Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

đánh giá thời cơ marketing quốc tế của oppo tại thị trường việt nam, đề xuất giải pháp hoàn thiện kênh phân phối

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (160.29 KB, 12 trang )

PHẦN A: LỜI MỞ ĐẦU
Việt Nam đang là điểm đến tiềm năng cho các sản phẩm công nghệ. Thị trường
này đặc biệt sôi động bởi nền kinh tế nước ta đang dần phát triển, đời sống người dân
được cải thiện, nhu cầu tự thể hiện bản thân được nâng lên. Trong ngành công nghệ,
thế giới smartphone chưa bao giờ là hết “hot”. Trên thế giới, đã có rất nhiều doanh
nghiệp trong lĩnh vực này nhảy vào nước ta với tham vọng chiếm được nhiều thị phần,
tìm kiếm lợi nhuận như Apple, Samsung, Lenovo,… Không bỏ qua một thị phần béo
bở như Việt Nam, Oppo cũng đã đặt chân vào nước ta cuối năm 2012 và hiện tại khơng
khó để nhận thấy Oppo là nhãn hàng có mức độ phủ sóng truyền thơng “khủng khiếp”
nhất nhì tại Việt Nam.
Để biết được Oppo đã nắm bắt các thời cơ marketing khi tiến hành kinh doanh
tại thị trường Việt Nam như thế nào, làm những gì để đạt được những thành cơng tại
thị trường này, nhóm 5 đã nghiên cứu đề tài :” Đánh giá thời cơ marketing quốc tế
của Oppo tại thị trường Việt Nam. Đề xuất các giải pháp đối với quản lý kênh
phân phối và các thành viên kênh nhằm thích ứng với thời cơ marketing quốc tế
của cơng ty này”.


PHẦN B: NỘI DUNG
PHẦN 1. LÝ THUYẾT
1. Khái niệm và các loại hình đánh giá thời cơ marketing quốc tế


Khái niệm

Quá trình đánh giá thời cơ marketing là quá trình nhận dạng, phân tích và lựa chọn
những cơ hội marketing phù hợp với các mục tiêu chiến lược của công ty cũng như với
các lợi thế cạnh tranh của nó, đồng thời cung cấp các thông tin cần thiết cho việc phát
triển các mục tiêu và chiến lược, hoạch định các chính sách và sách lược marketing,
thực thi kiểm sốt các nỗ lực marketing của cơng ty. ( Giáo trình Marketing quốc tế –
PGS.TS Nguyễn Bách Khoa và Ths Phan Thị Thu Hồi)




Các loại hình đánh giá thời cơ marketing quốc tế

Có 3 loại hình đánh giá thời cơ marketing quốc tế:
- Đánh giá thời cơ xâm nhập thị trường
- Đánh giá hiện trạng thị trường
- Những đánh giá môi trường phi kinh tế
2. Quản trị hệ thống kênh phân phối và thành viên kênh trong marketing

quốc tế
Một trong những hoạt động có vai trị quan trọng trong quản trị kênh phân phối
nước ngoài là việc thiết lập một chiến lược phân phối nước ngoài. Để quản trị kênh
phân phối, các nhà quản trị phải dựa trên mục tiêu cũng như chiến lược kênh đã được
đề ra để đánh giá và kiểm soát các hoạt động kênh.
Các quyết định chiến lược cần phải xem xét đến bao gồm: tính liên tục, tính nhất
quán, tính tương ứng của kênh và sự chịu trách nhiệm đối với sự kiểm sốt của cơng ty
Quản trị kênh phân phối của nước ngoài bao gồm những hoạt động sau:
-

Xem xét mức độ bao phủ thị trường
Lựa chọn các thành viên kênh
Quản lý hệ thống kênh và các thành viên kênh
Đánh giá hiệu quả kênh

PHẦN 2: ĐÁNH GIÁ THỜI CƠ THỊ TRƯỜNG SMARTPHONE TẠI THỊ
TRƯỜNG VIỆT NAM.


1. Đánh giá môi trường tác nghiệp vĩ mô.

- Môi trường kinh tế:

-

-

-

Việt Nam là quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế tương đối ổn định đặc
biệt là trong một vài năm trở lại đây. Thu hút vốn đầu tư nước ngồi vào
Việt Nam ln ở mức cao. Tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam đạt mức
6.68% năm 2015. Thu nhập bình quân đầu người cũng tăng nhanh chóng,
GDP bình qn đầu người ước đạt 45,7 triệu đồng, tương đương 2.109 USD,
tăng 57 USD so với năm 2014. Tuy vẫn thuốc nhóm nước có thu nhập thấp
trên thế giới nhưng Việt Nam vẫn được đánh giá là nước có tiềm năng phát
triển kinh tế cao. Lạm phát cũng giảm 1 cách rõ rệt. Năm 2015, tỷ lệ lạm
phát nước ta xuống thấp mức kỷ lục 0.63%, điều này góp phần phát triển đời
sống kinh tế xã hội.
Mơi trường văn hóa xã hội:
Việt Nam là một trong các quốc gia có truyền thống văn hóa và phong
tục tập quán lâu đời. Những điều này có phần nào ảnh hưởng đến phong tục
tập quán thương mại. Tuy nhiên, phong tục này cũng đã phần nào thay đổi
trước quá trình hội nhập kinh tế của nước ta.
Môi trường tự nhiên công nghệ:
Trước đây, yếu tố công nghệ không được nước ta chú trọng, điều này làm
nước ta yếu thế so với các nước bạn nhất là trong thời đại mở cửa như hiện
nay. Tuy nhiên, hiện nay, với việc chú trọng vào đổi mới cơng nghệ Việt
Nam cũng dần có thế mạnh để có thể cạnh tranh với các nước trong khu vực
và trên thế giới.
Mơi trường chính trị pháp luật:

Việt Nam luôn nhận được sự đánh giá cao về mức độ ổn định trong chính
trị, có một hệ thống luật pháp rõ ràng. Điều này thu hút khơng ít vốn đầu tư
từ nước ngoài dành cho nước ta.

2. Phân tích cấu trúc thị trường, nhu cầu thị trường, đặc điểm nhu cầu

Việt Nam chuyển đổi sang kinh tế thị trương từ cơ chế quản lý kinh tế kế
hoạch tập trung và nền kinh tế mang nặng tính tự nhiên. Do đó, cấu trúc các thị
trường Việt Nam trong thời kỳ dài chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của cơ chế quản lý
này.
Sức mua giảm, bên cạnh đó giá sản phẩm giảm khoảng 20%, các hệ thống bán
lẻ điện thoại gặp rất nhiều khó khăn trong thời gian từ đầu năm đến nay.
Nguyên nhân của việc này có thể do điện thoại di động đã trở thành sản phẩm
thông dụng ai cũng cần và ai cũng có.
Tuy nhiên smartphone đang là niềm hi vọng trên thị trường, mặt hàng
smartphone vẫn tăng trưởng mạnh có thể cho thấy sự dịch chuyển xu hướng tiêu
dùng. Đặc biệt, giá smartphone ngày càng giảm, nhất là cuộc đua smartphone


giá rẻ đang bắt đầu sẽ mở ra một cuộc cách mạng cho smartphone trong thời
gian sắp tới.
Công nghệ di động là công nghệ với nhiều đột biến nhất trong những năm trở lại
đây. Điện thoại di động có thể nói là một sản phẩm với chu kỳ sống quá ngắn
với sự ra đời nhanh chóng của các sản phẩm đời sau thay thế sản phẩm đời
trước. Người dân Việt Nam thường ham thích những dịng sản phẩm cơng nghệ
đổi mới như để chứng tỏ đẳng cấp bản thân, điều này chứng tỏ rằng nhu cầu về
smartphone hay thiết bị di động của người Việt ngày càng tăng, tạo điều kện
thuận lợi cho việc phát triển của Oppo.
3. Đánh giá rào cản thâm nhập
- Rào cản thuế quan:

Việt Nam đã, đang và sẽ hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới.
Trong q trình hội nhập, việc xóa bỏ hàng rào thuế quan và phi thuế quan là
một tất yếu khách quan. Q trình tự do hóa thương mại được thực hiện trên
cơ sở các hiệp định song phương và đa phương, ở phạm vi khu vực và trên
thế giới. Điển hình cho các thỏa thuận ở phạm vi khu vực là: EU, NAFTA,
AFTA… và toàn cầu là WTO. Bởi vậy, khi bàn về hội nhập quốc tế không
thể khơng đề cập đến những quy định có tính ngun tắc của WTO. Các
nước thành viên WTO phải thống nhất thực hiện những nguyên tắc cơ bản
nhằm xóa bỏ hoặc giảm bớt những rào cản của thương mại quốc tế.
- Rào cản phi thuế quan:
Mặc dù giá thành lao động tại Việt Nam khá rẻ nhưng chất lượng lao
động lại khơng cao và kỷ luật làm việc cịn kém. Hơn nữa việc các doanh
nghệp Việt Nam có thể đáp ứng được nguồn cung cho công ty về linh kiện
cũng gây khó khăn cho việc đầu tư tại thị trường Việt Nam. Ngồi ra, vấn đề
thủ tục hành chính tại Việt Nam cũng gây khơng ít khó khăn cho các cơng
ty.
4. Đối thủ cạnh tranh của Oppo tại Việt Nam

Thị trường smartphone là một thị trường tương đối sôi động ở Việt Nam.
Một miếng bánh béo bở thì khơng bao giờ thiếu những người tranh nhau. Vì vậy
mà trên thị trường này có vơ số các doanh nghiệp từ lớn đến bé tiến vào thị
trường này. Nổi tiếng nhất không thể không kể đến Apple, Samsung, LG,
Lenovo, Asus, Sony… Đây đều là các đối thủ đáng gờm của Oppo. Nếu Apple
nổi tiếng vì sự đẳng cấp của thương hiệu thì Samsung lên ngơi với các tính năng
tốt, selfie đẹp,..
5. Phương thức xâm nhập thị trường Việt Nam của Oppo


OPPO chính thức gia nhập thị trường Việt Nam vào tháng 4/2013, vì là thương
hiệu mới gia nhập vào thị trường nên ln có những thách thức mới và những khó khăn

trong việc định vị thương hiệu trong lịng người tiêu dùng. Vì vậy, tạo ấn tượng tốt về
thương hiệu của mình ln là mục tiêu chiến lược mà OPPO phải ra sức thực hiện khi
xâm nhập vào thị trường Việt Nam.
Ông Đỗ Quang Kha – Giám đốc kinh doanh của OPPO Việt Nam cho biết mục
tiêu của hãng trong vòng 3-5 năm nữa sẽ là nằm trong top 3 nhà sản xuất smartphone
chiếm thị phần hàng đầu Việt Nam.
Oppo cũng định vị cho sản phẩm của mình với những SBU rõ ràng cho từng
dịng, nhờ đó đã thu hút được sự chú ý của người tiêu dùng.
Tháng 4.2013, thời điểm OPPO chính thức ra mắt tại TP. HCM, sản phẩm đầu
tiên hãng này giới thiệu chính là Oppo Find 5, chiếc điện thoại được định vị là
smartphone sở hữu màn hình Full HD có giá rẻ nhất Việt Nam. Thực tế, mức giá cơng
bố khi đó của sản phẩm này cũng khá hấp dẫn so với các đối thủ nổi tiếng cùng phân
khúc như Xperia Z (Sony) hay Butterfly (HTC); và đã ngay lập tức thu hút được sự chú
ý của thị trường dù OPPO chưa phải là một thương hiệu mạnh.
Khơng lâu sau đó, hãng này tiếp tục tung ra Oppo N1, chiếc điện thoại đầu tiên
và duy nhất tại Việt Nam được định vị là smartphone có camera quay 206 độ dành
riêng để chụp hình “tự sướng”. Nhằm hỗ trợ cho tính năng này, N1 được trang bị một
camera độ phân giải lên đến 13MP và có thể xoay trịn 206 độ. Ngồi ra, người mua
N1 cịn nhận được một thiết bị điều khiển camera từ xa O-click cho phép họ “tự
sướng” mà không phải cầm chiếc điện thoại trên tay.
Gần đây OPPO lại tung ra Oppo Find 7, sản phẩm được quảng bá là chiếc
smartphone đầu tiên sở hữu màn hình có độ phân giải 2K tại Việt Nam và Oppo R5 là
smartphone Full HD mỏng nhất thế giới.
6. Đánh giá thời cơ chủ yếu
- Nhu cầu về dòng sản phẩm smartphone tương đố cao trong những năm trở

-

lại đây, đặc biệt nhu cầu này ngày càng có xu hướng tiến về phía nơng thơn
– nơi chiếm gần 70% dân số của Việt Nam chứ không còn chỉ tập trung ở

thành thị như trước.
Nguồn lao động giá rẻ tại thị trường Việt Nam cũng với những ưu đãi về
thuế giúp cơng ty có những thuận lợi trong sản xuất.
Việt Nam có các hệ thống siêu thị điện máy, điện thoại trải dài khắp cả nước
góp phần tăng hệ thống phân thối của Oppo và đưa sản phẩm đến gần người
tiêu dùng hơn.


PHẦN 3: THỰC TRẠNG KÊNH PHÂN PHỐI VÀ QUẢN LÝ KÊNH PHÂN
PHỐI CỦA OPPO THÍCH ỨNG VỚI THỜI CƠ MARKETING QUỐC TẾ CỦA
CÔNG TY.
1. Giới thiệu về Oppo

OPPO là một thương hiệu đã được đăng ký toàn cầu, với một lịch sử lâu dài phục
vụ các khách hàng ở Bắc Mỹ, châu Âu và châu Á, cung cấp những sản phẩm nhận
được nhiều đánh giá cao từ các chuyên gia trên khắp thế giới.
Dẫn đầu về công nghệ
Oppo luôn đam mê khám phá những công nghệ mới nhất. Từ khi bắt đầu, sản
phẩm của Oppo đã áp dụng những công nghệ tiên tiến nhất. Dẫn chứng là chiếc điện
thoại OPPO Finder mỏng 6.65mm được phát hành vào giữa năm 2012, sau đó đã trở
thành chiếc smartphone mỏng nhất thế giới. Vào cuối năm 2012, công ty đã công
bố OPPO Find 5, một trong những chiếc smartphone được mong đợi nhất thế giới, với
màn hình 5 inch hiển thị Full HD 1080p, và camera 13 megapixel sử dụng cảm biến
Stacked CMOS. Đây là chiếc smartphone đầu tiên trên thế giới có phần cứng hỗ trợ
công nghệ HDR.
Tiêu chuẩn chất lượng cao nhất
OPPO chỉ sử dụng những thành phần chất lượng cao có sẵn trên thị trường.
Cơng ty đã liên kết với các đối tác hàng đầu quốc tế để đảm bảo có thể cung cấp cho
người dùng những cơng nghệ mới và tốt nhất hiện có. Với năng lực R&D (reseach and
develop: nghiên cứu và phát triển) độc lập, chúng tôi đã tự thiết kế, phát triển, sản xuất,

quảng cáo và bán những sản phẩm của chính chúng tơi.
Oppo có tồn quyền kiểm soát tất cả các chuỗi cung ứng, trực tiếp từ xưởng sản
xuất đến người tiêu dùng. Với cách này, Oppo có thể đưa ra những sản phẩm cuối cùng
và đảm bảo rằng chỉ có những sản phẩm tốt nhất đến được tận tay người tiêu dùng.
Khách hàng là thượng đế
Khách hàng là cốt lõi trong kinh doanh, đáp ứng đầy đủ nhu cầu của khách hàng
là điều kiện tiên quyết cho sự tồn tại của công ty. Các sản phẩm của OPPO luôn cùng
phát triển với khách hàng, sự phản hồi của khách hàng ln đóng một vai trò to lớn
trong sự phát triển cả phần cứng và phần mềm.

2. Thực trạng kênh phân phối và quản lý kênh phân phối của Oppo tại thị

trường Việt Nam.


Oppo sử dụng kênh cấp 1 để giá được bán ra thấp nhất có thể. Khi mới
bước chân vào thị trường điện thoại di động thông minh Việt Nam, hiểu được
bản thân là một thương hiệu mới, Oppo đã ký kết với Trung tâm phân phối
Viettel (Viettel Distribution) và theo thỏa thuận hợp tác trung tâm Phân phối
Viettel (Viettel Distribution) sẽ trở thành đối tác độc quyền cung ứng sản phẩm
điện thoại di động của Oppo tại thị trường Việt Nam. Viettel Distribution cho
biết, ngoài việc bán sản phẩm smartphone của OPPO trên các kênh phân phối
của mình thì Viettel cũng phân phối sản phẩm này qua các chuỗi bán lẻ như
Thegioididong, Viễn thơng A, FPT Shop...Điều đó bắc cầu sự tin cậy của người
tiêu dùng đối với Viettel sang cho sản phẩm của Oppo.
Độ phủ thị trường: Mạng lưới phân phối dày đặc, tập trung nhiều ở
những địa điểm tập trung số lượng lớn đối tượng khách hàng mục tiêu như gần
các trường đại học, cao đẳng, trung học, rạp chiếu phim,…



Hiện nay kênh phân phối mà OPPO sử dụng tại Việt Nam là phân phối gián
tiếp.

Có thể nói, việc nhanh chóng tiếp cận các nhà phân phối, chuỗi bán lẻ lớn như:
Viettel, Thế Giới Di Động, FPT, Viễn thông A… để đưa hàng vào hệ thống và tiến
hành đào tạo khá bài bản cho các nhân viên marketing để trực tiếp giới thiệu và bán sản
phẩm đã mang lại những


Viettel phân phối Oppo tại Việt Nam

OPPO đã chọn Viettel là nhà phân phối smartphone của hãng tại thị trường Việt
Nam dựa trên thế mạnh về kinh nghiệm và mạng lưới phân phối của tập đoàn này và để
hiện thực hóa mục tiêu xâm kết quả bước đầu.
Ngày 1/10/2013, Trung tâm phân phối Viettel (Viettel Distribution) đã ký kết hợp
tác chiến lược với OPPO Việt Nam. Theo đó, Viettel Distribution sẽ trở thành đối tác
phân phối điện thoại di động của OPPO tại Việt Nam. Thông qua sự hợp tác này,
Viettel Distribution mong muốn mở rộng mạng lưới phân phối trên toàn quốc để người
dùng dễ dàng tiếp cận các sản phẩm của OPPO tại Việt Nam.


Hệ thống bán hàng lớn của Oppo tại Việt Nam:

Viettel store
Thế giới di động
Viễn thông A


Hệ thống kênh bán hàng lẻ có mặt ở khắp các tỉnh thành Việt Nam: Thành phố Hồ
Chí Minh, Hà Nội, Cà Mau, Trà Vinh, An Giang, Gia Lai, Sơn La, Hải Phịng, Thanh

Hóa, Bình Thuận..
Đánh giá thực trạng kênh phân phối và quản lý kênh của Oppo tại thị
trường Việt Nam.
• Ưu điểm:
- Việc chọn những nhà phân phối lớn như Viettel là đối tác phân phối điện
thoại cũng là một quyết định sáng suốt của OPPO vì tên tuổi của Viettel ở thị
trường trong nước cũng là một thương hiệu lâu năm và uy tín, hơn nữa
Viettel có thế mạnh về kinh nghiệm và mạng lưới phân phối. Điều đó góp
phần tạo dựng được lịng tin ở trong tâm trí người tiêu dùng và có thể giúp
Oppo nhanh chóng giới thiệu được sản phẩm của mình đến tay khách hàng.
- Tiếp cận được đa dạng phân khúc khách hàng, đa dạng hóa kênh phân phối
sản phẩm.
• Khuyết điểm:
- Vì mạng lưới rộng khắp nên gây khó khăn trong công tác quản lý tại tất cả
các đại lý.
- Khi tung ra sản phẩm mới phải đảm bảo các sản phẩm được tung ra đồng
loạt tại các cửa hàng
- Đào tạo nhân viên bán hàng có trình độ cao tốn thời gian vì đây là cơng ty
mới vào nên cần cho người tiêu dùng biết được chất lượng tạo niềm tin
khách hàng

3.


PHẦN 4: ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI KÊNH PHÂN PHỐI VÀ QUẢN
LÝ KÊNH CỦA OPPO TẠI VIỆT NAM ĐỂ THÍCH ỨNG VỚI THỜI CƠ
MARKETING QUỐC TẾ CỦA CƠNG TY NÀY.
Câu chuyện về kênh phân phối của Việt Nam được làm rõ khi câu chuyện Đại
diện một hệ thống điện thoại lớn ở Hà Nội cho biết:” Bắt đầu từ đầu tháng 4, họ đã
nhận được lời chào bán sản phẩm Oppo F1 từ Công ty TNHH Sản phẩm công nghệ

FPT. Đây là sản phẩm đã được phân phối chính hãng trước đó trên thị trường
thơng qua Cơng ty TNHH MTV Khoa Học Và Kỹ Thuật OPPO, thường được gọi là
Oppo Việt Nam. Oppo Việt Nam cũng là công ty duy nhất đưa điện thoại cùng tên
vào thị trường trong nước từ năm 2013.”
Trong văn bản phát đi ngày 14/4: "Công ty OPPO Việt Nam/OPPO Việt Nam"
xác nhận lại các nhà phân phối:
1-Công ty TNHH MTV Kỹ thuật và Khoa học OPPO (gọi tắt là OPPO Việt Nam cung ứng hàng cho các đại lí trên tồn quốc).
2-Cơng ty TNHH Di động Thông Minh (phân phối cho một số đối tác kênh KA)
3-Công ty TNHH NN MTV TM&XNK Viettel (phân phối cho một số đối tác kênh
KA).
Nhưng một điều khơng rõ ràng ở đây. Kí tên dưới văn bản này là ông Đỗ Quang
Kha, chức danh Giám đốc với con dấu Công ty TNHH MTV Kỹ thuật và Khoa học
OPPO chứ không phải Công ty TNHH OPPO Việt Nam.
Trước tiên cần làm rõ tư cách pháp nhân của Công ty TNHH MTV Kỹ thuật và
Khoa học OPPO chỉ là nhà phân phối hay là Công ty chi nhánh của tập đoàn OPPO?
Bởi ngay trong văn bản xác nhận này người ta thấy rằng Công ty phân phối - Công ty
TNHH MTV Kỹ thuật và Khoa học OPPO – cũng được gọi là OPPO Việt Nam, như
mang tư cách 2 trong 1: Vừa là nhà nhập khẩu và phân phối, vừa là đại diện thương
hiệu hoặc là công ty con của OPPO tại Việt Nam.
Chính những điều chưa rõ ràng này, sẽ làm giảm đi tính thuyết phục của các
văn bản được phát đi mà người ta không hiểu là của nhà phân phối hay của đại diện
hãng. Nếu ở tư cách nhà phân phối mà đi xác nhận các nhà phân phối khác thì e rằng
chưa đúng chức năng và khơng đủ thuyết phục. Thẩm quyền đó thuộc về đại diện hãng
sản xuất hoặc pháp nhân được hãng sản xuất ủy quyền. Và tất nhiên, những người am
hiểu vấn đề cũng sẽ chỉ tin tưởng vào những phát ngôn từ hãng.
Như vậy, từ vấn đề thứ nhất này, nhóm chúng tơi đưa ra giải pháp để hồn thiện
kênh phân phối của OPPO tại Việt Nam như sau: Nên tách riêng biệt giữa Công ty


TNHH MTV Kỹ thuật và Khoa học OPPO với Công ty TNHH OPPO Việt Nam.

Việc phân định rõ ràng 2 tổ chức này sẽ giúp kênh phân phối thực sự có quy cử và có
tính nhất qn thống nhất. Nên làm rõ ràng chức danh của từng tố chức Công ty
TNHH OPPO Việt Nam: là đại diện chính hãng của Oppo Global tại Việt Nam có
vai trị điều phối, quản lý kênh phân phối, quản lý các thành viên chính cuả kênh như
các đại lý phân phối chính thức của Oppo tại Việt Nam. Và Công ty TNHH MTV Kỹ
thuật và Khoa học OPPO là tổ chức đảm nhiệm phân phối chính đưa sản phẩm từ
cơng ty mẹ đến các đại lý, rà soát và quản lý sản phẩm trên thị trường.
Vấn đề thứ 2 đặt ra trong việc phân phối Oppo ở Việt Nam đó chính là chính
sách phân phối. Việc đưa ra những chính sách phân phối có sự bảo hộpháp lý là vô
cùng quan trọng.
Tranh cãi nổ ra khi : Sản phẩm F1 được FPT phân phối tới một số đại lý bán lẻ
với giá rẻ hơn một triệu đồng so với của Oppo Việt Nam và được giới thiệu là hàng
phân phối chính thức thơng qua Oppo tồn cầu. Ngay sau đó, Oppo Việt Nam gửi
thơng báo bằng văn bản tới nhiều đại lý khẳng định sản phẩm F1 mà FPT phân phối
không phải là sản phẩm chính hãng được nhãn "mẹ" Oppo giao quyền bán chính thức ở
Việt Nam.
Việc FPT Trading "nhập khẩu chéo" smartphone OPPO F1 có thể khơng đúng
với chính sách phân phối của OPPO trên tồn cầu, nhưng khơng có nghĩa là FPT
Trading sai trái hay vi phạm pháp luật. Và cũng nên hiểu, khơng có qui định mang tính
pháp lí nào cấm FPT Trading nhập khẩu sản phẩm OPPO về phân phối tại Việt Nam.
Trong trường hợp FPT Trading khơng có "giấy phép" nhập khẩu và phân phối từ hãng
OPPO, thì họ vẫn có thể nhập khẩu sản phẩm OPPO từ các đối tác khác ở nước ngoài
mang về Việt Nam phân phối và chúng ta thường gọi là hàng không chính hãng, và sẽ
khơng nhận được sự hỗ trợ chính thức của hãng theo đúng tuyến (nhưng vẫn có thể
nhận được sự hỗ trợ qua đối tác cung ứng sản phẩm).
Từ phía Cơng ty TNHH OPPO Việt Nam khẳng định Oppo Việt Nam là công
ty được uỷ quyền để phân phối chính thức smartphone Oppo tại thị trường Việt Nam từ
Oppo Global. Chính sách của Oppo tồn cầu khơng cho phép bán chéo giữa các thị
trường nên sản phẩm F1 do FPT vừa phân phối khơng được bảo hành chính hãng.
Từ vấn đề này chúng tôi xin đưa ra 2 giải pháp để hồn thiện kênh phân phối.

Thứ nhất, cơng ty mẹ Oppo Global nhất định phải có những chính sách phân phối tồn
cầu nhất qn và có sự can thiệp của luật pháp từng quốc gia nếu như có những hành
động phân phối bất hợp pháp sang thị trường khác giữa thành viên kênh quốc tế từ
những quốc gia khác nhau của công ty mẹ.


Thứ hai, đây là một việc làm có thể “ phá vỡ thị trường” buộc nhà phân phối
chính hãng Oppo tại Việt Nam phải ra tay để bảo vệ thị trường và cứu chính mình bằng
cách "mua lại sản phẩm" theo chính sách thanh tốn tồn bộ chi phí mua máy từ FPT
Trading và + 2.000.000 đồng/trường hợp/đại lí. Có thể hiểu đây là khoản kích thích có
lợi cho các đại lí và hệ thống bán lẻ nhằm mục đích thu hồi sạch lô OPPO F1 do FPT
Trading nhập về và phân phối càng nhanh càng tốt để tránh gây rối loạn thị trường


PHẦN C: KẾT LUẬN
Một yêu cầu hạt nhân đối với các công ty theo định hướng quản trị kinh doanh
chiến lược là nó phải biết tổ chức và sử dụng hai nguồn thông tin quan trọng. Nguồn
thông tin được thu thập một các thường xuyên, có hệ thống nhằm kiểm soát và đánh
giá các hoạt động hiện thời cũng như để tối ưu hóa việc phân bổ các nguồn tài nguyên
của công ty. Nguồn thông tin được thu thập phục vụ hoạt động đánh giá, những thay
đổi hiện tại và tiềm tàng của mơi trường marketing để từ đó đưa ra những đối sách
thích ứng. Nói cách khác, đây là nguồn thơng tin phục vụ cho q trình đánh giá thời
cơ marketing quốc tế. Và trong trường hợp của OPPO ở trên, có thể nói, việc kiểm sốt
hết tất cả các kênh phân phối bên trong và những kênh phân phối phát sinh như trong
trường hợp trên cũng là một bài học cho cả những doanh nghiệp khác. Cần phải ln
ln kiểm sốt được các nguồn thơng tin quan trọng của doanh nghiệp mình để kịp thời
đưa ra những đối sách nhanh nhạy, để sản phẩm bán ngoài thị trường của công ty
không bị đánh mất thời cơ.




×