Tải bản đầy đủ (.docx) (90 trang)

Hoàn thiện công tác tổ chức quản lý hoạt động tại Xí nghiệp quản lý bến xe phía Nam Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.75 MB, 90 trang )

MỤC LỤC

1


DANH MỤC HÌNH VẼ

2


DANH MỤC BẢNG BIỂU

3


DANH MỤC KÍ TỰ, CHỮ VIẾT TẮT
BX

Bến xe

GTVT

Giao thông vận tải

GTCC

Giao thông công chính

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam



QLBX

Quản lý bến xe

SXKD

Sản xuất kinh doanh

TTTM

Trung tâm thương mại

UBND

Ủy ban nhân dân

4


LỜI MỞ ĐẦU

1. Sự cần thiết của đề tài.
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay giao thông đóng vai trò rất quan
trọng đối với sự phát triển của mỗi đất nước. Một quốc gia có hệ thống giao
thông vận tải phát triển sẽ thúc đẩy được các ngành khác phát triển theo. Giao
thông vận tải không chỉ giúp cho các quá trình sản xuất diễn ra liên tục và bình
thường mà còn đáp ứng được nhu cầu đi lại của nhân dân. Hoạt động giao thông
vận tải nói chung và hoạt động vận tải hành khách liên tỉnh bằng ô tô nói riêng
có một vai trò quan trọng đối với sự phát triển của xã hội. Với điều kiện địa hình

nhiều đồi núi và vùng sâu, vùng xa như nước ta thì việc đi lại bằng ô tô vẫn là loại
hình chủ yếu được nhân dân sử dụng. Với tầm quan trọng và tính phổ biến như
vậy, nên trong những năm qua loại hình vận tải này được đặc biệt quan tâm tới
sự phát triển của nó.
Hiện nay nhu cầu đi lại của người dân ngày càng tăng nhanh, đời sống xã
hội không ngừng cải thiện, cuộc sống của người dân ngày càng cao nên yêu cầu
của người dân đối với dịch vụ vận tải nói chung và dịch vụ vận tải hành khách
liên tỉnh bằng ô tô nói riêng ngày càng cao.Trong đó các hoạt động kinh doanh
phục vụ ở bến xe đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình vận chuyển. Hoạt
động sản xuất kinh doanh ở bến xe diễn ra trơn tru, thuận tiện thì quá trình vận
chuyển hành khách mới diễn ra nhanh gọn, an toàn và hiệu quả.
Bến xe phía Nam là một trong những bến xe lớn tại Hà Nội cũng đang trong
tình trạng quá tải. Hai nguyên nhân chính gây ra tình trạng này là do thiếu sự
quan tâm tới việc quy hoạch phát triển hệ thống bến xe dẫn đến việc thiếu diện
tích bến xe và việc tổ chức quản lý và khai thác tại các bến xe chưa tốt. Bên cạnh
đó, do lưu lượng hành khách và phương tiện ngày càng tăng nhanh trong khi hệ
thống bến xe không đủ đáp ứng là nguyên nhân chính tạo điều kiện cho xe dù bến
cóc vẫn còn nhiều, gây mất trật tự an toan giao thông đô thị.
Để từng bước chấn chỉnh, đưa hoạt động vận tải tại bến xe đi vào trật tự và
phục vụ tốt nhu cầu đi lại của người dân, trong tình trạng hạn chế về diện tích
đất và vốn đầu tư cho bến xe như hiện nay thì chúng ta cần hoàn thiện công tác
tổ chức quản lý tại bến xe qua đó nâng cao công suất hoạt động của bến xe đáp
ứng tốt nhu cầu đi lại của người dân, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của
Xí nghiệp.

5


Xuất phát từ những vấn đề đó sinh viên đã chọn đề tài: “Hoàn thiện công
tác tổ chức quản lý hoạt động tại Xí nghiệp quản lý bến xe phía Nam Hà Nội”.


6


2. Mục đích nghiên cứu
- Tìm hiểu cơ sở lý luận về tổ chức quản lý nói chung và tổ chức quản lý bến xe nói
riêng

- Đánh giá thực trạng công tác tổ chức quản lý tại Bến xe phía Nam hà Nội.
- Đề xuất các giải pháp hoàn thiện tổ chức quản lý Bến xe phía Nam Hà Nội.
3. Phạm vi và phương pháp nghiên cứu
 Phạm vi nghiên cứu
Trong phạm vi của đề tài giới hạn nghiên cứu đối với hệ thống giao thông
tĩnh cho vận tải hành khách liên tỉnh, phần phân tích hoàn thiện chỉ áp dụng đối
với bến xe phía Nam Hà Nội.

 Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dựng phương pháp duy vật biện chứng, nghiên cứu phân tích hệ
thống, phương pháp thống kê.

4. Nội dung của đề tài
Chương 1: Cơ sở lý luận về tổ chức và quản lý hoạt động bến xe khách
Chương 2: Phân tích hoạt động và công tác tổ chức hoạt động tại bến xe
phía Nam Hà Nội
Chương 3: Hoàn thiện công tác tổ chức quản lý hoạt động tại bến xe phía
Nam Hà Nội

7



CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BẾN XE
KHÁCH

1.1.

Tổng quan về tổ chức và quản lý

1.1.1. Một số vấn đề về công tác tổ chức
a. Khái niệm, phân loại tổ chức
 Khái niệm tổ chức
Tổ chức là sự tập hợp nhiều người một cách có ý thức để hoàn thành các

-

mục tiêu chung. Một tổ chức luôn luôn có 3 đặc điểm chung:
Tổ chức bao giờ cũng có nhiều người
Các thành viên tham gia luôn ý thức về vai trò, nhiệm vụ, quyền lợi và trách

-

nhiệm của mình một cách rõ ràng trong quá trình tham gia hoạt động của đơn vị
Tổ chức bao giờ cũng có mục tiêu chung và cụ thể mà nhờ đó mọi người mới tự
nguyện tham gia phấn đấu vì mục tiêu chung để đạt được mục tiêu riêng của
mình và ngược lại

 Phân loại tổ chức

- Căn cứ vào mục tiêu của tổ chức có thể phân loại thành:
+ Các tổ chức vì lợi nhuận: Chính là các doanh nghiệp thực hiện các hoạt
động kinh doanh trên thị trường và tuân thủ các quy luật của thị trường

+ Các tổ chức phi lợi nhuận: Được tạo ra chủ yếu vì mục đích khác và
thường được coi là các tổ chức thị trường. Đó là các cơ quan nhà nước, doanh
nghiệp công ích, tổ chức từ thiện, viện bảo tàng…
-

Phân loại theo ngành, lĩnh vực hoạt động có thể phân ra thành:
+ Tổ chức sản xuất và khai thác sản phẩm thô: Đó là các hộ nông dân, công
ty khai khoáng, nông lâm ngư nghiệp…
+ Tổ chức trong lĩnh vực công nghiệp chế biến và chế tạo: Như nhà máy sản
xuất ô tô, nhà máy hóa dầu…
+ Tổ chức cung cấp dịch vụ: Dịch vụ bảo dưỡng sửa chữa, dịch vụ vận tải,
ngân hàng…

-

Phân loại theo quy mô của tổ chức

8


Căn cứ vào quy mô của tổ chức có thể phân loại tổ chức thành các nhóm
như:
+ Các tổ chức có phạm vi hoạt động rộng: Toàn quốc, trong nước, quốc tế
+ Các tổ chức có phạm vi hoạt động hẹp : Trong phạm vi tỉnh, huyện, xã

-

Căn cứ vào chế độ sở hữu:
+ Các tổ chức do cá nhân nắm giữ: Là tổ chức thuộc quyền sở hữu của một
hay một nhóm người. Đó là các doanh nghiệp tư nhân, Công ty trách nhiệm hữu

hạn, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá nhân…
+ Tổ chức công: Là tổ chức thuộc quyền sở hữu của nhà nước hoặc của một
số lượng rất lớn các cá nhân. Đó chính là các công ty cổ phần, các doanh nghiệp
nhà nước, các trường học, bệnh viện công…

b. Các nguyên tắc của công tác tổ chức
 Nguyên tắc gắn với mục tiêu
- Bộ máy tổ chức của doanh nghiệp phải phù hợp với mục tiêu
- Mục tiêu và cơ cấu phải phù hợp với nhau
 Nguyên tắc hiệu quả
- Để đạt được nguyên tắc này, bộ máy tổ chức của doanh nghiệp phải xây dựng
trên cơ sở giảm chi phí.

 Nguyên tắc cân đối
- Cân đối giữa quyền hành và trách nhiệm
- Cân đối về công việc giữa các đơn vị với nhau
- Sự cân đối sẽ tạo nên sự ổn định trong doanh nghiệp
 Nguyên tắc linh hoạt, linh động
- Các nhà quản trị phải linh hoạt trong hoạt động tổ chức.
- Bộ máy tổ chức linh động để đối phó kịp thời với sự thay đổi của tình hình.

9


c. Mục tiêu của công tác tổ chức
Có thể nói mục tiêu tổng quát nhất của công tác tổ chức là thiết kế được
một cấu trúc tổ chức vận hành một cách hiệu quả nhằm đạt được những mục
tiêu mà tổ chức đã xác định. Cấu trúc tổ chức phù hợp nghĩa là hình thành nên cơ
cấu quản trị cho phép phối hợp các hoạt động và các bộ phận và các cấp tốt nhất.
Những mục tiêu cụ thể đối với công việc tổ chức mà các tổ chức thường hay

nhắm tới là:

- Xây dựng một bộ máy quản trị gọn nhẹ, có hiệu lực
- Xây dựng nếp văn hóa của tổ chức lành mạnh
- Tổ chức công việc khoa học
- Phát hiện, uốn nắn, và điều chỉnh kịp thời mọi hoạt động yếu kém trong tổ chức
- Phát huy hết sức mạnh của các nguồn tài nguyên vốn có
- Tạo thế và lực cho tổ chức thích ứng với mọi hoàn cảnh thuận lợi cũng như khó
khăn ở bên trong và bên ngoài đơn vị

d. Các yêu cầu đối với cơ cấu tổ chức
 Quan niệm về cơ cấu tổ chức:
-

Cơ cấu tổ chức là hình thức tồn tại của tổ chức, biểu thị việc sắp xếp theo trật tự
nào đó của mỗi bộ phận của tổ chức cùng các mối quan hệ giữa chúng.

 Những yêu cầu đối với việc xây dựng cơ cấu tổ chức:
-

Tính tối ưu: Giữa các khâu và các cấp quản lý đều thiết lập những mối liên hệ
hợp lý với số lượng cấp quản lý ít nhất. Cho nên, cơ cấu tổ chức quản lý mang
tính năng động cao, luôn đi sát và phục vụ việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ
của tổ chức.

-

Tính linh hoạt: Cơ cấu tổ chức phải có khả năng thích ứng nhanh, linh hoạt với
bất kỳ tình huống nào xảy ra trong tổ chức cũng như ngoài môi trường.


-

Tính tin cậy: Cơ cấu tổ chức phải đảm bảo tính chính xác của tất cả các thông tin
được sử dụng và nhờ đó bảo đảm sự phối hợp tốt nhất các hoạt động và nhiệm
vụ của tất cả các bộ phận trong tổ chức.

10


-

Tính kinh tế: Cơ cấu phải sử dụng chi phí quản trị đạt hiệu quả cao nhất. Tiêu
chuẩn xem xét mối quan hệ này là mối tương quan giữa chi phí dự định bỏ ra và
kết quả sẽ thu về.

1.1.2. Hoạt động quản lý
a. Khái niệm quản lý
Quản lý diễn ra trong mọi tổ chức từ đơn giản đến phức tạp, từ quy mô nhỏ
đến quy mô lớn. Nó là yếu tố quyết định sự thành công hay thất bại của mỗi tổ
chức.
Có nhiều khái niệm về quản lý, để có thể hiểu một cách đầy đủ và toàn diện
về quản lý với các khái niệm sau:
Tổng quát về quản lý được hiểu: “ Quản lý là sự tác động có tổ chức, có
hướng đích của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý nhằm sử dụng có hiệu quả
nhất các tiềm năng, các cơ hội để đạt được mục tiêu đã đặt ra trong điều kiện
biến động của môi trường”.
Nói cách khác: “Quản lý là quá trình lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo, kiểm
tra các nguồn lực của tổ chức nhằm đạt được mục đích của tổ chức với hiệu lực
và hiệu quả cao trong điều kiện môi trường luôn biến động”.


11


Ta có thể mô phỏng hoạt động quản lý như sau:
Các nguồn lực:
Nhân lực
Tài lực
Vật lực
Thông tin

Quá trình quản lý
Lập kế hoạch
Kiểm tra

Tổ chức

Kết quả:
Đạt được mục tiêu
Hiệu quả cao

Lãnh đạo
Hình 1.1: Mô phỏng hoạt động quản lý

b. Đặc điểm, vai trò của hoạt động quản lý
 Đặc điểm của hoạt động quản lý
-

Hoạt động quản lý có một số đặc điểm như sau:
Thứ nhất, phải có chủ thể quản lý và đối tượng quản lý. Chủ thể quản lý là tác
nhân đưa ra các tác động quản lý còn đối tượng quản lý phải tiếp nhận các tác

động do chủ thể quản lý đưa ra. Chủ thể quản lý và đối tượng quản lý hợp thành

-

hệ thống quản lý.
Thứ hai, có mục tiêu và quỹ đạo hoạt động đặt ra cho cả chủ thể quản lý và đối

-

tượng quản lý.
Thứ ba, hoạt động quản lý có khả năng thích nghi.
Thứ tư, hoạt động quản lý gắn liền với quá trình trao đổi thông tin.
Thứ năm, hoạt động quản lý là hoạt động có tính chủ quan của chủ thể quản lý,

vì mục tiêu họ đã đề ra cho hệ thống.
 Vai trò của hoạt động quản lý
Quản lý diễn ra trong mọi tổ chức từ đơn giản đến phức tạp, từ quy mô nhỏ
đến quy mô lớn và là yếu tố quyết định sự thành công hay thất bại trong hoạt

-

động mỗi tổ chức. Vai trò của hoạt động quản lý thể hiện ở các điểm sau:
Hoạt động quản lý là hoạt động thiết yếu nhằm đảm bảo sự phối hợp những nỗ

-

lực cá nhân để thực hiện mục tiêu chung của hệ thống.
Hoạt động quản lý bao trùm, chi phối tất cả mọi khâu trong hoạt động (từ lập kế
hoạch, tổ chức, điều khiển cho đến kiểm tra và điều chỉnh) và tác động tới mọi


khía cạnh, tới từng thành viên trong hệ thống.
c. Các yêu cầu, nguyên tắc trong hoạt động quản lý
 Yêu cầu trong hoạt động quản lý
Trong phạm vi từng doanh nghiệp việc tổ chức bộ máy quản lý phải đáp

-

ứng được những yêu cầu chủ yếu sau:
Phải đảm bảo hoàn thành những nhiệm vụ của doanh nghiệp, phải thực hiện đầy

-

đủ, toàn diện các chức năng quản lý doanh nghiệp.
Phải đảm bảo nghiêm túc chế độ một thủ trưởng, chế độ cá nhân trên cơ sở đảm
bảo và phát huy quyền làm chủ tập thể lao động trong doanh nghiệp

12


-

Phải phù hợp với quy mô doanh nghiệp, thích ứng với những đặc điểm kinh tế và

kỹ thuật của doanh nghiệp.
 Nguyên tắc quản lý
Nguyên tắc quản lý là những quy tắc chỉ đạo, những tiêu chuẩn hành vi mà

-

cơ quan quản lý và các nhà quản lý phải tuân thủ trong quá trình quản lý.

Trong quản lý nói chung có một số nguyên tắc cơ bản sau:
Nguyên tắc tập trung - dân chủ: Nguyên tắc tập trung dân chủ đòi hỏi phải
thường xuyên đảm bảo mối quan hệ chặt chẽ, thống nhất và tối ưu giữa tập
trung và dân chủ trong quản lý. Tập trung phải dựa trên cơ sở dân chủ thực sự
mới tạo được sức mạnh của cả hệ thống, đồng thời dân chủ rộng rãi phải trong

-

khuôn khổ tập trung thì lợi ích từng thành viên mới được đảm bảo.
Nguyên tắc kết hợp hài hòa các lợi ích: Phải kết hợp hài hòa các lợi ích của xã hội
bao gồm lợi ích cá nhân, lợi ích tập thể được thực hiện thông qua các hình thức,
phương pháp quản lý phù hợp với đòi hỏi của các quy luật và phải sử dụng các
lợi ích xã hội làm phương tiện của quản lý để động viên, thức đẩy mọi người làm

-

việc.
Nguyên tắc hiệu quả: Đòi hỏi người quản lý phải có quan điểm hiệu quả đúng
đắn, biết phân tích hiệu quả trong từng tình huống khác nhau, biết đặt lợi ích
chung lên trước và lên trên lợi ích cá nhân, từ đó đề ra quyết định tối ưu mang
lại hiệu quả có lợi nhất cho hệ thống.
1.2. Hệ thống giao thông đô thị

1.2.1. Khái niệm, đặc điểm giao thông đô thị
a. Khái niêm

 Khái niệm giao thông
Giao thông là sự liên hệ, đi lại, vận chuyển, truyền thông tin từ nơi này sang
nơi khác. Sự đi lại, vận chuyển có thể được thực hiện theo các hình thức giao
thông khác nhau như: đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường hàng không…




Hệ thống giao thông đô thị.
Là tập hợp các công trình, các con đường và các cơ sở hạ tầng khác để phục
vục cho việc di chuyển hàng hoá và hành khách trong thành phố được thuận tiện,
thông suốt, nhanh chóng, an toàn và đạt hiệu quả cao. Hệ thống giao thông đô thị
bao gồm hai hệ thống con đó là hệ thống giao thông và hệ thống vận tải. Các
thành phần của hệ thống giao thông đô thị được mô phỏng như sau:

13


GIAO THÔNG ĐÔ THỊ

Hệ thống giao thông

Hệ thống vận tải

Hệ thống giao thông động
Hệ thống giao thông tĩnhVận tải hành khách
Vận tải hàng hoá
Vận tải chuyên dùng

Công cộng

Cá nhân

Hình 1.2: Sơ đồ mô phỏng hệ thống giao thông đô thị.
b. Đặc điểm giao thông đô thị

Khác với giao thông liên tỉnh, giao thông quốc tế, giao thông đô thị có
những đặc điểm sau:
- Mạng lưới giao thông đô thị không chỉ thực hiện chức năng giao thông
thuần tuý mà nó còn có thể thực hiện nhiều chức năng khác như: Chức năng kỹ
thuật, chức năng môi trường.
- Mật độ mạng lưới đường cao.
- Lưu lượng và mật độ đi lại cao nhưng lại biến động rất lớn theo thời gian
và không gian.
- Tốc độ luồng giao thông thấp.
- Hệ thống giao thông đô thị đòi hỏi chi phí lớn (xây dựng và vận hành).
- Ùn tắc giao thông, đi lại khó khăn, ô nhiễm môi trường và mất an toàn.
- Không gian đô thị chật hẹp.
- Hệ thống giao thông đô thị có tác động trực tiếp đến các nền kinh tế xã hội
của thành phố và của đất nước.

1.2.2. Phân loại giao thông đô thị
a. Phân loại theo phạm vi
14


- Giao thông nội thị: Là hệ thống giao thông trong nội bộ một đô thị.
- Giao thông đối ngoại: Là các đầu nút giao thông đường bộ, đường thủy, đường
sắt, đường hàng không nối liền hệ thống giao thông nội thị với hệ thống giao
thông quốc gia và quốc tế.

b. Phân loại theo phương thức giao thông
Phân loại theo đường giao thông

Giao thông đườngGiao
bộ thông đườngGiao

sắt thông đườngGiao
thủythông đường
Giao thông
thủy đường hàng không

Hình 1.3: Phân loại giao thông đô thị theo phương thức giao thông

c. Phân loại theo trạng thái
-

Giao thông động: Là toàn bộ các yếu tố trực tiếp tham gia vào quá trình giao
thông như người tham gia giao thông, phương tiện giao thông, đường xá, hệ
thống đèn tín hiệu…

-

Giao thông tĩnh: Là toàn bộ những cơ sở vật chất, kĩ thuật phục vụ giao thông
nhưng không trực tiếp tham gia vào quá trình giao thông như nhà ga, bến xe,
cảng, chỗ đỗ xe, nơi gửi xe…
Hai loại trên của giao thông đô thị không tồn tại độc lập mà có mối quan hệ
mật thiết, bổ sung hỗ trợ cho nhau.

1.2.3. Hệ thống giao thông tĩnh đô thị
a.


Khái niệm và phân loại giao thông tĩnh đô thị
Một số khái niệm
Hệ thống giao thông tĩnh được hiểu như sau:“Giao thông tĩnh là một phần
của hệ thống giao thông phục vụ phương tiện và hành khách (hoặc hàng hoá)

trong thời gian không di chuyển”.
Theo nghĩa này giao thông tĩnh gồm hệ thống các ga hàng hoá và hành
khách của các phương thức vận tải (các nhà ga đường sắt, các bến cảng thuỷ, ga
hàng không, các nhà ga vận tải ô tô), các bãi đỗ xe, gara, các điểm trung chuyển,
các điểm dừng dọc tuyến, các điểm cung cấp nhiên liệu.

- Diện tích đỗ xe: Tổng diện tích dành cho đỗ xe ở khu vực nghiên cứu (Quy hoạch)
15


-

Bãi đỗ xe: Là phần diện tích đỗ xe tách biệt với giao thông động (bãi đỗ xe
công cộng, nhà đỗ xe, hầm đỗ xe…), là phần diện tích đường giao thông (hè phố)
được quy định để đỗ xe.

- Ô đỗ xe: Là phần diện tích giao thông công cộng được quy định dành riêng để đỗ
cho một loại phương tiện



Chỗ đỗ xe: Chỗ đỗ thuộc sở hữu cá nhân
Phân loại giao thông tĩnh đô thị

-

Phân loại theo phương thức vận tải
Hệ thống giao thông tĩnh

Đường bộ


Đường sắt

Đường thủy Đường hàng không

điểm
chuyển
hành khách
HTHT
nhà
ga trung
HT đỗ
xe trong HT
ĐT Ga hàngGa
HTsông
cảng HT
biểnbến phà
hóa
Ga lậpGa
tàucông nghiệp
HT bến cảng
điểm dừng

Hình 1.4. Phân loại hệ thống giao thông tĩnh

-

Phân loại theo chức năng có:
+ Điểm đỗ xe: Là nơi phương tiện có thể dừng đỗ trong một thời gian ngắn
hoặc

dài, các điểm đỗ xe được phân cấp phục vụ từ cấp thành phố có tính chất phục
vụ liên tỉnh, liên quận huyện đến cấp quận, huyện, liên phường xã đến cấp phường
xã.

16


+ Bãi đỗ xe :Là các điểm đỗ có quy mô lớn và rất lớn, phục vụ đỗ xe cho các
mục đích đi lại khác nhau (các mục đích đi lại sử dụng điểm đỗ ít) song khối
lượng thường cao.
+ Bến xe: Là điểm đỗ cho phương tiện thực hiện hoạt động vận tải (đón-trả
hành khách và hàng hóa) và là đầu mối để chuyển tiếp hành khách, hàng hoá đi
và đến thành phố (tỉnh, huyện) và thường được bố trí theo các luồng hành khách,
hàng hoá lớn đi và đến, là đầu mối chuyển tiếp giữa vận tải đối ngoại và vận tải
nội thị (tỉnh, huyện).
+ Trạm dừng nghỉ đường bộ: Là công trình thuộc kết cấu hạ tầng giao
thông đường bộ, được xây dựng dọc theo tuyến quốc lộ hoặc tỉnh lộ để cung cấp
các dịch vụ phục vụ người và phương tiện tham gia giao thông.
+ Các điểm đầu cuối: Điểm đầu cuối là nơi thực hiện tác nghiệp đầu cuối
trong quy trình vận tải hành khách, hàng hóa.
+ Các điểm trung chuyển hàng hóa, hành khách: Điểm trung chuyển là nơi
dùng để chuyển tải hàng hóa và hành khách trong cùng một phương thức vận tải
hoặc giữa các phương thức vận tải trong quá trình vận tải đa phương thức.
+ Các điểm dừng dọc tuyến: Điểm dừng dọc tuyến là một phần của hệ thống
giao thông tĩnh, nó bao gồm vị trí dừng xe và phần diện tích trên vỉa hè để xây
dựng một số công trình phụ trợ nhằm cung cấp thông tin phục vụ chuyến đi.
+ Các công trình khác: Là các công trình phục vụ phương tiện trong thời
gian tạm ngừng không nằm trong công trình trên.

b.


Vai trò, chức năng của hệ thống giao thông tĩnh trong đô thị



Vai trò của giao thông tĩnh

-

Vai trò của giao thông tĩnh đến phát triển kinh tế
Thành phần thứ nhất của giao thông tĩnh bao gồm các bến xe, nhà ga, bến
cảng… là các trạm trung chuyển hành khách và hàng hóa. Nó phục vụ cho đi lại
của người dân và lưu thông hàng hóa. Ngoài ra các bến bãi đỗ xe công cộng có
thu phí cũng là một trong những nguồn thu của chính quyền đô thị. Đây là những
nhân tố thể hiện vai trò của giao thông tĩnh đến phát triển kinh tế.

-

Vai trò của giao thông tĩnh đến phát triển xã hội
Giao thông tĩnh là một phần của giao thông đô thị nên cũng góp phần vào
vận chuyển hành khách, hàng hóa. Trong quá trình này đi kèm với giao lưu kinh
tế là giao lưu về văn hóa xã hội, tăng cường hiểu biết lẫn nhau giữa các địa
phương.

17


Trình độ phát triển của các công trình giao thông tĩnh cũng phản ánh sự
văn minh của một đô thị. Nếu một đô thị không chú trọng đến giao thông tĩnh,
gây ra hiện tượng thiếu hụt sẽ xảy ra tình trạng dừng đỗ xe bừa bãi, mất mĩ quan

đô thị.
Giao thông tĩnh có vai trò quan trọng đến cả phát triển kinh tế và phát triển
xã hội nên lĩnh vực này cần được các các ngành các cấp, các cơ quan chức năng
quan tâm với mức độ hợp lý nhằm đưa giao thông tĩnh nói riêng và giao thông
đô thị nói chung trở thành động lực phát triển kinh tế xã hội.



Chức năng của giao thông tĩnh

-

Phục vụ cho giao thông động và tăng tính hiệu quả của giao thông đô thị
nói chung.

-

Bảo đảm sự an toàn cho các phương tiện, góp phần đóng góp vào nguồn
thu ngân sách chính quyền đô thị.

-

Góp phần tạo nên diện mạo, mĩ quan đô thị

1.2.4. Bến xe khách liên tỉnh trong đô thị
a. Một số khái niệm


Khái niệm bến xe:
Bến xe là nơi thực hiện các tác nghiệp đầu cuối trong vận tải hàng hóa và

hành khách. Trong vận tải hành khách đó là tác nghiệp đón trả khách. Trong vận
tải hàng hóa đó là tác nghiệp xếp dỡ hàng hóa.



Bến xe ô tô khách:
Bến xe ôtô khách là bộ phận thuộc kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ,
được xây dựng để ôtô đón, trả khách; là nơi khởi đầu và kết thúc của một hoặc
nhiều tuyến vận tải khách đường bộ, là đầu mối chuyển tiếp giữa các phương
thức vận tải; nơi các cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền thực hiện quyền
quản lý Nhà nước theo quy định của pháp luật.

b. Đặc điểm của bến xe ôtô khách
-

Bố trí gần trục đường chính, tại các đầu mối giao thông.

-

Có lưu lượng phương tiện và hành khách ra vào bến rất lớn.

-

Số lượng phương tiện tập trung tại bến rất đông.

-

Là nơi thường xuyên xảy ra các tệ nạn xã hội.

-


Là nơi làm tác nghiệp đón trả khách.

-

Là nơi khởi đầu và kết thúc của các tuyến vận tải hành khách...

18


c. Vai trò,chức năng của bến xe khách


Vai trò của bến xe khách
Bến xe ôtô khách có vai trò hết sức quan trọng trong hệ thống giao thông
vận tải đường bộ. Vai trò của bến xe khách thể hiện:

- Bến xe khách là nơi thực hiện tác nghiệp đón trả khách và là nơi kết nối giữa các
luồng tuyến vận tải nội đô cũng như liên tỉnh.

- Có thể coi bến xe như là một đầu mối giao thông của thành phố tại đó có sự tập
trung giao lưu của nhiều tuyến vận tải, là nơi tập trung đông hành khách từ các
tỉnh để từ đó chuyển đổi phương tiện để vào thành phố hoặc đi tiếp sang các tỉnh
khác.

-

Phần lớn nhu cầu đi lại liên tỉnh của người dân trong đô thị được thực hiện
thông qua các bến xe khách liên tỉnh. Nhờ có bến xe khách mà hành khách và
phương tiện có thể gặp gỡ và đáp ứng nhu cầu của nhau.


-

Ngoài việc đem lại hiệu quả về mặt kinh tế thì hệ thống bến xe còn đem lại lợi ích
xã hội hết sức to lớn, nhờ có nó mà nhu cầu giao lưu đi lại của người dân trong
vùng này với các vùng khác được đáp ứng nhanh chóng và thuận tiện
Như vậy bến xe chính là điểm đặt chân đầu tiên của hành khách khi tới
thành phố cho nên thông qua đó thành phố có các chính sách và giải pháp để
quản lý và điều tiết luồng giao thông ngoại tỉnh này để tránh tình trạng lộn xộn,
ách tắc giao thông...đồng thời bến xe cũng là nơi giải quyết công ăn việc làm cho
một bộ phận người lao động.

 Chức năng của bến xe
Bến xe khách là nơi thực hiện các tác nghiệp đầu cuối do đó nó thực hiện
nhiều chức năng khác nhau, các chức năng này có thể chia thành các nhóm chính
sau:

-

Chức năng bảo quản giữ gìn phương tiện.

-

Chức năng trung chuyển hàng hóa, hành khách.

-

Chức năng tác nghiệp đầu cuối.

-


Chức năng dịch vụ kỹ thuật phương tiện.

-

Chức năng phục vụ hành khách.

-

Các chức năng khác: mỹ quan, kiến trúc..

d. Phân loại bến xe khách
19


 Theo luồng tuyến hoạt động có thể phân chia bến xe thành các loại sau:
+ Bến xe khách nội tỉnh: Được tổ chức để phục vụ các phương tiện vận tải
hành khách hoạt động trên các luồng tuyến nội tỉnh, nội thành phố trực thuộc
Trung ương.
+ Bến xe khách liên tỉnh: Tổ chức để phục vụ cho các phương tiện vận tải
hành khách hoạt động trên các luồng tuyến liên tỉnh.

 Theo quy chuẩn kỹ thuật
Bến xe khách được phân thành 6 loại. Quy định về các hạng mục công trình
tương ứng với từng loại bến xe khách như trong bảng sau:
Bảng 1.1 : Phân loại bến xe khách theo tiêu chuẩn kỹ thuật

TT

Tiêu chí phân loại


1

Diện tích mặt bằng (tối
thiểu)

2

Diện tích bãi đỗ xe ôtô
chờ vào vị trí đón khách
(tối thiểu)

3

Diện tích bãi đỗ xe dành
cho phương tiện khác

4

Diện
phòng
khách
thành

tích tối thiểu
chờ cho hành
(có thể phân
nhiều khu vực

Đơn

vị
tính

Loại bến xe khách

Loại 1

Loại 2

Loại
3

Loại
4

Loại
5

Loại
6

m2

15.00
0

10.000

5.000


2.500 1.500

500

m2

5.000

3.000

1.000

500

160

80

m2

2000

1.500

900

400

30


20

m2

500

300

150

100

50

30

20


trong bến)

5

Số vị trí đón, trả khách
(tối thiểu)

Vị trí

50


40

30

20

10

6

6

Số chỗ ngồi tối thiểu
khu vực phòng chờ cho
hành khách

Chỗ

100

60

30

20

10

10


7

Hệ thống điều hòa, quạt
điện khu vực phòng chờ
cho hành khách (tối
thiểu)

-

Đảm
bảo
nhiệt
độ
không
vượt
quá
30°C

Quạt
điện

Quạt
điện

Quạt
điện

Quạt
điện


Quạt
điện

8

Diện tích khu vực làm
việc

-

Bình quân 4,5m2/người

9

Diện tích văn phòng
dành cho Y tế

-

Tối thiểu 10 m2

10

Diện tích khu vệ sinh

-

> 1 % Tổng diện tích xây dựng bến (Có nơi vệ
sinh phục vụ người khuyết tật - QCVN
10:2014/BXD)


11

Diện tích dành cho cây
xanh, thảm cỏ

-

Tỷ lệ diện tích cây xanh, thảm cỏ tối thiểu 2%
tổng diện tích.

12

Đường xe ra, vào bến

-

riêng biệt

21

Chung (rộng tối thiểu
7,5m)


13

Đường dẫn từ phòng
chờ cho hành khách đến
các vị trí đón, trả khách


14

Kết cấu mặt đường ra,
vào bến xe và sân bến

15

16

1.3.

Hệ thống cung cấp
thông tin

Hệ thống kiểm soát xe
ra vào bến

Có mái che

-

Mặt đường nhựa hoặc
bê tông xi măng

-

Có hệ thống phát
thanh,có hệ thốngCó hệ
thống

bảng chỉ dẫn bằngphát thanh, có
điện tử, có thiết bịhệ thống bảng
tra cứu thông tinchỉ dẫn
tự động

-

Có phần mềm
quản lý bến xe
và trang bị hệ Có phần mềm
thống camera quản lý bến xe
giám sát xe ra
vào bến

Nội dung công tác tổ chức quản lý hoạt động bến xe khách

1.3.1. Tổ chức quản lý bến xe khách liên tỉnh
a. Quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng bến xe
Việc đầu tư xây dựng các bến xe khách liên tỉnh, ngoài việc phải tuân thủ
theo đúng các quy định của Nhà nước và địa phương về đàu tư xây dựng, còn
phải đáp ứng được các yêu cầu về chuyên ngành như:

-

Phải đáp ứng được các điều kiện cơ bản về quy hoạch, tiêu chuẩn và đầu
tư xây dựng bến xe ô tô khách do Bộ Giao thông Vận tải ban hành (theo QCVN
45/2012- Bộ GTVT sửa đổi bổ sung kèm theo thông tư 49/2012- Bộ GTVT và
thông tư 73/2015- Bộ GTVT).

-


Vị trí đầu tư xây dựng bến xe phải đảm bảo yêu cầu quy hoạch của địa

22


phương do UBND tỉnh Thành phố quản lý, việc đầu tư xây dựng phải tuân thủ
theo các quy định của Nhà nước và địa phương.

-

Sau khi bến xe được đầu tư xây dựng, Sở Giao thông Vận tải là đơn vị
quản lý chuyên ngành sẽ kiểm tra đối chiếu với các tiêu chuẩn quy định và quyết
định công bố việc đưa bến xe vào khao thác. Sở GTVT cũng có quyền quyết định
ngừng khai thác tạm thời hoặc vĩnh viễn khi bến xe đó không phù hợp với quy
hoạch phát triển giao thông hoặc không đảm bảo các yêu cầu về tiêu chuẩn khai
thác hoặc các lý do khác.

b. Công tác tổ chức điều hành tại các bến xe

-

Quản lý Nhà nước chuyên ngành tại bến xe
Sở Giao thông Vận tải, Sở Giao thông Công chính là cơ quan giúp UBND cấp tỉnh
quản lý nhà nước chuyên ngành đối với các bến xe tại địa phương.

-

Sở Giao thông Vận tải, Sở Giao thông Công chính thống nhất với Sở Nội vụ trình
Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định mô hình tổ chức, biên chế của Ban quản lý

bến xe phù hợp với Luật Giao thông đường bộ.

-

Căn cứ vào số lượng, quy mô của các bến xe trên địa bàn, Sở Giao thông Vận tải,
Sở Giao thông công chính tổ chức quản lý và chỉ đạo hoạt động của Ban quản lý
bến xe theo Điều 84 Luật Giao thông đường bộ.
Trong quá trình hoàn thiện công tác tổ chức Ban quản lý bến xe, Sở Giao
thông Vận tải, Sở Giao thông Công chính xem xét để uỷ quyền phòng nghiệp vụ
của Sở hoặc đơn vị kinh doanh, khai thác bến xe (là Doanh nghiệp Nhà nước hoặc
Công ty cổ phần mà nhà nước giữ cổ phần chi phối) thực hiện nhiệm vụ của Ban
quản lý bến xe quy định.



Trách nhiệm, quyền hạn của Cục Đường bộ Việt Nam, Sở Giao thông
vận tải, Sở Giao thông công chính trong quản lý bến xe

-

Cục Đường bộ Việt Nam thực hiện chức năng quản lý Nhà nước chuyên ngành đối
với hoạt động của bến xe trong phạm vi toàn quốc, bao gồm các nội dung sau:
+ Hướng dẫn việc quản lý hoạt động của bến xe
+ Thanh tra, kiểm tra, việc quản lý hoạt động của bến xe

23


+ Quy định cụ thể chế độ báo cáo thống kê về hoạt động của bến xe.
-


Sở GTVT, Sở GTCC:
+ Trực tiếp thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với bến xe tại địa
phương
+ Tổ chức xây dựng quy hoạch hệ thống bến xe thuộc địa phương trình Uỷ
ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt và quản lý, thực hiện quy hoạch
+ Kiểm tra giám sát việc thực hiện các quy định có liên quan đến hoạt động
của bến xe
+ Tham gia xét duyệt hồ sơ thiết kế đối với việc xây dựng các bến xe trình
cấp có thẩm quyền phê duyệt, tổ chức nghiệm thu công bố việc đưa bến xe vào
khai thác hoặc ngừng khai thác bến xe.
Quyết định việc đưa bến xe vào khai thác hoặc ngừng khai thác phải được
thông báo đến các Sở Giao thông vận tải, Sở Giao thông công chính liên quan để
phối hợp, đồng thời gửi Cục Đường bộ Việt Nam để tổng hợp, theo dõi.



Trách nhiệm, quyền hạn của Ban quản lý bến xe
Ban quản lý bến xe thực hiện quyền kiểm tra, giám sát việc chấp hành các
quy định về vận tải khách bằng ôtô trong bến xe như:

-

Kiểm tra việc chấp hành các quy định về vận tải tại bến xe

-

Phối hợp với chính quyền địa phương và các cơ quan có liên quan trong việc kiểm
tra và xử lý các hành vi vi phạm tại bến xe theo quy định của pháp luật.




Đối với đơn vị kinh doanh, khai thác bến xe tiến hành các hoạt
động tổ chức quản lý cho khách đi xe và doanh nghiệp vận tải như sau

-

Ký hợp đồng với doanh nghiệp vận tải để thực hiện việc đón trả khách tại bến
theo quy định của cơ quan quản lý tuyến và các hợp đồng dịch vụ phục vụ lái xe,
phụ xe, nhân viên phục vụ trên xe và các dịch vụ kỹ thuật

24


-

Được quyền từ chối phục vụ khi doanh nghiệp vận tải vi phạm các quy định, khi
đó doanh nghiệp bến xe phải báo cáo cơ quan quản lý tuyến bằng văn bản

-

Xác nhận vào "lệnh xuất bến"

-

Bảo đảm trật tự an toàn, vệ sinh cho khách và xe trong bến

-

Chấp hành các quy định về quản lý bến xe và chịu sự kiểm tra, kiểm soát của cơ

quan quản lý nhà nước.

-

Giữ gìn trật tự - an ninh, ngăn chặn các hành vi gây mất trật tự, mỹ quan và vệ
sinh - môi trường tại bến xe; đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý
những hành vi vi phạm tại bến xe và được yêu cầu bồi thường thiệt hại do những
hành vi đó gây ra.

 Hoạt động của các doanh nghiệp vận tải
-

Chấp hành các quy định liên quan đến vận tải khách bằng ôtô và các quy định
khác có liên quan đến trật tự an toàn tại bến xe.

-

Thực hiện hợp đồng đã ký với đơn vị kinh doanh, khai thác bến xe. Trực tiếp bán
vé cho xe của doanh nghiệp có hoạt động vận tải khách tại bến xe hoặc uỷ thác
cho đơn vị kinh doanh, khai thác bến xe bán vé cho khách đi xe của doanh nghiệp
mình. Bố trí đủ và đúng số xe đảm bảo chất lượng đã được cơ quan quản lý tuyến
chấp thuận đưa vào hoạt động tại bến xe.

-

Tổ chức thực hiện đúng hành trình, lịch trình vận tải khách trên tuyến.

-

Đón, trả khách đúng vị trí quy định trong phạm vi bến xe.


1.3.2. Hoạt động của bến xe khách liên tỉnh
a. Hình thức quản lý hoạt động bến xe
Trước đây, các đơn vị quản lý bến xe đều là các doanh nghiệp Nhà nước,
hoạt động theo hình thức doanh nghiệp công ích, được Nhà nước đầu tư, xây
dựng, mọi chi phí hoạt động cho doanh nghiệp đều do Nhà nước cấp, kế hoạch
sản xuất kinh doanh được cơ quan quản lý Nhà nước phê duyệt. Trong thời gian
gần đây, thực hiện theo chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác
đổi mới Doanh nghiệp Nhà nước. Chính phủ và Bộ GTVT đã ban hành những quy

25


×