Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

ảnh hưởng tiếng ồn đến lao động sản xuất.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (256.41 KB, 23 trang )

CHƯƠNG I: ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những năm gần đây, chúng ta đã có mối quan tâm ngày càng tăng với
chất lượng môi trường. Chúng ta đã nói nhiều đến ô nhiễm môi trường nước, giảm
nguồn nước ngầm, thiếu nước…… Chúng ta nói đến ô nhiễm môi trường không
khí, hiều ứng nhà kính, sự tăng nhiệt độ của trái đất…... Nhưng hẳn chúng ta sẽ
thấy buồn cười khi nghe rằng âm thanh quá mức cho phép (tiếng ồn) được công
nhận như một chất gây ô nhiễm nghiêm trọng. Nhưng thực sự điều này là hoàn toàn
có cơ sở. Ô nhiễm tiếng ồn có thể không được nhiều người nhận thấy, nhưng tác hại
thì không hề nhỏ đối với sức khỏe và chất lượng môi trường cũng như chất lượng
cuộc sống của con người.
Hơn nữa, trong những năm gần đây, nhiều khu công nghiệp lớn ở nước ta
được hình thành với hàng loạt các nhà máy, xí nghiệp và các dịch vụ kèm theo đã
giải quyết việc làm cho một số lượng lao động lớn. Tuy nhiên, trước tình hình phát
triển nhanh và nhiều của các cơ sở công nghiệp, dịch vụ thì vấn đề môi trường, vệ
sinh lao động như: yếu tố vi khí hậu, bụi, ánh sáng, chất độc, hơi khí độc, tiếng ồn,
độ rung sốc, tia phóng xạ, các vi sinh vật gây hại phát sinh và có diễn biến phức tạp
đã ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp cho
người lao động. Trong đó có áp lực mà họ không nhận ra đó là ô nhiễm tiếng ồn.
Trước đây tiếng ồn không được con người quan tâm, chú ý vì chúng không phài là
tác nhân gây hại đối với họ. Phải chăng, họ chưa hiểu hết về tác động của tiếng ồn;
vấn đề ở đây là tiếng ồn chỉ tác động đến con người khi đủ một cường độ và thời
gian tác động nhất định, vì vậy tiếng ồn xét một khía cạnh nào đó không tác hại lắm
và người ta chẳng quan tâm.
Khi mức độ tiếng ồn tăng thì mức độ ảnh hưởng của tiếng ồn cũng trở nên rõ
ràng hơn. Theo một công trình khảo sát đại trà trong nhiều năm tại Mỹ đã phát hiện
11,6% trẻ em từ 6 – 19 tuổi bị dị tật ở tai. Công trình nghiên cứu đi đến kết luận
rằng tại Mỹ có khoảng 5,2 triệu trẻ em bị rối loạn thính giác dẫn đến điếc. Tiếng ồn
trong môi trường công nghiệp hóa là một tác nhân quan trọng gây ra tình trạng này.
Nó ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình lao động sản xuất của người lao động, gây
cho người lao động cảm giác khó chịu, ảnh hưởng đến điều kiện làm việc.
1




Các chuyên gia y tế cho rằng, con người có thể nghe được âm thanh từ 16 –
20.000 Hz và nghe tốt nhất là từ 500 – 4.000 Hz. Tuy nhiên trên thực tế, những
tiếng ồn trong các dây chuyền sản xuất của nhà máy, xí nghiệp, công trường xây
dựng… là rất lớn . Trong khi đó, rất ít người lao động sử dụng dụng cụ bảo hộ lao
động để hạn chế tiếng ồn tác động trực tiếp vào tai. Người lao động phải tiếp xúc
lâu dài với tiếng ồn đặc biệt là tiếng ồn có cường độ cao, tai sẽ bị nghễnh ngãng và
có thể dẫn đến điếc vĩnh viễn. Trong môi trường lao động công nghiệp, người công
nhân phải làm việc khi tiếng ồn vượt quá tiêu chuẩn cho phép 85 dBA trong
8h/ngày và kéo dài trên 3 tháng thì có nguy cơ bị điếc nghề nghiệp.Theo thống kê
của Trung tâm sức khoẻ lao động và môi trường tỉ lệ người mắc bệnh điếc nghề
nghiệp trong tổng số người nghi ngờ khám phát hiện tăng cao từ 9% (năm 2002)
lên 23,9 % (năm 2004).
Chính vì thế, em xin nghiên cứu đề tài “ Ảnh hưởng của tiếng ồn đến sức
khỏe con người trong quá trình lao động sản xuất tại Việt Nam” với các mục
tiêu sau:
1.
2.

Chỉ ra được hiện trạng về ô nhiễm tiếng ồn phát sinh trong các đô thị
lớn ở Việt Nam cũng như tác hại của chúng đối với sức khỏe con người.
Trình bày một số giải pháp khắc phục ô nhiễm tiếng ồn trong lao động
sản xuất.

2


CHƯƠNG II: NỘI DUNG
1. Các khái niệm cơ bản về vật lý và sinh lý của âm thanh.

1.1. Định nghĩa tiếng ồn
Tiếng ồn là tập hợp của những âm thanh có cường độ và tần số khác nhau,
hỗn loạn gây cảm giác khó chịu cho người nghe, có ảnh hưởng xấu đến làm việc và
nghỉ ngơi của con người.
Tuy nhiên có âm thanh không làm mất yên tĩnh vào ban ngày nhưng lại khó
chịu vào ban đêm; âm nhạc có thể gây hứng thú cho người này nhưng lại là tiếng
ồn khó chịu cho người khác. Do vậy những âm thanh có tác dụng kích thích quá
mạnh, xảy ra không đúng lúc, đúng chỗ đều có ảnh hưởng đến sức khỏe của con
người. Tiếng ồn ở mức có hại phụ thuộc vào các trường hợp cụ thể.
Ða số linh trưởng là những động vật gây ồn và con người cũng không phải
ngoại lệ. Cho nên chỗ đông người, như đô thị là những nơi rất ồn ào. Ô nhiễm tiếng
ồn là chuyện không mới mẻ gì, nhưng ở những vùng phát triển mạnh về công nghệ
thì ô nhiễm tiếng ồn đạt một qui mô mới.
Âm thanh là dao động cơ học, được dao động dưới hình thức sóng trong môi
trường đàn hồi và được thính giác của người tiếp thu. Trong không khí tốc độ âm
thanh là 343m/s, còn trong nước là 1450 m/s.
Tần số của âm thanh được đo bằng Hz, là số dao động trong 1 giây.Tai người
có thể cảm nhận được tần số từ 16 Hz đến 20.000 Hz.
Dưới 16 Hz gọi là hạ âm.
"
Trên 20.000 Hz gọi là siêu âm
3

Tai người không nghe được


Mức tần số nghe chuẩn nhất là từ 1.000 Hz đến 5.000 Hz.
1. 2. Các đặc tính chủ yếu của một âm thanh
1.2.1. Tần số âm thanh
− Mỗi âm thanh được đặc trưng bởi một tần số dao động nhất định của sóng

âm. Bình thường, tai người cảm thụ được các âm thanh có tần số từ 16 −
20000 Hz. Trong đó, các âm có tần số < 300 Hz gọi là âm hạ tần, từ 300 −
1000 Hz gọi là âm trung tần, > 1000 Hz gọi là âm cao tần.
− Độ cao của âm thanh phụ thuộc vào tần số của âm. Các âm trầm có tần số
thấp. Các âm cao có tần số cao.
− Khả năng nghe các âm thanh cao, thấp khác nhau tùy thộc vào lứa tuổi ...
Các tiếng ồn có tần số cao tác hại tới cơ quan phân tích thính giác mạnh hơn
các tiếng ồn có tần số thấp. Tiếng nói bình thường của người ta ở trong
khoảng tần số 64 − 13000 Hz. Quan trọng nhất là các âm có tần số từ 350 −
4000Hz.
− Một đặc điểm sinh lý của cơ quan phân tích thính giác của người là nó không
phản ứng với độ tăng tuyệt đối của các tần số âm mà lại phản ứng với sự tăng
tương đối của các tần số âm. Khi tần số tăng gấp đôi thì độ cao của âm nghe
đươc tăng lên 1 tông, trường hợp này được gọi là một octave tần số. Octave
tần số là một dải của nhiều tần số âm mà giới hạn trên cao gấp đôi giới hạn
dưới.
− Tiêu chuẩn vệ sinh về mức cho phép của tiếng ồn thường được quy định ở 8
octave là : 63, 125, 250, 500, 1000, 2000, 4000 và 8000Hz.
1.2.2. Cường độ âm thanh





Mỗi âm thanh đều mang một năng lượng âm nhất định. Năng lượng này rất
nhỏ và được đánh giá bởi biên độ dao động của sóng âm trên đường truyền
âm. Đơn vị đo là : erg/cm2/s hoặc W/cm2.
Trên thực tế, người ta ít dùng các đơn vị vật lý vì phức tạp, mà khả năng tiếp
thu tiếng ồn còn phụ thuộc vào cảm giác của tai.
Thang độ ồn của tiếng động : ngưỡng nghe thấy của tai người bắt đầu từ âm

thanh có năng lượng 10-9 erg/cm2/s. Nhưng cảm giác về độ ồn tăng chậm
hơn nhiều so với sự tăng âm lực. Khi âm lực tăng 10 lần, thì cảm giác ồn
4








tăng 1 lần . Khi âm lực tăng 100 lần, thì cảm giác ồn tăng 2 lần, nghĩa là cảm
giác về độ ồn tăng tỷ lệ thuận với lôgarít thập phân của sự tăng âm lực. Khi
năng lượng âm đạt tới 104 erg/cm2/s, tai bắt đầu cảm thấy đau. Đối với âm
thanh có tần số 1000Hz (tần số âm mà tai người nghe rõ nhất) từ ngưỡng
nghe tới ngưỡng đau, khi năng lượng âm tăng 10 lần, thì cường độ âm thanh
nghe thấy tăng thêm 1 lần ... Từ ngưỡng nghe đến ngưỡng đau, khi năng
lượng âm tăng 1013 lần, thì cường độ âm tăng thêm 13 lần. Mỗi bậc cường
độ tăng được gọi là 1 Bel. Theo định luật Weber − Fechner, 1 dB tương ứng
với sự thay đổi nhỏ nhất về độ ồn mà cảm giác nhận ra được.
1Bel =
10dB
Dưới đây là vài giá trị của áp âm
• Tiếng tim đập : 10 dB
• Nói thầm : 20 dB
• Nói to : 70 dB
• Cơ khí : 75 − 85 dB
• Còi ô tô : 90 dB
• Búa máy (150kg) : 93 − 95 dB
• Dệt : 98 − 100 dB

• Máy cưa : 98 − 105 dB
• Búa khoan bằng khí nén : 110 − 115 dB
Để xác định một cách sát hợp hơn sức cảm thụ của thính giác với sự kết hợp
khác nhau của tần số và cường độ âm thanh, người ta còn dùng đơn vị đo
lường Phone. Phone tương đương với 1 dB ở tần số 100Hz.
Các máy đo tiếng ồn hiện nay đều có khả năng đo mức vang của âm tính
theo đơn vị deciBel A (dBA). Mức âm thanh đo bằng đơn vị dBA là mức
cường độ âm chung của các giải octave tần số đã được hiệu chỉnh về tần số
1000Hz nhờ các kết cấu riêng của máy đo. Người ta gọi âm thanh đo theo
đơn vị dBA là âm thanh đương lượng. Trị số dBA giúp đánh giá sơ bộ tiếng
ồn về phương diện vệ sinh xem có vượt quá mức tiêu chuẩn cho phép hay
không ?

1.3. Đơn vị đo tiếng ồn

5


Đơn vị tiếng ồn hay còn gọi là đơn vị âm thanh là dB: là thang đo logarit,
còn gọi là mức cường độ âm, gọi tắt là mức âm.
I
Io

L = 10lg

[dB]
2

I: Cường độ âm, [W/m ]
0


−12

0

I : Cường độ âm ở ngưỡng nghe, I =10

2

[W/m ].

Bảng thang bậc Decibel là sự đo mức độ năng lượng tiếng ồn. Thang này
tính theo logarithm, có ý nghĩa là mức 130 decibel thì 10 lần lớn hơn 120 decibel,
và 100 lần lớn hơn 110 decibel. Trong môi trường yên tĩnh, tiếng ồn ở mức 50
decibel hay ít hơn . Ở 80 decibel tiếng ồn trở nên khó chịu ( gây phiền nhiễu,
annoying). Vậy mà ở thành phố, con người thường phải chịu đến mức 110 decibel
hay hơn, như gần các máy dập kim loại, sân bay, discotheque (Dasmann, 1984).
Các mức độ tiếng ồn khác nhau có thể gây các phản ứng khác nhau cho người
(Bảng 1.1).
Bảng 1.1 Bảng mức độ tiếng ồn và phản ứng của người.
Mức Decibel

Nguồn tiêu biểu

Phản ứng của con người

150

Tiếng nổ động cơ phản lực


Ðiếc hoàn toàn

140
130

Giới hạn tối đa của tiếng nói

120

Tiếng nổ động cơ phản lực cách 200
ft

110

Discothegue
6


Kèn xe hơi cách 3ft
Máy đập kim loại
100

Tiếng nổ phản lực cơ cách 2000 ft

Rất có hại

Súng nổ cách 0,5 ft
90

Trạm xe ngầm New York


Hại thính giác (8 giờ)

Xe tải nặng cách 50 ft
80

Búa hơi cách 50 ft

Có hại

70

Tiếng thắng xe lửa cách 50 ft

nghe điện thoại

Lưu thông trên xa lộ cách 50ft
60

Máy điều hoà không khí cách

Gây chú ý (Intrusive)

20 ft

50
40

Lưu thông của xe hơi nhẹ cách


Yên tĩnh

50 ft
Phòng khách
Phòng ngủ

30

Thư viện

Rất yên tĩnh

Tiếng thì thầm
20

Phòng thu thanh

10

Tai cảm nhận được

0

Ngưỡng nghe được

7


Nguồn: Hội đồng Chất lượng môi trường Hoa Kỳ (1970) trong Dasmann
(1984)

1.4. Cơ quan tiếp nhận âm thanh.
Cơ quan tiếp nhận âm thanh là tai, tai người cấu tạo gồm 3 phần: tai ngoài, tai
giữa và tai trong được mô tả như hình sau:

Hình 1.1 Sơ đồ cấu tạo tai
Tai ngoài có vành tai phần duy nhất có thể nhìn thấy từ phía ngoài và ống
nghe. Vành tai (hay còn gọi là loa tai) hoạt động giống như một chiếc anten
parabon, hướng âm thanh vào trong ống nghe. Âm thanh sẽ đi qua màng nhĩ nằm ở
loái vào tai giữa. Tai giữa nằm trên xương thái dương, thông với khoang mũi qua
vòi Ot-tat. Đó chính là lý do tại sao áp suất tại tai giữa luôn cân bằng với áp suất
bên ngoài, và những áp suất bên ngoài sẽ tạo nên những tiếng “lạch tạch” trong tai
giữa. Âm thanh này chỉ kết thúc khi áp suất bên trong và bên ngoài cân bằng. Âm
thanh đi qua màng nhĩ tới một cửa sổ hình elip của tai trong và được truyền đi nhờ
3 xương có kích thích bé nhất trong cơ thể con người đó là: xương đe, xương búa
và xương bàn đạp. những xương này chuyển động được là nhờ các day cơ có kích
8


thước vo cùng nhỏ bé. Và ở tai trong, mọi rung động điều được chuyển thành tín
hiệu thần kinh và chuyển lên bộ não sử lý.
Các tế bào thụ cảm thính giác là các tế bào có tiêm mao nằm chen giửa các tế
bào điệm tạo thành cơ quan coocti (tương ứng với tế bào nón và tế bào que trong
màng lưới của tế bào mắt) các tế bào thụ cảm thính giác gồm 4-5 dãy: 1 dãy trong
và 3-4 dãy ngoài, chạy suốt dọc màng cơ sở. Tùy theo âm cao (thanh), thấp (trầm)
hay to, nhỏ mà các tế bào thụ cảm thính giác ở các vùng khác nhau trên cơ quan
coocti bị hưng phấn.
Các âm cao gây hưng phấn các tế bào thụ cảm thính giác ở đoạn gần cửa bầu,
còn các âm thấp gây hưng phấn mạnh các tế bào thụ cảm thính giác ở gần đỉnh ốc
tai theo cơ chế cộng hưởng âm. Ở gần cửa bầu dây chắng ngang trên màng cơ sở
ngắn sẽ cộng hưởng với âm thanh (có tần số cao), còn càng xa cửa bầu các dây

chắng ngang trên màng cơ sở càng dài và cộng hưởng với âm có tần số càng giảm.
Các dây dài nhất ở đỉnh ốc tai tiếp nhận các âm trầm (tần số thấp).
Đối với các âm nhỏ (yếu) hoặc to (mạnh) sẽ gây hưng phấn các tế bào thụ cảm
thính giác khác nhau trong cùng một dãy, vì ngưỡng kích thích thấp sẽ cho cảm
giác âm nhỏ, còn các tế bào có ngưỡng kích thích cao sẽ cho cảm giác về âm to
(mạnh).
Khi các tế bào thụ cảm thính giác bị hưng phấn sẽ làm suất hiện xung thần
kinh theo dây thần nảo số về trung khu thính giác ở vùng thái dương, phân tích để
cho ta cảm giác về các sống âm thanh mà tai thu được (cao, thấp, nhỏ, to).
1.5. Phân loại tiếng ồn.
1.5.1 Phân loại theo đặc tính nguồn ồn

9


Để sơ bộ đánh giá tiếng ồn theo đặc tính của nguồn ồn có thể dùng mức ồn
tổng cộng đo được trên máy đo tiếng ồn gọi là “mức âm theo dB”.

Phân loại

Nguồn tiếng ồn

Tiếng ồn cơ

Sinh ra do sự chuyển

học

động của các chi tiết máy
hay bộ phận của máy


Điển hình

Mức ồn
Máy tiện: 93-96

Máy phay,…

Máy bào: 97

móc có khối lượng không
cân bằng.
Tiếng ồn va

Sinh ra do một số quy

chạm

trình công nghệ.

Xưởng rèn: 98
Rèn, tán,…

Xưởng đúc: 112
Gò, tán: 113-117

Tiếng ồn khí

Sinh ra do hơi chuyển


Động cơ phản lực,

động

động với vận tốc cao.

máy nén khí,…

Môtô: 105
Turbine phản lực:
135

Tiếng nổ &

Sinh ra khi động cơ đốt

xung động

trong hoạt động.

Xưởng ôtô,…

Bảng 1.2 Phân loại theo nguồn tiếng ồn

1.5.2 Phân loại theo quan điểm môi trường
Do nguồn ngốc tự nhiên như là hoạt động của núi lửa và động đất. Tuy nhiên
đây chỉ là nguyên nhân thứ yếu mà thôi. Bởi do chỉ lúc nào có động đất và núi lửa
thì lúc đó mới có tiếng ồn xuất hiện và nó chỉ gây ảnh hưởng cho những người

10



sống gần khu vực đó. Mặc khác đây không phải là tiếng ồn có tính chu kỳ mà nó
chỉ xảy ra một cách ngẫu nhiên.
1.5.3 Phân loại theo loại hình hoạt động sinh ra tiếng ồn
Có thể nói tiếng ồn rất đa đạng xuất phát từ nhiều loại hình hoạt động khác
nhau. Theo vị trí tiếng ồn được phân làm 2 loại là tiếng ồn biên ngoài và tiếng ồn
trong nhà.


Tiếng ồn bên ngoài: trong môi trường đô thị, nguồn gây ồn bên ngoài rất đa
dạng, có thể tính đến các nguồn sau:
-

Giao thông:

Hiện nay phương tiện giao thông đang ngày càng tăng với một tốc độ cao, mật
độ xe lưu thông trên đường phố ngày càng lớn gây nên ô nhiễm về tiếng ồn do
tiếng động cơ, tiếng còi cũng như tiếng phanh xe. Bên cạnh đó số lượng phương
tiện kém chất lượng lưu thông trên đường phố Việt Nam khá nhiều đã tạo nên sự ô
nhiễm tiếng ồn đáng kể. Máy bay cũng là nguồn gây ô nhiễm tiếng ồn không thể bỏ
qua. Lúc máy bay cất cánh và hạ cánh là lúc mà các hộ dân sống gần sân bay phải
chịu một tần số âm thanh không nhỏ,vì vậy nên di dời sân bay ra xa khu vực đông
dân cư để giảm tiếng ồn.
-

Xây dựng:

Hiện nay, việc sử dụng máy móc trong xây dựng là khá phổ biến, đây là một
nguồn gây ô nhiễm tiếng ồn đáng kể.

-

Công nghiệp và sản xuất:

Trong công nghiệp và sản xuất hiện nay, việc sử dụng máy móc được xem là
không thể thiếu. Tuy nhiên do ý thức của cơ sở sản xuất và của một số khu công
nghiệp đã làm cho mức độ ô nhiễm tiếng ồn ngày càng tăng cao.
-

Sinh hoạt:
11


Việc bật máy nghe nhạc quá lớn cũng tác động không nhỏ đến thính giác của
người xung quanh, nhất là trong các vũ trường hay quán bar. Đây là nguồn gây ô
nhiễm được xem là khó xử lý nhất và chỉ dựa vào ý thức của người dân là chủ yếu.


Tiếng ồn trong nhà: con người tiếp súc thường và nhiều nhất là nguồn tiếng ồn
gây ra trong nhà. Trong đó, ta xét đến các dạng lan truyền tiếng ồn:
-

Tiếng ồn lan truyền trong không khí còn gọi là tiếng ồn không khí từ tiếng
nói, tiếng của đài thu phát thanh, tivi, cat-set,…

-

Tiếng ồn va chạm: tiếng ồn do va chạm qua tường, sàn bê tông và lan đến
các căn hộ bên cạnh. Tiếng ồn va chạm có thể là tiếng bước chân, tiếng đóng
đinh…tiếng ồn do chuyển động của các thiết bị quay trong nhà như quạt,

máy giặt…

-

Tiếng ồn khí động sinh ra do chuyển động rối của không khí và hạt rắn trong
đường ống công nghệ trong nhà xưởng như tiếng ồn trong óng khói (thường
vào khoảng 87-95dBA)…

2.

Tình hình ô nhiễm tiếng ồn ở các đơn vị sản xuất tại Việt Nam
Gắn liền với quá trình phát triển công nghiệp và mạng lưới giao thông, hiện

trạng ô nhiễm tiếng ồn ở Việt Nam ngày càng trở nên đáng báo động và đặc biệt là
ở các đô thị lớn, các trung tâm công nghiệp như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh,
Hải Phòng…
Hiện nay tại các thành phố lớn, nhỏ và các tỉnh của Việt Nam tình trạng ô
nhiễm tiếng ồn cũng có mặt ở nhiều nơi như các khu công nghiệp, các cơ sở sản
xuất công nghiệp nhỏ lẻ như các xưởng cơ khí, nhà máy đường, nhà máy xi măng
hay tại các bến tàu các bến cảng nhỏ.

12


Khoảng thời

Tiểu thủ công nghiệp

KCN


TCVN 5949-

gian

1998
Đợt 1

Đợt 2

Đợt 1

Đợt 2

6h-18h

65,4

65,3

60,2

63,1

75

18h-22h

63,5

63,4


58,9

56,2

70

22h-6h

59,5

58,3

56,3

57,2

50

Bảng 2.1 Tổng hợp mức ồn trung bình tại các khu vực sản xuất của Tp.HCM

Việc sử dụng các loại máy móc trong công nghiệp sản xuất khá phổ biến. Tuy
nhiên do sự thiếu ý thức của các cơ sở này đã làm cho mức độ ô nhiễm tiếng ồn
đang ngày càng tăng cao.
Việc sử dụng rất nhiều máy móc khi hoạt động sẽ gây ra tiếng ồn đáng kể. Ở
đây còn xuất hiện nhiều công nghệ gây ra tiếng ồn lớn, và là nơi thường xuyên có
sự va chạm giữa các vật thể rắn với nhau, cùng sự chuyển động hỗn loạn giữa khí
và hơi. Sau đây là một số minh họa mức ồn (đo ở khoảng cách 15m).

S


Loại phương tiện

Mức ồn

1

Xưởng dệt

110 dB

2

Xưởng gò

113-114 dB

3

Xưởng rèn

100-120 dB

4

Xưởng đúc

112 dB

5


Máy cưa

82-85 dB

TT

13


6

Máy đập

85 dB

Bảng 2.2 Mức ồn của một số công nghệ sản xuất trong công nghiệp
3.
3.1.

Các yếu tố quyết định tác hại của tiếng ồn đối với cơ thể trong quá trình lao
động sản xuất.
Bản chất vật lý của tiếng ồn
Tiếng ồn có cường độ càng mạnh, ảnh hưởng của nó tới cơ thể càng lớn. Tiếng
ồn có cường độ tới 150 dB có thể gây đau chói ở tai và làm thủng màng nhĩ. Tiếng
ồn có tần số càng cao, càng gây tác hại lớn, đặc biệt đối với các cơ quan phân tích
thính giác. Những tiếng ồn luôn thay đổi về tần số và cường độ tác hại mạnh hơn
những tiếng ồn ổn định. Tiếng ồn thay đổi có quy luật ít tác hại hơn những tiếng ồn
thay đổi không có quy luật. Các tiếng ồn bất ngờ và không tự ý gây tác dụng kích
thích mạnh hơn là những tiếng ồn do tự mình phát ra. Tiếng ồn có phối hợp thêm

yếu tố rung chuyển, cộng hưởng thì tác hại càng mạnh.
3.2.
Tính chất công tác
Thời gian tác dụng liên tục của tiếng ồn càng lâu, tác hại do tiếng ồn biểu
hiện càng rõ và mạnh. Số giờ hàng ngày phải tiếp xúc với tiếng ồn lớn càng nhiều
thì tác hại càng nhiều. Tuổi nghề làm việc với tiếng ồn mạnh càng cao, ảnh hưởng
của tiếng ồn đối với cơ thể càng rõ và nặng. Để hạn chế những nhân tố ảnh hưởng
này, có thể bố trí trong ca lao động những khoảng giải lao ngắn.
Khi khám phát hiện bệnh điếc nghề nghiệp, cần chú ý tới những công nhân
có tuổi nghề cao, những người có tổng thời gian tiếp xúc với tiếng ồn nhiều. Nên
xây dựng những nhóm công nhân trong cùng một ca kíp, có khả năng thay nhau
làm việc ở nơi có tiếng ồn mạnh. Tác dụng của tiếng ồn sẽ càng mạnh nếu tiếng ồn
phát sinh ở nơi kín, chật hẹp và con người phải làm việc thường xuyên ở đó.
3.3.

Tính chất cảm thụ tiếng ồn ở từng người

Trẻ nhỏ, phụ nữ, người kém sức khỏe dễ nhạy cảm với những tiếng ồn mạnh.
Những ngươi sẵn có bệnh ở cơ quan thính giác như viêm tai giữa, xơ tai, viêm thần
kinh thính giác, bệnh thần kinh suy nhược ... thì khả năng chịu đựng tiếng ồn kém
14


Tác hại của tiếng ồn đối với cơ thể
4.1.
Tác hại toàn thân
4.

Mức tiếng ồn từ 50 dBA trở lên ở các khu nhà ở có thể gây ra các rối loạn
một số quá trình thần kinh ở vỏ não. Chỉ những tiếng ồn ở mức 40 − 45 dBA là

không gây ra những biến đổi đáng kể nào về mặt chức phận ở con người.
Ở những người phải tiếp xúc với các tiếng ồn mạnh trong điều kiện sản xuất,
sau ngày làm việc thường có cảm giác đau đầu dai dẳng, luôn như có tiếng ve, tiếng
muỗi kêu trong tai, hay bị chóng mặt, người nặng nề mỏi mệt, dễ cáu kỉnh, trí nhớ
giảm, giảm sức tập trung chú ý, giảm khả năng làm việc, người hay bị vã mồ hôi,
giấc ngủ bị rối loạn. Nói chung đó là những triệu chứng suy nhược thần kinh, đặc
biệt là hệ thần kinh thực vật.
Về tim mạch, thường có những biểu hiện như đau vùng trước tim, đánh trống
ngực, hạ huyết áp tâm thu, mạch chậm ... Nếu khám thực thể có thể thấy dấu hiệu
hưng phấn cơ quan tiền đình (điều khiển thăng bằng và định hướng), cơ lực giảm,
run mi mắt, run các đầu chi, giảm phản xạ xương khớp, dấu hiệu vạch da đỏ lâu
mất, mạch và huyết áp không ổn định, điện tâm đồ có những thay đổi bất thường ...
các triệu chứng trên đây là những dấu hiệu chủ yếu của một bệnh được gọi là bệnh
ồn.
Hậu quả của những rối loạn bệnh lý trên đây là sức khỏe bị giảm sút, giảm
khả năng lao động và tạo tiền đề cho những bệnh lý tiếp theo.
4.2.

Tác hại tới cơ quan thính giác

Những âm thanh rất mạnh và đột ngột như tiếng bom, tiếng súng lớn, tiếng
mìn nổ ... có thể gây rách màng nhĩ, xô đẩy lệch các xương nhỏ ở tai giữa (xương
búa, xương đe, xương bàn đạp), làm tổn thương cả tai trong, máu chảy ra ngoài tai,
gây đau nhức dữ dội. Các thương tổn này có thể phục hồi nhờ điều trị tích cực,
nhưng chức năng nghe của tai vẫn bị giảm sút nhiều. Tuy nhiên, các sang chấn ở cơ
quan thính giác do tiếng ồn không phải là phổ biến. Trong điều kiện lao động sản
xuất, tổn thương bệnh lý ở cơ quan thính giác thường xảy ra một cách từ từ, qua
nhiều giai đoạn và khó phục hồi. Hậu quả sau cùng là gây ra điếc nghề nghiệp.
15



Điếc nghề nghiệp diễn biến rất chậm, hàng chục năm. Chậm nhưng vẫn tiến triển
và không có quy luật về thời gian. Diễn biến lâm sàng có thể chia ra 4 giai đoạn :
4.2.1.

Mệt mỏi thính lực

Đây là giai đoạn thích ứng, xảy ra từ vài tuần đến vài tháng sau khi tiếp xúc
với tiếng ồn. Bệnh nhân cảm thấy ù tai, cảm giác tức ở tai như bị nút tai, có cảm
giác nghe kém vào cuối hay sau giờ lao động, ít chú ý đến. Dấu hiệu suy nhược
thần kinh, mệt mỏi, nhức đầu, mất ngủ. Đo thính lực sau ngày làm việc : giảm sút
giới hạn ở tần số 4000 Hz. Khi nghỉ ngơi, thính lực hồi phục hoàn toàn. Tần số
4000 Hz hồi phục chậm nhất.
4.2.2.

Giai đoạn tiềm tàng.

Giai đoạn này kéo dài hàng năm, đến 5 − 7 năm. Người bệnh ít chú ý, vì các
triệu chứng chủ quan và toàn thân qua đi, tiếng nói to ở nơi ồn ào lại nghe được rõ
hết. Chỉ cảm thấy trở ngại khi nghe âm nhạc, vì nghe kém ở tần số cao. Khuyết chữ
V rõ rệt, đỉnh có thể tới 50 − 60 dB ở 4000 Hz và có thể lan rộng ra các tần số 3000
và 6000 Hz. Ở giai đoạn này, đo thính lực âm là cách phát hiện hàng loạt tốt và
sớm. Có thể cho nghe tích tắc đồng hồ (tiếng này cường độ 30− 40 dB và tần số
3000 − 4000 Hz).
4.2.3.

Giai đoạn tiềm tàng gần hoàn toàn

Hình Thính lực đồ ở các giai đoạn mất sức nghe khác nhau. Đường biểu diễn
thính lực có khuyết chữ V, nhưng đã mở rộng ra tới cả tần số 2000 Hz, 1000Hz,

vùng nói chuyện bị ảnh hưởng (500 − 2000 Hz), có thể mất 70 dB ở 4000 Hz, tần
số cao 8000 Hz cũng bị ảnh hưởng. Người bệnh khó chịu khi nghe và không nghe
được tiếng nói thầm.
4.2.4.

Giai đoạn điếc rõ rệt

Ở giai đoạn này, tiếng nói to cũng khó nghe. Bệnh nhân ù tai thường xuyên,
nói chuyện khó khăn. Đo thính lực, khuyết chữ V lan rộng tới cả tần số 100, 200 và
250 Hz. Thính trường thu hẹp, không những ngưỡng nghe tăng cao mà ngưỡng đau
còn hạ thấp
16


Chẩn đoán xác định bệnh điếc nghề nghiệp
5.1.
Yếu tố tiếp xúc
− Nơi lao động có tiếng ồn lớn, thường xuyên bằng hoặc lớn hơn 90 dBA.
− Thời gian lao động tại môi trường ồn cao tối thiểu 3 tháng.
5.2.
Đo thính lực âm hoàn chỉnh
5.2.1. Điều kiện
− Thính lực âm kế phải hoàn chỉnh.
− Âm nền ở buồng cách âm không quá 35 dB.
− Cán bộ nắm vững kỹ thuật đo. - Biểu đồ thính lực âm phải hoàn chỉnh ở các
giải tần số.
5.2.2. Biểu hiện
− Các biểu hiện tổn thương cả đường xương và đường khí.
− Thể hiện điếc tiếp âm loa đạo đáy hay toàn loa đạo.
− Điếc nghề nghiệp là điếc đối xứng hai bên.

− Đường biểu diễn thính lực có khuyết chữ V ở tần số 4000 Hz. Khuyết này
tăng theo thời gian tiếp xúc, đặc biệt ở thời kỳ đầu của bệnh, khuyết chữ V là
dấu hiệu đặc trưng của điếc nghề nghiệp.
− Điếc nghề nghiệp là điếc không hồi phục.
5.

Biện pháp dự phòng ô nhiễm tiếng ồn trong lao động sản xuất.
6.1.
Biện pháp kỹ thuật
− Giảm tiếng ồn từ nguồn phát sinh : nguồn phát sinh tiếng ồn có thể do va
chạm, cọ xát, rung chuyển, cộng hưởng âm, động cơ nổ ... hay hỗn hợp các
nguyên nhân.
− Cải tiến lại máy móc, thiết bị, giảm ma sát bằng bôi trơn, tra dầu mỡ, dùng
đệm cao su, lò xo ...
− Giảm tiếng ồn bằng cách ly nguồn phát sinh tiếng ồn : làm hệ thống hai cửa
ra vào, hai cửa sổ, tường dày, gạch rỗng, vật liệu xốp ...
− Giảm tiếng ồn bằng dùng vật liệu hấp thu bề mặt : loại bỏ các bề mặt phản
xạ, thay bằng các vật liệu hấp thu tiếng ồn như len, thủy tinh, dạ, sợi gỗ, sơn
đặc biệt ... các bề mặt phản xạ thường có là sàn nhà, tường, trần.
6.2.
Biện pháp phòng hộ cá nhân
6.

Các dụng cụ chống ồn cá nhân là :
17


Nút tai : nút tai có thể làm bằng sáp, bằng bông, cao su xốp, chất dẻo....
− Chụp tai : tai chụp hay mũ chụp.
− Có thể sắp xếp nghỉ ngắn xen kẽ với lao động, lao động một giờ nghỉ 15 phút

hay hai giờ nghỉ nửa giờ.
− Tại nơi lao động, có thể bố trí các phòng yên tĩnh để công nhân nghỉ ngơi.
6.3.
Biện pháp quy định giới hạn tối đa cho phép


Tần số cao > 800 Hz. → 75 − 80 dB
Tần số trung bình 300 − 800 Hz. → 85 − 90 dB.
Tần số thấp < 300 Hz. → 90 − 100 dB.
Các quy định đề ra dựa trên quy đinh không gây thương tổn trong hiện tại
cũng như trong tương lai. Mức quy định tiêu chuẩn tối đa cho phép (theo dBA) của
Việt nam là 90 dBA trong suốt thời gian làm việc. Đánh giá tiếng ồn bằng máy đo
tiếng ồn (sonometer).
6.4.
6.4.1.

Biện pháp Y tế
Khám tuyển

Không tuyển những công nhân giảm thính lực, khả năng nghe tiếng nói
thầm dưới 1m, mắc các bệnh viêm tai giữa mãn tính, thủng màng nhĩ, xơ tai, rối
loạn tiền đình, suy nhược thần kinh, bệnh tuyến nội tiết.
6.4.2.

Khám định kỳ

Tất cả các trường hợp dấu hiệu mệt mỏi thính giác, dị thanh, nhức đầu,
chóng mặt thường xuyên ... cần được đo thính lực âm để phát hiện sớm khả năng bị
bệnh điếc nghề nghiệp để điều trị hoặc chuyển sang công tác khác.


CHƯƠNG III: KẾT LUẬN

Như vậy, khi người lao động phải tiếp xúc với tiếng ồn có cường độ cao,
trong 1 thời gian dài sẽ gây ra rất nhiều tác hại đến sức khỏe và sức nghe.
18


Ở Việt Nam, tiêu chuẩn tiếng ồn trong 8h làm việc của người lao động là
85dBA. Kết quả của các nghiên cứu về tác hại của tiếng ồn đến sức khỏe và sức
nghe của người lao động ở nhiều ngành nghề cho thấy, tỷ lệ bệnh nhân điếc nghề
nghiệp ở ngành dệt chiếm từ 11 – 14%, thợ khoan đá chiếm 18%, thủ thủy tàu biển
là 18%, công nhân ngành giấy là 3,6% và ngành xi măng chiếm 6,4%.
Hơn nữa, đa phần các doanh nghiệp chạy theo lợi nhuận, không ngừng tăng
ca, tăng cường độ và thời gian lao động với tư thế làm việc gò bó, kém thoải mái
Họ bỏ qua các vấn đề chăm sóc sức khỏe cho người lao động làm cho người lao
động có khả năng mất sức, tiêu hao nhiều năng lượng, gây stress ảnh hưởng đến
tâm sinh lý của họ. Khi các yếu tố này kết hợp với tình trạng ô nhiễm tiếng ồn
trong lao động sản xuất, dẫn đến người lao động mất tập trung có khả năng sẽ xảy
ra tai nạn lao động.
Mặt khác nước ta đi lên từ một nền nông nghiệp lạc hậu, thô sơ với các cơ sở
hạ tầng, phương tiện lao động và điều kiện sản xuất cũng lạc hậu, không đồng bộ,
đồng thời với nhịp sản xuất tăng nhanh như thế mà trên thực trạng môi trường lao
động bị ô nhiễm tiếng ồn, do vậy các tác hại của yếu tố vệ sinh lao động vẫn không
ngừng tăng lên. Hậu quả của nó là các rối loạn bệnh lý, các bệnh nghề nghiệp ngày
càng gia tăng, đây là vấn đề hết sức nan giải trong điều kiện kinh tế nước ta hiện
nay, đòi hỏi nhiều cấp, nhiều ngành phải phối hợp giải quyết vì mục tiêu sức khỏe
cho người lao động mới của đất nước.
Tác hại của tiếng ồn đến sức khỏe của con người là rất lớn, trực tiếp làm
giảm năng suất lao động sản xuất và gián tiếp làm giảm chất lượng cuộc sống của
người lao động. Tuy nhiên, người lao động hoàn toàn có thể chủ động phòng chống

được những tác hại mà tiếng ồn gây ra cho cơ thể như: Tuyệt đối sử dụng phương
tiện bảo về cá nhân, đeo nút tai chống tiếng ồn trong quá trình làm việc khi phải
tiếp xúc với tiếng ồn và bố trí thời gian làm việc không quá 8h/ngày hoặc không
nên làm việc liên tục trong 8h. Các cơ sở sử dụng lao động cũng cần có biện pháp
nhằm giảm thiểu những nguồn gây ra tiếng ồn như dần thay thế các dây chuyền sản
xuất lạc hậu, trang bị dụng cụ bảo hộ lao động cho người lao động và cùng các cơ
quan chức năng phối hợp tuyên truyền nhằm nâng cao ý thức của người lao động
trước những tác hại mà tiếng ồn có thể gây ra. Bởi vì mong muốn được làm việc
19


trong một môi trường vệ sinh an toàn là một nhu cầu chính đáng của người lao
động.

20


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.

TCVN 3985 : 1999 (Âm học mức ồn cho phép tại các vị trí làm
việc) - Bộ Luật Lao động Về An Toàn Lao động, Vệ sinh lao động

2.

“Thực trạng ô nhiễm tiếng ồn trong các nhà máy quốc phòng giai
đạon hiện nay” - NGUYỄN PHÚC THÁI, NGUYỄN KIÊN CƯỜNG,
PHẠM HỒNG PHÚC Viện Vệ sinh Phòng dịch Quân đội – Tạp chí y
học thực hành.


3.

“Nghiên cứu đặc điểm bệnh tật của công nhân 1 số ngành tiếp xúc
trực tiếp với tiếng ồn” - HOÀNG MINH THÚY - Viện Giám định y
khoa ĐẶNG ĐỨC PHÚ - Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương NGUYỄN
THỊ TOÁN - Viện y học lao động và vệ sinh môi trường – Tạp chí y
học thực hành.

4.

“Điều tra thực trạng và yếu tố nguy cơ bệnh điếc nghề nghiệp do tiếng
ồn” - HÀ LAN PHƯƠNG - Viện Y học lao động và Vệ sinh môi trường
– tạp chí y học thực hành.

5.

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn – Viện sức khỏe nghề nghiệp.

6.

Giáo trình “Ô nhiễm tiếng ồn và kĩ thuật xử lý” – Nguyễn Võ Châu
Ngân.

21


MỤC LỤC
Chương I: Đặt Vấn Để ………………………………………………….1
Chương II: Nội Dung ……………………………………………………3

1.

Các khái niệm cơ bản về vật lý và sinh lý của âm thanh………...3
1.1.
Định nghĩa tiếng ồn ……………………………………3
1.2.
Các đặc tính chủ yếu của 1 âm thanh ………………….4
1.3.
Đơn vị đo tiếng ồn ……………………………………..5
1.4.
Cơ quan tiếp nhận âm thanh ……………………………8
1.5.
Phân loại tiếng ồn ………………………………………9

2.

Tình hình ô nhiễm tiếng ồn ở các đơn vị sản xuất tại Việt Nam…..12

3.

Các yếu tố quyết định tác hại của tiếng ồn đối với cơ thể trong quá trình lao
động sản xuất …………………………………………………….14
3.1.
Bản chất vật lý của tiếng ồn ……………………………14
3.2.
Tính chất công tác ………………………………….…..14
3.3.
Tính chất cảm thụ tiếng ồn ở từng người ……………....15

4.


Tác hại của tiếng ồn với cơ thế …………………………………..15
4.1.
Tác hại toàn thân ………………………………………..15
4.2.
Tác hại với cơ quan thính giác ………………………….15

5.

6.

Chấn đoán xác định điếc nghề nghiệp ……………………………17
5.1.
Yếu tố tiếp xúc ………………………………………….17
5.2.
Đo thính lực âm hoàn chỉnh …………………………….
17
Biện pháp dự phòng ô nhiễm tiếng ồn trong lao động
Sản xuất …………………………………………………………..17
6.1.
Biện pháp kĩ thuật ………………………………………17
6.2.
Biện pháp phòng hộ cá nhân ……………………………18
22


6.3.
6.4.

Biện pháp quy định giới hạn tối đa ……………………..18

Biện pháp y tế …………………………………………..18

Chương III: Kết luận ……………………………………………………..19
Tài liệu tham khảo ………………………………………………………..21

23



×