Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

Nghiên cứu cấu trúc sinh khối và khả năng tích lũy các bon rừng thông mã vĩ (pinus massoniana lamb) thuần loài tại xã hữu khánh, huyện lộc bình, tỉnh lạng sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.58 MB, 72 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------------------------

NGUYỄN DIỆU NGA

NGHIÊN CỨU SINH KHỐI VÀ KHẢ NĂNG TÍCH LŨY CÁC BON RỪNG
THÔNG MÃ VĨ (PINUS MASONIANA LAMB) THUẦN LOÀI TẠI
XÃ HỮU KHÁNH, HUYỆN LỘC BÌNH, TỈNH LẠNG SƠN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo
Chuyên ngành
Khoa
Khóa học

: Chính quy
: Lâm nghiệp
: Lâm nghiệp
: 2011 - 2015

Thái Nguyên, 2015


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
TRƯỜNG
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
-------------------------------------------------------



NGUYỄN
NGUYỄN DIỆU
DIỆU NGA
NGA

NGHIÊN
đề tài:CỨU SINH KHỐI VÀ KHẢ NĂNG TÍCH LŨY CÁC BON RỪNG
Tên
MASONIANA
LAMB)
LOÀI
TẠI
THÔNG
MÃCỨU
VĨ (PINUS
“NGHIÊN
KHẢ NĂNG
TÍCH LŨY
CÁCTHUẦN
BON CỦA
RỪNG
XÃ HỮU
HUYỆN
LỘC BÌNH,
TỈNH
LẠNG
SƠNTẠI
THÔNG
MÃ KHÁNH,

VĨ (PINUS
MASONIANA
LAMB)
THUẦN
LOÀI
XÃ HỮU KHÁNH, HUYỆN LỘC BÌNH, TỈNH LẠNG SƠN”

KHÓA LUẬN
LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo
: Chính quy
Chuyên ngành
nghiệp
Hệ đào tạo : Lâm
: Chính
quy
Khoa
nghiệp
Chuyên ngành: Lâm
: Lâm
Nghiệp
Khóa học Khoa
: 2011
- 2015
: Lâm
nghiệp
Giảng viênKhóa
hướng
dẫn : TS.

Nguyễn
Công Hoan
Học
: 2011
- 2015

Thái
Thái Nguyên,
Nguyên, 2015
2015


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
TRƯỜNG
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
-------------------------------------------------------

NGUYỄN
NGUYỄN DIỆU
DIỆU NGA
NGA

NGHIÊN
đề tài:CỨU SINH KHỐI VÀ KHẢ NĂNG TÍCH LŨY CÁC BON RỪNG
Tên
MASONIANA
LAMB)
LOÀI

TẠI
THÔNG
MÃCỨU
VĨ (PINUS
“NGHIÊN
KHẢ NĂNG
TÍCH LŨY
CÁCTHUẦN
BON CỦA
RỪNG
XÃ HỮU
HUYỆN
LỘC BÌNH,
TỈNH
LẠNG
SƠNTẠI
THÔNG
MÃ KHÁNH,
VĨ (PINUS
MASONIANA
LAMB)
THUẦN
LOÀI
XÃ HỮU KHÁNH, HUYỆN LỘC BÌNH, TỈNH LẠNG SƠN”

KHÓA LUẬN
LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo
: Chính quy

Chuyên ngành
nghiệp
Hệ đào tạo : Lâm
: Chính
quy
Khoa
nghiệp
Chuyên ngành: Lâm
: Lâm
Nghiệp
Khóa học Khoa
: 2011
- 2015
: Lâm
nghiệp
Giảng viênKhóa
hướng
dẫn : TS.
Nguyễn
Công Hoan
Học
: 2011
- 2015

Thái
Thái Nguyên,
Nguyên, 2015
2015



ii
LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian tiến hành làm việc nghiêm túc tôi đã hoàn thành đề tài tốt
nghiệp. Lời đầu tiên tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới Ban giám hiệu trường Đại
học Nông Lâm Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm khoa Lâm nghiệp, xin cảm ơn các
Thầy giáo, cô giáo đã tận tình dạy dỗ tôi trong suốt bốn năm qua.
Xin gửi lời cảm ơn sâu sắc và chân thành tới thầy giáo TS. Nguyễn Công Hoan
là người đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành bài báo cáo NCKH.
Tôi xin chân thành cảm ơn UBND xã Hữu Khánh đã tạo điều kiện giúp đỡ
tôi trong quá trình nghiên cứu.
Nhân dịp này tôi cũng gửi lời cảm ơn tới bạn bè và gia đình tôi những người
luôn ủng hộ, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập tại trường Đại học Nông Lâm.
Mặc dù đã cố gắng, nhưng do thời gian và kiến thức còn hạn chế nên báo cáo
không tránh khỏi sai sót. Vì vậy, tôi rất mong được sự chỉ bảo và đóng góp ý kiến
của các thầy cô giáo và các bạn để khóa luận của tôi được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 5 tháng 5 năm 2015
Sinh viên

Nguyễn Diệu Nga


iii

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 4.1. Một số chỉ tiêu thống kê 27 cây tiêu chuẩn chặt ngả ..................................... 27
Bảng 4.2. Sinh khối tươi cây cá lẻ Thông mã vĩ ................................................................ 29
Bảng 4.3. Sinh khối tươi tầng cây gỗ trên 9 lâm phần ...................................................... 31
Bảng 4.4. Tương quan giữa Wt các bộ phận của cây tiêu chuẩn với D2*H ................ 33

Bảng 4.5. Sinh khối tươi cây bụi thảm tươi, thảm mục .................................................... 34
Bảng 4.6. Tổng sinh khối tươi lâm phần Thông mã vĩ ..................................................... 36
Bảng 4.7. Sinh khối khô cây cá lẻ Thông mã vĩ ................................................................. 38
Bảng 4.8. Sinh khối khô tầng cây gỗ trên 9 lâm phần ...................................................... 40
Bảng 4.9. Tương quan Wk các bộ phận của cây tiêu chuẩn với D2*H ........................ 41
Bảng 4.10. Sinh khối khô cây bụi thảm tươi và thảm mục.............................................. 42
Bảng 4.11. Tổng sinh khối khô lâm phần Thông mã vĩ ................................................... 44
Bảng 4.12. Trữ lượng các bon cây cá lẻ ............................................................................... 46
Bảng 4.13. Trữ lượng các bon tầng cây gỗ trên 9 lâm phần ........................................... 48
Bảng 4.14. Tương quan giữa trữ lượng các bon các bộ phận của cây tiêu chuẩn
với D2*H .................................................................................................................... 59
Bảng 4.15. Trữ lượng các bon tích lũy trong cây bụi, thảm tươi và thảm mục ......... 59
Bảng 4.16. Tổng lượng các bon tích lũy trong lâm phần Thông mã vĩ........................ 52


iv

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1. Sơ đồ ô tiêu chuẩn .................................................................................. 22
Hình 4.1. Biểu đồ thể tích cây tiêu chuẩn theo 3 cấp kính ...................................... 28
Hình 4.2. Biểu đồ cấu trúc sinh khối tươi cây cá lẻ Thông mã vĩ ........................... 30
Hình 4.3. Biểu đồ sinh khối tươi cây bụi thảm tươi, thảm mục .............................. 35
Hình 4.4. Biểu đồ tổng sinh khối tươi lâm phần Thông mã vĩ tại 3 vị trí ................ 37
Hình 4.5. Biểu đồ cấu trúc sinh khối khô cây cá lẻ Thông mã vĩ ............................ 39
Hình 4.6. Biểu đồ sinh khối khô cây bụi thảm tươi và thảm mục ........................... 43
Hình 4.7. Biểu đồ tổng sinh khối khô lâm phần Thông mã vĩ tại 3 vị trí ................ 45
Hình 4.8. Biểu đồ trữ lượng các bon cây cá lẻ ....................................................... 47
Hình 4.9. Biểu đồ trữ lượng các bon tích luỹ trong cây bụi thảm tươi, thảm mục ....... 51
Hình 4.10. Biểu đồ tổng trữ lượng các bon trong lâm phần Thông tại 3 vị trí......... 53



v

DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT

CDM

: Cơ chế phát triển sạch (Clean Development Mechanism)

C

: Các bon

Dt

: Đường kính tán

D1.3

: Đường kính ngang ngực

ĐDSH

: Đa dạng sinh học

H dc

: Chiều cao dưới cành

H vn


: Chiều cao vút ngọn

Mt

: Đơn vị đo megatonnes

N/otc; N/ha

: Số cây trên ô tiêu chuẩn; số cây trên ha

OTC

: Ô tiêu chuẩn

ODB

: Ô dạng bản

V(m3)

: Thể tích

Wk

: Sinh khối khô

Wt

: Sinh khối tươi



vi

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ..........................................................................................................i
DANH MỤC CÁC BẢNG .................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC HÌNH ...................................................................................... iv
DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT ........................................................ v
MỤC LỤC ............................................................................................................. vi
Phần 1: MỞ ĐẦU .................................................................................................. 1
1.1. Đặt vấn đề ........................................................................................................ 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................................... 2
1.3. Ý nghĩa của đề tài ............................................................................................. 2
1.3.1. Ý nghĩa học tập và nghiên cứu khoa học ........................................................ 2
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn sản xuất.............................................................................. 2
Phần 2: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ....................................... 3
2.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu ........................................................................... 3
2.1.1. Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu .......................................................... 3
2.1.2. Tên, đặc điểm hình thái thực vật của loài nghiên cứu ..................................... 4
2.1.3. Những nghiên cứu về rừng trồng trên Thế giới .............................................. 5
2.1.4. Những nghiên cứu ở Việt Nam ...................................................................... 8
2.2. Tổng quan khu vực nghiên cứu ....................................................................... 14
2.2.1. Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu ........................................................ 14
2.2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội khu vực nghiên cứu ............................................. 17
2.2.3. Nhận xét, đánh giá chung ............................................................................. 19
Phần 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..... 21
3.1. Đối tượng, phạm vi và thời gian nghiên cứu ................................................... 21
3.1.1. Đối tương nghiên cứu .................................................................................. 21
3.1.2. Địa điểm và thời gian tiến hành ................................................................... 21

3.2. Nội dung nghiên cứu ...................................................................................... 21
3.3. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 21


vii

3.3.1. Phương pháp luận ........................................................................................ 21
3.3.2. Phương pháp thu thập số liệu ....................................................................... 22
3.3.3. Phương pháp kế thừa ................................................................................... 24
3.3.4. Phương pháp xử lý số liệu............................................................................ 24
Phần 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..................................... 27
4.1. Một số chỉ tiêu thống kê 27 cây tiêu chuẩn chặt ngả ....................................... 27
4.2. Sinh khối lâm phần Thông mã vĩ .................................................................... 29
4.2.1. Sinh khối tươi lâm phần Thông mã vĩ .......................................................... 29
4.2.2. Sinh khối khô lâm phần Thông mã vĩ........................................................... 37
4.3. Trữ lượng các bon của lâm phần Thông mã vĩ ................................................ 45
4.3.1. Trữ lượng các bon cây cá lẻ ......................................................................... 45
4.3.2. Tổng trữ lượng các bon tầng cây gỗ Thông mã vĩ ........................................ 47
4.3.3. Tương quan các bộ phận của các bon cây tiêu chuẩn với D2*H .................... 48
4.3.4. Trữ lượng các bon tích lũy trong cây bụi thảm tươi, thảm mục .................... 49
4.3.5. Tổng trữ lượng các bon tích lũy trong lâm phần Thông mã vĩ ...................... 51
Phần 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................... 54
5.1. Kết luận .......................................................................................................... 54
5.2. Kiến nghị ........................................................................................................ 55
TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Tài liệu tiếng Việt
II. Tài liệu tiếng Anh
PHỤ LỤC



1

Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Hiện nay nóng lên toàn cầu thực sự đã và đang là một chủ đề nóng trên các
bàn nghị sự liên quan đến biến đổi khí hậu. Sự nóng lên của trái đất được thể hiện
rõ với những bằng chứng như: Nhiệt độ trung bình của không khí và nước biển tăng
lên, băng và tuyết tan nhanh ở nhiều khu vực khiến cho mực nước biển trung bình
dâng... Các nhà khoa học cho rằng nguyên nhân trực tiếp của sự biến đổi khí hậu là
do phát thải quá mức khí nhà kính, đặc biệt là CO2. Với diện tích rừng ngày càng bị
thu hẹp đó là một trong những nguyên nhân khiến lượng CO2 tích tụ ngày càng
nhiều khiến nhiệt độ trái đất nóng lên. Và đây chính là mối quan tâm của nhiều
quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
Rừng với chức năng là bể chứa CO2, nó có vai trò đặc biệt quan trọng trong
cân bằng O2 và CO2 của khí quyển. Rừng có ảnh hưởng lớn đến nhiệt độ trái đất
thông qua việc điều hòa các khí gây hiệu ứng nhà kính. Với mức tiêu thụ nhiên liệu
hóa thạch và các hoạt động khác hiện nay của con người thì các nhà khoa học đã
ước tính nhiệt độ trung bình của trái đất có thể tăng lên 1,50C - 4,50C vào năm 2050.
Nhưng nhờ có rừng mà hàng năm có khoảng 100 tỷ tấn CO2 trong khí quyển được
cố định bởi quá trình quang hợp của cây xanh. Vì vậy, các nước trên thế giới đang
đặc biệt quan tâm đến việc trồng rừng nhằm cải thiện môi trường sinh thái.
Lượng CO2 hấp thụ của rừng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như sau: Kiểu rừng,
trạng thái rừng, tuổi lâm phần, loài cây,... việc giảm tác hại của hiệu ứng nhà kính
đòi hỏi phải có sự nghiên cứu, đánh giá, xác định sinh khối và trữ lượng các bon
trong từng kiểu rừng, từng loài cây làm cơ sở để lượng hóa giá trị kinh tế về môi
trường mà rừng mang lại.
Hiện nay có nhiều nghiên cứu về Thông nhưng chủ yếu tập trung vào kĩ
thuật gây trồng, tăng trưởng, sinh trưởng, biểu cấp đất... Tuy nhiên, nghiên cứu về
sinh khối và khả năng hấp thụ các bon của rừng Thông mã vĩ còn chưa được nghiên

cứu chi tiết để có cơ sở cho việc tính toán giá trị thương mại các bon mà rừng trồng
Thông mã vĩ có thể đem lại ở từng địa phương.


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là bài khóa luân tốt nghiệp của bản thân tôi. Các
số liệu và kết quả nghiên cứu là quá trình điều tra trên thực địa hoàn toàn
trung thực, chưa công bố trên các tài liệu, nếu có gì sai tôi xin chịu hoàn toàn
trách nhiệm!
Thái Nguyên, ngày 5 tháng 5 năm 2015
XÁC NHẬN CỦA GVHD

Người viết cam đoan

Nguyễn Diệu Nga

XÁC NHẬN CỦA GV CHẤM PHẢN BIỆN
(Ký, họ và tên)


3

Phần 2
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
2.1.1. Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu
Thực vật hấp thu khí CO2 trong qua trình quang hợp và chuyển thành những
hợp chất hữu cơ (đường, lipit, protein..). Trong sinh vật sản xuất (thực vật), các hợp

chất này là thức ăn cho sinh vật tiêu thụ. Cuối cùng là xác bã thực vật, sản phẩm bài
tiết sinh vật, phân hủy. Trong môi trường các bon là chất vô cơ (khí), nhưng được
quần xã sinh vật sử dụng thành chất hữu cơ, một phần làm thức ăn cho sinh vật tiêu
thụ, phần lớn được tích lũy ở dạng sinh khối thực vật như trong các bộ phận của cây
(thân, cành, lá..).
“Sinh khối là tổng trọng lượng của sinh vật sống trong sinh quyển hoặc số
lượng sinh vật sống trên một đơn vị diện tích, thể tích vùng”. Sinh khối là một chỉ
tiêu quan trọng thể hiện năng suất của rừng, sinh khối được dùng để nghiên cứu một
số chỉ tiêu như dinh dưỡng hoặc các chỉ tiêu về môi trường rừng. Khi cơ chế phát
triển sạch (CDM) xuất hiện, nghiên cứu sinh khối giữ vai trò quan trọng hơn, được
dùng để xác định lượng các bon hấp thụ bởi thực vật rừng, góp phần định lượng giá
trị môi trường do rừng đem lại. Cơ chế phát triển sạch (CDM) quy định tại Điều 12
của Nghị định thư Kyoto cho phép khu vực chính phủ và khu vực tư nhân của các
nước công nghiệp hóa thực hiện các dự án giảm phát thải từ các nước đang phát
triển và nhận được tín dụng dưới dạng “giảm phát thải được chứng nhận” (CERs) khoản tín dụng này được tính vào chỉ tiêu giảm phát thải của các nước công nghiệp
hóa. CDM thúc đẩy phát triển bền vững tại các nước đang phát triển đồng thời cho
phép các nước phát triển góp phần vào mục tiêu giảm nồng độ khí nhà kính trong
khí quyển.
Tại hội nghị Thượng đỉnh Liên hợp quốc về Môi trường và Phát triển - hay
còn gọi là “Hội nghị Thượng đỉnh Trái Đất” tại Rio De Jancio năm 1992, Công ước


4

của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu được thông qua. Mục tiêu của Liên hợp quốc
là nhằm ngăn ngừa những hoạt động có hại của loài người đến khí hậu trên trái đất.
Công ước có hiệu lực năm 1994, cho đến nay trên toàn thế giới đã có 189 nước ký
kết công ước (UNFCCC, 2005) (Lê Anh Đức, 2013) [5].
2.1.2. Tên, đặc điểm hình thái thực vật của loài nghiên cứu
Thông mã vĩ (Pinus massoniana Lamb)

- Tên thông thường: Thông đuôi ngựa, Mã vĩ tùng
- Họ: Thông - Pinaceae
- Tên thương phẩm: Maweisong pine
* Hình thái Thông mã vĩ
Thông mã vĩ là cây gỗ lớn, cao 20 - 30 m, thân thẳng, tròn; vỏ ngoài màu nâu
đỏ, nhưng ở phía gốc lại có màu nâu đen, khi già thường bong ra từng mảng. Cành
non màu hung hoặc màu vàng nhạt, nhẵn. Lá hình kim, màu xanh nhạt, tập trung ở
đầu cành, mềm, rủ xuống, thường 2 (rất ít khi 3) lá trong một bẹ, dài 12 - 20cm.
Nón cái có dạng gần hình cầu khi còn non, nhưng khi già lại có dạng hình
trứng, dài 4 - 7cm, đường kính 2,5 - 4cm; khi chín có màu hạt dẻ.
Hạt Thông mã vĩ màu nâu nhạt, có cánh mỏng dài khoảng 1,5cm.
* Đặc điểm hình thái thực vật
Cây Thông mã vĩ ưa khí hậu á nhiệt đới, thường phân bố ở các khu vực có
nhiệt độ trung bình năm không vượt quá 21,5 0C. Cây thích hợp với những khu vực
có nhiệt độ không khí trung bình năm trong khoảng 18 - 1,50C và tổng lượng mưa
hàng năm 1.000 - 2.500mm. Tuy vậy, vẫn có thể đưa Thông mã vĩ đến trồng ở
những khu vực có nhiệt độ trung bình năm lên tới 22 - 230C, nhiệt độ trung bình
tháng nóng nhất 25 - 290C; song chúng sinh trưởng kém và dễ bị sâu bệnh.
Thông mã vĩ ưa sáng, ưa nóng ấm và không chịu được bóng. Hệ rễ của cây
phát triển nhanh và ăn sâu vào đất. Chúng sinh trưởng tốt ở những khu vực có tầng
đất mặt sâu, chua (pH 4,5 - 6) và thoát nước. Tuy vậy, Thông mã vĩ vẫn có thể mọc
trên các vùng đất bạc màu, với tầng đất mặt mỏng, chua và khô hạn. Trên các đồi
núi, đất bạc màu với thảm thực vật ưu thế là Sim (Rhodomyrtus tomentosa (Ait.)


5

Hass.), Chổi xuế (Baeckea frutescens L.), Mua (Melastoma spp.), Tế guột
(Dicranopteris linearis Burm.)… đều có thể trồng Thông mã vĩ.
Ở điều kiện đất nghèo kiệt, khô hạn Thông mã vĩ có sức chống chịu kém hơn

so với Thông nhựa. Nhưng nếu ở điều kiện khí hậu và đất đai tương đối thích hợp
Thông mã vĩ lại sinh trưởng nhanh hơn so với Thông nhựa. Trong 10 năm đầu tiên,
Thông mã vĩ có tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm đạt khoảng 0,7 - 0,8m theo
chiều cao và 1,3 - 1,5cm theo đường kính thân. Sinh khối tăng trưởng hàng năm có
thể đạt trung bình 5 - 10m3/ha. Trong giai đoạn đầu tốc độ tăng trưởng của Thông
mã vĩ thường tương đối cao, nhưng ở các giai đoạn sau thì chậm dần. Thông mã vĩ
thường bắt đầu ra nón ở giai đoạn 5 - 6 tuổi: Cây thường ra nón vào tháng 4 - 5 và
chín vào các tháng 11 - 12 của năm sau.
* Phân bố tự nhiên và yêu cầu sinh thái của loài Thông
Thông mã vĩ đã được trồng tại Lạng Sơn (Lộc Bình), Quảng Ninh, Hà Giang,
Lai Châu, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Hà Tây, Thanh Hoá, Nghệ An. Ngoài ra, Thông
mã vĩ còn là cây nguyên sản ở miền Nam Trung Quốc (Quảng Đông, Quảng Tây).
* Công dụng Thông mã vĩ
Trong nhựa Thông mã vĩ thì hàm lượng tinh dầu có khoảng 30 - 35%,
colophan khoảng trên dưới 60%. Trong lá chứa 0,2% tinh dầu và trong nón cái cũng
chứa 0,2 - 0,4% tinh dầu. Thành phần chính trong tinh dầu lá là các hợp chất pinen,
còn trong tinh dầu nón cái là limonen.
Công dụng Thông mã vĩ: Gỗ dùng chủ yếu cho xây dựng, trụ mỏ, đóng đồ
gia dụng, làm diêm, các công trình dưới nước. Gỗ chứa khoảng 62% là xenlulozo và
có thể dùng để sản xuất giấy và sợi nhân tạo, và gỗ trụ mỏ có giá trị.
Nhựa là nguồn nguyên liệu cho một số mặt hàng trong công nghiệp và y tế.
Một số địa phương tại miền Nam Trung Quốc đã dùng nhựa Thông mã vĩ
làm thuốc chữa sỏi mật, thấp khớp và mụn nhọt.
Thông mã vĩ được coi là “cây tiên phong”, là đối tượng trồng rừng trên các
vùng đất trống, đồi núi trọc, đất đai cằn cỗi, khô hạn.


6

2.1.3. Những nghiên cứu về rừng trồng trên Thế giới

2.1.3.1. Nghiên cứu về sinh khối rừng trồng
Sinh khối, năng suất gắn liền với quá trình quang hợp, là kết quả của quá
trình sinh học, mang ý nghĩa thực tiễn to lớn trong kinh doanh rừng. Tiêu biểu cho
lĩnh vực này có các tác giả sau:
Liebig J. V. (1840) [26] lần đầu tiên đã định lượng về sự tác động phân bón
tới thực vật và phát triển thành định luật “tối thiểu”. Fleming R. H. (1957) [29] tổng
kết lịch sử ra đời và phát triển của sinh khối và năng suất trong công trình nghiên
cứu của mình.
Lieth H. (1964) [27] đã thể hiện năng suất trên toàn thế giới bằng biểu đồ
năng suất, đồng thời sự ra đời của phương trình sinh học quốc tế “IBP” (1964) và
chương trình sinh quyển con người “MAB” (1971) đã tác động mạnh tới nghiên cứu
năng suất và sinh khối.
Cannell M. G. R. (1981) [24] đã công bố công trình “Sinh khối và tài liệu
năng suất sơ cấp rừng thế giới” trong đó tập hợp hơn 600 công trình nghiên cứu đã
được tóm tắt về sinh khối khô thân, cành, lá và một số thành phần sản phẩm sơ cấp
của hơn 1200 lâm phần thuộc 46 quốc gia trên thế giới.
Qua tham khảo, tổng hợp các phương pháp nghiên cứu sinh khối và năng suất
thực vật của các tác giả trên thế giới, có thể tựu chung lại các phương pháp như sau:
+ Phương pháp dioxyt các bon: Do Transeau (1926) khởi xướng được áp
dụng đầu tiên ở Đức, Anh, Mỹ và Nhật bởi các tác giả Huber (1952), Monteith
(1960 - 1962), Lemon (1960 - 1967), Inoue (1965-1968) (Nguyễn Công Hoan,
2014) [7].
+ Phương pháp Oxygen: Do Edmonton và cộng sự đề xướng năm 1968
nhằm định lượng ô-xi tạo ra trong quá trình quang hợp của thực vật màu xanh
(Nguyễn Công Hoan, 2014) [7].
+ Phương pháp Chlorophyll: Được Aruga và Monsi đề xuất năm 1963 cho
phép xác định hàm lượng chất diệp lục trên một đơn vị diện tích mặt đất là một chỉ
tiêu biểu thị khả năng của hệ sinh thái hấp thu các tia bức xạ hoạt động quang tổng
hợp được dùng để đánh giá sinh khối của hệ sinh thái (Nguyễn Công Hoan, 2014) [7].



7

+ Phương pháp cây mẫu: Năm 1967 Newbould P. J. [31] đề nghị phương
pháp “cây mẫu” để nghiên cứu sinh khối và năng suất của các quần xã từ các ô tiêu
chuẩn. Phương pháp này được chương trình sinh học quốc tế “IBP” thống nhất áp
dụng. Trên cơ sở các phương pháp nghiên cứu trên, các nhà khoa học đã nghiên cứu
cho các đối tượng khác nhau và đã thu được các kết quả đáng kể.
Tóm lại, những nghiên cứu trên để phục vụ cho việc xác định sinh khối rừng
trồng, các tác giả đã đưa ra các phương pháp khác nhau để tính sinh khối, mỗi một
phương pháp đều có những ưu nhược điểm riêng tùy vào điều kiện cụ thể và mục
tiêu của công việc mà lựa chọn phương pháp thích hợp nhất để áp dụng.
2.1.3.2. Nghiên cứu về khả năng tích lũy các bon rừng trồng
Murdiyarso (1995) cho rằng rừng ở Indonesia có lượng các bon từ 161 - 300
tấn/ha trong phần sinh khối trên mặt đất [30].
Abu Bakar (2000) rừng ở Malaysia lượng các bon biến động từ 100 - 160
tấn/ha nếu tính cả sinh khối trong đất là 90 - 780 tấn/ha [30].
Brown và cộng sự (1996) đã ước lượng tổng lượng các bon mà hoạt động
trồng rừng trên thế giới có thể thu thập tối đa trong vòng 5 năm (1995 - 2000) là
khoảng 60 - 87, với 70% ở rừng nhiệt đới, 25% ở rừng ôn đới và 5% ở rừng cực
Bắc (Trần Thị Lộc, 2011) [11].
Ở Trung Quốc, nghiên cứu được thực hiện với rừng trồng hỗn loài giữa
Pinus massoniana và Schima superba cho thấy, lượng các bon biến động từ 146,35 215,30 tấn/ha, trong đó lượng các bon của cây trồng và thảm thực vật dưới tán rừng
chiếm 61,9% - 69,9%, lượng các bon trong đất chiếm từ 28,5% - 35,5% và lượng
các bon trong vật rơi rụng chiếm từ 1,6% - 2,8% (Fang Yunting và cs, 2003) [28].
Tại Ireland khả năng hấp thụ CO2 của rừng trồng đã được đánh giá lại cho
thời gian từ năm 1906 đến năm 2012 và được chia làm 2 giai đoạn, giai đoạn 1 từ
năm 1906 - 2002 và giai đoạn 2 từ 2003 - 2012. Đến năm 2002, tổng lượng các bon
của rừng trồng ở Ireland đã tích trữ được 37,7 Mt (megatonnes), trong đó từ năm
1990 - 2002 lượng các bon cố định được là 14,8 Mt. Theo dự đoán trong thời gian

từ 2008-2012, trung bình mỗi năm rừng trồng ở đây có thể cố định được 0,9 Mt các


8

bon/năm. Với lượng các bon cố định được từ rừng trồng có thể đáp ứng được 22%
lượng phát thải khí nhà kính cần giảm theo nghị định thư Kyoto mà nước này cam
kết (Byrne và Milne, 2006) [23].
Một công trình nghiên cứu ở Philippines cho thấy, hàm lượng các bon chứa
trong cây Lõi thọ biến động từ 44,73 - 46,55%, trong khi hàm lượng các bon trong
Keo lá tràm (Acacia auriculiformis) chiếm khoảng 51,20% (Digno, 2007) [25].
Năm 1995 Murdiyarso D. đã nghiên cứu và đưa ra dẫn liệu rừng Indonesia
có lượng carbon hấp thụ từ 161 - 300 tấn/ha trong phần sinh khối trên mặt đất. Tại
Thái Lan, Noonpragop K. đã xác định lượng các bon trong sinh khối trên mặt đất là
72 - 182 tấn/ha. Ở Malaysia lượng các bon trong rừng biến động từ 100 - 160 tấn/ha
và tính cả trong sinh khối và đất là 90 - 780 tấn/ha (ICRAF, 2001) [30].
Tóm lại, các nghiên cứu cụ thể để ước tính lượng các bon tích lũy trong cây
rừng đã được phát triển rộng khắp trên thế giới. Phương pháp chủ yếu là lập ô
mẫu, đo tính sinh khối, lập các mô hình quan hệ để ước tính. Sinh khối khô với các
nhân tố điều tra rừng, từ đó suy ra trữ lượng các bon bằng 50% sinh khối khô.
Nhưng vẫn còn nhiều hạn chế về việc xác định được chính xác lượng các bon theo
loài, việc quy đổi C = 50% sinh khối khô là chưa thật chính xác, đa số dừng lại ở
xác định các bon cây cá thể.
2.1.4. Những nghiên cứu ở Việt Nam
2.1.4.1. Nghiên cứu về sinh khối
Nghiên cứu về sinh khối rừng ở Việt Nam được tiến hành khá muộn so với
thế giới, song bước đầu cũng đã đạt được những thành tựu đáng kể. Cho tới nay một
số loài cây như Thông nhựa, Thông mã vĩ, Keo tai tượng, Keo lai,… đã được nhiều
tác giả nghiên cứu các biểu về cấp đất, biểu thể tích, sản lượng rừng… Đây là
những nghiên cứu bước đầu làm cơ sở cho việc nghiên cứu sinh khối và tính toán

lượng các bon hấp thụ ở các loài cây ở nước ta.
Hà Văn Tuế (1994) cũng trên cơ sở phương pháp “cây mẫu” của Newboul D.
J. (1967) đã nghiên cứu năng suất, sinh khối một số quần xã rừng trồng nguyên liệu
giấy tại vùng trung du Vĩnh Phúc ( Lý Thu Quỳnh, 2007) [16].


9

Công trình “Đánh giá sinh trưởng, tăng trưởng, sinh khối và năng suất rừng
Thông ba lá (Pinus Keysia Roileex Gordm) vùng Đà Lạt - Lâm Đồng” của Lê Hồng
Phúc (1996) [13] đã tìm ra quy luật tăng trưởng sinh khối, cấu trúc thành phần tăng
trưởng sinh khối thân cây. Tỷ lệ sinh khối tươi, khô của các bộ phận thân, cành, lá,
rễ, lượng rơi rụng, tổng sinh khối cá thể và quần thể. Sau khi nghiên cứu tác giả đã
lập được một số phương trình nói lên tương quan giữa sinh khối và các bộ phận cây
rừng với đường kính D1,3.
Ngoài ra, các tác giả Nguyễn Ngọc Lung và Đào Công Khanh (1999) [12]
cũng đã có công trình nghiên cứu về sinh khối rừng Thông ba lá để tính toán thử
khả năng cố định CO2 mà cây rừng hấp thụ. Từ việc nghiên cứu này tác giả đã xác
định được một số hàm tương quan mang tính chất định lượng sinh khối.
Vũ Văn Thông (1998) [20] đã thực hiện công trình “Nghiên cứu cơ sở xác
định sinh khối cây cá lẻ và lâm phần Keo lá tràm (Accia auriculiformis Cunn) tại
tỉnh Thái Nguyên”, qua đó đã lập bảng tra sinh khối tạm thời phục vụ cho công tác
điều tra kinh doanh rừng.
Đặng Trung Tấn (2001) [17] cũng đã nghiên cứu về “Sinh khối rừng Đước”
và cho ra nhận định tổng sinh khối rừng Đước ở Cà Mau là 327 m3/ha và tăng
trưởng sinh khối bình quân hàng năm là 9500 kg/ha.
Nguyễn Văn Dũng (2005) [3] đã đưa ra nhận định rằng Thông mã vĩ thuần
loài 20 tuổi có tổng sinh khối tươi (trong cây và vật rơi rụng) là 321,7- 495,4 tấn/ha,
tương đương với lượng sinh khối khô là 173,4 - 266,2 tấn /ha. Rừng Keo lá tràm
thuần loài 15 tuổi có tổng sinh khối tươi (trong cây và vật rơi rụng) là 251,1- 433,7

tấn/ha, tương đương với lượng sinh khối khô là 132 - 223 tấn/ha.
Nguyễn Văn Tấn (2006) nghiên cứu về sinh khối rừng Bạch đàn urô ở Yên
Bái đã cho kết quả như sau: Với sinh khối tươi ở tuổi 4 bằng 183,54 tấn/ha, ở tuổi 5
là 219,77 tấn/ha. Trong đó sinh khối trên mặt đất chiếm từ 77,78% - 89,12%. Tương
ứng sinh khối khô ở tuổi 4 là 66,87 tấn/ha, tuổi 5 là 73,53 tấn/ha, tuổi 6 là 96,02
tấn/ha. Trong đó sinh khối trên mặt đất chiếm 64,27% - 85,92% [18].


ii
LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian tiến hành làm việc nghiêm túc tôi đã hoàn thành đề tài tốt
nghiệp. Lời đầu tiên tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới Ban giám hiệu trường Đại
học Nông Lâm Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm khoa Lâm nghiệp, xin cảm ơn các
Thầy giáo, cô giáo đã tận tình dạy dỗ tôi trong suốt bốn năm qua.
Xin gửi lời cảm ơn sâu sắc và chân thành tới thầy giáo TS. Nguyễn Công Hoan
là người đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành bài báo cáo NCKH.
Tôi xin chân thành cảm ơn UBND xã Hữu Khánh đã tạo điều kiện giúp đỡ
tôi trong quá trình nghiên cứu.
Nhân dịp này tôi cũng gửi lời cảm ơn tới bạn bè và gia đình tôi những người
luôn ủng hộ, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập tại trường Đại học Nông Lâm.
Mặc dù đã cố gắng, nhưng do thời gian và kiến thức còn hạn chế nên báo cáo
không tránh khỏi sai sót. Vì vậy, tôi rất mong được sự chỉ bảo và đóng góp ý kiến
của các thầy cô giáo và các bạn để khóa luận của tôi được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 5 tháng 5 năm 2015
Sinh viên

Nguyễn Diệu Nga



11

cây gỗ chiếm tỷ trọng lớn nhất từ 75 - 79%; sinh khối tầng cây dưới tán chiếm tỷ
trọng 17 - 20 %; sinh khối vật rơi rụng chiếm tỷ trọng 4 - 5%.
Qua nghiên cứu sinh khối và khả năng cố định các bon của rừng Mỡ
(Manglietia conifera Dandy) trồng tại Tuyên Quang và Phú Thọ của Lý Thu Quỳnh,
2007 [16], cho thấy cấu trúc sinh khối cây cá lẻ Mỡ gồm 4 phần thân, cành, lá và rễ,
trong đó sinh khối tươi lần lượt là 60%, 8%, 7% và 24%; tổng sinh khối tươi của 1
ha rừng trồng Mỡ biến động trong khoảng từ 53,4 - 309 tấn/ha, trong đó: 86% là
sinh khối tầng cây gỗ, 6% là sinh khối tầng cây dưới tán và 8% là sinh khối của vật
rơi rụng.
Đỗ Hoàng Chung và cộng sự (2010) [1], đã đánh giá nhanh lượng các bon
tích lũy trên mặt đất của một số trạng thái thảm thực vật tại Thái Nguyên, kết quả
cho thấy: Trạng thái thảm cỏ, trảng cây bụi và cây bụi xen cây gỗ tái sinh lượng các
bon tích lũy đạt 1,78 - 13,67 tấn C/ha; Rừng trồng đạt 13,52 - 53,25 tấn C/ha; Rừng
phục hồi tự nhiên đạt 19,08 - 35,27 tấn C/ha.
Đặng Thịnh Triều (2008) [21], thực hiện đề tài nhằm xác định khả năng hấp
thụ các bon của rừng trồng Thông mã vĩ thuần loài theo các cấp đất khác nhau tại
vùng Đông Bắc Việt Nam. Kết quả cho thấy, cấu trúc lượng các bon trong cây cá lẻ
Thông mã vĩ chủ yếu tập trung ở phần thân cây với trung bình 62,85%, tiếp đến là
cành cây chiếm trung bình 18,35%, rễ cây chiếm trung bình 9,76% và lượng các
bon trong lá trung bình 9,04%. Lượng các bon trong cây bụi, thảm tươi dưới tán
rừng Thông mã vĩ tập trung nhiều ở phần thân và cành cây bụi với 32,44%, bộ phận
rễ cây bụi chiếm 31,87%, lượng các bon trong cỏ chiếm 21,96% và lá cây bụi chiếm
13,72%. Lượng các bon tích lũy trong cành thực vật rơi rụng chiếm 45,30%, các
bon trong các thành phần khác của vật rơi 54,69%. Lượng các bon trung bình cho
cả 3 cấp đất là 11,19 tấn/ha, ở độ sâu 10-20 cm là 8,14 tấn/ha và độ sâu 20-30 cm là
4,69 tấn/ha. Tổng lượng các bon tích lũy trên một ha rừng trồng Thông mã vĩ dao
động trong khoảng từ 33,3 - 179,4 tấn/ha tùy theo cấp tuổi và cấp đất. Trong đó
tầng cây gỗ chiếm trung bình 58,88%, tiếp đó các bon trong đất chiếm trung bình



12

33,50%, các bon tích lũy trong vật rơi rụng trung bình 5,18% và các bon trong cây
bụi thảm tươi trung bình 2,44%.
Võ Đại Hải và cộng sự (2009) [6], trong đề tài nghiên cứu “Nghiên cứu khả
năng hấp thụ và giá trị thương mại các bon của một số dạng rừng trồng chủ yếu ở
Việt Nam” đã tiến hành nghiên cứu năng suất sinh khối của một số loài cây trồng
rừng như: Mỡ, Thông mã vĩ, Thông nhựa, Keo lai, Keo lá tràm,… Kết quả đã đánh
giá được cấu trúc sinh khối cây cá lẻ và cấu trúc sinh khối lâm phần rừng trồng, tìm
hiểu rõ được mối quan hệ giữa sinh khối cây cá lẻ và lâm phần với các nhân tố điều
tra,… Góp phần quan trọng trong nghiên cứu sinh khối rừng trồng và nghiên cứu
khả năng hấp thụ các bon của một số loài cây trồng rừng sản xuất chủ yếu ở nước ta
hiện nay.
Trần Bình Đà và Lê Quốc Doanh (2009) [4], sử dụng phương pháp đánh giá
nhanh tích lũy các bon với phương thức nông lâm kết hợp tại vùng đệm vườn quốc
gia Tam Đảo của các đối tượng: Vải + Bạch đàn đạt 16,07 tấn/ha; Vải + Keo tai
tượng đạt 21,84 tấn/ha và Vải + Thông đạt 20,81 tấn/ha.
Nghiên cứu của Vũ Tuấn Phương và các cộng sự (2010) [14], trong đề tài
lượng giá và định giá rừng đã tiến hành nghiên cứu sinh khối làm cơ sở cho việc
tính toán trữ lượng các bon một số loại rừng trồng, bao gồm: Keo lá tràm, Keo tai
tượng, Thông mã vĩ, Keo lai, Quế, Thông nhựa, Bạch đàn uro. Kết quả đã xác định
được sinh khối, trữ lượng các bon và các mô hình cho việc tính toàn lượng các bon
tích lũy.
Đỗ Hoàng Chung và cộng sự (2013) [2] đã đánh giá nhanh lượng các bon
tích lũy trên mặt đất của một số trạng thái thảm thực vật tại Thái Nguyên, kết quả
cho thấy: Trạng thái thảm cỏ, trảng cây bụi và cây bụi xen cây gỗ tái sinh lượng các
bon tích lũy đạt 1,78 - 13,67 tấn C/ha; Rừng trồng đạt 13,52 - 53,25 tấn C/ha; Rừng
phục hồi tự nhiên đạt 19,08 - 35,27 tấn C/ha.

Đặng Thịnh Triều (2010) [22] trong đề tài nghiên cứu “Nghiên cứu khả năng
cố định các bon của rừng trồng Thông mã vĩ (Pinus massoniana Lambert) và Thông
nhựa (Pinus merkusii Jungh et. de Vriese) làm cơ sở xác định giá trị môi trường


13

rừng theo cơ chế phát triển sạch ở Việt Nam” đã xác định được khả năng hấp thụ
các bon ở cấp tuổi 6 của lâm phần Thông mã vĩ khoảng từ 115,21 - 178,68 tấn/ha,
của lâm phần Thông nhựa khoảng 117,05 - 135,54 tấn/ha tùy thuộc vào cấp đất,
đồng thời tác giả cũng đã xây dựng được bảng tra khả năng hấp thụ các bon của cây
cá lẻ cũng như lâm phần Thông mã vĩ và Thông nhựa chung và riêng cho từng cấp
đất, xác định được giá trị thương mại các bon của rừng trồng Thông nhựa và Thông
mã vĩ theo từng cấp đất.
Nguyễn Trung Kiên (2010) [9] đã tiến hành “Nghiên cứu khả năng hấp thụ và
giá trị thương mại các bon của một số dạng rừng trồng chủ yếu ở Việt Nam”. Kết quả
nghiên cứu đã xác định được sinh khối và cấu trúc sinh khối tươi và khô của cây cá
thể Thông mã vĩ cấp đất và tuổi tại Lạng Sơn và Bắc Giang. Nghiên cứu cũng đã xây
dựng được mối quan hệ giữa sinh khối tươi, khô cây cá thể Thông mã vĩ với các nhân
tố điều tra lâm phần dễ xác định như D1,3, Hvn, A; mối quan hệ giữa sinh khối tươi
và sinh khối khô, sinh khối trên mặt đất và dưới mặt đất. Các mối quan hệ này được
mô phỏng bởi các dạng hàm Power (y = a.xb) và hàm S (y =exp(a - b/x) với hệ số
tương quan cao, sai tiêu chuẩn thấp và đơn giản, dễ áp dụng. Có thể sử dụng các
phương trình này để tính toán, dự báo sinh khối tươi, khô các bộ phận cây cá thể
Thông mã vĩ thông qua các nhân tố điều tra lâm phần chủ yếu.
Nguyễn Thanh Tiến (2012) [19] trong nghiên cứu của mình đã xác định
được sinh khối khô rừng thứ sinh phục hồi tự nhiên trạng thái IIb tại Thái
Nguyên là 76,46 tấn/ha trong đó: Sinh khối khô tầng cây gỗ trung bình 63,38
tấn/ha; Sinh khối tầng cây dưới tán (cây bụi thảm tươi, cây tái sinh) trung
bình 4,86 tấn/ha; Sinh khối khô vât rơi rụng trung bình 8,22 tấn/ha. Đồng

thời, tác giả cũng đã xác định được tổng lượng CO2 hấp thụ trong lâm phần rừng IIb
là rất lớn, biến động từ 383,68 - 505,87 tấn CO2/ha, trung bình 460,69 tấn CO2/ha,
trong đó lượng CO2 hấp thụ tập trung chủ yếu ở tầng đất dưới tán rừng là 322,83
tấn/ha, tiếp đến là tầng cây gỗ 106,91 tấn/ha, tầng cây dưới tán 15,6 tấn/ha và vật
rơi rụng là 15,34 tấn/ha.


14

Nguyễn Viết Khoa (2007) [10] sau khi thực hiện đề tài “Nghiên cứu khả
năng hấp thụ C của rừng trồng Keo lai thuần loài tại một số tỉnh phía Bắc” thu được
kết quả là tổng lượng các bon tích lũy trong lâm phần Keo lai thuần loài rất lớn, dao
động từ 49,6- 113,8 tấn/ha, trong đó tích lũy C trong đất chiếm 67,9% và C tầng cây
gỗ chiếm 27,5%; C trong vật rơi rụng chiếm 3,1%, trong cây bụi thảm tươi là 1,5%.
Lượng tích lũy C trong lâm phần Keo lai theo các cấp đất và cấp tuổi khác nhau là
khác nhau. Thông thường ở cấp đất tốt hơn, tuổi cao hơn, mật độ rừng lớn hơn thì
lượng C tích lũy sẽ lớn hơn.
Tóm lại, có nhiều phương pháp xác định sinh khối và trữ lượng các bon của
rừng. Tuy nhiên phương pháp đo đếm trực tiếp là phương pháp sử dụng phổ biến.
Việc xác định khả năng hấp thụ các bon của rừng được tiến hành qua việc xác định
sinh khối của lâm phần và chủ yếu dựa trên việc xác định sinh khối cây cá lẻ và sau
đó xây dựng mô hình toán để xác định cho toàn lâm phần. Một số mô hình toán về
ước tính sinh khối và các bon đã được xây dựng cho một số loài cây, qua đó thiết
lập các mô hình làm cơ sở phục vụ cho sản xuất và nghiên cứu khoa học.
2.2. Tổng quan khu vực nghiên cứu
2.2.1. Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu
2.2.1.1. Vị trí địa lý
Xã Hữu Khánh nằm ở phía Đông Bắc Huyện Lộc Bình cách trung tâm huyện
6km, nằm dọc theo tuyến đường tỉnh lộ 236 đi cửa khẩu Chi Ma. Xã nằm trong tọa
độ từ: 21° 46′ đến 21° 77' vĩ Bắc. Từ 106° 56′ đến 106° 94′ kinh Đông. Với tổng

diện tích tự nhiên là: 1.932,69 ha.
- Phía Đông giáp xã Yên Khoái và Tú Đoạn
- Phía Tây giáp xã Đồng Bục và thị trấn Lộc Bình
- Phía Nam giáp xã Tú Đoạn
- Phía Bắc giáp xã Mẫu Sơn.
2.2.1.2. Địa hình, địa thế
Hữu Khánh là xã miền núi của huyện Lộc Bình, địa hình của xã tương đối đa
dạng và phức tạp, chủ yếu là đồi núi đất có độ dốc lớn và núi đá vôi.


iii

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 4.1. Một số chỉ tiêu thống kê 27 cây tiêu chuẩn chặt ngả ..................................... 27
Bảng 4.2. Sinh khối tươi cây cá lẻ Thông mã vĩ ................................................................ 29
Bảng 4.3. Sinh khối tươi tầng cây gỗ trên 9 lâm phần ...................................................... 31
Bảng 4.4. Tương quan giữa Wt các bộ phận của cây tiêu chuẩn với D2*H ................ 33
Bảng 4.5. Sinh khối tươi cây bụi thảm tươi, thảm mục .................................................... 34
Bảng 4.6. Tổng sinh khối tươi lâm phần Thông mã vĩ ..................................................... 36
Bảng 4.7. Sinh khối khô cây cá lẻ Thông mã vĩ ................................................................. 38
Bảng 4.8. Sinh khối khô tầng cây gỗ trên 9 lâm phần ...................................................... 40
Bảng 4.9. Tương quan Wk các bộ phận của cây tiêu chuẩn với D2*H ........................ 41
Bảng 4.10. Sinh khối khô cây bụi thảm tươi và thảm mục.............................................. 42
Bảng 4.11. Tổng sinh khối khô lâm phần Thông mã vĩ ................................................... 44
Bảng 4.12. Trữ lượng các bon cây cá lẻ ............................................................................... 46
Bảng 4.13. Trữ lượng các bon tầng cây gỗ trên 9 lâm phần ........................................... 48
Bảng 4.14. Tương quan giữa trữ lượng các bon các bộ phận của cây tiêu chuẩn
với D2*H .................................................................................................................... 59
Bảng 4.15. Trữ lượng các bon tích lũy trong cây bụi, thảm tươi và thảm mục ......... 59

Bảng 4.16. Tổng lượng các bon tích lũy trong lâm phần Thông mã vĩ........................ 52


16

ăn quả nhiệt đới và á nhiệt đới như quýt, hồng, nhãn, vải thiều,... Biên độ nhiệt ngày
đêm 7,90C.
- Chế độ ẩm: Lượng mưa trung bình năm là 1.349 mm phân bố không đều.
Năm cao nhất tới 2700 mm, năm thấp nhất 1.250 mm. Lượng bốc hơi bình quân
năm 885 mm, bằng 50,6% lượng mưa trung bình năm, lượng bốc hơi lớn thường
xảy ra vào các tháng ít mưa gây nên tình trạng thiếu nước nghiêm trọng ảnh hưởng
đến cây trồng vụ đông xuân. Lượng mưa từ tháng 5 đến tháng 9 chiếm 76% tổng
lượng mưa trong năm. Về mùa mưa thường xảy ra sự rửa trôi bào mòn đất ở vùng
đồi núi. Độ ẩm không khí bình quân là 82%.
- Chế độ gió: Chịu ảnh hưởng 2 loại gió chính là gió mùa Đông Bắc vào mùa
Đông và gió Nam vào các mùa còn lại.
- Sương muối: Sương muối thường xuất hiện vào tháng 12 và tháng 2 năm
sau với tần suất xuất hiện 4 - 5 lần/ năm. Đây là hiện tượng thời tiết bất lợi thường
xảy ra tại các tỉnh miền núi phía Bắc, đặc biệt là tại Lạng sơn.
- Về thuỷ văn, sông ngòi: Địa bàn xã bị chia cắt bởi hệ thống các khe suối
quanh co, uốn khúc được bắt nguồn từ các dãy núi và từ thượng nguồn phía Bắc về,
với đặc điểm là cạn về mùa đông, sẵn nước về mùa hè nhưng do địa hình dốc và hẹp
nên dễ gây ra lũ nhanh và có cường độ lớn. Về nước tưới phục vụ sản xuất thì mùa
khô gặp nhiều khó khăn do các khe suối bị cạn và hệ thống hồ đập dự trữ chưa đủ
đáp ứng được nhu cầu.
2.2.1.5. Hiện trạng sử dụng đất và tài nguyên rừng
Diện tích các loại đất: Tổng diện tích đất tự nhiên của khu vực nghiên cứu là
1.932,69 ha. Trong đó có 1.235,00 ha là diện tích đất lâm nghiệp, 315,98 ha là diện tích
đất chưa có rừng, 381,71 ha là diện tích đất sử dụng với mục đích khác. Toàn bộ diện
tích đất lâm nghiệp đều giao cho các hộ gia đình quản lý, sử dụng và bảo vệ.

Tại khu vực có 6 loại hình sử dụng đất khác nhau, bao gồm: canh tác lúa
nước ở các thung lũng; canh tác cây màu lương thực ở các khu đồi các sườn núi;
chăn nuôi; trồng rừng trên diện tích đất rừng đã được giao và làm vườn.


×