Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

Nghiên cứu tổng hợp nano bạc từ dung dịch AgNO3 bằng tác nhân khử dịch chiết nước lá ổi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.75 MB, 67 trang )

Lời cảm ơn
Đầu tiên, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. LÊ TỰ HẢI (Khoa
Hóa- ĐH Sư Phạm Đà Nẵng) đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em trong suốt thời gian
vừa qua.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn tập thể các Thầy, Cô giáo và cán bộ của Khoa Hóa
- trường Đại học Sư Phạm Đà Nẵng đã cung cấp các kiến thức tiền đề để em hoàn
thành khóa luận này.
Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn gia đình, bạn bè đã động viên và giúp đỡ em
rất nhiều trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành khóa luận.

1


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của tôi, với sự hướng dẫn
của PGS.TS. Lê Tự Hải. Các nội dung nghiên cứu và kết quả trong đề tài này là trung
thực và chưa từng được ai công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu nào trước đây.
Những nội dung khóa luận có tham khảo và sử dụng các tài liệu, thông tin được đăng
tải trên các tác phẩm, tạp chí và các trang web được liệt kê trong danh mục tài liệu
tham khảo của khóa luận.
Đà Nẵng, ngày tháng năm 2016
Sinh viên thực hiện khóa luận

Hoàng Như Trang

2


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.................................................................................................................. 10
1. Lí do chọn đề tài................................................................................................10


2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu......................................................................11
3. Mục đích nghiên cứu.........................................................................................11
4. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................11
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài.............................................................11
6. Bố cục luận văn...................................................................................................11
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN.....................................................................................13
1.1.

GIỚI THIỆU VỂ CÔNG NGHỆ NANO........................................................13

1.1.1. Nguồn gốc của công nghệ nano...................................................................13
1.1.2. Khái niệm công nghệ nano..........................................................................13
1.1.3. Vật liệu nano...............................................................................................14
1.1.4. Cơ sở khoa học của công nghệ nano...........................................................15
1.1.5. Ứng dụng của vật liệu nano.........................................................................17
1.1.6. Các phương pháp tổng hợp vật liệu nano....................................................18
1.2.

HẠT NANO BẠC..........................................................................................20

1.2.1. Giới thiệu về kim loại bạc...........................................................................20
1.2.2. Giới thiệu về nano bạc.................................................................................21
1.2.3. Tính chất hạt nano bạc.................................................................................22
1.2.4. Các phương pháp chế tạo hạt nano bạc.......................................................25
1.2.5. Ứng dụng của nano bạc...............................................................................26
1.3.

TỔNG QUAN VỀ CÂY ỔI............................................................................31

1.3.1. Đặc điểm chung của cây ổi..........................................................................31

1.3.2. Thành phần hóa học....................................................................................33
1.3.3. Công dụng...................................................................................................34
CHƯƠNG 2: NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..................36
2.1.

NGUYÊN LIỆU, DỤNG CỤ VÀ HÓA CHẤT..............................................36

2.1.1. Nguyên liệu.................................................................................................36
2.1.2. Dụng cụ và hóa chất....................................................................................36
2.2. KHẢO SÁT CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH CHIẾT LÁ ỔI
.................................................................................................................................. 36

3


2.2.1. Khảo sát thời gian chiết...............................................................................36
2.2.2. Khảo sát tỉ lệ rắn/lỏng.................................................................................37
2.3.

ĐỊNH TÍNH CÁC NHÓM CHẤT HÓA HỌC TRONG DỊCH CHIẾT LÁ ỔI. .
........................................................................................................................ 37

2.3.1. Định tính nhóm chất tanin...........................................................................37
2.3.2. Định tính nhóm chất flavonoid....................................................................38
2.3.3. Định tính nhóm chất saponin.........................................................................38
2.3.4. Định tính nhóm chất alkaloid........................................................................38
2.4.

KHẢO SÁT CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH TẠO NANO


BẠC ........................................................................................................................ 39
2.4.1. Khảo sát thể tích dịch chiết lá ổi..................................................................39
2.4.2. Khảo sát pH môi trường tạo nano bạc.........................................................39
2.4.3. Khảo sát nhiệt độ tạo nano bạc....................................................................39
2.5.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU HẠT NANO BẠC....................................39

2.5.1. Phương pháp phổ tử ngoại và phổ khả kiến (UV- VIS)...............................39
2.5.2. Kính hiển vi điện tử truyền qua...................................................................41
2.5.3. Phổ tán sắc năng lượng tia X (EDX) ..........................................................41
2.5.4. Phổ nhiễu xạ tia X (XRD)...........................................................................43
2.6.

SƠ ĐỒ QUY TRÌNH THỰC NGHIỆM TẠO NANO BẠC TỪ DỊCH CHIẾT

NƯỚC LÁ ỔI...........................................................................................................45
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN............................................................47
3.1.

KẾT QUẢ KHẢO SÁT CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH

CHIẾT LÁ ỔI........................................................................................................... 47
3.1.1. Khảo sát thời gian chiết...............................................................................47
3.1.2. Khảo sát tỉ lệ rắn/lỏng.................................................................................49
3.2.

KẾT QUẢ ĐỊNH TÍNH THÀNH PHẦN NHÓM CHẤT HÓA HỌC TRONG

DỊCH CHIẾT LÁ ỔI................................................................................................50

3.2.1. Định tính nhóm chất tanin...........................................................................50
3.2.2. Định tính nhóm chất flavonoid....................................................................51
3.2.3. Định tính nhóm chất saponin.......................................................................52
3.2.4. Định tính nhóm chất alkaloid......................................................................53

4


3.3.

KẾT QUẢ KHẢO SÁT CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH

TẠO NANO BẠC....................................................................................................54
3.3.1. Khảo sát thể tích dịch chiết lá ổi..................................................................54
3.3.2. Khảo sát pH môi trường tạo nano bạc.........................................................56
3.3.3. Khảo sát nhiệt độ tạo nano bạc....................................................................58
3.4.

KẾT QUẢ KHẢO SÁT ĐẶC TÍNH CỦA HẠT NANO BẠC.......................60

3.4.1. Kết quả chụp TEM......................................................................................60
3.4.2. Kết quả đo XRD..........................................................................................61
3.4.3. Kết quả đo phổ EDX...................................................................................62
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..................................................................................63

5


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
EDX


Phổ tán sắc năng lượng tia X

TEM

Kính hiển vi điện tử truyền qua

UV – VIS

Quang phổ hấp thụ phân tử

XRD

Phổ nhiễu xạ tia X

6


DANH MỤC CÁC BẢNG

Số hiệu
bảng

Tên bảng

Trang

1.1.

So sánh kích thước của một số vật


14

1.2.

Số nguyên tử và năng lượng bề mặt của hạt nano hình cầu

16

1.3.

Độ dài tới hạn của một số tính chất của vật liệu

17

1.4.

Một số hằng số vật lý của bạc

21

7


DANH MỤC CÁC HÌNH

Số hiệu
hình

Tên hình


Trang

1.1

Sự dao động plasmon của các hạt hình cầu dưới tác động của
điện trường ánh sáng

22

1.2

Khẩu trang nano bạc do viện môi trường sản xuất

27

1.3

Các dược phẩm sử dụng nano bạc

28

1.4

Sản phẩm hàng tiêu dùng ứng dụng nano bạc

29

1.5


Tất làm bằng sợ nilon có pha nano bạc

30

1.6

Ion bạc vô hiệu hóa enzym chuyển hóa oxy của vi khuẩn

31

1.7

Hình minh họa hạt nano bạc tấn công và phá vỡ tế bào vi khuẩn

31

1.8

Cây ổi

32

1.9

Hoa ổi và quả ổi

33

2.1


Quang phổ kế UV-VIS

40

2.2

Kính hiển vi điện tử truyền qua TEM

41

2.3

Mô hình tán xạ tia X

42

2.4

Máy phân tích thành phần kim loại EDX

43

2.5

Ảnh mô hình nhiễu xạ tia X

44

2.6


Máy nhiễu xạ tia X (D8-Advance) – Đức sản xuất

45

2.7

Sơ đồ quy trình thực nghiệm nghiên cứu

46

3.1

Ảnh hưởng của thời gian chiết đến quá trình tạo nano bạc

48

3.2

Sự thay đổi màu sắc của dung dịch keo nano bạc theo thời gian
chiết

48

3.3

Ảnh hưởng của tỉ lệ rắn/lỏng đến quá trình tạo nano bạc

49

3.4


Sự thay đổi màu sắc của dung dịch keo nano bạc theo tỉ lệ
rắn/lỏng

50

3.5

Hình ảnh định tính nhóm tanin

51

8


3.6

Hình ảnh định tính nhóm flavonoid

52

3.7

Hình ảnh định tính nhóm saponin

53

3.8

Hình ảnh định tính nhóm alkaloid


54

3.9

Ảnh hưởng của thể tích dịch chiết đến quá trình tạo nano bạc

55

3.10

Sự thay đổi màu sắc của dung dịch keo nano bạc theo thể tích
dịch chiết

56

3.11

Ảnh hưởng của pH đến quá trình tạo nano bạc

57

3.12

Sự thay đổi màu sắc của dung dịch keo nano bạc theo pH

58

3.13


Ảnh hưởng của nhiệt độ đến quá trình
tạo nano bạc

59

3.14

Sự thay đổi màu sắc của dung dịch keo nano bạc theo nhiệt độ

60

3.15

Kết quả đo TEM của mẫu nano bạc

61

3.16

Giản đồ nhiễu xạ tia X của mẫu nano bạc

62

3.17

Kết quả đo EDX của mẫu nano bạc

63

9



MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Bạc và các hợp chất của bạc từ xa xưa đã được con người dùng để phòng bệnh
do đặc tính kháng lại một số chủng loại vi khuẩn, virus, tảo và nấm. Từ đầu thế kỷ
XIX đến giữa thế kỷ XX, bạc và các hợp chất của bạc càng được sử dụng rộng rãi hơn
trong việc điều trị các vết bỏng và khử trùng.
Sau khi thuốc kháng sinh được phát minh và đưa vào ứng dụng với hiệu quả
cao người ta không còn quan tâm đến tác dụng kháng khuẩn của bạc nữa. Tuy nhiên,
từ những năm gần đây, người ta lại quan tâm trở lại khả năng diệt khuẩn, khả năng xúc
tác và các ứng dụng khác của bạc, đặc biệt là dạng hạt có kích thước nano [13], [33].
Các nghiên cứu đã cho thấy rằng khi ở kích thước nano (từ 1 – 100 nm), hoạt
tính sát khuẩn của bạc tăng lên khoảng 50000 lần so với bạc dạng khối, như vậy 1 g
bạc nano có thể sát khuẩn cho hàng trăm m 2 chất nền. Sỡ dĩ nano bạc hiện nay đang
được nghiên cứu ứng dụng rộng rãi trong đời sống vì nano bạc ở trạng thái keo nên
không bị thất thoát khi chùi rửa vậy nên khả năng kháng khuẩn sẽ có tác dụng trong
suốt quá trình tồn tại của sản phẩm. Ngoài ra nano bạc không gây tác dụng phụ cho
người sử dụng, không gây độc cho người và vật nuôi khi nhiễm lượng nano bạc bằng
nồng độ diệt khuẩn (khoảng nồng độ < 100ppm), không gây ô nhiễm môi trường.
Bạc xuất hiện một cách tự nhiên, không độc, không dị ứng và vô hại đối với tất
cả các loài động vật và môi trường. Điều chế hạt nano có nhiều cách khác nhau, trong
đề tài này tôi hướng tới phương pháp rẻ tiền và an toàn là tổng hợp từ thực vật. Quá
trình điều chế hạt nano là lành tính, không sử dụng bất kì hóa chất độc hại nào.
Cây ổi, phan thạch lựu, thu quả hay kê thỉ quả (danh pháp hai phần: Psidium
guajava) có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới châu Mỹ. Ở Việt Nam, ổi là cây ăn quả khá
phổ biến, được trồng hầu như ở khắp các địa phương, cả vùng đồng bằng lẫn miền núi,
trừ vùng cao trên 1500m. Ngoài ra, lá ổi còn được xem như là một vị thuốc trong
Đông y, có khả năng kháng khuẩn, điều trị bệnh tiểu đường hay thậm chí là bệnh ung
thư.

Sự kết hợp của dung dịch AgNO3 với dịch chiết lá ổi có thể thu được sản phẩm
đó là bạc nano. Với kích thước này, hạt nano bạc có tính chất vượt trội, ưu việt hơn rất
nhiều so với bạc ở kích thước lớn, vì bạc nano là vật liệu có diện tích bề mặt riêng rất
10


lớn, có đặc tính kháng khuẩn rất tốt, làm xúc tác quang mà không gây tác dụng phụ, an
toàn với sức khỏe con người.
Với những lý do đã nêu trên, tôi quyết định chọn đề tài nghiên cứu với nội
dung: “Nghiên cứu tổng hợp nano bạc từ dung dịch AgNO3 bằng tác nhân khử
dịch chiết nước lá ổi”.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Lá ổi được thu mua trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
3. Mục đích nghiên cứu
Xây dựng quy trình tạo nano bạc bằng dung dịch AgNO 3 từ dịch chiết nước lá
ổi.
4. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu lý thuyết
- Thu thập các thông tin tài liệu liên quan đến đề tài.
- Tìm hiểu các phương pháp thực nghiệm sử dụng trong quá trình nghiên cứu.
- Xử lý các thông tin về lý thuyết để đưa ra các vấn đề thực hiện trong quá trình
nghiên cứu.
Nghiên cứu thực nghiệm
- Phương pháp chiết tách: phương pháp chưng ninh sử dụng dung môi là nước.
- Phương pháp phân tích công cụ: phương pháp quang phổ hấp thụ phân tử
(UV-VIS).
- Phương pháp đo TEM, EDX, XRD.
- Tiến hành nghiên cứu thực nghiệm tại phòng thí nghiệm trường Đại học Sư
phạm – Đại học Đà Nẵng.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

- Nghiên cứu này giúp cho chúng ta hiểu rõ hơn về phương pháp điều chế hạt nano
bạc bằng phương pháp hóa học xanh, lành tính, ít độc hại, ít tốn kém.
- Tận dụng nguồn nguyên liệu sẵn có là lá ổi để tổng hợp hạt nano bạc.
6. Bố cục luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, nội dung luận văn gồm 3 chương
11


như sau:
Chương 1: Tổng quan
Chương 2: Nguyên liệu và phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Kết quả và thảo luận

12


CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN
1.1.

GIỚI THIỆU VỂ CÔNG NGHỆ NANO
1.1.1. Nguồn gốc của công nghệ nano [30]
Cha đẻ của công nghệ nano chính là Richard Feynman. Năm 1959, Feynman có

bài phát biểu nổi tiếng “There is a plenty room at the bottom” (Còn những khoảng
trống ở cấp vi mô). Trong đó, ông cho biết quan điểm về khả năng nghiên cứu và thao
tác ở cấp độ nguyên tử. Với tầm nhìn tương lai rằng chúng ta có thể chế tạo, sắp xếp
cấu trúc các nguyên tử để tạo nên những vật liệu mới và những cấu trúc siêu nhỏ.
Chính Feynman cũng là người đặt nền móng cho công nghệ nanorobot. Trong

một bài tiểu luận của mình sau đó, ông đề cập đến khái niệm “swallowing the doctor”
với một đội ngũ robot siêu nhỏ để có thể đưa vào cơ thể người bệnh và tiến hành phẩu
thuật hoặc điều trị ngay từ bên trong. Cũng chính Richard Feynman là người có ý
tưởng chế tạo những robot nano để sử dụng trong việc chữa bệnh từ bên trong cơ thể.
Mặc dù là người đề xướng ra lý thuyết công nghệ nano, nhưng vào lúc đó Feynman
vẫn chưa thể tiến hành nghiên cứu và ứng dụng nó vào thực tế. Vì có hai thách thức rất
lớn mà ông không thể giải quyết với công nghệ khoa học thời đó. Thứ nhất là các động
cơ siêu nhỏ và thứ hai là năng lượng cung cấp cho các nanorobot.
Đến năm 1974, thuật ngữ “công nghệ nano” được giáo sư Norio Taniguchi của
Đại học Khoa học Tokyo định nghĩa và sử dụng để đề cập đến khả năng chế tạo cấu
trúc vi hình của mạch vi điện tử, mặc dù nó vẫn chưa được biết đến rộng rãi. Ông định
nghĩa như sau: “Công nghệ nano chủ yếu bao gồm việc xử lý, tách, hợp nhất và làm
biến dạng vật liệu chỉ bằng một nguyên tử hoặc một phân tử”. Dựa trên tiền đề về công
nghệ nano của Richard Feynman, định nghĩa về công nghệ nano đã được tiến sĩ K.
Eric Drexler khai thác sâu hơn trong cuốn sách “Engines of Creation: The Coming Era
of Nanotechnology” (1986) và cuốn “Nanosystems: Molecular Machinery,
Manufacturing, and Computation”. Từ đây, thuật ngữ công nghệ nano bắt đầu trở nên
phổ biến, hàng loạt phát minh đã ra đời, phục vụ đắc lực cho cuộc sống.
1.1.2. Khái niệm công nghệ nano [27]
Thuật ngữ “công nghệ nano” được biết đến từ những năm 70 của thế kỉ XX.
13


Chữ nano, gốc Hy Lạp, được gắn vào trước các đơn vị đo để tạo ra đơn vị ước giảm đi
1 tỷ lần (10-9). Ví dụ : nanogam = 1 phần tỷ của gam ; nanomet = 1 phần tỷ mét. Công
nghệ nano là công nghệ xử lý vật chất ở mức nanomet.
Bảng 1.1. So sánh kích thước của một số vật
Micromet µm = 103nm

nm


Độ dài sợi tóc

80 – 200

80.000 – 200.000

Tế bào máu

4–6

4.000 – 6.000

Vi khuẩn ecoli

1

1.000

 ánh sáng thấy được
Virus đậu mùa

400 – 750
0,2 – 0,3

200 – 300

Đường kính AND

2


1 nguyên tử

0,1

Công nghệ nano bao gồm các vấn đề chính sau đây:
 Cơ sở khoa học nano
 Phương pháp quan sát và can thiệp ở quy mô nanomet
 Chế tạo vật liệu nano
 Ứng dụng vật liệu nano
1.1.3. Vật liệu nano
Vật liệu nano là vật liệu trong đó ít nhất một chiều có kích thước nanomet. Về
trạng thái của vật liệu, người ta phân chia thành ba trạng thái, rắn, lỏng và khí. Vật liệu
nano được tập trung nghiên cứu hiện nay, chủ yếu là vật liệu rắn, sau đó mới đến chất
lỏng và khí. Về hình dáng vật liệu, người ta phân ra thành các loại sau:
Vật liệu nano không chiều (cả ba chiều đều có kích thước nano, không còn
chiều tự do nào cho điện tử), ví dụ: đám nano, hạt nano.
Vật liệu nano một chiều là vật liệu trong đó hai chiều có kích thước nano, điện
tử được tự do trên một chiều (hai chiều cầm tù), ví dụ: dây nano, ống nano.
Vật liệu nano hai chiều là vật liệu trong đó một chiều có kích thước nano, hai
chiều tự do, ví dụ: màng mỏng.
Ngoài ra còn có vật liệu có cấu trúc nano hay nanocomposite trong đó chỉ có
14


một phần của vật liệu có kích thước nm, hoặc cấu trúc của nó có nano không chiều,
một chiều, hai chiều đan xen lẫn nhau.
Tính chất thú vị của vật liệu nano bắt nguồn từ kích thước của chúng rất nhỏ bé
có thể so sánh với các kích thước tới hạn của nhiều tính chất hóa lí của vật liệu. Chỉ là
vấn đề kích thước thôi thì không có gì đáng nói, điều đáng nói là kích thước của vật

liệu nano đủ nhỏ để có thể so sánh với các kích thước tới hạn của một số tính chất.Vật
liệu nano nằm giữa tính chất lượng tử của nguyên tử và tính chất khối của vật liệu. Đối
với vật liệu khối, độ dài tới hạn của các tính chất rất nhỏ so với độ lớn của vật liệu,
nhưng đối với vật liệu nano thì điều đó không đúng nên các tính chất khác lạ bắt đầu
từ nguyên nhân này.
1.1.4. Cơ sở khoa học của công nghệ nano [11]
Công nghệ nano chủ yếu dựa trên ba cơ sở khoa học sau:
 Chuyển tiếp từ tính chất cổ điển đến tính chất lượng tử
Đối với vật liệu vĩ mô gồm rất nhiều nguyên tử, các hiệu ứng lượng tử được
trung bình hóa với rất nhiều nguyên tử (1 µm3 có khoảng 1012 nguyên tử) và có thể bỏ
qua các thăng giáng ngẫu nhiên. Nhưng các cấu trúc nano có ít nguyên tử hơn thì
các tính chất lượng tử thể hiện rõ ràng hơn. Ví dụ một chấm lượng tử có thể được coi
như một đại nguyên tử, nó có các mức năng lượng giống như một nguyên tử.
 Hiệu ứng bề mặt
Khi vật liệu có kích thước nhỏ thì tỉ số giữa các nguyên tử trên bề mặt và tổng
số nguyên tử của vật liệu gia tăng (gọi là tỉ số ƒ). Do nguyên tử trên bề mặt có nhiều
tính chất khác biệt so với tính chất của các nguyên tử ở bên trong lòng vật liệu nên khi
kích thước vật liệu giảm đi thì hiệu ứng có liên quan đến các nguyên tử bề mặt, hay
còn gọi là hiệu ứng bề mặt tăng lên do tỉ số ƒ tăng. Khi kích thước của vật liệu giảm
đến nm thì giá trị ƒ này tăng lên đáng kể. Hiệu ứng bề mặt luôn có tác dụng với tất cả
các gá trị của kích thước, hạt càng bé thì hiệu ứng càng lớn và ngược lại. Vì vậy, việc
ứng dụng hiệu ứng bề mặt của vật liệu nano là tương đối dễ dàng

15


Bảng 1.2. Số nguyên tử và năng lượng bề mặt của hạt nano hình cầu
Đường
kính hạt
nano (nm)


Số nguyên
tử

Tỉ số nguyên
tử trên bề mặt
(%)

Năng lượng
bề mặt
(erg/mol)

Năng lượng bề
mặt/năng lượng
tổng (%)

10

30.000

20

4,08 x 1011

7,6

5

4.000


40

8,16 x 1011

14,3

2

250

80

2,04 x 1012

35,3

1

30

90

9,23 x 1012

82,2

 Kích thước tới hạn
Các tính chất vật lý, hóa học của các vật liệu đều có một giới hạn về kích thước.
Nếu vật liệu mà nhỏ hơn kích thước này thì tính chất của nó hoàn toàn bị thay đổi,
người ta gọi đó là kích thước tới hạn. Kích thước tới hạn là kích thước mà ở đó vật

giữ nguyên các tính chất về vật lý, hóa học khi ở dạng khối. Vật liệu nano có tính chất
đặc biệt là do kích thước của nó có thể so sánh được với kích thước tới hạn của các
tính chất của vật liệu. Ví dụ điện trở của một kim loại tuân theo định luật Ohm ở kích
thước vĩ mô mà ta thấy hàng ngày. Nếu ta giảm kích thước của vật liệu xuống nhỏ
hơn quãng đường tự do trung bình của điện tử trong kim loại, mà thường có giá trị từ
vài đến vài trăm nm, thì định luật Ohm không còn đúng nữa. Lúc đó điện trở của vật
có kích thước nano sẽ tuân theo các quy tắc lượng tử. Mỗi vật liệu đều có những kích
thước tới hạn khác nhau và bạn thân trong một vật liệu cũng có nhiều kích thước tới
hạn ứng với các tính chất khác nhau của chúng. Bởi vậy khi nghiên cứu vật liệu nano
chúng ta cần xác định rõ tính chất sẽ nghiên cứu là gì.
Các tính chất khác như tính chất điện, tính chất từ, tính chất quang và các tính
chất hóa học khác đều có độ dài tới hạn trong khoảng nm. Chính vì thế mà người ta
gọi ngành khoa học và công nghệ liên quan là khoa học nano và công nghệ nano.

16


Bảng 1.3. Độ dài tới hạn của một số tính chất của vật liệu [3]
Lĩnh vực

Tính chất

Độ dài tới hạn (nm)

Bước sóng điện tử

10-100

Quãng đường tự do trung bình không
đàn hồi


1-100

Hiệu ứng đường ngầm

1-10

Độ dày vách đômen

10-100

Quãng đường tán xạ spin

1-100

Hố lượng tử

1-100

Độ dài suy giảm

10-100

Độ sâu bề mặt kim loại

10-100

Độ dài liên kết cặp Cooper

0,1-100


Độ thẩm thấu Meisner

1-100

Tương tác bất định xứ

1-1000

Biên hạt

1-10

Bán kính khởi động đứt vỡ

1-100

Sai hỏng mầm

0,1-10

Độ nhăn bề mặt

1-10

Xúc tác

Hình học topo bề mặt

1-10


Siêu phân tử

Độ dài Kuhn

1-100

Tính chất điện

Tính chất từ

Tính chất
quang

Tính siêu dẫn

Tính chất cơ

1.1.5. Ứng dụng của vật liệu nano
Như trên đã nói, vật liệu nano chỉ có tính chất thú vị khi kích thước của nó so
sánh được với các độ dài tới hạn của tính chất và đối tượng ta nghiên cứu. Vật liệu
nano có khả năng ứng dụng trong sinh học vì kích thước của nano so sánh được với
kích thước của tế bào (10-100 nm), virus (20-450 nm), protein (5-50 nm), gen (2 nm
rộng và 10-100 nm chiều dài). Với kích thước nhỏ bé, cộng với việc “ngụy trang”
giống như các thực thể sinh học khác và có thể thâm nhập vào các tế bào hoặc virus.
17


Ứng dụng của vật liệu từ nano trong sinh học thì có rất nhiều, bài này chỉ đề cập đến
những ứng dụng đang được nghiên cứu sôi nổi và có triển vọng phát triển đó là phân

tách tế bào (magnetic cell separation), dẫn truyền thuốc (drug delivery), thân nhiệt cao
cục bộ (hyperthermia), tăng độ sắc nét hình ảnh trong cộng hưởng từ hạt nhân (MRI
contrast enhancement). Vật liệu nano dùng trong các trường hợp này là các hạt nano.
Phân tách tế bào: Trong sinh dược học, đôi khi người ta cần phải phân tách
một loại tế bào đặc biệt nào đó ra khỏi các tế bào khác. Hạt từ nano có tính tương hợp
sinh học (biocompatible) được dùng để làm điều đó. Quá trình này gồm hai giai đoạn:
dán nhãn cho tế bào (labelling) bằng các hạt nano từ; và phân tách các tế bào được dán
nhãn bằng các dụng cụ phân tách. Các hạt nano từ được phủ bởi một loại hóa chất,
thường được dùng là chất hoạt hóa bề mặt (surfactant) để làm tăng độ tương hợp sinh
học và làm tăng khả năng ổn định trong dung dịch của hạt nano. Cơ chế dán nhãn tế
bào giống như cơ chế mà các kháng thể nhận ra các kháng nguyên trong cơ thể. Ví dụ
nếu ta phủ một lớp hóa chất miễn dịch đặc hiệu bên ngoài hạt nano thì chúng có thể
bám vào các tế bào máu, các tế bào ung thư, vi khuẩn hoặc các thể golgi. Để phân tách
các tế bào được đánh dấu, người ta dùng một dụng cụ tạo ra gradient từ trường bằng
cách đặt một thanh nam châm chẳng hạn để hút các hạt nano từ đang liên kết với các tế
bào và bằng cách đó, các tế bào được tách khỏi các tế bào khác không được đánh dấu.
Vận chuyển thuốc: Cung cấp thuốc cho từng tế bào cụ thể bằng các hạt nano
nhằm tiết kiệm thuốc và tránh các tác dụng phụ.
Mô kĩ thuật: Công nghệ nano có thể giúp cơ thể tái sản xuất hoặc sửa chữa các
mô bị hư hỏng bằng cách sử dụng “giàn” dựa trên vật liệu nano và yếu tố tăng trưởng.
1.1.6. Các phương pháp tổng hợp vật liệu nano
a. Phương pháp đi từ trên xuống (Top – down)
Phương pháp đi từ trên xuống là phương pháp dùng kỹ thuật nghiền hoặc biến
dạng để biến các vật liệu đến kích thước nano.

 Phương pháp nghiền
Vật liệu ở dạng bột được trộn lẫn với những viên bi được làm từ các vật liệu rất
cứng và đặt trong cối. Máy nghiền có thể là nghiền lắc, nghiền rung, nghiền quay (còn
gọi là nghiền kiểu hành tinh). Các viên bi cứng va chạm vào nhau và phá vỡ bột đến
kích thước nano. Kết quả thu được là vật liệu nano không chiều.


 Phương pháp biến dạng
18


Phương pháp biến dạng được sử dụng với các kỹ thuật đặc biệt nhằm tạo ra sự
biến dạng lớn mà không làm phá huỷ vật liệu. Phương pháp biến dạng có thể là dùng
thuỷ lực, tuốt, cán ép với nhiệt độ có thể được điều chỉnh tuỳ thuộc vào từng trường
hợp cụ thể. Nếu nhiệt độ lớn hơn nhiệt độ phòng thì được gọi là biến dạng nóng, còn
nhiệt độ nhỏ hơn nhiệt độ phòng thì được gọi là biến dạng nguội. Kết quả thu được là
các hạt nano một chiều hoặc hai chiều.
Nhìn chung, phương pháp đi từ trên xuống là phương pháp đơn giản, rẻ tiền
nhưng hiệu quả, có thể tiến hành cho nhiều loại vật liệu với kích thước khá lớn (ứng
dụng làm vật liệu kết cấu). Nhưng nó cũng có nhược điểm là các hạt bị keo tụ lại với
nhau, khó có thể thu được hạt có kích thước nhỏ, kích thước hạt không đồng nhất và
dễ bị nhiễm bẩn từ các dụng cụ chế tạo. Do vậy, phương pháp đi từ trên xuống ít được
dùng để điều chế vật liệu nano so với phương pháp đi từ dưới lên.
b. Phương pháp đi từ dưới lên (bottom – up)
Ngược với phương pháp đi từ trên xuống, phương pháp đi từ dưới lên hình
thành vật liệu nano từ các nguyên tử hoặc ion. Phương pháp này được phát triển và
ứng dụng rất rộng do tính linh động và chất lượng của sản phẩm cuối cùng. Phần lớn
các vật liệu nano mà chúng ta dùng hiện nay được chế tạo từ phương pháp này.
Phương pháp từ dưới lên có thể là phương pháp vật lý, hóa học hoặc kết hợp cả hai
phương pháp hóa-lý.

 Phương pháp vật lý
Đây là phương pháp tạo vật liệu nano từ nguyên tử hoặc chuyển pha. Phương
pháp này thường được sử dụng để tạo các hạt nano, màng nano. Ví dụ: ổ cứng máy
tính.


 Phương pháp chuyển pha
Vật liệu được đun nóng rồi làm nguội với tốc độ nhanh để thu được trạng thái
vô định hình, sau đó tiến hành xử lý nhiệt để xảy ra quá trình chuyển pha từ vô định
hình sang tinh thể (phương pháp làm nguội nhanh).

 Phương pháp bốc bay nhiệt
Vật liệu được đốt “phương pháp đốt” hoặc dùng tia bức xạ hoặc phóng điện hồ
quang làm cho bay hơi. Sau khi ngưng tụ hơi ta sẽ thu được các hạt bột mịn có kích
thước nano.

 Phương pháp hoá học
Phương pháp hoá học là phương pháp chế tạo vật liệu nano từ các ion hoặc
19


nguyên tử. Đây là phương pháp phổ biến nhất để tổng hợp vật liệu nano.
Ưu điểm của phương pháp này là có thể tổng hợp được tất cả các dạng của vật
liệu nano như dây nano, ống nano, hạt nano, thậm chí là cả các cấu trúc nano phức tạp
mô phỏng sinh học. Hơn nữa, phương pháp này còn cho phép can thiệp để tạo ra các
vật liệu nano với kích thước nhỏ như mong muốn với độ đồng đều cao.

 Phương pháp khử hoá học
Ở phương pháp khử hoá học, muối của kim loại tương ứng được khử với sự có
mặt của các tác nhân làm bền để khống chế sự lớn lên của các hạt và ngăn cản sự keo
tụ của chúng.
Ưu điểm của phương pháp này là quy trình thực hiện đơn giản, không đòi hỏi
các thiết bị đắt tiền, có thể điều khiển kích thước hạt như mong muốn và cho phép
tổng hợp vật liệu với khối lượng lớn. Phương pháp này chủ yếu để tạo ra các hạt nano
kim loại.


 Phương pháp sử dụng các hạt nano có sẵn trong tự nhiên
Các chất có sẵn trong tự nhiên như zoelit, các hạt sét, các phân tử sinh học,…
có rất nhiều các lỗ nhỏ với kích thước nanomét. Các chất này vì thế có thể làm khuôn
phản ứng tổng hợp vật liệu nano,…
1.2. HẠT NANO BẠC
1.2.1. Giới thiệu về kim loại bạc
Bạc đã được biết đến từ thời tiền sử, nó được nhắc tới trong cuốn Chúa sáng
tạo ra thế giới (quyển đầu của Cựu Ước), các đống xỉ chứa bạc đã được tìm thấy
ở Tiểu Á và trên các đảo thuộc biển Aegean chứng minh rằng bạc đã được tách ra
khỏi chì từ thiên niên kỷ thứ 4 TCN.
Bạc được sử dụng trong hàng nghìn năm để trang trí và như đồ dùng gia đình,
để buôn bán và làm cơ sở cho nhiều hệ thống tiền tệ. Trong một thời gian dài nó được
coi là kim loại quý thứ hai sau vàng bởi những đặc tính quý giá của nó.
Bạc kí hiệu là Ag, là kim loại nằm ở ô thứ 47, chu kì 5, phân nhóm phụ nhóm
IB trong bảng hệ thống tuần hoàn, có cấu hình electron là [Kr]4d105s1.
Trạng thái oxi hóa ổn định nhất của bạc là +1 (chẳng hạn như nitrat bạc:
AgNO3); ít gặp hơn là một số hợp chất trong đó nó có số oxi hoá +2.
Là một kim loại chuyển tiếp màu trắng, mềm, nó có tính dẫn điện cao nhất
trong bất kỳ nguyên tố nào và có độ dẫn nhiệt cao nhất trong tất cả kim loại. Kim loại
bạc xuất hiện trong tự nhiên ở dạng nguyên chất, như bạc tự sinh, và ở dạng hợp kim
20


với vàng và các kim loại khác, và ở trong các khoáng vật như argentit và chlorargyrit.

Bảng 1.4. Một số hằng số vật lý của bạc

Màu

Trắng


Nhiệt độ

Nhiệt

Nhiệt độ

nóng

độ sôi

thăng hoa

chảy (oC)

(oC)

(KJ/mol)

960

2167

283,6

Độ

Độ

Độ


Tỷ

cứng

dẫn

dẫn

khối

thang

điện

nhiệt

moxo

Hg =1

Hg =1

2,7

59

49

10,50


Bạc là kim loại quý có giá trị lâu dài, được sử dụng làm đồng tiền xu, đồ trang
sức, chén đũa và các đồ dùng trong gia đình và như một khoản đầu tư ở dạng tiền xu
và nén. Kim loại bạc được dùng trong công nghiệp làm chất dẫn va tiếp xúc, trong
gương và trong điện phân của các phản ứng hóa học. Các hợp chất của nó được dùng
trong phim ảnh, bạc nitrat pha loãng được dùng làm chất tẩy khuẩn, nhiều ứng
dụng kháng sinh trong y hoc của bạc đã và đang được nghiên cứu lâm sàng.
1.2.2. Giới thiệu về nano bạc
Hạt nano bạc là các hạt bạc có kích thước từ 1 nm đến 100 nm. Do có diện tích
bề mặt lớn nên hạt nano bạc có khả năng kháng khuẩn tốt hơn so với các bạc ở dạng
khối do khả năng giải phóng nhiều ion Ag+ hơn.
Các hạt nano bạc có hiện tượng cộng hưởng Plasmon bề mặt. Hiện tượng này
tạo nên màu sắc từ vàng nhạt đến đen cho các dung dịch có chứa hạt nano bạc với các
màu sắc phụ thuộc vào nồng độ và kích thước hạt nano.
- Sự phân bố của các hạt trong chất nền.

Hình 1.1. Sự dao động plasmon của các hạt hình cầu dưới tác động của điện trường
ánh sáng [3].
21


Nano bạc có đặc tính kháng khuẩn và ngăn ngừa vi khuẩn phát sinh tới 99,99%,
lợi ích hơn gấp nhiều lần so với các sản phẩm kháng khuẩn khác. Nano bạc sẽ kết hợp
với các bức tường tế bào của vi khuẩn gây bệnh, sau đó sẽ trực tiếp nhận được bên
trong vi khuẩn và nhanh chóng kết hợp với sulphydryl (SH) của enzyme chuyển hóa
oxi để diệt chúng, để chặn đường hô hấp và quá trình trao đổi chất và làm nghẹt thở vi
khuẩn.
Bạc nano là vật liệu có diện tích bề mặt riêng rất lớn, có những đặc tính độc đáo
sau [4]:
- Tính khử khuẩn, chống nấm, khử mùi, có khả năng phát xạ tia hồng ngoại đi

xa.
- Không có hại cho sức khỏe con người với liều lượng tương đối cao, không có
phụ gia hóa chất.
- Có khả năng phân tán ổn định trong các loại dung môi khác nhau (trong các
dung môi phân cực như nước và trong các dung môi không phân cực như benzene,
toluene).
- Độ bền hóa học cao, không bị biến đổi dưới tác dụng của ánh sáng và các tác
nhân oxy hóa khử thông thường.
- Chi phí cho quá trình sản xuất thấp.
- Ổn định ở nhiệt độ cao
1.2.3. Tính chất hạt nano bạc
Hạt nano kim loại có hai tính chất khác biệt so với vật liệu khối đó là hiệu ứng
bề mặt và hiệu ứng kích thước. Tuy nhiên, do đặc điểm các hạt nano có tính kim loại,
tức là có mật độ điện tử tự do lớn thì các tính chất thể hiện có những đặc trưng riêng
khác với các hạt không có mật độ điện tử tự do cao.
a. Tính chất quang học
Tính chất quang học của hạt nano bạc trộn trong thủy tinh làm cho các sản
phẩm từ thủy tinh có các màu sắc khác nhau đã được người La Mã sử dụng từ hàng
ngàn năm trước. Các hiện tượng đó bắt nguồn từ hiện tượng cộng hưởng Plasmon bề
mặt (surface plasmon resonance) do điện tử tự do trong hạt nano hấp thụ ánh sáng
chiếu vào. Kim loại có nhiều điện tử tự do, các điện tử tự do này sẽ dao động dưới tác
dụng của điện từ trường bên ngoài như ánh sáng. Thông thường các dao động bị dập
tắt nhanh chóng bởi các sai hỏng mạng hay bởi chính các nút mạng tinh thể trong kim
22


loại khi quãng đường tự do trung bình của điện tử nhỏ hơn kích thước. Nhưng khi kích
thước của kim loại nhỏ hơn quãng đường tự do trung bình thì hiện tượng dập tắt không
còn nữa mà điện tử sẽ dao động cộng hưởng với ánh sáng kích thích. Do vậy, tính chất
quang của hạt nano được có được do sự dao động tập thể của các điện tử dẫn đến từ

quá trình tương tác với bức xạ sóng điện từ. Khi dao động như vậy, các điện tử sẽ phân
bố lại trong hạt nano làm cho hạt nano bị phân cực điện tạo thành một lưỡng cực điện.
Do vậy xuất hiện một tần số cộng hưởng phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhưng các yếu tố
về hình dáng, độ lớn của hạt nano và môi trường xung quanh là các yếu tố ảnh hưởng
nhiều nhất. Ngoài ra, mật độ hạt nano cũng ảnh hưởng đến tính chất quang. Nếu mật
độ loãng thì có thể coi như gần đúng hạt tự do, nếu nồng độ cao thì phải tính đến ảnh
hưởng của quá trình tương tác giữa các hạt.
b. Tính chất điện
Tính dẫn điện của kim loại rất tốt, hay điện trở của kim loại nhỏ nhờ vào mật độ
điện tử tự do cao trong đó. Đối với vật liệu khối, các lí luận về độ dẫn dựa trên cấu
trúc vùng năng lượng của chất rắn. Điện trở của kim loại đến từ sự tán xạ của điện tử
lên các sai hỏng trong mạng tinh thể và tán xạ với dao động nhiệt của nút mạng
(phonon). Tập thể các điện tử chuyển động trong kim loại (dòng điện I) dưới tác dụng
của điện trường (U) có liên hệ với nhau thông qua định luật Ohm: U = IR, trong đó R
là điện trở của kim loại. Định luật Ohm cho thấy đường I-U là một đường tuyến tính.
Khi kích thước của vật liệu giảm dần, hiệu ứng lượng tử do giam hãm làm rời rạc hóa
cấu trúc vùng năng lượng. Hệ quả của quá trình lượng tử hóa này đối với hạt nano là IU không còn tuyến tính nữa mà xuất hiện một hiệu ứng gọi là hiệu ứng chắn Coulomb
(Coulomb blockade) làm cho đường I-U bị nhảy bậc với giá trị mỗi bậc sai khác nhau
một lượng e/2C cho U và e/RC cho I, với e là điện tích của điện tử, C và R là điện
dung và điện trở khoảng nối hạt nano với điện cực.
c. Tính chất từ
Các kim loại quý như vàng, bạc,... có tính nghịch từ ở trạng thái khối do sự bù
trừ cặp điện tử. Khi vật liệu thu nhỏ kích thước thì sự bù trừ trên sẽ không toàn diện
nữa và vật liệu có từ tính tương đối mạnh. Các kim loại có tính sắt từ ở trang thái khối
như các kim loại chuyển tiếp sắt, cô ban, ni ken thì khi kích thước nhỏ sẽ phá vỡ trật tự
sắt từ làm cho chúng chuyển sang trạng thái siêu thuận từ. Vật liệu ở trạng thái siêu
thuận từ có từ tính mạnh khi có từ trường và không có từ tính khi từ trường bị ngắt đi,

23



tức là từ dư và lực kháng từ hoàn toàn bằng không.
d. Tính chất nhiệt
Nhiệt độ nóng chảy Tm của vật liệu phụ thuộc vào mức độ liên kết giữa các
nguyên tử trong mạng tinh thể. Trong tinh thể, mỗi một nguyên tử có một số các
nguyên tử lân cận nhất định có liên kết mạnh gọi là số phối vị. Các nguyên tử trên bề
mặt vật liệu sẽ có số phối vị nhỏ hơn số phối vị của các nguyên tử ở bên trong nên
chúng có thể dễ dàng tái sắp xếp để có thể ở trạng thái khác hơn. Như vậy, nếu kích
thước của hạt nano giảm, nhiệt độ nóng chảy sẽ giảm. Ví dụ, hạt vàng 2 nm có Tm =
500°C, kích thước 6 nm có Tm = 950°C [20].
e. Tính chất xúc tác
Do hạt nano có số lượng nguyên tử hoạt động trên bề mặt lớn hơn so với kim
loại khối nên hạt nano sử dụng trong xúc tác sẽ tốt hơn so với các chất rắn thông
thường.
Hạt nano có cấu trúc rất chặt chẽ về kích thước nguyên tử mà lượng lớn khác
thường của các nguyên tử có trên bề mặt. Có thể đánh giá sự tập trung này bởi công
thức:
Ps = 4N(-1/3)×100
Trong đó:
Ps: tỉ số của số nguyên tử trên bề mặt
N: Tổng số nguyên tử trong hạt vật liệu
Một hạt nano với 13 nguyên tử ở cấu hình lớp vỏ ngoài thì có tới 12 nguyên tử
trên bề mặt và chỉ một ở phía trong. Hạt nano bạc 3 nm có chứa khoảng 1000 nguyên
tử thì có 40% tổng số nguyên tử trên bề mặt. Hạt có đường kính 150 nm chứa khoảng
107 nguyên tử thì có khoảng 1% nguyên tử trên bề mặt.
Từ hiệu ứng bề mặt này, có sự thay đổi khả năng phản ứng của hạt nano từ hiệu
ứng giam cầm điện tử. Từ sự thay đổi này trong cấu trúc điện tử có thể làm tăng hoạt
tính xúc tác một cách đặc biệt trong hạt nano mà khác rất nhiều so với hiệu ứng ở vật
liệu khối.
Phổ quang học chỉ ra rằng cấu trúc điện tử của kim loại nhỏ hơn khoảng 5 nm

so với vật liệu khối. Một lượng nhỏ các nguyên tử kéo theo kết quả của sự thành lập
các dải electron với phạm vi của các electron hóa trị lớn hơn, và trong vùng nhỏ hơn
của dải hóa trị. Sự biến đổi năng lượng và cấu trúc điện tử được phát ra bởi độ cong bề

24


mặt của hạt nano kim loại làm tăng độ co bóp của hàng rào so với vật liệu khối. Hằng
số hàng rào nhỏ hơn là nguyên nhân làm thay đổi trung tâm của dải d tới những năng
lượng cao hơn, làm tăng khả năng phản ứng của bề mặt chất bị hút bám.
Có sự gia tăng một số cạnh và góc trong hàng rào kim loại và điều này có thể
làm cho phản ứng khác so với bề mặt phẳng của kim loại. Sự gia tăng phản ứng tại
những vị trí sắp xếp hụt của các hạt có thể rất lớn, nó quyết định một mức độ rất lớn
hoạt tính xúc tác của vật liệu, mặc dù sự tập trung này là rất thấp.
Những hạt nano của một dãy lớn của sự chuyển tiếp giữa kim loại và oxit kim
loại đã được tìm thấy những hoạt tính xúc tác phụ thuộc vào kích thước hạt, điều này
đang được nghiên cứu mạnh mẽ. Hình dạng, sự ổn định và sắp xếp của các hạt đã được
chứng minh là có ảnh hưởng tới hoạt tính xúc tác và vì thế cũng là đề tài của nhiều
nghiên cứu hiện nay. Trong các ứng dụng cụ thể của hạt nano, hoạt tính xúc tác cần
đến một chất nền phù hợp để ổn định, bảo vệ, ngăn ngừa sự kết tụ và có thể thu hồi lại.
Hiện nay có nhiều sự quan tâm trong việc tìm kiếm các phương pháp có hiệu quả để
chế tạo vật liệu xúc tác có hạt nano với các chất nền như các oxit vô cơ, nhôm, silica
và titan hay các polyme.
1.2.4. Các phương pháp chế tạo hạt nano bạc
a. Phương pháp ăn mòn laser: Phương pháp này sử dụng chùm tia laze với
bước sóng ngắn bắn lên vật liệu khối đặt trong dung dịch có chứa chất hoạt hóa bề
mặt. Các hạt nano được tạo thành với kích thước khoảng 10 nm và được bao phủ
bởi chất hoạt hóa bề mặt [23].
b. Phương pháp khử hóa học: Phương pháp này sử dụng các tác nhân hóa học
để khử ion kim loại thành kim loại. Để các hạt phân tán tốt trong dung môi mà không bị

kết tụ thành đám, người ta sử dụng phương pháp tĩnh điện để làm cho bề mặt các hạt
nano có cùng điện tích và đẩy nhau hoặc dùng phương pháp bao bọc bằng chất hoạt hóa
bề mặt. Các hạt nano tạo thành bằng phương pháp này có kích thước từ 10 nm đến 100
nm.
c. Phương pháp khử vật lý: Phương pháp khử vật lý dùng các tác nhân vật lý
như điện tử, sóng điện từ năng lượng cao như tia gammma, tia tử ngoại, tia laser khử
ion kim loại thành kim loại. Dưới tác dụng của các tác nhân vật lý, có nhiều quá trình
biến đổi của dung môi và các phụ gia trong dung môi để sinh ra các gốc hóa học có tác
dụng khử ion thành kim loại.
25


×