Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Ứng dụng trí tuệ cảm xúc trong công việc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (78.13 KB, 12 trang )

Ứng dụng trí tuệ cảm xúc trong công việc
Trong cuộc sốngchúng ta có thể đã từng gặp những người có kỹ năng giao tiếp rất
tốt, trong mọi tình huống họ dường như luôn biết cách cư xử khéo léo để chúng ta
không cảm thấy bị xúc phạm hoặc bực bội. Thậm chí, ngay cả khi chúng ta không
tìm ra giải pháp cho vấn đề, họ cũng làm chúng ta cảm thấy lạc quan và có thêm
niềm tin. Cũng có khi chúng ta gặp những “bậc thầy” trong việc điều khiển cảm
xúc, khi phải làm việc dưới áp lực, họ không cáu giận mà có khả năng nhìn thẳng
vào vấn đề và bình tĩnh tìm ra giải pháp. Họ là những người có khả năng ra quyết
định đúng đắn và biết khi nào có thể tin vào trực giác của mình. Họ luôn sẵn lòng
thừa nhận những nhược điểm của mình và biết tiếp thu những lời phê bình để phát
triển bản thân. Bạn có thấy tò mò và ngưỡng mộ những khả năng đó của họ không?
Bạn có muốn mình cũng có thể làm chủ và điều khiển được cảm xúc trong tất cả các
tình huống xảy ra trong cuộc sống thường ngày cũng như công việc? Tất cả những
khả năng đó bạn đều có thể làm được nếu bạn rèn luyện trí tuệ cảm xúc (hay còn
gọi là EQ) mỗi ngày. EQ là chỉ số hiện nay được rất nhiều nhà tuyển dụng có xu
hướng sử dụng như một tiêu chí đánh giá năng lực con người bên cạnh năng lực
chuyên môn mà sinh viên rất cần quan tâm đến nên trong phạm vi bài tiểu luận này
em xin chọn đề “Trình bày hiểu biết của mình về trí tuệ xúc cảm và ứng dụng của
nó trong công việc” và một số cách rèn luyện trí tuệ cảm xúc. Thông qua bài tiểu
luận em mong nhận được sự đánh giá và góp ý của các thầy cô. Em xin chân thành
cảm ơn.
NỘI DUNG
I – Trí tuệ cảm xúc
1. Nguồn gốc của Trí tuệ cảm xúc
Nguồn gốc sâu xa nhất của trí tuệ cảm xúc có thể truy ngược về việc Darwin
nghiên cứu về tầm quan trọng của sự diễn đạt cảm xúc của các cá thể trong quá


trình chọn lọc tự nhiên và các thay đổi thích nghi. Vào những năm 1900, mặc dù
các định nghĩa truyền thống về trí tuệ nhấn mạnh tới yếu tố nhận thức như là trí nhớ
và khả năng giải quyết vấn đề, nhiều nhà khoa học có ảnh hưởng trong lĩnh vực trí


nghiên cứu trí tuệ đã bắt đầu nhận ra tầm quan trọng của khía cạnh "ngoài nhận
thức" (non-cognitive). Ví dụ như ngay từ những năm 1920, E. L. Thorndike, đã sử
dụng khái niệm "hiểu biết xã hội" để miêu tả kỹ năng hiểu và quản lý người khác.
Tương tự, năm 1940 David Wechsler đã miêu tả ảnh hưởng của yếu tố không hiểu
biết tới các ứng xử thông minh, và chứng tỏ xa hơn rằng các mô hình của chúng ta
về sự thông minh vẫn chưa hoàn thiện cho tới khi chúng ta có thể miêu tả thích
đáng các yếu tố này. Năm 1983, trong cuốn Frames of Mind: The Theory of
Multiple Intelligences (Những cơ cấu của nhận thức: Lý thuyết về thông minh bội)
của Howard Gardner đã giới thiệu về ý tưởng về những thông minh bội mà trong
đó bao gồm "Trí tuệ giữa các cá nhân" (khả năng hiểu những ý định, động cơ và
mong muốn của người khác) và "Trí tuệ trong cá nhân" (khả năng hiểu ai đó, tán
đồng cảm nhận của người đó, cảm giác sợ hãi và động cơ thúc đẩy). Trong quan sát
của Gardner, các kiểu trí tuệ truyền thống như IQ, không thể giải thích một cách đầy
đủ khả năng nhận thức của con người. Vì vậy thậm chí với những tên cho trước đến
những khái niệm biến đổi, đều có một tin tưởng chung rằng những định nghĩa
truyền thống về trí tuệ đang thiếu khả năng giải thích những kết quả trước đó.
Wayne Payne là người đầu tiên sử dụng thuật ngữ TTXC trong luận văn tiến sỹ của
anh: "Nghiên cứu về xúc cảm: Phát triển trí tuệ xúc cảm" vào năm 1985. Tuy nhiên,
thuật ngữ gần tương tự đã xuất hiện trước đó Leuner (1966). Greenspan (1989)
cũng đồng thời đề xuất mô hình TTXC này năm 1985, nối tiếp bởi Salovey và
Mayer (1990), và Goleman (1995).
2. Định nghĩa:
Thuật ngữ “Trí tuệ cảm xúc” được hiểu theo nhiều góc độ khác nhau. Hai nhà tâm
lý học Mỹ Peter Salovey và John Mayer cho rằng TTCX là khả năng hiểu rõ cảm


xúc bản thân và thấu hiểu cảm xúc của người khác, phân biệt và sử dụng chúng để
hướng dẫn suy nghĩ và hành động của bản thân. Theo Daniel GoleMan thì TTCX là
khả năng giám sát các cảm giác và cảm xúc của bản thân và người khác, khả năng
phân biệt chúng và sử dụng những thông tin nhằm định hướng suy nghĩ và hành

động của mình. Còn H. Steve lại cho rằng trí tuệ cỏm xúc là sự kết hợp giữa sự
nhạy cảm về cảm xúc có tính tự nhiên với các kỹ năng quản lý cảm xúc. Theo Bar On thì TTCX là một tổ hợp các năng lực phi nhận thức và những kỹ năng chi phối
năng lực của cá nhân nhằm đương đầu có hiệu quả với những đòi hỏi và sức ép của
môi trường.
Từ những quan niệm khác nhau có thể đi đến những định nghĩa: Trí tuệ cảm xúc là
khả năng thấu hiểu cảm xúc của bản thân và của người khác dẫn tới định hướng
hành động phù hợp.
3. Đặc điểm của trí tuệ cảm xúc
Để có thể hiểu sâu hơn về TTXC, chúng ta phải tìm hiểu những đặc điểm của nó.
Theo Daniel Goleman, TTCX có 5 đặc điểm sau:
Một là hiểu rõ chính mình: Những người giàu trí tuệ cảm xúc hiểu rõ cảm xúc của
mình nên không bao giờ để chúng chế ngự, nghiêm khắc khi đánh giá bản thân
mình, biết đâu là điểm mạnh và điểm yếu của mình để từ đó phát huy hoặc khắc
phục, nhờ vậy chúng ta có thể làm việc hiệu quả hơn. Có nhiều người tin rằng sự
hiểu rõ bản thân chính là thành tố quan trọng nhất của trí tuệ cảm xúc.
Hai là kiểm soát bản thân: thể hiện ở khả năng kiểm soát bản thân, thường không để
mình nổi giận hoặc nảy sinh lòng ghen tỵ thái quá và không đưa ra những quyết
định ngẫu hứng, bất cẩn, mà luôn nghĩ suy nghĩ trước khi hành động. Nhờ đó chúng
ta sẽ suy nghĩ chín chắn hơn, thích ứng tốt với sự thay đổi, chính trực và biết nói
“không” khi cần thiết.Học cách nói không chính là một trong bốn thói quen của
người thành công.


Ba là giàu nhiệt huyết: Những người giàu trí tuệ cảm xúc thường làm việc rất tận
tụy, với hiệu quả cao, sẵn lòng hy sinh thành quả trước mắt để đạt được thành công
lâu dài, thích được thử thách và luôn làm việc một cách hiệu quả, triệt để.
Bốn là biết cảm thông: Đây là thành tố quan trọng thứ hai của trí tuệ cảm xúc. Cảm
thông là việc chúng ta đồng cảm và hiểu được ước muốn, nhu cầu và quan điểm của
những người sống xung quanh. Những người biết cảm thông thường rất giỏi trong
việc nắm bắt cảm xúc của người khác, kể cả những cảm xúc tinh tế nhất. Nhờ vậy,

chúng ta sẽ biết cách lắng nghe người khác và thiết lập quan hệ với mọi người và
không bao giờ nhìn nhận vấn đề một cách rập khuôn hay phán đoán tình huống quá
vội vàng, luôn sống chân thành và cởi mở.
Năm là kỹ năng giao tiếp: Những người giỏi giao tiếp thường có khả năng làm việc
nhóm tốt. Họ quan tâm đến việc giúp người khác phát triển và làm việc hiệu quả
hơn là thành công của chính mình, biết cách tranh luận hiệu quả và là những bậc
thầy trong việc thiết lập và duy trì quan hệ xã hội.
Như vậy, TTCX là một yếu tố quan trọng để giúp chúng ta tiến đến thành công
trong cuộc sống, đặc biệt là trong sự nghiệp. Quản lý con người và các mối quan hệ
là kỹ năng quan trọng của mọi nhà lãnh đạo, vì thế nâng cao và vận dụng trí tuệ cảm
xúc trong công việc là một cách thể hiện khả năng lãnh đạo của chính mình..
4. Cấu trúc của trí tuệ cảm xúc
Cấu trúc của TTCX có nhiều quan niệm khác nhau và cho tới nay vấn đề này vẫn
được tiệp tục nghiên cứu.
Theo Bar- On, cấu trúc của TTCX bao gồm bốn thành phần: Năng lực nhận biết,
hiểu và biết cách bộc lộ mình; Năng lực nhận biết, hiểu và cảm thông với người
khác; Năng lực ứng phó với những cảm xúc mạnh và kiểm soát, làm chủ cảm xúc


của mình; Năng lực thích ứng với những thay đổi và giải quyết vấn đề của cá nhân
hay xã hội.
Theo GoleMan thì cấu trúc gồm hai phần cơ bản: Năng lực cá nhân và năng lực xã
hội nhằm nhận biết và điều khiển xúc cảm ở mình và mở người khác. Cụ thể:
- Năng lực cá nhân gồm: Tự biết mình (nhận biết cảm xúc của mình, đánh giá mình
chính xác, khả năng tự tin) và tự kiểm soát, quản lý mình (kiểm soát xúc cảm, có
long tin, tự ý thức, khả năng thích ứng…)
- Năng lực xã hội gồm: Nhận biết các quan hệ xã hội (đồng cảm, định hướng sự
phục vụ, biết cách tổ chức) và quản lý và điều khiển các quan hệ xã hội (Tạo hình
ảnh giao tiếp xã hội, kiểm soát xung đột, tạo mối quan hệ…)
Tuy nhiên trong cấu trúc TTCX những thành phần sau đây không thể thiếu được

nhiều tác giả quan tâm là:
- Khả năng tự nhận biết, đánh giá và thể hiện cảm xúc bản thân. Khía cạnh này
gồm: các cá nhân tự nhận thức được cảm cảm xúc của mình và suy nghĩ về nó và
cách thể hiện cảm xúc trong quan hệ với người khác và trong khi tiến hành một
công việc.
- Khả năng nhận biết và đánh giá cảm xúc của người khác. Nó được thể hiện ở khả
năng đánh giá chính xác cảm xúc của người khác và thể hiện cảm xúc đó vào chính
mình. Nhiều công trình đã cho thấy mối tương quan chặt chẽ giữa khả năng đánh
giá chính xác cảm xúc của chính mình và của người khác.
5. Vai trò của Trí tuệ cảm xúc
Vai trò của TTCX đã được khẳng định trong đời sống con người nói chung và trong
hoạt động nhận thức nói riêng qua các khía cạnh cơ bản sau:


- Sự tác động qua lại giữa chủ thể với hoàn cảnh mà trong đó cảm xúc là động lực
của ứng xử còn tri giác, vận động và trí tuệ là sự cấu trúc hóa ứng xử đó. G. Piagie
quan niệm mỗi ứng xử bao hàm hai mặt: Mặt năng lượng (do cảm xúc tạo ra) và
mặt nhận thức (là kết quả của trí tuệ). Theo L. X. Vuwgotxki trong tư duy ngôn ngữ
ý không phải điểm toàn bộ của quá trình mà đằng sau nó phải là xu hướng, cảm
xúc, nhu cầu…Nếu như cảm xúc tạo ra năng lượng thì TTCX chính là nguồn gốc
của năng lượng. Sự thấu hiểu cảm xúc của mình hay của người khác sẽ hình thành
cảm xúc nhất định trong mỗi chúng ta, sau đó phát sinh một hành động nhất định.
VD: Hôm nay Hoa cảm thấy rất vui vẻ và Hoa muốn quan tâm đến những đồng
nghiệp của mình nhiều hơn.
- Cảm xúc có vai trò thúc đẩy hoặc kìm hãm hoạt động nói chung và trí tuệ nói
riêng của con người. Những hoạt động đó hoặc hứng thú, vui vẻ, hoặc chán nản,
miễn cưỡng. Không phải tất cả mọi thứ chúng ta đều muốn làm và làm tốt, thế nên
có sự điều chỉnh cảm xúc mới có thể giúp chúng ta cân bằng trong việc sinh hoạt
nói chung, học tập, làm việc, giải trí,…
Theo Daniel GoleMan thì các cảm xúc chỉ đạo trí tuệ, thậm chí nó còn mạnh hơn cả

khả năng logic- toán, cảm xúc hướng đạo cho hành động. Cảm xúc là yếu tố bên
trong của hành động trí tuệ, cảm xúc là tâm thế theo suốt quá trình hành động. Một
hành động không đơn thuần chỉ là kết quả của hành động trí tuệ mà còn do cảm xúc
chi phối. Không có bất cứ một hành đông, hoạt động nào mà thiếu vắng cảm xúc.
Cảm xúc chi phối tới quyết định của hành động thông qua phương thức, tính chất,
mức độ,… của hành động.
VD: Khi học môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lê nin, Lan cảm
thấy rất khó hiểu, khó tưởng tượng, mơ hồ và không có thiện cảm với môn đó
nhưng Thầy Huynh dạy môn đó lại rất vui tính, hài hước, khi giảng thường đưa ra
các ví dụ cụ thể nhất để sinh viên có thể hiểu được nên khi Lan biết được cảm xúc


tích cực của mình đối với thầy, nếu biết dùng cảm xúc đó để làm động lực học tập
thì lúc đó bạn đã có TTCX.
- Vai trò của TTCX còn được thể hiện ở việc xây dựng tốt các mối quan hệ con
người (quan hệ gia đình, công việc, bạn bè,…) thông qua quá trình đồng cảm (hiểu
cảm xúc của mình dẫn tới hiểu cảm xúc của người khác). Những mối quan hệ bền
vững thường được xây dựng trên nền tảng sự hiểu biết lẫn nhau của hai bên. Những
người có TTCX tốt sẽ biết cách thể hiện tình cảm của mình phù hợp với hoàn cảnh,
có khả năng điều khiển nó. Khả năng thích nghi của họ giúp cho họ hoạt động nhạy
bén hơn, chủ động hơn.Sự phân biệt được cảm xúc của người khác là điều cơ bản
trong mối quan hệ của mọi người mà người nắm bắt được cảm xúc của mình đồng
thời kiềm chế nó sẽ hiểu được cảm xúc của người khác tốt hơn. Ngoài ra người có
TTCX tốt sẽ biết giữ sự cân bằng giữa tình cảm và lý trí và bộc lộ nó ra bên ngoài
một cách phù hợp nhất.
- Vai trò của TTXC đối với suy nghĩ: TTCX dẫn đường cho suy nghĩ, cảm xúc dẫn
đường cho chúng ta trong những tình huống gay go, nguy cấp trong những tình
huống mà bạn không có điều kiện, yếu tố nào để suy nghĩ do tình huống quá gấp
gáp hoặc tình huống mà bạn chưa từng trải qua trước đây.
VD: Người nhân viên lễ tân bất ngờ bị khách hàng của khách sạn la mắng mà chưa

biết chuyện gì xảy ra nhưng trí tuệ cảm xúc dẫn đường cô phải bình tĩnh lắng nghe
và xin lỗi khách hàng trước, sau đó mới tìm hiểu nguyên nhân và giải quyết vấn đề.
- Ngoài ra, TTCX còn có vai trò đối với sức khỏe của mỗi cá nhân, đảm bảo cho
hoạt động não bộ diễn ra bình thường và tránh được những căn bệnh tinh thần như
lo sợ, trầm cảm, giận dữ, thái độ bi quan, chán nản,… ảnh hưởng tới cuộc sống con
người.VD: buồn phiền quá mức có thể bị đau dạ dày, nóng giận dẫn đến tai biến
mạch máu não,… Việc nhận biết được cảm xúc của mình và điều chỉnh chúng một
cách hợp lý sẽ giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn và trên hết là tránh được bệnh tật.


6. Các biện pháp rèn luyện trí tuệ cảm xúc
Để có thể làm cho cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn và hoàn thiện mình hơn thì học
cách rèn luyện TTCX là điều tuyệt vời nhất và tự mình có thể rèn luyện để có khả
năng học và phát triển TTCX. Ai cũng có khả năng rèn luyện mình thành một người
thông minh về cảm xúc bởi khác với IQ, EQ không phải là bất biến trong cuộc đời.
Chúng ta có thể rèn luyện TTCX của mình qua một số cách sau đây:
- Hiểu rõ được tầm quan trọng của TTCX trong cuộc sống hàng ngày, hiểu được
cảm xúc của bản thân bằng cách tăng thêm năng lực nhận biết và gọi tên cảm xúc,
hiểu được nguyên nhân của những cảm xúc, nhận biết được sự khác nhau giữa xúc
cảm và hành động.
- Học cách nhận biết nguyên nhân gây ra stress và cách thức xử lý, chế ngự cảm xúc
của bản thân: chế ngự được sự tức giận; ứng xử khoan dung, hòa đồng với mọi
người, tăng khả năng làm chủ bản thân.
- Cởi mở, ham học hỏi và sẵn sàng chấp nhận cái mới, hướng ngoại và tăng cường
khả năng đồng cảm bằng cách tự đặt mình vào vị trí của người khác để xem xét vấn
đề, thấu hiểu tình cảm người khác, biết lắng nghe người khác nói.
- Rèn luyện kĩ năng giao tiếp mỗi ngày và xây dựng tốt các mối quan hệ xã hội cần
rèn luyện: Năng lực phân tích và hiểu được quan hệ xã hội, khả năng giải quyết
xung đột, tự tin và khôn khéo trong giao tiếp, gần gũi và cởi mở hơn với mọi người,
quan tâm tới mọi người nhiều hơn.

II- Ứng dụng của trí tuệ cảm xúc trong công việc
Trong công việc, TTCX là vô cùng cần thiết đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay, xu
hướng làm việc đều dựa trên sự thương lượng và con đường đối ngoại của toàn
nhân loại thì đều dựa trên cơ sở hòa bình, đàm phán. Và cũng như năng lực chuyên


môn, TTCX càng ngày càng đóng vai trò quan trọng đối với thành công của con
người đặc biệt là trong công việc. Ứng dụng thông qua một số những đặc điểm và ví
dụ thực tế cụ thể sau phần nào thể hiện được vai trò hết sức quan trọng của TTCX
trong công việc.
Thứ nhất khi hiểu được cảm xúc của mình thì chúng ta có thể biết được với cảm xúc
này thì mình có thể quyết định công việc, làm công việc tốt hay không, mức độ và
hiệu quả làm việc như thế nào? Bằng TTCX của mình, chúng ta sẽ biết được mình
có nên làm việc lúc tâm trạng đang buồn vì gia đình gặp chuyện, bực tức, lo lắng,
chuyện tình yêu, tình bạn, cuộc sống sinh hoạt,… hay không? Ngoài ra, TTCX sẽ
giúp ta cảm nhận cảm xúc và hiểu được cảm xúc của người khác. Đây là một lợi thế
rất tốt và lợi dụng vào khả năng thấu hiểu cảm xúc của người khác để chúng ta có
thể lựa chọn cách xử sự phù hợp khi gặp phải đối tác, như vậy sẽ dẫn ta tới con
đường thành công trong sự nghiệp.
VD: Nhận thấy Đăng- đồng nghệp của mình tâm trạng mệt mỏi, mất tập trung mấy
hôm nay, Hoàng ngỏ ý muốn hoàn thành nốt số công việc của Đăng khiến Đăng vô
cùng cảm kích, từ đó họ trở nên thân thiết hơn và luôn giúp đỡ nhau trong công
việc. Khả năng thấu hiểu cảm xúc của mình và tâm trạng của Đăng đã thúc đẩy
Hoàng và làm cho tình bạn và công việc của cả hai ngày càng tốt hơn.
Thứ hai nếu có được TTCX tốt trong công việc, khi phải quyết định một vấn đề nào
đó chúng ta nên xem xét, suy nghĩ kĩ vấn đề nào đó để có thể đưa ra phát quyết,
quyết định đúng đắn nhất chứ không nên mau vội, hấp tấp tránh phạm sai lầm
nhưng cũng không nên quá đắn đo, đong đếm mà bỏ lỡ cơ hội giúp cho ta dễ dàng
chạm tới cái đích thành công hơn. Chỉ khi chúng ta thấu hiểu được bản thân mình
muốn gì, cần gì, mình đang trong tâm trạng như thế nào thì ta mới có thể tìm cách

giải tỏa, thư giãn phù hợp cho bản thân, lựa chọn được đối tượng mà mình cần.
Trong công việc có lúc này lúc khác, vì vậy mà chúng ta không nên vùi mình vào
công việc lúc mà mình không vui hoặc không thể tập trung sẽ làm cho hiệu quả
công việc không cao.


VD: Tùng được giám đốc giao cho đi gặp khách hàng và thuyết phục kí kết hợp
đồng với công ty nước ngoài bởi giám đốc nhận thấy anh là người có năng lực, khá
nhanh nhạy và thông minh. Nắm bắt được quyền lợi cho công ty mình mặc dù đối
phương đưa thêm điều kiện nhưng anh không bỏ lỡ cơ hội vẫn kí được hợp đồng
với công ty đó và giám đốc khá hài lòng với bản hợp đồng. Ngược lại, Ly cũng
được công ty giao đi kí kết hợp đồng nhưng do là người kĩ tính, Lan đắn đo, đong
đếm từng chút một, đặt tính cách của bản thân trên cả lí trí mà quên mất mình đang
cần gì mà bỏ lỡ mất một mối làm ăn cho công ty.
Thứ ba, ta phải biết đặt mình vào vị trí của người khác để nhì nhận vấn đề cũng như
hành động và cư xử. Nếu làm được như vậy ta sẽ làm chủ được suy nghĩ, hành vi
của mình đồng thời có thể khai thác được lợi ích từ đối phương.
VD: Trên thị trường giới trẻ hiện nay đang rất ưa chuộng mẫu kem nền Bibi với tác
dụng tạo nên vẻ đẹp cho làn da nhìn tự nhiên như không trang điểm. Nắm bắt được
tâm lý ưa chuộng của các chị em nếu sử dụng loại son đậm lì như hiện nay sẽ không
phù hợp với tác dụng này, công ty Bibi nghiên cứu và cho ra dòng sản phẩm son
bóng với một chút màu nhẹ nhàng nhất và nhận được phản hồi tích cực, ưa chuộng
từ phía khách hàng khi kết hợp với mẫu kem trên. Việc đặt mình vào vị trí của các
chị em để lựa chọn cho mình loại son hợp với kem nền không những rèn luyện khả
năng TTCX cho mình mỗi ngày mà còn đem lại lợi ích cho công ty.
Thứ tư, TTCX giúp ta xây dựng các mối quan hệ làm ăn trong công việc, mở rộng
giao lưu, hiểu biết với khách hàng. Người có TTCX thấp sẽ khó có thể tạo được mối
quan hệ với đồng nghiệp, đối tác, khách hàng và ngay cả trong mối quan hệ với bạn
bè và gia đình. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc không thể làm chủ được cảm xúc
của bản thân, thiếu sự nhẫn nại, chịu đựng khi xảy ra các tình huống trong cuộc

sống. Trong tình yêu, những cảm xúc thiếu kiểm soát vẫn có thể được chúng ta chấp
nhận nhưng trong công việc, nhất là đàm phán với đối tác thì chúng lại chính là
chướng ngại vật làm giảm khả năng hành xử khôn ngoan của chúng ta. Một khi cảm


xúc tiêu cực trỗi dậy, chúng có thể che mờ cả lý trí, hủy hoại các mối quan hệ của ta
với mọi người.
VD: Chú Lại Văn Sâm là nhà báo, biên tập viên, người dẫn chương trình truyền
hình của Đài truyền hình Việt Nam được rất nhiều người yêu mến và đặc biệt là
khán giả của chương trình “Ai là triệu phú” – một gameshow đắt khách. Chú không
chỉ là một người được nhiều đồng nghiệp yêu quý, ngưỡng mộ mà còn được khán
giả truyền hình yêu thích bởi khả năng điều khiển chương trình, sự gây hứng thú
cho khán giả và trí tuệ (sự hiểu biết) của chú. Thông qua chương trình, chú thể hiện
mình là một người am hiểu mọi lĩnh vực của cuộc sống, ứng xử thông minh và khôn
khéo và đặc biệt chú rất khéo léo trong việc khai thác nội tâm của người khác, chú
có thể giúp cho người chơi giảm bớt sự căng thẳng và thoải mái bước vào phần thi,
có những gợi ý khéo léo và tinh tế cho người chơi trước những mốc quan trọng,....
Qua đó có thể thấy chú là người có TTCX rất tốt và chú xây dựng được những mối
quan hệ lâu dài, khả năng này giúp cho công việc của chú trở nên thuận lợi hơn và
chú luôn chủ động trong công việc của mình, chú không cần phải quá nặng nề hay
nghiêm túc mỗi khi làm việc mà có thể thoải mái dẫn dắt chương trình.
Như vậy không thể không thừa nhận những vai trò vô cùng quan trọng và cần thiết
của TTCX khi ứng dụng trong cuộc sống của mỗi người, đặc biệt là trong công
việc, sử dụng TTCX giúp cho chúng ta giải quyết công việc một cách thuận lợi,
nhanh chóng, tạo được những mối quan hệ lâu dài, nâng cao đời sống tinh nhần và
làm cho cuộc sống của chúng ta ngày càng tốt đẹp hơn.
KẾT LUẬN
Qua việc ứng dụng trí tuệ cảm xúc vào trong cuộc sống nói chung và trong công
việc nói riêng, có thể thấy sức mạnh trí tuệ cảm xúc là công cụ hữu hiệu trong cái
túi khôn ngoan của những người thành công. Chúng ta hãy cùng nhau dần tạo cho

mình thói quen rèn luyện trí tuệ cảm xúc mỗi ngày để nắm bắt cuộc sống, tiến tới
thành công không chỉ trong sự nghiệp mà trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã


hội, hãy cùng nhau nâng tầm chất lượng cuộc sống, tạo nên một môi trường sống và
làm việc gắn kết giữa những con người với nhau bằng cách thấu hiểu chính mình và
thấu hiểu người khác để cùng hòa nhập vào xã hội hiện đại đang ngày một phát
triển hơn nữa.



×