Tải bản đầy đủ (.docx) (75 trang)

Đồ án: Thiết kế phương án chuyển trục lên cao trong thi công công trình tòa nhà Thăng Long Number One 40 tầng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.87 MB, 75 trang )

KHOA TRẮC ĐỊA – BẢN ĐỒ
BỘ MÔN TRẮC ĐỊA CAO CẤP – CÔNG TRÌNH

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Tên đề tài: “Thiết kế phương án chuyển trục lên cao trong thi công
công trình tòa nhà Thăng Long Number One 40 tầng.”
Giảng viên hướng dẫn : TS. Lê Văn Hùng
Sinh viên thực hiện

: Bùi Ngọc Dương

Lớp

: ĐH2TĐ5

MSSV

: DC00203422

HÀ NỘI, NĂM 2016


LỜI NÓI ĐẦU
Những năm gần đây cùng với sự phát triển của kinh tế cũng như xã hội
ngày càng tiến bộ ở nước ta, các công trình xây dựng mang tính chất đột phá
ngày càng nhiều nhằm đưa ra những giải pháp tốt nhất để cải thiện môi
trường và tạo điều kiện sống tốt nhất cho người dân nhất là hai thành phố lớn
đó là TP. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh nơi tập chung đông dân nhất của cả
nước. Chính vì thế nên ngày càng có các công trình nhà cao tầng được xây
dựng ngày một nhiều thêm.


Theo khảo sát ở thành phố Hà Nội có rất nhiều nhà cao tầng được xây
dựng, mặt khác do nhu cầu của cuộc sống, mật độ dân số đông mà diện tích
đất thì nhỏ nên những công trình nhà cao tầng là giải pháp hàng đầu cho các
kiến trúc nhà ở ngày nay.
Để đảm bảo cho công trình được an toàn trong quá trình thi công cũng
như vận hành với một kiến trúc vững trắc đòi hỏi các công trình nhà cao tầng
phải thi công theo đúng thiết kế. Để làm được điều này ta cần phải chuyển các
trục của công trình theo đúng yêu cầu kỹ thuật để tạo nền tảng cho công trình.
Từ những vẫn đề cấp thiết đó, em đã chọn đề tài “Thiết kế phương án
chuyển trục lên cao trong thi công công trình tòa nhà Thăng Long Number
One 40 tầng.”
Nội dung của đồ án gồm 3 chương:
CHƯƠNG 1: Tổng quan về công tác trắc địa trong xây dựng nhà cao
tầng.
CHƯƠNG 2: Lập lưới khống chế thi công trong xây dựng nhà cao
tầng.
CHƯƠNG 3: Thiết kế phương án chuyển trục lên cao trong thi công
công trình tòa nhà Thăng Long Number One 40 tầng.
Mục tiêu của đồ án là Lựa chọn phương pháp chuyển trục lên cao
trong thi công công trình tòa nhà Thăng Long Number One 40 tầng.


Trong thời gian làm đồ án tốt nghiệp được sự quan tâm, ân cần chỉ bảo
tận tình của thầy giáo TS. Lê Văn Hùng cùng các thầy cô trong khoa giúp đỡ
góp ý, dưới sự lỗ lực hết mình của bản thân em đã hoàn thành những nội dung
đề ra của đồ án tốt nghiệp.
Do kiến thức và kinh nghiệm còn hạn hẹp, thời gian nghiên cứu không
được nhiều nên không thể tránh khỏi những sai sót trong bài luận văn. Em rất
mong được sự đóng góp ý của các thầy cô đề đồ án tốt nghiệp của em trở lên
hoàn chỉnh.

Em xin chân thành cám ơn thầy giáo TS. Lê Văn Hùng cùng toàn thể
thầy giáo, cô giáo trong Khoa.
Hà Nội, tháng 6 năm 2016
Sinh viên thực hiện


MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU
MỤC LỤC
DÁNH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH


DANH MỤC BẢNG


DANH MỤC HÌNH ẢNH


7
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU CHUNG

1.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NHÀ CAO TẦNG.
1.1.1. Khái niệm chung về nhà cao tầng
Nhà cao tầng là một hình đặc biệt của công trình dân dụng được xây
dựng tại các thành phố và các khu đô thị lớn. Không có một định nghĩa cố
định và chính xác cho nhà cao tầng. Một nhà có được xem là cao tầng hay
không phụ thuộc vào bối cảnh thời gian và không gian cụ thể. Thí dụ một nhà
cao bảy tầng được xây dựng vào những năm ba mươi của thế kỷ trước thì

được xem như là cao tầng, nhưng nếu được xây dựng vào những năm ba mươi
của thế kỷ này thì có lẽ không được xem là cao tầng. Tương tự như vậy, một
ngôi nhà cao mười tầng ở Myanmar có thể được xem là cao tầng nhưng ở Mỹ
lại không được xem là cao tầng…
Tương quan giữa chiều cao của nhà với các công trình lân cận cũng là
một yếu tố quan trọng để xem xét nó có phải là nhà cao tầng hay không. Một
nhà cao mười tầng được xem là cao chót vót ở một miền quê yên bình của
một tỉnh miền trung thương yêu nước ta, nhưng lại lọt thỏm vào không gian
của những công trình cao chót vót ở HongKong nguy nga tráng lệ.
Ngoài ra, tỉ lệ giữa chiều cao và chiều rộng của nhà cũng là một yếu tố
quan trọng để xem xét một nhà có thuộc loại nhà cao tầng hay không. Đôi khi
ta phải áp dụng tư duy thiết kế nhà cao tầng để thiết kế một nhà chỉ có chiều
cao 30 mét, nhưng lại thiết kế một nhà cao 50 mét như một nhà thấp tầng, nếu
chiều rộng của nhà cao 30 mét là 5 mét và chiều rộng của nhà cao 50 mét là
100 mét. Các công trình càng thanh mảnh thì ảnh hưởng của chiều cao đến
việc thiết kế, thi công và vận hành công trình càng lớn.
Như vậy không có một định nghĩa hay tiêu chí nào cố định cho nhà cao
tầng. Tuy nhiên, Ủy Ban về Nhà cao tầng và Nhà ở đô thị đưa ra khái niệm về
nhà cao tầng như sau: Một nhà được gọi là cao tầng nếu việc thiết kế, thi công


8
và vận hành nó chịu ảnh hưởng của các đặc điểm liên quan đến chiều cao.
Đứng trên quan điểm thiết kế kết cấu, một nhà được xem là cao tầng nếu tải
trọng ngang, do ảnh hưởng của chiều cao của nó, quyết định đến việc thiết kế.
Đối với công trình cao, ảnh hưởng của tải trọng ngang do gió gây ra là rất lớn.
Công trình càng cao thì tải trọng này càng lớn. Nếu tải trọng này tác dụng lên
nhà lớn đến mức nó quyết định đến ý đồ và phương pháp thiết kế kết cấu thì
nhà đó được gọi là cao tầng. Trong thực tế, hầu hết các thiết kế về nhà cao
tầng đều bị chi phối bởi chuyển vị ngang và sự dao động do gió gây ra.

Khái niệm về nhà cao tầng nêu trên là mang tính định tính. Trừ những
nhà cao chót vót mà ai cũng thừa nhận nó là cao tầng, những nhà có chiều cao
vừa phải thì thật khó xác định nó có phải là cao tầng hay không. Để có một
con số cụ thể, Ủy Ban về Nhà cao tầng và Nhà ở đô thị cho rằng những nhà
cao từ 14 tầng hoặc 50 mét trở lên có thể được xem là nhà cao tầng. Ủy ban
này cũng thừa nhận rằng việc xác định nhà cao tầng theo số tầng không phải
là một ý tưởng hay.
Ở Việt Nam, tiêu chuẩn Nhà cao tầng – Tiêu chuẩn thiết kế đã bị hủy
do không còn phù hợp và chưa có tiêu chuẩn thay thế, cơ bản cho rằng những
nhà cao từ chín tầng trở lên được xem là nhà cao tầng. Bên cạnh khái niệm về
nhà cao tầng nêu trên, Ủy Ban về Nhà cao tầng và Nhà ở đô thị cũng đưa ra
định nghĩa về nhà siêu cao tầng và nhà cực cao. Theo đó nhà siêu cao tầng là
những nhà cao hơn 300 mét đến 600 mét, còn những nhà cao hơn 600 mét
được gọi là nhà cực cao. Đến đây một vấn đề được đặt ra là chiều cao nhà
được xác định như thế nào. Ủy Ban về Nhà cao tầng và Nhà ở đô thị quy định
chiều cao nhà phải được tính từ sàn tầng trệt, nơi có lối ra vào chính và nối
với lối đi bộ bên ngoài, đến đỉnh của công trình. Đỉnh của công trình có kể cả
phần chỏm nhọn nối liền với nó, nhưng không kể đến các trụ ăng-ten, cột cờ
hay các bộ phận kỹ thuật phụ trợ khác. Ngoài cách đo được sử dụng rộng rãi
này còn có hai cách đo khác là


9
1- Đo từ sàn tầng trệt đến sàn cao nhất được sử dụng để con người hoạt
động.
2- Đo từ sàn tầng trệt đến phần cao nhất của công trình

.

Căn cứ vào chiều cao và số tầng nhà, Uỷ ban Nhà cao tầng Quốc tế

phân nhà cao tầng ra 4 loại như sau:
- Nhà cao tầng loại 1: từ 9 tầng đến 16 tầng (cao nhất 50 m);
- Nhà cao tầng loại 2: từ 17 tầng đến 25 tầng (cao nhất 75 m);
- Nhà cao tầng loại 3: từ 26 tầng đến 40 tầng (cao nhất 100 m);
- Nhà cao tầng loại 4: từ 40 tầng trở lên (gọi là nhà siêu cao tầng).
Về độ cao khởi đầu của nhà cao tầng, các nước có những qui định khác
nhau
Dựa vào yêu cầu phòng cháy, tiêu chuẩn độ cao khởi đầu nhà cao tầng
được trình bày ở Bảng 1.1 độ cao khởi đầu nhà cao tầng của một số nước.
Bảng 1.1 : Độ cao khởi đầu nhà cao tầng của một số nước
Tên nước
Trung Quốc
Liên Xô (cũ)
Mỹ
Pháp
Anh
Nhật Bản

Độ cao khởi đầu
Nhà ở 10 tầng và 10 tầng trở lên, kiến trúc khác ≥ 28 m
Nhà ở 10 tầng và 10 tầng trở lên, kiến trúc khác 7 tầng
22 m đến 25 m hoặc trên 7 tầng
Nhà ở > 50 m, kiến trúc khác > 28 m
24,3 m
11 tầng, 31 m

Trong những năm gần đây, các dự án xây dựng tòa nhà có chiều
cao lớn được triển khai rộng rãi tại Hà Nội, Tp.Hồ Chí Minh và các tỉnh,
thành phố lớn khác trong cả nước. Tại các thành phố lớn như Tp. Hồ
Chí Minh, Hà Nội có thể kể ra nhiều các công trình cao tầng như:

KaengNam (70 tầng) đường Phạm Hùng ; Lankmark phố Đào Tấn (65
tầng) Trung tâm thương mại Sài Gòn (34 tầng), Thuận Kiều Plaza (33
tầng), Sài Gòn Centre (27 tầng)… toà nhà M3-M4 Nguyễn Chí Thanh
(25 tầng), Trung Hoà - Nhân Chính (34 tầng), toà nhà VietcomBank


10
194 Trần Quang Khải (22 tầng), các khu đô thị Định Công, Linh Đàm,
Mỹ Đình…Trên thế giới đã có các công trình có chiều cao lên tới 400500m trong khi đó ở Việt Nam, chiều cao của các công trình trung bình
mới chỉ khoảng 120m tương đương với tòa nhà 40 tầng. Điều đó nói lên
rằng việc xây dựng các tòa nhà có chiều cao lớn ở nước ta mới chỉ ở giai
đoạn đầu. Chính vì vậy, chúng ta còn rất nhiều vấn đề cần nghiên cứu,
trong đó có các vấn đề về đảm bảo độ thẳng đứng và bố trí chính xác các
hạng mục của toà nhà khi thi công lên cao.
1.1.2. Đặc điểm kết cấu nhà cao tầng
Mỗi tòa nhà có kết cấu chặt chẽ với nhau như: móng, dầm, tường, kèo,
các trần, các trụ, mái nhà, các cửa sổ, cửa ra vào. Tất cả các kết cấu này được
chia làm 2 loại đó là kết cấu ngăn chắn và kết cấu chịu lực.
Sự liên kết các kết cấu chịu lực của tòa nhà tạo nên bộ khung sườn của
tòa nhà.
Tùy thuộc các kiểu kết hợp bộ phận chịu lực người ta chia làm 3 sơ đồ
kết cấu của tòa nhà:


11
Kết cấu kiểu nhà

Kiểu nhà khung

Kiểu nhà không


Kiểu nhà có

có khung
kết cấu kết hợp
Kiểu nhà có các khung Kiểu nhà được xây dựng Kiểu vừa có tường ngăn,
chịu lực là các khung một các liên tục không vừa có khung là kết cấu
chính bằng bê tông cốt cần khung chịu lực, các chịu lực.
thép.

kết cấu chính là các
tường
Dựa vào phương pháp xây dựng các tòa nhà mà người ta chia thành 4

loại nhà:
Kiểu nhà

Nhà nguyên khối

Nhà lắp ghép

Nhà lắp

Nhà bán lắp ghép
ghép toàn khối
Kiểu nhà được đổ Kiểu nhà được lắp Kiểu nhà được lắp Kiểu nhà mà các
bê tông một cách ghép thành từng ghép

theo


từng khung được đổ bê

liên tục, các tường phần khớp nhau khối lớn.

tông một các liên

chính và các tường theo các cấu kiện

tục, còn tấm panel

ngăn liên kết với được chế tạo sẵn

được chế tạo sẵn

nhau

theo thiết kế rồi

khối.

thành

một theo thiết kế.

được lắp ghép lên.


12
1.1.3. Ví dụ một số công trình nhà cao tầng
Hạng


Hình ảnh

1

Tòa nhà

Chiều

Số tầng

Năm

Thành

cao

hoàn

phố

Keangnam

336 m

72

thành
2011


Hà Nội

Hanoi

(1.102 ft)

65

2014

Hà Nội

68

2010

Thành

Landmark
Tower
2

Lotte

267 m

Center Hà

(876 ft)


Nội
3

Bitexco

262,5 m

Financial

(861 ft)

phố Hồ

Tower
4

Chí

Saigon One 195,3 m
Tower

42

2013

(641 ft)

Minh
Thành
phố Hồ

Chí
Minh

1.2. QUY TRÌNH THI CÔNG XÂY DỰNG NHÀ CAO TẦNG.
1.2.1. Thi công móng cọc
Nhà cao tầng là các công trình có tải trọng lớn, nền đất tự nhiên sẽ
không chịu đựng nổi. Vì vậy phải sử dụng các biện pháp nhân tạo để tăng
cường độ nén của nền móng. Giải pháp thường dùng là giải pháp móng cọc và
có các phương pháp:
- Khoan cọc nhồi.


13
- Ép cọc.
- Đóng cọc.
1.2.2. Đào móng và đổ bê tông hố móng.
Sau khi hoàn thành việc thi công móng cọc, người ta tiến hành thi công
móng. Nội dung gồm các công tác chủ yếu sau:
- Công tác chuẩn bị.
- Công tác cốt thép đài giằng móng.
- Công tác ván khuân đài móng.
- Thi công đổ bê tông đài giằng móng.
1.2.3. Thi công phần thân công trình.
Dựa vào bản vẽ thiết kế, tiến hành thi công phần công công trình theo
đúng quy trình, biện pháp thi công được duyệt.
1.2.4. Xây và hoàn thiện.
Sau khi hoàn thành các hạng mục liên quan đến kết cấu công trình
người ta tiến hành xây và hoàn thiện. Công việc hoàn thiện được tiến hành
sau khi xây dựng phần thô.
1.3. THÀNH PHẦN TRẮC ĐỊA TRONG THI CÔNG NHÀ CAO TẦNG.

1- Thành lập xung quanh công trình xây dựng mạng lưới khống chế
trắc địa có đo nối với lưới trắc địa thành phố. Mạng lưới này có tác dụng định
vị công trình theo hệ tọa độ sử dụng trong giai đoạn khảo sát thiết kế. Lưới
khống chế này được sử dụng trong giai đoạn bố trí móng công trình.
2- Chuyển ra thực địa các trục chính của công trình từ các điểm lưới
khống chế trắc địa. Các trục chính công trình được dùng trong thi công phần
móng công trình, chúng được đánh dấu trên khung định vị hoặc các mốc chôn
sát mặt đất.
3- Bố trí khi xây dựng phần dưới mặt đất của công trình:
Tùy theo phương pháp thi công móng mà nội dung của công việc có thể
thay đổi nhưng cơ bản công tác này bao gồm:
+ Bố trí và kiểm tra thi công móng cọc.


14
+ Bố trí và kiểm tra các đài móng.
+ Bố trí ranh giới móng và các bộ phận trong móng.
Độ chính xác của công tác này được xác định theo chỉ tiêu kỹ thuật,
hoặc theo yêu cầu riêng theo thiết kế từng công trình.
4- Thành lập lưới khống chế trắc địa cơ sở trên tầng 1.
+ Mạng lưới này có tác dụng để bố trí chi tiết ngay tại tầng đầu tiên của
công trình.
+ Mạng lưới này có độ chính xác cao hơn mạng lưới thành lập trong
giai đoạn thi công móng công trình.
+ Lưới khống chế cơ sở có đặc điểm là lưới cạnh ngắn, có hình dạng
phù hợp với hình dạng mặt bằng công trình.
5- Chuyển tọa độ và độ cao từ lưới cơ sở lên các tầng, thành lập trên
các tầng lưới khống chế khung.
Để chuyển các trục lên tầng có thể sử dụng các phương pháp:
+ Phương pháp dậy dọi.

+ Phương pháp dựa vào mặt phẳng ngắm của máy kinh vĩ.
+ Phương pháp chuyển tọa độ bằng máy toàn đạc điện tử.
+ Phương pháp chiếu đứng quang học.
+ Phương pháp GPS kết hợp với trị đo mặt đất.
Để chuyền độ cao từ mặt bằng móng lên các tầng xây dựng có thể sử
dụng các phương pháp:
+ Dùng 2 máy và 2 mia thủy chuẩn kết hợp với thước thép treo.
+ Đo trực tiếp khoảng cách đứng.
+ Dùng các máy đo dài điện tử.
Sau khi chiếu các điểm khống chế cơ sở lên tầng xây dựng, người ta lập
lưới khống chế khung để kiểm tra độ chính xác chiếu điểm.
6- Bố trí chi tiết trên các tầng.
Đầu tiên cần bố trí các trục chi tiết, sau đó dùng các trục này để bố trí
kết cấu và thiết bị.


15
Đảm bảo về độ cao thiết kế và độ phẳng, độ nằm ngang của đế các kết
cấu, thiết bị.
7- Đo vẽ hoàn công các kết cấu xây dựng đã được lắp đặt.
Sau khi xây dựng hoặc lắp đạt xong các kết cấu xây dựng trên từng
tầng cần phải tiến hành đo vẽ hoàn công vị trí của chúng về mặt bằng và độ
cao giá trị độ lệch nhận được so với thiết kế được đưa vào kết quả tính khi bố
trí trục và độ cao thiết kế.
8- Quan trắc biến dạng công trình.
Bao gồm các công tác:
+ Quan trắc lún của móng và các bộ phận công trình.
+ Quan trắc chuyển dịch ngang công trình.
+ Quan trắc độ nghiêng công trình.
1.4. CHỈ TIÊU KỸ THUẬT CƠ BẢN ĐỐI VỚI CÔNG TÁC TRẮC ĐỊA

TRONG THI CÔNG XÂY DỰNG NHÀ CAO TẦNG.
1.4.1. Khái niệm về hạn sai cho phép trong xây dựng.
Trong quá trình thi công xây dựng do tác động của nhiều yếu tố khác
nhau nên dẫn đến có sự sai lệch vị trí thực tế của các kết cấu xây dựng so với
thiết kế tương ứng của chúng. Việc lắp đặt các kết cấu xây dựng vào vị trí
thiết kế cần phải đảm bảo các thông số hình học trong các kết cấu chung của
tòa nhà, trong đó các yếu tố về chiều dài như kích thước tiết diện của các kết
cấu, khoảng cách giữa các trục của các kết cấu v.v... mà được cho trong bản
thiết kế xây dựng gọi chung là “các kích thước thiết kế” và tương ứng với nó
trong kết quả của công tác bố trí sẽ cho ta kích thước thực tế. Độ lệch giữa
kích thước thực tế và kích thước thiết kế được gọi là độ lệch bố trí – xây
dựng. Nếu độ lệch này vượt quá giới hạn sai cho phép nào đó thì độ gắn kết
giữa các kết cấu xây dựng bị phá vỡ và gây nên sự không đảm bảo bền vững
công trình.
Do ảnh hưởng của quá trình sản xuất mà độ lệch của các kích thước
thực tế và thiết kế sẽ có nhứng giá trị khác nhau.


16
Độ lệch giới lớn nhất so với giá trị thiết kế của kích thước ( max) gọi
là “độ lệch giới hạn trên” còn độ lệch giới hạn nhỏ nhất so với thiết kế ( min )
gọi là “độ lệch giới hạn dưới”. Các độ lệch cho phép nhất định gọi là hạn sai
cho phép trong xây dựng (
Qua phân tích các cơ sở về độ chính xác ta thấy rằng các hạn sai trong
xây dựng phân chia thành 4 dạng sau:
1- Các hạn sai đặc trưng vị trí của mặt bằng của các kết cấu xây dựng
( sự xê dịch trục của các móng cột , dầm v.v... so với vị trí thiết kế).
2- Các hạn sai đặc trưng vị trí độ cao của các kết cấu xây dựng ( độ
lệch về độ cao mặt tựa của các kết cấu xây dựng so với độ cao thiết kế).
3- Các hạn sai đặc trưng về vị trí thẳng đứng của các kết cấu xây dựng (

độ lệch của trục đứng kết cấu so với đường thẳng đứng).
4- Các hạn sai đặc trưng về vị trí tương hỗ giữa các kết cấu xây dựng
( độ lệch về độ dài thiết kế và độ dài thực tế).
1.4.2. Mối quan hệ giữa các hạn sai lắp ráp xây dựng và độ chính xác của
các công tác trắc địa.
Quá trình láp ráp xây dựng tất cả các kết cấu tòa nhà luôn phải đi kèm
với công tác đo đạc kiểm tra. Công tác kiểm tra trắc địa bao gồm việc xác
định vị trí mặt bằng, độ cao và độ thẳng đứng của các kết cấu so với trục và
độ cao thiết kế trong quá trình xây dựng.
Cơ sở trắc địa cho công việc kiểm tra này chính là các trục bố trí hoặc
các đường thẳng song song với chúng, các vạch lắp đặt đã được đánh dấu trên
các mặt bên của các kết cấu, các mốc độ cao thi công đã được chuyển lên các
mặt sàn tầng.
Độ chính xác về vị trí của các kết cấu riêng biệt so với trục bố trí và so
với mức độ cao thiết kế được khái quát từ 4 nguồn sau:
1- Sai số về kích thước so với thiết kế do quá trình chế tạo các kết cấu
gây nên ( ).
2- Sai số của việc đặt các kết cấu vào vị trí thiết kế của chúng ( ).


17
3- Sai số của công tác kiểm tra trắc địa trong quá trình lắp đặt các kết
cấu ().
4- Sai số do tác động của các điều kiện ngoại cảnh ( nhiệt độ, sự lún
của công trình ) ( ).
Khi đó sai số tổng hợp vị trí mặt bằng của kết cấu ( ) so với vị trí thiết
kế có công thức:
=

(1.1)


Áp dụng nguyên tác đồng ảnh hưởng
Từ (1.1) ta có
=>

(1.2)

Nếu giả định các hạn sai trong qui phạm được cho dưới dạng sai số giới
hạn (và có giá trị bằng 3 lần sai số trung phương thì sai số trung phương của
việc đo đạc kiểm tra ( có thể viết dạng sau:
Hay:

(1.3)

Như vậy sai số trung phương của các công tác đo kiểm tra được tiến
hành khi đặt các kết cấu xây dựng không vượt quá 20% giá trị hạn sai láp ráp
xây dựng đối với dạng công việc tương ứng.
Ngoài ra độ chính xác của các công tác trắc địa trong bố trí lắp đặt còn
phụ thuộc vào: kích thước và chiều cao công trình, vật liệu xây dựng công
trình, trình tự và phương pháp thi công công trình v.v... Trong trường hợp thi
công theo thiết kế đặc biệt, các sai số cho phép chưa có trong các qui phạm
xây lắp hiện hành thì độ chính xác của công tác trắc địa phải căn cứ vào điều
kiện kỹ thuật khi xây dựng công trình để xác định cụ thể.
1.4.3. Các tiêu chí cụ thể
Bảng 1.2 : Các chỉ tiêu cụ thể
Tên độ lệch
Xê dịch trục, khối móng, móng đơn so với trục bố trí

Độ lệch cho phép
(mm)

± 12


18
Sai lệch về độ cao của móng so với thiết kế
Sai lệch về đáy móng so với thiết kế
Sai lệch trục hoặc panel tường, chân cột so với trục bố
trí hoặc điểm đánh dấu trục
Sai lệch trục cột nhà và công trình tại điểm cột so với

± 10
± 20
±5

trục bố trí của các chiều cao cột: nhỏ hơn 4 m

± 12

Từ 4 m đến 8 m

± 15

Từ 8 m đến 16 m

± 20

Từ 16 m đến 25 m
Xê dịch trục các thanh giằng, dầm xà so với các các

± 25


trục trên các kết cấu đỡ
Sai lệch khoảng cách giữa các trục dầm, sân ở khoảng
trên cùng so với thiết kế
Sai lệch mặt panel tường ở phần đỉnh so với đường
thẳng đứng ở độ cao ở mỗi tầng.
Sai lệch độ cao đỉnh cột hoặc công trình 1 tầng so với
thiết kế
Hiệu độ cao đỉnh cột hoặc mặt tựa mỗi tầng như panel
tường trong phạm vi khu vực điều chỉnh

±5
± 20
± 10
± 10
10
12+2 n
(n là số thứ tự
tầng)

Hiệu độ cao mặt tựa lân cận của tấm đan khi chiều dài
tấm đan:nhỏ hơn 4 m
Hiệu độ cao mặt tựa lân cận của tấm đan khi chiều dài
tấm đan:lớn hơn 4 m
Xê dịch tấm đan sàn trần so với vị trí thiết kế tại các
điểm nút của kết cấu chịu lực dọc theo hướng tựa của
tấm đan.
Xê dịch trục dọc dầm cầu trên mặt tựa cột so với thiết
kế.
Xê dịch độ cao đỉnh thanh đỡ, dầm cầu trục ở hai cột

kề nhau dọc theo hàng cột và hai cột ở hàng ngang so
với thiết kế.

±5
± 10

± 13
±8

± 16


19
Sai lệch trục ray so với trục thanh đỡ.

± 20

Bảng 1.3 : Số vòng đo góc của một số loại máy
Số vòng đo n
Máy T2 hoặc
Máy T5 hoặc
Hạng,
cấp khống chế
Hạng IV (1 – cơ
sở)
Cấp 1 (2 – cơ sở)
Cấp 2 (3 – cơ sở)

máy có


máy có

độ chính xác

độ chính xác

tương đương
6
3
2

tương đương
7
4
3


20
Bảng 1.4 : Chỉ tiêu kỹ thuật của mạng lưới cơ sở bố trí công trình
Cấp
chính
xác

Sai số trung phương
Đặc điểm của đối tượng xây dựng

Cơ sở
1
Xí nghiệp hoặc cụm nhà, công trình công


của lưới cơ sở bố trí
Đo góc,

mβ"

Đo cạnh, ms/s

3

1:25 000

5

1:10 000

10

1:5 000

nghiệp trên khu vực có diện tích lớn hơn
100 ha. Khu nhà hoặc công trình độc lập
2

trên mặt bằng có diện tích lớn hơn 100 ha
Xí nghiệp hoặc cụm nhà, công trình công
nghiệp trên khu vực có diện tích nhỏ hơn
100 ha. Khu nhà hoặc công trình độc lập
trên mặt bằng có diện tích từ 10 ha đến

3


100 ha
Nhà và công trình trên diện tích nhỏ hơn
10 ha, đường trên mặt đất hoặc các hệ
thống ngầm trong khu vực xây dựng


21
Bảng 1.5 : Chỉ tiêu kỹ thuật để lập lưới khống chế độ cao

Hạng

I
II
III
IV

Khoảng

Chênh

Tích luỹ

cách lớn

lệch

chênh

nhất từ


khoảng

lệch

máy đến cách sau

khoảng

mia

trước

cách

(m)

(m)

(m)

25
35
50
75 - 100

0,3
0,7
1,5
2,0


0,5
1,5
3,0
5,0

Tia
ngắm đi
cách
chướng
ngại vật
mặt đất
(m)
0,8
0,5
0,3
0,3

Sai số
Sai số đo

Sai

trên cao

sốkhép

đến mỗi

tuyến


trạm

theo số

máy

trạm

(mm)

máy

0,5
0,7
3,0
5,0

(mm)
1
1
6
10


22
Bảng 1.6: Độ chính xác của công tác bố trí công trình

Cấp
chính

xác

Đặc điểm của đối tượng
xây dựng

Sai số trung phương trung bình
Truyển
Đo
độ cao
trên
từ
cao
Đo
điểm
trên
Đo cạnh
góc
gốc đến
một
(‘’)
mặt
mốc
bằng
trạm
lắp ráp
(mm)
(mm)

Kết cấu kim loại với mặt
phẳng, lắp ráp kết cấu bê

tông cốt thép, lắp ráp kết
1

cấu hệ trục đúc sẵn theo

1/15.000

5

1

5

1/10.000

10

2

4

1/5.000

20

2,5

3

1/3.000


30

3

3

khớp nối. Công trình cao từ
100 – 200 m với khẩu độ từ
24 – 36 m.
Nhà cao từ 16 – 25 tầng .
2

Công trình cao từ 60 – 100
m với khẩu độ từ 18 – 24
m.
Nhà cao từ 5 – 16 tầng .

3

Công trình cao từ 16 – 60 m
với khẩu độ từ 6 – 18 m.
Nhà cao đến tầng . Công

4

trình cao đến 15 m với khẩu
độ 6m



23
CHƯƠNG 2
LẬP LƯỚI KHỐNG CHẾ THI CÔNG
TRONG XÂY DỰNG NHÀ CAO TẦNG

2.1. PHƯƠNG PHÁP THÀNH LẬP LƯỚI KHỐNG CHẾ.
Lưới khống chế thi công công trình nhà cao tầng có thể được thành lập
dưới dạng tam giác đo góc, đường chuyền đa giác, lưới đo góc cạnh kết hợp,
lưới tam giác đo cạnh, lưới ô vuông xây dựng….
2.1.1. Phương pháp tam giác.
a. Phương pháp tam giác đo góc.
Phương pháp tam giác là một phương pháp thông dụng để thành lập
lưới khống chế tọa độ mặt bằng. Để xác định vị trí mặt bằng của một số điểm
đã chọn trên mặt đất, ta nối các điểm này thành mạng lưới các tam giác. Đồ
hình của lưới tam giác thường là: chuỗi tam giác, tứ giác trắc địa, đa giác
trung tâm…

Hình 2.1. Chuỗi tam giác đo góc
Ưu điểm: khống chế được khu vực rộng lớn, dễ đo dễ tính toán. Lưới
có nhiều trị đo thừa nên có nhiều thông số để kiểm tra, tăng độ tin cậy của kết
quả đo.
Nhược điểm: bố trí lưới khó khăn, thông hướng hạn chế.


24
b. Phương pháp tam giác đo cạnh
Ngày nay có các máy đo xa điện tử rất phát triển, việc đo cạnh tương
đối thuận tiện và có độ chính xác cao. Trong phương pháp này , đo chiều dài
của tất cả các cạnh trong tam giác. Từ chiều dài của tất cả các cạnh trong tam
giác ta có thể tính được giá trị của tất cả các góc trong tam giác. Sau đó có thể

được tính tọa độ các điểm còn lại của lưới khống chế.

a
a

Hình 2.2 Chuỗi tam giác đo cạnh
Ưu điểm: trị đo ít , khống chế được khu vực rộng lớn.
Nhược điểm: trị đo thừa ít, độ chính xác chuyển phương vị cũng kém
hơn đo góc nên lưới đo cạnh không có độ tin cậy cao. Trong điều kiện kinh tế
kỹ thuật như nhau thì lưới đo góc vẫn ưu việt hơn. Để có thêm trị đo thừa,
nâng cao độ chính xác của lưới, khi xây dựng lưới tam giác đo canh người ta
thường chọn lưới có hình dạng đa giác trung tâm, lưới tứ giác trắc địa hay
lưới tam giác dày đặc.
c. Phương pháp tam giác đo góc cạnh.
Thực chất phương pháp này là tiến hành đo tất cả các góc, các cạnh
trong mạng lưới tam giác
Ưu điểm: cho độ chính xác cao, phạm vi khống chế rộng.
Nhược điểm: khối lượng đo đạc lớn, mạng lưới xây dựng phức tạp và
tốn kém.


25
2.1.2. Phương pháp lưới đường chuyền.

A
S1

I

III


a2

a4
S3

S2

S4

a3

a1

II

B

IV

Hình 2.3. Lưới đường chuyền
Lưới đường chuyền là một hệ thống các điểm trên mặt đất, các điểm
này liên kết với nhau tạo thành đường gấp khúc. Tiến hành đo tất cả các cạnh
và góc ngoặt của đường chuyền ta sẽ xác định được vị trí tương hỗ giứa các
điểm. Nếu biết tọa độ của 1 điểm góc phương vị của 1 cạnh ta có thể tính ra
góc phương vị các cạnh và tọa độ các điểm khác trên đường chuyền. Khi xây
dựng lưới tọa độ theo phương pháp đường chuyền có thể sử dụng các dạng cơ
bản sau: đường chuyền phù hợp, đường truyền treo, đường chuyền khép kín,
lưới đường chuyền.
Ưu điểm: ở vùng địa vật khó khăn hoặc địa vật che khuất nhiều, đặc

biệt là thành phố, lưới đường chuyền rất dễ chọn điểm, dễ thông hướng đo vì
tại một điểm chỉ cần thấy hai điểm khác. Sự thay đổi góc ngoặt cũng không bị
hạn chế vào khu vực che khuất , dễ phân bố điểm theo yêu cầu của công việc
đo đạc giai đoạn sau. Việc đo góc ngang rất đơn giản vì tại mỗi điểm thường
đo hai hướng, tại điểm nút số lượng đo sẽ nhiều hơn. Các cạnh được đo trực
tiếp nên độ chính xác tương đối đều nhau
Nhược điểm: trong một số trường hợp về các phương tiện máy móc kỹ
thuật bị hạn chế thì khối lượng đo cạnh sẽ nhiều hơn. Trị đo thừa ít không có
điều kiện kiểm tra góc ngoài thực địa (trừ lưới khép kín ) chỉ khi tính toán
mới phát hiện được.


×