Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

skkn giáo dục tư tưởng và rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh thpt qua bài giảng địa lý

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (288.59 KB, 13 trang )


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI
TRƯỜNG THPT TRẤN BIÊN
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
GIÁO DỤC TƯ TƯỞNG VÀ RÈN LUYỆN
KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH THPT
QUA BÀI GIẢNG ĐỊA LÝ
GV : VY THỊ DUNG
TỔ : SỬ - ĐỊA
Năm học : 2013 - 2014
SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN
1. Họ và tên: Vy Thị Dung
2. Ngày tháng năm sinh: 19-05-1960
3. Nam, nữ: Nữ
4. Địa chỉ: 170F/14, Kp2, P. Trảng Dài, Biên Hòa
5. Điện thoại: (CQ) (NR): ĐTDĐ: 0938.505.566
6. Fax: Email:
7. Chức vụ: Giáo viên
8. Đơn vị công tác: Trường THPT Trấn Biên
II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO :
- Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Cử nhân
- Năm nhận bằng: 1987
- Chuyên ngành đào tạo: Địa lý
III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC
- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Gảng dạy
- Số năm có kinh nghiệm: 27 năm
- Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây
+ Xác lập mối quan hệ nhân quả trong giảng dạy Địa Lý THPT
+ Vấn đề liên hệ thực tế trong giảng dạy môn Địa Lý Trung Học Phổ Thông
+ Rèn luyện kỹ năng vẽ và phân tích đặc điểm tự nhiên qua lát cắt địa hình cho học sinh


khối 12 THPT
LỜI MỞ ĐẦU
Một trong những trọng trách của người Thầy là giáo dục các em học sinh có nhân cách
sống tốt ngay từ khi còn trong độ tuổi học trò.
Trong thực tế giảng dạy hiện nay có ý kiến cho rằng : Khâu giáo dục tư tưởng cho học
sinh còn tùy thuộc vào từng môn học, trong đó môn Giáo dục công dân có vai trò chính đảm
nhận trọng trách trên, nên vấn đề giáo dục tư tưởng cho học sinh không nhất thiết phải đưa vào
bài giảng do vừa tốn thời gian trên lớp vừa không giúp giáo viên đánh giá được mức độ tự cảm
nhận của từng em ! Hơn nữa, hiện nay học sinh dễ dàng tiếp cận với nhiều luồng thông tin dạy
về cách sống từ đủ loại phương tiện như : Sách báo, truyện, phim ảnh, tivi, internet……nên lời
thầy cô dạy về đạo đức lối sống có thể không còn hấp dẫn lôi cuốn các em nữa .
Qua những lần dự giờ thao giảng, đặc biệt là các môn xã hội như : văn , sử, địa… tôi
nhận thấy các thầy cô đều có sự chuẩn bị rất tốt giờ lên lớp của mình dù với phương pháp
truyền thống hay qua giáo án điện tử, bài giảng đều có đủ các bước : Kiểm tra bài cũ, giới
thiệu bài mới….nhất là phần trình chiếu các kiến thức trọng tâm với hình ảnh minh họa thật
sinh động, cùng các câu hỏi gợi ý khi chia nhóm giúp học sinh tập trung và phát huy được tư
duy độc lập….Đáng tiếc , trong suốt tiết giảng thiếu hẳn khâu giáo dục tư tưởng cho học sinh,
cuối tiết giáo viên thường nói : “ Bài giảng đến đây là kết thúc, các em về nhà học bài và làm
bài….”
Phải chăng việc giáo dục đạo đức lối sống cho học sinh qua bài giảng là thật sự không
cần thiết nữa? Hoặc là phải chọn lựa bài giảng cho thích hợp với từng môn học mới có thể đưa
vào bài phần giáo dục tư tưởng và kỹ năng sống cho học sinh?
Với tâm tư trăn trở và muốn lắng nghe ý kiến từ các thầy cô giáo, các bạn đồng nghiệp,
tôi mạnh dạn đề xuất một số nội dung ngắn gọn về đề tài này với bố cục như sau :
I. Ý nghĩa vấn đề giáo dục tư tưởng cho học sinh qua bài giảng địa lý .
1. Nền tảng giáo dục tư tưởng cho học sinh
2. Ý nghĩa
3. Cách biểu hiện GDTT
II. Rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh THPT
1. Khái niệm về kỹ năng sống

2. Mối quan hệ giữa GDTT và RLKNS cho học sinh qua bài giảng
3. Mốt số kỹ năng cần đưa vào bài giảng
III.Một số ví dụ minh họa,
IV. Lời kết
Do kiến thức còn hạn chế nên bài viết không tránh khỏi nhiều thiếu sót. Rất mong nhận
được từ Quý Thầy Cô giáo, các bậc phụ huynh, các bạn đồng nghiệp và các em học sinh lời
động viên và góp ý chân thành để vấn đề trên được mở rộng và có tính thuyết phục hơn.
Ý NGHĨA VẤN ĐỀ GIÁO DỤC TƯ TƯỞNG
CHO HỌC SINH
Chúng ta là những người Thầy của các em, là những người có trách nhiệm cao trong
việc giáo huấn và hướng dẫn các em về mặt tư tưởng đạo đức không chỉ khi các em còn ngồi
trên ghế nhà trường mà cả khi các em đã bước vào đời.
Khi giáo huấn các em về mặt tư tưởng, có khi chúng ta phải chứng tỏ mình là người đi
trước, đầy quyền năng răn dạy các em, hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời răn dạy của mình.
Nhưng cũng nhiều lúc chúng ta phải đóng vai là những người bạn cùng trang lứa với các em
bằng cách kể những câu chuyện thời còn đi học cho các em nghe. Để các em hiểu rằng Thầy
cô cũng đã từng là học trò nên rất thông cảm, rất hiểu tâm tư tình cảm của các em.
1. Nền tảng giáo dục tư tưởng cho học sinh.
Các em học sinh ở các khối lớp đã tham gia nhiều phong trào sáng tác thơ ca, kể chuyện
Hồ Chí Minh, tiểu phẩm văn học….đều thấm nhuần việc học và trau dồi tư tưởng Hồ Chí
Minh trong cuộc sống. Đây là nền tảng tư tưởng. kim chỉ nam để các em noi theo và chọn đó
làm phương châm sống của đời mình.
Tuy nhiên không phải em học sinh nào cũng dễ dàng chấp nhận và tuân theo lời giáo
huấn của Thầy Cô. Các em cần ở Thầy Cô một tấm lòng, một người thầy không chỉ giỏi
chuyên môn mà còn phải là một người năng động và mẫu mực. Các em luôn luôn muốn lắng
nghe lời răn dạy hữu ích và kịp thời từ thầy cô của mình, không kể là thầy cô đó dạy môn gì
mà bất kỳ thầy cô nào có lời khuyên răn chỉ dạy, có sự quan tâm chia sẻ thật lòng với học sinh
thì đó là mong ước, là đòi hỏi của các em đối với người thầy của mình.
Thế nên, ngoài việc truyền thụ kiến thức giáo khoa cho học sinh, mỗi thầy cô giáo đều
có ảnh hưởng nhất định đến các em học sinh. Có thầy cô để lại ấn tượng không phai và sự tri

ân suốt cuộc đời của các em.
2. Ý nghĩa của giáo dục tư tưởng cho học sinh qua bài giảng.
Giáo dục thế hệ trẻ nhằm đào tạo một đội ngũ lao động vừa có tài vừa có đức là nhiệm
vụ quan trọng hàng đầu của sự nghiệp trồng người.
Lời Bác dạy :
Hiền dữ phải đâu là tính sẵn
Phần nhiều do giáo dục mà nên
* Ý nghĩa :
- Kịp thời ngăn chặn những hành vi xấu như trộm cắp, cướp giật, tranh chấp, thậm chí
có thể giết người xảy ra do những suy nghĩ tiêu cực đã được manh nha từ lâu trong tư tưởng
các em. Đó chính là mầm mống gây hậu quả nghiêm trọng đến đời sống gia đình và xã hội nếu
thiếu lời giáo huấn có tác dụng cảnh tỉnh những tâm hồn lạc lối khi còn ở độ tuổi học trò.
- Uốn nắn những quan điểm còn lệch lạc do tâm lý sợ hãi, nhút nhát và không tự tin khi
sắp bước vào tuổi trưởng thành. Ở độ tuổi THPT, tâm hồn mơ mộng, suy nghĩ nông cạn các
em thường dễ bị dẫn dắt lôi kéo vào những việc phạm pháp hoặc những thói hư tật xấu. Đã có
nhiều em học sinh mê chơi game bỏ học bỏ ăn, hoặc tập tành hút chích và trở thành con
nghiện, có em lại thích tò mò chuyện người lớn….
- Nhóm lên ngọn lửa của tình thương và trách nhiệm đang và sắp tắt trong trái tim dần
trở nên vô cảm của các em,
- Động viên, an ủi những em học sinh có hoàn cảnh khó khăn, bất hạnh….Các em học
sinh luôn có một đời sống nội tâm phong phú, tâm tư thầm kín giàu cảm xúc nhưng không dễ
bộc bạch ra ngoài. Vì vậy, lời khuyên dạy cũng có khi phải là những xúc cảm từ đáy lòng
người Thầy để người nghe cảm thấy được vỗ về an ủi, xóa dần đi những mặc cảm buồn tủi
trong tâm tư, giúp các em hòa mình với tập thể, tự rèn luyện phấn đấu vượt qua khó khăn, có
cái nhìn lạc quan về tương lai….
- Định hướng cho học sinh có được các quan điểm sống đúng đắn, những suy nghĩ lành
mạnh, không đưa ra những triết lý suông mà phải chứng minh quan điểm đó bằng thực tiễn
cuộc sống.
- Giáo dục tư tưởng còn có tác dụng củng cố và mở rộng kiến thức đã học trong bài.
- Qua bài giảng chúng ta không chỉ dừng lại ở khâu củng cố và giáo dục lòng yêu nước

mà còn răn dạy học sinh phải biết trở thành những chiến binh dũng cảm sẵn sàng bảo vệ Tổ
quốc mình khi Tổ quốc lâm nguy.
3. Cách biểu hiện giáo dục tư tưởng cho học sinh qua bài giảng.
a. Cách biểu hiện
Lời giảng vừa là công cụ vừa là phương pháp giáo dục tư tưởng hữu hiệu nhất. Trình
bày mạch lạc, rõ ràng với một thái độ và cử chỉ tự nhiên, chân thành, nghiêm khắc, đôi khi lại
mang tính hài hước…Ngoài ra , giáo viên có thể sử dụng thơ ca, câu đố hoặc hình ảnh minh
họa để nhắc nhở học trò của mình phải chú ý rèn luyện nhân cách tốt và có kỹ năng sống tốt
cho bản thân khi còn trong độ tuổi học trò.
b. Thời gian dành cho giáo dục tư tưởng qua bài giảng bao lâu là thích hợp ?
Bên cạnh truyền thụ những kiến thức trọng tâm của bài, giáo dục tư tưởng cho học sinh
cũng là mục tiêu quan trọng hàng đầu của mỗi bài học. Vì vậy để thực hiện thành công, giáo
viên phải chuẩn bị tốt khâu giáo dục tư tưởng qua giáo án.
Tùy theo nội dung từng bài, kết hợp với vốn sống và sự khéo léo giáo viên trình bày nội
dung GDTT với thời gian vừa đủ và kết thúc hợp lý sao cho phần truyền thụ các kiến thức
trọng tâm của bài vẫn được đàm bảo.
RÈN LUYỆN KỸ NĂNG SỐNG
CHO HỌC SINH QUA BÀI GIẢNG
1. Khái niệm :
Kỹ năng sống biểu hiện ở thái độ, hành vi, lời nói của một người trước những tình
huống phức tạp và đa dạng của cuộc sống. Nó được hình thành và phát triển cùng với tuổi
đời của người đó và có thể thay đổi theo thời gian khi nhận thức của con người thay đổi.
Ở tuổi học trò, kỹ năng sống của các em học sinh chịu sự chi phối mạnh mẽ của nền
giáo dục từ gia đình và nhà trường.
2. Mối quan hệ giữa giáo dục tư tưởng và rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh qua bài
giảng.
GDTT là truyền đạt những quan điểm, những suy nghĩ đúng đắn mang tính khách
quan và khoa học cho học sinh nhằm giúp các em hiểu ra chân lý cuộc sống và định hướng
được hành động của mình. Do đó GDTT luôn song hành với rèn luyện kỹ năng sống nhằm
mục đích hoàn thiện nhân cách của học sinh.

Ví dụ : Một HS có ý thức tốt luôn biểu hiện qua thái độ tốt và lời nói chuẩn mực như :
bỏ rác đúng nơi quy định, biết giúp bạn khi cần thiết, nghiêm túc trong học tập v.v
3. Nguyên nhân và các kỹ năng cần rèn luyện cho học sinh qua bài giảng.
a. Nguyên nhân :
Ngày nay các em học sinh kể cả nam nữ đều tỏ ra nhạy bén với những thông tin về hàng
loạt sản phẩm trong lĩnh vực truyền thông, thời trang, phim ảnh….mới ra đời. Am hiểu về thị
trường, về xã hội, ngoài giờ học văn hóa, có em ( kể cả nữ ) biết sắp xếp thời gian để tham gia
những lớp dạy võ truyền thống, lớp bơi lội, hội họa….
Như vậy bản thân các em học sinh cũng đã tự mình rèn luyện về mặt kỹ năng sống rồi,
có cần sự hướng dẫn của thầy cô nữa không ? Theo tôi kỹ năng sống mà các em cần được thầy
cô hướng dẫn đó là những kỹ năng sống đúng mực của người học trò và cũng là công dân
tương lai của đất nước. Đó không chỉ là những nghĩa cử cao đẹp của lòng nhân ái, tinh thần
vượt khó, sự hi sinh cứu người…mà còn là thái độ dũng cảm đấu tranh chống những biểu hiện
tiêu cực trong nhà trường và ngoài xã hội.
Ví dụ : Nạn gian lận trong thi cử, chuyện các nữ sinh đánh nhau báo chí đã lên tiếng,
hoặc nhiều học sinh nam mê chơi game đến lười học và để có tiền chơi tiếp em đã trở
thành kẻ nói dối, kẻ trộm cắp thậm chí chặn đường những em học sinh tiểu học để hăm
dọa rồi cướp tiền….
Nạn bạo hành học đường làm cho chúng ta những thầy cô trăn trở và nhận thấy một điều
cần làm là phải quan tâm nhiều hơn nữa đến học sinh của mình.
b. Các kỹ năng cần rèn luyện cho học sinh qua bài giảng.
Lồng ghép vào bài giảng, chúng ta giáo dục các em kỹ năng sống đúng mực của một
công dân sắp bước vào môi trường xã hội rộng lớn và phức tạp. Điều này rất khó nếu các em
tỏ vẻ thờ ơ, không tích cực hưởng ứng lời răn dạy của thầy cô. Vậy nên, lòng kiên nhẫn và tận
tâm sẽ giúp ta cảm hóa được đối tượng của mình.
Trong bài viết này tôi xin đề cập một số kỹ năng sống cần hướng dẫn cho học sinh qua
bài giảng như sau :
 Kỹ năng phòng vệ :
Bản năng con người đã có sẵn khả năng tự vệ khi lâm vào thế bị tấn công. Hiên nay, cái
ác và bất ổn vẫn rình rập mọi người, nhất là các em học sinh.

Ví dụ : Qua bài học về hiểm họa bệnh AIDS ngày càng gia tăng ở Châu Phi ta có thể
cảnh tỉnh các em về hiểm họa này như : Không tiếp xúc với người lạ, không nghe lời dụ
dỗ hút thử ….
Hoặc qua bài Mĩ La Tinh, Châu lục đầy rẫy tệ nạn xã hội, nạn buôn người vẫn
tiếp diễn….ta nhắc nhở học sinh không nên dễ tin vào những thông tin còn mù mờ, kết
bạn qua mạng cần cảnh giác, đi đến nơi về đến chốn, tránh nơi vằng vẻ
hoặc có ao, hồ, sông suối, đảm bảo an toàn giao thông…
 Kỹ năng giao tiếp :
Giáo viên căn dặn học sinh phải biết nói lời cảm ơn không chỉ với người lớn tuổi mà cả
những em học sinh cấp dưới ….Không chỉ biết chào hỏi Thầy cô trong trường mà cả với các
Bác lao công cũng phải lễ phép và kính trọng….
Kỹ năng này có thể lồng ghép trong các bài về địa lý, kinh tế, xã hội, dân cư…hay có
thể bắt nguồn từ biểu hiện của học sinh. Ví dụ : Một học sinh vào lớp trễ không lên tiếng chào
thưa và đầu vẫn đội mũ…
Phương pháp học nhóm giúp học sinh tự trình bày bài, đây cũng là phương pháp giúp
học sinh rèn luyện kỹ năng giao tiếp mà khi trưởng thành các em luôn cần đến.
Giao tiếp biểu hiện qua lời nói và cử chỉ. Đối với các học sinh nam hay gây gổ nói tục,
chửi thề…. Các thầy cô thường xuyên nhắc nhở với thái độ nghiêm khắc, nếu mức độ có giảm
bớt thì đó cũng là dấu hiệu của sự tuân phục ở các em.
 Kỹ năng vượt khó
Vượt khó ở đây không chỉ là vượt qua sự thiếu thốn về vật chất mà quan trọng hơn là
vượt qua những bất ổn về tinh thần. Những nỗi bất hạnh mà các em phải đeo mang khi cắp
sách đến trường như : cha mẹ ly hôn, mồ côi, bệnh tật….tạo cho các em luôn có vẻ u buồn, ít
nói và khó tập trung học hơn các bạn.
Vậy ta phải động viên an ủi các em khi nào ?
Lồng vào khâu liên hệ thực tế khi đề cập đến đội ngũ lao động có trình độ cao ở các
nước Hoa Kỳ, Nhật, Liên Bang Nga; hay sự cạnh tranh gay gắt về việc làm, những thành tựu
của nền kinh tế các nước, khả năng hội nhập với thế giới của các nước đang phát triển….
Những nội dung bài có liên quan đến động lực học tập của các em nếu được động viên kịp thời
chắc chắn các em học sinh sẽ chú ý và cố gắng hơn trong học tập.

 Kỹ năng tự giác và tự chịu trách nhiệm
Phần lớn các em học sinh không có tinh thần tự giác khai nhận lỗi lầm của mình khi
thầy cô tra hỏi. Nếu bị bắt quả tang không thể chối cãi các em mới tự làm bản kiểm điểm .
Xen vào nội dung các bài về dân cư – xã hội, lao động việc làm, bảo vệ môi trường, sử
dụng tài nguyên thiên nhiên….với thái độ nghiêm khắc và lời nói thuyết phục thầy cô răn dạy
học sinh phải biết tự giác và tự chịu trách nhiệm về hành vi, lời nói của mình trong giao
tiếp, trong thực hiện nội quy kỷ luật nhà trường và cả trong cuộc sống tương lai khi ở tuổi
trưởng thành đảm nhận trọng trách lớn trong xã hội. Ví dụ : Vô lễ và xúc phạm thầy cô, nói
xấu bạn. lấy cắp đồ của bạn…
MỘT SỐ VÍ DỤ MINH HỌA
Sau đây là một số ví dụ minh họa có tính chất dự thảo về vấn đề giáo dục tư tưởng
(GDTT) và rèn luyện kỹ năng sống (RLKNS) cho HS qua bài giảng Địa Lý
KHỐI 10
TÊN BÀI GDTT RLKNS
Hệ quả chuyển động xung
quanh Mặt trời của Trái
Đất
Cuối bài, GV đọc câu thơ :
Sen tàn, cúc lại nở hoa
Sầu dài, ngày ngắn, đông đà
sang xuân
(Nguyễn Du)
Từ câu thơ trên GV cho HS
thây được sự thay đổi mùa
trong một năm, thời gian trôi
qua nhanh trong năm, các em
HS cần nắm bắt thời gian, tận
dụng thời gian để học tập và
rèn luyện
Châm ngôn có câu :

“Tranh thủ được thời gian là
tranh thủ được tất cả”
HS nhận thức đúng các hiện
tượng địa lí trong tự nhiên,
giải thích rõ theo quan điểm
khoa học, bác bỏ những
thông tin sai lệch như: Ngày
tận thế, ngày xấu “Chớ đi
mùng 7 chớ về mùng 3”
Sóng, thủy triều và dòng
biển
Mở bài GV liên hệ : Đất nước
ta có nguồn lợi từ vùng biển
rộng phía Đông nên các em cần
nắm vững nội dung bài để sau
này có thể vận dụng vào phát
triển kinh tế và phòng chống
thiên tai từ biển.
GV giúp các em HS nhận
biết hiện tượng dự báo sóng
thần sắp xảy ra để có thể
phòng tránh và giúp người
khác phòng tránh kịp thời.
(Kỹ năng phòng vệ)
Sinh quyển các nhân tố
ảnh hưởng tới sự phát triển
và phân bố của sinh vật
Ở phần đề cấp đến nhân tố con
người, GV nên liên hệ : Rừng
lá lá phổi bảo vệ sự sống, cây

xanh thảm cỏ của trường tạo
cảnh quan đẹp, các em không
nên xả rác hay tự ý leo trèo
GV giới thiệu và đọc một
vài điều khoản trong Luật
bảo vệ rừng đã được ban
hành ở nước ta. Qua đó HS
hiểu được phá rừng săn bắt
thứ rừng : tiếp tay cho lâm
chơi banh trên thảm xanh tặc….là phạm pháp và sẽ bị
truy tố trước pháp luật.
KHỐI 11
TÊN BÀI GDTT RLKNS
Châu Phi
Khi đề cập đến nạn đói nghèo
luôn đe dọa các nước Châu Phi
và nợ nước ngoài không trả
được, GV giảng giải: “các nước
Châu Phi luôn được sự giúp đỡ
của nhiều nước trên thế thới
trong đó có nước ta. Riêng khối
EU mặc dù đang trong suy
thoái kinh tế cũng đã nhiều lần
xóa nợ cho Châu Phi. Vậy nên
biết giúp đỡ người nghèo là
điều cần nhớ qua bài học này”.
GV trình bày :
Thầy Cô muốn nhắc nhỡ các
em một điều : giữa các em
không nên nợ tiền lẫn nhau

và nếu như bạn có nợ mình
mà không trả được hãy tỏ ra
hào hiệp xóa nợ cho bạn
luôn, có được không các
em ? Hãy suy nghĩ điều này
khi học bài nhé
(Kỹ năng giao tiếp)
Kinh tế Hoa Kỳ, Nhật
Bản, Liên Bang Nga
GV nhấn mạnh
Đạt được những thành tựu lớn
về kinh tế là nhớ ở nhân tố con
người tính cách năng động,
hiếu học, kỷ luật và trách nhiệm
cao trong lao động là những
tính cách các em cần học tập ở
thanh niên các nước
HS cần tích cực tham gia các
cuộc thi về đề tài sáng kiến
kỹ thuật, chế tạo robo con
v.v….
Sưu tầm tài liệu về những
sản phẩm mới xuất xưởng
của các nước.
EU, liên minh khu vực lớn
trên thế giới
GV nhắc nhở
Tập thể lớp các em cũng là
“một ngôi nhà chung” trong
đó tất các thành viên đều cố

gắng chấp hành tốt nội quy nhà
trường, biết đoàn kết và giúp đỡ
lẫn nhau cùng tiến bộ.
Sau khi đề cập và khai thác
“ngôi nhà chung EU với ba
trụ cột” GV liên hệ : Sự
đồng tâm hiệp lực bao giờ
cũng tạo nên sức mạnh bền
vững. Tập thể lớp các em
nên biết bỏ qua những bất
đống nhỏ để đoàn kết hơn và
chăm học hơn.
KHỐI 12
TÊN BÀI GDTT RLKNS
Thiên nhiên phân hóa đa
dạng
GV sử dụng hình ảnh về cảnh
quan đẹp của hai miền Bắc –
Nam và Đông – Tây ở nước ta
để giáo dục HS phải biết giữ
gìn, bảo vệ và tôn tạo vẻ đẹp
của thiên nhiên trong phát triển
kinh tế
GV nhắc nhở :
HS nên tích cực tham gia
các phong trào trồng cây gây
rừng, bảo vệ môi trường
sống sạch và xanh ở địa
phương, tố giác những hành
vi hủy hoại mỹ quan đô thị,

có sáng kiến xây dựng mô
hình nông thôn mới như các
nước tiên tiến.
Lao động và việc làm
Việc làm là vấn đề xã hội gay
gắt để có được việc làm ổn định
ngay từ bây giờ các em phải
biết chọn ngành nghề thích hợp
cho bản thân mình và cố gắng
học hành nghiêm túc để đạt kết
quả tốt nhất.
GV giảng giải :
Mức thu nhập của phần lớn
lao động nước ta còn thấp
nên đang trong buổi đi học
các em phải biết cách chi
tiêu chừng mực để còn có cơ
hội giúp bạn hoặc người
khác.
Trung du miền núi phía
Bắc
GV trình bày :
Cảnh đẹp hùng vĩ nên thơ và sự
giàu có về tài nguyên của vùng
địa đầu tổ quốc nhắc nhở các
em phải luôn nhớ đến cội
nguồn của mình (cái nôi của
dân tộc Việt), sẵn sàng chiến
đấu bảo vệ từng tấc đất của tổ
quốc là trách nhiệm chung của

mỗi công dân Việt Nam
GV liên hệ :
TDMNPB là nơi giao thông
chưa phát triên nên “hành
trình đi tìm cái chữ” của các
bạn HS miền núi rất gian
nan, như phải đi học từ rất
sơm để vượt hàng chục cây
số đường núi đến trường kịp
giờ học, phải tự mình bơi
qua sông ngày 2 lần…
Tinh thần vuột khó để học
tập của các bạn thật đáng
trân trọng và noi theo phải
không các em
LỜI KẾT
Nếu mỗi bài học là một món ăn tinh thần mà chúng ta “chế biến” cho các em học
sinh “ăn” hằng ngày, thì GDTT và RLKNS cho học sinh qua bài giảng là hương vị
thơm ngon đặc trưng cần có của mỗi món ăn.
Thầy cô không chỉ dạy học sinh những kiến thức của khoa học tự nhiên, kinh tế
xã hội, mà còn phải quan tâm nhắc nhở và hướng dẫn các em về mặt tu dưỡng đạo đức
và rèn luyện kỹ năng sống. Đây là công việc mang tính “mưa dầm thấm đất” đòi hỏi sự
bền bỉ. kiên nhẫn và tận tâm. Đây cũng là điều giúp chúng ta thành công nhất và hạnh
phúc nhất trong nghề mà chúng ta đã chọn – Nghề dạy học.
Bài viết không tránh khỏi nhiều thiếu xót. Kính mong Ban Lãnh Đạo nhà trường,
Quý thầy cô giáo trong và ngoài nhà trường góp ý chân thành.
Xin trân trọng cảm ơn.
Trấn Biên, ngày 15 tháng 12 năm 2013
NGƯỜI VIẾT
VY THỊ DUNG

SỞ GD&ĐT ĐỒNG NAI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG THPT TRẤN BIÊN Độc Lập-Tự Do – Hạnh Phúc

Biên Hòa, ngày …. tháng … năm 2014
PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Năm học : 2013 – 2014
Tên sáng kiến kinh nghiệm : Giáo dục tư tưởng và rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh Trung Học
Phổ Thông qua bải giảng Địa lý.
Họ và tên tác giả : Vy Thị Dung Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị (Tổ) : Sử - Địa
Lĩnh vực : (Đánh dấu X vào các ô tương ứng, ghi rõ tên hộ môn hoặc lĩnh vực khác)
- Quản lý giáo dục - Phương pháp dạy học bộ môn :…………………
- Phương pháp giáo dục - Lĩnh vực khác :…………………………………
Sáng kiến kinh nghiệm đã được triển khai áp dụng : Tại đơn vị x Trong ngành
1. Tính mới : (Đánh dấu X vào 1 trong 3 ô dưới đây)
- Đề ra giải pháp thay thế hoàn toàn mới, bảo đảm tính khoa học, đúng đắn
- Đề ra giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, bảo đảm tính khoa học, đúng đắn
- Giải pháp mới gần đây đã áp dụng ở một đơn vị khác nhưng chưa từng áp dụng ở đơn vị mình
nay tác giả tổ chức thực hiện và có hiệu quả cho đơn vị x
2. Hiệu quả : (Đánh dấu X vào 1 trong 5 ô dưới đây)
- Giải pháp thay thế hoàn toàn mới, đã được thực hiện trong toàn ngành có hiệu quả cao
- Giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, đã được thực hiện trong toàn ngành có hiệu quả cao
- Giải pháp thay thế hoàn toàn mới, đã được thực hiện tại đơn vị có hiệu quả cao
- Giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, đã được thực hiện tại đơn vị có hiệu quả
- Giải pháp mới gần đây đã áp dụng ở đơn vị khác nhưng chưa từng áp dụng ở đơn vị mình, nay
tác giả tổ chức thực hiện và có hiệu quả cho đơn vị. x
3. Khả năng áp dụng :(Đánh dấu X vào 1 trong 3 ô mỗi dòng dưới đây)
- Cung cấp được các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính sách
Trong Tổ/Phòng/Ban Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD&ĐT x Trong
ngành

- Đưa ra các giải pháp khuyến nghị có khả năng ứng dụng thực tiễn, dễ thực hiện và dễ đi vào cuộc
sống : Trong Tổ/Phòng/Ban Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD&ĐT x Trong ngành
- Đã được áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả hoặc có khả năng áp dụng đạt hiệu quả trong phạm vi
rộng :
Trong Tổ/Phòng/Ban Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD&ĐT x Trong ngành
Xếp loại chung : Xuất sắc Khá x Đạt Không xếp loại
Cá nhân viết sáng kiến kinh nghiệm cam kết và chịu trách nhiệm không sao chép tài liệu của
người khác hoặc sao chép lại nội dung sáng kiến kinh nghiệm cũ của mình.
Tổ trưởng và Thủ trưởng đơn vị xác nhận đã kiểm tra và ghi nhận sáng kiến kinh nghiệm này đã
được tổ chức thực hiện tại đơn vị, được Hội đồng chuyên môn trường xem xét, đánh giá; tác giả
không sao chép tài liệu của người khác hoặc sao chép lại nội dung sáng kiến kinh nghiệm cũ của
chính tác giả .
NGƯỜI THỰC HIỆN SKKN XÁC NHẬN CỦA TỔ THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký và ghi rõ họ tên) CHUYÊN MÔN (Ký tên, ghi rõ họ tên
(Ký và ghi rõ họ tên) và đóng dấu)
(Vy Thị Dung đã ký) (Nguyễn Thị Đào Tiên đã ký)
(Hiệu Trưởng Nguyễn Văn Hưng đã ký và đóng dấu)

×