Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Dựa trên quan điểm của Hệ thống tài khoản quốc gia đánh giá về nợ nước ngoài của Việt Nam trong giai đoạn vừa qua.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (340.56 KB, 12 trang )

Đề tài: Dựa trên quan điểm của Hệ thống tài khoản quốc gia đánh giá về nợ
nước ngoài của Việt Nam trong giai đoạn vừa qua.
Ngân sách nhà nước là bộ phận tài chính tập trung lớn nhất của hệ thống tài chính
quốc gia. Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của nhà nước trong dự toán
đã được Quốc hội quyết định nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế và các nhu cầu
khác của xã hội. Với một nước đang phát triển như Việt Nam trong thời gian vừa qua
luôn trong tình trạng bội chi ngân sách. Để xử lý bội chi ngân sách, các biện pháp
thường được áp dụng là: phát hành tiền, vay trong nước và vay nước ngoài. Phát hành
tiền để bù đắp bội chi ngân sách nhà nước có hạn chế lớn là chứa đựng nguy cơ lạm
phát, tác động tiêu cực đến đời sống kinh tế - xã hội. Tuy vậy, lạm phát không phải hoàn
toàn là hạn chế. Nếu phát hành tiền ở mức vừa phải, trong thời điểm thích hợp, tạo ra
được những đợt lạm phát nhẹ thì vừa giảm được gánh nặng của Nhà nước về bội chi,
vừa thúc đẩy tiêu dùng, thúc đẩy hoạt động sản xuất. Trong những trường hợp này thì
phát hành tiền để bù đắp bội chi còn có thể coi là giải pháp tích cực. Ở Việt Nam từ năm
1991 đến nay Nhà nước đã không phát hành tiền để bù đắp bội chi mà sử dụng các hình
thức phát hành tín phiếu, trái phiếu kho bạc nhà nước và vay nợ nước ngoài, do đó đã
góp phần đẩy lùi và kiềm chế được lạm phát. Nguồn vốn vay trong nước bao gồm các
khoản vay của Ngân hàng Nhà nước, ngân hàng thương mại và các khoản vay ngoài
ngân hàng. Vấn đề được quan tâm là đánh giá ảnh hưởng của các nguồn vốn vay này đến
chi tiêu cho đầu tư phát triển các doanh nghiệp và chi cho tiêu dùng của các hộ gia đình,
bởi vì tổng lượng tiền của nhân dân và các tổ chức xã hội cho Chính phủ vay có thể giới
hạn trong tổng tiết kiệm của xã hội. Nếu Chính phủ vay nhiều thì phần tiết kiệm còn lại
cho đầu tư sẽ giảm. Nguồn vốn vay nước ngoài đối với hầu hết các nước đang thiếu vốn
cho đầu tư phát triển là một giải pháp được áp dụng rất rộng rãi để bù đắp bội chi ngân
sách và đang có xu hướng gia tăng nhất là trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế như
hiện nay. Nguồn vốn vay nước ngoài phụ thuộc vào đối tác cho vay và cách thức sử
dụng vốn vay. Nguồn này thường được thực hiện dưới hai hình thức: vay qua hiệp định
song phương, kể cả vay hoặc viện trợ ODA và vay trên thị trường tài chính quốc tế. Tuy
nhiên, vay nước ngoài thường đi kèm với các ràng buộc nhất định, nhất là đối với các
khoản vay ưu đãi như ODA và nếu các khoản vay nước ngoài này không được sử dụng
một cách hiệu quả sẽ để lại gánh nặng nợ nước ngoài rất lớn.


Đối với các nước đang phát triển, cán cân thanh toán thường thâm hụt, các khoản
nợ vay nước ngoài gia tăng. Nhưng vấn đề đặt ra là phải đảm bảo khả năng trả nợ nước
ngoài. Khả năng này thường được xem xét qua các chỉ tiêu là tổng nợ đến cuối năm
/GDP (ETD/GDP) và tổng nợ đến cuối năm / tổng kim ngạch xuất khẩu (ETD/EX). Nếu
ETD/GDP < 50% là trong giới hạn chấp nhận được, nếu ETD/GDP > 100% rủi ro lớn.
Đối với chỉ tiêu ETD/EX nếu < 150% thì chấp nhận được, còn nếu ETD/EX > 200% thì
đang đặt nợ nước ngoài trong tình trạng báo động.
Năm 2009 tổng số nợ nước ngoài của Việt Nam là 37 tỷ USD, trong đó 27.8 tỷ là
nợ của chính phủ (gồm cả nợ do nhà nước bảo lãnh) và 9,2 tỷ là nợ doanh nghiệp quốc
doanh và tư nhân không được nhà nước bảo lãnh. Tỷ lệ nợ nước ngoài trên GDP của nền
kinh tế là 39.0%, còn tỷ lệ nợ của chính phủ là 29.3% vào năm 2009. Có thể theo dõi
qua biểu đồ dưới đây:
Những con số này cho thấy nợ nước ngoài của Việt Nam hiện nay là chưa đáng lo
ngại. Bên cạnh đó thường thì nợ của chính phủ hầu hết từ các nguồn vay chính thức, như
từ các tổ chức quốc tế và chính phủ các nước phát triển cao đều có lãi suất rất thấp và
thời gian chưa phải trả nợ có thể kéo dài đến 10 năm hay dài hơn nhiều. Với một tỷ lệ nợ
có cao giống nhau, một nước có nợ chủ yếu là nợ chính thức từ các tổ chức quốc tế hay
chính quyền các nước phát triển cao sẽ không gặp khó khăn như nước phải mượn chủ
yếu trên thị trường thương mại vì lãi suất đối với nợ chính thức thấp hơn nhiều. Tỷ lệ nợ
chính thức càng cao thì áp lực chi trả thấp và Việt Nam hoàn toàn có thể tính toán trước
về khả năng trả vì lãi suất cố định. Vào năm 2009, tỷ lệ vay chính thức lên tới 86 %
(trong đó nợ song phương chiếm 47,5%; đa phương chiếm 38,5%) và phần vay tư nhân
là 14 %. Cơ cấu các khoản nợ và các chủ nợ cũng được đa dạng hóa chính vì vậy nên
khả năng trả nợ của Việt Nam là hoàn toàn trong vòng kiểm soát. Đối với các khoản nợ
đa phương thì nhiều nhất là khoản nợ Hiệp hội phát triển quốc tế IDA chiếm 24,45%,
tiếp đến là ngân hàng phát triển châu Á ADB 15,16% ; 6 tổ chức quốc tế khác chia nhau
nắm giữ số nợ còn lại. Đối với các khoản nợ song phương thì hiện nay Nhật bản vẫn là
chủ nợ lớn nhất của Việt Nam chiếm 33,57% số nợ song phương, tiếp đến là Pháp chiếm
4,19% Nga chiếm 2,31% và thứ 4 là Trung Quốc chiếm 1,79%.
Hơn nữa, 72% tổng số nợ này chịu lãi suất thấp dưới 6%, trong đó 60% số nợ có lãi

suất dưới 3%. Với lãi suất thấp như thế, năm 2009, tổng số lãi và vốn gốc phải trả là 1,3
tỷ USD. Và như thế, vào năm 2009 khi nhà nước vay thêm được 5,1 tỷ US thì sau khi trả
nợ và phí còn đem về được 3,3 tỷ US. Trong việc trả nợ số nợ hiện nay trong thời gian
sau này thì năm phải trả cao nhất là 2,1 tỷ USD vào năm 2016. Như vậy, việc trả nợ sẽ
không phải là mối quan ngại nếu như nợ không tiếp tục tăng mạnh như hiện nay, và nếu
như thiếu hụt thương mại với nước ngoài lớn như hiện nay được giải quyết.
Cơ cấu đồng tiền vay trong tổng dư nợ nước ngoài Chính phủ cũng khá đa dạng,
được cho là có thể hạn chế rủi ro về tỷ giá, giảm áp lực lên nghĩa vụ trả nợ nước ngoài
của Chính phủ. Cụ thể, lớn nhất là các khoản vay bằng đồng Yên, chiếm 41,96%; SDR
(quyền rút vốn đặc biệt - đơn vị tiền tệ quy ước của một số nước thành viên Quỹ Tiền tệ

×