Trí tuệ cảm xúc là gì?
Cảm xúc thường thoát khỏi sự kiểm soát của bạn? Như vậy là bạn đã không
được học cách kiềm chế nó. Khi bạn phải nhanh chóng quyết định một điều gì và phải
làm điều gì ngay lập tức, các phản xạ sẽ quyết định hành động của bạn. Khi đó bạn
không có thời gian để suy nghĩ hợp lý và cân nhắc mọi tình huống. Trong cơn phẫn nộ
hoặc tức giận, bạn thường nói ra những lời mà sau đó bạn ân hận. Hậu quả của
những hành động thiếu sự kiểm soát đó có thể khó mà lường trước được, tình thế hầu
như tuột khỏi tay bạn. Các nhà tâm lý học càng ngày càng đánh giá cao vai trò của
cảm xúc và ảnh hưởng của nó đến đời sống con người. Cũng rất may mắn là vẫn có
thể kiểm soát cảm xúc và hướng nó một cách đúng đắn. Nghệ thuật đó được gọi là TRÍ
TUỆ CẢM XÚC.
Trí tuệ cảm xúc là khả năng cảm thấy được cảm xúc, nhận biết nó và đặt tên
cho nó một cách đúng đắn – Ewa Chalimoniuk, một nhà tâm lý học nói như vậy.
Những người có trí tuệ cảm xúc biết cách thể hiện tình cảm của mình phù hợp với
hoàn cảnh, có khả năng điều khiển nó. Khả năng thích nghi của họ cho phép họ hoạt
động tốt hơn. Sự phân biệt được cảm xúc của người khác là điều cơ bản trong mối
quan hệ với mọi người, mà người nắm bắt được cảm xúc của mình đồng thời biết kiềm
chế nó, sẽ hiểu được cảm xúc của người khác tốt hơn. Khả năng này được gọi là sự
đồng cảm. Một tính chất quan trọng nữa của trí tuệ cảm xúc là khả năng tập trung tình
cảm vào những mục đích mà họ muốn đạt được. Tình cảm và sự đồng cảm giúp họ
nhưng không có nghĩa là bỏ qua lý trí. Người có trí tuệ cảm xúc biết giữ sự cân bằng
giữa tình cảm và lý trí.
Kể từ khi cuốn sách đầu tiên của Daniel Goleman viết về vấn đề này năm 1995
thì trí tuệ cảm xúc trở thành thuật ngữ nóng bỏng nhất trong các công ty Mỹ. Một ví
dụ điển hình là khi Harvard Business Review phát hành một bài báo về chủ đề này 2
năm trước, nó đã thu hút lượng độc giả cao hơn rất nhiều so với bất kì một đề tài nào
khác trong suốt 40 năm xuất bản định kỳ. Khi CEO của Johnson & Johnson đọc bài
báo đó, ông đã rất ấn tượng và ngay lập tức copy thành nhiều bản gửi tới 400 giám đốc
điều hành trong công ty.
Trí tuệ cảm xúc rất phổ biến trong các công ty Mỹ và nó cũng đuợc coi như một
thuật ngữ tâm lý, vì vậy nó rất quan trọng để các nhà tâm lí học hiểu được ý nghĩa thực
sự của nó và từ đó tìm hiểu những nghiên cứu và lí thuyết mà nó dựa trên. Trong bài
viết này tôi muốn giúp bạn hiểu được khái niệm của thuật ngữ này và bằng cách nào
chúng ta có thể xác định nó. Tôi cũng sẽ đề cập đến một vài những nghiên cứu liên
quan giữa trí tuệ cảm xúc và những tác động quan trọng liên quan đến công việc như
sự thực hiện của mỗi cá nhân và hiệu suất của tổ chức..
Thậm chí thuật ngữ này bị hiểu sai lệch bởi hầu hết công chúng nhưng tôi tin
rằng nó được dựa trên cơ sở khoa học. Vì vậy, có một số khía cạnh là mới, nhưng
không hoàn toàn là như vậy. Trí tuệ cảm xúc cũng chính là một phương thức mà
những nhà tâm lý học có thể sử dụng để mang lại những đóng góp tích cực cho khách
hàng của mình trong tương lai.
Giá trị của trí tuệ cảm xúc trong công việc
Martin Seligman đã phát triển một hệ thống được gọi là “chủ nghĩa lạc quan
thông thái” Nó đề cập đến những quy kết nhân quả do con người tạo ra khi đương đầu
với những thất bại. Những người lạc quan có xu hướng tạo ra những quy kết rõ ràng,
tạm thời và liên quan đến mối quan hệ nhân quả bên ngoài trong khi những người bi
quan thì lại tạo ra những quy kết phổ biến, cố định và liên quan đến mối quan hệ bên
trong. Trong một nghiên cứu tại Met Life, Seligman và đồng nghiệp của ông đã nhận
thấy rằng những người bán hàng lạc quan sẽ bán được hơn 37 % trong 2 năm đầu so
với những người bi quan. Khi công ty thuê một nhóm những cá nhân đặc biệt, những
người đạt chỉ số lạc quan cao thì lượng hàng bán ra sẽ nhiều hơn 21% trong năm đầu
tiên và 57% trong năm thứ hai, trung bình họ bán ra nhiều hơn các đại lí là 27%.
Trong một nghiên cứu khác về chủ nghĩa lạc quan thông thái, Seligman đã kiểm
tra 500 thành viên của một lớp năm thứ nhất trường Đại học Pennsylvania, ông đã thấy
rằng kết quả của họ trong bài kiểm tra về tinh thần lạc quan là tốt hơn rất nhiều so với
dự đoán và so với học sinh phổ thông.
Khả năng để kiểm soát cảm xúc và điều khiển stress là một khía cạnh khác của
trí tuệ cảm xúc và đóng vai trò quan trọng trong thành công của mỗi người. Trí tuệ
cảm xúc cần nhận biết khi nào và bằng cách nào để diễn tả cảm xúc cũng như là điều
khiển nó. Chúng ta hãy xem xét một cuộc điều tra được thực hiện tại Yale University
bởi Sigdal Barsade. Anh ta tổ chức một nhóm tình nguyện viên đóng vai trò là những
nhà quản lí cùng làm việc trong một nhóm để phân phát tiền thưởng tới các bộ phận
cấp dưới. Một người trong số họ được đào tạo để đưa ra kế hoạch và người này luôn
được nói đầu tiên. Trong một vài nhóm, nhân vật này lập kế hoạch với tâm trạng vui
vẻ, nhóm khác với sự thư giãn, thoải mái, một nhóm khác thì uể oải, áp đặt và nhóm
nữa thì với tâm trạng khó chịu. Kết quả thấy được là cảm xúc của nhân vật này có ảnh
hưởng rất lớn đến cả nhóm, cảm xúc tốt mang đến sự hợp tác mang tính phát triển, sự
công bằng và sự bao quát đối với hoạt động của cả nhóm. Trong thực tế, những nghiên
cứu khách quan chỉ ra rằng những nhóm vui vẻ, hòa đòng sẽ rất công bằng về tài chính
và về một khía cạnh nào đó, hỗ trợ việc tổ chức nhóm. Bachman nhận thấy rằng những
nhà lãnh đạo hiệu quả trong US Navy là những người cởi mở, lí trí gây ấn tượng và
hòa đồng.
Thêm một ví dụ nữa chứng minh rằng sự thấu cảm là một phần quan trọng của
trí tuệ cảm xúc, và các nhà nghiên cứu cũng đã nhận thấy sự đóng góp của nó trong sự
thành công của công việc. Rosenthal và các đồng nghiệp của ông tại Harvard đã
khám phá ra rằng, trong 2 thế kỉ trước những người nhạy cảm trong vấn đề xác định
xúc cảm của mọi người thì họ thành công hơn rất nhiều trong công việc cũng như
trong cuộc sống xã hội. Gần đây hơn, một cuộc điều tra của những người mua hàng chỉ
ra rằng tiêu chí đầu tiên để thu hút việc bán hàng chính là sự thấu cảm của họ. Những
người mua mong muốn những người bán có thể lắng nghe và thực sự thấu hiểu những
gì họ quan tâm.
Vì vậy, tôi muốn khẳng định rằng trí tuệ cảm xúc đóng vai trò quan trọng trong
thành công của mỗi người, trong công việc cũng như trong cuộc sống. Tuy nhiên, quan
điểm này thực sự đơn giản và sai lạc ở khía cạnh nào đó. Cả Goleman và Mayer,
Salovey, & Caruso đều đồng ý rằng trí tuệ cảm xúc chính bản thân nó là nhà tiên tri
trong sự thể hiện của công việc. Hơn thế nữa, nó chính là nền tảng cho các khả năng
được thể hiện. Goleman đã cố gắng chứng minh ý tưởng của ôngta bằng cách phân
biệt giữa trí tuệ cảm xúc và năng lực cảm xúc. Năng lực cảm xúc là những kĩ năng cá
nhân và xã hội mang đến sự thể hiện tốt hơn trong công việc. Năng lực cảm xúc có
mối quan hệ mật thiết và dựa trên trí tuệ cảm xúc. Cần phải học năng lực cảm xúc ở
một mức độ nhất định của trí tuệ cảm xúc. Ví dụ, khả năng nhận biệt một cách chính
xác điều mà người khác đang cảm nhận là một cách để phát triển năng lực đặc biệt như
là sự ảnh hưởng, tác động. Tương tự như vậy, những người có khả năng điều phối tốt
cảm xúc cuả mình sẽ dễ dàng hơn trong việc phát triển các khả năng khác ví dụ như sự
sáng tạo. Nói tóm lạị, chúng ta cần xác định những năng lực xã hội và năng lực cảm
xúc nếu chúng ta muốn thành công.
Sự đánh giá về trí tuệ cảm xúc và năng lực cảm xúc
Giả sử rằng trí tuệ cảm xúc là quan trọng, thì câu hỏi cho sự đánh giá và xác
định thực sự là cấp thiết. Các nghiên cứu đã gợi ý cách thức gì để đánh giá trí tuệ và
năng lực cảm xúc? Trong một bài báo xuất bản 1998, Davies, Stankov, & Roberts kết
luận rằng không có bất kì cái gì mới theo kinh nghiệm trong ý tưởng về trí tuệ cảm
xúc. Kết luận này dựa hoàn toàn trên những nội dung đánh giá vẫn tồn tại để đáng giá
trí tuệ cảm xúc tại thời điểm viết bài báo đó. Hầu hết chúng là mới và vẫn chưa biết
nhiều đến sự đo nghiệm về mặt tinh thần. Những nghiên cứu hiện tại đưa ra những
cách thức đánh giá mới, trong thực tế là khác biệt hoàn toàn. Tuy nhiên, vẫn có những
nghiên cứu nghi ngờ giá trị pháp lý của những đánh giá này, đó chính là sự thiếu sót
trầm trọng.