Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

Nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng và việc thực hiện trong đời sống xã hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (112.72 KB, 25 trang )

Nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng và việc thực hiện trong đời
sống xã hội
Hiện nay, ở Việt Nam, nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng
được xem là nguyên tắc cơ bản của pháp luật hôn nhân và gia
đình Việt Nam. Hôn nhân một vợ một chồng xuất hiện trong xã hội
dân chủ, nam nữ bình quyền, xã hội dân chủ xuất hiện từ thời kỳ
cận đại. Vì vậy, em đã tập trung nghiên cứu đề tài “Nguyên tắc
hôn nhân một vợ một chồng và việc thực hiện trong đời
sống xã hội” cho bài tập lớn của mình.
I. Những lý luận cơ bản về nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng
1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc hình thành và phát triển
nguyên tắc của luật hôn nhân và gia đình
a) Quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin về hôn nhân và gia đình –
cơ sở lý luận của việc hình thành và phát triển nguyên tắc của Luật
hôn nhân và gia đình VN
Chủ nghĩa Mác - Lê nin nhìn nhận hôn nhân và gia đình là những
hiện tượng xã hội có quá trình phát sinh, phát triển, do các điều
kiện kinh tế - xã hội quyết định. Trong tác phẩm “Nguồn gốc của
gia đình, của chế độ tư hữu và của Nhà nước”, Mác và Enghen đã
phân tích: lịch sử gia đình là lịch sử của quá trình xuất hiện chế độ
quần hôn, chuyển sang gia đình đối ngẫu, phát triển lên gia đình
một vợ một chồng - là quá trình không ngừng hoàn thiện hình thức
gia đình, trên cơ sở sự phát triển của các điều kiện sinh hoạt vật
chất của con người. Mác và Enghen đã chỉ ra cho chúng ta thấy
rằng, hình thức hôn nhân một vợ một chồng ra đời trên cơ sở sự


xuất hiện chế độ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất và những
tài sản khác trong xã hội. Được củng cố bởi chính sách, pháp luật
của giai cấp thống trị bóc lột, ngay từ khi mới ra đời, chế độ hôn
nhân một vợ một chồng đó đã bộc lộ tính giả dối và tiêu cực đối


với số đông những người dân lao động. Chế độ một vợ một chồng
ở những thời kỳ này thể hiện công khai quyền gia trưởng của người
chồng, người cha trong gia đình. Cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa
là cuộc cách mạng sâu sắc và triệt để nhất. Về vấn đề này,
Enghen đã khẳng định: “Chế độ đó chẳng những sẽ không biến đi,
mà trái lại, chỉ có bắt đầu từ lúc đó, nó mới được thực hiện trọn
vẹn. Thật vậy, các tư liệu sản xuất mà được chuyển thành tài sản
xã hội thì chế độ lao động làm thuê, giai cấp vô sản cũng sẽ biến
mất, và đồng thời cũng sẽ không còn tình trạng một số phụ nữ con số này có thể thống kê được - cần thiết phải bán mình vì đồng
tiền nữa. Tệ mại dâm sẽ mất đi và chế độ một vơ một chồng
không những suy tàn, mà cuối cùng lại còn trở thành hiện thực,
ngay cả đối với đàn ông nữa”. Lúc này, hôn nhân mới có điều kiện
thể hiện đúng bản chất của nó là hôn nhân một vợ một chồng đích
thực, phát sinh và tồn tại trên cơ sở tình yêu chân chính giữa nam
và nữ, bình đẳng nhằm xây dựng gia đình để cùng nhau thỏa mãn
nhu cầu về tinh thần và vật chất.
b) Quan điểm, đường lối của Đảng về hôn nhân và gia đình – nền
tảng của nguyên tắc của Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam
Ở Việt nam, Xuất phát từ cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin
về hôn nhân và gia đình tiến bộ, những nguyên tắc cơ bản của chế
độ hôn nhân và gia đình xã hội chủ nghĩa được hình thành trong hệ
thống các nước xã hội chủ nghĩa trước đây và nó trở thành nền
tảng của mọi chế độ hôn nhân và gia đình tiến bộ. Ở nước ta,


trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình, nhiệm vụ, mục tiêu được đặt
ra là phải xóa bỏ tận gốc rễ những tàn dư, hủ tục lạc hậu do chế
độ hôn nhân và gia đình phong kiến để lại, chống lại những ảnh
hưởng tiêu cực của hôn nhân và gia đình tư sản, đồng thời xây
dựng những quan hệ hôn nhân và gia đình mới xã hội chủ nghĩa.

Trong những giai đoạn khác nhau, Đảng và nhà nước có những chủ
trương, chính sách về hôn nhân và gia đình phù hợp, nhằm tập
trung thực hiện những nhiệm vụ và mục tiêu nói trên.
2. Khái quát chung về nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng
a) Khát quát chung về gia đình một vợ một chồng
Hôn nhân đối ngẫu không phải hôn nhân một vợ một chồng. Hôn
nhân một vợ một chồng là hôn nhân mới trong lịch sử đặc trưng
cho một chế độ xã hội khác. Chế độ một vợ một chồng “không
phải kết quả giữa tình yêu trai gái…Gia đình cá thể là hình thức gia
đình đầu tiên không căn cứ vào các điều kiện tự nhiên mà căn cứ
vào các điều kiện kinh tế, vào sự thằng lợi của chế độ tư hữu đối
với chế độ công hữu lúc ban đầu, được hình thành một cách tự
phát”. Hôn nhân và gia đình của chế độ một vợ một chồng mà đầu
tiên là gia đình cá thể và các biến thể của nó trong các xã hội có
giai cấp đối kháng( chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tư bản) không
phải là sự liên kết trên cơ sở tình cảm mà dựa trên cơ sở tài sản.
Chỉ có trong các giai cấp bị áp bức, bởi vậy chỉ có trong giai cấp vô
sản thì thì tình yêu nam nữ mới trở thành một quy tắc trong cá
quan hệ đối với người phụ nữ.
b) Bản chất của nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng


Cùng với sự phát triển của xã hội, các hình thái gia đình cũng phát
triển từ thấp đến cao, từ hình thái gia đình huyết tộc, gia đình Puna-lu-an, sang hôn nhân đối ngẫu và cuối cùng là hôn nhân một vợ
một chồng. Trong đó, chế độ hôn nhân một vợ một chồng được coi
là hình thái gia đình tiến bộ.
Trong xã hội chiếm hữu nô lệ, khi mà chế độ mẫu quyền thay bằng
chế độ phụ quyền, người mẹ không còn vai trò như trước thì một
vợ một chồng chỉ đặt ra với người vợ chứ không đặt ra với người
chồng, chế độ hôn nhân một vợ một chồng hoàn toàn mâu thuẫn

và giả tạo.
Đến xã hội phong kiến, vị trí gia trưởng của người chồng trong gia
đình ngày càng được củng cố một cách vững chắc. Một vợ một
chồng có chăng chỉ về phía đàn bà, pháp luật vẫn cho phép người
đàn ông được phép lấy nhiều vợ. Điều này thể hiện sự bất bình
đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ hôn nhân trong thời kỳ
phong kiến và gây nên nhiều đau khổ cho người phụ nữ.
Đến Nhà nước tư bản, lần đầu tiên nguyên tắc hôn nhân một vợ
một chồng đã được thừa nhận trong các văn bản pháp luật. Chế độ
đa thê đã bị bãi bỏ thay vào đó là hình thái hôn nhân một vợ một
chồng ở cả hai phía, cả người vợ và người chồng, nhưng xét về bản
chất “hôn nhân của giai cấp tư sản thật ra là chế độ cộng thê”,
trên thực tế “nguyên tắc đó đã bị phá vỡ do tệ nạn ngoại tình và
mại dâm công khai”. Ngay trong xã hội tư bản, hôn nhân một vợ
một chồng tồn tại cũng chưa thực sự đúng với bản chất của nó
Dưới chế độ xã hội chủ nghĩa, hôn nhân một vợ một chồng không
hề mất đi mà trái lại nó thực sự tồn tại một cách đầy đủ nhất, “một


vợ một chồng theo nghĩa giữ nguyên, chứ tuyệt nhiên không phải
theo nghĩa lịch sử của danh từ”. Chế độ một vợ một chồng được
ghi nhận trong pháp luật nước ta có bản chất khác với chế độ một
vợ một chồng cổ điển, lúc mà nó vừa ra đời và tồn tại trong các
chế độ xã hội có giai cấp đối kháng. Dưới xã hội chủ nghĩa hôn
nhân một vợ một chồng được tồn tại như bản chất vốn có của nó,
tức là lấy tình yêu chân chính giữa nam và nữ làm cơ sở và mục
đích xây dựng gia đình hạnh phúc, dân chủ, hòa thuận, bền vững.
Trong gia đình, quyền bình đẳng giữa nam và nữ, giữa vợ và chồng
phải được tôn trọng
Nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng ở Việt Namϖ

Với quyết tâm của Đảng và Nhà nước ta là xây dựng gia đình hạnh
phúc bền vững trên cơ sở tôn trọng quyền bình đẳng giữa nam và
nữ, xóa bỏ hoàn toàn chế độ đa thể, nguyên tắc hôn nhân một vợ
một chồng đã trở thành nguyên tắc quan trọng được ghi nhận
trong các bản Hiến pháp của nước ta và được cụ thể hóa trong các
văn bản pháp luật HN&GĐ, từ luật HN&GĐ năm 1959, luật HN&GĐ
năm 1986 đến luật HN&GĐ năm 2000. Tại khoản 1 – điều 2 luật
HN&GĐ năm 2015 ghi nhận: “Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ
một chồng, vợ chồng bình đẳng” là nguyên tắc cơ bản của chế độ
hôn nhân gia đình.
Về bản chất, nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng có nghĩa
trong thời kỳ hôn nhân chỉ tồn tại một quan hệ hôn nhân hợp pháp
và là quan hệ hôn nhân duy nhất. Theo nguyên tắc hôn nhân một
vợ một chồng thì chỉ những người chưa có vợ, chưa có chồng hoặc
tuy đã kết hôn nhưng hôn nhân đó đã chấm dứt (vợ hoặc chồng họ
đã chết hoặc vợ chồng đã ly hôn) thì mới có quyền kết hôn với


người khác. Việc kết hôn của họ phải với những người đang không
có vợ hoặc đang không có chồng, đó là những người thuộc trường
hợp nêu tại Mục 1 điểm c.1 Nghị quyết 02/2000/NQ-HĐTP.
Bản chất của hôn nhân tự nguyện trên cơ sở tình yêu nam nữ là
hôn nhân một vợ một chồng. Mặt khác, chế độ một vợ một
chồngđảm abro tình yêu giữa họ thực sự bền vững, duy trì và củng
cố hạnh phúc gia đình. Hôn nhân một vợ một chồng là điều quan
trọng làm cho cuộc sống chung vợ chồng lâu dài, bền vững và thực
sự hạnh phúc.
II. Quá trình hình thành và phát triển của nguyên tắc hôn nhân
một vợ một chồng ở Việt Nam qua các thời kỳ
1. Nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng trước khi có Luật hôn

nhân và gia đình năm 1959
Để điều chỉnh những quan hệ hôn nhân và gia đình, Nhà nước non
trẻ của chúng ta đã dựa vào các quy định trong các văn bản pháp
luật của chế độ cũ còn phù hợp với quan điểm, chính sách của
Đảng và quy định của Hiến pháp 1946. Đến năm 1950, những
nguyên tắc của pháp luật hôn nhân và gai đình được thể hiện rõ
ràng trong Sắc lệnh số 97-SL ngày 22/5/1950 và Sắc lệnh số 159SL ngày 17/11/1950. Thời kỳ này, pháp luật hôn nhân và gia đình
vẫn còn trong giai đoạn sơ khai, với một số ít quy phạm pháp luật.
Các văn bản pháp luật hôn nhân và gia đình chưa có sự phân định
những quy định chung và những quy định cụ thể, nhưng thông qua
những quy định cụ thể này, chúng ta có thể thấy pháp luật đã
quán triệt những nguyên tắc:


- Nguyên tắc hôn nhân tự do, tự nguyện
- Nguyên tắc vợ chồng bình đẳng, bảo vệ quyền lợi chính đáng của
người phụ nữ.
- Nguyên tắc bảo vệ quyền lợi của con cái.
Ở đây chưa đề cập đến nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng
nhưng đã bao hàm được những tư tưởng dân chủ tiến bộ của chế
độ hôn nhân và gia đình mới do Đảng và Nhà nước ta xây dựng.

2. Nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng sau khi có Luật hôn
nhân và gia đình năm 1959
Luật hôn nhân và gia đình năm 1959 ϖ
Năm 1954, Mỹ xâm lược nước ta. Đất nước ta tạm thời bị chia cắt
ra làm hai miền với hai chế độ chính trị - xã hội khác nhau. Trong
khi nhân dân miền Nam tiếp tục đấu tranh chống đế quốc Mỹ và
bè lũ tay sai, quân dân miền Bắc quyết tâm xây dựng chủ nghĩa xã
hội làm hậu phương vững chắc cho miền Nam. Ở miền Bắc công

cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa đã tạo điều kiện cho hôn nhân và
gia đình, nhưng ở miền Nam vẫn còn nhiều tư tưởng lạc hậu. Xuất
phát từ thực tế đó, Luật hôn nhân và gia đình cần phải thực hiện
mục đích là xây dựng những gia đình dân chủ hòa thuận, hạnh
phúc, trong đó, mọi người đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ nhau
cùng tiến bộ, xóa bỏ những tàn tích còn lại của chế độ hôn nhân
và gia đình phong kiến cưỡng ép, trọng nam khinh nữ, coi rẻ quyền


lợi của con cái. Luật hôn nhân và gia đình 1959 đã được xây dựng
trên cơ sở bốn nguyên tắc cơ bản sau đây:
- Nguyên tắc hôn nhân tự do và tiến bộ
- Nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng
- Nguyên tắc nam nữ bình đẳng, bảo vệ quyền lợi của phụ nữ trong
gia đình
- Nguyên tắc bảo vệ quyền lợi của con cái.
Nhằm thực hiện chế độ hôn nhân và gia đình mới, Luật hôn nhân
và gia đình 1959 đã quy định nguyên tắc mới: nguyên tắc hôn
nhân một vợ một chồng. Trước đây, mặc dù đã xác định được
nhiệm vụ là xóa bỏ những tư tưởng lạc hậu, phản dân chủ của
pháp luật hôn nhân và gia đình phong kiến, nhưng Nhà nước ta
chưa có quy định về việc thực hiện chế độ hôn nhân một vợ một
chồng. Đây là một hạn chế của pháp luật thời kỳ trước đó. Việc
Luật hôn nhân và gia đình 1959 quy định nguyên tắc một vợ một
chồng bảo đảm cho hạnh phúc gia đình bền vững, đồng thời phù
hợp với đạo đức xã hội chủ nghĩa. Nguyên tắc này còn được thể
hiện trong quy định về điều kiện kết hôn “cấm người đang có vợ,
có chồng kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác…”
(Điều 5, Luật Hôn nhân gia đình 2015)
Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 ϖ

Khi xây dựng Luật hôn nhân và gia đình 1986, nhà lập pháp đã có
sự phân định nhóm những quy định chung và nhóm các quy định


chuyên biệt. Nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng được quy
định trong Chương I (những quy định chung) trong Luật hôn nhân
và gia đình năm 1986 đã được kế thừa phát triển nguyên tắc này
của Luật hôn nhân và gia đình 1959, Luật hôn nhân và gia đình
năm 1986 đã bổ sung thêm những nội dung của nguyên tắc này
cho đầy đủ. Ví dụ: trong nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng,
nếu như Luật hôn nhân và gia đình năm 1959 chủ yếu quy định
“cấm người đang có vợ, có chồng kết hôn với người khác” thì Luật
hôn nhân và gia đình năm 1986 quy định đầy đủ hơn “cấm người
đang có vợ, có chồng kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với
người khác”
Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 ϖ
Kế thừa và phát triển những nguyên tắc của Luật hôn nhân và gia
đình 1986, Luật hôn nhân và gia đình 2000 tiếp tục thực hiện
những nguyên tắc của Luật cũ còn phù hợp, nhưng có sự sắp xếp
lại cho khoa học hơn, đồng thời bổ sung một số nội dung mới làm
cơ sở cho việc thực hiện và bảo vệ các quan hệ hôn nhân và gia
đình đầy đủ cùng với sự vận động của các quan hệ kinh tế - xã hội,
pháp luật hôn nhân và gia đình - một bộ phận thuộc thượng tầng
kiến trúc, không ngừng được hoàn thiện. Đó cũng là quá trình hoàn
thiện những nguyên tắc cơ bản của luật hôn nhân và gia đình,
trong đó có nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng, với tư cách là
hệ tư tưởng chỉ đạo, từ chưa đầy đủ, chưa chuẩn xác đến sự đầy
đủ và khoa học hơn, đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ của
ngành luật hôn nhân và gia đình trong những giai đoạn mới của
đất nước.

Luật Hôn nhân và gia đình 2015ϖ


Không có sự khác biệt quá nhiều so với Luật hôn nhân gia đình của
những thời kỳ trước. Luật hôn nhân gia đình 2015 kế thừa và phát
triển nguyên tắc một vợ một chồng. Quy định tại Điều 2 Luật hôn
nhân và gia đình: “ Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một
chồng…”
III. Thực tiễn áp dụng nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng ở
Việt Nam
1. Thực tiễn áp dụng
Nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng còn bị vi phạm khá
nghiêm trọng ở nhiều địa phương, đặc biệt có nhiều trường hợp
một người đàn ông chung sống với rất nhiều vợ. Việc vi phạm chế
độ hôn nhân một vợ một chồng đã gây ra nhiều hậu quả nghiêm
trọng.
Những khó khăn, vướng mặc trong việc đảm bảo tuân thủ những
nguyên tắc cơ bản của Luật Hôn nhân và gia đình:
Việc thực hiên nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng trong điều
kiện hiện nay là rất khó khăn do việc thừa nhận quan hệ chung
sống như vợ chồng của nam nữ có giá trị pháp lý như quan hệ vợ
chồng. Theo luật hôn nhân và gia đình năm 2000, “hôn nhân thực
tế” không được thừa nhận nữa, chúng ta vẫn phải chấp nhận sự
tồn tại của những quan heẹ chung sống như vợ chồng đã xảy ra từ
trước ngày 01/01/2001. Theo Nghị quyết số 35/2000/QH10, những
trường hợp nam nữ sống chung với nhau như vợ chồng từ ngày
03/01/1987 đến trước ngày 01/01/2001 mà có đủ điều kiện kết hôn


trong thời hạn hai năm (tức là đến 01/01/2003), nếu trước thời

điểm này mà họ chưa đăng ký kết hôn thì họ vẫn được coi là vợ
chồng của nhau. Vậy nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng cũng
được điều chỉnh cả đối với trường hợp này. Nhưng hiện nay chúng
ta chưa có được một cơ chế kiểm soát những đối tượng này. Cho
nên nhiều Ủy ban nhân dân cấp xã đã tiến hành đăng ký kết hôn
cho những người đang có vợ, có chồng (do không thể biết được là
họ đang có vợ, có chồng
vì việc chung sống như vợ chồng của họ không được ghi vào sổ hộ
tịch). Vậy là nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng bị vi phạm do
ngay chính cơ chế mà chúng ta tạo ra. Tình hình đó đặt ra yêu cầu
phải có những biện pháp phòng ngừa.
2. Giải quyết các trường hợp vi phạm nguyên tắc hôn nhân một vợ
một chồng theo luật 2015
a) Người đang có quan hệ hôn nhân hợp pháp vi phạm nguyên tắc
hôn nhân một vợ một chồng
Người đang có vợ, đang có chồng mà kết hôn với người khácϖ
Việc kết hôn của người đang có vợ, có chồng với người khác mặc
dù có đăng ký kết hôn tại cơ quan đăng ký kết hôn nhưng đã vi
phạm về điều kiện kết hôn (khoản 3 điều 8) và thuộc một trong
các trường hợp cấm kết hôn giữa người đang có vợ, có chồng với
người khác là kết hôn trái pháp luật, vi phạm nguyên tắc hôn nhân
một vợ một chồng và phải bị xử hủy. Tòa án là cơ quan có thẩm
quyền xem xét và ra quyết định hủy kết hôn trái pháp luật trên cơ
sở người có quyền yêu cầu theo quy định của pháp luật.


Về nguyên tắc, Tòa án hủy kết hôn trái pháp luật với các trường
hợp quy định tại khoản 1 điều 10. Khi Tòa án ra quyết định tuyên
bố hủy kết hôn giữa người đang có vợ, có chồng với người khác thì
quan hệ giữa hai bên sẽ không có giá trị pháp lý và không được coi

là có quan hệ vợ chồng kể từ thời điểm kết hôn cho đến khi có yêu
cầu Tòa án hủy theo khoản 1 điều 12. Đối với hôn nhân hợp pháp
thì khi cảm thấy đời sống hôn nhân không thể duy trì được thì hai
bên có thể yêu cầu tòa án cho ly hôn theo thủ tục chung. Về
nguyên tắc, các trường hợp kết hôn vi phạm khoản 1 điều 10 thì
Tòa giải quyết theo hướng hủy kết hôn trái pháp luật. Tuy nhiên,
cần chú ý tới Nghị quyết 02/2000/NQ-HĐTP tại mục 2 điểm d3:
- Khi một người đang có vợ, có chồng nhưng tình trang trầm trọng,
đời sống chung không thể kéo dài mà đã kết hôn với người khác thì
lần kết hôn sau là kết hôn trái pháp luật, thuộc trường hợp quy
định tại khoản 2 điều 5, vi phạm nguyên tắc một vợ một chồng.
Các giai đoạn về sau có thể tuân theo chế định kết hôn – ly hôn
theo luật định.
- TH cán bộ, bộ đội ở miền Nam đã có vợ, có chồng ở miền Nam
tập kết ra Bắc lấy vợ hoặc lấy chồng ở miền Bắc. Theo Thông tu
60/DS-TAND trường hợp này là ngoại lệ. Sở dĩ quy định như vậy là
do thời kỳ chiến tranh khốc liệt, đất nước bị chia cắt làm đôi nên
nhu cầu tình cảm trong việc xác lập hôn nhân mới là chính đáng,
pháp luật vẫn thừa nhận cả hai quan hệ hôn nhân mà không nhất
thiết phải xử hủy hôn nhân sau, nhằm đảm bảo quyền lợi chính
đang của các bên trong hoàn cảnh đất nước chiến tranh.
Người đang có vợ, có chồng mà chung sống như vợ chồng với
người khácϖ


Việc chung sống như vợ chồng với người đang có vợ hoặc có chồng
có thể được gia đình chấp thuận hoặc không chấp thuận; có thể tố
chức lễ cưới hay không tổ chức. Hai bên chung sống với nhau có
thể công khai, được hàng xóm coi như vợ chồng và có con chung,
có tài sản chung hoặc không có tính chất công khai mà lén lút, nên

những người xung quanh không phát hiện ra. Việc người đang có
vợ hoặc đang có chồng chung sống như vợ chồng với người khác là
chung sống trái pháp luật, vi phạm nguyên tắc hôn nhân một vợ
một chồng, xâm phạm đến quan hệ hôn nhân hợp pháp được nhà
nước bảo hộ theo điều 2,5. Khi giải quyết các trường hợp vi phạm
nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng, Tòa án không thể xử hủy
quan hệ chung song trái pháp luật vì họ chỉ chung sống với nhau
như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn, nên quan hệ của họ
không phải là kết hôn trái pháp luật. Tòa án có thể ra quyết định
không công nhân quan hệ giữa người đang có vợ, có chồng với
người thứ ba là quan hệ vợ chồng và yêu cầu hai bên chấm dứt
hành vi chung sống như vợ chồng.
b) Nam nữ sống chung như vợ chồng được coi là quan hệ vợ chồng
nhưng vi phạm nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng
Xem xét ở yếu tố khách quan và yếu tố chủ quan. Mặt khách quan,
họ chung sống với nhau công khai, cùng gánh vác nghĩa vụ và
trách nhiệm, quyền đối với nhau, được họ hàng và xã hội thừa
nhận. Mặt chủ quan, hai bên chung sống dựa trên cơ sở tình yêu
thường.
Cơ sở pháp lý: việc chung sống được điều chỉnh theo Nghị quyết
35/2000/NQ-QH10 và TTLT 01/2001. Theo khoản 3 Nghị quyết 25


và khoản 2 TTLT 01 thì các trường hợp chung sống được công nhận
là có quan hệ vợ chồng được phân biệt bởi hai mốc thời gian:
Nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng trước ngày
03/01/1987 ngày luật năm 1986 có hiệu lực, mà chưa đăng ký kết
hôn và hiện vẫn đang chung sống với nhau như vợ chồng, chưa
đăng ký kết hôn và hiện vẫn đang chung sống với nhau như vợ
chồngϖ

Trong trường hợp này, việc đăng ký kết hôn được nhà nước khuyến
khích,không bắt buộc và không bị hạn chế về mặt thời gian. Cho
dù nam, nữ có đăng ký kết hôn hay không thì vẫn được công nhận
là quan hệ hôn nhân hợp pháp bởi trên thực tế họ đã vào tuổi ông,
bà (điều 1, 2 NĐ 77/2001/NĐ-CP). Và quan hệ vợ chồng của họ
được pháp luật công nhân kể từ ngày xác lập (ngày họ chung sống
với nhau như vợ chồng), chứ không phải là chỉ được công nhân kể
từ ngày đăng ký kết hôn
Tuy nhiên, theo Nghị quyết 35/200/NQ-QH10 không quy định rõ về
điều kiện kết hôn mà các bên nam nữ sống chung như vợ chông
phải tuân thủ. Nếu các bên nam nữ chung sống với nhau như vợ
chồng trước ngày 03/01/1987 mà có quan hệ huyết thống trong
phạm vi ba đời hoặc đã từng có quan hệ thích thuộc trực hệ thì có
được coi là quan hệ hôn nhân hợp pháp không? Mặc dù được pháp
luật cho phép nhưng tại thời điểm hiện tại một bên kết hôn với
người khác phát sinh tranh chấp thì giải quyết như thế nào? Nếu
công nhận quan hệ chung sống như vợ chồng tại thời điểm đó thì
người có quan hệ hệ huyết thống hoặc đã từng có quan hệ thích
thuộc trực hệ là hợp pháp thì việc kết hôn của một trong hai bên
sau là trái pháp luật, vi phạm nguyên tắc hôn nhân một vợ một


chồng. Còn nếu không công nhận quan hệ chung sống như vợ
chồng giữa những người trên là hợp pháp thì đương nhiên việc kết
hôn sau không vị phạm nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng và
được pháp luật công nhận. Như vậy, pháp luật cần có những quy
định cụ thể về vấn đề này để giải quyết được thống nhất
Nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng từ ngày 03/01/1987
trở đi đến trước ngày 01/01/2001 mà có đủ điều kiện kết hôn
nhưng chưa đăng ký kết hôn và đang chung sống với nhau như vợ

chồng.ϖ
Theo TTLT 01 nam nữ chung sống với nhau được coi là có giá trị
pháp lý khi họ thỏa mãn các điều kiện:
- Đủ điều kiện kết hôn theo quy định tại điều 9 và điều 10 và thuộc
các trường hợp: có tổ chức lễ cưới, việc chung sống được gia đình
chấp nhận, việc chung sống được người khác tổ chức chứng kiến,
họ thực sự chung sống với nhau, giúp đỡ, chăm sóc nhau xây dựng
gia đình chung.
- Thời điểm nam nữ bắt đầu trước ngày 01/01/2001 ngày luật 2000
có hiệu lực và hiện họ vẫn chung sống với nhau như vợ chồng, quy
định tại điểm d khoản 2 điều 30
- Đăng ký kết hôn trong thời hạn 2 năm kể từ này Luật 1986 có
hiệu lực đến ngày 1/1/2003
Khác với trường hợp đương nhiên xác lập quan hệ vợ chồng trước
ngày 03/01/1987, trường hợp nam nữ chung sống với nhau như vợ
chồng từ ngày 3/1/1987 đến ngày 1/1/2003 vẫn phải thực hiện


nghĩa vụ đăng ký kết hôn thì mới được công nhận là có quan hệ vợ
chồng. Theo điểm b Mục 3 Nghị quyết 35 hai bên nam nữ phải
đăng ký kết hôn trong khoảng thời gian hai năm kể từ ngày
01/01/2001 cho đến ngày 01/01/2003. Ngoài ra, theo Chỉ thị
02/2003/CT-BTP trường hợp nam, nữ chung sống như vợ chồng đã
được rà soát lập danh sách để đăng ký kết hôn, nhưng không đăng
ký kịp trong khoảng thời gian 2 năm từ ngày 01/01/2001 đến trước
01/01/2003 thì sẽ được gia hạn đăng ký kết hôn đến trước ngày
01/08/2004. Như vậy trong thời hạn các ben có nghĩa vụ đăng ký
kết hôn, tức là trước ngày 01/03/2003 một số trường hợp trước
ngày 1/8/2004. Nhà nước vẫn thừa nhận việc nam nữ chung sống
như vợ chồng là có quan hệ vợ chồng đối với những trường hợp

chưa đăng ký kết hôn. Đây là cách giải quyết linh động nhằm đảm
bảo được quyền lợi của hai bên. Nếu hết thời hạn luật định mà
nam, nữ chung sống với nhau vẫn không đăng ký kết hôn thì pháp
luật sẽ không công nhận họ là vợ chồng.
Theo quy định của luật, người đang chung sống như vợ chồng được
coi là có quan hệ vợ chồng, vi phạm nguyên tắc hôn nhân một vợ
một chồng khi họ kết hôn hoặc lại chung sống như vợ chồng với
người thứ ba. Bởi, mặc dù trong quan hệ đầu tiền, giữa nam và nữ
chỉ chung sống như vợ chồng không có đăng ký kết hôn, nhưng nó
đã thỏa mãn các yếu tố của một cuộc hôn nhân, được pháp luật
công nhận và bảo hộ như các quan hệ vợ chồng pháp luật khác. Vì
thế, giữa nam và nữ chung sống như vợ chồng được coi là có quan
hệ vợ chồng nên cũng có những quyền và nghĩa vụ của vợ chồng
với nhau, nên phải tuân tủ nguyên tắc hôn nhân một vợ một
chồng. Do đó, khi một người đang chung sống như vợ chồng được
nhà nước thừa nhận có quan hệ vợ chồng, mà kết hôn với người
khác thì lần kết hôn đó là vi phạm điều kiện kết hôn, vi phạm


nguyên tắc một vợ một chồng, và bị coi là kết hôn trái pháp luật.
Lần kết hôn sau của người đang chung sống như vợ chồng được
thừa nhận là có quan hệ vợ chồng sẽ bị tòa án tuyên bố hủy.
IV. Thực tiễn giải quyết và một số bất cập
1. Thực tiễn giải quyết
Ở nước ta, nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng là một nguyên
tắc hiến định và dần trở thành nguyên tắc của cuộc sống gia đình,
là nền tảng để xây dựng một xã hội văn minh, phát triển bền vững.
Tuy nhiên trong thực tế, tình trạng ngoại tình, nam nữ chung sống
như vợ chồng ngày càng phổ biến ở nhiều địa phương, nhất là các
thành phố lớn.

Việc giải quyết các trường hợp vi phạm nguyên tắc hôn nhân một
vợ một chồng trong thực tế có nhiều vấn đề còn tồn tại. Cụ thể:
Thứ nhất, các trường hợp vi phạm nguyên tắc hôn nhân một vợ
một chồng xảy ra trong thực tế rất nhiều, trong khi các vụ việc
được giải quyết trước pháp luật là rât nhỏ, thông thường các bên
tự thỏa thuận giải quyết cho hành vi vi phạm, các bên vẫn tiếp tục
chung sống với nhau
Thứ hai, khi người có quyền yêu cầu Tòa án ra quyết định hủy kết
hôn trái pháp luật hoặc không công nhận quan hệ vợ chồng đối với
một quan hệ nam nữ. Tòa án không ra quyết định đó ngay mà sẽ
tiến hành điều tra xem quan hệ nam nữ đó có dấu hiệu vi phạm
nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng. Do tính chất của quan hệ
vi phạm nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng là quan hệ riêng


tư, mang tính tình cảm, cá nhân nên các quan hệ này thường ít
bộc lộ ra bên ngoài. Không những thế, các đương sự thường có
tâm lý muốn che đậy, giấu diếm phần vì họ ngại dư luận xã hội,
muốn giữ cho gia đình yên ấm, con cái hòa thuận, phần vì “xấu
chàng hổ ai..”
Thứ ba, hiện nay, tình trạng nam nữ chung sống với nhau mà
không có đăng ký kết hôn diễn ra ngày càng phổ biến, được coi là
bình thường, nhất là ở các thành phố lớn. Đặc biệt ở các vùng núi,
vùng dân tộc ít người tình trạng nam nữ chung sống như vợ chồng
xuất hiện ngày càng diễn biến phức tạp, khó kiểm soát. Các trường
hợp vi phạm không có chiều hướng giảm mà ngày càng tăng xuất
phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó một phần là do
hoàn cảnh xã hội.
Thứ tư, một thực tế cho thấy là hiện nay có quan hệ hôn nhân hợp
pháp vẫn ngang nhiên có quan hệ ngoài hôn nhân. Vì thế, làm cho

người còn lại trong quan hệ hôn nhân hợp pháp cảm thấy căng
thẳng, đời sống vợ chồng không thể tiếp tục, nên chính họ - người
không vi phạm nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng lại đâm
đơn yêu cầu ly hôn. Chính điều này đã giải thoát cho người vi
phạm nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng tiếp tục được thực
hiện hành vi vi phạm, thậm chí hợp lý hóa quan hệ pháp luật của
mình theo quy định tại Nghị quyết 02/2000/NQ-HĐTP
2. Những bất cập trong việc giải quyết các trường hợp vi phạm
Mặc dù có nhiều văn bản hướng dẫn khá cụ thể nhưng thực tế vẫn
còn bất cập


a) Về mặt lý luận
Trong quá trình giải quyết các vi phạm nguyên tắc hôn nhân một
vợ một chồng còn nhiều trường hợp các văn bản pháp luật chưa có
hướng dẫn cụ thể việc giải quyết tận cùng vấn đề. Cụ thể:
Thứ nhất, theo nghị quyết 35/2000/QH10, trường hợp nam nữ
chung sống với nhau như vợ chồng trước ngày 03/01/1987 thì được
nhà nước công nhận là có quan hệ vợ chồng, không phụ thuộc vào
việc có đăng ký hay không. Như vậy, nghị quyết chỉ căn cứ vào
mốc thời gain các bên bắt đầu chung sống như vợ chồng là có
quan hệ vợ chồng hay không. Điều này là không chặt chẽ và
không đúng trong trường hợp nam nữ chung sống với nhau là
người có cùng dòng máu về trực hệ, có họ trong phạm vi ba đời
hoặc giữa họ đã từng có quan hệ thích thuộc về trực hệ. Do nghị
quyết 35 không quy định rõ vấn đề này, nên việc áp dụng có công
nhận hay không việc chung sống này giữa những người có quan hệ
huyết thống trong phạm vi ba đời hoặc đã từng có quan hệ thích
thuộc về trực hệ là có quan hệ vợ chồng trong thực tế là khác
nhau.

Nam nữ có quan hệ huyết thống trong phạm vi có họ ba đời là
quan hệ giữa cha mẹ với con cái; ông bà với các cháu; anh, chị em
cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha; bác ruột, chú ruột, cậu ruột
với cháu gái; cô ruột, dì ruột với cháu triai; anh, chị em con chú
con bác con cô con câu con dì. Theo khoản d điều 7 luật 1986 quy
định: “cấm kết hôn giữa những người cùng dòng máu về trực hệ;
giữa anh chị em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ hoặc cung mẹ
khác cha; giữa những người khác có họ trong phạm vi ba đời”. Đến
luật năm 2000 quy định tại khoản 3 điều 10. Đối với quan hệ thích


thuộc về trục hệ, Luật 2000 quy định tại khoản 4 điều 10. Nhận
thấy khi pháp luật quy định các trường hợp cấm tức là đã cân nhắc
kỹ lưỡng tác hại của hành vi đó đến đời sống xã hội nếu không
cấm. Việc cấm kết hôn trong các trường hợp này đảm bảo lợi ích
gia đình, làm lành mạnh các mối quan hệ trong gia đình; phòng
ngừa các hành vi vi phạm tội hình sự có thể xảy ra; giữ gìn được
các trật tự kỷ cương, tiến bộ của xã hội và phù hợp với đạo đức,
thuần phong mỹ tục của dân tộc.
Đối với trường hợp giữa những người có cùng dòng máu về trực hệ,
có họ trong phạm vi ba đời, chung sống như vợ chồng từ trước
ngày 1/3/1987 không được chấp nhận là có quan hệ vợ chồng. Bởi
vào thời điểm họ bắt đầu chung sống pháp luật đã quy định cấm
người có họ quan hệ huyết thống với nhau, họ nhận thức được điều
này nhưng vẫn cố tình vi phạm. Việc chung sống này có tính chất
loạn luận, ảnh hưởng trực tiếp đến giống nòi sau này. Việc không
công nhận ở đây là đảm bảo quá trình áp dụng pháp luật.
Nhưng pháp luật cũng cần quy định chặt chẽ hơn vấn đề này để
việc áp dụng pháp luật giải quyết các trường hợp này trong thực tế
được thống nhất

Thứ hai, theo hướng dẫn tại Nghị quyết 02/2000/NQ-HĐTP mục 2
điểm d3, trường hợp một người đang có vợ, có chồng nhưng tình
trạng trầm trọng, đời sống hôn nhân không thể kéo dài, mục đích
hôn nhân không đạt được mà đã kết hôn với người khác. Khi tòa án
tiến hành xét xử kết hôn trái pháp luật mà họ đã ly hôn với vợ
hoặc chồng của lần trước kết hôn thì Tòa án không hủy kết hôn
sau, là hôn nhân hợp pháp. Quy định này hoàn toàn hợp lý khi tính
đến thực chất quan hệ tình cảm của hai người kết hôn trái pháp


luật. Tuy nhiên trong thực tế, việc xác định thế nào là “đời sống vợ
chồng trầm trọng, hôn nhân không thể kéo dài” là việc xác định
khoảng thời gian vợ chồng mâu thuẫn là rất khó khăn và tế nhị.
Đây là một kẽ hở của pháp luật, cố tình kết hôn trái pháp luật sau
đó lại hợp lý hóa quan hệ trái pháp luật đó bằng việc cho rằng
quan hệ hôn nhân trước không hạnh phúc. Vì thế pháp luật cần
quy định chặt chẽ hơn vấn đề này để việc áp dụng các quy định để
giải quyết vi phạm nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng giữa
các tò
a được thống nhất.
b) Về mặt thực tiễn
Thứ nhất, liên quan đến việc xác định tình trạng hôn nhân của
UBND cấp cơ sở còn nhiều sai sót, lơ mơ, xác nhận không chính
xác đã kéo theo hệ lụy phát sinh các trường hợp kết hôn trái pháp
luật, vi phạm nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng. Căn cứ nghị
định 158/2005/NĐ-CP khi tiến hành đăng ký kết hôn các bên phải
xác nhận tình trạng hôn nhân của mình. Trường hợp một người cư
trú ở xã phường thị trấn này nhưng đăng ký kết hôn ở xã, phường
thị trấn khác thì phải có xác nhận của UBND này nhưng đăng ký
kết hôn ở UBND xã, phường thị trấn khác thì phải có xác nhận của

UBND cấp xã nơi cư trú về tình trạng hôn nhân của người đó. Tuy
nhiên qua kiểm tra cho thấy, có nhiều hồ sơ một trong các bên
không tiến hành xác nhận tình trạng hôn nhân theo luật định, hoặc
có xác nhận tình trạng hôn nhân nhưng đã quá hạn 6 tháng. Lẽ ra,
trong trường hựp này phải yêu cầu xác nhận lại tình trạng hôn
nhân nhưng cán bộ hộ tịch cơ sở đốt cháy giai đoạn vẫn giải quyết
cho đương sự đăng ký kết hôn, điều này không đúng. Trong khi đó,
nhiều UBND xã xác nhận tình trạng hôn nhân của đương sự không


đầy đủ, “lấp lửng”, hiểu sao cũng được, thậm chí là xác nhận
không chính xác.
Thứ hai, liên quan đến việc xác nhận các bên đăng ký kết hôn có
đủ điều kiện kết hôn theo quy định của pháp luật, cụ thể là họ có
quan hệ huyết thống trong phạm vi ba đời hay đã từng có quan hệ
thích thuộc trực hệ hay không. Thông thường khi đăng ký kết hôn,
hai bên nam nữ phải nộp tờ khải theo mẫu quy định và xuất trình
chứng minh thư, nhưng những thủ tục trên không đủ chứng mình
là giữa họ không có họ trong phạm vi ba đời hoặc chưa từng có
quan hệ thích thuộc về trực hệ với nhau. Bởi việc xác định các mối
quan hệ giữa cá nhân với nhua, đặc biệt là quan hệ giữa bố chồng
với con dâu, mẹ vợ với con rể, con riêng của vợ hoặc chồng vời bố
dượng, mẹ kế… trong thực tế là vấn đề mang tính tế nhị và phức
tạp.
Thứ ba, trong thực tiễn giải quyết các án kiện về hôn nhân ở các
tòa án, đã chỉ ra một hiện tượng: việc hiểu và công nhận trường
hợp nam nữ sống chung như vợ chồng là có quan hệ vợ chồng ở
TAND các cấp là không thống nhất với nhau. Hai vụ việc với những
tình tiết phản ánh mức độ chung sống như vợ chồng là giống nhau
nhưng có Tòa lại công nhận là có quan hệ vợ chồng, có Tòa án lại

không chấp nhận. Từ nhận định có khác nhau nên cách thức giải
quyết của hai Tòa án về nội dung vụ việc là khác nhau
Thứ tư, khi công cụ pháp lý bị lãng quên, tính khả thi của các hình
thức xử lý vi phạm nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng tỏng
HNGĐ thực tế là chưa cao.


V. Một số giải pháp khắc phục vi phạm nguyên tắc hôn nhân một
vợ một chồng ở nước ta hiện nay
Thứ nhất, về mặt lý luận, tăng cường hoàn thiện các quy định
pháp luật về việc giải quyết các trường hợp vi phạm nguyên tắc
hôn nhân một vợ một chồng, để giải quyết các trường hợp vi phạm
thực sự mang lại hiệu quả cao.
- Đối với trường hợp ngoại lệ, người đang có vợ, có chồng kết hôn
với người khác và lần kết hôn sau được công nhận là hợp pháp
theo NQ02/2000, cần có hướng dẫn cụ thể quan hệ vợ chồng đầu
tiên thế nào là “đang trầm trọng, không thể kéo dài, mục đích hôn
nhân không đạt được”.
- Pháp luật cần chỉ rõ: trường hợp nam nữ chung sống như vợ
chồng trước ngày 03/01/1987 theo Nghị quyết 35 mà vi phạm một
trong các điều kiện kết hôn như: giữa những người có quan hệ
cùng dòng máu trực hệ, giữa những người có họ trong phạm vi ba
đời; người đang có vợ, đang có chồng chung sống với người khác…
thì không thể công nhận có quan hệ vợ chồng.
- Để nâng cao hiệu quả của hoạt động xác nhận tình trạng nhân
thân của các cá nhân trên địa bàn UBND xã quản lý, cán bộ hộ tịch
cần tăng cường tuyên truyền, giải thích rõ cho hai bên nam, nữ
hiểu trước khi đăng ký kết hôn rằng họ phải tuân thủ các quy định
của pháp luật về điều kiện kết hôn.
- Đặc biệt, quy định cụ thể việc giải quyết các hậu quả pháp lý về

tài sản, quyền nuôi con khi các quan hệ nam nữ chung sống chấm
dứt. Tạo cơ sở pháp lý giải quyết các quan hệ tranh chấp liên quan


đến việc xử lý các trường hợp vi phạm, tránh để những tranh chấp
này kéo dài mà vẫn chưa được giải quyết.
- Nhà nước cần nghiên cứu và áp dụng chế tài xử lý các trường hợp
vi phạm nguyên tắc chặt chẽ và kiên quyết hơn. Có như vậy, việc
giải quyết các trường hợp vi phạm nguyên tắc hôn nhân một vợ
một chồng mới thực sự thỏa đáng, răn đe và ngăn chặn các hành
vi vi phạm trong tương lai. Từ đó nâng cao ý thức của người dân
trong việc tôn trọng và tuân thủ.
Thứ hai, xác định rõ trách nhiệm, tăng cường công tác quản lý nhà
nước trong lĩnh vực HNGĐ, phối hợp với các cơ quan chức năng
trong việc phát hiện và giải quyết vi phạm. Đồng thời cần thường
xuyên kiểm tra, giám sát kịp thời phát hiện ra nhưng sai phạm
trong quản lý hộ tịch, từ đó loại trừ dần các trường hợp kết hôn trái
pháp luật do vi phạm nguyên tăc.
Thứ ba, tăng cường vai trò của tổ chức, cá nhân trong việc tham gi
vào việc khởi kiện, yêu cầu tòa án hủy kết hôn trái pháp luật,
không công nhận quan hệ vợ chồng theo điều 15 để các trường
hợp vi phạm kịp thời được phát hiện và xử lý đạt hiệu quả cao..
Thứ tư, nhằm đảm bảo tính khả thi trong các quyết định xử lý các
trường hợp vi phạm, cần nâng cao ý thực của chính cặp vợ chồng
trong hôn nhân hợp pháp, để họ tham gia phối hợp vào việc giám
sát, nhắc nhở cá nhân vi phạm, ngăn chăn các trường hợp vi phạm
tiếp tục xảy ra.


Thứ năm, nhà nước cần chú trọng mở rộng, nâng cao nhận thức

của đồng bảo dân tộc thiểu số, đưa các quy định pháp luật đến với
đồng bào.
KẾT LUẬN
Nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng vẫn là nguyên tắc cơ bản
cho đến thời điểm hiện tại và việc thực hiện trong thực tế cuộc
sống ở Việt Nam vẫn còn khá nhiều vướng mắc và bất cập. Vì vậy
cần có sự quan tâm tham gia đúng mức của Đảng và Nhà Nước
cũng như sự ý thức của người dân trong xã hội để nguyên tắc có
thể thực hiện một cách nghiêm túc và thành công.


×