Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

SKKN kinh nghiệm tổ chức rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh tiểu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (98.37 KB, 3 trang )

KINH NGHIỆM TỔ CHỨC RÈN LUYỆN KỸ NĂNG SỐNG
CHO HỌC SINH TIỂU HỌC
Nguyễn Khánh Nhu
Giáo viên TPT Đội trường TH Giá Rai B
I. ĐẶT VẤN ĐÊ
Thực hiện Kế hoạch công tác Đội năm học 2014 – 2015, bản thân là giáo viên
Tổng phụ trách Đội trường TH Giá Rai B, tôi đi sâu nghiên cứu việc Rèn kỹ năng
sống cho học sinh. Bởi vì, công tác rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh là một
trong những nhiệm vụ quan trọng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện
cho học sinh, xây dựng cho đơn vị một môi trường sư phạm an toàn, lành mạnh.
II. THỰC TRẠNG
- Như ta đã biết xã hội ngày càng phát triển về nhiều mặt nên đời sống của
người dân ngày một được cải thiện. Chính vì thế sự chăm sóc và trang bị của gia
đình cho con em mình ngày một đầy đủ hơn.
- Bên cạnh sự đầy đủ đó, có một số gia đình có từ 1 – 2 con nên sự nuông
chiều là tất yếu. Chính vì thế sẽ dẫn đến tính ỷ lại, lười lao động, ít chịu suy nghĩ.
Một số gia đình khó khăn hơn thì hàng ngày lo kiếm sống không quan tâm đến
việc học hành của con cái mà phó mặc cho thầy cô cho nhà trường.
- Hiện nay xã hội phát triển cũng kéo theo những tệ nạn xã hội lôi cuốn học
sinh ngày càng tinh vi hơn, phức tạp hơn. Như chơi games, các trò chơi không lành
mạnh, tham gia các trò chơi mang tính chất ăn tiền… dần dần biến các em thành
hư hỏng, thành gánh nặng cho gia đình và xã hội.
+ Trước thực trạng đó, chúng ta những người làm công tác chăm lo giáo dục
thể hệ trẻ, cần phải giúp các em biết phân biệt được cái tốt, cái xấu, biết từ chối
những cám dỗ sai trái, biết tự bảo vệ mọi mặt của cuộc sống; hướng các em đến cái
“Chân - Thiện – Mĩ”. Vì thế công tác rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh là một
nội dung quan trọng trong công tác giáo dục, hình thành nhân cách cho học sinh
hiện nay.
III. NỘI DUNG VÀ GIẢI PHÁP
1. Nội dung: Kỹ năng sống là gì?
Kỹ năng sống là một khái niện rất rộng bao gồm những vấn đề sau:


- Kỹ năng giao tiếp
- Kỹ năng làm việc theo nhóm
- Kỹ năng sinh hoạt tập thể
- Kỹ năng giải quyết mâu thuẩn, xung đột
- Kỹ năng khám phá bản thân…
2. Nguyên nhân:
- Tại sao rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh là vấn đề được đặc biệt quan
tâm?
- Kỹ năng giao tiếp của học sinh hạn chế. Nếu rèn luyện tốt thì học sinh sẽ tự
tin, dạn dĩ khi phát biểu trước tập thể.
- Nếu các em có cách thức tốt sinh hoạt tập thể, làm việc theo nhóm. Đây là
điều kiện tất yếu trang bị cho các em khi bước lên cấp học tiếp theo.
1


- Do đặc điểm của lứa tuổi nên một số học sinh còn rất vội, nóng tính, suy
nghĩ nông cạn dẫn đến những mâu thuẩn đi đến giải quyết bằng bạo lực. Nếu như
các em được tư vấn tốt thì chắc hẳn các em sẽ kịp thời khắc phục.
- Phim ảnh đồi trụy, phản động, các trò chơi không lành mạnh trên mạng lôi
kéo học sinh làm lãng phí rất nhiều thời gian học tập, sức khỏe nhất là ở lứa tuổi
của các em.
- Một số phụ huynh mãi lo đời sống kinh tế quên đi việc giáo dục các em cứ
phó mặc cho nhà trường, cho thầy cô giáo và còn nhiều lý do khác nữa mà ta thấy
rằng cần phải có trách nhiệm phối hợp để rèn luyện tốt kỹ năng sống cho học sinh
của chúng ta.
3. Giải pháp:
Là giáo viên Tổng phụ trách Đội khi thực hiện công tác này, tôi phối hợp với
Ban giám hiệu, các đoàn thể trong nhà trường, với giáo viên chủ nhiệm thực hiện
những điều cơ bản để rèn kỹ năng sống cho học sinh như:
- Kết hợp chặt chẽ với đoàn thể, giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn tổ

chức nhiều trò chơi dân gian ở tất cả các khối lớp xen vào những tiết ra chơi nhằm
cho tất cả cán bộ, giáo viên, học sinh cùng biết luật chơi, nội dung, thể lệ của từng
trò chơi để các em có thể tự tổ chức chơi. Những trò chơi dân gian phải đơn giản,
gần gũi, vừa sức với trẻ em nhằm tác động đến từng đối tượng học sinh để rèn
luyện tính tập thể, khả năng làm việc theo nhóm, nhưng phải tổ chức một cách liên
tục và thường xuyên.
- Tổ chức tốt các hoạt động ngoại khóa như: Tọa đàm, tham quan Tượng đài
anh hùng, di tích lịch sử Nọc Nạng, thăm và tặng quà gia đình có công với cách
mạng trên địa bàn. Hướng dẫn cho các em tham gia tốt các trò chơi vận động, giao
lưu với một số đơn vị bạn trong địa bàn huyện ... Từ đó xây dựng tinh thần chia sẻ,
ý thức trách nhiệm trong vui chơi và học tập.
- Việc rèn kỹ năng sống cho học sinh là điều rất cần thiết. Ngoài những giờ
ngoại khóa, trong giờ học các em còn được giáo viên chủ nhiệm lồng ghép giáo
dục thái độ - tình cảm - nhân cách - thể chất - thẩm mỹ, dạy các em biết cách ứng
xử và giao tiếp ở trường, ở lớp, dạy các em có thói quen tốt trong học tập. Ngoài ra
các em còn được giáo dục qua sinh hoạt Đội, sinh hoạt dưới cờ để các em biết ứng
xử phù hợp với các tình huống trong cuộc sống, trong học tập và vui chơi.
Một số thầy cô có ý kiến cho rằng, giáo viên hiện nay đã quá nặng về dạy kiến
thức, những cũng phải nhớ đến, quan tâm đến việc giáo dục rèn luyện kỹ năng
sống cho học sinh. Bên cạnh đó còn một số học sinh chưa hiểu rõ về giáo dục rèn
luyện kỹ năng sống dẫn đến một vài học sinh trong trường thiếu hiểu biết về môi
trường xung quanh, ứng xử không tốt với bạn bè, người lớn tuổi. Điều này cũng là
một trong những nguyên nhân dẫn đến những bất cập trong hành vi, lối sống đạo
đức học sinh.
- Việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh phải đảm bảo các yếu tố: Giúp học
sinh ý thức được trách nhiệm của bản thân mình trong mối quan hệ xã hội; giúp
học sinh hiểu biết về thể chất, tinh thần của bản thân mình; có hành vi, thói quen
ứng xử có văn hóa. Tuy nhiên, việc giáo dục kỹ năng sống đạt hiệu quả đòi hỏi
nhiều yếu tố, trong đó điều quan trọng là phải biết kết hợp chặt chẽ giữa gia đình nhà trường - xã hội để đào tạo được những chủ nhân tương lai của đất nước phát
triển một cách toàn diện.

2


Giáo viên chủ nhiệm không những nâng cao chất lượng chuyên môn nghiệp
vụ, mà còn thường xuyên quan tâm đến đời sống, tâm tư tình cảm của học sinh.
Từng giáo viên cần tăng cường trao đổi thông tin với gia đình một cách thường
xuyên. Mặt khác vai trò của gia đình vô cùng quan trọng trong việc định hướng,
giáo dục, động viên học sinh tránh xa tệ nạn xã hội, bố trí thời gian học tập, vui
chơi giải trí phù hợp. Vì vậy, cần có sự kết hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường
và chính quyền địa phương trong quản lý, giáo dục học sinh. Kỹ năng sống của
mỗi người được hình thành qua quá trình rèn luyện, phấn đấu. Nếu cùng với những
kiến thức có được từ các lớp học, sự đồng hành của gia đình nhằm hỗ trợ kỹ năng
sống cho con mình đạt hiệu quả cao nhất.
IV. KẾT LUẬN:
Qua thời gian triển khai thực hiện đề tài, tôi đã nhận được:
- Sự quan tâm, sự ủng hộ tích cực của Ban giám hiệu, tập thể giáo viên, Hội
Cha mẹ học sinh, các ban ngành, đoàn thể trong và ngoài nhà trường.
- Giáo viên hiểu rõ mục đích, thấy được tầm quan trọng, đầu tư nhiều hơn về
thời gian, công sức giáo dục và rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh, lồng ghép
việc giảng dạy, giáo dục vào các môn học khác.
- Từ việc thực hiện giáo dục và rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh dẫn đến
việc ý thức cũng như sinh hoạt trong cuộc sống và phong cách ứng xử cho học
sinh.
V. ĐÊ XUẤT KIẾN NGHỊ:
- Cần có những biện pháp chỉ đạo thống nhất các lực lượng giáo dục nhằm
tăng cường giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.
- Cần có nhận thức đúng về vai trò ý nghĩa của giáo dục kỹ năng sống, nội
dung giáo dục, cách thức và biện pháp thực hiện giáo dục kỹ năng sống cho học
sinh.
- Tự chủ trong tập luyện, rèn luyện kỹ năng sống, mạnh dạn hơn nữa trong

việc xử lý các tình huống trong các giờ học và khi tham gia các hoạt động giáo dục
do giáo viên và nhà trường tổ chức. Tích cực rèn kỹ năng sống trong mọi mối quan
hệ ở gia đình, nhà trường và xã hội.
Trên đây là một số kinh nghiệm trong công tác tổ chức rèn luyện kỹ năng
sống cho học sinh trường TH Giá Rai B, tôi mạnh dạn chia sẻ cùng đồng nghiệp
các trường, để việc thực hiện công tác rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh trong
trường tiểu học ngày càng chuyển biến về chất lượng, hiệu quả.

3



×