Tải bản đầy đủ (.doc) (113 trang)

Nghiên cứu các giải pháp bảo tồn và phát triển chè Shan tuyết Huyện Vị Xuyên Tỉnh Hà Giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (12.7 MB, 113 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

QUÁCH VĂN HOÁ

NGHIÊN CỨU CÁC GIẢI PHÁP BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN CHÈ
SHAN TUYẾT - HUYỆN VỊ XUYÊN - TỈNH HÀ GIANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Chuyên ngành: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
Mã số: 60.31.10
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. QUYỀN ĐÌNH HÀ


HÀ NỘI – 2009

ii


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong đề tài luận
văn này là trung thực và hoàn toàn chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị
nào.
Tôi cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ để thực hiện đề tài này đã được cảm
ơn và các thông tin trích dẫn trong đề tài đều được chỉ rõ nguồn gốc.

TÁC GIẢ ĐỀ TÀI

Quách Văn Hóa



i


LỜI CẢM ƠN
Sau 2 năm phấn đấu vượt qua nhiều khó khăn để học tập, với sự ủng
hộ, động viên của gia đình, sự quan tâm tạo điều kiện thuận lợi của cơ quan
công tác, của nhà trường và sự dạy dỗ tận tình của quý thầy cô giáo cùng với
sự nỗ lực của bản thân, tôi đã hoàn thành chương trình cao học Kinh tế nông
nghiệp và đề tài này.
Quá trình hoàn thành đề tài, tôi đã nhận được sự hướng dẫn và giúp đỡ
tận tình, đầy tinh thần trách nhiệm của người hướng dẫn khoa học, thầy giáo
PGS.TS Quyền Đình Hà, cũng như sự giúp đỡ tạo điều kiện thuận lợi của các
cơ quan, ban ngành, UBND các xã của huyện Vị Xuyên - tỉnh Hà giang và
bạn bè, đồng nghiệp, gia đình đã tận tình giúp đỡ động viên bản thân hoàn
thành đề tài. Nhân đây, bằng tất cả tấm lòng chân thành và kính trọng của
mình xin được ghi nhận và trân trọng cảm ơn quý thầy cô giáo, quý cơ quan,
nhà trường, quý anh chị, các đồng nghiệp và gia đình về sự dạy dỗ, hướng
dẫn, giúp đỡ, tạo điều kiện và động viên quý báu đó.
Tuy có nhiều cố gắng nhưng cũng không tránh khỏi những hạn chế,
thiếu sót nhất định khi thực hiện đề tài. Kính mong thầy cô giáo và các bạn
tiếp tục chỉ bảo và giúp đỡ bản thân hoàn thiện và phát triển đề tài.
Xin chân thành cảm ơn!
TÁC GIẢ ĐỀ TÀI

Quách Văn Hóa

ii



MỤC LỤC
Lời cam đoan

i

Lời cảm ơn

ii

Mục lục

iii

Danh mục các chữ viết tắt

vi

Danh mục các bảng

vii

Danh mục biểu đồ

viii

Danh mục ảnh

ix

1.


Mở đầu

1

1.1.

Tính cấp thiết của đề tài

1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu

3

1.2.1. Mục tiêu chung

3

1.2.2. Mục tiêu cụ thể

3

1.3.

3

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu


1.3.1. Đối tượng nghiên cứu

3

1.3.2. Phạm vi nghiên cứu

3

2.Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc bảo tồn và phát triển chè shan tuyết

4

2.1.

4

Cơ sở lý luận

2.1.1. Khái niệm về bảo tồn và phát triển tài nguyên nông nghiệp

4

2.1.2. Vai trò của cây chè Shan tuyết

10

2.1.3. Bảo tồn chè Shan tuyết

13


2.1.4. Phát triển chè Shan tuyết

15

2.1.5. Các hình thức (mô hình) phát triển cây chè Shan tuyết

18

2.2.

18

Cơ sở thực tiễn

2.2.1. Khái quát về tình hình phát triển cây chè trên thế giới

18

2.2.2. Tình hình phát triển cây chè ở Việt Nam

22

iii


2.2.3. Tình hình phát triển cây chè Shan

24


3.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu

27

3.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

27

3.1.1. Đặc điểm tự nhiên của huyện Vị Xuyên

27

3.1.2.Đặc điểm kinh tế - xã hội huyện Vị Xuyên

35

3.1.3. Thực trạng phát triển kinh tế

38

3.2.

43

Phương pháp nghiên cứu


3.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

43

3.2.2. Phương pháp thu thập tài liệu

43

3.2.3. Phương pháp xử lý, phân tích tài liệu

44

3.3.

45

Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

3.3.1 Nhóm chỉ tiêu phản ánh phát triển về quy mô

45

3.3.2. Nhóm chỉ tiêu phản ảnh phát triển về chất lượng

45

4.

Kết quả nghiên cứu và thảo luận


46

4.1.

Tình hình bảo tồn, phát triển chè Shan tuyết của Huyện Vị Xuyên trong

những năm qua

46

4.1.1. Vị trí của cây chè Shan tuyết trong cơ cấu kinh tế của huyện

46

4.1.2. Diện tích, năng suất, sản lượng, giống chè

46

4.1.3. Giá trị sản xuất của cây chè Shan tuyết

48

4.1.4. Phân loại vùng trồng chè Shan của huyện

51

4.2.

54


Công tác bảo tồn và phát triển chè Shan tuyết

4.2.1. Bảo tồn chè Shan tuyết

54

4.2.2. Hiệu quả kinh tế - xã hội, môi trường của cây chè Shan tuyết giữa các
vùng

61

4.2.3. Đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội, môi trường ở các vùng trồng chè
Shan tuyết

63

4.2.4. Thị trường tiêu thụ

65

iv


4.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến Bảo tồn và phát triển cây chè Shan tuyết của
huyện

66

4.3.1. Vùng trồng chè Shan tuyết


66

4.3.2. ảnh hưởng của vốn đầu tư

69

4.3.3. ảnh hưởng của trình độ văn hoá, phong tục tập quán

69

4.3.4. ảnh hưởng của tiếp thu kỹ thuật đến kết quả và hiệu quả của cây chè
Shan tuyết

72

4.3.5. Thị trường tiêu thụ

73

4.3.6. Cơ sở hạ tầng

73

4.4. Định hướng và giải pháp bảo tồn và phát triển chè Shan tuyết

75

4.4.1. Đánh giá những thuận lợi và khó khăn trong bảo tồn và phát triển chè
Shan tuyết


75

4.4.2. Cơ sở cho định hướng, giải pháp bảo tồn và phát triển chè Shan tuyết
của huyện Vị Xuyên

77

4.4.3. Các giải pháp bảo tồn và phát triển cây chè Shan tuyết

81

5. Kết luận và khuyến nghị

91

5.1. Kết luận

91

5.2. Khuyến nghị

91

Tài liệu tham khảo

93

Phụ Lục

v



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TNDTTVLN

Tài nguyên dy truyền thực vật lương nông

FAO:

Tổ chức nông lương thế giới

Nxb

:

Nhà xuất bản

KHKT:

Khoa học kỹ thuật

Sở NN&PTNT:

Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn

ĐVT:

Đơn vị tính

TTr:


Thị trấn

LĐ:

Lao động

GDP:

Tổng thu nhập

USD:

Đồng đô la Mỹ

TNHH:

Trách nhiệm hữu hạn

Tr.đồng:

Triệu đồng

TNBQ:

Thu Nhập bình quân

C.ty:

Công ty


QĐ:

Quyết định

TTg:

Thủ tướng

UBND:

ủy ban nhân dân

vi


DANH MỤC BẢNG
STT

Tªn b¶ng

Trang

1.

Dân số huyện Vị Xuyên

35

2.


Lao động huyện Vị Xuyên

36

3.

Cơ cấu kinh tế huyện Vị Xuyên

37

4.

Diện tích, năng suất, sản lượng chè của huyện Vị Xuyên

47

5.

Giá trị cây chè Shan tuyết

48

6.

Kết quả phân tích một số thành phần dinh dưỡng đất trồng chè

51

7.


Diện tích cây chè Shan Tuyết

53

8.

Theo dõi sinh trưởng các dòng chè tại xã Cao Bồ

54

9.

Theo dõi sinh trưởng các dòng chè tại xã Cao Bồ

55

10.

Theo dõi sinh trưởng các dòng chè tại Phó Bảng - Đồng Văn

56

11.

Diện tích cây chè Shan Tuyết

60

12.


Hiệu quả kinh tế chè Shan tuyết của các hộ điều tra

62

13.

Thu nhập từ cây chè Shan của các hộ điều tra

64

14.

Tình hình thu mua và doanh thu của C.ty TNHH Hùng Cường

65

15.

Các thành phần dân tộc

70

16.

Số học sinh cấp I, II, III

72

17.


Một số chỉ tiêu trong kế hoạch phát triển chè của Việt Nam

78

18.

Kế hoạch phát triển chè của huyện Vị Xuyên đến năm 2010

79

19.

Khung chiến lược bảo tồn chè Shan tuyết

80

vii


DANH MỤC BIỂU

STT

Tªn biÓu ®å

Trang

1.


Giá trị cây chè Shan tuyết

49

2.
3.

Diện tích cây chè Shan tuyết
Diện tích cây chè Shan tuyết

53
61

4.

Thu nhập từ cây chè Shan của các hộ điều tra

64

5.

Cơ cấu thành phần dân tộc

70

Sơ đồ 1: Vai trò của các bên tham gia bảo tồn

viii

57



DANH MỤC ẢNH

STT

Tªn ¶nh

Trang

1.

Đồi Chè Shan xã Cao Bồ –Huyện Vị Xuyên (chụp năm 2009)

49

2.

Cơ sở chế biến chè ở xã Cao Bồ, Thượng Sơn

50

3.

Đồi chè Shan tuyết tại xã Cao Bồ, Thượng Sơn

52

4.


Cây chè Shan tuyết cổ thụ - Thôn Đán Khao – X.Thượng Sơn

67

5.

Cây chè Shan tuyết cổ thụ cao trên 10m - Thôn Đán Khao, X.Thượng Sơn 68

6.

Đồi chè tại xã Thượng Sơn và Cao Bồ

71

7.

Búp chè Shan tuyết

74

8.

Đường từ xã Thượng Sơn lên thôn Đán Khao

74

ix


1. MỞ ĐẦU


1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Hà Giang là tỉnh cực Bắc tổ quốc, có đường biên giới dài 274 km
giáp với nước cộng hoà nhân dân Trung Hoa. Hà Giang có địa hình và khí
hậu rất phù hợp với điều kiện sinh trưởng của nhiều loài cây ăn trái như: cam,
quýt v.v… đồng thời cũng là điều kiện lý tưởng để cây chè sinh trưởng và
phát triển. Với hương vị khá đặc trưng, chè Hà Giang luôn chiếm được cảm
tình của đông đảo người tiêu dùng. Đặc biệt trong những năm gần đây, mỗi
năm Hà Giang xuất khẩu chè từ 6 - 7 nghìn tấn ra thị trường nước ngoài, góp
phần vào sản lượng chè hữu cơ xuất khẩu của Việt Nam, chỉ đứng sau
Srilanka, Ấn Độ và Trung Quốc. Việt Nam có 3 vùng chè lớn là Lâm Đồng
trên 25 ngàn ha, Thái Nguyên 20 ngàn ha và Hà Giang gần 16 ngàn ha; Trong
khi đó, chè hữu cơ chỉ có 3 tỉnh là: Thái Nguyên, Mộc Châu (Sơn La) và chè
Shan tuyết ở Hà Giang. Ngoài giống chè mang loài quý hiếm, chè Shan tuyết
ở Hà Giang mọc ở độ cao trung bình từ 600 - 1.800 m so với mực nước biển
trung bình nên có phẩm cấp, chất lượng tốt, hương vị độc đáo và đặc trưng
riêng. Hà Giang là tỉnh có diện tích chè Shan tuyết lớn nhất cả nước với gần
16.000 ha, mỗi năm cho sản lượng chè búp tươi trên 30.000 tấn. Vì vậy, trong
những năm gần đây tỉnh Hà Giang đã có nhiều chính sách đầu tư, hỗ trợ đầu tư;
trồng mới, thâm canh, chế biến, xuất khẩu đã thu hút được 13 Doanh nghiệp,
trên 300 Hợp tác xã và các tổ chức kinh tế khác tham gia vào ngành chè.
Xác định được giá trị và lợi ích kinh tế to lớn của cây chè nói chung
và đặc biệt là cây chè Shan tuyết nói riêng, trong những năm qua Hà Giang đã
chú trọng phát triển diện tích chè và coi cây chè là một trong những cây mũi

1


nhọn để đầu tư chiến lược, coi phát triển cây chè là giải pháp xoá đói, giảm
nghèo, hướng tới làm giàu bằng các sản phẩm chè Shan tuyết cho đại đa số

người dân trong nông nghiệp và đồng bào dân tộc thiểu số các xã vùng cao.
Tuy nhiên, việc phát triển cây chè Shan tuyết của Hà Giang còn
không ít những khó khăn, đòi hỏi sự quan tâm của các ngành, các cấp, các cán
bộ khoa học trong và ngoài tỉnh; bởi trên 90% diện tích chè Hà Giang là chè
Shan tuyết cổ thụ do tập quán canh tác và sản xuất lâu đời, người dân trồng,
khai thác chủ yếu theo phương pháp truyền thống; trồng chè đa phần bằng
hạt, mật độ thấp không đồng đều; hầu như không bón phân, đầu tư thâm
canh, thu hoạch sản phẩm chưa theo đúng quy trình kỹ thuật, các lứa hái ít,
chỉ khoảng 3 - 4 lứa hái/năm… dẫn đến sản lượng chè thấp chỉ bằng 55% so
với năng suất bình quân chung của cả nước.
Vấn đề đặt ra là:
Tại sao phải bảo tồn chè Shan tuyết Huyện Vị Xuyên?
Tại sao lại đặt vấn đề về phát triển cây chè Shan tuyết?
Chè Shan tuyết đã đã được bảo tồn, phát triển như thế nào?
Những vấn đề gì đặt ra để bảo tồn giống chè Shan tuyết ở huyện Vị
Xuyên?
Giải quyết vấn đề gì cho sự phát triển chè Shan tuyết ở huyện Vị Xuyên?
Từ ý nghĩa thực tiễn đó và được sự nhất trí của khoa kinh tế và phát triển
nông thôn tôi tiến hành thực hiện đề tài “Nghiên cứu các giải pháp bảo tồn
và phát triển chè Shan tuyết - Huyện Vị Xuyên - Tỉnh Hà Giang”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung

2


Nghiên cứu các giải pháp chủ yếu nhằm bảo tồn và phát triển chè
Shan tuyết ở Huyện Vị Xuyên – Tỉnh Hà Giang.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về bảo tồn và phát triển cây

chè Shan tuyết.
- Đánh giá đúng thực trạng về tình hình trồng, bảo tồn và phát triển chè
Shan tuyết ở huyện Vị Xuyên.
- Đưa ra định hướng và các giải pháp chủ yếu nhằm bảo tồn và phát
triển cây chè Shan tuyết ở huyện Vị Xuyên.
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung điều tra, nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố tự
nhiên, kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến bảo tồn và phát triển cây chè Shan tuyết
trên địa bàn Huyện Vị Xuyên - Tỉnh Hà Giang.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về nội dung;
Đề tài đi sâu nghiên cứu về công tác bảo tồn, trồng, chăm sóc, bảo vệ,
thu hoặch, và phát triển cây chè Shan tuyết của các hộ nông dân, công tác thu
mua, chế biến, tiêu thụ chè Shan tuyết.
- Phạm vi về không gian;
Đề tài tiến hành nghiên cứu tại Huyện Vị Xuyên - Tỉnh Hà Giang.
- Phạm vi về thời gian;
Đề tài tiến hành điều tra, nghiên cứu số liệu trong 3 năm từ năm 2006
đến năm 2008. Từ đó đưa ra định hướng, giải pháp phát triển cho những năm
tiếp theo.

3


2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC BẢO TỒN
VÀ PHÁT TRIỂN CHÈ SHAN TUYẾT

2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Khái niệm về bảo tồn và phát triển tài nguyên nông nghiệp

Tài nguyên di truyền cây nông nghiệp tức là quỹ gen cây nông nghiệp
được FAO gọi là tài nguyên di truyền thực vật vì mục tiêu lương thực và nông
nghiệp lại là phần có trọng số lớn nhất của toàn bộ tài nguyên di truyền thực
vật. Sự xói mòn nguồn gen cây trồng trong nông nghiệp gây ra bởi nhiều
nguyên nhân và hiện nay đang là vấn đề nghiêm trọng, để có thể bảo tồn và sử
dụng hiệu quả đa dạng sinh học nông nghiệp, lâm nghiệp. Tại hội nghị thượng
đỉnh lần thứ nhất về môi trường họp tại Stockhome, Thụy Điển năm 1972 đã
kêu gọi khẩn cấp nhiệm vụ bảo tồn tài nguyên di truyền thực vật. Tại hội nghị
thượng đỉnh lần thứ hai họp tại Riode Janero, Brazin năm 1992 đã thỏa thuận
công ước đa dạng sinh học. Tại tháng 11 năm 2001 Đại hội đồng FAO đã
thông qua Hiệp ước về Tài nguyên di truyền thực vật phục vụ mục tiêu lương
nông (ITPGRFA) nhằm thiết lập một hệ thống tiếp cận tài nguyên cây trồng
và chia sẻ lợi ích đa dạng phục vụ lương thực và nông nghiệp.
Cũng như các nước có nguồn tài nguyên di truyền thực vật phong phú,
Việt Nam cũng có những hoạt động bước đầu bảo tồn và khai thác tài nguyên
di truyền cây nông nghiệp từ sau Chiến tranh thế giới lần thứ nhất, tuy nhiên
mãi đến năm 1987, sau khi ủy ban khoa học và kỹ thuật Nhà nước, nay là Bộ
khoa học và Công nghệ ban hành quy chế lâm thời về bảo tồn nguồn gen,

4


nhiệm vụ từng bước mới được tiến hành chính quy. Năm 1996 Trung tâm Tài
nguyên di truyền thực vật được thành lập, đánh dấu bước phát triển mới của
hệ thống Bảo tồn Tài nguyên di truyền thực vật học ở Việt Nam.
Bảo tồn tại chỗ sự đa dạng sinh học nông nghiệp của các loài cây trồng
bản địa là một vấn đề cấp thiết trong Kế hoạch hành động đa dạng sinh học
Quốc gia (BAP) đang thu hút sự quan tâm và hành động của các cấp, các
ngành và giới khoa học.
Bảo tồn đa dạng sinh học nông nghiệp thực chất là tổng hợp các hoạt

động nhằm trợ giúp, gìn giữ, duy trì và làm tăng tính đa dạng sinh học trong
nông nghiệp.
Hiện nay chiến lược bảo tồn Tài nguyên di truyền thực vật là kết hợp
hài hòa hai phương pháp ex-situ conservation và in-situ conservation.
* Bảo tồn nội vi hay còn gọi là bảo tồn tại chỗ (in-situ conservation): là
phương pháp bảo tồn các nguồn gen cây trồng trong điều kiện tự nhiên để
tăng khả năng chống chịu và thích ứng với môi trường theo hướng tiến hóa.
Bảo tồn và phát triển nội vi tài nguyên di truyền thực vật lương nông
như;
- Điều tra kiểm kê TNDTTVLN.
- Tăng cường cơ sở khoa học về bảo tồn trên đồng ruộng đa dạng sinh
học nông nghiệp.
- Tăng cường vai trò của hộ gia đình trong việc bảo tồn nội vi
TNDTTVLN.
- Bảo tồn trên đồng ruộng.
- Thúc đẩy công tác quản lý trên đồng ruộng tài nguyên di truyền thực
vật với sự tham gia của cộng đồng.

5


* Bảo tồn ngoại vi (ex-situ conservation): Đây là biện pháp chính bảo
tồn nguồn gen không bị xói mòn, tăng đa dạng sinh học nguồn gen cây trồng
hiện tại và tương lai.
Bảo tồn và phát triển ngoại vi (ex-situ) tài nguyên di truyền lương nông
nghiệp như;
- Duy trì bền vững các tập đoàn ngoại vi.
- Phục hồi các mẫu giống bị đe dọa trong các tập đoàn.
- Hỗ trợ việc thu thập và nhập nội TNDTTVLN.
- Mở rộng các hoạt động bảo tồn ngoại vi (Bảo tồn thông qua sử dụng)

Bên cạnh đó cho đến nay có rất nhiều nhà khoa học đưa ra các quan
điểm khác nhau về khái niệm đa dạng sinh học.
Theo công ước Đa dạng sinh học, khái niệm “Đa dạng sinh học”
(biodiversity, biological diversity) có nghĩa là sự khác nhau giữa các sinh vật
sống ở tất cả mọi nơi, bao gồm: các hệ sinh thái trên cạn, trong đại dương và
các hệ sinh thái thủy vực khác, cũng như các phức hệ sinh thái mà các sinh
vật là một thành phần v.v...
Tính đa dạng của sự sống dưới mọi hình thức, mức độ và mọi tổ hợp,
bao gồm đa dạng gen, đa dạng loài và đa dạng hệ sinh thái [FAO]
Tính đa dạng, trạng thái khác nhau về đặc tính hoặc chất lượng
(R.Patrick, 1983).
Tính đa dạng của gen di truyền, kiểu gen và các bộ gen cũng như mối
quan hệ của chúng với môi trường ở mức phân tử, loài, quần thể và hệ sinh
thái (FAO, 1990).

6


Toàn bộ sự đa dạng và khác nhau giữa các sinh vật sống và trong chính
sinh vật đó, cũng như đối với các hệ sinh thái mà các sinh vật tồn tại trong đó;
bao hàm cả đa dạng hệ sinh thái hoặc đa dạng quần xã, đa dạng loài và đa
dạng di truyền (Pending legislation, U. S. Congres 1991).
Toàn bộ gen di truyền, các loài và các hệ sinh thái trong một vùng
(WRI, IUCN and UNEP, 1992).
Là toàn bộ dạng di truyền, đa dạng loài và đa dạng sinh thái, cũng như
những tác động tương hỗ giữa chúng, trong một vùng xác định, tại một thời
điểm xác định (di Castri, 1995).
Bên cạnh đó Luật Đa dạng sinh học được Quốc Hội Nước cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 13 tháng 11 năm 2008, quy định:
Bảo tồn đa dạng sinh học là việc bảo vệ sự phong phú của hệ sinh thái

tự nhiên quan trọng, đặc thù hoặc đại diện; bảo vệ môi trường sống tự nhiên
thường xuyên hoặc theo mùa của loài hoang dã, cảnh quan môi trường, nét
đẹp độc đáo của tự nhiên; nuôi, trồng, chăm sóc loài thuộc Danh mục loài
nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; lưu giữ và bảo quản lâu dài các mẫu
vật di truyền.
Bảo tồn tại chỗ là bảo tồn loài hoang dã trong môi trường sống tự nhiên
của chúng; bảo tồn loài cây trồng, vật nuôi đặc hữu, có giá trị trong môi
trường sống, nơi hình thành và phát triển các đặc điểm đặc trưng của chúng.
Bảo tồn chuyển chỗ là bảo tồn loài hoang dã ngoài môi trường sống tự
nhiên thường xuyên hoặc theo mùa của chúng; bảo tồn loài cây trồng, vật
nuôi đặc hữu, có giá trị ngoài môi trường sống, nơi hình thành và phát triển
các đặc điểm đặc trưng của chúng; lưu giữ, bảo quản nguồn gen và mẫu vật di
truyền trong các cơ sở khoa học và công nghệ hoặc cơ sở lưu giữ, bảo quản
nguồn gen và mẫu vật di truyền.

7


Cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học là cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng, cứu hộ,
nhân giống loài hoang dã, cây trồng, vật nuôi, vi sinh vật và nấm đặc hữu, có
giá trị; lưu giữ, bảo quản nguồn gen và mẫu vật di truyền phục vụ mục đích
bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học.
Đa dạng sinh học là sự phong phú về gen, loài sinh vật và hệ sinh thái
trong tự nhiên.
Hệ sinh thái tự nhiên là hệ sinh thái hình thành, phát triển theo quy luật
tự nhiên, vẫn còn giữ được các nét hoang sơ.
Khu bảo tồn thiên nhiên là khu vực địa lý được xác lập ranh giới và
phân khu chức năng để bảo tồn đa dạng sinh học.
Loài hoang dã là loài động vật, thực vật, vi sinh vật và nấm sinh sống
và phát triển theo quy luật.

Phát triển bền vững đa dạng sinh học là việc khai thác, sử dụng hợp lý
các hệ sinh thái tự nhiên, phát triển nguồn gen, loài sinh vật và bảo đảm cân
bằng sinh thái phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.
Tri thức truyền thống về nguồn gen là sự hiểu biết, kinh nghiệm, sáng
kiến của người dân địa phương về bảo tồn và sử dụng nguồn gen.
Vùng đệm là vùng bao quanh, tiếp giáp khu bảo tồn, có tác dụng ngăn
chặn, giảm nhẹ tác động tiêu cực từ bên ngoài đối với khu bảo tồn.
Bảo tồn là sự phong phú và đa dạng nguồn gen của hệ sinh vật.
Bảo vệ sự đa dạng sinh học chính là bảo tồn sự đa dạng di truyền.
* Khái niệm về phát triển:
Trong thời đại ngày nay có rất nhiều quan niệm khác nhau về sự phát
triển. Raaman Weitz cho rằng: “Phát triển là một quá trình thay đổi liên tục

8


làm tăng trưởng mức sống con người và phân phối công bằng những thành
quả tăng trưởng trong xã hội” [19].
Ngân hàng thế giới đưa ra khái niệm có ý nghĩa rộng hơn bao gồm
những thuộc tính quan trọng liên quan đến hệ thống giá trị của con người, đó
là: “ Sự bình đẳng hơn, sự tự do về chính trị và các quyền tự dọ của công dân
để củng cố niềm tin trong cuộc sống của con người trong các mối quan hệ với
Nhà nước, với cộng đồng ...” [19].
Tuy có nhiều quan niệm về sự phát triển, nhưng tựu trung lại các ý kiến
đều cho rằng: Phạm trù của sự phát triển là phạm trù vật chất, phạm trù tinh
thần, phạm trù về hệ thống giá trị của con người. Mục tiêu chung của phát
triển là nâng cao các quyền lợi về kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội và quyền
tự do công dân của mọi người dân [29].
Khái niệm về phát triển bền vững đã được Ủy ban môi trường và phát
triển thế giới đưa ra năm 1987 như sau: “ Những thế hệ hiện tại cần đáp ứng

nhu cầu của mình, sao cho không phương hại đến khả năng của các thế hệ
tương lai đáp ứng nhu cầu của họ” [10].
Phát triển bền vững lồng ghép các quá trình hoạt động kinh tế, hoạt
động xã hội với việc bảo tồn tài nguyên và làm giầu môi trường sinh thái. Nó
đáp ứng nhu cầu phát triển hiện tại nhưng không làm ảnh hưởng bất lợi đến
thế hệ mai sau [25].
Theo chúng tôi, khái niệm về phát triển bền vững của Ủy ban môi trường
thế giới là đầy đủ. Với bất cứ một quá trình phát triển nào cũng phải đặc biệt
chú ý đến tính bền vững, có như vậy thì phát triển mới lâu dài và ổn định.
* Khái niệm về cây chè và chè Shan tuyết.
- Cây chè tên khoa học: Cmaellia Sinensis là loài cây mà lá và chồi của

9


chúng được sử dụng để chế biến chè [ 17 ].
- Chè Shan tuyết là thứ chè Shan lá to, lá nhỏ, búp và lá non có nhiều
lông trắng như tuyết, sinh trưởng khỏe, chịu ẩm, chịu lạnh, năng suất cao và
chất lượng tốt. [ 2 ]
* Khái niệm về cộng đồng
Có nhiều quan niệm khác nhau về cộng đồng;
Cộng đồng (Community) là tập thể người sống trong một khu vực, một
tỉnh hoặc một quốc gia và được xem là một khối tương đồng thống nhất.
Cộng đồng là một nhóm người có cùng tín ngưỡng, cùng chủng tộc,
cùng loại hình nghề nghiệp... hay cùng các mối quan tâm.
Cộng đồng là một tập thể cùng chia sẻ, hoặc có tài nguyên chung, hoặc
có cùng tình trạng tương tự nhau về một khía cạnh nào đó. Cộng đồng là toàn
thể những người sống thành một xã hội nói chung có những điểm giống nhau
và gắn bó thành một khối.
Theo một số nhà nghiên cứu thì cộng đồng là một tập thể có tổ chức

bao gồm các cá nhân, con người sống chung trong một địa bàn nhất định, có
chung đặc tính xã hội hoặc sinh học nào đó và cùng chia sẻ với nhau một lợi
ích vật chất hoặc tinh thần nào đấy.
Tổng hợp các khái niệm trên ta thấy những yếu tố chính cấu thành nên
cộng đồng là; con người, môi trường mà trên đó họ có những tác động tương
tác, chia sẻ với nhau và tính chất loại hình tương tác đó. Qua đó ta thấy để bảo
tồn tại chỗ có hiệu quả thì không thể thiếu sự có mặt của cộng đồng vì cộng
đồng chính là chủ thể chính của các hoạt động bảo tồn [ 4].
2.1.2. Vai trò của cây chè Shan tuyết
* Vai trò của cây chè Shan tuyết

10


Cây chè Shan tuyết cổ thụ mọc tự nhiên trên những ngọn núi cao quanh
năm sương phủ, khí hậu ôn hòa và có những cây vài trăm tuổi. Mang lại
nguồn lợi ích kinh tế không nhỏ cho đồng bào người dân tộc vùng cao, đồng
thời theo nghiên cứu của các nhà khoa học, ngoài tác dụng giải nhiệt, mát
gan, chè Shan tuyết còn chống ung thư. Bên cạnh đó, chè Shan tuyết còn
được đánh giá cao bởi vị ngọt, ngậy, hương thơm đặc trưng; đặc biệt do mọc
trên núi cao, không bao giờ phải bón phân hay phun thuốc trừ sâu nên được
đánh giá là chè sạch “tuyệt đối” .
Cây chè Shan tuyết đa tác dụng, ngoài giá trị phòng hộ khi trồng ở khu
vực đầu nguồn, búp chè Shan còn được chế biến thành 3 loại chè: Chè đen,
chè xanh và chè vàng. Chè Vàng là nguyên liệu để chế biến chè Phổ Nhĩ được
các thương nhân Trung Quốc mua với giá khá cao trên dưới 40.000đ/kg
Nhận thấy nguồn sản phẩm quý giá của cây chè Shan tuyết, vì vậy,
trong cuộc “cách mạng” chuyển dịch cơ cấu cây trồng - vật nuôi, tỉnh Hà
Giang đã coi cây chè này là cây hàng hóa chiến lược. Góp phần hình thành
nên những vùng sản xuất hàng hóa tập trung, gắn với chế biến và tiêu thụ sản

phẩm.
* Sự hình thành và phát triển cây chè Shan tuyết ở Hà Giang.
Việt Nam có vùng chè Shan tuyết cổ thụ, lâu đời như Suối Giàng, Cao
Bồ, Tủa Chùa... và vùng chè Shan công nghiệp nổi tiếng như Mộc Châu,
Than Uyên... ở miền núi phía Bắc. Nghiên cứu khai thác cây chè Shan đã
được người Pháp tiến hành điều tra ngay từ năm 1918. Vườn chè cổ thụ thuộc
các hộ dân tộc ít người như Dao, Mông, Thái, Nùng... tại vùng núi Tây Bắc,
Việt Bắc và Đông Bắc.
Hà Giang có tập đoàn chè Shan phong phú, lâu đời và nổi tiếng như
Lũng Phìn, Cao Bồ... Gồm hai dạng chính là Shan lá to và Shan lá nhỏ với

11


búp nhiều tuyết, đã được người Pháp điều tra thu thập tập đoàn tại Phú Hộ từ
những năm 1918.
Tổng diện tích 14.400ha, xếp thứ 4 trong 32 tỉnh trồng chè cả nước, tuy
nhiên đa số là trồng phân tán xen cây rừng. Giống Shan nếu trồng mật độ
3000 cây/ha có thể đạt 8 – 10 tấn búp tươi/ha chè 15 tuổi. Sản phẩm thủ công
chủ yếu là chè vàng lên men một nửa không tốn nhiên liệu sấy khô, dễ vận
chuyển, tốn ít nhân công.
Các vùng chè Shan cổ thụ đều ở độ cao 700 – 800m so mặt biển, có
vùng trên 1500m, biên độ ngày và đêm theo mùa lớn, đặc biệt do ảnh hưởng
của dãy Tây Côn Lĩnh lượng mưa rất cao tới 4800 mm/năm, như huyện Bắc
Quang, Vị Xuyên tạo nên hương vị đặc sắc của hương vị chè Shan nói riêng
và chè Hà Giang nói chung.
Nguồn nước và không khí không bị ô nhiễm, tập quán không dùng
phân hóa học và thuốc trừ sâu nên có nhiều lợi thế sản xuất trà hữu cơ, an
toàn và chất lượng cao.
- Đặc điểm kinh tế, kỹ thuật của cây chè Shan tuyết.

Chè Shan tuyết ở vùng núi phía Bắc là giống chè năng suất cao, trong
điều kiện tự nhiên 1 hecta chè Shan với mật độ 2800 - 3000 cây có thể cho
năng suất từ 6-8tấn búp tươi/năm. Hơn nữa do địa hình núi cao và tập quán
canh tác của đồng bào dân tộc không sử dụng phân vô cơ và thuốc hóa học vì
vậy có thể coi chè Shan tuyết núi cao là sản phẩm hữu cơ có giá trị lớn, giá
bán chè xanh chế biến từ chè Shan cao hơn 2-5 lần chè vùng thấp.
Đồng thời cây chè Shan tuyết ở vùng miền núi còn có tác dụng tích cực
vào việc tạo công ăn việc làm, cải thiện đời sống cho đồng bào dân tộc, hạn
chế tập quán du canh, du cư, góp phần tích cực vào việc chuyển đổi cơ cấu
cây trồng, hình thành vùng sản xuất hàng hóa.

12


Về mặt sinh thái; Cây chè Shan có nguồn gốc cây rừng, thích nghi cao
với điều kiện sinh thái miền núi, nếu để phát triển tự nhiên cây chè sinh
trưởng rất khỏe tương đương với cây rừng. Với những cây chè được tác động
các biện pháp kỹ thuật (đốn hái) thường cây cao 6-7m, tán rộng 3-6m; với đặc
điểm như vậy cây chè Shan được coi như thành phần cơ cấu cây rừng. Ngoài
giá trị kinh tế do sản phẩm búp chè mang lại nó còn có tác dụng che phủ đất
chống xói mòn, ổn định hệ sinh thái rừng. Hiện nay phát triển cây chè Shan
tuyết ở các tỉnh miền núi là góp phần vào kế hoạch trồng 5 triệu ha rừng.
Cây chè Shan tuyết thường được đốn vào mùa đông, đồng thời với việc
phát cỏ v.v… Sang xuân, vụ 1 hái vào tháng 3-4 âm lịch; vụ 2 hái vào tháng
5-7 âm lịch; vụ 3 hái vào 8-9 âm lịch, nếu điều kiện thời tiết thuận lợi thì có
thể hái thêm một vụ nữa nhưng năng suất rất thấp do trời lạnh, khô cạn.
2.1.3. Bảo tồn chè Shan tuyết
- Bảo tồn các giống cây trồng bản địa.
Các Vườn Quốc gia, Khu bảo tồn thiên nhiên và các địa phương đang
tích cực bảo tồn nguồn gen (cây rừng, cây ăn qủa, giống vật nuôi, lúa, đỗ nho

nhe...) trước nguy cơ tuyệt diệt, mất vùng phân bố các loài cây quý hiếm và
gia tăng sâu bệnh hại.
Những năm gần đây, hệ sinh thái rừng ở nhiều địa phương trong cả
nước, đặc biệt là vùng Tây Nguyên và miền núi phía Bắc, dần biến thành đất
hoang, đồi trọc do nạn phá rừng, nạn lấn chiếm đất rừng làm đất nông
nghiệp...
Nhiều loại cây khác nhau cũng đang mất dần vùng phân bố; Loài Lim
xanh họ Đậu, trước đây phân bố từ Quảng Ninh đến Quảng Bình, tạo thành
những rừng nổi tiếng ở Hoành Bồ (Quảng Ninh), Hữu Lũng (Lạng Sơn),
Long Đại (Quảng Bình), nay chỉ còn một số cây đơn lẻ tại các khu rừng già tự

13


nhiên. Hay loài Lát hoa quý hiếm, từng phân bố rộng rãi ở các tỉnh phía Bắc,
nay còn lại một vài quần thể được giữ lại làm giống ở các khu rừng.
Trước thực trạng đó, Các vườn quốc gia, Khu bảo tồn thiên nhiên và
các địa phương cần tăng cường bảo tồn nguồn gen cây rừng ở dạng cây đứng,
bảo quản hạt giống sau sưu tập làm cơ sở cải thiện giống.
- Bảo tồn giống chè Shan tuyết, các yếu tố ảnh hưởng đến bảo tồn chè
Shan tuyết.
Chè Shan tuyết được đánh giá là một giống chè quý, có nhiều ý nghĩa
về mặt kinh tế, xã hội cũng như có tác dụng tốt đối với sức khỏe con người đã
được các nhà khoa học nghiên cứu minh chứng và đang phát triển hơn nữa.
Đồng thời công tác bảo tồn cây chè Shan gặp phải những khó khăn nhất
định:
+ Thời tiết khí hậu ngày càng khắc nghiệt.
+ Trình độ văn hóa của người dân nơi có cây chè Shan rất hạn chế.
+ Sự hiểu biết, tiếp thu và áp dụng tiết bộ khoa học kỹ thuật khó khăn.
+ Đời sống vật chất còn nhiều thiếu thốn (điện, thông tin liên lạc...)

+ Hệ thống đường giao thông rất khó khăn.
+ Địa hình phức tạp hiểm trở.
+ Cơ sở vật chất thiếu thốn
- Đặc điểm sản xuất, chế biến chè Shan tuyết.
Việt Nam có vùng chè Shan cổ thụ, lâu đời và nổi tiếng; Vườn chè cổ
thụ thuộc các hộ dân tộc ít người như Dao, Mông, Tày, Nùng... tại vùng núi
Đông Bắc, Tây Bắc, Việt Bắc.

14


×