Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

Đánh giá thời cơ marketing quốc tế của công ty kinh doanh quốc tế viettel tại campuchia

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (248.59 KB, 25 trang )

Đề tài: Đánh giá thời cơ marketing quốc tế của công ty kinh doanh quốc tế có hoạt
động ở việt nam hoặc nước ngoài
Đề xuất các giải pháp quản lý chương trình sản phẩm nhằm thích ứng thời cơ marketing
quốc tế với công ty này.
 Tổng c.ty Viettel tại thị trường campuchia

Dàn ý:

Phần 1: Mở đầu.
Bước sang Thế kỷ 21, xu thế quốc tế hóa mạnh mẽ, phân công lao động xã hội ngày
càng trở nên sâu sắc, hầu hết các quốc gia đều mở của nền kinh tế để tận dụng triệt để
hiệu quả lợi thế so sánh của mình, trong đó có Việt Nam. Hiện nay, Việt Nam đang dần
bước vào giai đoạn cuối của công cuộc Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa đất nước. Trong
bối cảnh hội nhập sâu rộng với Thế giới, nền kinh tế nước nhà đã có những thay đổi rõ
rệt, hoạt động xuất – nhập khẩu ngày càng phát triển nhanh và mạnh. Tận dụng lợi thế
này, Việt Nam không ngừng đẩy mạnh hoạt động kinh doanh sang thị trường các quốc gia
khác. Tuy nhiên, kinh doanh quốc tế vẫn là bài toán khó cho các doanh nghiệp lớn nhỏ tại
Việt Nam. Để hiểu rõ hơn về hoạt động marketing nói riêng và tình hình kinh doanh của
doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường quốc tế nói chung, nhóm 01 chúng em xin tìm
hiểu, đi sâu vào đề tài:
“- Đánh giá thời cơ Marketing quốc tế của một công ty kinh doanh quốc tế có hoạt
động ở Việt Nam/nước ngoài.
- Đề xuất các giải pháp đối với chương trình sản phẩm quốc tế nhằm thích ứng với
thời cơ Marketing quốc tế của công ty này.”
Với đề tài này, nhóm 2 chúng em xin chọn Tập đoàn Viễn thông quân đội ( Viettel)
đang kinh doanh và hạt động tại thị trường quốc tế Campuchia. Viettel là một mạnh số
một Việt Nam trong ngành viên thông và đang từng bước khẳng định mình khi vươn ra
phát triển tại thị trường quốc tế, Thị trường Campuchia chính là một trong những thị
trường quốc tế mà Viettel đã thành công. Bài của nhóm sẽ “Đánh giá thời cơ Marketing
quốc tế, đề xuất giải pháp đối với chương trình sản phẩm quốc tế để đáp ứng thời cơ
marketing quốc tế của Viettel tại thị trường Campuchia”.




Phần 2: Lý thuyết liên quan.
1. Khái niệm và Các loại hình đánh giá thời cơ.
- Khái niệm:

Là quá trình nhận dạng, phân tích và lựa chọn những cơ hội marketing phù hợp với
mục tiêu chiến lược của công ty cũng như với các lợi thế cạnh tranh của nó, đồng thời
cung cấp các thông tin cần thiết cho việc phát triển các mục tiêu và chiến lược, hoạch
định các chính sách và sách lược marketing, thực thi và kiểm soát các nỗ lực marketing
của công ty.
Ba loại hình đánh giá thời cơ:
+ Đánh giá xâm nhập thị trường
+ Đánh gía hiện trạng thị trường
+ Đánh giá môi trường phi kinh tế
2. Các nhân tố ảnh hưởng , động cơ và phương pháp tiếp cận đánh giá thời cơ.
-

a, Các nhân tố ảnh hưởng
Có 4 nhân tố ảnh hưởng
-

Người đánh giá
Độ chính xác, việc sử dụng các dữ liệu và thông tin thu thập được
Rủi ro trong quá trình thực thi
Chi phí và kết quả của sự đánh giá
b, Động cơ tiến hành đánh giá thời cơ.

-


Môi trường cạnh tranh
Môi tường chính trị
Môi trường kinh tế
Môi trường bên trong công ty
Môi trường quốc tế
c, Phương pháp tiếp cận đánh giá thời cơ.
Có hai phương thức tiếp cận cơ bản mà công ty có thể sử dụng để đánh giá thời cơ thị
trường, đó là phương pháp từ trên xuống và phương pháp từ dưới lên.

3. Đánh giá thời cơ xâm nhập thị trường.

Quy trình đánh giá thời cơ xâm nhập thị trường
Bước 1: Đánh giá ban đầu của ban quản trị công ty


Bước 2: Đánh giá xâm nhập ban đầu
Bước 3: Đánh giá chi tiết thị trường
Bước 4: Đánh giá doanh lợi, lựa chọn cơ hội thị trường phù hợp nhất với công ty
4.
-

Quản trị tuyến sản phẩm trong thương mại quốc tế
Tiêu chuẩn hóa hay địa phương hóa chương trình sản phẩm
Quản trị chương trình sản phẩm quốc tế
Quản trị tuyến sản phẩm quốc tế

Phần 3: Thực trạng.
I. Giới thiệu về Tập đoàn Viễn thông quân đội Viettel
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển.
Tập đoàn Viễn thông quân đội

Địa chỉ: Số 1, Trần Hữu Dực, Mỹ Đình 2, Nam Từ Liêm, Hà Nội.
Điện thoại: (84) 2556789
Fax: (84) 2996789
Email:
Website:


Tầm nhìn thương hiệu:
Tầm nhìn thương hiệu được cô đọng từ việc thấu hiểu những mong muốn của khách
hàng và những nỗ lực đáp ứng của Viettel.
Viettel hiểu rằng, khách hàng luôn muốn được lắng nghe, quan tâm chăm sóc như
những cá thể riêng biệt.
Còn Viettel sẽ nỗ lực để sáng tạo phục vụ những nhu cầu riêng biệt ấy với một sự chia
sẻ, thấu hiểu nhất.

Ý nghĩa Slogan: “Hãy nói theo cách của bạn”
Viettel luôn mong muốn phục vụ khách hàng như những cá thể riêng biệt. Viettel hiểu
rằng, muốn làm được điều đó phải thấu hiểu khách hàng, phải lắng nghe khách hàng. Và
vì vậy, khách hàng được khuyến khích nói theo cách mà họ mong muốn và bằng tiếng nói
của chính mình – “Hãy nói theo cách của bạn”.

Ý nghĩa Logo:
Logo được thiết kế dựa trên ý tưởng lấy từ hình tượng dấu ngoặc kép. Khi bạn trân
trọng câu nói của ai đó, bạn sẽ trích dẫn trong dấu ngoặc kép. Điều này cũng phù hợp với
Tầm nhìn thương hiệu và Slogan mà Viettel đã lựa chọn. Viettel quan tâm và trân trọng
từng nhu cầu cá nhân của mỗi khách hàng.
Logo Viettel mang hình elip được thiết kế đi từ nét nhỏ đến nét lớn, nét lớn lại đến nét
nhỏ tạo thành hình elipse biểu tượng cho sự chuyển động liên tục, sáng tạo không ngừng
(Văn hóa phương Tây) và cũng biểu tượng cho âm dương hòa quyện vào nhau (Văn hóa
phương Đông).

Ba màu trên logo cũng có những ý nghĩa đặc biệt: màu xanh (thiên), màu vàng (địa), và
màu trắng (nhân). Sự kết hợp giao hòa giữa trời, đất và con người thể hiện cho sự phát
triển bền vững của thương hiệu Viettel.

-

Được thành lập vào năm 1989, với tên gọi ban đầu là Tổng công ty Điện tử Thiết bị
Thông tin, đến năm 2003, Công ty được đổi tên thành công ty Viễn thông Quân đội
(Viettel), hoạt động trong các lĩnh vực điện tử, viễn thông, công nghệ thông tin, Internet;


-

sản xuất, lắp ráp, sửa chữa và kinh doanh các thiết bị điện tử thông tin, ăng ten thu phát vi
ba số; khảo sát, thiết kế, lắp dự án công trình bưu chính viễn thông.
Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) là doanh nghiệp kinh tế quốc phòng 100% vốn
nhà nước, chịu trách nhiệm kế thừa các quyền, nghĩa vụ pháp lý và lợi ích hợp pháp
của Tổng Công ty Viễn thông Quân đội. Tập đoàn Viễn thông Quân đội(Viettel) do Bộ
Quốc phòng thực hiện quyền chủ sở hữu và là một doanh nghiệp quân đội kinh doanh
trong lĩnh vực bưu chính - viễn thông và công nghệ thông tin. Với một slogan "Hãy nói
theo cách của bạn", Viettel luôn cố gắng nỗ lực phát triển vững bước trong thời gian hoạt
động.

1.2. Một số điểm nổi bật ( tổng quan về tình hình hoạt động xuất khẩu của doanh
nghiệp)
Viettel là doanh nghiệp Viễn thông đầu tiên ở Việt Nam đầu tư trực tiếp ra nước ngoài,
Viettel được Informa Telecoms and Media - một công ty có uy tín hàng đầu thế giới về
phân tích viễn thông, đánh giá xếp hạng thứ 83 trong số 100 thương hiệu viễn thông lớn
nhất thế giới, đứng trên cả Singapore Telecom là công ty viễn thông lớn nhất ASEAN.
Về đầu tư nước ngoài, hiện nay Viettel đã đầu tư tại 9 quốc gia với tổng dân số 175

triệu dân. Tổng doanh thu nước ngoài tăng trưởng 25% và đạt 1,2 tỷ USD, tổng lợi nhuận
trước thuế đạt 156 triệu USD, tăng 32%.
Năm 2006: Đầu tư ở Lào và Campuchia.
Năm 2008: Nằm trong 100 thương hiệu viễn thông lớn nhất thế giới. Số 1 tại
Campuchia về hạ tầng viễn thông. Viettel lọt vào top 100 thương hiệu uy tín nhất thế giới
(Intangible Business and Informa Telecoms 2008)
Năm 2010: Đầu tư vào Haiti và Mozambique. Số 1 tại Campuchia về cả doanh thu,
thuê bao và hạ tầng. Thương hiệu Metfone của Viettel tại Campuchia nhận giải thưởng:
nhà cung cấp dịch vụ tốt nhất tại thị trường mới nổi (Frost & Sullivan Asia Pacific ICT
Award 2010)
Năm 2012: Thương hiệuUnitel của Viettel tại Lào nhận giải thưởng nhà cung cấp dịch
vụ tốt nhất tại thị trường đang phát triển (The World Communications Awards 2012)
II. Đánh giá thời cơ marketing quốc tế của Viettel trên thị trường Campuchia.
2.1 Đánh giá môi trường tác nghiệp


2.1.1 Khái quát chung về thị trường Campuchia.
Campuchia là một trong 3 nước thuộc bán bán đảo Đông Dương ở Đông Nam Á. Là
một nước đang phát triển và ngày càng mở cửa giao lưu văn hóa, chính trị kinh tế với các
nước.
Việt nam và Campuchia thiết llaapj quan hệ ngoại giao ngày 24/6/1967. Đến nay quan
hệ ngoại giao Việt Nam và Campuchia không ngừng được củng cố về nhiều mặt. Hai bên
đã trao đổi nhiều chuyến thăm cấp cao, hai bên đã nhất trí phương châm phát triển quan
hệ hai nước trong thời kỳ mới theo hướng “ Láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống,
hợp tác toàn diện, bền vững lâu dài”.


Hện trạng thị trường viễn thông ở Campuchia
Cơ sở hạ tầng mạng viễn thông tại Campuchia bị tàn phá nặng nề bởi chiến tranh liên
miên. Kể từ năm 1990, Liên hợp quốc đã tài trợ cho các dự án viễn thông tại Campuchia

với số tiền 21,3 triệu USD, dự án viễn thôn này đã lắp đặt:
+ 54 trạm vệ tinh mặt đất
+ 33 tổng đài PABXs
+ 4.000 line điện thoại cố định
+ Hệ thống quản lý mạng
Từ năm 1994, các thiết bị trên được chuyển cho Campuchia và do Bộ Bưu chính viễn
thông Campuchia quản lý
Về cơ sở hạ tầng trong nước, Campuchia đã nhận được nhiều khoản hỗ trợ vốn từ
Chính phủ Nhật và Pháp để đầu tư xây dựng hạ tầng viễn thông, mở rộng mạng cố định.
Năm 1996, mạng trục viễn thông được xây dựng với vùng phủ đến tất cả các tỉnh.
Về hạ tầng mạng quốc tế Telstra Crop là một trong những công ty nước ngoài đầu tiên
đầu tư vào Campuchia dưới hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh với Bộ Bứ chính
Viễn thông Campuchia để khai thác cổng quốc tế. Telstra thiết lặp trạm vệ tinh mặt đất sử
dụng vệ tinh của Internet tại Phnom Penh vào năm 1990, cung cấp kết nối quốc tế đầu
tiên tại Campuchia.
Về điện thoại cố định: nội chiến liên miên đã phá hủy phần lớn cơ sở hạ tầng mạng cố
định và hạn chế rất nhiều về việc phát triển mnagj cố dịnh tại Campuchia. Cho đến năm
2005, Campuchia mới chỉ có 40.000 thuê bao cố định với mật độ rất thấp 0,3%


Về điện thoại di động: Campuchia là một trong số các quốc gia đầu tiên trên thế giới
có số thuê bao cố định (năm 1993). Ngay 1 năm sau khi điện thoại di động được đưa vào
Campuchia thì tổng số thuê bao di động đã nhanh chóng vượt bằng số thuê bao cố định
Tuy cơ sở hạ tầng truyền dẫn được đánh giá là kém nhất khu vực nhưng internet xuất
hiện tại Campuchia khá sớm, từ năm 1997 với sự trợ giúp của IDRC (Internatinal
Development Research of Canada). Dù vậy tỷ lệ người dùng vẫn còn thấp và giá cước
cao so với các nước kangs giềng (gần 1USD/1 giờ). Các vấn đề mà công cuộc phát triển
internet phải đối mặt là: trình độ giáo dục thấp, thiếu font Unicode tiếng Khmer gây cản
trở phát triển các ứng dụng tại địa phương và thiếu trầm trọng các đường dây truy cập
internet.

Thi trường di động tại Campuchia:
+ Về thuê bao
Cùng với sự bùng nổ di động trên toàn thế giới và khu vực, điện thoại di động tại
Campuchia cũng phát triển nhanh chóng. Campuchia là số ít quốc gia đầu tiên trên thế
giới có số thuê bao di dộng vượt số thuê bao cố định (1993). Tỷ lệ số thuê bao di động
chiếm 96%, trong đó tỷ lệ số thuê bao cố định chỉ còn lại 4%
Nhờ có di động mật độ điện thoại của Campuchia đạt 1% năm 2000 đấy là con số đáng
kể đối với 1 nước kém phát triển.
Yếu tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển di động tại Campuchia là do có ít nhà khai
thác. Nhiều năm nội chiến đã phá hủy hạ tầng mạng cố định và các cản trở về việc xây
dựng mạng mới. vào năm 1992 khi di động được đưa vào đây thì tổng số thuê bao cố
định mới chỉ có 4000 với tổng dân số là 9,3 triên dân. Một năm sau di động đã vượt điện
thoại cố định.
+ Về tốc độ phát triển thuê bao và mật độ điện thoại di động
Tốc độ tăng trưởng điện thoại di động của Campuchia năm 2005 chỉ đạt khoảng 25%.
Mật độ điện thoại ở quốc gia này vẫn còn thấp.
+ Về dịch vụ
Hiện nay, dịch vụ trả trước chiếm tới trên 90%. Mặc dù di động của Campuchi phát
triển rất sớm và sự gia tăng không ngừng của các dịch vụ internet nhưng thị trường dịch
vụ dữ liệu di động tại nước này vẫn còn thấp.
Cho đến năm 2006, chưa có nhà khai thác nào chính thức triển khai 3G tại Ca,puchia.


2.1.2 Môi trường vĩ mô
2.1.2.1 Môi trường kinh tế
Nền kinh tế Campuchia tăng trưởng khá ổn định trong giai đoạn từ 2000-2005, GDP
năn 2005 đạt khoảng 5,4 tỷ USD bình quân đầu người đạt khoảng 375 USD (theo số liệu
của quỹ tiền tệ quốc tế). Theo ước tính của Ngân hàng Châu Á, GDP của Campuchia sẽ
tiếp tục tăng trưởng ở mức 6-7%
+ Cơ cấu GDP: nông nghiệp chiếm 35%, công nghiệp chiếm 30%, dịch vụ chiếm 35%

+ Cơ cấu lao động: nông nghiệp 70%, công nghiệp chế tạo 8,7%, khai thác mỏ 0,2%,
còn lại là các ngành khác.
+ Tốc độ tăng trưởng GDP năm 2005 đạt 6%
+ Tỷ giá hối đoái theo cơ chế thả nổi. Tỷ giá trung bình năm 2004 là 4016,25
Riel/USD, tăng 1,2% so với năm 2003 và 2,7% sơ với năm 2002.
+ Tháng 4/1999 Campuchia đã trở thành thành viên thứ 10 của ASEAN. Tháng
10/2004 Campuchia trở thành thành viên chính thức thứ 148 của Tổ chức Thương mại
Thế giới WTO. Chinh phủ nước này thời gian qua đã ban hành những cơ chế kinh tế khá
cởi mở đối với những nhà đầu tư nước ngoài.
Cơ hội:
+ Nền kinh tế Campuchia đang có sự tăng trưởng đáng kể, mức thu nhập của người
dân tăng lên. Vì vậy các nhu cầu về dịch vụ viễn thông sẽ tăng lên để tạo điều kiện giao
lưu trong nước và quốc tê.
+ Tỷ giá hối đoái theo cơ chế thả nổi và có xu hướng tăng sẽ thuận lợi cho việc đầu tư.
Thách thức:
Cơ chế kinh tế cởi mở của Campuchia sẽ thu hút được nhiều nhà đầu tư nước ngoài. Vì
vậy, mà sự cạnh tranh cao hơn.
2.1.2.2 Môi trường chính trị- pháp luật
- Chính sách Nhà nước
Trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2006-2010, Chính phủ Campuchia
đã đưa ra 4 mục tiêu tổng quát trong đó có việc đẩy mạnh phát triển kinh tế tư nhân, thu
hút đầu tư và thúc đẩy phát triển ngành bưu chính viễn thông. Chính phủ Campuchia


cũng đã cam kết thực hiện cải cách cách chính sách trong lĩnh vực ngân hàng và viễn
thông. Tình hình chính trị tại Campuchia cũng đang dần ổn định, vì vậy các nhà đầu tư
nước ngoài đang chờ cơ hội để đầu tư.
Hiện tại Bộ Bưu chính Viễn thông tại Campuchia đang xây dựng chiến lược tổng thể
nhằm thúc đẩy sự phát triển của ngành viễn thông nước này
Đó là những yếu tố quan trọng nhằm kích cầu thị trường di động tại Campuchia trong

những năm tới.
- Chính sách quản lý
Tháng 1/2006 Campuchia đã thực hiện tách chức năng quản lý ra khỏi hoạt động khai
thác kinh doanh. Theo đó Bộ Bưu chính Viễn thông Campuchia chỉ làm chức năng quản
lý các chức năng hoạt động về khai thác kinh doanh dịch vụ do công ty Telecom
Combodia đảm nhiệm. điều này là một bước tiến lớn làm minh bạch môi trường quản lý
viễn thông, chấm dứt mâu thuẫn giữa quản lý và khai thác trước đây, đồng thời sẽ tại điều
kiên thuận lợi và tạo sân chơi bình đẳng hơn cho các nhà khai thác viễn thông tại quốc
gia này.
Cơ hội:
+ Tăng cơ hội khai thác thị trường Campuchia nhờ những chính sách pháp luật cởi mở
đối với ngành viễn thông của Chính phủ Campuchia.
+ Có sự cạnh tranh lành mạnh trên thị trường.
Thách thức:
Gặp khó khăn trong việc triển khai các giấy tờ cấp pháp tại campuchia
2.1.2.3. Môi trường văn hóa- xã hội
Dân số: 13,8 triệu người (2005) trong đó dân thành thị chiếm khoảng 16%. Tốc độ
tăng trưởng dân số 2,24%
Dân tộc: Người Khmer chiếm 90%, các dân tộc thiểu số: người Mã Lai, người Chàm,
người Thái Lan, người Miến Điện, Người Việt Nam, Hoa chiếm 10%. Tiếng Khmer là
ngôn ngữ chính thức.
Dân số trẻ: dưới 15 tuổi chiếm 42,8%, 15-29 tuổi chiếm 26,1%, trên 30 tuổi chiếm
31,1%


Tốc độ tăng trưởng dân số tại Campuchia vào loại cao so với các nước khác trong khu
vực. mặc dù Campuchia có dân số ít hơn so với Việt Nam nhưng lại tập trung chủ yếu ở
nông thôn (trên 80%) nơi mà thị trường điện thoại di động chưa có thể xâm nhập và phát
triển mạnh do khu vực này này có tỷ lệ dân trí thấp.
Cơ hội:

+ Dân số trẻ cho phép tiếp cận nhanh hơn về di động, tốc độ tăng trưởng dân số cao
giúp phát triển được nhiều thuê bao trong tương lai.
+ Thị trường nông thôn chiếm đa số. Đây sẽ là thị trường mục tiêu của Viettel vì đã có
kinh nghiệm khai thác thị trường này tại Việt Nam.
Thách thức
+ Do ngôn ngữ chủ yếu là tiếng Khmer, trong khi đó mạng internet chua có font chữ
Khmer hạn chế rất nhiều trong việc khai thác các dịch vụ như: mạng internet, các dịch vụ
tin nhắn…
+ Khó tiếp cận với thị trường nông thôn bởi trình độ dân trí chưa cao. Bên cạnh đó,
việc triển khai mạng lưới, vận hành, khai thác và đảm bảo hoạt động của mạng lưới gặp
nhiều khó khăn do ở vùng nông thôn chưa có hệ thống điện.
2.1.2.4 Môi trường tự nhiên
Với phân bố dân cư cách xa nhau và địa hình phức tạp gồm cả đồi núi, đầm lầy và
đồng bằng xen kẽ đã đem đến rất nhiều thách thức cho việc triển khai hệ thống hữu tuyến
mà điển hình là dịch vụ thoại cố định sau nhiều năm phát triển cũng chie đtạ 40.000 thuê
bao so với 1.1 triệu thuê bao di động. Hơn nữa, nội chiến liên mien đã phá hủy hệ thống
cơ sở hạ tầng và hạn chế rất nhiều trong việc phát triển mạng cố định tại Campuchia.
2.1.2.5 Môi trường khoa học- công nghệ
Về công nghệ điện thoại di động: trong những năm qua đã có những bước phát triển
mạnh mẽ trước những đồi hỏi ngày càng cao hơn về chất lượng và đa dạng hóa các loại
hình dịch vụ. Các loại hình công nghệ điện thoại điển hình như: GSM, CDMA, WCDMA, PDC, và US TDAM đang cùng tồn tại và tiếp tục phát triển, đồng thời đều
hướng tới công nghệ điện thoại di động thứ 3, cho phép thuê bao có thể sử dụng được rất
nhiều dịch vụ như: thoại, truyền số liệu tốc độ cao, truy cập internet…trên cùng một thiết
bị đầu cuối. Về mặt kỹ thuật, mỗi công nghệ đều có các ưu điểm và khuyết điểm, tuy
nhiên xét về thế mạnh kinh doanh thì GMS có thế mạnh hơn CDMA.


Công nghệ GMS vẫn đang chiếm một tị phần lớn và được hầu hết các nhà cung cấp
thiết bị và khai thác đi theo, đồng thời hỗ trợ khá nhiều loại hình dịch vụ như: di động
toàn phần, di động hạn chế, điện thoại cố định không dây trên cùng một hạ tầng chuyển

mạch cũng như vô tuyến.
Tốc độ phát triển thuê bao GMS gia tăng đáng kể với 200 thuê bao mỗi quý. Có thể
nói mặc dù công nghệ mới đã làm thay đổi đáng kể đến các dịch vụ cung cấp trên mạng
di động đến cách thức sử dụng di động trong các dịch vụ cung cấp trên mạng, nhưng
GMS vẫn là dịch vụ chủ chốt và đống góp tỷ trọng giá trị cao nhất trong ngành viễn
thông di động
Với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ đã làm xuât hiện một loạt các dịch vụ
thoại mới đe dọa sự phát triển của các dịch vụ thoại truyền thống như: VoDSL, VoID, 3G,
Wifi,… và Campuchia cũng không đứng ngoài các nguy cơ đó.
Với các công nghệ dịch vụ thoại qua IP như VoID hay VoDSL đều đang rất khó khắn
để triển khai tại campuchia do đặc thù địa lý của nước này. Vì vậy các dịch vụ thoại qua
Ip chỉ có thể lấn át dịch vụ thoại cố định truyền thống do cạnh tranh về giá và sẽ không
ảnh hưởng đến thị phần điện thoại di động.
Ta có thể thấy, thị trường di động tại Campuchia chính là các dịch vụ dựa trên mạng
GSM và một số các dịch vụ từ mạng GSM nâng cấp lên như GPRS hay EDGE. Các hệ
thống GSM hiện tại hoàn toàn thuận tiện khi nâng cấp lên GPRS hay EDGE. Các dịch vụ
cấp trên có khả năng phù hợp với yêu caaud và mục đích sử dụng thuê bao di động tại
Campuchia trong 4-5 năm tới.
2.2. Phân tích cấu trúc thị trường, nhu cầu thị trường, đặc diểm nhu cầu.
2.2.1 Cấu trúc thị trường
Tại thị trường Campuchia dân số 13,3 triệu dân, có tới 8 mạng di động và 20% người
dùng di động và là một thị trường tiềm năng bởi người dân chủ yếu dùng di động( chỉ có
5% dân số sử dụng điện thoại cố định). Các doanh nghiệp cạnh tranh mạnh, đặc biệt đối
với ngành viễn thông. Trên thị trường này các doanh nghiệp sử dụng công cụ cạnh tranh
tương đối giống nhau do vậy các doanh nghiệp nên tập trung vào hệ thống hạ tầng
Hiện nay, hạ tầng viễn thông tại các thành phố lớn của Campuchia tương đối tốt nhưng
các tỉnh thì vẫn còn hạn chế nên các DN đầu tư còn đắn đo suy nghĩ, các công ty viễn


thông vẫn còn hời hợt với thị trường này. Campuchia có rất nhiều nhà cung cấp dịch vụ

như TMIC, Excell, Latelz, Camshin, Applifone… Thực hiện chính sách mở cửa, ngày
càng có nhiều tập đoàn công nghệ nước ngoài đầu tư, chuyển giao, đào tạo tại
Campuchia. Đặc biệt do mối quan hệ truyền thống láng giềng giữa các nước và
Campuchia, sự gần gũi về văn hóa, địa lý... nên cơ hội mở ra cho các doanh ngiệp là rất
lớn. Chính Phủ và nhân dân Campuchia luôn mở rộng cửa và mong muốn tiếp đón các
doanh nghiệp trên thế giới. Cấu trúc thị trường này khiến việc đầu tư viễn thông vào
Campuchia với Viettel là thách thức lớn nhưng vẫn có nhiều cơ hội cho Viettel chiễm lĩnh
thị trường này.
2.2.2 Nhu cầu thị trường
Campuchia mặc dù là nước kém phát triển nhưng mạng di động phát triển rất sớm, là
thị trường tiềm năng khi người dân có nhu cầu cao sử dụng công nghệ viễn thông (20%
người dùng di động, chỉ có 5% dân số sử dụng điện thoại cố định)
Thế mạnh lớn nhất của Campuchia là dân số trẻ, trong độ tuổi lao động, chịu khó
tiếp thu công nghệ mới... do đó, họ cần đến sự hỗ trợ từ internet. Do đó, những năm qua,
ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng Internet trong các cơ quan chính phủ và gia đình
ngày càng được cải thiện..

Campuchia là một thị trường tiềm năng, nhu cầu về các dịch vụ giá trị gia tăng đang
tăng trưởng tốt. Có được cơ hội hợp tác với Metfone-doanh nghiệp viễn thông lớn nhất
tại Campuchia chắc chắn sẽ mang đến thành công cho các đối tác và quan trọng hơn đó là
người dân Campuchia sẽ được hưởng những dịch vụ tiên tiến .

2.2.3 Đặc điểm nhu cầu
Trong ngành viễn thông, tốc độ đường truyền và sự ổn định đường truyền là yếu tố
quan trọng cho việc lựa chọn doanh nghiệp là nhà cung cấp hay không. Bên cạnh đó, giá


cả cũng là cơ sở để lựa chọn mạng. Là một nước đang phát triển nên việc người dân
campuchia khá chú trọng đến giá thành ngoài ra tốc độ đường chuyền và các dịch vụ đi
kèm cũng được coi trọng.

Các DN viễn thông, dịch vụ di động muốn đầu tư vào Campuchia ban đầu cần tập
trung vào hạ tầng, mạng truyền dẫn trước và phát triển dần các dịch vụ. Ngoài ra, DN nên
tận dụng những khoản đầu tư nhỏ ban đầu để trang trải cho những mục tiêu lâu dài chẳng
hạn như kinh doanh dịch vụ Internet vì chi phí đầu tư thấp và dần chuyển sang lĩnh vực
thuê kênh quốc tế, cung cấp dịch vụ di động.
Người cung cấp dịch vụ ra đời sau bao giờ cũng phải có cái tốt hơn người đi trước.
Một trong những cái tốt hơn đó là giá cả. Giá của Viettel rẻ hơn của các nhà cung cấp
dịch vụ khác từ 20- 25%. Nhưng giá cả không hẳn là yếu tố quyết định, mà trên hết vẫn
là chất lượng sản phẩm. Giá trị không phải định nghĩa bằng đồng tiền mà giá trị nằm ở
chất lượng sản phẩm, thái độ phục vụ của doanh nghiệp đối với khách hàng. Ngoài ra,
Viettel còn có nhiều chính sách tốt hơn với thuê bao là kiều bào Việt Nam tại Campuchia
và thuê bao là kiều bào Campuchia tại Việt Nam. Đó được xem như là sự tri ân để cảm
ơn khách hàng. Những khách hàng của Viettel phải được hưởng sự lớn mạnh của công ty.
2.3.4. Nhận diện đoạn thị trường mục tiêu
Campuchia là một thị trường tiềm năng mặc dù có nhiều nhà mạng trên thị trường
nhưng mức độ đầu tu còn hời hợt. Có tới 20% người dùng di động đây là thị trường mới
nổi nhưng số DN Việt Nam đầu tư tại đây còn khá khiêm tốn. Doanh nghiệp Việt Nam có
tâm lý lo ngại vì thị trường này còn khá nhỏ trong khi các DN muốn thu lợi nhuận
nhanh.
Campuchia có chính sách rất thoáng, mở cửa rất nhiều dịch vụ, loại hình kinh doanh.
Tuy nhiên, chính sách tuy rộng mở nhưng các loại hình kinh doanh phải có ích cho xã hội
thì mới bền vững và phát triển lâu dài.


Chính phủ mong muốn góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển ngành viễn thông tại
Campuchia với việc khuyến khích, tạo diễn đàn cho Chính Phủ, các doanh nghiệp và cá
nhân chia sẻ kinh nghiệm, tham gia đóng góp ý tưởng... Đây cũng là cơ hội để các công
ty tại Campuchia và quốc tế giới thiệu sản phẩm dịch vụ công nhệ thông tin và tìm kiếm
cơ hội hợp tác kinh doanh. Sự kiện này diễn ra đúng vào thời điểm nền kinh tế gặp khó
khăn, thách thức. Tuy nhiên, cơ hội vẫn mở ra cho các DN quảng bá sản phẩm, tìm kiếm

cơ hội đầu tư tại thị trường này. Mục tiêu phủ sóng toàn quốc và trở thành số 1 tại thị
trường Campuchia của Viettel có thể đạt được với mức gía thấp cạnh tranh đồng thời
đường truyền ổn định sẽ tạo lợi thế cạnh tranh cho viettel.

2.3. Rào cản xâm nhập.
-

Thuế
Mức thuế và các loại phí mà Metfone (thương hiệu của Viettel tại Campuchia) nộp
chiếm tới 20% doanh thu của Viettel tại Campuchia, trong khi ở những thị trường khác
các khoản thuế này chỉ khoảng 10%. Điều này ảnh hưởng đến mức giá của các dịch vụ
của Viettel khi mà Viettel muốn theo đuổi chiến lược giá cạnh tranh. Đó là rào cản lớn
ảnh hưởng đến các các quyết định của Viettel khi thâm nhập thị trường Campuchia.

-

Rào cản phi thuế
Môi trường pháp lý hỗ trợ lỏng lẻo và thiếu minh bạch: các quy định và quy chế về
viễn thông chứ rõ rang chặt chẽ còn bảo thủ. Ví dụ như: vấn đề kết nối không cho phép
kết nối thẳng và phải qua TC nên gây ra nghẽn ở nút cổ chai, khiến cho chất lượng dịch
vụ không được đảm bảo
Đội ngũ cán bộ kinh doanh và kỹ thuật người Việt đi tỉnh còn yếu về nghiệp vụ, kinh
nghiệm quản lý, cả về ngoại ngữ. Mối quan hệ giữa cán bộ nhân viên người Việt và Kmer
chưa chặt chẽ do không hiểu nhau về ngôn ngữ và văn hóa.
Chi phí sản xuất tại Campuchia khá cao vì nhiều nới chưa có điện nên doanh nghiệp
phải chạy máy nổ bằng xăng dầu.


Viettel phải đảm bảo mức tiêu chuẩn: CAMCONTROL là đơn vị thuộc Bộ Thương
mại phụ trách việc đề ra các tiêu chuẩn. CAMCONTROL cấp các giấy tờ và chứng nhận

các sản phẩm xuất khẩu và xác nhận về chất lượng của các sản phẩm dịch vụ
Đảm bảo hoàn thành đày đủ các thủ tục thành lập công ty tại Campuchia gồm nhiều
giấy tờ và thủ tục hành chính.
2.4. Đối thủ cạnh tranh.
“ Thương trường là chiến trường”, câu nói này chưa bao giờ là sai, nhất là khi nền tế
ngày càng phát triển thì cuộc chiến giữa các công ty viễn thông diễn ra càng mạnh mẽ, có
những cuộc chiến ồn ào, thậm chí dẫn đến kiện tụng, nhưng cũng có những cuộc chiến
cạnh tranh khá âm thầm mà gay gắt.
Đối thủ cạnh tranh khi ra nước ngoài, Viettel sẽ phải cạnh tranh với các với các tập
đoàn viễn thông nước ngoài lớn, có năng lực tài chính mạnh và nhiều kinh nghiệm kinh
doanh quốc tế, đây là một thách thức. Khi đặt đặt chân vào thị trường Campuchia , Viettel
gặp không ít khó khăn như thời gian cấp phép khá lâu, thị trường chuyển động từ độc
quyền sang cạnh tranh chỉ sau nửa, cơ chế kết nối không rõ ràng, đối thủ cạnh tranh sử
dụng ưu thế thị trường để gây bất lợi, các doanh nghiệp viễn thông đang hoạt động tại
Campuchia chủ yếu là liên doanh với nước ngoài như Thuỵ Điển, Thái Lan, Na Uy, nên
có nhiều kinh nghiệm cũng như tiềm lực để cạnh tranh.
Hiện nay, trên thị trường campuchia lượng người sử dụng dịch vụ điện thoại di động
tăng vọt trong vài năm gần đây. Thống kê của MPTC cho thấy trong năm 2008, thị
trường này chỉ có khoảng 3,8 triệu thuê bao, thì cuối năm 2009 đã tăng vọt lên 6,3 triệu.
Với 9 nhà mạng đang hoạt động, cuộc cạnh tranh khốc liệt trên thị trường dịch vụ điện
thoại di động Campuchia đã lên tới đỉnh điểm hồi cuối năm 2008. Thị trường viễn thông
di động của Capuchia vốn bị bão hòa đang dần dần trở nên ổn định hơn với sự đóng cửa
của hãng Mfone sau khi tuyên bố phá sản năm 2013 và việc sáp nhập của hãng Smart với
Hello trong thương vụ trị giá 155 triệu USD vào năm 2012.
Hiện đã có sự phân cách rõ rệt về thị phần của các nhà cung cấp đang cạnh tranh trên
thị trường dịch vụ điện thoại di động Campuchia.


Các đối thủ cạnh tanh của metfone gồm Mobitel, Hello GSM ( phần Lan ), Mfone
( campuchia), qb, Star-Cell, Excel, Smart Mobile, và Beeline. Chúng Có thể chia ra làm 3

nhóm:


Đối thủ cạnh tranh tại thị trường campuchia: điển hình là mobitel thuộc royal group
- Điểm mạnh:
+Am hiểu về thị trường campuchia với hơn 10 năm kinh nghiệm
+Có mối quan hệ mật thiết với chính phủ
+Công ty di động duy nhất có giấy phép cổng quốc tế
+Vị trí số 1 về thue bao sử dụng
+Lợi nhuận cao, phủ sóng toàn quốc và đang đẩy mạnh các khu vực nông thôn

-

Điểm yếu
+Không có sự hỗ trợ của tập đoàn millicom
+Giảm thị phần từ trên 50% trong nhiều năm nay còn 37,7%



Đối thủ cạnh tranh nước ngoài cùng vào thị trường campuchia:điển hình là Mfone thuộc
Thaicom của Thái Lan
-Điểm mạnh:
+Phủ sóng toàn quốc, đặc biệt là các vùng nông thôn
+Cung cấp nhiều loại hình dịch vụ: cố định vô tuyến, internet, VoIP, di dộng
-Điểm yếu
+Bị tụt hạng về thuê bao, hiện đang đứng số 3, sau metfone và mobitel



Công ty tại Việt Nam sang thị trường campuchia: Tập đoàn viễn thông Việt Nam: tháng 7

năm 20014, VNPT chính thức lập trụ sở tại campuchf cia, để mở rộng thị trường của
doanh nghiệp ra nước ngoài, mở rộng quan hệ hợp tác kinh doanh tại khu vực Đông Nam
Á và trên thế giới. VNPT đã kí kết hợp đồng kinh tế lớn, cung cấp dịch vụ viễn thông và
internet cho các công ty viễn thông lớn tại campuchia.


Gần đây,Metfone thâu tóm Beeline khi công ty đang chật vật tìm chỗ đứng tại thị
trường viễn thông cạnh tranh khốc liệt này. Mục đích Viettel Campuchia mua Beeline
Campuchia không nhằm việc có thêm lượng thuê bao lớn, vì thuê bao của mạng di động
này chỉ khoảng vài trăm nghìn. cũng không giúp Viettel tại đây thay đổi vị trí sở hữu thị
phần thuê bao hay vị trí về quy mô doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc mua Beeline
Campuchia sẽ có ý nghĩa về mặt hình ảnh, thương hiệu, thể hiện sự phát triển lớn mạnh
của Viettel trên trường quốc tế. Đồng thời, giá trị lớn nhất của hợp đồng mua bán trên là
để Viettel Campuchia có được băng tần của Beeline Campuchia và chuẩn bị cho kế hoạch
triển khai 4G sắp tới.
Qua đó, ta thấy được đối thủ đáng gờm nhất của Metfon-viettel tại campuchia là
Mobitel thuộc tập đoàn Royal. Mobitel vẫn đứng ở vị trí số một trên thị trường dịch vụ di
động, với 37,7% thị phần, tương ứng với 2,7 triệu thuê bao (Theo báo cáo quý 1/2010 của
MPTC)
Để có được vị trí thứ 2, Metfone đã vượt qua Mfone để trở thành nhà cung cấp dịch
vụ điện thoại di động lớn thứ hai tại Campuchia, với 24,1% thị phần, với khoảng 1,7 triệu
thuê bao. Tiếp theo là Hello và Mfone với tỷ lệ thị phần lần lượt là 12,8% và 9,6%.
Trong khi Mobitel, Metfone, Hello và Mfone chiếm lĩnh tới hơn 80% thị phần thì ba
đối thủ ở các vị trí tiếp theo, gồm Star-Cell, Beeline và Smart Mobile chỉ nắm từ 4-5% thị
phần.
Do sự cạnh tranh mạnh mẽ giãu các mạng viễn thông nên Bộ Tài chính Campuchia
buộc phải tăng thuế suất tối thiểu (0,045 USD/phút) đối với tất cả các nhà mạng nhằm
chấm dứt cuộc cạnh tranh về giá, cũng như cam kết mới đảm bảo các cuộc gọi liên mạng.

III, Quản trị tuyến sản phẩm quốc tế của Viettel sang thị trường Campuchia.

3.1. Tiêu chuẩn hóa hay địa phương hóa chương trình sản phẩm


Campuchia là một trong những thị trường di động đầy tiềm năng với tốc độ tăng
trưởng mạnh mẽ của ngành dịch vụ viễn thông ngày nay bởi người dân ở đây chủ yếu
dùng di động ( chỉ có 5% người dân sử dụng điện thoại cố định ).Các yếu tố thuộc về môi
trường kinh doanh của Campuchia được cho là thuận lợi nhất và phù hợp với khả năng
nội tại của Viettel - cơ sở mẹ phát triển mạnh ở Việt Nam với nhiều kinh nghiệm phát
triển thị trường không chỉ vậy, Campuchia lại là láng giềng của Việt Nam cùng với rất
nhiều nét tương đồng về văn hóa,khả năng am hiểu thị trường mang đến rất nhiều lợi thế
về địa hình khu vực.
Tất cả những điều trên đã tạo ra cơ hội tuyệt vời cho viettel nhảy vào trong khi các
công ty viễn thông khác đang bỏ qua thị trường này . Quan hệ giữa Việt Nam Campuchia đã có bề dầy truyền thống, nhất là về quân đội nên Viettel sẽ nhận được
nhiều sự quan tâm và chỉ đạo trực tiếp của các cấp lãnh đạo .
Ngành viễn thông luôn là một trong những ngành có tốc độ tăng trưởng cao và ổn định
tại nhiều nước đang phát triển hiện nay.Trong dài hạn, ngành viễn tiếp tục được nhận
định có tiềm năng phát triển mạnh nhờ các yếu tố như cơ cấu dân số trẻ, nhận thức về các
nhu cầu cùng với nguồn vốn đầu tư dồi dào.Viettel đã đầu tư trực tiếp tới 100% vốn để
giảm thiểu rủi ro kiểm soát cũng như giám sát chặt chẽ các công nghệ kinh doanh.
Tại thị trường Campuchia, Viettel được biết với cái tên Metfone . Các lĩnh vực kinh
doanh chính của tổng công ty Dịch vụ Viettel đầu tư tại Campuchia là dịch vụ viễn thông
và internet băng thông rộng với chính sách nhiều ưu đãi vượt quá sự mong đợi. từ đó,
Metfone đã tạo được ấn tượng tốt đẹp trong lòng người dân Campuchia cũng như quảng
bá được chất lượng dịch vụ cung cấp cũng như hình ảnh và thương hiệu của Metfone với
khẩu hiệu :" mạng Metfone là mạng của người Campuchia ".
Hiện nay, viettel đã chính thức mua lại tài sản và giấy phép viễn thông của Beeline
Campuchia khiến vị trí của Viettel tại nước này càng được củng cố. Metfone đang chiếm
50% thị phần di động và là nhà cung cấp dịch vụ Internet lớn nhất với độ phủ 96%, vươn
đến cả các khu vực vùng sâu vùng xa. Các khách hàng mới và khách hàng hiện có của
Sotelco sẽ được hưởng những lợi ích từ mạng lưới rộng lớn và năng lực của

Metfone.Trong 10 năm qua, Viettel đã đầu tư vào 10 thị trường, đạt doanh thu gần 10 tỷ
USD trong năm 2014 và kết nối hơn 260 triệu người tại Nam Mỹ, châu Phi, châu Á.
Viettel dự kiến ra mắt các dịch vụ tại Burundi và Tanzania vào cuối năm 2015.
Chính sách mà Viettel lựa chọn áp dụng là chính sách thích nghi hóa sản phẩm áp
dụng trên thị trường Campuchia.


-

-

-

-

-

3.2. Quản trị chương trình sản phẩm Metfone của Công ty Viettel Cambodia
thuộc Tập đoàn viễn thông Viettel.
Metfone là công ty 100% vốn đầu tư doTổng công ty Viễn thông quân đội Viettel được
khai trương vào ngày 19/2/2009 và hiện là mạng di động thứ 8 tại Campuchia cung cấp
các sản phẩm phẩm dịch vụ viễn thông và internet băng thông rộng.
Dịch vụ viễn thông:
Vietel được phép thiết lập mạng và khai thác các dịch vụ viễn thông sau:
Thiết lập mạng điện thoại chuyển mạch công cộng nội hạt ( PSTN) và kết nối với các
mạng viễn thông công cộng khác để cung cấp các dịch vụ: Điện thoại, fax trên toàn quốc.
Metfone đã công bố gói máy di động với chi phí 14$ bao gồm 1 điện thoại di động hòan
toàn mới, cùng SIM và 5$ trong tài khoản. Đồng thời giới thiệu một số thiết bị với công
nghệ mới nhất tại Campuchia như USB GPRS/EDGE, Modem ADSL+2 Modem…
Thiết lập mạnh nhắn tin và kết nối với các mạng viễn thông công cộng khác để cung cấp

dịch vụ trung kế vô tuyến nội hạt trên phạm vi toàn quốc.
Cung cấp dịch vụ điện thoại đường dài trong nước và quốc tế sử dụng công nghệ VoIP.
Internet băng thông rộng:
Cung cấp ADSL, FTTH, WIMAX
Cung cấp dịch vụ truy cập Internet công cộng (ISP) và kết nối Internet ( IXP)
Hiện đang là nhà cung cấp dịch vụ viễn thông lớn nhất tại Campuchia với khoảng
13 triệu thuê bao và một triệu người sử dụng dịch vụ 3G.
Thông điệp của Viettel “ SAY IT YOUR WAY”- HÃY NÓI THEO CÁCH CỦA BẠN”
Viettel luôn mong muốn phục vụ khách hàng như những cá thể riêng biệt, Viettel hiểu
rằng muốn làm được điều đó phải thấu hiểu khách hàng, phải lắng nghe khách hàng. Và
vì vậy, khách hàng được nói theo cách mà họ mong muốn và bằng tiếng nói của chính
mình.
Thiết kế logo: Với dòng chữ Metfone được cách điệu chữ “o” bên trong có hình elip,
hình tượng elip được thết kế từ nét nhỏ đến nét lớn lại đến nét nhỏ tạo thành hình elip
mang ý nghĩa biểu tượng của sự chuyển động liên tục, không ngừng sáng tạo, phát triển.

Quảng bá thương hiệu:
Metfone tham gia tài trợ cho triển lãm “ Cambodia ICT & Telecom Wold Expo” – triển
lãm lớn nhất về công nghệ thông tin của Campuchia diễn ra trong 3 ngày, từ ngày 3-


-

-

5/2009. Đã tạo được ấn tượng tốt đẹp trong lòng người dân Campuchia, tạo cơ hội quảng
bá sản phẩm cũng như quảng bá được chất lượng dịch vụ cung cấpvà hình ảnh của
thương hiệu Metfone.
Metfone nỗ lực tạo lập mối quan hệ tốt với các cơ quan chính quyền, quân đội, với nhân
dân bản địa. Giúp xây dựng hình ảnh, củng cố và tăng cường uy tín của Metfone, tạo điều

kiện thuận lợi cho công tác sản xuất, kinh doanh.
Thực hiện đúng triết lý kinh doanh của Viettel là “ Kinh doanh gắn với trách nhiệm xã
hội” . đẩy mạnh những hoạt động xá hội như quỹ nhười nghèo, ủng hộ các trường học,
bênh viện. Giúp thương hiệu Metfone đi sâu vào đời sống của người dân Campuchia,
chiếm được thiện cảm của người dân.
Chăm sóc khách hàng:
Ngay khi đầu tư sang thị trường Campuchia, Metfone đã có khẩu hiệu “ Mạng
Metfone là mạng của người Campuchia”. Khách hàng của Metfone thì phải được
hưởng những gì tốt nhất, lớn nhất của chính sản phẩm. Tổng đài của Viettel luôn giả đáp
mọi thắc mắc của khách hạng về mạng di động. nhân viên luôn tận tình chu đáo hướng
dẫn và giải đáp cho mọi khách hàng.
Metfone đã đi đầu trong việc tạo ra các dịch vụ khuyến mãi như nghe được tặng tiền,
tặng tiền vào tài khoản mỗi tháng cho sinh viên.
3.3. Quản trị tuyến sản phẩm trong thương mại quốc tế
Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng ,viettel áp dụng chính sách lấp
đầy tuyến sản phẩm của mình, Các lĩnh vực kinh doanh chính của tổng công ty Dịch vụ
Viettel đầu tư tại Campuchia là dịch vụ viễn thông và internet băng thông rộng.
+Viettel được phép thiết lập mạng và khai thác các dịch vụ viễn thông sau:
- Thiết lập mạng điện thoại chuyển mạch công cộng nội hạt ( PSTN ) và kết nối với
các mạng viễn thông công cộng khác để cung cấp các dịch vụ: điện thoại, fax trên toàn
quốc.
- Thiết lập mạng nhắn tin và kết nối với các mạng viễn thông công cộng khác để cung
cấp dịch vụ trung kế vô tuyến nội hạt trên phạm vi toàn quốc.
+ Internet băng thông rộng :
- Cung cấp dịch vụ điện thoại đường dài trong nước và quốc tế sử dụng công nghệ
VoIP. Internet băng thông rộng: - Cung cấp ADSL, FTTH, Wimax
- Cung cấp dịch vụ truy cập Internet công cộng ( ISP ) và kết nối Internet ( IXP).
+ Dịch vụ truyền hình: chưa thực sự phát triển nhưng vẫn có chỗ đứng trên thị trường



IV. Giải pháp đề xuất đối với chương trình sản phẩm quốc tế nhằm thích ứng với
thời cơ marketing quốc tế của tổng công ty Viettel.
Viettel đang quyết tâm trở thành một trong những mạng viễn thông lớn trên thế giới
vào năm 2015. Viettel sẽ phải lọt vào top 30 mạng di động lớn nhất thế giới. Mạng di
động này được hiểu là bao gồm cả đầu tư trong nước và phần đầu tư ra nước ngoài.
Quan điểm chiến lược hành động chung: Quan điểm xuyên suốt của Ban giám đốc
Tổng công ty định hướng cho các hoạt động kinh doanh và kỹ thuật cần nắm vững đó là
ABC+S.
Trong đó: A là Advanced: Hiện đại nhất, cập nhật nhất, tiên tiến nhất. Viettel luôn đầu
tư các công nghệ mới nhất, hiện đại nhất, tiên tiến nhất cho mạng lưới để đảm bảo chất
lượng tốt nhất cho người sử dụng, đồng thời khẳng định sự đóng góp vào việc phát triển
hạ tầng và công nghệ viễn thông tại Campuchia.
B là Big: Lớn. Triển khai đầu tư lớn, qui mô lớn để vừa đi trước một bước chuẩn bị
cho kinh doanh, vừa giảm giá thành.
C là Cheap: Rẻ. Đưa ra các sản phẩm có giá rẻ để phục vụ số đông, phổ cập dịch vụ,
đảm bảo khả năng cạnh tranh cao trên thị trường.
S là Speed: Nhanh. Nhanh trong mọi việc: Nghiên cứu cơ hội, ra quyết định và triển
khai để tranh thủ thời cơ làm cho đối thủ trở tay không kịp, đi trước một bước đáp ứng
kịp thời các nhu cầu của thị trường.
Với thị trường Campuchia, mặc dù cơ hội của Viettel ở thị trường hiện còn rất ít,
nhưng Viettel Cambodia quyết tâm trong thời gian nhanh nhất sẽ trở thành nhà cung cấp
dịch vụ viễn thông đứng số 1 tại Campuchia. Trước thách thức và cơ hội đó, Viettel phải
có những chiến lược cụ thể, ví dụ như chiến lược về giá cả, chiến lược về chất lượng sản
phẩm với việc phủ sóng cân bằng ở tất cả các vùng với giá thành tốt nhất. Viettel đã được
cấp phép VoIP, Internet, di động tại Campuchia. Trong thời gian tới Viettel hướng tới là
nhà cung cấp đầy đủ các dịch vụ viễn thông tại Campuchia. Chính phủ và Bộ BCVT
Campuchia cho biết sẽ cấp cho Viettel giấy phép 3G, WiMAX và cả dịch vụ điện thoại cố
định. Hiện Viettel đang hoàn tất thủ tục để xin cấp phép cho các dịch vụ này. Trong năm
2009, Metfone sẽ tiếp tục được mở rộng lên 3.000 trạm BTS với 10.000 km cáp quang
cùng các thiết bị đồng bộ để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng. Với đà

tăng trưởng này, Viettel dự tính sẽ trở thành mạng di động lớn thứ 2 tại Campuchia trong
năm 2009 hướng tới mục tiêu đoạt ngôi vị thứ 2 về thị phần thông tin di động tại
Campuchia trong năm 2009. Sau khi thử nghiệm thành công việc đầu tư ở Campuchia và
Lào, Viettel sẽ tiếp tục tiến vào thị trường Myanmar và xúc tiến hợp tác đầu tư về viễn
thông với các thị trường giầu triển vọng như CHDCND Triều Tiên, Cuba, Venezuala
trong năm 2009.
-Xác định đúng thị trường mục tiêu. Tập trung vào những dịch vụ đáp ứng lượng nhu
cầu sử dụng lớn của khách hàng và có khả năng phát triển trong tương lai. Việc phát triển
các dịch vụ mới cần thực hiện trên cơ sở nghiên cứu nhu cầu của từng vùng thị trường và
khả năng cung cấp dịch vụ trên thị trường đó. Việc phát triển như vậy có ý nghĩa nhằm
chiếm lĩnh thị trường, tạo lợi thế cạnh tranh cho công ty.


- Nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ. Trong môi trường cạnh tranh quốc tế gay gắt
hiện nay, để thu hút được khách hàng thì một trong những vấn đề quan trọng mà Viettel
cần thực hiện là nâng cao chất lượng và đa dạng hóa dịch vụ. Nâng cao chất lượng dịch
vụ: Nâng cao chất lượng dịch vụ thể hiện ở hai khía cạnh: nâng cao chất lượng vật lý, kỹ
thuật của dịch vụ và nâng cao chất lượng phục vụ của nhân viên. Nâng cao chất lượng vật
lý, kỹ thuật của dịch vụ.
Việc nâng cao chất lượng dịch vụ được thực hiện bằng nhiều biện pháp khác nhau với
mục đích cuối cùng là cung cấp cho khách hàng chất lượng dịch vụ tốt nhất xét dưới các
góc độ: thời gian truy cập dịch vụ, tốc độ truy cập, tỷ lệ an toàn, tỷ lệ lỗi dịch vụ (chất
lượng âm thanh, hình ảnh được truyền đi, tỷ lệ mất liên lạc....) Vấn đề này có thể thực
hiện được thông qua việc hiện đại hóa và tương thích hóa mạng lưới để khách hàng có
thể thiết lập liên lạc với chất lượng tốt nhất, đồng thời khách hàng ở các khu vực khác
nhau có thể truy cập tới các loại hình dịch vụ và liên lạc với nhau một cách dễ dàng. Bên
cạnh đó, Viettel cần có các thông số khảo sát chi tiết để kịp thời nâng cấp, mở rộng và
bảo dưỡng mạng lưới, bảo đảm cung đáp ứng được cầu, tránh tình trạng nghẽn mạng
trong giờ cao điểm. Nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng: Chất lượng phục vụ khách
hàng thể hiện ở các khâu: Hoạt động trước bán hàng (tiếp thị, quảng cáo): đây là bước

đầu tiên tạo lập hình ảnh của Viettel dưới con mắt khách hàng. Tăng cường công tác
thông tin tuyên truyền, đặc biệt là giới thiệu về các dịch vụ mới và dịch vụ cộng thêm của
viettel. Hoạt động bán hàng / giao kết cung cấp dịch vụ: cần phải đơn giản hóa các thủ
tục hành chính, rút ngắn thời gian chấp nhận dịch vụ, thời gian đối với dịch vụ sửa chữa
để đảm bảo phục vụ khách hàng nhanh và tiện lợi nhất. Hoạt động hậu mãi / chăm sóc
khách hàng: tính và thu cước cần đảm bảo chính xác, nhanh gọn; khắc phục sự cố: cần
giảm bớt khâu trung gian trong quy trình khai thác nhằm khôi phục dịch vụ cho khách
hàng trong thời gian ngắn nhất có thể; giải đáp thắc mắc: thiết lập các trung tâm, đường
dây nóng, số điện thoại giải đáp cho khách hàng.… Đa dạng hóa dịch vụ.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa nền kinh tế hiện nay, để giữ vững và mở rộng thị trường
ra nước ngoài, Viettel phải đưa ra được chiến lược đa dạng hóa dịch vụ nhằm thỏa mãn
tối đa nhu cầu về thông tin của khách hàng. Đa dạng hóa dịch vụ có thể thực hiện được
thông qua áp dụng các công nghệ và giải pháp kỹ thuật mới, cho phép Viettel có thể cung
cấp nhiều dịch vụ cộng thêm cho người sử dụng.
Đồng thời, Viettel cũng cần triển khai và ứng dụng có hiệu quả hơn nữa các dịch vụ
giá trị gia tăng nhằm đem lại nhiều tiện ích cho người sử dụng hơn. Từ đó mở rộng phạm
vi, đối tượng sử dụng và cung cấp dịch vụ. Bên cạnh đó, Viettel cần có biện pháp gợi mở
và kích thích nhu cầu của khách hàng ở các vùng nông thôn để họ hiểu về sự thuận tiện
của các loại hình dịch vụ khác nhau và nghiên cứu mở rộng các dịch vụ ở các vùng này
thông qua mạng lưới đại lý, ki-ốt.…
Xây dựng chính sách giá cước linh hoạt. Giá cả là một yếu tố tác động trực tiếp đến
khả năng tiêu dùng dịch vụ. Mức giá tối ưu là mức giá có thể khai thác tối đa nhu cầu thị
trường và đạt được các mục tiêu mà doanh nghiệp đề ra. Giá cũng là một yếu tố quan
trọng quyết định tới khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Nếu coi các yếu tố khác là
gần như nhau giữa các doanh nghiệp thì doanh nghiệp nào có mức giá thấp hơn sẽ thu hút


được nhiều khách hàng hơn đến với mình, từ đó tạo điều kiện tăng thị phần, tăng lợi
nhuận, doanh thu và vị thế của doanh nghiệp trên thị trường. Trong giai đoạn mới đầu tư
ra thị trường nước ngoài như hiện nay thì việc xác định đúng đắn chính sách giá có vai

trò rất quan trọng quyết định sự tồn tại và đứng vững của viettel ở thị trường mới. Tình
hình cạnh tranh trên thị trường nước ngoài, những tác động của xu hướng biến động giá
cước trên thị trường thế giới.
Để xây dựng chính sách giá cước hợp lý, Viettel có thể áp dụng một số giải pháp sau:
Xác định chính sách chi phí cho hoạt động kinh doanh dịch vụ để từ đó đưa ra được
chính sách cước hợp lý và giảm chi phí kinh doanh dịch vụ. Tìm hiểu thị trường và nhà
cung cấp máy móc, trang thiết bị tốt nhất và giá bán hợp lý nhất, cố gắng không mua qua
trung gian để giảm chi phí vận chuyển, chi phí hoa hồng. Tăng cường mối quan hệ rộng
rãi với các tổ chức cung ứng trong và ngoài nước. Qua đó lựa chọn tổ chức cung ứng có
giá cả hợp lý, chất lượng tối ưu. Nghiên cứu và áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật
để tận dụng các máy móc sẵn có và đầu tư thêm máy móc để có thể giảm chi phí mua
sắm, giảm chi phí tạo ra dịch vụ, giảm giá thành
. Thiết lập mạng lưới kênh phân phối hợp lý Muốn tiêu thụ được sản phẩm trước hết
phải thiết lập được hệ thống kênh phân phối, lựa chọn thị trường, nghiên cứu thị trường,
từ đó đưa ra những chính sách phân phối sản phẩm hợp lý, hiệu quả đáp ứng nhu cầu của
khách hàng. Thiết lập được hệ thống kênh phân phối hợp lý, thích hợp với từng loại sản
phẩm dịch vụ của công ty, từng đoạn thị trường và từng đối tượng khách hàng khác nhau
sẽ rút ngắn được thời gian kết nối thông tin, đảm bảo các thông tin về dịch vụ đến được
với khách hàng nhanh nhất, từ đó tăng lòng tin của khách hàng về uy tín của doanh
nghiệp. Xây dựng chiến lược phân phối sản phẩm, dịch vụ hợp lý sẽ giúp cho Viettel đẩy
mạnh tiêu thụ sản phẩm, tận dụng tối đa công suất thiết bị, thu được lợi nhuận tối đa.
Thiết kế chương trình xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh hiệu quả. Tăng cường công tác
quảng cáo, giới thiệu sản phẩm dịch vụ Ngoài việc sử dụng quảng cáo trên các phương
tiện thông tin đại chúng như: báo chí, tạp chí, vô tuyến truyền hình, đài phát thanh,.. thì
Viettel cũng cần quan tâm đến việc quảng cáo ngay tại các hệ thống bưu cục và đại lý của
mình trên khắp cả nước thông qua các phương tiện như pano, áp phích, tờ rơi, băng rôn,
đèn hiệu,…Bên cạnh đó, Viettel cần sử dụng website hiệu quả hơn. Trong thời kỳ hội
nhập kinh tế thế giới, đến làm việc, sinh sống hay đi du lịch ở các nước là chuyện bình
thường. Do đó cần phải xây dựng trang web với cả ngôn ngữ tiếng anh để tạo điều kiện
thuận lợi cho người nước ngoài tìm kiếm thông tin. Thêm vào đó, Viettel cần phải chú

trọng thiết kế và update cho website thường xuyên hơn. Một trang web chuyên nghiệp có
thể giúp doanh nghiệp cải thiện hình ảnh của mình, nâng cao hiệu quả giao dịch với
khách hàng và để lại dấu ấn cho bất cứ ai (từ khách hàng, khách tham quan đến các
phóng viên,..) truy cập vào đó. Cải thiện công tác chăm sóc khách hàng.

Phần 4. Kết luận.


Thị trường viễn thông Campuchia là một thị trường tiềm năng là cơ hội cho các nhà
cung cấp mạng viễn thông nói chung và Viettel nói riêng. Khi bước đầu đầu tư vào
Campuchia Viettel có những bước đầu khó khăn nhất định nhưng cũng sớm nắm bắt cơ
hội. Viettel nhanh chóng đầu tư cơ sở hạ tầng, mạng lưới phủ sóng toàn quốc tại
Campuchia. Viettel đã và đang rất thành công trên thị trường Campuchia nhờ sự đánh giá
chính xác thời cơ cũng như phát triển thành công chính sách sản phẩm của mình từ đó
đáp ứng nhu cầu của khách hàng tại Campuchia. Hiện nay Metfone, thương hiệu của
Tổng công ty Viễn thông Quân đội (Viettel) tại Campuchia, trở thành nhà cung cấp viễn
thông lớn nhất xứ sở chùa tháp, khẳng định mình trên thị trường.
Qua việc nghiên cứu đề tài này, nhóm thảo luận 2 có cơ hội hiểu sâu hơn các kiến thức
lý thuyết về đánh giá thời cơ Marketing quốc tế và lý thuyết về chương trình sản phẩm
quốc tế nhằm thích ứng với thời cơ Marketing quốc tế cũng như rút ra được nhiều bài học
thực tiễn quan trọng về thực trạng marketing của Tổng công ty Viễn thông Quân đội
(Viettel) tại Campuchia.



×