BẢN TÓM TẮT ĐỀ TÀI
Tên đề tài: “Biện pháp giúp học sinh lớp 5A, 5B Trường Tiểu học
Cầu Khởi A học tốt phân môn Tập làm văn - thể loại văn tả người”
Họ và tên giáo viên: Nguyễn Thị Cúc, Nguyễn Thị Dung
Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Cầu Khởi A.
1. Lý do chọn đề tài:
Trong môn Tiếng Việt, phân môn Tập làm văn có vị trí rất quan trọng.
Nhằm hình thành và phát triển cho học sinh kỹ năng quan sát lập dàn ý, tích lũy
kiến thức, tìm hiểu đề bài, viết đoạn văn hoàn chỉnh, bồi dưỡng năng lực quan
sát, rèn kỹ năng trình bày, rèn chữ viết cho học sinh. Thực tế năm học này
(2014-2015), chúng tôi được giao nhiệm vụ dạy lớp 5A, 5B chúng tôi nhận thấy
chất lượng phân môn Tập làm văn trong lớp chưa cao, nếu thực trạng này kéo
dài thì ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng học sinh. Do đó năm học 2014-2015
chúng tôi chọn đề tài: “Biện pháp giúp học sinh học lớp 5A, 5B Trường Tiểu
học Cầu Khởi A học tốt phân môn Tập làm văn - thể loại văn tả người” để
nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu:
Mục đích của đề tài này là tìm ra cơ sở lí luận, tìm ra các giải pháp giúp
học sinh học tốt phân môn Tập làm văn - thể loại văn tả người nhằm nâng cao
chất lượng dạy và học.
3. Đối tượng, phương pháp nghiên cứu:
- Học sinh học lớp 5A, 5B Trường Tiểu học Cầu Khởi A.
- Biện pháp dạy phân môn Tập làm văn- thể loại văn tả người có hiệu
quả.
- Nghiên cứu đề tài này chúng tôi đã vận dụng những phương pháp sau:
Phương pháp nghiên cứu tài liệu, phương pháp quan sát, phương pháp điều tra,
hỏi đáp, phương pháp luyện tập- thực hành.
4. Đề tài đưa ra giải pháp mới:
- Rèn học sinh lớp 5A, 5B học tốt phân môn Tập làm văn.
+ Rèn kỹ năng tìm hiểu đề bài, phân tích đề bài, quan sát tìm ý, lập dàn
ý chi tiết cho từng đề bài tả người theo yêu cầu của giáo viên.
+ Rèn kỹ năng viết đoạn, viết hoàn chỉnh bài văn. Rèn cho học sinh đạt
được kiến thức kỹ năng môn học.
5. Hiệu quả áp dụng:
Qua việc áp dụng một số biện pháp, học sinh lớp chúng tôi thực hiện
được các kỹ năng: phân tích đề bài, lập dàn ý hoàn chỉnh, xây dựng đoạn văn,
liên kết đoạn văn thành bài văn, sửa lỗi về nội dung và hình thức diễn đạt.
6. Phạm vi áp dụng:
Đề tài này không chỉ vận dụng ở lớp 5A, 5B mà còn vận dụng cho khối
5 của Trường Tiểu học Cầu khởi A và các trường trong cụm.
Cầu Khởi, ngày 09 tháng 03 năm 2015
Nhóm thực hiện:
Nguyễn Thị Cúc
Nguyễn Thị Dung
I. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Lớp 5 là lớp cuối cấp của bậc Tiểu học, việc nâng cao khả năng sử dụng
Tiếng Việt trong công tác giảng dạy ở trường Tiểu học là yêu cầu hết sức cần
thiết. Cùng tất cả các môn học bắt buộc, môn Tiếng Việt giúp học sinh chiếm
lĩnh tri thức khoa học một cách dễ dàng, giúp các em hình thành và phát triển
nhân cách toàn diện đáp ứng với yêu cầu phát triển con người Việt Nam. Ngoài
ra nó còn giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc, giữ gìn sự trong sáng của Tiếng
Việt.
Vì vậy, chỉ có học tốt Tiếng Việt các em mới có điều kiện để học tập, tư
duy và giao tiếp. Trong đó, Tập làm văn là một phân môn có ý nghĩa quan trọng
trong chương trình giảng dạy môn Tiếng Việt ở bậc Tiểu học. Học tốt phân môn
Tập làm văn giúp các em rèn luyện kỹ năng phân tích đề, tìm ý, quan sát, viết
đoạn. Giúp các em mở rộng hiểu biết về cuộc sống. Việc phân tích đề bài, lập
dàn ý, chia đoạn trong văn miêu tả góp phần học tốt các môn học khác.
Là một giáo viên nhiều năm dạy lớp 5, chúng tôi nhận thấy học sinh lớp
5 học phân môn Tập làm văn chưa tốt. Nguyên nhân chủ yếu là do các em chưa
đọc kỹ đề bài, chưa xác định được trọng tâm của đề bài, dùng từ chưa thích hợp
với thể loại, ý văn còn lộn xộn, dài dòng.
Thực tế năm học này được giao nhiệm vụ dạy lớp 5A, 5B chúng tôi
nhận thấy chất lượng phân môn Tập làm văn trong lớp chưa cao.
Đứng trước thực tế như vậy chúng tôi rất băn khoăn và nếu thực trạng
này kéo dài thì ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng học sinh. Do đó trong năm học
2014-2015 chúng tôi chọn: “Biện pháp giúp học sinh lớp 5A, 5B Trường Tiểu
học Cầu Khởi A học tốt phân môn Tập làm văn - thể loại văn tả người” để
nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu:
Mục đích của đề tài này là tìm ra cơ sở lí luận, tìm ra các giải pháp giúp
học sinh học tốt phân môn Tập làm văn - thể loại văn tả người nhằm nâng cao
chất lượng dạy và học.
3. Đối tượng nghiên cứu:
- Học sinh học lớp 5A, 5B Trường Tiểu học Cầu Khởi A.
- Biện pháp dạy phân môn Tập làm văn- thể loại văn tả người có hiệu
quả.
4. Phạm vi nghiên cứu:
Đề tài này chỉ nghiên cứu thể loại văn tả người của phân môn Tập làm
văn lớp 5 Trường Tiểu học Cầu Khởi A.
5. Phương pháp nghiên cứu:
Nghiên cứu đề tài này chúng tôi đã vận dụng những phương pháp sau:
5.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu:
Đọc sách giáo khoa, tài liệu chuẩn kiến thức và kỹ năng các môn học,
sách giáo viên, các tài liệu hướng dẫn triển khai thay sách, tài liệu tham khảo
môn Tiếng Việt để nắm được nội dung, chương trình sách giáo khoa, các
2
phương pháp dạy học phân môn Tập làm văn ở Tiểu học nói chung, lớp 5 nói
riêng.
Tạp chí Giáo dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo số 4/ 2004, tập 2. Giúp
chúng tôi nắm vững được phương pháp dạy phân môn Tập làm văn.
Phương pháp dạy Tiếng Việt ở Tiểu học của PTS Lê Phương Nga và
Nguyễn Trí. Giúp giáo viên nâng cao chất lượng dạy và học.
Tài liệu bồi dưỡng giáo viên theo chương trình mới của Nhà xuất bản
Hà Nội. Nhằm giúp chúng tôi thấy được tầm quan trọng của phân môn Tập làm
văn trong quá trình dạy học.
5.2. Phương pháp quan sát:
Phương pháp này được sử dụng tích cực rộng rãi trong suốt quá trình
dạy và học. Để thực hiện đề tài này chúng tôi đã quan sát trực tiếp qua nét mặt,
ánh mắt, cách làm bài, tinh thần học tập của học sinh trong giờ học Tập làm văn
để có biện pháp giáo dục các em học tốt hơn.
5.3. Phương pháp điều tra, hỏi đáp:
Đầu năm học tiến hành điều tra để phân loại trình độ từng học sinh
nhằm có biện pháp phù hợp với từng đối tượng.
* Dự giờ:
- Dự chuyên đề phân môn Tập làm văn.
- Dự giờ đồng nghiệp.
* Đàm thoại:
- Điều tra học sinh phân loại ra trình độ.
- Trò chuyện với đồng nghiệp.
Trao đổi, trò chuyện với những giáo viên dạy khối lớp 5 để hiểu thêm về
cái mới, cái khó của chương trình, sách giáo khoa, phương pháp dạy học và học
hỏi kinh nghiệm từ những giáo viên giỏi.
* Thăm dò.
* Thực nghiệm.
* Kiểm tra so sánh kết quả.
5.4. Phương pháp luyện tập- thực hành:
Đây là phương pháp rất quan trọng, giúp học sinh rèn được kĩ năng quan
sát lập dàn ý, viết đoạn văn, bài văn. Phương pháp này được sử dụng xuyên suốt
trong các giờ Tập làm văn.
6. Giả thuyết khoa học:
Nếu giáo viên có đầu tư và thực hiện tốt các giải pháp nâng cao chất
lượng trong các giờ dạy Tập làm văn thì chất lượng của môn Tiếng Việt nói
chung và kĩ năng tả người của phân môn Tập làm văn nói riêng sẽ được nâng
cao hơn.
3
II. NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận:
Xuất phát từ mục tiêu của môn Tiếng Việt, hình thành và phát triển ở
học sinh các kỹ năng (nghe, nói, đọc, viết) để học tập và giao tiếp trong các môi
trường xã hội.
Dạy Tập làm văn giúp học sinh mở rộng vốn sống, rèn luyện tư duy, bồi
dưỡng tâm hồn, cảm xúc, thẩm mỹ, hình thành nhân cách con người.
Dạy môn Tập làm văn ở lớp 5 để học sinh biết cách quan sát, lập dàn ý
và viết được bài văn tả người.
Rèn kỹ năng làm văn chủ yếu qua bài luyện tập thực hành. Học sinh
thường trải qua khâu cơ bản là: Xây dựng dàn ý, lập dàn bài chi tiết, chuyển một
phần của dàn ý thành đoạn văn, làm bài văn, rồi được học tập, rút kinh nghiệm
qua giờ trả bài viết.
Học sinh thực hành tả người theo những đề bài mở, trong đó đối tượng
miêu tả rất gần gũi với các em, phát huy vốn sống, vốn hiểu biết của các em.
* Các văn bản chỉ đạo:
Với tinh thần đổi mới phương pháp giáo dục cho phù hợp với sự phát
triển của đất nước, đồng thời dạy học nhằm phát huy tính tích cực học tập của
học sinh. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có những công văn hướng dẫn thực hiện
chương trình sách giáo khoa và chỉ đạo dạy học phù hợp với từng đối tượng học
sinh như:
Theo chương trình giáo dục phổ thông cấp Tiểu học (ban hành kèm theo
quyết định 16/2006/QĐ- BGD&ĐT ngày 05 tháng 5 năm 2006 của Bộ trưởng
Bộ Giáo dục Đào tạo và tài liệu hướng dẫn thực hiện chương trình theo "Chuẩn
kiến thức, kĩ năng" các môn học ở Tiểu học.
Thông tư 30/2014/TT-BGD&ĐT ngày 28 tháng 8 năm 2014 Thông tư
Ban hành Quy định đánh giá học sinh tiểu học.
Tài liệu hướng dẫn thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học các môn học
cấp Tiểu học (Kèm theo công văn số 5842/BGD&ĐT - VP ngày 01 tháng 9 năm
2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo).
Công văn số 9832/BGD&ĐT-GDTH ngày 01 tháng 9 năm 2006 của Bộ
Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn thực hiện chương trình các môn học lớp
4, 5 trong đó có phân môn Tập làm văn.
2. Cơ sở thực tiễn:
a/ Thực tiễn vấn đề nghiên cứu:
Năm học 2014-2015, chúng tôi được giao nhiệm vụ giảng dạy lớp 5A
gồm 28 học sinh, 5B gồm 27 học sinh. Kết quả việc học Tiếng Việt của các em
chưa cao, đặc biệt là đối với phân môn Tập làm văn.
Đối với thể loại văn tả người nhiều em làm bài chưa đạt, bài viết của các
em còn sơ sài, lỗi dùng từ đặt câu, sắp xếp ý chưa phù hợp, câu văn chưa chặt
chẽ.
Khả năng quan sát đối tượng miêu tả còn hạn chế, vốn kiến thức viết
văn còn nghèo nàn do các em lười đọc sách văn học, sách tham khảo, đặt câu
4
không đủ ý, dùng từ chưa thích hợp với văn tả người, viết còn sai lỗi chính tả
nhiều.
Bài văn còn rập khuôn theo những bài văn mẫu, không tự quan sát thực
tế cuộc sống dẫn đến bài văn của các em từ ngữ còn khô khan, chưa sử dụng
được các giác quan để quan sát, các hình ảnh so sánh, nhân hóa trong bài làm.
Còn một số em chưa hoàn thành một bài văn viết ở lớp đúng hẹn cho
giáo viên giảng dạy.
Thực tế đầu năm học còn một số em viết bài văn chưa đạt, đây là nỗi lo
lắng của chúng tôi vì nếu học sinh viết không đạt yêu cầu thì ảnh hưởng không
nhỏ đến chất lượng môn Tiếng Việt.
b/ Sự cần thiết về nội dung đề tài:
Với kết quả khảo sát chung, chất lượng môn Tập làm văn còn đạt tỷ lệ
thấp.
Nếu kéo dài thực trạng này thì học sinh sẽ không học tốt môn Ngữ văn ở
bậc Trung học cơ sở được.
Từ những thực trạng trên bản thân chúng tôi là giáo viên dạy lớp 5A, 5B
chúng tôi nhận thấy muốn nâng cao chất lượng phân môn Tập làm văn ở lớp 5
phải phụ thuộc rất lớn vào năng lực và sự nhiệt tình của giáo viên. Khi giảng dạy
giáo viên cần hướng dẫn các hoạt động nhịp nhàng giữa thầy và trò sao cho thầy
giữ vai trò chủ đạo, tổ chức và điều khiển quá trình dạy học trên lớp. Trò chủ
động chiếm lĩnh kiến thức mới một cách nhẹ nhàng, thoải mái, không hề áp đặt
hoặc gò ép.
3. Nội dung đề tài:
a/ Vấn đề đặt ra:
Nhìn chung, vấn đề dạy Tập làm văn hiện nay rất được chú trọng vì phân
môn Tập làm văn có một nhiệm vụ hết sức quan trọng đối với học sinh Tiểu học.
Ngành Giáo dục đã tổ chức các chuyên đề và cũng có nhiều phương pháp mới
đặt ra nhằm nâng cao chất lượng viết cho các em. Phải làm sao cho các em biết
quan sát, tìm ý, biết sắp xếp các ý thành dàn bài chi tiết để từ đó phát triển thành
đoạn văn hay bài văn hoàn chỉnh.
Từ thực tế giảng dạy trên lớp và khảo sát chất lượng đầu năm của học
sinh lớp 5A, 5B, bản thân chúng tôi thấy rằng ở mức độ viết hoàn chỉnh bài văn
chỉ có một số học sinh. Có em không cần quan tâm mình viết có đủ ý hay không
mà chỉ viết được nhiều câu là tốt rồi.
Với thực trạng như vậy, chúng tôi đã tìm ra được một số nguyên nhân
sau:
- Về giáo viên:
Giáo viên chưa khai thác triệt để ý đồ của sách giáo khoa, còn phụ thuộc
vào sách giáo viên.
Quá trình hướng dẫn học sinh viết đoạn văn hoàn chỉnh, giáo viên chưa
hướng dẫn kỹ để học sinh viết đoạn văn đúng thể loại. Tiết trả bài viết giáo viên
chưa chú trọng sửa chữa cho học sinh về cách dừng từ, cách đặt câu, viết một
đoạn văn theo yêu cầu của đề bài.
- Về học sinh:
5
Khi quan sát tìm ý học sinh ghi chép chưa cụ thể, nên khi lập dàn ý học
sinh chỉ lập một cách qua loa, chưa có sự chuẩn bị bài chu đáo cho bài văn viết.
Đến lớp nhiều em chưa tìm hiểu kĩ đề bài nên viết bài văn chưa hoàn
chỉnh. Do học sinh chưa nắm vững cấu tạo của bài văn tả người. Vì vậy một số
bài văn tả người diễn đạt chưa đúng đối tượng miêu tả.
Từ những nguyên nhân trên, dẫn đến các em học chưa tốt môn Tập làm
văn. Do đó, đầu năm học 2014-2015, trong phạm vi nghiên cứu, chúng tôi đã
khảo sát và thống kê chất lượng bài làm của học sinh lớp 5A, 5B như sau:
Số học sinh viết chưa đạt của hai lớp là:
Lớp 5A
TS: 28
Lớp 5B
TS: 27
Viết sai lỗi
chính tả.
6 HS
Dùng từ chưa
hợp lý
2 HS
Câu văn chưa
chặt chẽ
4 HS
Chưa đạt về
nội dung
3 HS
Viết sai lỗi
chính tả.
7 HS
Dùng từ chưa
hợp lý
3 HS
Câu văn chưa
chặt chẽ
3 HS
Chưa đạt về
nội dung
3 HS
Từ việc điều tra trên cho thấy học sinh chưa đạt yêu cầu chiếm tỉ lệ cao.
Do đó chúng tôi quyết định chọn đề tài “Biện pháp giúp học sinh lớp 5A, 5B
Trường Tiểu học Cầu Khởi A học tốt phân môn Tập làm văn thể loại văn tả
người” để nghiên cứu trong năm học này. Đây là một việc làm thiết thực mà
trong mỗi giáo viên đứng lớp như chúng tôi băn khoăn, suy nghĩ nên dạy như thế
nào để nâng cao hiệu quả các giờ dạy trên lớp nói chung và dạy Tập làm văn cho
học sinh lớp 5 bậc Tiểu học nói riêng.
b/ Giải pháp chứng minh vấn đề được giải quyết:
Để đưa chất lượng môn Tập làm văn thể loại miêu tả người, chúng tôi
mạnh dạn đưa ra một số biện pháp sau:
- Về giáo viên:
Giáo viên phải đầu tư thiết kế các hoạt động dạy học, sáng tạo, phong
phú. Nắm vững được từng hoạt động của tiết dạy.
Quá trình hướng dẫn học sinh viết đoạn văn hoàn chỉnh giáo viên cần
quan sát lớp học. Đối với học sinh có năng khiếu, giáo viên giao việc cụ thể cho
các em tự thực hành, nhưng phải quan sát chặt chẽ việc viết đoạn văn đúng thể
loại. Tiết trả bài viết chú trọng sửa chữa thật kĩ về cách dùng từ ngữ, cách đặt
câu và liên kết câu chặt chẽ trong đoạn văn, bài văn.
Đối với học sinh chậm các kĩ năng giáo viên hướng dẫn trực tiếp cho
các em về kỹ năng lập dàn bài, tìm ý, làm nháp và sửa chữa. Tạo không khí lớp
học thoải mái, phát huy tính tích cực trong học tập.
- Về học sinh:
Để học sinh chuẩn bị kỹ khi làm một bài văn tả người, trước tiên các em
phải phân tích đề để nắm rõ trọng tâm của đề bài là đối tượng cần tả nói về ai?
Kiểm tra thường xuyên xem các em có nắm vững cấu tạo của bài văn tả
người để áp dụng khi làm bài.
6
Từ những thực trạng và cơ sở lý luận trên, để học sinh học tốt phân môn
Tập làm văn chúng tôi nhận thấy cần phải rèn luyện cho các em các kỹ năng:
* Tích lũy kiến thức:
Thực tế cho thấy nếu học sinh có vốn hiểu biết rộng về văn học thì các
em sẽ phản ánh một vấn đề nào đó bằng văn bản dễ dàng và súc tích hơn so với
những em hiểu biết ít về văn học, vốn từ nghèo nàn. Vì thế, học sinh cần tích lũy
kiến thức khi học, khi đọc và cả kiến thức trong cuộc sống. Để khi làm bài văn
miêu tả mới có thể đi sâu, tả kỹ mà không mang tính liệt kê, hay kể lể miên man
nhưng lại gây được hứng thú cho người đọc.
Để giúp học sinh tích lũy kiến thức, chúng tôi đã yêu cầu các em lập
quyển “Sổ ghi chép” và ghi từng mảng cụ thể.
Những câu văn hay, những đoạn văn hay, lời hay ý đẹp, gương người tốt
việc tốt…Việc rèn cho học sinh có thói quen viết sổ tay ghi chép giúp các em
thu thập ý, câu, đoạn văn hay bổ sung vốn từ nghèo nàn của mình và còn giúp
các em hạn chế được lỗi dùng từ, lỗi chính tả…
* Tìm hiểu đề:
Chúng tôi thường nhắc nhở học sinh, muốn làm bài Tập làm văn tốt
trước tiên phải hiểu kỹ đề, hiểu các yêu cầu của đề: Đề thuộc thể loại gì? Đề bài
yêu cầu cần tả ai? Người ấy làm nghề gì? Tác phong, tính cách ra sao?
Muốn xác định đúng yêu cầu của đề bài, học sinh cần đọc kỹ đề bài,
bám sát yêu cầu của đề. Biết tìm ý, xây dựng dàn bài chi tiết trên cơ sở dàn bài
chung để miêu tả đúng đối tượng cần miêu tả.
* Quan sát chọn lọc chi tiết và lập dàn ý:
Để làm tốt một bài văn tả người, các em cần quan sát kỹ người cần tả và
lựa chọn những chi tiết phù hợp nổi bật, riêng biệt của người đó để miêu tả rõ
ràng, đầy đủ.
Muốn tìm ý tốt, phong phú, chúng tôi yêu cầu các em phát triển nhiều ý
tưởng khác nhau. Một chi tiết không thể thiếu mà giáo viên cần khẳng định cho
học sinh là: Khi tả đặc điểm về hình dáng, tính cách của một người luôn phụ
thuộc vào nghề nghiệp của người đó.
Sau khi tìm ý, các em cần sắp xếp ý theo một trình tự hợp lý. Mỗi bài
văn của học sinh cần có bố cục 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài) đúng yêu cầu
đề bài và diễn đạt phong phú.
* Mở bài:
Giới thiệu đối tượng miêu tả bằng cách quan sát trực tiếp hay gián tiếp.
Có em mở bài bằng một hai câu văn, cũng có em mở bài bằng cả đoạn văn. Dẫu
có mở bài bằng cách nào thì cũng không được tách rời nội dung đã xây dựng. Ở
đây, tùy nghệ thuật vào bài của mỗi em mà giáo viên góp ý, không gò bó, áp đặt.
Ví dụ: Để bài: “Tả thầy giáo (hoặc cô giáo) mà em kính yêu”
+ Có em mở bài trực tiếp: Trong những năm học vừa qua, người cô mà
em quý yêu nhất là cô Thu Cúc, đã dạy em năm lớp Một.
+ Có em mở bài dài hơn, sinh động và gây ấn tượng vì đã thể hiện được
tình cảm thật chân thành và xúc động:
“ Em chào cô ạ !
Trước mặt tôi, vẫn nét mặt hiền từ vui vẻ cô đáp lại nhẹ nhàng:
7
Chào em, mới về thăm ngoại hả Lan?
Cô Thanh là người tôi rất kính yêu. Sau bao năm xa cách, giờ gặp lại,
bao kỷ niệm xưa như sống lại trong tôi”.
* Thân bài:
Tả ngoại hình rồi tả tính cách, hoạt động của người đó hoặc tả xen kẽ
ngoại hình khi thể hiện tính tình, hoạt động.
Giúp học sinh biết chọn những nét tiêu biểu về ngoại hình, tính tình và
hoạt động, tránh liệt kê đầy đủ nhưng nặng nề khô khan.
VD: “Tả hình dáng và tính tình của cô giáo, thầy giáo mà em kính yêu”
Thời gian trôi qua đã lâu nhưng em vẫn nhớ mãi gương mặt hiền hòa và
giọng nói dịu dàng của cô Thu Cúc, cô giáo dạy em hồi lớp Một. Cô có đôi mắt
nâu đen luôn ánh lên vẻ dịu dàng. Khuôn mặt trái xoan và làn da trắng mịn.
Sóng mũi cao, môi hình trái tim không tô son mà vẫn đỏ hồng. Khi cô cười, một
lúm đồng tiền hiện bên má trái rất có duyên.
Đến lớp cô chỉ mặc áo dài trắng, mỗi lần cô giảng bài giọng nói của cô
trầm ấm và truyền cảm làm sao! Cô đã ngoài ba mươi tuổi, nhờ vóc người mảnh
mai, nhỏ nhắn và mái tóc dài đen mượt thả xuống ngang vai trông cô trẻ hơn
tuổi rất nhiều. Em khắc ghi mãi hình ảnh ngày đầu đến lớp cô đã dắt em đến tận
chỗ ngồi âu yếm dặn dò…
* Kết bài:
Có hai cách kết bài khác nhau (kết bài mở rộng và kết bài không mở
rộng) nhưng tất cả đều phải xuất phát từ nội dung chính. Cũng như mở bài, các
em nêu cảm xúc, cảm nghĩ của mình về đối tượng được tả.
Khi hướng dẫn học sinh viết văn thì biện pháp chủ yếu của chúng tôi là
giúp học sinh chọn những phần kết bài nào hay để vận dụng vào trong khi làm
bài.
VD: Kết bài không mở rộng:
Người cô thật đáng kính ấy đã chắp đôi cánh ước mơ cho tôi bước vào
đời với hành trang kiến thức thật vững vàng.
VD: Kết bài có mở rộng:
“Cô tôi như thế đấy! Tôi nhớ mãi về cô. Đến nay, hình ảnh cô, với bao
kỷ niệm luôn sống mãi trong tôi. Tình cảm sâu sắc, đằm thắm giữa tôi và cô khó
mà quên được”.
c. Viết thành một đoạn hoàn chỉnh:
Đây là khâu quan trọng nhất, cũng là khâu khó nhất. Trên cơ sở của dàn
bài mà các em đã lập, các em viết thành câu, đoạn và bài hoàn chỉnh. Giáo viên
cần lưu ý cho học sinh lời văn phải gãy gọn, ý rõ ràng, rành mạch, trong sáng.
Giúp các em diễn đạt có hình ảnh, biết sử dụng biện pháp nghệ thuật như so
sánh, nhân hóa, liên tưởng …để làm nổi bật về đặc điểm hình dáng, tính tình của
người cần tả. Qua đó biểu lộ được cảm xúc của mình đối với người được tả.
Ví dụ: Tả hình dáng của bố em.
Bố em là một nông dân. Năm nay bố em hơn bốn mươi tuổi, dáng hơi
gầy nhưng chắc khỏe, da đen cháy vì phơi nắng. Những sợi tóc đen và bạc đan
xen lẫn nhau. Mắt một mí có vẻ hiền hiền. Miệng rộng, khi cười mấy cái răng
cửa hàm trên hơi chìa ra, vẻ cởi mở. Bố hay mặc bộ quần áo bà ba, mỗi khi ra
8
vườn ống quần và tay áo thường xoắn cao gọn gàng và chiếc nón cối rộng vành
úp chụp lên đầu.
Ngoài ra, cần giúp học sinh biết sắp xếp ý và sử dụng từ ngữ, viết câu có
cảm xúc, lôi cuốn sự chú ý của người đọc. Muốn vậy, học sinh phải biết liên
tưởng, so sánh để lựa chọn những từ ngữ giàu hình ảnh và gợi cảm. Thường
xuyên vận dụng vào bài văn các từ ngữ mở rộng như từ ghép, từ láy, hạn chế sử
dụng từ đơn và lối viết văn không gãy gọn. Giáo viên chú trọng rèn học sinh biết
cách sắp xếp ý trong bài văn cho chặt chẽ với nhau. Nghề nghiệp của một người
luôn liên quan đến hình dáng, tính cách, hoạt động và thể hiện rõ bản chất của
người đó.
Giáo viên cần giúp học sinh hiểu rõ điều này để tách rời ra.
Đặc biệt lưu ý: Khi viết bài Tập làm văn tả người là phải đọc và rà soát
bài sau khi viết xong để tránh các lỗi sai về chính tả, các lỗi về dùng từ như: Lặp
lại, hoặc dùng từ không chính xác và bố cục bài văn chưa chặt chẽ…
Ngoài ra hạn chế được lỗi dấu câu thông thường do sơ sót mắc phải
trong khi viết.
Muốn khắc phục dần khuyết điểm này, trong quá trình viết cần chú ý
suy nghĩ vận dụng cho đúng, lập dàn bài chi tiết trước khi hoàn thành bài văn.
Sau khi viết xong cần đọc và rà soát lỗi.
d. Cung cấp từ ngữ tả hình dáng của người:
+ Miêu tả mái tóc: Đen nhánh, đen mượt, hoa râm, muối tiêu, bạc phơ,
óng ả, óng mượt, lơ thơ, xơ xác,…
+ Miêu tả đôi mắt: Một mí, hai mí, bồ câu, đen láy, đen nhánh, linh hoạt,
sinh động, long lanh, sáng ngời, hiền hậu, mơ màng,...
+ Miêu tả cánh mũi: Cao, thấp, to, nhỏ, dọc dừa,…
+ Miêu tả đôi má: Phúng phính, bầu bầu, bầu bĩnh, hóp, hồng hào, ửng
hồng, lúm đồng tiền,…
+ Miêu tả cái miệng: Nho nhỏ, nhỏ nhắn, xinh xinh, móm mém, môi
son,…
+ Miêu tả hàm răng: Trắng, trắng ngà, trắng tinh, răng sún, răng khểnh,
răng giả, răng sữa,…
+ Miêu tả cái càm: Càm chẻ, nhọn, quai hàm bậm, vuông vức, có chòm
râu,…
+ Miêu tả vành tai: To, nhỏ, mỏng, dày,…
+ Miêu tả làn da: Trắng trẻo, nõn nà, mịn màn, trắng hồng, đỏ thắm, đen
xì, ngăm ngăm, nhẵn nhụi, nhăn nheo,…
+ Ngực: Nở nang, căn phòng, hằn rõ xương sườn,...
+ Bụng: To, nhỏ, thon, phệ, tròn vo,...
+ Lưng: Ngắn, dài, thẳng, cong, khom, hơi còng,...
+ Miêu tả vóc người: Vạm vỡ, mập mạp, nho nhã, còm nhom, tầm
thước, cao lớn, lùn tịt,…
+ Vai: Rộng, hẹp, nở nang, chắc nịch,...
đ. Cung cấp từ ngữ tả tính tình của người:
+ Tính nết: Hiền, hiền lành, hiền hòa, hiền hậu, ôn hòa, bình tĩnh, chững
chạc, thật thà, thẳng thắn, trung thực, bạo dạn, đoan trang, nghiêm trang, thận
9
trọng, siêng năng, chăm chỉ, cần cù, chịu khó, vui vẻ, vô tư, bao dung, vị tha, lễ
phép,...
+ Thể hiện qua lời nói: Niềm nở, ngọt ngào, nhỏ nhặn, lễ độ, thì thầm,
hài hước, dễ thương, dễ mến, khe khẽ, lanh lợi,…
+ Thể hiện qua tiếng cười: Ha ha, khanh khách, khúc khích, hề hề, sằn
sặc, giòn giã, toe tét, chúm chím, tũm tĩm,…
+ Thể hiện qua tiếng khóc: Oa oa, hu hu, hích hích, mếu máo, sướt
mướt, nghẹn ngào, nức nỡ, rưng rưng, đầm đìa,…
+ Thể hiện qua cử chỉ: Trìu mến, mơ màng, đăm đắm, chăm chú, ngơ
ngác, lim dim, khoan thai, chậm chạp, hấp tấp, nhanh nhẹn, rảo bước, tung tăng,
lon ton, hấp ta hấp tấp, uể oải, chiễm chệ,…
+ Tình cảm ảnh hưởng đến hình dáng và tính tình: Vui mừng, vui
sướng, mừng rỡ, mừng quýnh, buồn rầu, buồn bã, buồn bực, buồn cười, buồn
thiu, buồn phiền, rầu rĩ, giận dữ, giận hờn, hờn dỗi, ghét cay ghét đắng, thương
mến, yêu thương, thương hại, thương xót, thương nhớ, đau khổ, đau đớn, đau
lòng, đau buồn,…
e. Cung cấp từ ngữ tả về hoạt động của người:
+ Về việc làm: Thành thạo, thạo nghề, cặm cụi, say sưa, mải mê, hăng
say, thông thả, tháo vác, vụn về, loay hoay, vất vả,…
+ Về kết quả: Thành công, thành đạt, nổi tiếng, danh tiếng, xuất sắc, thất
bại, thua kém, phê phán, phê bình, thiệt thòi,…
* Biện pháp dạy phân môn Tập làm văn đối với học sinh chậm các kĩ
năng:
- Đối với học sinh viết sai lỗi chính tả:
Học sinh viết sai lỗi chính tả là những học sinh chưa hiểu về quy tắc viết
chính tả và chưa có kỹ năng viết đúng theo phương ngữ địa phương.
+ Giáo viên phân loại đối tượng học sinh theo từng mức độ.
+ Hướng dẫn học sinh viết đúng, viết đẹp theo hình thức cá nhân.
+ Luyện viết từ khó nhiều lần để học sinh viết đúng.
Ví dụ:
Học sinh viết sai:
Sửa lỗi chính tả:
tằm thướt
tầm thước
sinh sắn
xinh xắn
niếp nhăng
nếp nhăn
dui dẻ
vui vẻ
........
........
- Đối với học sinh dùng từ chưa hợp lý:
Để hướng dẫn học sinh dùng từ hợp lý, biết chọn lọc từ ngữ sinh động
trong văn miêu tả. Giáo viên cần giúp học sinh hiểu nghĩa từ hướng dẫn kỹ để học
sinh biết cách dùng từ đặt câu.
Ví dụ:
+ Bé đi “chưa cứng” cần sửa lại: Bé đi “chưa vững”
+ Dáng đi của ông “cong cong” cần sửa lại: Ông em lưng “hơi còng”
nên đi lại khó khăn.
- Đối với học sinh câu văn chưa chặt chẽ:
10
* Lỗi do câu thiếu chủ ngữ.
Ví dụ: “Năm nay vừa lên hai tuổi, dễ thương.” Sửa lại: “Bé Mai năm
nay vừa lên hai tuổi trông rất dễ thương.”
Giáo viên hướng dẫn cho học sinh nhận biết câu văn trên thiếu bộ phận
nào? Để học sinh sửa cho đúng, giáo viên đặt câu hỏi cho học sinh tìm bộ phận
thứ nhất trong câu “Ai, cái gì ?”.
* Lỗi do thiếu vị ngữ.
Ví dụ: “Ba mẹ em và anh em” sửa lại “Ba mẹ em và anh em là người
thân của em”.
Giáo viên cần chỉ rõ cho học sinh câu văn trên còn thiếu bộ phận vị ngữ.
Đặt câu hỏi cho học sinh tìm bộ phận thứ hai trong câu “ Ai làm gì? Ai như thế
nào?”
- Đối với học sinh chưa đạt về nội dung.
Ví dụ:
Mở bài “trực tiếp”:
Em có một đứa em trai tên là Gia Luân. Sửa lại là: Em có một em trai
đang tuổi tập nói, tập đi, bé tên là Gia Luân.
Mở bài gián tiếp:
Ví dụ: Một hôm nọ, chúng em không ai quên được hình ảnh một bạn Kim
Anh. Sửa lại là: Hôm gặp lại nhau, em không sao quên được hình ảnh bạn Kim
Anh, một bạn gái vui tính, hiền từ, luôn chia sẻ cùng em những lúc vui buồn.
Viết được đoạn mở bài cho bài văn tả người theo hai kiểu trực tiếp và
gián tiếp, giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh trả lời các câu hỏi: Người em
định tả là ai? Tên là gì? Em có quan hệ với người ấy như thế nào? Em gặp gỡ,
quen biết hoặc nhìn thấy người ấy trong dịp nào? ở đâu? Em kính trọng, yêu
quý, ngưỡng mộ…người ấy như thế nào?
Kết bài:
Hướng dẫn học sinh viết được đoạn kết bài cho bài văn tả người theo hai
kiểu mở rộng và không mở rộng.
- Kết bài không mở rộng: Nêu nhận xét chung hoặc nói lên tình cảm của
em với người được tả.
Ví dụ:
Em rất diễm phúc có được một người bà đáng kính, thấy được hạnh phúc
đó, em luôn luôn giúp bà trong lúc tuổi già sức yếu để bà vui lòng sống mãi mãi
bên em.
- Kết bài mở rộng: Từ hình ảnh, hoạt động của người được tả, suy rộng
ra các vấn đề khác.
Ví dụ: Tả một người thân trong gia đình.
Ông được con cháu trong nhà vâng lời, được bà con hàng xóm quý mến.
Ai cũng khen ông thọ và đẹp lão. Nếu được một điều ước như trong những câu
chuyện cổ tích mà ông hay kể, em sẽ ước ông khỏe mãi, sống mãi bên em.
Lập dàn bài chi tiết:
Đề bài 1: Tả hình dáng, tính tình của em bé đang tuổi tập đi.
Mở bài:
Giới thiệu em bé được tả tên gì? Trai hay gái? Có quan hệ gì với em?
11
Bé Hoàng thường được gọi là Cún con
Hôm nay là buổi tập đi đầu tiên, cả nhà đều vui sướng khi thấy em bé đi
được ba, bốn bước.
Thân bài:
a. Tả hình dáng của em bé:
.Bé được bao nhiêu tháng tuổi, có đặc điểm gì nổi bật? (Bé được chín
tháng tuổi, miệng toét cười để lộ mấy chiếc răng sữa thật dễ thương).
Những đặc điểm về hình dáng:
Thân hình, da dẻ, khuôn mặt, mái tóc, đôi má, môi, miệng, răng lợi, chân
tay…
. Khuôn mặt bé bầu bĩnh, khi cười đỏ hồng như trái táo chín.
. Đôi mắt to tròn long lanh.
. Mái tóc ngắn cũn cỡn thường choàng trên đầu chiếc khăn màu trắng.
. Đôi môi lúc nào cũng mỏng và đỏ như thoa son.
. Cằm có ngấn biểu hiện sự mập mạp, cứng cỏi của bé.
. Hai tay luôn hoạt động, cầm được thứ gì là cho ngay vào miệng để
gặm. Những ngón tay nhỏ xíu dễ thương.
. Quần áo bé thường mặc khi trời nóng, lạnh và ở nhà.
. Thích mặc quần áo trắng, thích đi giầy vải.
b. Tính tình ngây thơ của bé:
Tập đi, tập nói:
. Lẫm chẫm đi được vài bước hai tay giơ ngang như diễn viên tí hon.
Vừa đi vừa cười híp cả mắt.
Đang tuổi tập nói nên bé bi bô suốt cả ngày. Thích bập bẹ những
tiếng: Ba, mẹ, bé!
Sinh hoạt của bé:
Khoẻ mạnh, ít bệnh, ít khóc nhè, thích tắm, thích nghe mẹ hát, thích
chơi ô tô, tàu hoả.
Kết bài:
Cảm nghĩ của em về người tả: Tôi rất yêu em bé, cùng mẹ giúp em bé
tập đi, dạy hát và mong bé chóng lớn.
Đề bài 2: Tả ông (hoặc) bà của em.
Mở bài:
Giới thiệu người định tả:
Bà ngoại là người em yêu quý nhất và cũng là người chăm sóc và
cưng chiều em nhất.
Thân bài:
a. Tả hình dáng:
Bà bao nhiêu tuổi, còn khoẻ hay yếu, có những nét gì đặc biệt?
“Bà năm nay đã 70 tuổi nhưng vẫn còn nhanh nhẹn. Bà thường mặc
áo bà ba trắng với quần dài đen rất giản dị”
Những biểu hiện của tuổi già qua mái tóc, nếp nhăn trên mặt, ánh mắt,
miệng, răng, lưng, da dẻ, dáng đi.
. Lưng còng nhưng dáng đi vẫn còn nhanh nhẹn.
12
. Mái tóc dài nhưng bạc phơ giống như những bà tiên trong chuyện cổ
tích.
. Khuôn mặt có nhiều nếp nhăn, mỗi khi bà cười những nếp nhăn hằn
lên rất rõ.
. Đôi mắt bà mờ không còn tinh nhanh như hồi trước nữa. Khi đọc
sách hay làm gì thì phải đeo kính.
. Nước da đã chuyển sang màu nâu có điểm những chấm đồi mồi.
. Bàn tay nổi rõ những đường gân xanh.
b. Tả tính tình:
Những thói quen và sở thích của bà: Mặc dù đã lớn tuổi, nhưng bà vẫn
thích làm việc nhà (quét nhà, nấu cơm…) Bà thích ăn trầu mặc dầu chỉ còn vài
cái răng. Bà thích trồng cây và chăm sóc cây cối quanh nhà.
Mối quan hệ của bà với con cháu, hàng xóm…
(Bà là người yêu thương con cháu, chăm sóc chúng em từng ly từng tí,
dạy bảo chúng em những điều tốt điều hay. Thường kể chuyện cổ tích cho chúng
em nghe. Đối với hàng xóm bà cư xử rất tốt ai cũng yêu mến bà).
Kết bài:
Tình cảm của em đối với bà:
Em yêu quý bà, mong bà sống thật lâu, thật khoẻ mạnh. Em cố gắng
học giỏi để bà vui mừng.
* Đối với học sinh chậm các kĩ năng:
- Khi học sinh lập dàn ý hay làm bài giáo viên theo dõi và giúp đỡ kịp
thời lúc các em gặp khó khăn trong việc dùng từ, đặt câu, tìm ý cho bài văn.
- Bên cạnh việc rèn những học sinh còn chậm, giáo viên không thể
quên các em đã viết văn tương đối, cần nâng dần mức độ viết văn của các em
lên cao hơn nữa thành một bài văn hoàn chỉnh.
- Ngoài việc rèn viết đúng giáo viên cần xây dựng nề nếp tốt. Học sinh
có thói quen lập dàn bài, đọc nhiều bài văn hay, phát huy tính tích cực học tập,
chủ động sáng tạo, học sinh tham gia vào tiết học, tích lũy vốn hiểu biết thông
qua môn học khác để học sinh viết văn hay hơn, hoàn chỉnh hơn.
Ví dụ: Dàn bài chi tiết
Đề bài: Tả chị gái của tôi.
Mở bài:
+ Giới thiệu người chị được tả tên gì? Có quan hệ gì với em ?
+ Chị Hương là chị ruột của em.
+ Chị là người rất yêu quý em và cũng là người chăm sóc ,chiều
chuộng em nhất.
Thân bài:
+ Chị em năm nay khoảng 23 tuổi, dáng người thanh thanh, chị thường
mặc áo màu hồng trông rất xinh.
+ Mái tóc mượt, xoã ngang lưng, đôi mắt sáng long lanh, khuôn mặt
trái xoan, nước da trắng hồng, má lúm đồng tiền.
+ Chị luôn làm mọi việc nhà giúp mẹ: nấu cơm, giặt quần áo, lau nhà
và chăm sóc em, chị hay hướng dẫn em giải những bài toán khó.
Kết bài:
13
+ Cảm nghĩ của em về chị.
+ Em rất yêu chị! Chị luôn là tấm gương cho em học tập.
+ Em cố gắng học tập cho chị vui lòng.
* Đối với học sinh năng khiếu:
- Giáo viên cần cho học sinh có năng khiếu diễn đạt đọc những bài
văn hay, bài văn mẫu, cung cấp vốn từ ngữ. Thông qua bài văn hay, học sinh
trao đổi tìm ra cái hay, cái đáng học của đoạn văn, bài văn, từ đó rút kinh
nghiệm cho mình.
Ví dụ: Tả một bạn học của em.
Trong lớp có rất nhiều bạn tốt, bạn nào cũng đáng mến, đáng yêu,
nhưng em thích nhất là bạn Thanh Vy.
Thanh Vy năm nay vừa tròn 10 tuổi. Vóc người nhỏ nhắn, dáng đi
nhanh nhẹn. Khuôn mặt trái xoan, nổi bật trên khuôn mặt ấy là cặp mắt to sáng
long lanh. Các bạn trong lớp thường gọi Thanh Vy bằng cái tên nghe thật ngộ
nghĩnh “Cặp mắt biết cười”. Thật vậy, nhìn vào cặp mắt của Thanh Vy, ai cũng
cảm thấy lòng mình phấn chấn hẳn lên, mọi mệt nhọc, phiền muộn đều tan biến.
Hằng ngày, Thanh Vy đến trường với bộ đồng phục quen thuộc váy
xanh, áo trắng và chiếc khăn quàng đỏ thắm trên vai. Giọng nói của Vy nhỏ nhẹ,
tính tình hiền lành dễ chan hoà với mọi người. Vy học rất giỏi, trong giờ học bạn
hăng hái phát biểu xây dựng bài. Vy còn luôn giúp đỡ những bạn học yếu. Vào
giờ ra chơi Vy thường ở lại trong lớp để giảng lại bài cho các bạn tiếp thu chậm.
Những ai cần hỏi, Vy đều tận tình giúp đỡ.
Thanh Vy không những là một trò giỏi mà còn là một người con
ngoan. Bạn giúp đỡ mẹ nấu cơm, dọn dẹp nhà cửa. Có lần Vy tâm sự với em “
Cha mẹ làm lụng vất vả để cho ta được ăn học, ta phải cố gắng học giỏi, giúp đỡ
cha mẹ để cha mẹ vui lòng”.
Em rất yêu quý Vy, bạn ấy là tấm gương tốt để cho em noi theo. Em
tự hứa với mình sẽ cố gắng học tập thật tốt để xứng đáng là bạn thân của Thanh
Vy.
- Giáo viên đọc những bài văn hay có ý riêng, có sáng tạo: Gợi ý cho
học sinh trao đổi về kinh nghiệm viết về một bài văn tả người: (Mở bài như thế
nào sẽ hay hơn? Thân bài tả hoạt động nào chính? Tả theo trình tự như thế nào
cho hợp lý? Bài văn bộc lộ cảm xúc như thế nào qua người định tả? Những câu
văn nào giàu hình ảnh...).
- Học sinh tích cực chọn đoạn văn chưa hay, viết lại cho hay hơn
trong tiết trả bài viết.
- Với những biện pháp trên, hàng tuần chúng tôi thường trao đổi với
đồng nghiệp trong buổi họp chuyên môn để lắng nghe ý kiến đồng nghiệp nhằm
tìm ra giải pháp mới tiếp theo để nâng dần chất lượng phân môn Tập làm văn.
3. Kết quả đề tài:
- Sau khi áp dụng đề tài trên vào năm học 2014-2015, kết quả phân
môn Tập làm văn ở lớp 5A, 5B đạt như sau:
14
* Lớp 5A:
Giai đoạn
Đầu năm
Cuối HK I
Cuối HK II
Dự kiến chất
lượng
CHK II
Tổng số
học sinh
của lớp
28
28
28
Viết sai
lỗi chính
tả
6
3
Dùng từ
chưa
hợp lý
2
1
Câu văn
chưa
chặt chẽ
4
2
Chưa đạt về
nội dung
3
1
100% Học sinh làm bài đạt phân môn Tập làm văn
* Lớp 5B:
Giai đoạn
Đầu năm
Cuối HK I
Cuối HK II
Dự kiến chất
lượng
CHK II
Tổng số
học sinh
của lớp
27
27
27
Viết sai
lỗi chính
tả
7
3
Dùng từ
chưa
hợp lý
3
2
Câu văn
chưa
chặt chẽ
3
1
Chưa đạt về
nội dung
3
1
100% Học sinh làm bài đạt phân môn Tập làm văn
* Với kết quả trên, chúng tôi nhận thấy phân môn Tập làm văn ở lớp 5A,
5B có tiến bộ rõ rệt. Số học sinh viết chưa đạt giảm dần theo từng giai đoạn nên
chúng tôi mạnh dạn thực hiện theo đề tài này.
- Học sinh đã khắc phục những mặt tồn tại và thực hiện được bài văn hoàn
chỉnh hơn, các lỗi sai về dùng từ, cách diễn đạt, lỗi chính tả được hạn chế. Chất
lượng của phân môn Tập làm văn được nâng cao.
15
III. KẾT LUẬN
1. Bài học kinh nghiệm:
Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài bản thân chúng tôi đã
rút ra được những kinh nghiệm sau:
- Đối với giáo viên:
Giáo viên phải đầu tư thiết kế các hoạt động dạy học, sáng tạo, phong
phú. Nắm vững được từng hoạt động của tiết dạy.
Quá trình hướng dẫn học sinh viết đoạn văn hoàn chỉnh giáo viên cần
quan sát lớp học. Đối với học sinh có năng khiếu, giáo viên giao việc cụ thể cho
các em tự thực hành, nhưng phải quan sát chặt chẽ việc viết đoạn văn đúng thể
loại.
Đối với học sinh chậm các kĩ năng giáo viên hướng dẫn trực tiếp cho
các em về kỹ năng lập dàn bài, tìm ý, làm nháp và sửa chữa. Tạo không khí lớp
học thoải mái, phát huy tính tích cực trong học tập.
Dạy phân môn Tập làm văn giáo viên cần chú ý đến hướng dẫn học
sinh tìm hiểu đề bài, quan sát lập dàn ý, tích lũy kiến thức, viết đoạn văn hoàn
chỉnh, bồi dưỡng năng lực quan sát, rèn kỹ năng trình bày, rèn chữ viết cho học
sinh, biết sửa lỗi về nội dung và hình thức diễn đạt. Phải biết kết hợp nhiều
phương pháp, biện pháp, áp dụng cho việc dạy Tập làm văn. Để đạt được kết
quả trên, bản thân giáo viên có nhiều nỗ lực trong giảng dạy, phải tìm tòi những
phương pháp, biện pháp để giúp học sinh tiếp thu nhanh và viết hoàn chỉnh bài
văn tả người hay hơn.
Giáo viên thường xuyên rèn cho học sinh cách viết bài văn để nâng
cao dần chất lượng phân môn Tập làm văn. Đặc biệt giáo viên phải kiên trì uốn
nắn cho các em kịp thời, rèn kỹ năng viết văn hay, luôn quan tâm giúp đỡ các
em học sinh chậm kĩ năng viết để các em hoàn chỉnh một đoạn văn, bài văn.
Bên cạnh đó việc rèn viết cho học sinh phải tạo thành nề nếp và thói
quen ngay từ buổi đầu khi giáo viên lên lớp giảng dạy. Đó còn là vấn đề quan
trọng đòi hỏi giáo viên phải kết hợp nhiều biện pháp tích cực đồng thời áp dụng
các chuyên đề đã tập huấn.
Giáo viên chủ nhiệm thường xuyên tiếp xúc với từng phụ huynh học
sinh để trao đổi về việc học tập của các em.
Chính vì thế, khi vận dụng thực hiện giải pháp trong đề tài này chúng
tôi phải kiên trì uốn nắn cho các em, phân bố thời gian hợp lý để rèn cho từng
đối tượng học sinh giúp nâng cao chất lượng phân môn Tập làm văn. Phối hợp
với các phương pháp: Nêu gương, khen ngợi, kích thích học sinh hứng thú học
tập.
- Đối với học sinh:
+ Trong văn chương các em không cần viết những lời hoa mỹ mà sáo
rỗng. yêu cầu các em viết bài văn, dẫu còn vụng về, dẫu còn ngây thơ nhưng là
16
lời văn chân thật nhất, bắt đầu những cái bé nhỏ gần gũi nhất, đời thường nhất,
cái chân thật trong cuộc sống, trong học tập.
+ Trong quá trình học tập cần thể hiện vai trò chủ thể tích cực trong
các hoạt động để có được kĩ năng cần thiết.
+ Cần phát huy tính chủ động, năng động, sáng tạo trong hoạt động
học, tự do phát biểu ý kiến để rèn luyện cho mình phương pháp học tập tích cực
và rèn luyện kĩ năng diễn đạt tốt, để vận dụng vào cuộc sống thực tế.
2. Hướng phổ biến, áp dụng đề tài:
Đề tài này đã được vận dụng thành công ở lớp 5A, 5B trường Tiểu
học Cầu Khởi A và đã giúp học sinh đạt chất lượng cao hơn ở phân môn Tập
làm văn, chúng tôi đã mạnh dạn áp dụng đề tài này cho tất cả học sinh khối lớp
5 trong nhà trường và phổ biến trong các trường lân cận để nghiên cứu thực
hiện.
Trong suốt thời gian nghiên cứu đề tài không thể tránh khỏi những
thiếu sót. chúng tôi rất mong hội đồng khoa học của ngành đóng góp ý kiến bổ
sung để đề tài chúng tôi thật sự có chất lượng và được áp dụng rộng rãi nhiều
trường trong năm học tới.
3. Hướng nghiên cứu tiếp đề tài:
Hướng tiếp theo chúng tôi sẽ nghiên cứu sâu hơn về thể loại văn miêu
tả dạng bài tả cảnh ở phân môn Tập làm văn lớp 5.
Cầu Khởi, ngày 09 tháng 03 năm 2015
Nhóm thực hiện:
Nguyễn Thị Cúc
Nguyễn Thị Dung
17
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Phương pháp dạy học môn Tiếng Việt ở Tiểu học. Lê Phương Nga –
Nguyễn Trí
- Dạy và học môn Tiếng Việt ở tiểu học theo chương trình mới. Nguyễn Trí
- Tài liệu bồi dưỡng giáo viên theo chương trình tiểu học mới. Đặng Huỳnh
Mai
- Sách giáo khoa, sách giáo viên môn Tiếng Việt lớp 5 tập I, tập II. Bộ Giáo
dục và đào tạo
- Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kĩ năng các môn học ở Tiểu học
năm 2009.
- Hướng dẫn điều chỉnh nội dung các môn học ở Tiểu học năm 2011.
- Phương pháp dạy môn Tiếng Việt (Đại học từ xa-Huế).
- Báo Giáo dục thời đại và các bài báo có liên quan đến phân môn Tiếng
Việt.
- Tạp chí Giáo dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo số 4/2014, Tập 2.
18
V. MỤC LỤC
TT
I
1
2
3
4
5
6
II
1
2
3
4
III
1
2
3
IV
V
NỘI DUNG
MỞ ĐẦU
Lí do chọn đề tài
Mục đích nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu
Giả thuyết khoa học
NỘI DUNG
Cơ sở lí luận
Cơ sở thực tiễn
Nội dung đề tài
Kết quả đề tài
KẾT LUẬN
Bài học kinh nghiệm
Hướng phổ biến áp dụng đề tài
Hướng nghiên cứu tiếp đề tài
TÀI LIỆU THAM KHẢO
MỤC LỤC
TRANG
1
1
1
1
1
1
2
3-13
3
3
3-13
13
14-15
14
14
15
16
17
19
Ý KIẾN NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
1. CẤP TRƯỜNG:
Nhận xét:
……………………………………………………………………...
…………………………………………………………………………
…..
…………………………………………………………………………
…..
…………………………………………………………………………
…..
20
…………………………………………………………………………
…..
…………………………………………………………………………
…..
…………………………………………………………………………
…..
Xếp loại:
……………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
……
2. CẤP PHÒNG:
Nhận xét:
Xếp loại:
3. CẤP TỈNH:
Nhận xét:
Xếp loại:
4. HỘI ĐỒNG THI ĐUA:
Nhận xét:
Xếp loại:
21
22