Tải bản đầy đủ (.doc) (38 trang)

Khoa học kỹ thuật Hà Nội thời Pháp thuộc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (239.69 KB, 38 trang )

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN VÀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA
LĨNH VỰC KHOA HỌC KỸ THUẬT Ở HÀ NỘI TRONG THỜI
PHÁP THỐNG TRỊ (1884-1954)
PHẦN MỞ ĐẦU
Khoa học kỹ thuật là một trong những lĩnh vực có vai trò quan trọng
trong quá trình phát triển của mỗi một quốc gia dân tộc, đồng thời nó cũng là
một vần đề có tính thế giới, thể hiện sự phát triển nói chung của nhân loại.
Dân tộc Việt Nam trải qua mấy nghìn năm dựng nước và giữ nước cũng
tự hào về một nền khoa học kỹ thuật truyền thống từ ngàn xưa cha ông ta gây
dựng. Đồng thời cũng không ngừng học tập và sáng tạo để phát triển và bảo
tồn những giá trị của nền khoa học kỹ thuật dân tộc, những yếu tố khoa học kỹ
thuật đó đã đi vào trí óc con người Việt Nam ngay trong thực tiễn sản xuất và
chiến đấu một cách thiết thực, tự nhiên, tự như cơm ăn nước uống hàng ngày.
Việt Nam trong thế kỷ XIX đứng trước hiểm hoạ xâm lăng của thực dân
Pháp. Trong khi chính quyền Phong kiến tìm cách xa rời Hà Nội - một vị trí
quan trọng, một trung tâm kinh tế - chính trị, là “nơi hội tụ của bốn phương”,
kinh đô của nước Đại Việt suốt từ thế kỷ XI, nơi có một nền khoa học kỹ thuật
truyền thống khá phát triển từ nghìn xưa tương xứng với tầm vóc chính trị của
nó, thì thực dân Pháp lại nhận thức đầy đủ tầm quan trọng ấy nên đã tìm mọi
cách để đánh chiếm. Chúng biết rằng chỉ khi nào chiếm được Hà Nội thì cuộc
chiến tranh xâm lược mới kết thúc và mới làm chủ được Việt Nam và Đông
Dương. Phải mất 11 năm, từ ngày 15-11-1873 đến 3- 10-1884, với hai lần nỗ
lực đánh Hà Nội và chịu những tổn thất nặng nề, thực dân Pháp mới chiếm
được Hà Nội.

1


Trong quá trình đánh chiếm và thống trị Hà Nội hơn nửa thế kỷ, phải
chăng đến giai đoạn này nền Khoa học kỹ thuật Việt Nam nói chung và Hà
Nội nói riêng đã dừng lại hẳn, và nhân dân ta không còn chút sáng tạo nào


trong lĩnh vực Khoa học kỹ thuật? Hay phải chăng tất cả những thành tựu
khoa học kỹ thuật lúc đó đều do người Pháp du nhập vào? Để có thể lí giải cụ
thể được vấn đề này và có cái nhìn đầy đủ khách quan hơn, chúng ta cùng tìm
hiểu về Thực trạng phát triển và kết quả hoạt động của lĩnh vực Khoa học
kỹ thuật ở Hà Nội trong thời Pháp thống trị.
Khoa học kỹ thuật được cấu thành từ nhiều ngành nghề khác nhau,
trong phạm vi của đề tài này chúng ta tập trung tìm hiểu ở ba lĩnh vực: Công
nghiệp, Xây dựng và Giao thông vận tải.

2


PHẦN NỘI DUNG
Chương I:
Thực trạng phát triển và kết quả hoạt động trong
Công nghiệp ở Hà Nội thời Pháp thống trị
(1884-1954)
1.Thực trạng phát triển.
Để tránh cạnh tranh với công nghiệp của chính quốc, biến Việt Nam trở
thành một thị trường riêng của Tư bản Pháp, thực dân Pháp tuy có lập một số
ngành kỹ nghệ nhẹ, nhưng chỉ lập những ngành cung ứng cho nhu cầu cần
thiết của chúng và phục vụ cho công việc khai thác, đồng thời sản xuất những
mặt hàng bán ngay tại Việt Nam mà không mâu thuẫn với một ngành công
nghiệp nào của tư bản chính quốc, ngược lại còn bóp chết nghề làm ăn cổ
truyền, thủ công của người Việt Nam và Hoa kiều.
Toàn quyển Đông Dương Pôn Đume, trong báo cáo gửi chính phủ đã
nói rằng: “Nếu xây dựng kỹ nghệ cần được khuyến khích ở thuộc địa thì chỉ
trong giới hạn không phương hại đến công nghệ của chính quốc. Công nghệ
chính quốc cần được bổ sung chứ không phải để phá sản bởi công nghệ thuộc
địa. Nói một cách khác, kỹ nghệ thuộc địa được lập ra để sản xuất, để gửi

hàng hoá tới những nơi hàng hoá chính quốc không tới được”1.
Nắm vững phương châm đó, Tư bản Pháp rất hạn chế việc mở mang
công nghiệp. Hơn nữa các hoạt động công nghiệp lại phần lớn phụ thuộc vào
những công trình thiết kế nhà cửa, công thự, cầu đường, doanh trại… và gắn
liền với nhu cầu sinh hoạt cũng như việc mang lại nhiều lợi nhuận cho Tư bản
Pháp. Chính vì vậy, ở Hà Nội, trong suốt thời kỳ chiếm đóng, thực dân Pháp
1

Trần Văn Giàu (cb). Lịch Sử Cận Đại Việt Nam. Tập III. NXBGD.1961.tr14

3


cũng chỉ đầu tư xây dựng một số lĩnh vực cần thiết như: điện lực; cơ khí; công
nghiệp nhẹ có: dệt; rượu; bia; diêm; nước; thuộc da…

1.1. Điện lực.
Trước nhu cầu sinh hoạt của người Pháp ở Hà Nội, năm 1985 nhà máy
Điện Bờ Hồ đã được xây dựng do 2 người Pháp là Hermemtier và Plante bỏ
vốn (đến năm 1930 đổi thành công ty điện khí Đông Dương).Ban đầu nhà máy
này quá nhỏ, điện sản xuất chỉ đủ cung cấp cho những cơ quan và gia đình ở
Phố Tây quanh Hồ Gươm, dây điện mắc chằng chịt qua cả đền Ngọc Sơn sang
phía bên kia Hồ. Các khu phố của người Việt Nam vẫn thắp bằng đèn dầu.
Năm 1913, thực dân Pháp mua thêm máy mới và nâng công suất của
chúng lên 800kw. Các đường phố đã thay đèn dầu bằng đèn điện, song trong
các gia đình người Việt Nam thì vẫn chưa có điện để thắp.
Sau Đại chiến thế giới lần thứ nhất, do tình hình kinh tế ở Hà Nội có
phát triển, nhu cầu dùng điện của người Pháp và người Việt Nam tăng lên, nên
tư bản Pháp đã đặt mua thêm máy điện 1000 mã lực của Thuỵ Sỹ. Song nhà
máy điện của Pháp vẫn hoạt động rất kém mà đặc biệt là ở khu phố của người

Việt Nam, điện thường xuyên bị hỏng.
Đến những năm ba mươi của thế kỷ XX, nhu cầu dùng điện của người
Việt Nam để thắp đèn, quạt máy, hoặc chạy máy…vượt hẳn số lượng điện tiêu
thụ của người Pháp. Không những thế, quá trình mở rộng các khu phố cũng
đòi hỏi phải cung cấp ánh sáng. Công ty điện khí Đông Dương phải thay thế
những máy móc đã cũ của nhà máy điện Bờ Hồ bằng máy mới, đồng thời lập
thêm nhà máy điện Yên Phụ, nâng công suất năm 1940 lên 7500kw – đây là
nhà máy điện lớn nhất Việt Nam thời thuộc Pháp.
Nhu cầu sử dụng điện của Hà Nội mỗi năm một nhiều, nhưng không
phải do nhu cầu sản xuất mà hầu hết tiêu thụ do thắp đèn, chạy quạt và ướp

4


lạnh… Trong suốt thời thuộc Pháp, các nhà máy điện chủ yếu phục vụ cho
cuộc sống trưởng giả của bọn Tư bản Pháp và một số Tư sản Việt Nam, điện
không có giá trị cho sản xuất. Những khu phố của nhân dân lao động vẫn tối
tăm thiếu ánh điện và trong nhà của họ vẫn thường chỉ thắp đèn dầu hoả vì
những gia đình này không chịu nổi tiền tổn phí bắt điện và công tơ.
Những năm kháng chiến chống Pháp (1946-1954), Nhà máy điện đã bị
ta phá nhằm thực hiện công tác tiêu thổ kháng chiến, gây khó khăn cho thực
dân Pháp khi chúng quay trở lại đánh chiếm Hà Nội. Tháng 5, đầu tháng 6
năm 1947, điện đã có trở lại ở một khu nhỏ là liên khu một cũ và một số phố
xung quanh thành Hà Nội, nhà ga. Từ năm 1948 đến 1950, thực dân Pháp đã
phục hồi lại hệ thống điện ở Hà Nội nhằm phục vụ cho mục đích xâm lược của
chúng.

1.2. Cơ khí.
Trong ngành Cơ khí, từ năm 1891 thực dân Pháp đã cho xây dựng một
vài công ty cơ khí phục vụ công việc làm cầu, sửa và đóng tàu nhỏ, tiêu biểu

như công ty Macty Apđudi (Marty Abdudie).
Trong Chiến tranh thế giới lần thứ nhất, chính phủ Pháp cử một số kỹ
sư có tay nghề sang Đông Dương và gửi thêm máy móc với mục đích là sửa
chữa vũ khí và chế tạo phụ tùng cho quân đội Pháp ở bên này bị cách bức với
chính quốc. Do vậy mà xuất hiện một số hãng sửa chữa cơ khí như: Aviat,
Stai, Boilot, Collet… Họ có điều kiện trang bị máy móc và đào tạo thợ sửa
chữa ôtô, mở rộng thêm hoạt động kinh doanh.
Chiếc ôtô đầu tiên đưa vào Bắc kỳ năm 1901 là của Hislop - đại lý dầu
hoả của công ty dầu hoả Á – Châu ở Hải Phòng. Năm 1906, Betraut - chủ
xưởng đóng xe tay Ominium ở Hà Nội (người có sáng kiến thay bánh cao su

5


cho bánh xe bọc sắt của xe tay) mua được 2 chiếc ôtô Prime 4 bán cho Bleton,
năm 1908 để thành lập ra hãng Stai (Công ty vận tải ôtô).
Xe của Pháp đưa sang bán ở Đông Dương đa số là xe đã dùng rồi, chạy
được một thời gian là có nhiều hỏng hóc, nhà Stai mở xưởng sửa chữa, song
còn thiếu phụ tùng và thiếu thợ chuyên môn.
Xưởng Ôtô Aviat - tiền thân là một xưởng bé nhỏ chuyên cho thuê và
chữa xe song mã, độc mã. Ở thời kỳ ôtô còn hiếm, trong phố người Tây sang
trọng thì dùng xe ngựa, người Việt Nam thì dùng xe tay. Ở đó, bên cạnh
xưởng xe ngựa còn một xưởng khuy trai tồn tại một thời gian rồi sát nhập vào
xưởng Aviat, được mở rộng từ sau những năm hai mươi, khi phương tiện giao
thông bằng ôtô bắt đầu phát triển. Năm 1928, xưởng này xây thêm nhiều nhà
trên một khu đất rộng chiếm cả hai mặt phố Rialan (Phan Chu Trinh) và
Gambetta (Trần Hưng Đạo).
Aviat là một xưởng ôtô, vừa bán vừa sửa chữa, vào loại lớn nhất Bắc
Kỳ thời bấy giờ, dùng đến hai, ba trăm công nhân, nên cũng là đối tượng
tuyên truyền của phong trào hoạt động cách mạng những năm 1929 -1930. Tại

đây đã thành lập “ Công hội đỏ” và một cuộc bãi công lớn đã nổ ra vào cuối
tháng 5 năm 1929 do Ngô Gia Tự - một người cộng sản lớp đầu tiên lãnh đạo,
cũng đã làm cho cái tên Aviat nổi tiếng.
Năm 1945, chính quyền cách mạng đã xung công xưởng Aviat giao cho
nó nhiệm vụ sửa chữa vũ khí cho Vệ quốc đoàn. Hiện nay nó là xưởng sửa
chữa cơ khí Ngô Gia Tự(số 18 Phan Chu Trinh).
Năm 1900, nhà máy xe lửa đầu tiên cũng được thành lập ở Gia
lâm. Đây là nhà máy cơ khí gồm có các phân xưởng như rèn, tiện,nguội, mộc;
chuyên sửa chữa những chỗ hỏng nhẹ của đầu máy, tu sửa những toa xe khách
và xe hàng. Việc sửa chữa toa xe là chính, rất ít khi đóng khung toa xe mới.
Từ năm 1920, nhà máy được mở rộng thêm, ngoài việc sửa chữa đầu máy hơi
6


nước còn sửa chữa đầu máy Diesel. Từ năm 1936 – 1937 trở đi, nhà máy đã
có thêm nhiều công nhân có tay nghề cao là những người đã tốt nghiệp trường
Kỹ nghệ thực hành Hà Nội...
Khi cuộc Chiến tranh thế giới thứ II sắp xảy ra, thực dân Pháp cũng
thấy rõ nguy cơ nước Pháp và các thuộc địa của Pháp cũng có thể bị tàn phá.
Nên chúng đã chủ trương “cấp tốc công nghiệp hoá Đông dương” để viện trợ
cho chính quốc khi bị lâm nguy và tự bảo vệ khi bị tấn công. Song tất cả cái
gọi là Công nghiệp hoá đó rút cục chỉ là làm thế nào với những cơ sở công
nghiệp lạc hậu, máy móc hỏng dần và một phần vì bom đạn tàn phá, nguyên
liệu khan hiếm… và để cung phụng đầy đủ nhu cầu chiến tranh của phát xít
Nhật.
Rồi khi cuộc chiến tranh Pháp - Việt bùng nổ, đại bộ phận các xí nghiệp
công nghiệp của Tư bản pháp bị ta phá huỷ phải ngừng sản xuất vì thiếu
nguyên liệu hay nhân công. Chính sách của thực dân Pháp lúc này là một mặt
cố duy trì hoạt động cho một số xí nghiệp cung cấp cho nhu cầu chiến tranh,
một mặt thấy tình hình bất lợi chúng đã lợi dụng luật bồi thường chiến tranh

để rút vốn, chuyển máy móc đi nơi khác.

1.3. Trong lĩnh vực công nghiệp nhẹ.
Ở Hà Nội, thực dân Pháp đầu tư vào một số hoạt động như:
Năm 1891, Pháp lập nhà máy Dệt tại Hà Nội, đây là cơ sở dệt bằng máy
móc đầu tiên xuất hiện ở Bắc kỳ với 170 công nhân.
Năm 1892, nhà máy Rượu Homell được thành lập, lúc đàu cơ sở còn
nhỏ, đến năm 1911, được mở rộng thêm, trang bị nhiều máy móc mới và dùng
nhiều công nhân, xây dựng trên khu vực Núi Voi, có hai nhà hầm chứa rượu,
chiều dài là 30m, có một toà nhà cao trong đặt máy xay, chỗ ủ malt, có ba
chiếc bể xây chứa rượu đang chế, mỗi bể dung tích được 200 héc tô lít. Nhân

7


viên người Âu có khoảng 5 đến 6 người phụ trách bàn giấy, đốc công, còn các
bộ phận bàn giấy, thủ kho…Phụ trách kỹ thuật là giám đốc có một kỹ sư
người Việt Nam giúp việc, bộ phận bàn giấy, văn thư, kỹ sư, kế toán có
khoảng chục người với khoảng hơn 60 công nhân. Họ chia thành các kíp sản
xuất làm mỗi ngày 3 ca. Thợ lành nghề chuyên ngâm hạt, nấu lọc, mỗi kíp chỉ
có bốn, năm người. Ngoài ra còn có thợ nề, mộc, điện, chữa máy, còn số đông
là tạp vụ, phu khuân vác.
Năm 1895, nhà máy Rượu Phôngten (Fontaine) cũng được xây dựng.
Nhà máy này nằm trên khu đất rất rộng của 2 thôn Hoà Mã và Cảm Ứng.
Chính giữa là khu nhà máy có nhiều gian đặt máy móc lớn, đảm bảo quy trình
sản xuất rượu từ gạo ngô thành rượu trắng, có phòng thí nghiệm hoá chất, và
cũng có những phòng dành riêng cho các nhân viên cao cấp như kỹ sư, đốc
công, nhân viên nhà Đoan thi hành nhiệm vụ kiểm soát và tính thuế. Khoảng
ba chục năm đầu thế kỷ XX là thời kỳ thịnh đạt của nhà máy, số công nhân có
tới gần bốn trăm người. Đến những năm giữa của thập niên ba mươi do có một

số công ty tư nhân Việt Nam như Văn Điển; Quốc Bảo; Nam Đồng Ích… nên
rượu Fontaine có giảm sút.
Năm 1914, sau 2 năm xây dựng, nhà máy thuộc da của thực dân Pháp ở
làng Thuỵ Khuê cũng đi vào sản xuất. Sản phẩm thời kỳ đầu không nhiều, mới
đủ cung cấp cho nhà binh, làm dây curoa và một số phụ tùng bằng da cho nhà
máy dệt Nam Định. về sau có cả da bán cho những cửa hàng dầy dép và đồ da
dụng bằng da ở Hải Phòng và các thành phố lớn. Nguyên liệu thì lấy ở Hà Nội
và một số vùng lân cận. Song thuốc thuộc da hoá chất thì hoàn toàn phải nhập
từ nước ngoài. Những năm đầu cả nhà máy có khoảng 100 người, đến 1930
lên 228 người. Giám đốc là người Thuỵ Sỹ, nhân viên kỹ thuật có một kỹ sư
người Pháp và một đốc công người Việt. Năm 1954, Pháp rút khỏi Miền Bắc,
bán lại cho một tư sản Việt Nam.
8


Những năm cuối thập niên 90 của thế kỷ XIX, nhà máy thuốc lá đầu
tiên cũng được thành lập nằm giữa phố Phó Đức Chính và đường Yên Phụ.
Đây là một công ty tư nhân của người Pháp. Nhà máy khi mới bắt đầu hoạt
động, cơ sở còn nhỏ hẹp, về sau mới xây thêm nhà, mở rộng thêm đất, có quy
mô tương đối lớn. Nhà máy có một dãy nhà tầng hầm ở dọc đường Yên Phụ
gồm hơn chục gian. Trong nhà máy số nhân viên Pháp không nhiều, chỉ có
giám đốc và kỹ sư chuyên môn. Công nhân chủ yếu là người Việt mà đa số là
phụ nữ, làm ở các bộ phận chọn lá, rọc lá, ủ men, sấy thuốc, thái và quấn
thuốc. Đàn ông là thợ đốt lò, thợ điện, thợ mộc. Số công nhân này phần lớn là
ở các làng Thuỵ Khuê, Yên Phụ, Bưởi. Thuốc lá sản xuất là các loại xì gà hộp
gỗ, thuốc quấn bao giấy nhãn hiệu Metrpole, Favorite được đưa bán ở khắp
các thành phố lớn của Đông Dương. Khoảng những năm 1929-1933, thời kỳ
có cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, nhà máy thuốc lá này phải đình sản
xuất. Mấy năm sau, nhà máy thuốc lá về tay nhà in Viễn Đông (IDEO). Nay
nơi này trở thành Nhà in Hà Nội thuộc Sở Văn hoá thành phố quản lí.

Để phục vụ nhu cầu sinh hoạt của bọn thực dân, những năm 1904
-1906, Pháp đã xây dựng nhà máy Nước Yên Phụ gồm 6 giếng nước và những
máy bơm nước lên bể nước thành phố. Mãi đến năm 1909, chúng mới xây
dựng được hệ thống dụng cụ lọc. Cả thành phố Hà Nội trong thời gian đầu chỉ
có 437 ống dẫn nước vào các nhà riêng hầu hết là nhà của Pháp, và 95 vòi
nước cho tất cả các khu vực trong thành phố. Năm 1911, số lượng nước cung
cấp vẫn hầu như dành cho ngưòi Pháp tiêu thụ.
Những năm ba mươi của thế kỷ XX, khi dân số bắt đầu tăng, thực dân
Pháp đã đào thêm giếng thứ 7 và 8, đồng thời đặt bơm điện lấy nước sông
Hồng lên mỗi ngày 4000 thước khối để cung cấp cho thành phố. Tuy vậy ở
những khu phố đông dân cũng chỉ được chúng đặt thêm 20 vòi nước máy.
Trong suốt thời Pháp thống trị, thiếu nước là một tai nạn thường trực cho nhân
9


dân Hà Nội, nhất là vào mùa hè nóng bức. Nhiều gia đình lao động vẫn phải
dùng nước giếng, nước sông và cả nước ao hồ.
Trong những năm kháng chiến, để thực hiện công tác tiêu thổ, nhà máy
nước cũng bị ta phá. Vì vậy ở nội thành không có nước máy. Cuối tháng 5 đầu
tháng 6 năm 1947 nước cũng mới có cho một khu nhỏ là liên khu một cũ và
một số phố xung quanh thành Hà Nội. Từ năm 1948 -1950 với mục đích phục
vụ cho chiến tranh xâm lược, thực dân Pháp đã phục hồi lại Nhà máy Nước
nhằm cung cấp cho quân đội viễn chinh.

2. Kết quả hoạt động.
Như vậy, chúng ta thấy rằng, trong thời kỳ Pháp thuộc, thực dân Pháp
cũng đã xây dựng một số ngành công nghiệp hiện đại. Sự hiện diện của những
ngành này cũng góp phần thúc đẩy quá trình tiếp cận với trình độ kỹ nghệ của
chủ nghĩa tư bản Phương Tây. Song điều đó nằm ngoài mục đích của thực dân
Pháp.Việc đầu tư của chúng đơn thuần chỉ là để kiếm lời chứ không kèm theo

sự đầu tư thích đáng các nhân tố kỹ thuật và con người trong quá trình sản
xuất. Số công nhân kỹ thuật mà Pháp đào tạo cực kỳ ít ỏi, số máy móc và tiến
bộ kỹ thuật được áp dụng trong sản xuất cũng ở tình trạng tương tự.
Ở thời kỳ thực dân Pháp mới sang, Hà Nội vẫn là một thành phố buôn
bán sầm uất và nghề thủ công rất phát triển. Hà Nội nổi tiếng là nơi tập trung
nhiều thợ, chỉ riêng số thợ mỹ nghệ cũng phải kể đến hàng nghìn. Song đến
đầu thế kỷ XX, đa số những ngành công nghệ cần thiết cho nhân dân đều phải
mua của nước ngoài." Biết bao nhiêu là đèn, là dầu, là vải, là vóc, là ô, nào
giày, nào bít tất, là đồ văn minh của các nước vẫn chở vào nước mình, thế mà
mình không có cái gì để đổi lại…cả nước không có một cửa hàng nào lớn, một
xưởng thợ nào đông, người trong nước thì không có nghề nghiệp gì mà trông
cậy được…"1
Những công ty tư bản độc quyền của Pháp đã ra sức mở mang kinh
doanh, như nhà máy Diêm, sản xuất hàng năm từ bốn mươi đến bốn ba triệu
1

Trần Huy Liệu. Lịch Sử Thủ đô Hà Nội. NXB Hà Nội .2000… tr318

10


bao diêm, nhà máy rượu, nhà máy bia, nhà máy dệt, nhà máy da, nhà máy
thuốc lá, xưởng làm và cho thuê xe kéo. Những hoạt động của Tư bản Pháp ở
Hà Nội vẫn là thương mại, còn hoạt động trong công nghiệp, đặc biệt là công
nghiệp nặng thì rất ít được chú trọng.
Hà Nội được xem là thủ phủ của Đông Dương, nhưng trên đất Hà Nội
số nhà máy chỉ có rất ít, như nhà máy điện, nước,rượu, bia… và một số xưởng
sửa chữa ôtô… Tuy ở đây còn một số xưởng thủ công truyền thống nhưng
nhiều ngành thủ công này dần bị mai một đi vì sự cạnh tranh của các hàng
nhập cảng, đồng thờ còn xa mới đáp ứng được nhu cầu của người hiện đại.

Đặc biệt với chính sách giữ độc quyền về sản xuất rượu, chúng còn đánh một
đòn trí mạng vào nghề nấu rượu cổ truyền của Việt Nam nói chung và Hà Nội
nói riêng.
Trước tình trạng này, người Hà Nội cũng đã không ngừng tiếp thu làm
nảy sinh nhiều nghề thủ công mới như :các nghề làm đăng ten, đan len; làm
mũ cứng, may quần áo kiểu Âu, làm xe tay.Sự tồn tại của một số nghề thủ
công cổ truyền cùng với những ngành mới nằm ngoài ý muốn của Pháp.
Chúng không thể hạn chế nổi nhu cầu của nhân dân và cũng không thể thay
thế tất cả những đồ dùng hàng ngày bằng hàng hoá của chúng. Thủ công
nghiệp còn tồn tại cũng có nghĩa là kỹ thuật cổ truyền của nhân dân vẫn được
duy trì. Một số ngưòi đã biết tiềp thu những thành tựu khoa học kỹ thuật tiên
tiến của thế giới để canh tân ngành nghề của mình hoặc nghĩ ra những ngành
nghề kỹ thuật mới. Ngay từ năm 1912, thực dân Pháp đã nhìn thấy trong
những người thợ thủ công Việt Nam một xu hướng mạnh mẽ muốn cải tiến kỹ
thuật.: "thợ mỹ nghệ và thợ công nghệ ở Bắc Kỳ đã nhanh chóng học được các
phương thức sản xuất theo lối Âu - Tây và mỗi ngày ngưòi ta rất lấy làm ngạc
nhiên về sự tiến bộ đã đạt được trong những nhóm thợ ấy…Người ta cảm thấy
trong nhóm người bản xứ đâu đâu cũng thiết tha bước theo con đường kỹ nghệ
mới và tổ chức với những công cụ hiện đại"1. Nghề làm giấy vốn đã có từ xưa
ở những làng xung quanh Hà Nội như Hồ Khẩu, Yên Hoà, Yên Thái… đến
1

UBKHXH Vi ệt Nam. Vi ện Sử Hoc… T ìm hi ểu Khoa h ọc k ỹ thu ật trong l ịch s ử.NXBKHXH. Tr318

11


đầu thế kỷ XX vẫn chỉ biết dùng cây gió ở rừng làm giấy… nhưng sau đó từ
giấy bản (loại giấy tốt nhất), người ta đã làm được nhiều loại giấy như giấy in,
giấy vẽ, giấy thấm. Song, nó cũng khó có thể bù đắp nổi sự mai một của một

số nghề thủ công cổ truyền.
Bên cạnh Tư bản Pháp, một số nhà tư sản Việt Nam cũng dần dần lập
nên được một số nhà máy như các nhà máy in, nhà máy gạch, hoặc những xí
nghiệp dệt, làm đồ sắt, nấu rượu… song số vốn nhỏ bé. Với sự cạnh tranh của
tư sản Pháp, các cơ sở của họ chỉ có tính chất thứ yếu, sản xuất chẳng được là
bao và cũng không thể dễ dàng mở rộng kinh doanh được.
Như vậy, nhìn tổng quát ở lĩnh vực công nghiệp của Hà Nội dưới thời
Pháp thuộc, chúng ta thấy rằng vì mục đích của thực dân Pháp là không chủ
trương phát triển công nghiệp ở Việt Nam, chỉ chú trọng vào ngành công
nghiệp như khai mỏ và chế biến làm ra những hàng bán lấy lãi ngay chứ
không để ý tới công nghiệp nặng, công nghiệp chế tạo máy móc vì những
ngành này rất thịnh ở bên Pháp. Vì vậy nên mặc dù ở Hà Nội có sự du nhập
của một số yếu tố khoa học kỹ thuật mới, song cái mới đó thực sự không đáng
kể và nằm ngoài ý muốn của Pháp. Chức năng sản xuất công nghiệp tuy bắt
đầu có nhưng chưa được chính quyền quan tâm thích đáng. Các nhà máy, xí
nghiệp trang thiết bị kỹ thuật lạc hậu, năng lực hoạt động không cao. Dưới
thời kỳ Pháp thống trị, Hà Nội chưa bao giờ là một trung tâm công nghiệp
phát triển mà chỉ là một trung tâm hành chính, chính trị, dịch vụ phục vụ cho
chính quyền thực dân và tư bản Pháp, tiêu phí nhiều hơn là sản xuất.

Chương II:
Thực trạng phát triển và kết quả hoạt động trong lĩnh
vực Xây dựng ở Hà Nội thời Pháp thống trị(1884-1954).
1.Quá trình đầu tư xây dựng của thực dân Pháp.
12


Hiệp ước ký ngày 15 tháng 3 năm 1874 đã cho phép người Pháp đặt
lãnh sự quán ở ba nơi đó là Hà Nội, Hải Phòng và Quy Nhơn, mỗi lãnh sự 100
người. Ở Hà Nội triều đình phải cắt cho Pháp một khu đất gọi là "Nhượng địa

" ở phía Đông nam thành phố, vốn là đồn thuỷ quân bên bờ sông Hồng. Mặc
dù chưa chiếm được hẳn Hà Nội nhưng với mục đích biến Hà Nội thành một
trung tâm chính trị, quân sự ở Bắc Kỳ, ngay từ tháng 10 năm 1875, thực dân
Pháp khởi công xây dựng các công trình kiên cố trên khu Nhượng địa, chính
thức mở đầu thời kỳ xây dựng của chúng ở Hà Nội. Khu nhượng địa Đồn
Thuỷ này được xây dựng gồm các nhà của Công sứ rồi Tổng sứ Pháp, hành
dinh tổng chỉ huy quân đội, trại lính, bệnh viện quân sự, cơ sở hậu cần. Các
công trình này xếp thẳng dọc theo một trục song song với bờ sông Hồng, được
xây dựng kiên cố và có kiến trúc đơn giản, mặt bằng hình chữ nhật, xung
quanh có hành lang rộng. Đây là loại kiến trúc thực dân ở thời kỳ đầu.
Tháng 6 năm 1883, con đường đầu tiên được mở để nối Nhượng địa với
khu vực Trường Thi và Hoàng Thành cũ – nơi đặt trụ sở của bộ máy chỉ huy
quân sự. Đó cũng là trục chính để mở rộng các hoạt động xây dựng trong
nhiều năm tiếp theo. Các phố Tràng Tiền, Hàng Khay nằm trên trục đường ấy
đã được chính quyền thực dân Pháp chú trọng đầu tư ngay từ những năm 1884
– 1886, và đã trở thành trục trung tâm thương nghiệp và dịch vụ mở đầu thời
kỳ xây dựng khu phố Pháp quốc ở Hà Nội. Toàn bộ nhà hàng phố và cổng xưa
đã bị phá bỏ tháng 10 năm 1886, thay vào đó phố rộng 18m, mặt đường rải
nhựa và hai bên mặt phố xây dựng các cửa hiệu buôn bán và dịch vụ. Khách
sạn đầu tiên của người Âu ở ngay sau đó là phố Hàng Trống (Jules Ferry) nối
với phố Bà Triệu (rue Gia Long), Phố Đinh Tiên Hoàng( rue Francis Garnier),
nối với phố Hàng Bài (rue des Cartes hay boulevard). Đây là hệ thống đường
phố đầu tiên ở Hà Nội được trang bị kỹ thuật hạ tầng, làm cơ sở cho sự phát
triển khu trung tâm hành chính Hà Nội thời thực dân ở phía đông Hồ Hoàn
13


Kiếm, tức là phần phía bắc của trục đường Hàng Khay – Tràng Tiền. Sau đó là
phát triển tiếp về phía nam để hoàn thiện khu phố Pháp quốc theo dạng ô bàn
cờ, gồm các phố: Hai Bà Trưng (Rollandes), Lý Thường Kiệt (Carreau), Trần

Hưng Đạo (Gambetta)…
Ở phần phía Tây Hồ Hoàn Kiếm, Giáo hội đã chiếm toàn bộ đất thôn
Báo Thiên, Năm 1883, phá chùa Báo Thiên lấy đất xây dựng Nhà Thờ lớn
trong hai năm 1884 – 1886.
Trong Hoàng Thành, các dinh thự cũ bị triệt phá để lấy chỗ xây trại lính
và các công trình quân sự khác. Năm 1885, điện Kính Thiên bị phá dỡ để xây
dựng Sở chỉ huy pháo binh. Nằm trên đường Điện Biên Phủ, cao hai tầng, có
mặt bằng hình chữ nhật, hành lang rộng bao xung quanh, có hệ thống cửa
kính, cửa chớp, là những yếu tố phù hợp với điều kiện khí hậu Hà Nội. Công
trình xây dựng bằng gạch kiên cố và không có những chi tiết trang trí phức
tạp. Trừ Cột Cờ được giữ lại để phục vụ cho mục đích liên lạc quân sự còn các
kiến trúc khác thời Phong kiến đều đã bị phá huỷ hoàn toàn, biến thành khu
vực quân sự của chính quyền thực dân.
Từ năm 1888 – 1920, là thời kỳ thực dân Pháp tập trung nỗ lực xây
dựng, mở rộng Hà Nội để biến Hà Nội không chỉ là thủ phủ hành chính, chính
trị của xứ Bắc kỳ mà còn là thủ đô của Liên bang Đông Dương.Trong những
năm 1894 -1897, đã phá huỷ nốt phần còn lại của Hoàng Thành, chỉ để lại
cổng chính Bắc. Thành Hà Nội đến đây mất hẳn diện mạo quen thuộc trong
cảnh quan thành phố. Sự khác biệt đó được thể hiện qua việc mở rộng ranh
giới thành phố, việc xây dựng hệ thống kỹ thuật đô thị, các công trình giao
thông mà đặc biệt là việc xây dựng các công trình kiến trúc công cộng với quy
mô lớn và phong cách kiến trúc châu Âu đa dạng hơn. Có thể nói đây là giai
đoạn xây dựng lớn của người Pháp ở Hà Nội được mở đầu bằng sự cổ vũ của
toàn quyền Đông dương Pôn Dume (1897- 1902). Các công trình công cộng
14


được xây dựng thời kỳ này, một mặt đã quyết định bộ mặt cơ bản của các khu
phố Pháp ở Hà Nội, mặt khác đặt nền tảng về phong cách kiến trúc, kỹ thuật
và vật liệu xây dựng cho các khu vực khác.

Năm 1898, nhằm muốn biến Hà Nội thành thị trường tiêu thụ, thực dân
Pháp đã tiến hành xây chợ Đồng Xuân, gồm 5 cầu chợ đặt liền nhau, mỗi cầu
chợ dùng cột sắt, vì kèo sắt đỡ mái lợp tôn, toàn bộ chiều dài 52m, cao 19m.
Chợ có cửa trời trên mái, đảm bảo được thông gió, nhưng không lấy được ánh
sáng, nên bên trong chợ bị tối. Mặt đứng phía trước chợ phản ánh đúng kết
cấu vì kèo lợp mái, được xây theo kiểu gạch xen kẽ chỗ lỗ rỗng, là một hình
thức trang trí mặt tường thường thấy trong kỹ thuật xây dựng cuối thế kỷ XIX.
Đó là những bức tường thông hơi.
Cùng thời gian, Pháp tập trung hoàn thiện xây dựng khu trung tâm hành
chính, chính trị ở phía đông Hố Gươm. Đây là khu xây dựng tập trung bao
gồm các cơ quan hành chính, chính trị đầu não của bộ máy chính quyền thực
dân ở Hà Nội. Đó là Toà Đốc Lý (nay là Uỷ Ban Nhân Dân Thành phố Hà Nội
xây dựng năm 1886-1887), Dinh Thống Sứ (Bắc Bộ phủ, Nhà khách chính
phủ hiện nay), Phủ thống Sứ (nay là Bộ Thương binh xã hội). Sở kho bạc
(ngôi nhà lớn trong có phòng làm việc của nhiều bộ phận và một ngôi nhà góc
là chỗ ở riêng của viên giám đốc), Bưu Điện, Ngân Hàng Đông Dương, Sở
Công Chính, Khách sạn chính quốc (khách sạn Metropole), và vườn hoa Pôn
Be. Những công trình kiến trúc này kết hợp với vườn hoa tạo thành một tổng
thể trung tâm trọn vẹn được thiết kế và xây dựng hoàn toàn theo phong cách
quy hoạch và kiến trúc Pháp.
Từ tháng 3 năm 1897, vào lúc số lượng tử vong của quân đội Pháp trên
chiến trường giảm đi, toàn quyền Đông Dương Pôn Đume gửi thư về Pháp
giục chính phủ Pháp tiếp tục viện trợ để hoàn thành công cuộc bình định và đề

15


nghị mở rộng và tăng quy mô xây dựng thiết bị kinh tế cho Đông Dương trong
đó cũng nói đến tầm quan trọng của việc xây dựng.
Năm 1902, thực dân Pháp xây dựng xong hai công trình Ga Hàng Cỏ và

Trụ sở công ty xe lửa Đông Dưong và Vân Nam (Nay là trụ sở Tổng Công
Đoàn), nhằm tăng cường cho công cuộc khai thác thuộc địa của Pháp.
Cũng trong năm này, Phủ Toàn Quyền (nay là Phủ Chủ Tịch), được xây
dựng ở phía bắc Thành phố gần Hồ Tây và kề với vườn Bách Thảo, nơi có địa
hình cao đẹp. Cao ba tầng, dưới là một tầng nửa hầm đặt các phòng phục vụ,
trên là các phòng nghi lễ và làm việc, tầng ba cũng để làm việc và để ở. Công
trình mang phong cách cổ điển Châu Âu (Phong cách thời Phục Hưng) do kiến
trúc sư Vilđiơ (Henri Auguste Vildieu) ban đầu và về sau có được Ebơra bổ
sung, xây dựng mất hơn 5 năm mới xong.
Trước đó một năm (1901), thực dân Pháp cũng cho xây dựng Nhà Hát
Lớn thành phố ở vị trí chế ngự trên trục đường quan trọng nhất lúc bấy giờ là
đường Tràng Tiền, mặt chính nhìn về phía Hồ Gươm. Công trình có quy mô
lớn với phòng khán giả gần 900 chỗ ngồi và một hệ thống các không gian phụ
rất phong phú theo kiểu các nhà hát Châu Âu đương thời, phong cách kiến
trúc cổ điển Châu Âu được xem như hình ảnh thu nhỏ của của nhà hát Opêra ở
Pari tuy không hoàn toàn là một sự sao chép hay rập khuôn.
Song song với việc hoàn thiện khu vực trung tâm Hồ Hoàn Kiếm, người
Pháp đã tiến hành chỉnh trang khu vực “36 phố phường” . Bắt đầu từ việc lấy
đoạn sông Tô Lịch từ phố Chợ Gạo (rue du Riz) – nơi sông Hồng tiếp nước
cho sông Tô, đi vào trong khu phố cổ; tiếp đến phá bỏ các cổng ngăn giữa các
phường trong phố, cùng những lều quán trước nhà; mở rộng, nắn thẳng và trải
đá mặt đường đồng thời tạo vỉa hè lát gạch cùng hệ thống cống rãnh thoát
nước; cuối cùng là xây dựng một số chợ mái, cùng một số ít các dinh thự nhỏ
dùng làm nơi làm việc tạm thời của chính quyền thực dân.
16


Từ năm 1920 đến 1945, việc triển khai xây dựng Hà Nội không
dừng lại ở các điểm công trình phân tán mà tập trung hoàn chỉnh các khu vực
trung tâm dành riêng cho người Pháp ở Hà Nội. Khu phố Pháp trên vị trí

Hoàng Thành xưa, xung quanh Phủ Toàn quyền đã được thiết kế chi tiết với
hệ thống đường phố kẻ ô cùng những trục bố cục chính chạy theo đường chéo
cắt ngang hệ thống đường phố kẻ ô bình thường. Các trục chính giao nhau tạo
nên những quảng trường lớn được bố cục dưới các dạng hình học khác nhau
có trục đối xứng. Các công trình kiến trúc quan trọng đều được bố trí ở vị trí
án ngữ các trục chính và tạo nên những điểm nhấn quan trọng trong tổng thể
không gian khu phố. Khu phố này đã trở thành một khu phố thoáng đạt với
các tiêu chuẩn về tiện nghi cao nhất của Hà Nội thời bấy giờ và về thẩm mỹ
đô thị cũng gây được ấn tượng tốt.
Cùng thời gian, một khu phố mới ở phía Bắc Hoàng Thành cũ, tức phố
Phan Đình Phùng hiện nay đã dược hình thành trên cở sở lấp các hồ ao ở giữa
phố cửa Bắc và Chùa Châu Long. Một khu phố khác cũng được lập nên ở khu
phố hàng Đẫy.
Riêng ở phần phía nam Hồ Hoàn Kiếm, người Pháp tập trung hoàn
thiện khu phố kiểu Âu đã được quy hoạch, xây dựng ở thời kỳ trước. Biến khu
phố này thành khu phố trung tâm của Hà Nội với đầy đủ tiện nghi đô thị phục
vụ cho các hoạt đông kinh tế và nhu cầu cư trú chủ yếu cho người Pháp và
một số người Việt ở tầng lớp trên.
Từ năm 1930, thực dân Pháp tiến hành mở rộng thành phố về phía nam
ở khu vực nhà máy rượu và Hồ Bảy Mẫu trên cơ sở nối tiếp các đường phố đi
từ khu phố Pháp xuống phía nam khu phố Hàng Bài (boulevard Đồng Khánh)
- phố Huế( Route de Hue); phố Ngô Quyền (Henri Riviere - phố Ngô Thời
Nhậm(rue Jacquin), phố Phan Chu Trinh (Rialan) - phố Lò Đúc (Rouseau),
phố Bà Triệu, phố Quang Trung. Các đường phố cắt ngang theo hướng Đông
17


-Tây như các phố: Hàm Long, phố Nguyễn Du, phố Lê Văn Hưu, phố Trần
Nhân Tông, phố Trần Xuân Soạn, Phố Tuệ Tĩnh, phố Hoà Mã, Phố Tô Hiến
Thành, phố Nguyuễn Công Trứ. Cùng với các phố nhỏ khác theo hướng Bắc –

nam như phố Bùi Thị Xuân, phố Triệu Việt Vương, phố Mai Hắc Đế… đã tạo
thành hệ thống đường phố theo dạng ô cờ không đồng đều với các ô phố có
quy mô nhỏ. Đây là khu vực xây dựng chủ yếu cho người Việt Nam. Họ thuộc
tầng lớp tư sản mới trỗi đậy nhờ các hoạt động kinh doanh buôn bán và tầng
lớp tiểu tư sản trung lưu do Pháp đào tạo nhằm phục vụ cho bộ máy hành
chính của Pháp. Cấu trúc mạng ô phố trong khu phố này không đồng đều, quy
mô các phố nhỏ hơn và mật độ xây dựng cao hơn so với khu phố Pháp.
Trong thời kỳ này ở khu vực 36 phố phường, người bắt đầu cải tạo và
xây dựng mới trên nền nhà cũ, ngôi nhà mới, cao hai tầng, kiên cố mang
phong cách kiến trúc ít nhiều chịu ảnh hưởng của kiến trúc Pháp. Cùng với
thời gian đó trên mặt phố quen thuộc xưa với những ngôi nhà hàng phố một
tầng, mái ngói ta, kết cấu gỗ truyền thống, nay xuất hiện ngày càng nhiều với
những ngôi nhà mới theo phong cách kiến trúc khác nhau. Bộ mặt kiến trúc
đường phố xưa vốn thuần nhất, nay đã bắt đầu có những thay đổi, tuy ở mức
hạn chế và chưa mất đi dáng vẻ cũ. Hà Nội 36 phố phường vẫn bảo lưu được
những giá trị nhất định của một Thăng long -Hà Nội truyền thống.
Cùng với quá trình mở rộng hệ thống đường phố, thực đân Pháp cũng
tiếp tục xây dựng những toà nhà phục vụ nhu cầu của chúng. Năm 1925, thực
dân Pháp xây dựng toà nhà chính của trường Đại học Đông Dương (nằm trên
đường Lê Thánh Tông là công trình kết thúc trục đường Lý Thường Kiệt với
một hình ảnh rất tiêu biểu là bộ cửa lớn ở tiền sảnh, cùng với khối tháp chính
giữa có bộ mái ngói nhiều lớp, phảng phất dấu hiệu của sự tìm tòi một hình
ảnh kiến trúc Phương Đông) ; trụ sở của Sở tài chính (nay là trụ sở Bộ Ngoại
giao, nằm trên đường Điện Biên Phủ và là điểm kết thúc của trục đường Chu
18


Văn An.Việc xử lý kỹ thuật của công trình này được tập trung ở cấu tạo bộ
mái ngói nhiều lớp cùng với các chi tiết kiến trúc ở ban công và mái hắt đã
gây được ấn tượng tốt về một công trình phù hợp với khí hậu nhiệt đới.) ;

chuẩn bị thiết kế cho nhà Bảo tàng Lui phino và nhà thờ cửa Bắc. Tới năm
1930, thực dân Pháp hoàn thành trụ sở nhà Băng Đông Dương; nhà Pháp –
Hoa ngân hàng, viện Paster, nhà Bảo tàng của trường Viễn Đông Bác Cổ, nhà
thương Bạch Mai; Nhà Thờ Cửa Bắc -nằm ở phía Bắc khu thành cổ, trên
đường Phan Đình Phung và phố Đặng Dung. Những mảnh đất bỏ hoang của
khu phố nhà Thờ đến thời kỳ này nhà cửa đã mọc san sát. Ngoài ra, nhiều nhà
cửa cũng mọc lên ở ngoại ô Hà Nội.
Kế hoạch xây dựng thành phố Hà Nội của thực dân Pháp tới chiến tranh
thế giới thứ 2 thì dừng lại và sau chiến tranh thì không phát triển thêm được
nữa.
2. Đặc điểm và kết quả hoạt động của lĩnh vực xây dựng.
2.1. Trong quá trình xây dựng Hà Nội trở thành thủ phủ của Việt Nam
và Đông Dương nhằm phục vụ cho mục đích cai trị của thực dân Pháp, chúng
đã có áp dụng những yếu tố khoa học kỹ thuật mới, hiện đại vào trong xây
dựng, đồng thời cũng không ngừng tìm hiểu về âm dương địa lí khí hậu của
Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng.
Trước khi đặt nền đô hộ trên toàn cõi Đông Dương, kỹ thuật xây dựng
của Pháp đã có mặt hầu hết ở các thành thị. Đó là kỹ thuật xây dựng theo lối
kiến trúc Vauban có từ thời nhà Nguyễn. Trong những năm đầu tiên của thời
kỳ chiếm đóng thực dân, những trụ sở, các cơ quan của bộ máy thống trị thực
dân hay các cơ quan thương mại do chúng xây chỉ là những nhà có một mái
xây bằng gạch, hành lang chạy bốn phía để chống khí hậu oi bức nhiệt đới.
Đây là những nhà còn rất khiêm tốn về kỹ thuật xây dựng.

19


Năm 1902, ở Hà Nội đã xây dựng trụ sở công ty xe lửa Đông Dương và
đường Vân Nam – là một công ty độc quyền về đường sắt của tư bản Pháp,
đồng thời xây dựng Nhà Ga Hà Nội. Cả hai công trình này đều rất đồ sộ về

hình thức nhất là cái kiểu mái lợp bằng ngói thạch bản trở từ chính quốc. Cũng
như những nhà máy, trụ sở toà án Hà Nội và Phủ thống sứ cũ hay Phòng
Khách Chính phủ, nếu không nói đến những mái đen sì bằng đá và những cái
cửa sổ tam giác trên mái không quen thuộc, cũng có thể được coi như những
công trình kiến trúc có phong cách trang nghiêm đáp ứng mục đích phô trương
của bọn thống trị đầu thế kỷ XX. Rồi những thức kiến trúc kiểu Pháp lần đầu
tiên xuất hiện ở Việt Nam với dáng vẻ khoẻ mạnh khiêm tốn một cách trang
nhã của các “thức” đô rích Hy-La là ở mặt chính Toà án Hà Nội và ở Nhà Hát
lớn nhiều mô típ trang trí như vòng hoa bánh tròn, và nhiều hình đắp khác
cũng xuất hiện rất mới mẻ ở Hà Nội.
Biểu hiện rõ nét của sự du nhập kỹ thuật xây dựng hiện đại chính là
những công trình xây dựng lúc này đã áp dụng kiểu vì kèo sắt, sàn nhà bằng
dầm sắt, chèn vào giữa hai dầm là những hàng gạch rỗng xếp cạnh nhau thành
hình cuốn. Những cửa chớp bằng gỗ cũng lần đầu tiên xuất hiện ở Hà Nội và
cho tới ngày nay đã được áp dụng rộng rãi trong mọi công trình xây dựng, vì
nó tuy còn xa mới hoàn hảo nhưng đã thích hợp một phần với yêu cầu thông
thoáng của các phòng trong điều kiện hiểu biết của người ta về vấn đề chống
nóng ẩm ở vùng nhiệt đới lúc bấy giờ và trong khi phương tiện kỹ thuật và vật
liệu xây dựng còn hạn chế.
Các công trình xây dựng khi được tiến hành ở Hà Nội không chỉ phản
ánh những nét mới trong kỹ thuật xây dựng mà còn phản ánh sự khéo léo của
đôi tay người thợ Việt Nam khi không còn sử dụng kỹ thuật xây dựng truyền
thống là đắp những phù điêu rồng phượng mà còn khéo léo những gờ chỉ tế
nhị của kiến trúc mô đéc hay tô điểm những đầu cột rất phức tạp. Hơn thế,
20


những công trình này cũng thể hiện sự tiếp thu những cái mới trong nền kỹ
thuật xây dựng bằng sắt đã rất phát triển trên thế giới.
Trong những công trình xây dựng từ những năm 1925 -1930, tiêu biểu

là nhà Ngân hàng quốc gia, với hình thức kiến trúc mới, đơn giản vững bền,
đã tước bỏ những trang trí diêm dúa. Bêtông cốt sắt đã được dùng để xây mái
bằng và bộ khung của ngôi nhà, những tường gạch dầy còn giữ vai trò quan
trọng trong kết cấu. Trụ bêtông cốt sắt được dấu trong chiều dày của tường
gạch. Thay thế cho vôi vữa là ximăng đá rửa có pha màu, tuy giá thành cao
nhưng nó đem lại cho các công trình những khả năng phong phú hơn về chất
liệu mặt ngoài tường và nhất là có màu sắc tương đối vững bền. Những công
trình xây dựng trong thời gian này đã đánh dấu một giai đoạn phát triển mới
của xây dựng bằng một vật liệu mới là Bêtông cốt sắt. Kết cấu lối Fransois
Hennebique (kỹ sư Pháp) được áp dụng phổ biến nhất là trong kết cấu dầm
sàn. Trong một cái dầm nhỏ điển hình của lối này thường dùng hai đôi cốt sắt,
ở giữa khoảng cách hai dầm sàn hai đôi cốt sắt nằm sát mặt dưới dầm, nhưng
đôi trên khi đi qua đầu cột hay dầm chính( tức chỗ dựa) thì lại uốn lên nằm sát
mặt trên bên cạnh một đôi cốt sắt ngắn khác. Việc đặt các cốt sắt như vậy trên
chỗ tựa là kết quả tính toán, phát hiện chính xác cường độ của sức kéo và sức
nén. Kết cấu dầm sàn này được phản ánh ngay ở kiến trúc bên trong với
những dầm to nhỏ tạo thành những ô vuông ở trần nhà. Bêtông cốt sắt theo lối
khung cũng được áp dụng trong một số công trình công nghệ khác nhất là kho
xưởng của ngành đường sắt Hà Nội. Những vì kèo Bêtông cốt sắt đã dùng như
ở viện Paster, sàn gác rỗng và những vật liệu bằng đất nung rỗng đã có công
ty gạch ngói Đông Dương sản xuất. Bêtông cốt sắt đã trở nên thông dụng khi
xây dựng những toà nhà kiểu biệt thự. Những nhà này phần lớn do công ty thổ
địa pháp và một số công ty khác xây dựng cho các chủ tư bản thực dân. Các
nhà tư sản và mại bản Việt Nam mới xuất hiện nhiều trong thế giới thứ nhất có
21


xây dựng một số cơ sở kinh doanh nhỏ bé và cũng đã bắt đầu có một số biệt
thự ở thành thị hay đồn điền riêng.
Trong quá trình xây dựng, các công trình của thực dân Pháp đã thể hiện

những cố gắng trong việc thích ứng với điều kiện khí hậu nhiệt đới của Hà
Nội. Chợ Đồng Xuân lợp kín một diện tích lớn thể hiện sự cố gắng thích hợp
với những điều kiện tự nhiên nhờ những tường thông thoáng ở đầu hồi. Những
mái trên cửa sổ của các toà nhà đã thực sự che cho các phòng khỏi bức xạ từ
vòm trời sáng chói chiếu vào nhà và chống mưa hắt vào cửa sắt một cách công
hiệu. Những lỗ thông hơi sát sàn gác và dưới trần nhà có tác dụng rất tốt trong
điều kiện nóng ẩm của mùa hè ở Hà Nội. Bên cạnh đó việc bố trí cửa và cửa
sổ các phòng hai bên hành lang khéo léo đảm bảo thoáng gió trong điều kiện
khi có gió mùa.
Xét về mặt kỹ thuật xây dựng, từ những năm 1920 trở về sau, trên các
công trình xây dựng người ta thấy kỹ thuật xây dựng nguyên vẹn nhập khẩu từ
Pháp mất dần vị trí độc tôn, bắt đầu xuất hiện phong cách kết hợp Á -Âu, tức
là kỹ thuật xây dựng được kết hợp khai thác các đặc điểm kiến trúc địa
phương, truyền thống cũng như chú ý đến những đặc điểm khí hậu địa
phương. Điều này đã được kiến trúc sư Éc–nec Hê–bơ–ra khởi xướng. Đó
chính là xu hướng khai thác đặc điểm kiến trúc Phương Đông và nhiệt đới, kết
hợp với kỹ thuật xây dựng phương Tây, để xây dựng một phong cách kiến trúc
mới, khác với các phong cách kiến trúc thuần tuý Pháp. Hê –bơ-ra đã gọi tên
phong cách kiến trúc đó là “phong cách kiến trúc Đông Dương”. Đặc điểm cơ
bản của phong cách kiến trúc này là thể hiện ở sự cấu tạo hệ mái dốc lợp ngói
với nhiều lớp ngói đa dạng, kể cả mái sảnh và mái ôvăng, với hệ dầm côngxon
đỡ mái, cùng các chi tiết hoa văn trang trí trên bề mặt tường, hành lang, lan
can, tất cả đều phỏng theo những đặc điểm quen thuộc của kiến trúc Phương
Đông. Nó rất phù hợp với khí hậu, thời tiết của Hà Nội. Hê-bơ-rơ đã giải
22


quyết tốt vấn đề chống mưa, nắng, gió và thông thoáng tự nhiên cho công
trình nhờ hệ thống mái cửa hãm và cửa thông hơi dưới cửa sổ.
Với quan điểm nhất quán đó, ở Hà Nội những công trình đã được xây

dựng thể hiện cho lối kiến trúc của Hê-Bơ –ra như: Trường Đại học Đông
Dương (1923 -1925); Bảo Tàng Lui Phinô nay là Bảo Tàng Lịch sử(1928
-1932). Đây là công trình văn hoá vào loại tiêu biểu nhất và là một công trình
kiến trúc được ghi nhận là có nhiều thành công trong xử lí không gian cũng
như tìm tòi về phong cách kiến trúc gây được ấn tượng sâu sắc về một kiểu
kiến trúc phù hợp với phương Đông. Với chức năng là không gian trưng bày,
tổ hợp mặt bằng gồm những không gian lớn xuyên phòng kết hợp với một số
không gian phù trợ tạo nên một hệ thống không gian thoáng đạt với một sảnh
trung tâm hình bát giác gắn liền với không gian trưng bày qua bước chuyển
tiếp rất khéo léo theo kiểu Á - Đông. Toàn bộ công trình toát lên vẻ hài hoà
với thiên nhiên vùng nhiệt đới nhiều cây cỏ, có mối quan hệ hữu cơ giữa
không gian bên trong với không gian bên ngoài qua sự chuyển tiếp của những
hiên nghỉ có mái che và lan can được xử lý, trang trí kiến trúc khá tinh tế.
Viện Paster (1925 -1930) nay là Viện vệ sinh dịch tễ… cũng là một công trình
được xây dựng theo phong cách Á - Đông rõ rệt nhờ bộ mái có kết cấu phong
phú với nhiều lớp mái chính, mái phụ cũng như sự phân đoạn và phân mái hài
hoà giữa phần đặc và phần rỗng. Công trình được gắn với không gian khá đẹp
phía trước là một vườn cảnh với tượng bán thân của nhà khoa học có nhiều
cống hiến cho y học,tượng Pasteur. Không gian vừa có sự cân đối giữa chiều
sâu và chiều rộng tạo ra một tầm nhìn thoáng đãng giúp cho công trình thêm
phong quang, cây cối trong vườn cũng được chọn lọc kỹ lưỡng, cho phù hợp
với không gian trang nghiêm, đặc biệt là hàng cau tượng.
Mặc dù những công trình được xây dựng theo tư tưởng kiến trúc của
Hê-bơ-ra không nhiều, song tư tưởng ấy lại có ảnh hưởng lớn đến các sáng tác
23


của các kiến trúc sư làm việc ở đây trong những năm 1930 -1945. Ở Hà Nội
có Ác tua Cru dơ, không những đã thiết kế và xây dựng một số lớn các biệt
thự cao cấp theo phong cách kiến trúc kết hợp của Hê -bỏ- ra, mà còn với tư

cách giáo sư, chủ nhiệm khoa Kiến trúc trường Mỹ thuật Đông Dương chủ
trương truyền bá tư tưởng tiến bộ ấy trong sinh viên. Lớp kiến trúc sư Việt
Nam đầu tiên, từ 1935, chịu ảnh hưởng của phong cách kiến trúc kết hợp và
các xu hướng kiến trúc hiện đại, tiến bộ thịnh hành ở Châu Âu đã thiết kế
nhiều biệt thự cao cấp, biệt thự ghép theo phong cách kiến trúc Á – Đông một cách mới phản ánh xu hướng tìm tòi đặc điểm kiến trúc truyền thống để
vận dụng trong thiết kế các công trình hiện đại. Trong số các kiến trúc sư Việt
Nam đầu tiên tốt nghiệp khoa kiến trúc của trường Mỹ Thuật Đông Dương,
nổi tiếng có nhóm kiến trúc sư Nguyễn Cao Luyện, Hoàng Như Tiếp, Nguyễn
Gida Đức. Các ông là những người Việt Nam đầu tiên lập văn phòng kiến trúc
sư ở Hà Nội và đã chủ trương theo hướng nghiên cứu, khai thác tính dân tộc
trong kiến trúc hiện đại Việt Nam. Sự nỗ lực đi theo hướng tìm về dân tộc
trong sáng tác kiến trúc của thề hệ kiến trúc sư Việt Nam đầu tiên trong bối
cảnh xã hội thực dân bấy giờ thật đáng trân trọng và có ảnh hưởng sâu sắc đến
các thế hệ kiến trúc sư Việt Nam kế tiếp.

2.2. Kết quả hoạt động.
Trước khi bị xâm lược, Hà Nội là một đô thị truyền thống tiêu biểu của
Việt Nam. Về mặt không gian đô thị nó gồm có khu Hoàng Thành, các làng
xóm xen kẽ và những khu cảnh quan thiên nhiên khác.
Trong những năm xâm chiếm, thực dân Pháp đã tiến hành hoạt động
xây dựng ở Hà Nội Với sự du nhập các kỹ thuật xây dựng, các hình thúc kiến
trúc và phương pháp quy hoạch phương Tây dẫn đến việc hình thành và làm
biến đổi những đặc điểm hình thái không gian truyền thống của Hà Nội.
Hoàng Thành cũ vốn là một thành phần chiếm ưu thế về hình thái không gian
24


thì nay không còn nữa trong khi đó " khu phố Tây", ngày càng phát triển và
trở thành bộ phận quan trọng trong cấu trúc đô thị Hà Nội.
Cùng với quá trình xây dựng và mở rộng Hà Nội, hệ thống đường phố

rộng rãi được quy hoạch theo mạng ô cờ, được rải đá rồi rải nhựa ở lòng
đường, hai bên đường phố đều có vỉa hè lát gạch. Các chợ được tập trung vào
những khu riêng biệt với diện tích rộng rãi có mái che với những nơi riêng
dành cho từng loại hàng. Hà Nội dần hình thành những khu chức năng như :
khu thương nghiệp, dịch vụ trung tâm trên trục đường Tràng Tiền - Hàng
Khay, khu hành chính chính trị ở phía đông hồ Hoàn kiếm và các khu vực kho
tàng, nhà máy rải rác trong thành phố. Khu 36 phố phường vẫn là khu thương
mại dịch vụ truyền thống. Song khu phố Tây lại không ngừng được hoàn thiện
dành riêng cho người Pháp đã thể hiện hình ảnh của đô thị Pháp, đồng thời
cũng làm cho Hà Nội sau mấy chục năm cải tạo và xây dựng khác hẳn xưa
kia. Bởi vì nếu như trước kia chỉ có ở những phố buôn bán chính mới có nhà
gạch, cao đến hai tầng là cùng và nhà tranh còn phổ biến thì nay tất cả các phố
đều là nhà gạch, xây dựng cũng khác trước. Theo thống kê năm 1897, số
lượng nhà tranh là 3901 trong khi nhà gạch mới chỉ có 3209 thì đầu năm 1900
số lượng nhà gạch đã tăng lên tới 3903 trong khi đó số nhà tranh đã tụt xuống
còn 2243 và đến 1904 thì tương quan giữa nhà gạch và nhà tranh đã là
4290/1960. Số nhà tranh cứ thế tụt dần cho đến khi không còn dấu vết trong
nội thành nữa.(1)
Các đường phố được quy hoạch thẳng tắp, thông suốt, có lòng đường
riêng cho xe cộ và hai bên vỉa hè dành cho người đi bộ. Các nhà cửa làm mới
đều bắt buộc phải theo đúng quy hoạch chứ không được tự phát mọc như
trước. Còn ở những phố chính, nhà cửa được xây dựng theo kiểu mới, ba tầng
có bao lớn với cửa kính và cửa chớp sơn màu, quét vôi... dần dần mọc lên xen
1

Nguyễn Khắc Đam. Thành luỹ phố phường và con người Hà Nội trong Lịch Sử. NXBVHTT.1999. tr154.

25



×