Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

Nghiên cứu đề xuất giải pháp bảo tồn và phát triển một số loài cây lâm sản ngoài gỗ ở xã Đồng Lâm, huyện Hoành Bồ, Quảng Ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.18 MB, 91 trang )



1

I HC THI NGUYấN
TRNG I HC NễNG LM










LÊ ĐìNH ANH




"NGHIÊN CứU Đề XUấT GIảI PHáP BảO TồN Và PHáT TRIểN
MộT Số LOàI CÂY LÂM SảN NGOàI Gỗ ở Xã ĐồNG LÂM -
HUYệN HOàNH Bồ - TỉNH QUảNG NINH"


Chuyờn ngnh: Lõm hc
Mó s: 60.62.02.01


LUN VN


THC S KHOA HC LM NGHIP




NGI HNG DN KHOA HC:
PGS.TS. Nguyn Huy Sn





Thỏi Nguyờn, 2012
S húa bi Trung tõm Hc liu i hc Thỏi Nguyờn


2

ĐẶT VẤN ĐỀ

Lâm sản ngoài gỗ (LSNG) là một thành phần quan trọng của hệ sinh thái rừng
Việt Nam nói riêng và của hệ sinh thái rừng nhiệt đới nói chung, là nguồn thu nhập
đáng kể của ngƣời dân. Nhiều địa phƣơng ở miền núi, nguồn thu từ LSNG chiếm từ
10-20% trong tổng thu nhập kinh tế hộ gia đình, chủ yếu là nguồn lƣơng thực, thực
phẩm và thuốc chữa bệnh đáp ứng nhu cầu thiết yếu hàng ngày.
LSNG không những góp phần cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp,
thủ công mỹ nghệ, chế biến lâm sản mà còn đóng góp tích cực cho nền kinh tế quốc
dân thông qua các mặt hàng xuất khẩu. Hàng năm, kim ngạch xuất khẩu 8 mặt hàng
LSNG chủ yếu ngày một tăng: năm 2002 đạt 108 triệu USD, năm 2003 đạt 154 triệu
USD, năm 2004 đạt 198 triệu USD, năm 2007 đạt 219 triệu USD, năm 2008 đạt 250

triệu USD, năm 2010 đạt 255 triệu USD, năm 2011 đạt hơn 380 triệu USD. Ngoài ra,
LSNG còn có vai trò quan trọng trong bảo vệ môi trƣờng, bảo vệ rừng, làm tăng giá trị
kinh tế của rừng góp phần khôi phục, nâng cao giá trị của các khu rừng nghèo. Hơn
nữa, việc khai thác LSNG ít ảnh hƣởng đến cấu trúc tầng cây gỗ, vẫn giữ đƣợc vai trò
bảo vệ môi trƣờng và đa dạng sinh học của rừng.
Để quản lý, sử dụng và phát triển tài nguyên rừng một cách bền vững, đồng thời
vừa nâng cao thu nhập cho ngƣời dân từ chính diện tích rừng của mình thì việc gây
trồng, phát triển LSNG là một trong những giải pháp hữu hiệu đã đƣợc thực tế chứng
minh. Trong những năm gần đây, Bộ NN&TNT cũng nhƣ Chính phủ đã ban hành một
số chính sách khuyến khích việc gây trồng và phát triển LSNG, cụ thể nhƣ đề án bảo
tồn và phát triển LSNG giai đoạn 2006-2020, kế hoạch hành động bảo tồn và phát
triển LSNG giai đoạn 2007-2010. Đặc biệt, ngày 09/01/2012, Thủ tƣớng Chính phủ
ban hành Quyết định số 57/QĐ-TTg về phê duyệt Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng
giai đoạn 2011-2020. Theo quyết định này, việc chú trọng gây trồng và phát triển
LSNG ở tất cả các loại rừng là một trong những nhiệm vụ ƣu tiên, đây là một hƣớng đi
giúp ngƣời dân sống đƣợc bằng nghề rừng, gắn bó với rừng hơn.
Tuy nhiên, tiềm năng kinh tế của LSNG chƣa đƣợc phát huy, chƣa đóng góp
xứng đáng cho nền KTQD, mặt khác trong một thời gian dài, việc sử dụng rừng chủ
yếu là khai thác gỗ, ít quan tâm đến việc bảo tồn và phát triển LSNG nên nguồn tài
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


3

nguyên này có xu hƣớng bị suy giảm, ảnh hƣởng đến cuộc sống của các cộng đồng
dân cƣ sống ở gần rừng.
Đứng trƣớc thực trạng trên, việc nghiên cứu các giải pháp bảo tồn và phát triển
nguồn LSNG để phục hồi và phát triển nguồn tài nguyên rừng góp phần tạo việc làm,
cải thiện đời sống cho một bộ phận cƣ dân sống ở gần rừng có ý nghĩa thực tiễn rất lớn.
Trong những năm gần đây, nhiều tổ chức quốc tế cũng nhƣ Chính phủ Việt nam

đã thực hiện một số dự án nhằm bảo tồn đa dạng sinh học, xoá đói giảm nghèo, nâng
cao nhận thức, đời sống và sức khoẻ cộng đồng cũng nhƣ các vấn đề phụ nữ và dân tộc
thiểu số. Tuy nhiên, diện tích rừng nƣớc ta ngày càng bị thu hẹp về diện tích, giảm sút
vầ chất lƣợng, nhất là các loài cây thuốc quý, các loài thực phẩm có giá trị dinh dƣỡng
cao… ngày càng bị cạn kiệt, nhiều loài có nguy cơ bị tuyệt chủng. Hơn nữa, những
kiến thức bản địa từ việc gây trồng, khai thác, bảo quản đến chế biến và sử dụng ngày
càng bị mai một. Vì thế cần phải có các chƣơng trình nghiên cứu bảo tồn và phát triển
các loài LSNG cũng nhƣ kiến thức bản địa mang bản sắc văn hóa của từng địa phƣơng
trong cả nƣớc.
Xã Đồng Lâm là xã miền núi nghèo của huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh, đời
sống văn hóa, y tế, giáo dục còn nhiều khó khăn, thiếu thốn. Hầu hết các thôn, bản là
đồng bào dân tộc Dao nên đa số có trình độ dân trí thấp, còn nhiều ngƣời không biết
chữ. Cuộc sống của họ phụ thuộc rất rõ vào tài nguyên rừng, nhất là nguồn LSNG là
chủ yếu. Vì thế, các hoạt động khai thác và buôn bán LSNG là hoạt động thƣờng
xuyên và mang tính không bền vững. Trong thực tế, rất nhiều loài LSNG đã cạn kiệt,
không còn để khai thác mặc dù trƣớc đây có rất nhiều với trữ lƣợng lớn. Nguyên nhân
dẫn đến thực trạng này là do ngƣời dân khai thác mang tính hủy diệt, chƣa chú ý tới
việc bảo tồn, gây trồng, chăm sóc hoặc khai thác một cách hợp lý.
Để góp phần bảo tồn và phát triển bền vững các loài LSNG ở địa phƣơng, đồng
thời nâng cao nhận thức cũng nhƣ đời sống cho cộng đồng ngƣời dân địa phƣơng, việc
thực hiện đề tài: “Nghiên cứu đề xuất giải pháp bảo tồn và phát triển một số loài cây
Lâm sản ngoài gỗ ở xã Đồng Lâm - huyện Hoành Bồ - tỉnh Quảng Ninh” là cần
thiết, có ý nghĩa cả về khoa học và thực tiễn sản xuất, nhất là trong bối cảnh biến đổi
khí hậu toàn cầu nhƣ hiện nay.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


4

Chƣơng 1

TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1. Trên thế giới
1.1.1. Khái niệm Lâm sản ngoài gỗ
Trƣớc đây những loài cây trong rừng không phải là gỗ thƣờng đƣợc gọi là lâm
sản phụ, một số loài có giá trị đặc biệt gọi là đặc sản. Ngày nay thống nhất gọi các sản
phẩm không phải là gỗ có ở trong rừng là lâm sản ngoài gỗ. Khái niệm về Lâm sản
ngoài gỗ là một khái niệm tƣơng đối mới so với gỗ. Đến nay, nhiều khái niệm về Lâm
sản ngoài gỗ đã đƣợc đề xuất, điển hình là các khái niệm sau đây:
Tháng 11/1991, hội thảo chuyên gia vùng về Lâm sản ngoài gỗ Châu Á Thái
Bình Dƣơng tổ chức ở Bangkok - Thái Lan đã đƣa ra khái niệm về Lâm sản ngoài gỗ:
“Lâm sản ngoài gỗ bao gồm tất cả các sản phẩm có thể tái sinh được của sinh
vật, trừ gỗ, củi và than củi, được thu hái từ rừng, đất rừng hoặc từ thực vật thân gỗ.
Như vậy, các sản phẩm như cát, đá, nước và du lịch sinh thái không phải là Lâm sản
ngoài gỗ”
Nhóm chuyên gia này nhấn mạnh rằng du lịch sinh thái không phải là Lâm sản
ngoài gỗ. Quan điểm này khác với quan điểm của Chandrasekhan (1995) cho rằng
Lâm sản ngoài gỗ bao gồm cả những dịch vụ do rừng đem lại nhƣ câu cá, cắm trại,
quan sát chim thú và thƣởng ngoạn.
Năm 1992, FAO thì cho rằng “Lâm sản ngoài gỗ là tất cả các sản phẩm không
phải là gỗ phục vụ thương mại, công nghiệp và sinh kế, được cung cấp từ rừng và sinh
khối của rừng, chúng được khai thác ổn định, nghĩa là khai thác từ một hệ sinh thái
rừng với một khối lượng không ảnh hưởng tới chức năng tái sản xuất cơ bản của
rừng.”
Năm 1995, hội thảo chuyên gia đƣợc tổ chức ở Tanzania (Châu Phi), đã đƣa ra
khái niệm:
“Tất cả các sản phẩm động vật, thực vật được cung cấp từ rừng, đất rừng và các
cây rừng ở ngoài rừng; không kể gỗ tròn công nghiệp, gỗ dùng làm năng lượng, sản
phẩm từ vườn và chăn nuôi.
Năm 1995, FAO lại đƣa ra một khái niệm khác tổng quát hơn về Lâm sản ngoài

gỗ, đó là: “Lâm sản ngoài gỗ bao gồm các sản phẩm có nguồn gốc từ sinh vật cũng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


5

như các dịch vụ được cung cấp từ rừng hoặc các loại đất được sử dụng dưới dạng
tương tự, không kể gỗ và các dạng gỗ”
Các khái niệm chủ yếu do FAO đƣa ra ở trên đều chƣa hoàn thiện, năm 1999, hội
nghị của FAO lại đƣa ra một khái niệm ngắn gọn về Lâm sản ngoài gỗ:
“Lâm sản ngoài gỗ (non timber forest product - NTFP, hoặc Non wood forest
products - NWFP) bao gồm các sản phẩm có nguồn gốc sinh vật, khác gỗ, được khai
thác từ rừng, và từ cây gỗ ở ngoài rừng”.
Khái niệm này đƣợc để ngỏ và trƣng cầu ý kiến đóng góp của các nhà khoa học
để hoàn thiện khái niệm về Lâm sản ngoài gỗ.
Năm 2000, J.H. De Beer, một chuyên gia về Lâm sản ngoài gỗ đã đƣa ra khái
niệm sau:
“Lâm sản ngoài gỗ là các nguyên liệu thô có nguồn gốc từ sinh vật không phải là
gỗ, được thu hoạch từ rừng cho mục đích sử dụng của con người. Chúng có thể bao
gồm thực phẩm, thuốc, gia vị, tinh dầu, nhựa béo, nhựa mủ, ta nanh, thuốc nhuộm, cây
cảnh, động vật hoang dã (động vật sống hoặc sản phẩm của chúng), gỗ nhiên liệu và
các nguyên liệu thô khác như tre nứa, song mây và thực vật gỗ nhỏ hoặc gỗ sợi”.
Nhƣ vậy, quan niệm về Lâm sản ngoài gỗ là một vấn đề khó và phức tạp. Trong
số các khái niệm đƣa ra trên, khái niệm của FAO (1999) tƣơng đối đầy đủ và đƣợc
nhiều ngƣời ủng hộ hơn.
1.1.2. Phân loại Lâm sản ngoài gỗ
Lâm sản ngoài gỗ rất đa dạng, phong phú và đƣợc sử dụng vào nhiều mục đích
khác nhau. Do vậy, việc phân loại có nhiều quan điểm khác nhau. Theo quan điểm
hiện nay, Lâm sản ngoài gỗ đƣợc phân làm hai dạng chủ yếu sau:
- Phƣơng pháp phân loại theo hệ thống sinh:

Theo phƣơng pháp phân loại này thì các loại LSNG đƣợc phân theo hệ thống tiến
hóa của sinh giới bao gồm hai nhóm chính: động vật và thực vật. Giới động vật và giới
thực vật tuy rất phong phú và đa dạng nhƣng đều có thể sắp xếp một cách khách quan
vào hệ thống các bậc phân loại từ lớn đến nhỏ: Giới/Ngành/Lớp/Bộ/Họ/Chi/Loài. Có
thể thấy phân loại theo phƣơng pháp này đòi hỏi phải chú ý nhiều đến đặc điểm sinh
học của loài và ngƣời sử dụng phải có hiểu biết nhất định về phân loại động thực vật.
- Phƣơng pháp phân loại Lâm sản ngoài gỗ theo nhóm giá trị sử dụng:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


6

Theo phƣơng pháp này nhiều loài Lâm sản ngoài gỗ khác nhau không kể nguồn
gốc trong hệ thống sinh thái, nơi phân bố có cùng giá trị sử dụng đƣợc phân vào cùng
một nhóm.
Hội nghị Quốc tế tháng 11/1991 tại Bangkok đã chia LSNG làm 6 nhóm:
+ Nhóm 1. Các sản phẩm có sợi: bao gồm tre nứa, song mây, lá và thân có sợi và
các loại cỏ.
+ Nhóm 2. Sản phẩm làm thực phẩm: gồm các sản phẩm có nguồn gốc thực vật
nhƣ : thân, chồi, rễ, củ, lá, hoa,… Các sản phẩm có nguồn gốc động vật nhƣ: Mật ong,
thịt động vật rừng, trứng và côn trùng,…
+ Nhóm 3. Thuốc và mỹ phẩm có nguồn gốc thực vật
+ Nhóm 4. Các sản phẩm chiết xuất: Nhựa, nhựa dầu, nhựa mủ, ta nanh, dầu béo,
tinh dầu
+ Nhóm 5. Động vật và các sản phẩm từ động vật không làm thực phẩm: tơ, động
vật sống, chim, sừng, ngà, xƣơng và nhựa cánh kiến đỏ.
+ Nhóm 6. Các sản phẩm khác.
Năm 1992, Meldelson đã đƣa ra 2 cách phân loại Lâm sản ngoài gỗ căn cứ vào
mục đích khác nhau của con ngƣời về Lâm sản ngoài gỗ:
Căn cứ vào giá trị sử dụng ông chia làm 5 nhóm:

+ Các sản phẩm thực vật ăn đƣợc.
+ Các sản phẩm keo và nhựa.
+ Các sản phẩm thuốc nhuộm và tanin.
+ Nhóm cây có sợi.
+ Nhóm cây làm thuốc
Căn cứ vào thị trƣờng tiêu thụ để chia làm 3 nhóm:
+ Nhóm bán trên thị trƣờng rộng.
+ Nhóm bán tại địa phƣơng.
+ Nhóm đƣợc sử dụng trực tiếp bởi ngƣời thu hoạch.
Ông cho rằng, nhóm thứ 3 là nhóm chiếm đa số, vì vậy giá trị đích thực của Lâm
sản ngoài gỗ thƣờng chƣa đƣợc biết đến và tính toán cho phù hợp.
Theo FAO phân loại các sản phẩm này vào danh mục nhƣ là một bƣớc đầu tiên
quan trọng của sự hiểu biết ngành kinh doanh Lâm sản ngoài gỗ. Lâm sản ngoài gỗ có
thể đƣợc phân loại chung vào nhóm ăn đƣợc và không ăn đƣợc. Nhóm ăn đƣợc bao
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


7

gồm cây ăn đƣợc và động vật, mật ong, dầu, cá, gia vị, vv… trong khi các sản phẩm
không ăn đƣợc bao gồm các loại cỏ, cây cảnh, dầu để sử dụng làm mỹ phẩm, dƣợc
phẩm, vv… [28].
Năm 1995, C. Chandrasekaran, một chuyên gia về Lâm sản ngoài gỗ của FAO đã
đƣa ra một khung phân loại về Lâm sản ngoài gỗ nhƣ sau:
- Thực vật sống và các bộ phận của chúng.
- Động vật và các sản phẩm từ động vật.
- Các sản phẩm đƣợc chế biến: nhƣ gia vị, dầu và nhựa thực vật.
- Các dịch vụ từ rừng
1.1.3. Các nghiên cứu về vai trò và tiềm năng của Lâm sản ngoài gỗ
- Về công dụng và tiềm năng của Lâm sản ngoài gỗ:

Lâm sản ngoài gỗ một trong những nguồn tài nguyên thiên nhiên chủ yếu của
rừng, từ lâu đã giữ một vai trò to lớn và quan trọng trong sự tồn tại và phát triển của
các cộng đồng dân tộc sống ở vùng rừng núi, là nguồn nguyên liệu chính không thể
thiếu đối với nhiều ngành công nghiệp, thủ công mỹ nghệ, hoá mỹ phẩm, dƣợc
phẩm, Ngày nay, nhiều loại LSNG đã trở thành những mặt hàng xuất khẩu có giá trị.
Đã từ lâu nhiều nƣớc trên thế giới, đặc biệt các nƣớc nhiệt đới đã đầu tƣ nghiên cứu về
LSNG nhằm định hƣớng quy hoạch phát triển.
Số lƣợng các sản phẩm từ Lâm sản ngoài gỗ đƣợc coi là rất lớn. Theo báo cáo
của tổ chức Liên Hiệp Quốc và FAO (1998) cho thấy ít nhất 150 sản phẩm Lâm sản
ngoài gỗ đƣợc tìm thấy trong các thị trƣờng quốc tế. Chẳng hạn chỉ riêng về năng
lƣợng đƣợc biết tới 138 sản phẩm từ 80 loài trong rừng trên bán đảo Michigan.
Theo Maxim Lobovikov (2009) [31] thì cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu
hiện nay đã thu hút sự chú ý hơn tới Lâm sản ngoài gỗ, đặc biệt là nguồn thực phẩm
thay thế. Một nghiên cứu gần đây tiến hành tại ba cộng đồng ở miền Nam Cameroon
tiết lộ rằng nông nghiệp cung cấp 80% lƣợng carbohydrate, nông thôn ở Cameroon
nhận đƣợc 90% protein từ rừng. Trái cây rừng và thảo dƣợc là nguồn cung cấp vitamin
và chất dinh dƣỡng cho cƣ dân nông thôn. Hàng triệu ngƣời dân Châu Á phụ thuộc
phần lớn vào sự cung cấp cá từ rừng ngập mặn.
Ngoài ra, lâm sản ngoài gỗ cũng ngày càng đƣợc thừa nhận về vai trò của nó trong
phát triển bền vững và bảo tồn các hệ sinh thái. Có đến 80% dân số ở các nƣớc đang phát
triển sống phụ thuộc vào Lâm sản ngoài gỗ cho sinh hoạt, cả về kinh tế và dinh dƣỡng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


8

Lâm sản ngoài gỗ đặc biệt quan trọng đối với phụ nữ ở các nƣớc đang phát triển từ châu
Mỹ Latinh đến châu Á và châu Phi (Russel M và cộng sự, 1999) [37].
Hàng ngàn năm trƣớc đây, thu thập cây dƣợc liệu từ rừng ở Châu Á là một thành
phần quan trọng của hệ thống y học cổ truyền, điều này vẫn có giá trị cho đến ngày

nay. Hầu hết các nƣớc đã duy trì và hợp pháp hóa một hệ thống kép của việc cung cấp
cả thuốc tây và chăm sóc sức khỏe bằng cây dƣợc liệu của y học cổ truyền (Adepoju
và cộng sự, 2007) [24].
Theo Elaine Marshall và Cherukat Chandrasekharan (2009) [25] nghiên cứu tại
Nigeria, số lƣợng các loài thực vật hoang dã có tới 27 loài cho thực phẩm, 20 loài cho
củi thƣơng mại, 16 loài cho gỗ (chạm khắc và xây dựng), 8 loài cho thuốc nhuộm, 6
loài cho vật liệu lợp nhà và 6 loài để sử dụng khác nhƣ lễ nghi, lễ hội và thiết kế hoá
trang. Một phần nhỏ của thực vật hoang dã đã đƣợc thuần hóa, đặc biệt đối với y học
cổ truyền (24%), lễ nghi, lễ hội và hoá trang (15%) và thuốc nhuộm (13%). Ngƣời dân
nông thôn đã có một số kiến thức về cây trồng, cây truyền thống đƣợc sử dụng làm
thuốc nhuộm (31%), y học cổ truyền (25%) và thực phẩm (17%). Cộng đồng nông
thôn đã nhận thức đƣợc một số loài thực vật hoang dã sử dụng hàng ngày đang có
nguy cơ tuyệt chủng.
Nguồn tài nguyên dƣợc liệu đƣợc biết đến là rất phong phú và đa dạng. Số liệu
của IUCN/TRAFFIC/WWF về cây thuốc và cây có chất thơm trên toàn thế giới lên tới
40.000 - 50.000 loài, gần 2.500 loài đƣợc mua bán rộng rãi trên toàn thế giới; ở Châu
Âu có khoảng 2.000 loài cây thuốc đƣợc sử dụng vào mục đích thƣơng mại. Thống kê
của IUCN (2004) cũng cho thấy khoảng 4.000 loài cây thuốc và cây có chất thơm trên
thế giới đang bị đe dọa tuyệt chủng và chỉ có một vài trăm loài đang đƣợc gây trồng
(Châu Âu 130-140 loài, trong khi đó đã có khoảng 2.000 loài đƣợc sử dụng với mục
đích thƣơng mại); khoảng 70% số loài có nguồn gốc từ các loài hoang dã [4].
Theo báo cáo của FAO (1996) [29], tại Bhutan và Thái Lan có hơn 300 loài cây
thuốc, hệ thống y học cổ truyền ở đây đƣợc hành nghề rộng khắp. Ở phía nam, với
kiến thức gia truyền đƣợc truyền lại từ đời cha sang con trai. Viện y học cổ truyền đã
kết hợp giữa châm cứu và sử dụng cây dƣợc liệu để chữa nhiều loại bệnh nhanh chóng
trở nên phổ biến mặc dù bệnh viện hiện đại có cung cấp nhiều dịch vụ miễn phí.
Về sử dụng các sản phẩm Lâm sản ngoài gỗ, các báo cáo khu vực Châu Á-Thái
Bình Dƣơng (2009) [25] cho biết ở đây tập trung phần lớn sản lƣợng của mây tre
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



9

chiếm khoảng 80% sản lƣợng thế giới. Mây và tre đã đƣợc sử dụng để đan giỏ (Salix
viminalis) ở các vùng ôn đới, cận nhiệt đới và đũa (Clusia) ở Guyana, đặc biệt để sản
xuất đồ thủ công mỹ nghệ.
Theo báo cáo của FAO (1995) [28] về nguồn tài nguyên Mây, thế giới có khoảng
600 loài thuộc 13 chi trong các rừng nhiệt đới vùng đất thấp ở đông bán cầu. Hầu hết
các loài có phạm vi phân bố rất hạn chế trong tự nhiên, từ sát mực nƣớc biển tới độ
cao 3.000 m. Trong số 13 chi đƣợc biết đến có 10 chi với khoảng 574 loài đƣợc tìm
thấy ở Đông Nam Á và các vùng lân cận, từ Fiji tới tiểu lục địa Ấn Độ, và từ miền
Nam Trung Quốc đến Queensland ở Úc. Đông Nam Á đƣợc coi là trung tâm đa dạng
sinh học của song mây. Thƣơng mại của loài mây chỉ khoảng 10% của tổng số loài
đƣợc biết đến trên toàn thế giới.
Theo Joost Foppes và cộng sự (2004) [35] tại Philippines, có khoảng 600 loài
thuộc họ cau dừa, 90 loài mây, trong đó một 1/3 số loài mây là đặc hữu, chiếm 5% các
loài mây trên toàn thế giới. Trong đầu thập kỷ 1900, tại Philippines rừng bao phủ 70%,
21 triệu ha có các hệ sinh thái rừng đa dạng và phong phú, đến năm 2000 chỉ còn 5,39
triệu ha rừng. Đánh giá cho thấy mất sinh cảnh rừng là mối đe dọa lớn cho sự tồn tại
của các loài mây trong tự nhiên.
1.1.4. Về giá trị kinh tế, xã hội của Lâm sản ngoài gỗ
Ngày nay các tổ chức quốc tế, chính phủ của các Quốc gia cũng nhƣ ngƣời dân
vùng núi đã nhận thức đƣợc giá trị của các loài LSNG, chúng không chỉ có giá trị về
kinh tế mà còn có giá trị cả về văn hoá xã hội và môi trƣờng.
1.1.4.1. Giá trị kinh tế
Theo báo cáo của Bert Jan Ottens (2005) [1] nhu cầu Lâm sản ngoài gỗ nhƣ sau:
- Nhu cầu của thế giới về thuốc có nguồn gốc từ thực vật tăng mạnh trong 10 năm
qua, tăng nhanh hơn thuốc có nguồn gốc hóa học.
- Thƣơng mại thuốc có nguồn gốc từ thực vật ƣớc tính khoảng 10 tỉ Euro hàng
năm; tăng trƣởng hơn 10% mỗi năm.

- Nhu cầu về thuốc thiên nhiên tăng liên quan nhiều đến phong trào tiêu thụ xanh
(thay thế hoặc phụ trợ cho thuốc tân dƣợc).
- Nhu cầu về an toàn, chất lƣợng: Sản phẩm tiêu chuẩn hóa yêu cầu phải có
nguyên liệu thô chất lƣợng cao, nghiên cứu và phát triển (R&D) sẽ tăng cƣờng tính
hợp pháp của thuốc có nguồn gốc từ thực vật.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


10

Ngành Lâm sản ngoài gỗ phát triển ngày càng tăng, có xu hƣớng tăng nhanh hơn
so với ngành công nghiệp gỗ và đƣợc dự kiến tăng thêm trong tƣơng lai. Theo Mater,
(New York Times, 1996) [29] thị trƣờng cho các sản phẩm rừng khác nhƣ nấm chiếm
gần 20% hàng năm trong những năm qua. Ngoài ra, thị trƣờng thuốc thảo dƣợc của
Mỹ đã tăng trƣởng với một tốc độ hàng năm ƣớc tính khoảng 13-15% so với doanh số
bán hàng của thảo dƣợc.
Theo đánh giá của Tinde van Andel (2006) [39] thực vật hoang dã đƣợc bán gần
nhƣ tất cả trên thị trƣờng ở châu Phi, Caribê và Thái Bình Dƣơng, nhƣng ít thông tin
về đóng góp của nó cho nền kinh tế quốc dân của các nƣớc. Rất ít quốc gia đăng ký
các loài đƣợc bán, ở đâu, số lƣợng và giá cả. Thậm chí ít đƣợc biết về những ngƣời thu
hoạch bán cho họ và những ngƣời mua chúng. Không giống nhƣ gỗ và sản phẩm nông
nghiệp, theo dõi không thƣờng xuyên, đánh giá các nguồn tài nguyên, chuỗi thị trƣờng
và đóng góp kinh tế xã hội của LSNG ở cấp quốc gia không đƣợc thực hiện bất cứ nơi
nào. Xuất khẩu Lâm sản ngoài gỗ đôi khi mới thấy xuất hiện trong số liệu thống kê
quốc gia. Tuy nhiên, thị trƣờng thế giới hàng năm của các sản phẩm thực vật hoang dã
ƣớc tính khoảng 60 tỷ USD, thị trƣờng này tiếp tục tăng trƣởng gần 20% mỗi năm.
Theo FAO (2002) [26] ở Trung Quốc và Ấn Độ là hai nƣớc lớn nhất thế giới về
sản xuất và tiêu dùng Lâm sản ngoài gỗ. Trung Quốc thống trị thƣơng mại thế giới
về LSNG (ƣớc tính khoảng 11 tỉ USD vào năm 1994), tiếp theo là Ấn Độ, và sau đó
Indonesia, Việt Nam, Malaysia, Philippines và Thái Lan.

Theo FAO (1995) [28] ƣớc tính thƣơng mại sản phẩm mây đạt khoảng 4 tỷ USD
trong đó các quốc gia Đông Nam Á chiếm 2,5 tỷ USD. Trên thế giới, khoảng 700 triệu
ngƣời sử dụng song mây và khoảng 2 triệu ngƣời ở vùng nhiệt đới châu Á trực tiếp
phụ thuộc vào mây hoặc thực hiện việc thu hoạch và thƣơng mại mây.
Theo báo cáo của FAO (1995) [28] cho thấy các thƣơng mại bên ngoài và giá trị
thƣơng mại của đồ nội thất làm từ mây lên đến 7-8 tỷ USD. Tuy nhiên, gần 90%
nguyên liệu thô đƣợc cung cấp từ các khu rừng tự nhiên và rất ít từ rừng trồng.
Theo đánh giá của FAO (2002) [26] thì Trung Quốc có diện tích rừng tre trúc lớn
nhất ƣớc tính khoảng từ 7-17 triệu ha, chủ yếu Trúc sào (Phyllostachys edulis). Hàng
năm sản xuất cọc tre khoảng 6-7 triệu tấn (1/3 tổng sản lƣợng thế giới). Ƣớc tính giá
trị thƣơng mại thế giới hàng hoá từ tre khoảng 36,2 triệu USD, Trung Quốc và Thái
Lan là những nơi cung cấp chính; Malaysia, Myanmar, Hàn Quốc, Indonesia, Việt
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


11

Nam, Philippines và Bangladesh là nƣớc xuất khẩu nhỏ. Sản phẩm măng tre nhanh
chóng mở rộng thị trƣờng xuất khẩu, trong đó Trung Quốc là nƣớc sản xuất chính trên
thế giới và xuất khẩu (1.6 triệu tấn măng tƣơi trong năm 1999), tiếp theo là Thái Lan,
Indonesia, Việt Nam và Malaysia. Măng tre đƣợc sản xuất tại các trang trại.
Theo FAO (1995) [28] sản phẩm hạt từ cây họ đậu (Parkia spp) ở Châu Phi đƣợc
tiêu thụ nhiều tại châu lục này và ở Đông Nam Á, Nam Mỹ. Ở Tây Phi từ Gambia tới
Cameroon cung cấp hơn 200.000 tấn hạt mỗi năm. Các sản phẩm khác nhƣ bột cọ sagu
làm thực phẩm đƣợc sử dụng rộng rãi trong khu rừng nhiệt đới Châu Á, bột các loài
Metroxylon là nguồn thực phẩm cung cấp năng lƣợng chính cho ít nhất hơn 300.000
ngƣời ở Melanesia (Thuộc hòn đảo Vanuatu- Nam Thái Bình Dƣơng) và một triệu
ngƣời sử dụng làm thực phẩm thƣờng xuyên nhƣ một phần trong chế độ ăn uống hàng
ngày trên thế giới. Củ các loài dây leo khoai mỡ trong rừng đƣợc tiêu thụ nhiều ở Châu
Phi, Châu Úc và Châu Á.

Theo Verina Ingram (2009) [40] thƣơng mại quốc gia về cây thuốc ở Nam Phi
ƣớc tính trị giá 6- 9 triệu USD/năm, hơn 600 loài đƣợc bán hàng năm ở Natal.
Theo Tejaswi (2008) [38] năm 1997 thị trƣờng thế giới về nấm hoang dã sử dụng
làm dƣợc phẩm dinh dƣỡng và làm là l.3 tỷ USD. Chiết xuất từ nấm vân chi (Trametes
versicolor), một loài nấm phổ biến ở British Columbia chiếm khoảng 16% tiêu dùng
hàng năm ở Nhật Bản để chống ung thƣ, và một số hoạt chất chiết xuất từ loài này bán
ở Tokyo với giá 1.500 - 2.000 USD/ kg.
Theo Verina Ingram (2009) [40] hơn 4 tỷ ngƣời dân trên toàn cầu sống dựa vào
hệ thống y học cổ truyền với các loài thực vật cho việc chăm sóc sức khoẻ chủ yếu của
họ. Ai Cập là quốc gia xuất khẩu cây thuốc quan trọng nhất ở châu Phi và là nƣớc xuất
khẩu đứng thứ 5 về cây thuốc trên thế giới. Đầu những năm 1990, Ai Cập xuất khẩu
11.250 tấn dƣợc phẩm thực vật/ năm, trị giá trên 12 triệu USD.
Theo đánh giá của FAO (2002) [26] thì Trung Quốc và Indonesia đứng đầu về
sản xuất nhựa dầu, ƣớc tính khoảng 1,1 - 1,2 triệu tấn mỗi năm. Trung Quốc đã nổi lên
là nƣớc sản xuất lớn nhất thế giới về nhƣ̣ a thông, với mức sản xuất hàng năm gần
400.000 tấn. Nấm hoang dại ăn đƣợc, đặc biệt nấm moscela phát triển tự nhiên trong
các khu rừng ôn đới của Ấn Độ, Pakistan, Afghanistan, Trung Quốc, Nepal và Bhutan.
Theo đánh giá của EC-FAO, tổng sản lƣợng thế giới đƣợc ƣớc tính là 150 tấn. Pakistan
và Ấn Độ là nơi sản xuất lớn, hàng năm sản xuất và xuất khẩu khoảng 50 tấn moscela
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


12

khô (tƣơng đƣơng 500 tấn moscela tƣơi). Tổng thƣơng mại thế giới của moscela đạt
khoảng 50-60 triệu USD.
Theo Verina Ingram (2009) [40] tại Congo Basin ở tỉnh Equateur Fumbwa có 6%
LSNG tiêu thụ trong hộ gia đình, hơn 80% sản lƣợng đƣợc thƣơng mại hoá trong đó
30 làng ngƣời lùn Píchmy Bantu trong khu vực lấy đƣợc 22% thu nhập từ LSNG. Tuy
nhiên 40% số thu hoạch đã sử dụng các phƣơng pháp thu hoạch không bền vững, phá

hủy sinh cảnh [40].
Nghiên cứu của FAO (2002) [26] Trung Quốc là nƣớc sản xuất lớn và xuất khẩu
các loài nấm hoang dã, nấm Mộc nhĩ (Auricularia auricula) đƣợc xuất khẩu hàng năm
khoảng 1.000 tấn trị giá khoảng 8 triệu USD, nấm Tuyết nhĩ (Tremella fuciformis) đạt
tới 1.000 tấn, 1/3 trong số đó là xuất khẩu, nấm Hƣơng (Lentinus edodes) hàng năm
ƣớc tỉnh sản lƣợng khoảng 120.000 tấn, chiếm 38% sản lƣợng thế giới trong đó xuất
khẩu hàng năm 1.000 tấn nấm hƣơng khô, trị giá 20 triệu USD.
Theo FAO (2002) [26] Indonesia là nƣớc sản xuất lớn nhất thế giới về nhục đậu
khấu và vỏ của nó, chiếm khoảng 3/4 thế giới về sản xuất và xuất khẩu. Indonesia sản
xuất 15.800 tấn nhục đậu khấu trong năm 1990. Thƣơng mại Quế trên thế giới đạt
khoảng 20.000-25.000 tấn mỗi năm, trong đó Indonesia chiếm 2/3 và Trung Quốc
chiếm phần còn lại. Sản xuất nhỏ bao gồm Việt Nam và Ấn Độ, khoảng 2.000-3.000
tấn quế vỏ đƣợc xuất khẩu từ Việt Nam hàng năm. Chủ yếu xuất khẩu sang các nƣớc
châu Âu, Hoa Kỳ và Nhật Bản [26].
Đánh giá của FAO (1995) [28] tại Ấn Độ, LSNG đƣợc sản xuất rộng rãi và đƣợc
sử dụng ở Madhya Pradesh, Maharastra, Orissa, Bihar, Tây Bengal, Gujarat, Andhra
Pradesh và Đông Bắc Hoa Kỳ. Nhóm bộ lạc đã dần dần đẩy vào vùng biên, nơi sản
lƣợng nông nghiệp thấp và không chắc chắn, do đó ngành LSNG cung cấp việc làm
chủ yếu cho 5,7 triệu ngƣời/năm. Hầu nhƣ 50% doanh thu quốc gia về rừng và 80%
xuất khẩu ròng thu nhập từ rừng sản xuất từ LSNG.
Theo FAO (2002) [26] tổ Yến đƣợc khai thác nhiều ở Malaysia và Thái Lan cung
cấp chủ yếu cho thị trƣờng Trung Quốc. Đồng thời Malaysia cũng là nƣớc sản xuất và
xuất khẩu lớn tổ chim, năm 1991 xuất khẩu tổ chim đạt tổng cộng 18,6 tấn, chủ yếu tới
Hồng Kông, Singapore, Nhật Bản và Đài Loan, trị giá khoảng 1 triệu USD. Ngoài ra,
sản phẩm gồm (Karaya) sử dụng làm nƣớc giải khát, thu đƣợc từ khai thác nhựa một
số cây cây của Chi Trôm (Sterculia) ở Ấn Độ là nhà sản xuất lớn duy nhất, tổng số sản
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


13


xuất trên thế giới là khoảng 5.500 tấn/năm nhƣng chủ yếu thị trƣờng chính vẫn là
Trung Quốc.
Theo FAO (2002) [26] Bông gòn đƣợc sử dụng nhồi cho nệm, túi ngủ và chất cách
điện. Thái Lan và Indonesia là những nƣớc cung cấp chính trong thị trƣờng thƣơng mại
của thế giới. Nhật Bản, Trung Quốc, Liên minh châu Âu và Hoa Kỳ là thị trƣờng lớn.
Trong năm 1992 tổng giá trị thƣơng mại thế giới về loại LSNG này khoảng 11 triệu
USD, trong đó có khoảng 66% đƣợc đóng góp của Thái Lan và 16% của Indonesia.
Ngoài ra, Thái Lan và Ấn Độ thống trị thƣơng mại thế giới về cánh kiến đỏ, mỗi năm
xuất khẩu trung bình khoảng 6.000 tấn/năm, Việt Nam xuất khẩu trung bình hàng năm
khoảng 300 tấn, Trung Quốc sản xuất khoảng 3.000 tấn.
Roderick P. Neumann (2000) [36] khảo sát 470 hộ gia đình ở tỉnh Luang Nam
Tha - Lào (Nale và huyện Sing) cho thấy hộ gia đình trung bình trong khoảng thời gian
10 năm, sẽ có 5-6 năm với năng suất gạo bình quân (9 tháng/năm đủ gạo để ăn), 3-4
năm với sản lƣợng thấp (5-6 tháng đủ gạo để ăn) và 1-2 năm với năng suất cao (không
thiếu). Nghiên cứu đi đến kết luận Lâm sản ngoài gỗ đóng góp trên 61% thu nhập bình
quân của các hộ gia đình (74% ở Nale, 48% ở huyện Sing), khoảng 60 USD cho mỗi
gia đình. Tác giả kết luận rằng hầu nhƣ tất cả các thu nhập xuất phát từ bán Lâm sản
ngoài gỗ, đƣợc sử dụng để mua gạo (55/61 hoặc 90%).
1.1.4.2. Giá trị xã hội
Ngoài giá trị kinh tế, nhiều nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng LSNG đóng vai trò
quan trọng đối với xã hội trong việc giải quyết công ăn việc làm, giảm thiểu thất
nghiệp, xoá đói giảm nghèo hoặc nâng cao vai trò của giới trong cộng đồng điển hình
là một số nghiên cứu sau đây:
Nghiên cứu của Roderick P. Neumann và Eric Hirsch (2000) [36] chỉ ra rằng lao
động cho các hoạt động khác nhau liên quan trong việc khai thác đƣa LSNG từ rừng
ra thị trƣờng thƣờng đƣợc phân chia giới tính. Trong đó, phụ nữ thƣờng là những
ngƣời chủ yếu khai thác, xử lý và tiếp thị LSNG. Mặc dù vai trò tích cực của phụ nữ
trong thu hoạch và sử dụng nhƣng họ thƣờng không có kiểm soát trực tiếp thu nhập
có nguồn gốc từ LSNG, do đó có thể không trực tiếp hƣởng lợi từ thƣơng mại hóa

tăng lên. Nghiên cứu cũng cho thấy thƣơng mại hóa các dự án LSNG rõ ràng tập
trung vào sự tham gia của phụ nữ có thể có tác dụng gia tăng quyền lực chính trị và
kinh tế của họ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


14

Theo IFAD (2008) [34] ở Scotland sự quan tâm đến LSNG đã đƣợc tăng lên trong
10 năm qua. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng trong phạm vi tại Scotland, 24% dân số có thu hái
LSNG trong 5 năm trƣớc đây và 80% những ngƣời đó (tƣơng đƣơng khoảng 19% tổng số
dân Scotland) đã thu hái LSNG trong 12 tháng trong năm, nhƣng đa số chỉ đƣợc sử dụng
cá nhân [34].
Theo Tinde van Andel (2006) [39] tại Kodagu - Ấn Độ đã chỉ ra vai trò quan
trọng của LSNG trong sự hiểu biết của nền kinh tế bộ lạc. Tại đây, tỷ lệ phần trăm chia
sẻ (>70%) của LSNG đóng vai trò lớn trong kinh tế của các hộ gia đình thu nhập thấp.
Nghiên cứu của quỹ nông nghiệp quốc tế (2006) [33] về giới cho thấy LSNG đem
lại nhiều hứa hẹn to lớn cho ngƣời sản xuất là phụ nữ trong nền kinh tế không chính
thức. Hiện nay có 150 loài LSNG có ý nghĩa quan trọng trong thƣơng mại quốc tế.
Cùng các LSNG liên quan đến hàng triệu công nhân và ngƣời sản xuất, trong đó có
nhiều phụ nữ và đàn ông bản địa ở các vùng xa xôi nhất của các nƣớc đang phát triển.
Ngƣời nghèo, nhất là phụ nữ đã tìm sự hấp dẫn từ các hoạt động LSNG, hấp dẫn vì
những yêu cầu đầu vào kỹ thuật và tài chính thấp. Nghiên cứu gần đây ở Mexico và
Bolivia cho thấy rằng Lâm sản ngoài gỗ có thể góp phần xoá đói giảm nghèo bằng
cách cung cấp “mạng lƣới an sinh”, trong đó làm giảm tính dễ tổn thƣơng của các
cộng đồng nghèo có sự rủi ro khi mất mùa hoặc đình công.
1.1.5. Các nghiên cứu về sử dụng bền vững, giải pháp nâng cao vai trò của LSNG
Một số tổ chức quốc tế tiêu biểu trong hoạt động nghiên cứu về LSNG nhƣ tổ
chức Nông lƣơng thế giới (FAO), trung tâm nghiên cứu nông nghiệp quốc tế (CIFOR),
tổ chức quốc tế về tre nứa và song mây (INBAR) tập trung chủ yếu vào các nhóm

nghiên cứu sau:
- Khảo sát tình hình nhằm cung cấp những hiểu biết chung về sử dụng LSNG
và tầm quan trọng cuả LSNG ở các mức độ khác nhau (hộ gia đình, địa phƣơng, quốc
gia và quốc tế);
- Phát triển công nghệ để cải thiện quá trình chế biến và sử dụng LSNG;
- Nghiên cứu gây trồng LSNG;
- Nghiên cứu về kinh tế, xã hội, bao gồm cả nghiên cứu về thị trƣờng LSNG
Việc quan tâm đến công nghệ sau thu hoạch thƣờng ít ỏi, vì thế gây lãng phí cả
về số lƣợng và chất lƣợng trong quá trình thu hái, vận chuyển và cất trữ các sản phẩm
LSNG (FAO, 1995). Một số vấn đề nổi cộm trong sản xuất, chế biến LSNG ở các
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


15

nƣớc đang phát triển là kỹ thuật khai thác và xử lý sau thu hoạch; thiếu các nghiên cứu
về phát triển giống loài cao sản; kỹ thuật chế biến kém hiệu quả; thiếu các giải pháp
điều chỉnh chất lƣợng; khó khăn về thị trƣờng và thiếu cán bộ đƣợc đào tạo, v.v.
Chƣơng trình Rừng, cây và con ngƣời (FTPP) (1992) đã nghiên cứu và đề xuất
các bản hƣớng dẫn để tạo ra các hệ thống thông tin thị trƣờng LSNG ở mức địa
phƣơng. Phƣơng pháp này đƣợc kiểm nghiệm ở Bangladesh và Uganda năm 1993.
Theo nghiên cứu của FAO (2009) [31] liên quan tới quản lý rừng để sản xuất gỗ
thì LSNG và dịch vụ môi trƣờng chỉ nhận đƣợc rất ít sự chú ý của ngành lâm nghiệp
cho đến gần đây LSNG tăng trƣởng chậm trong thập niên 1980. Shiva (1995) gọi
LSNG là "tiềm năng trụ cột của lâm nghiệp bền vững". Giá trị hiện tại và tiềm năng
của các LSNG cho các cộng đồng địa phƣơng đang đƣợc sử dụng trong việc hợp nhất
bảo tồn và phát triển của các dự án (ICDPs).
Theo đánh giá của Roderick P. Neumann và Eric Hirsch (2000) [36] trữ lƣợng
gỗ khai thác từ rừng nhiệt đới khủng hoảng ở Nam Mỹ vào cuối những năm 1980 đã
loé lên một làn sóng mới quan tâm đến LSNG. Do đó, các nghiên cứu chủ yếu tập

trung về LSNG đã đƣợc thực hiện tại đây.
Adepoju, Adenike Adebusola và Salau, Adekunle Sheu (2007) [24] nghiên cứu
về giá trị kinh tế của LSNG đƣa ra nhận định: Trong quá khứ, các cơ sở hợp lý cho
việc bảo tồn rừng chỉ đơn giản để duy trì vai trò rừng sản xuất cho ngành công nghiệp
gỗ. Tuy nhiên điều này đã thay đổi ở nhiều nƣớc trong 15 năm qua. Với sự nổi lên của
khu bảo tồn tại Brazil, Lâm nghiệp cộng đồng ở Nepal, Quản lý rừng ở Ấn Độ và các
sáng kiến tƣơng tự ở nhiều nƣớc khác, ngƣời dân địa phƣơng đã đƣợc tiếp cận với
những lợi ích đáng kể từ LSNG.
1.2. Ở trong nƣớc
1.2.1. Khái niệm về lâm sản ngoài gỗ
Trƣớc năm 1991, sản phẩm chính của rừng đƣợc khai thác sử dụng chủ yếu là gỗ,
các lâm sản khác nhƣ: song, mây, tre, nứa, dầu nhựa, cây thuốc còn ít đƣợc quan tâm
và quản lý nên gọi là lâm sản phụ (Minor forest product). Sau năm 1961, một số loài
lâm sản phụ có giá trị đặc biệt trong sử dụng và thƣơng mại nhƣ: hồi, quế, thảo quả,
nấm hƣơng thì gọi là đặc sản rừng (Special forest product). Vài thập kỷ gần đây, vai
trò và chức năng cung cấp gỗ của rừng, nhất là rừng tự nhiên nhiệt đới ngày càng hạn
chế, vai trò và chức năng phòng hộ môi trƣờng của rừng ngày càng đƣợc thể hiện rõ và
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


16

đƣợc quan tâm nhiều hơn trong bối cảnh biến đổi khí hậu toàn cầu hiện nay. Muốn
phát triển rừng nhằm bảo vệ môi trƣờng sinh thái kết hợp với phát triển kinh tế, cải
thiện đời sống của ngƣời dân làm nghề rừng thì lâm sản phụ hay đặc sản rừng lại có
vai trò hết sức quan trọng. Chính vì lẽ đó một thuật ngữ mới đƣợc đề xuất và sử dụng
là Lâm sản ngoài gỗ (LSNG).
Ở Việt Nam chƣa có thấy một khái niệm nào về LSNG, mà chỉ nói đến giá trị của
một số loại LSNG ảnh hƣởng tới từng mặt của xã hội nhƣ: Đỗ Tất Lợi (1991) cho rằng
xuất xứ của dƣợc liệu hầu hết là các sản phẩm của rừng; Lê Mộng Chân (1992) cho

rằng nhiều loài cây rừng cho các sản phẩm tự nhiên ngoài gỗ, đó là cây đặc sản; Trần
Hợp (2000) thì đƣa ra 6 nhóm cây làm cảnh phục vụ cho đời sống tinh thần của con
ngƣời
Trong quá trình thực hiện Dự án pha II tại Việt Nam do chính phủ Hà Lan tài trợ
từ năm 2002-2007 thì nhóm chuyên gia Việt Nam chấp nhận định nghĩa của FAO năm
1999, nhƣng giải thích thêm rằng “Những lợi ích gián tiếp từ rừng mang lại nhƣ củi,
than gỗ và những dịch vụ trong rừng nhƣ săn bắn, giải trí, du lịch sinh thái, hấp thụ khí
nhà kính, bảo tồn đa dạng sinh học, cải tạo đất, không xếp vào LSNG mà gọi là dịch
vụ môi trƣờng”. Theo quan điểm này thì củi và than gỗ không phải là gỗ và cũng
không phải là LSNG mà là dịch vụ môi trƣờng.
1.2.2. Về phân loại Lâm sản ngoài gỗ ở Việt Nam
Tháng 12 năm 1984 Hội đồng Bộ trƣởng (nay là Thủ tƣớng Chính phủ) đã thông
qua Quyết định số 160/HĐBT về việc thống nhất quản lý lâm đặc sản. Đây là hệ thống
phân loại chính thức đầu tiên tại Việt Nam. Theo Quyết định này, danh mục các loại
lâm sản đƣợc xếp thành 2 nhóm chính trong hệ thực vật rừng và hệ động vật rừng, cụ
thể nhƣ sau:
Hệ thực vật rừng gồm có các nhóm sau:
+ Nhóm cây cho nhựa, tinh dầu, dầu béo, tanin nhƣ: Nhựa Thông, Quế, Hồi, dầu
Tràm, nhựa Trám, dầu Bạch đàn…
+ Nhóm cây thuốc nhƣ: Ba kích, Sa nhân, Hoàng đằng, Vàng đắng…
+ Nhóm thực vật sử dụng làm nguyên liệu cho hàng thủ công, nhƣ: Tre nứa, song
mây, lá nón…
+ Nhóm thực vật sử dụng làm nguyên liệu công nghiệp nhƣ: Cánh kiến, nhựa
thông, nhựa gôm…
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


17

Hệ động vật rừng gồm các nhóm sau:

+ Nhóm động vật hoang dã cho da, lông, xƣơng, ngà, mỡ, xạ, mật và các sản
phẩm dƣợc liệu. Ví dụ nhƣ: Voi, hổ, báo, hƣơu, trăn, rắn, khỉ, nhím, ong, chim cảnh và
các loài động vật khác
+ Nhóm các sản phẩm đƣợc chế biến từ nguyên liệu thô của động vật.
Năm 1991, báo cáo của Bộ Lâm nghiệp (nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn) về "Tình trạng và triển vọng phát triển các loại lâm đặc sản của Việt Nam
(Ministry of Forestry - Current Status of Perspective for Non - Wood/ (Special) Forest
Products Devlopment in S. R Vietnam) thì lâm đặc sản (hay Lâm sản ngoài gỗ) của
Việt Nam đƣợc chia thành 9 loại sau:
1. Sản phẩm tinh dầu chiết xuất: Hoàng đàn, Pơ mu, Trầm hƣơng, Quế, Hồi, Bạc

2. Cây sử dụng làm thuốc: Thảo quả, Sa nhân, Thảo quyết minh, Hoa hoè, Mã
tiền, Trân châu, Ba kích, Củ mài, Bình vôi, Sâm ngọc linh
3. Cây thực phẩm: Nghệ, Gừng, Hạt điều, Hạt dẻ và các đồ gia vị
4. Sản phẩm dầu béo: Sở, Trẩu, các loại dầu ăn thực vật.
5. Sản phẩm dầu nhựa và keo gôm: Trám, Dầu rái chai cục, dầu Thông
6. Chất tannin và thuốc nhuộm: Đƣớc, Chàm nhuộm
7. Sản phẩm cho sợi: Thùa, Bông, Gạo, Gòn
8. Sản phẩm thủ công từ tre nứa và song mây
9. Các sản phẩm khác: Nấm ăn đƣợc, tơ lụa, lá cọ, lá nón , động vật và sản
phẩm từ động vật
Theo Võ Văn Chi và Trần Hợp (1999) [23] về phân loại nhóm cây có ích đã phác
thảo một hệ thống phân chia dựa trên các sản phẩm chính của cây cỏ để phân ra 11
nhóm theo công dụng nhƣ sau:
- Nhóm cung cấp gỗ
- Nhóm cho sợi
- Nhóm nhựa mủ, gôm, nhựa dầu
- Nhóm cây cho dầu béo, sáp mỡ
- Nhóm cây cho dầu thơm (hƣơng liệu)
- Nhóm cây cây cho Tanin, chất nhuộm

- Nhóm cây làm thuốc, diệt sâu bọ, cỏ dại
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


18

- Nhóm cây làm lƣơng thực, cây cho bột, cho đƣờng
- Nhóm cây làm thực phẩm
- Nhóm cây làm thức ăn gia súc
- Nhóm cây cho gia vị, nƣớc uống
Dự án Lâm sản ngoài gỗ pha II thực hiện tại Trung tâm Nghiên cứu Lâm đặc sản,
cũng đã dựa trên khung phân loại Lâm sản ngoài gỗ của FAO (2007) [20] để phân loại
và giới thiệu các loài Lâm sản ngoài gỗ ở Việt Nam theo công dụng.
Nhƣ đã đề cập trên, tuy khung phân loại ở Việt Nam đã gần giống với phân loại
của FAO, nhƣng việc điều tra và thống kê chúng chƣa đƣợc thống nhất. Ví dụ nhƣ
rừng tre nứa đƣợc thống kê riêng chƣa đƣa vào rừng đặc sản, hoặc một số loại nhƣ
Cao su, Điều, Tiêu vẫn đƣợc thống kê là cây công nghiệp trong ngành nông nghiệp
trong khi chúng chiếm một tỷ trọng rất lớn trong thành phần LSNG. Để thuận lợi cho
công tác quản lý, đề nghị đƣa các loài cây này trong hệ thống các loài LSNG.
Tóm lại, Lâm sản ngoài gỗ nếu hiểu theo các khái niệm và cách phân loại trên thì
chúng có thành phần đa dạng, bao gồm toàn bộ các loại lâm sản trừ gỗ. Để nghiên cứu
toàn diện về Lâm sản ngoài gỗ, cần phải có một chƣơng trình lớn, huy động nhiều
nguồn lực mới đánh giá đúng mức vai trò của Lâm sản ngoài gỗ.
1.2.3. Các nghiên cứu về vai trò, tiềm năng của Lâm sản ngoài gỗ
- Nghiên cứu về vai trò và tiềm năng của Lâm sản ngoài gỗ:
Theo Trần Văn Kỳ với tác phẩm "Dƣợc học cổ truyền" đã giới thiệu một loạt
thực vật có giá trị làm thuốc, tác giả tập trung mô tả về công dụng và nơi mọc của các
loài thực vật này. Theo Viện Dƣợc liệu (2004) [21] đã phát hiện đƣợc 1863 loài cây
làm thuốc ở Việt Nam thuộc 1033 chi, 236 họ và 101 bộ, 17 lớp, 11 ngành thực vật.
Theo Võ Văn Chi (1997) [22] con số này lên tới hơn 3.000 loài. Chúng đóng vai trò vô

cùng quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe con ngƣời từ xƣa đến nay, đặc biệt là
đối với ngƣời dân tộc thiểu số.
Theo kết quả nghiên cứu của Dự án Lâm sản ngoài gỗ Việt Nam trong số 12.000
loài cây đƣợc thống kê có 76 loài cho nhựa thơm, 160 loài cho dầu, 600 loài cho tanin,
260 loài cho tinh dầu, 93 loài cho chất màu, 1498 loài cho các dƣợc phẩm. Theo dự
đoán của nhiều nhà thực vật số loài thực vật bậc cao có thể lên tới 20.000 loài; hệ động
vật cũng đã thống kê đƣợc 225 loài thú, 828 loài chim, 259 loài bò sát, 84 loài ếch
nhái. Dẫn theo Triệu Văn Hùng và các cộng sự (2007) [20].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


19

Theo Nguyễn Hữu Dũng (2005) [9] ở Việt Nam hiện nay đã xác định đƣợc
11.373 loài thực vật thuộc 2.524 chi và 378 họ. Về động vật có xƣơng sống có khoảng
310 loài thú, 840 loài chim, 286 loài bò sát và 162 loài lƣỡng cƣ (Đặng Huy Huỳnh,
2005) và nhiều loài động vật không xƣơng sống khác. Trong đó có rất nhiều loài là
LSNG có giá trị.
Trong công trình nghiên cứu và bảo vệ tài nguyên thực vật sinh thái núi cao ở
SaPa, Lã Đình Mỡi, Nguyễn Thị Thuỷ và Phạm Văn Thính (1995) [5] đã phân hạng
LSNG theo hệ thống sinh và thống kê đƣợc tập đoàn đông đảo thực vật có giá trị làm
thuốc ở địa phƣơng.
Trong báo cáo hội thảo quốc gia về Lâm sản ngoài gỗ năm 2005 tại Hà Nội [17]
cho thấy tại Việt Nam đã có 28% các loài động vật, 10% các loài chim, 20% các loài
bò sát/ lƣỡng cƣ đang đứng trƣớc nguy cơ tuyệt chủng; 350 loài thực vật cũng đang có
nguy cơ tuyệt chủng. Báo cáo cũng cho thấy rằng về nguồn tài nguyên cây thuốc có
khoảng 4.000 loài (truyền thống và hiện đại) đƣợc sản xuất tại Việt Nam đã đáp ứng
đƣợc 30% tổng nhu cầu, còn 70% phải nhập khẩu. Trong đó, hơn 2000 loài cây gỗ
(238 họ thực vật) có đặc tính thảo dƣợc; 300 loài cây đƣợc thu hoạch phục vụ cho các
mục đích trong nƣớc và thƣơng mại; cây thuốc Việt Nam ở phía Bắc đƣợc nhập khẩu

dƣới dạng phơi sấy khô và hoặc dạng chiết suất; chỉ 10-20% đƣợc tiêu thụ hoặc chế
biến trong nƣớc.
Phạm Hồng Ban và cộng sự (2009) [16] nghiên cứu về sự đa dạng cây thuốc ở
vùng đệm khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên- Thanh Hóa đã xác định đƣợc 178 loài
thuộc 142 chi và 75 họ. Ngành Mộc lan có đa dạng cao nhất chiếm 94,38% tổng số
loài. Có 6 loài có nguy cơ bị tuyệt chủng đƣợc ghi trong sách đỏ Việt Nam (Danh lục
đỏ cây thuốc và nghị định 32/NĐ-CP/2006). Tác giả cũng cho thấy sự đa dạng về dạng
thân, bộ phận sử dụng của cây làm thuốc và đa dạng trong các bộ phận đƣợc sử dụng.
Với 16 nhóm bệnh đƣợc sử dụng nhƣ ngoài da, thận, xƣơng, mắt, thần kinh…
Theo Đỗ Huy Bích và các tác giả (2004) [3] trong cuốn “cây thuốc và động vật
làm thuốc ở Việt Nam” đã giới thiệu danh mục nhiều loài cây thuốc và động vật làm
thuốc ở Việt Nam bao gồm tên họ, đặc điểm nhận biết, phân bố sinh thái, thành phần
hóa học, công dụng và cách nuôi trồng cho từng loài.
Tiếp theo công trình của Đỗ Tất Lợi (2004) [4] đã giới thiệu chi tiết danh mục
phần lớn nhiều loài cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam về tên gọi, đặc điểm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


20

sinh thái, hình thái, thành phần hóa học, công dụng và các bài thuốc liên quan nhiều
loại bệnh. Có thể nói đây là công trình chuyên sâu nhất về các vị thuốc cổ truyền Việt
Nam chủ yếu có nguồn gốc từ thực vật.
Nghiên cứu của Lê Thị Diên và Hồ Đăng Nguyên (2009) [8] về sự đa dạng nguồn
tài nguyên cây thuốc Việt Nam tại Vƣờn Quốc gia Bạch Mã đã thống kê đƣợc tại khu
vực có 120 loài thực vật thuộc 110 chi và 67 họ đƣợc sử dụng làm thuốc có 8 nhóm
thuộc các dạng sống khác nhau: Cây phụ sinh, cây gỗ lớn, cây gỗ trung bình, cây gỗ
nhỏ, cây bụi, cây dây leo thân gỗ, cây dây leo thân cỏ, cây cỏ đứng. Trong đó, cây cỏ
đứng chiếm 40% tổng số loài cây đƣợc ngƣời dân sử dụng làm thuốc. Tác giả đã phân
loại cây thuốc nam theo hệ thống sinh học, kết quả cho thấy có 114 loài (95% tổng số

loài) đƣợc làm thuốc thuộc ngành Ngọc lan chữa nhiều loại bệnh nhƣ: Bao tử, viêm
gan, sỏi thận, trị rắn độc.
Trần Tuấn Kha (2009) [19] nghiên cứu về nấm Lỗ tại Ba Vì xác định 18 loài nấm
thuộc bộ nấm lỗ (Aphyllophorales) trong đó có sự đa dạng về hình thái. Kết quả cũng
cho thấy các loài nấm này có nhiều công dụng khác nhau nhƣ làm thực phẩm, dƣợc
liệu, phân giải gỗ mục và kháng khối u.
Nghiên cứu về khu hệ mây song tại Bà Nà - Núi Chúa - Đà Nẵng, Nguyễn Quốc
Dựng (2009) [14] đã ghi nhận đƣợc 12 loài thuộc 3 chi chiếm 30% tổng số loài song
mây tại Việt Nam. Có 2 loài mới là Mây tôm (Calamus crispus Henderson, N. K.
Ban& N. Q. Dung) và Mây cám (Calamus fissilis Henderson, N. K) bổ sung cho danh
lục mây song trên thế giới. Có 8 loài đƣợc sử dụng làm đồ mỹ nghệ và đan lát, 4 loài
chƣa rõ công dụng.
Theo Nguyễn Hoàng Nghĩa và cộng sự (2000), ở Việt Nam hiện có 6 chi song
mây với 30 loài, mây nếp 19 loài, chi mây nƣớc 4 loài, chi phƣớn 2 loài, chi mây húp 1
loài, chi song lá bạc 3 loài và chi song voi 1 loài. Tác giả cũng đã mô tả tóm tắt hình
thái, phân bố địa lý và sử dụng của từng loài [11].
Về nguồn tài nguyên tre trúc Việt Nam theo Biswas (1995) thì Việt Nam đã có
tới 92 loài của 16 chi tre trúc (dẫn theo Nguyễn Hoàng Nghĩa, 2005) [10]. Theo thống
kê của sách thực vật chí Đông Dƣơng thì ở Việt Nam có tới 61 loài thuộc 31 chi khác
nhau (dẫn theo Nguyễn Ngọc Bình, Phạm Đức Tuấn 2007) [13].
Nghiên cứu về nguồn lợi chim ở Ninh Sơn - Ninh Thuận, Lê Đình Thủy (2009)
[7] đã ghi nhận đƣợc 120 loài chim thuộc 46 họ và 14 bộ. Thống kê đã xác định đƣợc
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


21

17 loài chim quý hiếm có giá trị kinh tế và giá trị bảo tồn nguồn gen sinh sống ở 4
dạng sinh cảnh đặc trƣng: Sinh cảnh rừng hỗn giao lá rộng và lá kim (86 loài chiếm
71,66%); sinh cảnh rừng thứ sinh, cây bụi ven sông suối, nƣơng rẫy ở các sƣờn núi (74

loài chiếm 61,66%); sinh cảnh rừng lá rộng thƣờng xanh (43 loài chiếm 35,83%); sinh
cảnh khu vực dân cƣ, đất canh tác nông nghiệp (36 loài chiếm 30%).
Tại Quảng Ninh - Quảng Bình, Lê Đình Thủy (2009) [7] nghiên cứu về tài
nguyên chim cũng đã thống kê đƣợc 161 loài chim thuộc 50 họ và 15 bộ phân bố ở 5
dạng sinh cảnh khác nhau. Trong đó có 9 loài chim có giá trị bảo tồn nguồn gen và
kinh tế. Số loài chim ở đây chiếm 19,56% so với khu hệ chim Việt Nam.
- Các nghiên cứu về thị trƣờng Lâm sản ngoài gỗ ở Việt Nam:
Theo Phan Sinh (2005) [17] và Nguyễn Huy Sơn (2010) [12] cho thấy doanh thu
xuất nhập khẩu LSNG tăng đều từ 15 đến 30% hàng năm, chiếm một phần nhỏ trong
tổng doanh thu xuất nhập khẩu (58,37 tỉ USD/ năm 2004). Số liệu xuất nhập khẩu về
Lâm sản ngoài gỗ từ năm 1999 đến 2004 nhƣ sau:
Bảng 1.1: Xuất nhập khẩu Lâm sản ngoài gỗ Việt Nam (1999-2004)
Năm
Xuất khẩu
Nhập khẩu
Thƣơng mại
(triệu USD)
Phi thƣơng mại
(triệu USD)
Thƣơng mại
(triệu USD)
Phi thƣơng mại
(triệu USD)
1999
78.28
1.423
16.31
689
2000
99.72

4.965
23.33
1.065
2001
108.10
2.338
25.57
2.589
2002
139.44
1.599
27.78
233
2003
144.59
1.703
33.22
200
2004
197.96
1.908
58.37
214
Năm 2007 xuất khẩu gỗ, các sản phẩm gỗ và quế xuất khẩu đạt đƣợc nhƣ sau.
Bảng 1.2: Xuất khẩu gỗ, các sản phẩm gỗ và Quế (2000-2007)
Năm
2000
2003
2004
2005

2006
2007
Gỗ và sản phẩm gỗ
(Đơn vị: triệu USD)
311.4
608.9
1101.7
1561.4
1943.1
2404.1
Quế xuất khẩu
(Đơn vị: nghìn tấn)
3.5
4.9
8.3
8.3
14.3
14.7
Nguồn: Niên giám thống kê 2007
Nghiên cứu đánh giá về thị trƣờng LSNG Việt Nam cho thấy còn ít và chƣa đầy
đủ. Ngoài giá trị trên trƣờng quốc tế về xuất nhập khẩu đóng góp cho kinh tế quốc dân,
phải kể đến giá trị tiềm ẩn mà LSNG chƣa thể hiện. Thiếu đánh giá vai trò to lớn của
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


22

LSNG đối với vùng nông thôn, đặc biệt là các vùng miền núi vùng sâu, vùng xa mà đa
số cuộc sống của họ phụ thuộc vào rừng. Một số nghiên cứu vai trò của giới trong thị
trƣờng LSNG cũng chƣa đƣợc đánh giá đầy đủ.

1.2.4. Tình hình quản lý Lâm sản ngoài gỗ ở Việt Nam
Nhận thấy rõ vai trò quan trọng của LSNG, Chính phủ đã ban hành nhiều
chƣơng trình, chính sách cho việc phát triển và bảo tồn rừng, trong đó có đề cập đến
nội dung quản lý LSNG. Một số chính sách quan trọng đã tạo nên sự chuyển biến về
phát triển và quản lý LSNG nhƣ chính sách của chính phủ về giao đất giao rừng cho
hộ gia đình và cộng đồng quản lý (Nghị định 02/CP ngày 15 tháng 1 năm 1994; thông
tƣ 06LN/KN về giao đất lâm nghiệp; Nghị định 163/CP ngày 16/11/1999 về giao đất
và cho thuê đất lâm nghiệp); chƣơng trình trồng mới 5 triệu ha rừng cũng đã đề cập
đến việc phát triển Lâm sản ngoài gỗ; luật bảo vệ và phát triển rừng (19/8/1991), thông
tƣ 13LN/KL của Bộ Lâm nghiệp đã ban hành nhiều quy định nhằm bảo vệ và phát
triển tài nguyên động thực vật rừng quý hiếm.
Hiện nay, LSNG đƣợc quản lý dƣới nhiều hình thức khác nhau: quản lý nhà
nƣớc, quản lý cộng đồng và quản lý ở cấp hộ gia đình, cá nhân với nhiều mục đích
khác nhau (kinh doanh, sử dụng cho mục đích tự cung tự cấp, nghiên cứu khoa học…).
Trong đó việc lập kế hoạch quản lý bền vững LSNG dựa vào cộng đồng là một trong
những vấn đề đƣợc quan tâm và nó đang ngày càng thể hiện rõ vai trò tích cực trong
phát triển nguồn tài nguyên LSNG.
Theo chiến lƣợc phát triển Lâm nghiệp Việt Nam 2006-2020 [2] định hƣớng
phát triển LSNG của Việt Nam đến năm 2020 dự kiến xuất khẩu lâm sản đạt trên 7,8
tỷ USD (bao gồm 7 tỷ USD sản phẩm gỗ và 0,8 tỷ USD sản phẩm Lâm sản ngoài gỗ).
Đến năm 2020, LSNG trở thành một trong các ngành hàng sản xuất chính, chiếm trên
20% tổng giá trị sản xuất lâm nghiệp, giá trị LSNG xuất khẩu tăng bình quân 15 -
20%; thu hút khoảng 1,5 triệu lao động và thu nhập từ LSNG chiếm 15 - 20% trong
kinh tế hộ gia đình nông thôn.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã trình Quốc hội phê duyệt chƣơng
trình mục tiêu Quốc gia về bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2012-2020. Trong đó,
đặc biệt quan tâm bảo vệ và phát triển LSNG nhằm giảm bớt áp lực về gỗ cũng nhƣ
tăng cƣờng các lợi ích từ rừng. Các chƣơng trình hoạt động khác nhƣ: Chƣơng trình
xây dựng mô hình trình diễn và đào tạo, huấn luyện cho chủ rừng; chƣơng trình canh
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



23

tác lâm nông kết hợp trên đất sau nƣơng rẫy; Chƣơng trình đào tạo cho cán bộ làm
công tác khuyến lâm; Chƣơng trình thông tin, tuyên truyền; Chƣơng trình tƣ vấn và
dịch vụ khuyến lâm.
Mặc dù vậy, cho đến nay vẫn chƣa có các chính sách và chƣơng trình phát triển
riêng cho LSNG mà các chính sách, chƣơng trình phát triển LSNG vẫn lồng ghép vào
các chính sách, chƣơng trình liên quan đến quản lý tài nguyên rừng nói chung. Điều
này rất bất cập trong công tác quản lý vì mỗi loại LSNG có những đặc thù riêng về
môi trƣờng sinh thái, phƣơng thức khai thác và công nghệ chế biến, làm hạn chế nhiều
đến việc sử dụng hiệu quả và phát triển nguồn tài nguyên quý giá này.
1.3. Một số nghiên cứu về LSNG tại xã Đồng Lâm, huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng
Ninh
Đồng Lâm là một xã vùng cao của huyện Hoành Bồ có tổng diện tích đất lâm
nghiệp có rừng là: 11.510ha. Ngƣời dân sống dựa vào rừng sản xuất và khai thác
LSNG từ rừng tự nhiên là chủ yếu. Tuy nhiên, các nghiên cứu về LSNG ở tỉnh còn ít
chƣa đáp ứng đƣợc tiềm năng đất đai cũng nhƣ kỳ vọng của ngƣời dân địa phƣơng,
nhƣng cũng có thể đƣa qua một số công trình điển hình liên quan nhƣ sau:
Dự án LSNG pha II tại Việt Nam đã triển khai hoạt động “Điều tra và phân
loại cây thuốc cổ truyền dân tộc tại xã Đồng Lâm, huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng
Ninh”. Với sự tham gia của tập thể cán bộ Viện Dƣợc liệu do PGS.TS Nguyễn Văn
Tập (2006) làm chủ nhiệm. Kết quả qua 10 ngày điều tra khảo sát, cùng với sự tham
gia cung cấp thông tin của 22 ngƣời dân địa phƣơng, kết quả đã ghi nhận đƣợc ở xã
Đồng Lâm, huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh có tổng số 288 loài cây thuốc, thuộc
233 chi, 107 họ của 6 ngành thực vật và nấm khác nhau. Trong số 288 loài cây thuốc
mọc tự nhiên đã ghi nhận đƣợc, có 49 loài nằm trong Danh sách “Những cây thuốc và
vị thuốc thiết yếu của Bộ Y tế” và danh sách “Những cây thuốc có giá trị sử dụng phổ
biến ở Việt Nam”, có thể khai thác trong tự nhiên (do Viện Dƣợc liệu tập hợp năm

2003). Báo cũng đã đƣa ra đề xuất cần bảo tồn một số cây thuốc quý có giá trị nhƣ: Ba
kích (Morinda officinalis How), Cát sâm (Milletia speciora Champ), Hoàng tinh cách
(Disporopsis longifolia Craib), Ngũ gia bì gai (Acanthopanax trifoliatus (L.), Thổ phục
linh (Smilax glabra Roxb), Hoàng đằng (Fibraureca tinctoria Lour), Khôi tía (Ardisia
gigantifolia Staff), Bình vôi (Stephania rotumda Lour).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


24

Ngoài ra, dự án LSNG pha II triển khai hiện trƣờng tại ba thôn Đèo Đọc, Cài,
Đồng Trà. Trong khuôn khổ hoạt động của dự án có các hoạt động tập huấn nâng cao
nhận thức về LSNG, tập huấn kỹ thuật nhân giống, gây trồng và khai thác bền vững
các loài cây LSNG có giá trị tại địa phƣơng. Dự án đã triển khai xây dựng nhiều mô
hình trình diễn cây LSNG nhƣ: Mô hình trồng cây Ba kích, Lá khôi, Tai chua, Tre
mai… Tuy nhiên, do dự án kết thúc nên chƣa có những hoạt động điều tra đánh giá
tình hình sinh trƣởng và hiệu quả kinh tế của các mô hình đó.
Tóm lại: Thông qua các thông tin cả ở trong và ngoài nƣớc cho thấy rõ quan
niệm nhận thức về vai trò của LSNG đối với kinh tế, xã hội và môi trƣờng. Việc đánh
giá tiềm năng LSNG cũng đã đƣợc thực hiện ở một số địa phƣơng và một số Quốc gia.
Tuy nhiên mỗi địa phƣơng, mỗi vùng sinh thái có một số nhóm, loài có tiềm năng
cũng nhƣ thích hợp với một số điều kiện sinh thái nhất định, không thể áp đặt kết quả
nghiên cứu ở vùng này cho vùng khác. Đồng Lâm là một xã vùng cao chủ yếu là đồng
bào ngƣời Dao sinh sống, số loài LSNG rất đa dạng và phong phú, nhƣng không tập
trung nên không thể phát triển thành hàng hoá nếu không có điều tra đánh giá cụ thể.
Vì vậy, việc nghiên cứu đề xuất giải pháp nhằm bảo tồn và phát triển các loài LSNG
tại địa phƣơng là cần thiết.








Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


25

Chƣơng 2
MỤC TIÊU, ĐỐI TƢỢNG, GIỚI HẠN, NỘI DUNG
VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Mục tiêu nghiên cứu
2.1.1. Mục tiêu chung
Nhằm bảo tồn và phát triển một số loài cây LSNG có giá trị ở xã Đồng Lâm
(thuộc huyện Hoành Bồ - Quảng Ninh), đồng thời góp phần nâng cao nhận thức cũng
nhƣ đời sống cho cộng đồng ngƣời Dao ở địa phƣơng.
2.1.2. Mục tiêu cụ thể
- Xác định đƣợc danh mục các loài cây LSNG hiện còn có ở địa phƣơng theo
từng mục đích sử dụng;
- Đánh giá đƣợc thực trạng tình hình khai thác, sử dụng và thị trƣờng tiêu thụ
các loại LSNG ở địa phƣơng. Trong đó, chú trọng các loài có giá trị cả về kinh tế, xã
hội và môi trƣờng.
- Bƣớc đầu đánh giá đƣợc hiệu quả kinh tế của 3-5 mô hình trồng cây LSNG cụ
thể đã có ở địa phƣơng làm cơ sở khuyến khích nhân rộng.
- Đề xuất đƣợc một số giải pháp phù hợp với trình độ ngƣời dân địa phƣơng
nhằm bảo tồn và phát triển.
2.2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tƣợng nghiên cứu: các loài cây LSNG hiện có ở địa phƣơng, bao gồm cả

các loài có trong rừng tự nhiên và các loài đã đƣợc gây trồng trong vƣờn hộ gia đình
hoặc vƣờn rừng, đặc biệt chú trọng các loài có giá trị sử dụng và có giá trị kinh tế.
- Phạm vi nghiên cứu: đề tài chỉ đánh giá thực trạng và tổng kết kỹ thuật từ tạo
giống, gây trồng, khai thác, sử dụng và thị trƣờng tiêu thụ các sản phẩm của những
loài có giá trị và có nhu cầu sử dụng lớn.
- Địa điểm nghiên cứu: Đề tài triển khai thực hiện tại 6/6 thôn của xã Đồng Lâm,
huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh.
2.3. Nội dung nghiên cứu
2.3.1. Nghiên cứu đánh giá tiềm năng khai thác, sử dụng cây LSNG ở xã Đồng Lâm
- Thực trạng các loài cây LSNG ở xã Đồng Lâm.
- Lựa chọn một số loài LSNG có giá trị.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

×