà
phân loại các mô hình tổ chức dự án cho phù hợp. Cân cứ vào điều kiện năng lực của
cá nhân, tổ chức và căn cứ vào yêu cầu của dự án có thể chia hình thức tổ chức quản lý

12


dự án thành hai nhóm chính là hình thức thuê tư vấn quản lý dự án và hình thức chủ
đầu tư trực tiếp thực hiện quản lý dự án.
a. Chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án
Chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án là hình thức chủ đầu tư sử dụng bộ máy
của cơ quan, đơn vị mình để trực tiếp tổ chức quản lý thực hiện dự án hoặc giao cho
Ban quản lý dự án do mình thành lập ra để tổ chức quản lý thực hiện dự án cụ thể
như sau:
- Mô hình 1: Chủ đầu tư không thành lập Ban quản lý dự án mà sử dụng bộ
máy hiện có của mình để trực tiếp tổ chức quản lý thực hiện dự án. Mô hình này được
áp dụng đối với dự án quy mô nhỏ có tổng mức đầu tư dưới 7 tỷ đồng, khi bộ máy của
chủ đầu tư kiêm nhiệm được việc quản lý thực hiện dự án.
Chủ đầu tư sử dụng pháp nhân của mình để trực tiếp quản lý thực hiện dự án,
phải có quyết định cử người tham gia quản lý dự án và phân công nhiệm vụ cụ thể,
trong đó phải có người trực tiếp phụ trách công việc quản lý dự án. Những người

được cử tham gia quản lý dự án làm việc theo chế độ kiêm nhiệm hoặc chuyên trách.
- Mô hình 2: Chủ đầu tư thành lập Ban quản lý dự án để giúp mình trực tiếp
tổ chức quản lý thực hiện dự án.
Việc thành lập Ban quản lý dự án phải bảo đảm các nguyên tắc sau đây:
+ Ban quản lý dự án do chủ đầu tư thành lập, là đơn vị trực thuộc chủ đầu
tư. Quyền hạn, nhiệm vụ của Ban quản lý dự án do chủ đầu tư giao.
+ Ban quản lý dự án có tư cách pháp nhân hoặc sử dụng pháp nhân của chủ
đầu tư để tổ chức quản lý thực hiện dự án.
+ Cơ cấu tổ chức của Ban quản lý dự án bao gồm giám đốc (hoặc Trưởng
ban), các phó giám đốc (hoặc Phó trưởng ban) và lực lượng chuyên môn, nghiệp vụ.
Cơ cấu bộ máy của Ban quản lý dự án phải phù hợp với nhiệm vụ được giao và bảo
đảm dự án được thực hiện đúng tiến độ, chất lượng và tiết kiệm chi phí. Các thành
viên của Ban quản lý dự án làm việc theo chế độ chuyên trách hoặc kiêm nhiệm.

13


+ Một Ban quản lý dự án có thể được giao đồng thời quản lý thực hiện
nhiều dự án nhưng phải bảo đảm từng dự án được theo dõi, ghi chép riêng và quyết
toán kịp thời theo đúng quy định của pháp luật.
+ Ban quản lý dự án hoạt động theo Quy chế do chủ đầu tư ban hành, chịu
trách nhiệm trước chủ đầu tư và pháp luật theo nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
+ Chủ đầu tư phải cử người có trách nhiệm để chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra Ban
quản lý dự án thực hiện quyền hạn, nhiệm vụ để bảo đảm dự án được thực hiện đúng
nội dung và tiến độ đã được phê duyệt. Chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm toàn diện về
những công việc thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo quy định của pháp luật,
kể cả những công việc đã giao cho Ban quản lý dự án thực hiện.
Chủ đầu tư và Ban quản lý dự án nếu có đủ điều kiện năng lực theo quy định
thì được tự thực hiện những công việc thuộc dự án như: lập, thẩm định thiết kế, dự
toán; lựa chọn nhà thầu; giám sát thi công xây dựng; kiểm định chất lượng công trình

xây dựng,... Chủ đầu tư, Ban quản lý dự án được thuê các tổ chức, cá nhân tư vấn để
thực hiện những công việc thuộc phạm vi quản lý thực hiện dự án.

CHỦ ĐẦU TƯ

Tư vấn khảo sát, thiết
kế, đấu thầu, giám
sát …

Hợp đồng

BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN

Giám sát
Hợp đồng

Thực hiện
DỰ ÁN

Nhà thầu

Hình 1.1: Chủ đầu tư trực tiếp quản lý điều hành dự án

b. Hình thức Chủ đầu tư thuê tổ chức tư vấn quản lý điều hành
Chủ đầu tư thuê tư vấn quản lý dự án là hình thức chủ đầu tư ký hợp đồng
thuê một pháp nhân khác làm Tư vấn quản lý dự án. Trong trường hợp này, Chủ đầu
tư phải cử cán bộ phụ trách, đồng thời phân giao nhiệm vụ cho các đơn vị thuộc bộ
14



máy của mình thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ đầu tư và quản lý việc
thực hiện hợp đồng của tư vấn quản lý dự án.
Tư vấn QLDA phải có đủ năng lực phù hợp với công việc đảm nhận theo quy
định tại Nghị định số 12/CP của Chính phủ về quản lý dự án ĐTXD công trình.
Tư vấn QLDA thực hiện các nội dung quản lý thực hiện dự án theo hợp đồng
ký với CĐT. Hợp đồng thuê tư vấn quản lý dự án phải nêu rõ phạm vi công việc và
nội dung quản lý; quyền hạn, trách nhiệm của tư vấn và của CĐT.
Tư vấn QLDA có trách nhiệm tổ chức bộ máy và cử người phụ trách để trực
tiếp thực hiện nhiệm vụ quản lý thực hiện dự án theo hợp đồng đã ký với CĐT. Tư
vấn QLDA phải có văn bản thông báo về nhiệm vụ, quyền hạn của người phụ trách
và bộ máy của tư vấn trực tiếp thực hiện quản lý dự án cho chủ đầu tư biết và thông
báo tới các nhà thầu khác và tổ chức, cá nhân có liên quan.
Tư vấn QLDA được thuê thêm tổ chức, cá nhân khác tham gia thực hiện một
số phần việc quản lý thực hiện dự án, nhưng phải được CĐT chấp thuận.

Trình

CHỦ ĐẦU TƯ

Hợp đồng
Tư vấn quản lý dự
án

Hợp đồng

Người có
thẩm
quyền
quyết định
đầu tư


Phê duyệt
Quản lý
Nhà thầu

Thực hiện

DỰ ÁN

Hình 1.2: Chủ đầu tư thuê tổ chức tư vấn quản lý điều hành dự án
1.3.1.3. Các chủ thể tham gia quản lý dự án đầu tư xây dưng cơ bản
Quá trình quản lý đầu tư và xây dựng của một dự án có sự tham gia của
nhiều chủ thể khác nhau. Khái quát mô hình các chủ thể tham gia quản lý dự án đầu
tư như sau:

15


×