Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động marketing của công ty cổ phần giày dép cao su màu đến năm 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.15 MB, 109 trang )

LỜI CẢM ƠN
-----o0o----Trong quá trình thực hiện Luận văn Thạc sỹ về đề tài “Một số giải pháp nhằm
hoàn thiện hoạt động marketing của Công ty Cổ Phần Giày dép Cao Su Màu đến
năm 2020”, tác giả đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ nhiệt tình từ Quý
Thầy/cô, các bạn trong lớp và tập thể cán bộ công nhân viên trong Công ty Cổ phần
Giày dép Cao Su Màu.
Đầu tiên, tác giả xin kính gửi lời trân trọng cám ơn đến Thầy TS. Nguyễn Văn
Tân, Thầy đã rất tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tác giả hoàn thành luận văn thạc sỹ
này.
Tác giả xin kính gửi lời trân trọng cảm ơn đến tất cả các Quý thầy/cô Trường Đại
học Lạc Hồng đã quan tâm, giúp đỡ tác giả trong suốt khóa học và trong quá trình
thực hiện luận văn này.
Tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn đến Ban lãnh đạo và tập thể cán bộ công nhân
viên Công ty Cổ phần Giày dép Cao Su Màu đã tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ
tác giả trong quá trình thực hiện luận văn này, đã nhiệt tình cung cấp các tài liệu, số
liệu và các thông tin khác liên quan.
Tác giả xin gửi lời cảm ơn đến các bạn trong lớp cao học Quản trị kinh doanh
khóa 4 Trường Đại học Lạc Hồng đã giúp đỡ và có những ý kiến đóng góp quý báu
để tác giả hoàn thành luận văn này một cách tốt nhất.
Tác giả thực hiện

Trần Dục Dân


LỜI CAM ĐOAN
-----o0o----Tác giả xin cam đoan nội dung của luận văn thạc sỹ này được hình thành và phát
triển từ những quan điểm cá nhân tác giả, dưới sự hướng dẫn khoa học của Thầy
TS. Nguyễn Văn Tân.
Các nội dung được trình bày trong luận văn là do tác giả tìm hiểu, nghiên cứu và
thực hiện, hoàn thành không sao chép.
Các số liệu trình bày trong luận văn được thu thập từ nguồn thực tế, hợp pháp và


được công bố trong báo cáo của Công ty Cổ phần Giày dép Cao Su Màu.
Các giải pháp và kiến nghị được trình bày trong luận văn là kết quả mà tác giả đã
đúc kết và rút ra trong quá trình nghiên cứu lý luận và thực tiễn.
Tác giả thực hiện

Trần Dục Dân


TÓM TẮT LUẬN VĂN
Ngày nay khi nền kinh tế thế giới ngày càng càng đi sâu vào hội nhập, sự cạnh
tranh ngày càng gay gắt giữa các doanh nghiệp với nhau. Do đó mỗi doanh nghiệp
phải biết tự trang bị cho mình những công cụ quản lý thích hợp để giữ vững vị trí và
tồn tại phát triển. Trong đó, công tác Marketing được xem như là một chìa khoá
giúp các doanh nghiệp thoả mãn các nhu cầu của người tiêu dùng, thị trường và
cũng là nền tảng cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh. Để nhằm giúp Ban lãnh
đạo Công ty Cổ phần giày dép Cao Su Màu nắm rõ hơn tầm quan trọng của công tác
Marketing trong quá trình điều hành doanh nghiệp. Tác giả đã chọn đề tài: “Một số
giải pháp hoàn thiện hoạt động Marketing của Công ty Cổ phần giày dép Cao Su
Màu ”. Nội dung luận văn, tác giả trình bày gồm 3 chương với bố cụ từng chương
như sau:
Trong chương 1, tác giả đã hệ thống hoá cơ sở lý luận và trình bày khái quát các
lý thuyết cơ bản về Marketing-Mix và Marketing quốc tế, tập trung vào 4P bao
gồm: Chiến lược sản phẩm (Product), chiến lược giá (Price), chiến lược phân phối
(Place) và chiến lược chiêu thị (Promotion). Đây chính là những yếu tố cần tập
trung phân tích một cách chi tiết và cụ thể để giúp doanh nghiệp tìm ra được những
giải pháp phù hợp để hoàn thiện những hoạt động Marketing tại Công Ty Cổ phần
giày dép Cao Su Màu sẽ được trình bày trong chương 2.
Tại chương 2, tác giả đã giới thiệu sơ lược về lịch sử hình thành Công ty Cổ phần
giày dép Cao Su Màu và tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong
thời gian qua .

Qua những phân tích thực trạng Marketing của công ty, tác giả đã đưa ra những
ưu điểm và những nhược điểm dựa trên những yếu tố cụ thể. Đồng thời qua phân
tích các yếu tố tác động bên ngoài, tác giả đã đưa ra được những cơ hội và nguy cơ
mà Công ty đang có và đang gặp phải, cùng với những định hướng của Công ty đến
năm 2020 sẽ là cơ sở để tác giả đưa ra những giải pháp hoàn thiện hoạt động
Marketing của Công ty được trình bày tại chương 3.
Trong chương 3, tác giả đã sử dụng ma trận SWOT phân tích các điểm mạnh,
điểm yếu, cơ hội và nguy cơ đối với hoạt động Marketing của Công ty. Do thực


trạng Công ty còn nhiều điểm cần hoàn thiện trong công tác Marketing, nên tác giả
không chọn ra các giải pháp tối ưu mà các giải pháp trình bày đều cần thực hiện một
cách hoàn thiện và tuần tự.


1

MỤC LỤC
LỜI CÁM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
TÓM TẮT LUẬN VĂN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
MỞ ĐẦU .................................................................................................................. 1
1.Lý do thực hiện đề tài ............................................................................................ 1
2. Mục tiêu đề tài ...................................................................................................... 1
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 2
4. Nội dung thực hiện ............................................................................................... 2
5. Phương pháp thực hiện ......................................................................................... 2

6. Kết cấu của luận văn ............................................................................................. 3
CHƢƠNG 1: LÝ THUYẾT VỀ HOẠT ĐỘNG MARKETING TRONG
DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT KINH DOANH ...................................................... 4
1.1 Một số khái niệm về Marketing .......................................................................... 4
1.1.1 Khái niệm Marketing hiện đại ..................................................................... 4
1.1.2 Khái niệm Marketing Quốc Tế .................................................................... 4
1.2 Chức năng của Marketing ................................................................................... 6
1.3 Các thành phần cơ bản của Marketing Mix ........................................................ 7
1.3.1 Khái niệm về Marketing Mix ...................................................................... 7
1.3.2 Các thành phần của Marketing Mix ............................................................ 8
1.3.2.1 Sản phẩm (Product) .............................................................................. 8
1.3.2.2 Giá (Price) ............................................................................................ 8
1.3.2.3 Phân phối (Place) ................................................................................. 8
1.3.2.4 Xúc tiến (Promotion) ........................................................................... 8
1.4 Một số yếu tố ảnh hưởng đến các hoạt động Marketing của doanh nghiệp ....... 9
1.4.1 Các yếu tố bên trong .................................................................................... 10
1.4.1.1 Sản xuất và công nghệ ......................................................................... 10
1.4.1.2 Tài chính .............................................................................................. 10


1.4.1.3 Nhân sự ................................................................................................ 11
1.4.1.4 Nghiên cứu và phát triển ...................................................................... 12
1.4.1.5 Hệ thống thông tin................................................................................ 12
1.4.1.6 Văn hóa doanh nghiệp ......................................................................... 12
1.4.2 Các yếu tố bên ngoài ................................................................................... 13
1.4.2.1 Môi trường vĩ mô ................................................................................. 13
1.4.2.2 Môi trường vi mô ................................................................................. 19
1.5 Các công cụ để xây dựng và lựa chọn các giải pháp .......................................... 21
1.5.1 Ma trận các yếu tố bên trong - IFE .............................................................. 21
1.5.2 Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài - EFE ............................................. 22

1.5.3 Ma trận hình ảnh cạnh tranh ........................................................................ 23
1.5.4 Ma trận SWOT ............................................................................................ 23
1.6 Đặc điểm ngành giày dép ................................................................................... 24
1.6.1 Đặc điểm lịch sử ngành giày Việt Nam ...................................................... 24
1.6.2 Định nghĩa các loại giày cơ bản .................................................................. 24
1.6.3 Đặc điểm về kỹ thuật và công nghệ ............................................................ 24
TÓM TẮT CHƢƠNG 1 .............................................................................................. 26
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MARKETING CỦA CÔNG TY
CỔ PHẦN GIÀY DÉP CAO SU MÀU (CASUM) ................................................... 27
2.1 Giới thiệu về Công ty Cổ phần giày dép Cao Su Màu (CASUM) ..................... 27
2.1.1 Giới thiệu về công ty ................................................................................... 27
2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển .................................................................. 27
2.1.3 Chức năng- nhiệm vụ- ngành nghề sản xuất ............................................... 28
2.1.3.1 Chức năng ............................................................................................ 28
2.1.3.2 Nhiệm vụ ............................................................................................. 28
2.2 Thực trạng hoạt động Marketing tại Công ty Cổ phần giày dép Cao su màu ... 28
2.2.1 Nghiên cứu thị trường của Công ty Cổ phần giày dép Cao su màu ............ 29
2.2.2 Phân khúc thị trường của Công ty Cổ phần giày dép Cao su màu .............. 31
2.2.3 Lựa chọn thị trường mục tiêu của Công ty Cổ phần giày dép Cao su màu 32
2.3 Các hoạt động Marketing Mix của Công ty Cổ phần giày dép Cao su màu ...... 32
2.3.1 Chiếm lược sản phẩm của Công ty Cổ phần giày dép Cao su màu ............ 32
2.3.1.1 Qui trình sản xuất giày dép .................................................................. 32


2.3.1.2 Về sản phẩm ......................................................................................... 34
2.3.2 Chiếm lược về giá của Công ty Cổ phần giày dép Cao su màu .................. 35
2.3.3 Chiếm lược phân phối của Công ty Cổ phần giày dép Cao su màu ............ 37
2.3.4 Chiếm lược xúc tiến của Công ty Cổ phần giày dép Cao su màu .............. 38
2.4 Đánh giá chung hoạt động Marketing của Công ty Cổ phần giày dép Cao su
màu ............................................................................................................................... 40

2.4.1 Ma trận các yếu tố bên trong ....................................................................... 40
2.4.2 Ưu điểm trong hoạt động Marketing của Công ty Cổ phần giày dép Cao
su mà ............................................................................................................................. 41
2.4.2.1 Về thương hiệu và uy tín ...................................................................... 41
2.4.2.2 Về sản phẩm ......................................................................................... 41
2.4.2.3 Về giá ................................................................................................... 42
2.4.2.4 Về nguồn nhân lực ............................................................................... 42
2.4.3 Nhược điểm trong hoạt động Marketing của Công ty Cổ phần giày dép
Cao su màu .................................................................................................................... 43
2.4.3.1 Về công tác nghiên cứu thị trường ....................................................... 43
2.4.3.2 Về chiến lược xúc tiến ......................................................................... 43
2.4.3.3 Về chiến lược phân phối ...................................................................... 44
2.4.3.4 Về năng lực tài chính ........................................................................... 44
2.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động Marketing của Công ty Cổ phần giày
dép Cao su màu ............................................................................................................. 44
2.5.1 Các yếu tố bên trong của Công ty Cổ phần giày dép Cao su màu .............. 44
2.5.1.1 Nguồn nhân lực .................................................................................... 44
2.5.1.2 Tài chính ............................................................................................. 45
2.5.1.3 Sản xuất ................................................................................................ 45
2.5.1.4 Thông tin .............................................................................................. 46
2.5.2 Môi trường bên ngoài .................................................................................. 46
2.5.2.1 Môi trường vĩ mô ................................................................................. 46
2.5.1.2 Môi trường vi mô ................................................................................. 51
2.5.3 Phân tích ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE) ............................. 54
2.5.4 Đánh giá những ảnh hưởng của các nhân tố đến hoạt động Marketing tại
Công ty ......................................................................................................................... 55


2.5.4.1 Cơ hội.(O) ............................................................................................ 55
2.5.4.2 Nguy cơ (T) .......................................................................................... 55

TÓM TẮT CHƢƠNG 2 .............................................................................................. 57
CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG
MARKETING CHO CÔNG TY CỔ PHẦN GIÀY DÉP CAO SU MÀU
(CASUM) ĐẾN NĂM 2020 ........................................................................................ 58
3.1 Định hướng phát triển và mục tiêu của Công ty Cổ phần giày dép Cao su màu
đến năm 2020 ................................................................................................................ 58
3.1.1 Định hướng phát triển của Công ty Casum đến năm 2020 ......................... 58
3.1.2 Mục tiêu Marketing của Công ty Casum đến năm 2020 ............................. 58
3.2 Phân tích ma trận SWOT để hình thành giải pháp ............................................. 59
3.3 Một số giải pháp hoàn thiện hoạt động Marketing của Công ty Casum đến
năm 2020 ....................................................................................................................... 60
3.3.1 Giải pháp phát triển thị trường truyền thống EU ........................................ 61
3.3.2 Giải pháp mở rộng thị trường ...................................................................... 62
3.3.3 Giải pháp đa dạng hoá sản phẩm ................................................................. 64
3.3.4 Giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất và đổi mới công nghệ ..................... 64
3.3.5 Giải pháp hoàn thiện công tác nghiên cứu thị trường và mở rộng kênh
phân phối ....................................................................................................................... 65
3.3.6 Giải pháp liên kết ........................................................................................ 67
3.4 Kiến nghị............................................................................................................. 68
3.4.1 Kiến nghị với Hiệp Hội Da Giày Việt Nam ................................................ 68
3.4.2 Đối với UBND tỉnh Đồng Nai..................................................................... 68
3.4.3 Kiến nghị với Chỉnh phủ và các ban ngành liên quan................................. 68
TÓM TẮT CHƢƠNG 3 .............................................................................................. 70
KẾT LUẬN .................................................................................................................. 71
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC I, II, III, IV, V,…


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng số 2.1: Tổng hợp sản phẩm sản xuất Công ty Casum .......................................... 34

Bảng số 2.2: Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (IFE) ........................................... 40
Bảng số 2.3: Trình độ nguồn nhân lực Công ty Casum ................................................ 45
Bảng số 2.4: Ma trận hình ảnh cạnh tranh .................................................................... 52
Bảng số 2.5: Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE) .......................................... 54
Bảng số 3.1: Mục tiêu doanh thu của Công ty đến năm 2020 ...................................... 58
Bảng số 3.2: Ma trận SWOT của Công ty Cổ phần giày dép Cao Su Màu .................. 60

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1: Mô hình 4P trong Marketing mix ................................................................ 7
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần giày dép Cao su màu ........................ 29
Sơ đồ 2.2: Quy trình sản xuất giày dép tại Công ty CP giày dép Cao su màu.............. 32
Sơ đồ 2.3: Quy trình phân phối hàng hóa ..................................................................... 37


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do thực hiện đề tài
Nền kinh tế Việt Nam nay đã là một nền kinh tế thị trường và hội nhập rất sâu
rộng, nền kinh tế thế giới đã tạo ra những cơ hội và thách thức cho các doanh
nghiệp kinh doanh và vai trò Marketing đóng vai trò khá quan trọng trong việc
thành công hay thất bại của doanh nghiệp. Do đó, mỗi doanh nghiệp cần phải tự đặt
ra cho mình những mục tiêu kinh doanh và sử dụng công cụ Marketing để xây dựng
mục tiêu mình đã đề ra với sự nghiên cứu và đầu tư có tính chiến lược và phù hợp
tình hình mới cho doanh nghiệp.
Công ty cổ phần giày dép Cao Su Màu (Casum) có đã có lịch sử hoạt động 25
năm trong ngành giày dép tại Đồng Nai, tham gia thị trường xuất khẩu nhiều nước
trên thế giới. Tuy có bề dày lịch sử trong ngành, bên cạnh những thành công nhất
định, Công ty vẫn còn nhiều mặt hạn chế và nhiều vấn đề tồn tại, trong đó có công
tác Marketing. Thực trạng tình hình sản xuất kinh doanh của công ty hiệu quả đang

giảm dần, năm 2012 lợi nhuận sau thuế công ty đạt 1.712 triệu đồng với tỷ suất lợi
nhuận trên doanh thu là 1,49%, tỷ suất chi phí trên doanh thu 10,53%. Nhưng đến
năm 2014 thì lợi nhuận sau thuế sụt giảm còn 605 triệu đồng với tỷ suất lợi nhuận
trên doanh thu là 0,611%, tỷ suất chi phí trên doanh thu 11,97%. Sự kém hiệu quả
này có nhiều nguyên nhân và trong đó nguyên nhân từ công tác Marketing cũng là
yếu tố góp phần không nhỏ cho nguy cơ thiệt hại cho công ty.
Công ty cũng đã có những chương trình Marketing được xây dựng từ phòng Kinh
doanh, tuy nhiên các chương trình này chưa tạo được những dấu ấn riêng. Chính vì
những lý do nêu trên, tác giả đã chọn đề tài: “Giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt
động marketing của Công ty Cổ phần Giày dép Cao Su Màu đến năm 2020” làm
đề tài cho luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh đồng thời cũng nhằm tìm một giải
pháp nhằm hoàn thiện hơn hoạt động Marketing trong Công ty tiến đến mục tiêu
chuyên nghiệp và hiệu quả hơn một cách bền vững trong tương lai.
2. Mục tiêu đề tài
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về hoạt động marketing của
doanh nghiệp sản xuất kinh doanh.


2
- Đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ. Đánh giá thực trạng
hoạt động marketing của Công ty Cổ Phần Giày dép Cao Su Màu trong thời gian
qua.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động marketing Công ty Cổ
Phần Giày dép Cao Su Màu đến năm 2020.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu: Hoạt động marketing tại Công ty Cổ phần Giày dép Cao
Su Màu.
Phạm vi nghiên cứu:
- Thời gian nghiên cứu: Đánh giá thực trạng hoạt động marketing trong các
năm 2012-2014. Phần giải pháp tập trung đến năm 2020.

- Không gian nghiên cứu : Hoạt động marketing của Công Ty Cổ phần Giày
dép Cao Su Màu.
4. Nội dung thực hiện
- Hệ thống lại những vấn đề về lý luận và những thực tế về hoạt động
Marketing của doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu.
- Đánh giá những điểm yếu kém và những điểm chấp nhận được kể cả thực
trạng hoạt động Marketing của Công ty Cổ Phần Giày Dép Cao Su Màu trong thời
gian qua.
- Từ những lý luận đề xuất một số giải pháp hoàn thiện hoạt động Marketing
của Công ty đến năm 2020.
5. Phƣơng pháp thực hiện
Phƣơng pháp thu thập thông tin:
Thông tin thứ cấp: Thu thập các báo cáo nội bộ của Công ty từ năm 20122014, số liệu của ngành, đặc biệt tình hình và xu hướng tiêu thụ thị trường trong
thời gian hiện nay. Từ số liệu thu thập sẽ so sánh, phân tích, phương pháp tổng hợp
thông qua các kỳ báo cáo. Kết hợp các phương pháp so sánh, phương pháp phân
tích, phương pháp tổng hợp và phương pháp điều tra thực tế .
Thông tin sơ cấp: Sử dụng bảng câu hỏi để phỏng vấn các chuyên gia (Ban
Giám đốc, các Trưởng phòng ban có liên quan, khách hàng, nhà cung cấp, các
chuyên gia trong ngành giày dép…).


3
Phương pháp định tính: nghiên cứu lý thuyết có liên quan, phân tích và xử lý
các thông tin thu thập.
Phương pháp xử lý số liệu: Các công cụ ma trận để phân tích: các ma trận IFE,
EFE, CIM, SWOT.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được chia
thành 3 chuong:
Chuong 1: Lý thuyết về hoạt động Marketing trong doanh nghiẹp sản xuất

kinh doanh.
Chuong 2: Thực trạng hoạt đọng Marketing tại Công ty Cổ phần Giày dép
Cao Su Màu (Casum).
Chuong 3: Một số giải pháp hoàn thiện hoạt động Marketing tại Công ty Cổ
phần Giày dép Cao Su Màu (Casum) đến 2020.


4

CHƢƠNG 1
LÝ THUYẾT VỀ HOẠT ĐỘNG MARKETING TRONG
DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT KINH DOANH
1.1 Một số khái niệm về Marketing
1.1.1 Khái niệm Marketing hiện đại
Sự ra đời của Marketing hiện đại đã góp phần to lớn vào việc khắc phục tình
trạng khủng hoảng thừa và thúc đẩy khoa học, kỹ thuật phát triển. Marketing hiện
đại đã chú trọng đến khách hàng hơn, coi thị trường là khâu quan trọng nhất của quá
trình tái sản xuất hàng hóa và khách hàng và nhu cầu của họ đóng vai trò quyết
định. Mặt khác do chú ý đến tính đồng bộ của cả hệ thống nên các bộ phận, đơn vị
đều tập trung tạo nên sức mạnh tổng hợp đáp ứng tốt nhất nhu cầu khách hàng. Mục
tiêu của Marketing là tối đa hóa lợi nhuận nhưng đó là mục tiêu tổng thể, dài hạn
còn biểu hiện trong ngắn hạn lại là sự thỏa mãn thật tốt nhu cầu khách hàng.
1.1.2 Khái niệm Marketing Quốc Tế
Khái niệm Marketing Quốc Tế chỉ khác với Marketing ở chỗ “Hàng hóa (và
dịch vụ) được tiếp thị ra khỏi phạm vi biên giới của một Quốc Gia” dù sự khác biệt
này không lớn lắm, nhưng nó lại có ý nghĩa thay đổi quan trọng trong cách quản trị
Marketing (Marketing Management), cách giải quyết các trở ngại của Marketing,
việc thành lập các chính sách Marketing kể cả việc thực hiện các chính sách này.
Marketing quốc tế gồm có 3 dạng
- Marketing Xuất Khẩu (Export Marketing) : Ðây là hoạt động Marketing

nhằm giúp các doanh nghiệp đưa hàng hóa xuất khẩu ra thị trường bên ngoài. Như
vậy, Marketing xuất khẩu khác Marketing nội địa bởi vì bộ phận tiếp thị phải
nghiên cứu nền kinh tế mới, kể cả chính trị, luật pháp, môi trường VH-XH đều khác
với các điều kiện môi trường trong nước để doanh nghiệp phải thay đổi chương
trình Marketing để đưa hàng hóa thâm nhập thị trường nước ngoài.
- Marketing tại nước sở tại (The Foreign Marketing): Hoạt động Marketing
bên trong các quốc gia mà ở đó Công ty đã thâm nhập; Marketing này không giống
Marketing trong nước vì chúng ta phải đương đầu với một loại cạnh tranh mới,
cách ứng xử của người tiêu thụ cũng khác, hệ thống phân phối, quảng cáo khuyến
mãi khác nhau kể cả có môi trường Marketing khác nhau.


5
- Marketing đa quốc gia (Multinational Marketing): Nhấn mạnh đến sự phối
hợp và tương tác hoạt động Marketing trong nhiều môi trường khác nhau.
Tuy nhiên với đề tài hoàn thiện các giải pháp Marketing tại công ty chuyên về
xuất khẩu, tác giả sẽ tập trung phân tích Marketing xuất khẩu.
(Nguồn: Trần Minh Đạo)
Đánh giá thị trƣờng Quốc tế:
Các nước đang phát triển cung cấp giày dép nhiều nhất cho Châu Âu chủ yếu tập
trung ở Châu Á: Myanmar, Bangladesh, Việt Nam và quy mô nhỏ hơn gồm có
Pakistan và Campuchia. Những nước này mặc dù đứng sau Trung Quốc về chất
lượng và mức độ dịch vụ nhưng mức giá, đặc biệt khi xét đến việc hưởng lợi từ
thương mại tự do, thường có lợi thế hơn. Trung Quốc vẫn có vị trí lớn với giày thể
thao và các sản phẩm giày dép liên quan đến thể thao. Việt Nam đang dần trở thành
nhà cung cấp lớn mặt hàng giày da và giày dép xử lý lưu huỳnh. Trong dài hạn, các
nước có chi phí sản xuất thấp hơn như Ucraina và Triều Tiên có thể cạnh tranh với
các nước đang phát triển này, đặc biệt nếu như các bất ổn về chính trị được giải
quyết.
Về mặt giá cả, rất ít các công ty trên thế giới có thể cạnh tranh với những nước

đang phát triển trong việc cung cấp giày dép cho thị trường Châu Âu. Tuy nhiên,
khoảng cách địa lý xa của hầu hết các nước đang phát triển có thể là lý do để các
khách hàng Châu Âu lựa chọn các nước khác. Đây chính là lý do tại sao những
nước như Bồ Đào Nha đang dần trở thành nhà cung cấp cho các khách hàng Châu
Âu: giá cả của họ cao hơn các nước đang phát triển nhưng thời gian vận chuyển
hàng ngắn hơn nhiều. Những nhà cung cấp này thương được khách hàng tìm đến
khi cần đáp ứng các xu thế bất chợt hoặc thiếu hàng.
(Nguồn: />Phƣơng thức thâm nhập thị trƣờng Quốc tế:
Thời gian qua, giao thương giữa Việt Nam và châu Âu trong phạm vi ngành da
giày chủ yếu được thực hiện qua hình thức các nước EU nhập khẩu giày dép, túi
xách từ Việt Nam và các doanh nghiệp Việt Nam sử dụng dịch vụ tư vấn, mua máy
móc thiết bị từ Italia, da từ Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha…


6
Việc hợp tác giao thương giữa Việt Nam và EU thông qua đối thoại FTA sẽ hỗ
trợ rất lớn cho Việt Nam nói riêng và các nước Asean nhiều cơ hội phát triển. Nếu
đối thoại FTA với EU được ký kết sẽ tạo cơ hội lớn ngành công nghiệp da giày Việt
Nam. Trước hết là việc cắt giảm thuế từ 12,4% về 0% tạo cho ngành có lợi thế cạnh
tranh so với các nước khác với chi phí phù hợp, tăng khả năng cạnh tranh hướng
đến sự phát triển bền vững.
(Nguồn:

/>
doi-thoai-fta-voi-eu-ky-ket)
1.2 Chức năng của Marketing
a. Làm thích ứng sản phẩm với nhu cầu khách hàng
Thông qua việc nghiên cứu thị trường các thông tin về khách hàng và các
yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua hay quyết định mua của khách hàng, các nhà sản
xuất kinh doanh đã tạo ra những sản phẩm, hàng hóa làm hài lòng khách hàng ngay

cả những người khó tính nhất. Nhu cầu của khách hàng ngày nay thay đổi nhiều so
với trước kia, nếu trước kia nhu cầu của người tiêu dùng chỉ là vật phẩm làm thỏa
mãn nhu cầu thiết yếu, thì nay ngoài yếu tố trên hàng hóa còn phải thỏa mãn nhu
cầu cao hơn như nhu cầu tự thể hiện, tâm linh, trình độ kiến thức, cấp bậc...
b. Chức năng phân phối
Chức năng phân phối bao gồm tất cả các hoạt động nhằm tổ chức sự vận
động tối ưu sản phẩm hàng hóa từ khi nó kết thúc quá trình sản xuất cho đến khi nó
được giao cho những cửa hàng bán lẻ hoặc giao trực tiếp cho người tiêu dùng.
Thông qua chức năng này, những người tiêu thụ trung gian có khả năng tốt sẽ được
phát triển.
c. Chức năng tiêu thụ hàng hóa
Chức năng này thâu tóm thành hai hoạt động lớn: kiểm soát giá cả và các
nghiệp vụ bán hàng, nghệ thuật bán hàng. Các hoạt động yểm trợ thông qua việc hỗ
trợ cho khách hàng, Marketing giúp doanh nghiệp thỏa mãn tốt hơn nhu cầu khách
hàng và là công cụ cạnh tranh hiệu quả khi mà việc tối ưu hóa chi phí dẫn đến việc
khó có thể cạnh tranh bằng giá. Các hoạt động yểm trợ có thể kể đến như quảng
cáo, khuyến mại, tham gia hội chợ triển lãm và nhiều hoạt động dịch vụ khách hàng
khác.


7
1.3 Các thành phần cơ bản của Marketing Mix
1.3.1 Khái niệm về Marketing mix
Marketing mix là một trong những khái niệm chủ yếu của Marketing hiện đại.
Marketing mix là tập hợp những công cụ Marketing mà công ty sử dụng để đạt
được các mục tiêu trong một thị trường đã chọn. Các công cụ Marketing được pha
trộn và kết hợp với nhau thành một thể thống nhất để ứng phó với những khác biệt
và thay đổi trên thị trường. Có thể nói Marketing mix như là một giải pháp có tính
tình thế của tổ chức.
Các công cụ Marketing gồm có: sản phẩm (Product), giá cả (Price), phân phối

(Place), xúc tiến (Promotion) và thường được gọi là 4P. Những thành phần của mỗi
P có rất nhiều nội dung thể hiện ở sơ đồ 1.1.
Giá cả (P2)

Sản phẩm (P1)

- Các mức giá
- Giảm giá
- Chiết khấu
- Thanh toán
- Tín dụng

- Chất lượng
- Hình dáng
- Đặc điểm
- Nhãn hiệu
- Bao bì
- Kích cỡ
- Dịch vụ
Marketing
Mix

Phân phối (P3)

Xúc tiến (P4)

- Loại kênh
- Trung gian
- Phân loại
- Sắp xếp

- Dự trữ
- Vận chuyển

- Quảng cáo
- Khuyến mãi
- Quan hệ công
chúng
- Bán hàng cá nhân
- Marketing trực tiếp
Thị trường
mục tiêu

(Nguồn: Nguyễn Đông Phong, 2013)
Sơ đồ 1.1: Mô hình 4P trong Marketing mix


8
1.3.2 Các thành phần của Marketing-mix
1.3.2.1 Sản phẩm (Product)
Là thành phần cơ bản nhất trong Marketing mix. Đó có thể là sản phẩm hữu
hình của công ty đưa ra thị trường, bao gồm chất lượng sản phẩm, hình dáng thiết
kế, đặc tính, bao bì và nhãn hiệu. Sản phẩm cũng bao gồm khía cạnh vô hình như
các hình thức dịch vụ giao hàng, sửa chữa, huấn luyện,…
Trong kinh doanh quốc tế, sản phẩm cần chú trọng đến tập quán sử dụng từng
quốc gia, văn hóa, tôn giáo kể cả đặc tính riêng khi sử dụng sản phẩm của mỗi dân
tộc để phát triển sản phẩm cho phù hợp tránh xảy ra những hiệu ứng ngược gây tác
hại lớn cho việc kinh doanh quốc tế khi đưa ra những sản phẩm không phù hợp.
1.3.2.2 Giá (Price)
Là thành phần không kém phần quan trọng trong Marketing mix bao gồm: giá
bán sỉ, giá bán lẻ, chiết khấu, giảm giá, tín dụng. Giá cả phải tương xứng với giá trị

nhận được của khách hàng và có khả năng cạnh tranh.
Trong môi trường kinh doanh xuất khẩu phải nhận định nó phức tạp hơn kinh
doanh nội địa. Giá kinh doanh quốc tế nó phụ thuộc vào giá chung của khu vực
đang sản xuất, chính sách hỗ trợ của các nước sở tại xuất – nhập khẩu loại hàng hóa
sản xuất từ một quốc gia xuất và của quốc gia nhập khẩu. Các chính sách này ảnh
hưởng rất lớn đến chiến lược giá của từng doanh nghiệp tham gia xuất khẩu.
1.3.2.3 Phân phối ( Place)
Cũng là một thành phần chủ yếu trong Marketing mix. Đó là những hoạt động
làm cho sản phẩm có thể tiếp cận với khách hàng mục tiêu. Công ty phải hiểu rõ,
tuyển chọn và liên kết những nhà trung gian để cung cấp sản phẩm đến thị trường
mục tiêu một cách có hiệu quả.
1.3.2.4 Xúc tiến (Promotion)
Xúc tiến gồm nhiều hoạt động để thông đạt và thúc đẩy sản phẩm đến thị trường
mục tiêu. Công ty phải thiết lập những chương trình như: quảng cáo, khuyến mãi,
quan hệ công chúng, Marketing trực tiếp. Công ty cũng phải tuyển mộ, huấn luyện
và động viên đội ngũ bán hàng.
Trên quan điểm của người bán 4P là những công cụ Marketing tác động đến
người mua. Trên quan điểm người mua mỗi công cụ Marketing được thiết kế để


9
cung cấp lợi ích cho khách hàng.
1.4 Một số yếu tố ảnh hƣởng đến các hoạt động Marketing của doanh nghiệp
Hoạt đọng Marketing của bất kỳ doanh nghiẹp nào cũng chịu tác đọng của nhiều
nhân tố, các nhân tố đó hình thành môi truờng kinh doanh của mọt doanh nghiẹp.
Môi truờng đuợc tiếp cạn duới góc đọ Marketing là môi truờng Marketing.
Môi truờng Marketing là tổng hợp tất cả các yếu tố, những lực lu ợng bên trong
và bên ngoài doanh nghiẹp có ảnh huởng tích cực hoạc tiêu cực đến hoạt đọng hoạc
ra các quyết định của bọ phạn Marketing trong doanh nghiẹp đến khả nang thiết lạp
hoạc duy trì mối quan hẹ giữa doanh nghiẹp với khách hàng.

Những thay đổi của môi truờng Marketing ảnh huởng sâu sắc và mạnh mẽ tới các
doanh nghiẹp. Bao gồm cả ảnh huởng tốt và xấu tới kinh doanh. Môi truờng không
chỉ có những thay đổi, những diễn biến từ từ và dễ dàng phát hiẹ n và dự báo mà nó
cũng luôn tiềm ẩn những biến đọng khôn luờng, thạm chí những cú sốc.
Nhu vạy, môi truờng Marketing tạo ra cả những co họi thuạn lợi và cả những sức
ép, sự đe dọa cho tất cả các nhà kinh doanh. Điều can bản là họ phải sử dụng các
công cụ nghiên cứu Marketing, các hẹ thống Marketing để theo dõi, nắm bắt và xử
lý nhạy bén các quyết định Marketing nhằm thích ứng với những thay đổi từ phía
môi truờng.
Môi truờng Marketing là tạp hợp của môi truờng Marketing vi mô và môi truờng
Marketing vĩ mô.
Môi truờng Marketing vi mô bao gồm các yếu tố liên quan chạt chẽ đến doanh
nghiẹp và nó ảnh huởng đến khả nang của doanh nghiẹp khi phục vụ khách hàng.
Đó là các nhân tố nọi tại của công ty, các kênh Marketing, thị truờng khách hàng,
nguời cạnh tranh, nguời cung cấp, các tổ chức trung gian,... các nhân tố này tác
đọng trực tiếp tới hoạt đọng của doanh nghiẹp và doanh nghiẹp cũng có ảnh huởng
nhất định tới những yếu tố này.
Môi truờng Marketing vĩ mô bao gồm các yếu tố, các lực luợng mang tính chất
xã họi rọng lớn, chúng có tác đọng ảnh huởng tới toàn bọ môi truờng Marketing vi
mô và tới các quyết định Marketing của doanh nghiẹp. Môi truờng Marketing vĩ mô
tạp hợp tất cả các yếu tố mà doanh nghiẹp không thể kiểm soát và thay đổi đuợc đây
chính là nguồn gốc nảy sinh các co họi và rủi ro cho doanh nghiẹp. Những yếu tố đó


10
là những yếu tố thuọc về nhân khẩu học, kinh tế, tự nhiên, kỹ thuạt, công nghẹ,
chính trị pháp luạt, đạo đức và van hóa xã hội,...
1.4.1 Các yếu tố bên trong
Môi trường bên trong bao gồm các nguồn lực về con người, sản phẩm và công
nghệ, tài chính, kênh phân phối, xúc tiến quảng cáo... của doanh nghiệp. Ngoài ra

còn có văn hóa doanh nghiệp.
1.4.1.1 Sản xuất và công nghệ
Sản xuất là một quá trình tổng hợp biến các yếu tố đầu vào thành yếu tố đầu ra.
Quản trị sản xuất phải bao gồm một hệ thống liên hoàn khoa học từ quy trình công
nghệ, công suất thiết bị, lực lượng lao động và kiểm soát chất lượng kể cả đầu vào
lẫn đầu ra. Quá trình vận hành này sẽ nảy sinh những điểm mạnh và những điểm
yếu tạo nên những thành công hay thất bại của khâu sản xuất.
Công nghệ, đây là một trong những yếu tố rất năng động, chứa đựng nhiều cơ hội
và đe dọa đối với các doanh nghiệp. Những áp lực và đe dọa từ môi trường công
nghệ có thể là: sự ra đời của công nghệ mới làm xuất hiện và tăng cường ưu thế
cạnh tranh của các sản phẩm thay thế, đe dọa các sản phẩm truyền thống của ngành
hiện hữu. Sự bùng nổ của công nghệ mới làm cho công nghệ hiện tại bị lỗi thời và
tạo ra áp lực đòi hỏi các doanh nghiệp phải đổi mới công nghệ để tăng cường khả
năng cạnh tranh. Sự ra đời của công nghệ mới làm tăng thêm áp lực đe dọa các
doanh nghiệp hiện có trong ngành. Sự bùng nổ của công nghệ mới càng làm cho
vòng đời công nghệ có xu hướng rút ngắn lại, điều này càng làm tăng thêm áp lực
phải rút ngắn thời gian khấu hao so với trước.
1.4.1.2 Tài chính
Doanh nghiệp có khả năng tài chính mạnh thì không những đảm bảo cho các hoạt
động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra liên tục và ổn định mà còn giúp
cho doanh nghiệp có khả năng đầu tư đổi mới công nghệ và áp dụng kỹ thuật tiên
tiến vào sản xuất nhằm làm giảm chi phí, nâng cao năng suất và chất lượng sản
phẩm. Ngược lại, nếu như khả năng về tài chính của doanh nghiệp yếu kém thì
doanh nghiệp không những không đảm bảo được các hoạt động sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp diễn ra bình thường mà còn không có khả năng đầu tư đổi mới
công nghệ, áp dụng kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất do đó không nâng cao được năng


11
suất và chất lượng sản phẩm. Khả năng tài chính của doanh nghiệp ảnh hưởng trực

tiếp tới uy tín của doanh nghiệp, tới khả năng chủ động trong sản xuất kinh doanh
tới tốc độ tiêu thụ và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, ảnh hưởng tới mục tiêu
tối thiểu hóa chi phí bằng cách chủ động khai thác và sử dụng tối ưu các nguồn lực
đầu vào. Vì vậy, tình hình tài chính của doanh nghiệp tác động rất mạnh tới hiệu
quả sản xuất kinh doanh của chính doanh nghiệp đó.
1.4.1.3 Nhân sự
Nhân lực là yếu tố quyết định đến sản xuất kinh doanh, nó bao gồm một số nội
dung chủ yếu sau:
a. Ban giám đốc doanh nghiệp
Là những cán bộ quản lý ở cấp cao nhất trong doanh nghiệp, những người
vạch ra chiến lược, trực tiếp điều hành, tổ chức thực hiện công việc kinh doanh của
doanh nghiệp. Đối với những Công ty Cổ phần, những Tổng công ty lớn, ngoài Ban
giám đốc còn có Hội đồng quản trị là đại diện cho các chủ sở hữu doanh nghiệp
quyết định phương hướng kinh doanh của Công ty.
Các thành viên của Ban giám đốc có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả hoạt động sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu các thành viên có trình độ, kinh nghiệm và
khả năng đánh giá, năng động, có mối quan hệ tốt với bên ngoài thì họ sẽ đem lại
cho doanh nghiệp không chỉ những lợi ích trước mắt như: tăng doanh thu, tăng lợi
nhuận mà còn uy tín lợi ích lâu dài cho doanh nghiệp. Đây mới là yếu tố quan trọng
tác động đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
b. Đội ngũ cán bộ quản lý ở cấp doanh nghiệp
Là những người quản lý chủ chốt có kinh nghiệm công tác, phong cách quản lý,
khả năng ra quyết định, khả năng xây dựng ê-kíp quản lý và hiểu biết sâu rộng lĩnh
vực kinh doanh sẽ là một lợi thế quan trọng cho doanh nghiệp. Người quản lý làm
việc trực tiếp với nhân viên cấp dưới, với chuyên viên, vì vậy trình độ hiểu biết của
họ sẽ giúp họ nảy sinh những ý tưởng mới, sáng tạo phù hợp với sự phát triển và
trưởng thành của doanh nghiệp.
c. Các cán bộ quản lý ở cấp phân xƣởng, đốc công và công nhân
Trình độ tay nghề của công nhân và lòng hăng say nhiệt tình làm việc của họ là
yếu tố tác động rất lớn đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Bởi khi tay nghề



12
cao kết hợp với lòng hăng say nhiệt tình lao động thì nhất định năng suất lao động
sẽ tăng trong khi chất lượng sản phẩm được bảo đảm. Đây là tiền đề để doanh
nghiệp có thể tham gia và đứng vững trong cạnh tranh.
Muốn đảm bảo được điều này các doanh nghiệp phải tổ chức đào tạo và đào tạo
lại đội ngũ người lao động của mình, giáo dục cho họ lòng nhiệt tình hăng say và
tinh thần lao động tập thể.
1.4.1.4 Nghiên cứu và phát triển
Nghiên cứu và phát triển đóng vai trò quan trọng trong việc phát hiện và ứng
dụng những công nghiệp mới kịp thời để tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường như:
phát triển sản phẩm mới trước đối thủ cạnh tranh, nâng cao chất lượng sản phẩm,
cải tiến quy trình sản xuất để giảm bớt chi phí.
1.4.1.5 Hệ thống thông tin
Thông tin liên kết tất cả các chức năng trong kinh doanh với nhau và cung cấp cơ
sở cho tất cả các quyết định quản trị. Nó là nền tảng của tất cả các tổ chức. Thông
tin biểu hiện những bất lợi hay lợi thế cạnh tranh chủ yếu. Đánh giá điểm mạnh và
điểm yếu về hệ thống thông tin bên trong của công ty là thông tin quan trọng của
việc thực hiện kiểm soát nội bộ. Phân tích hệ thống thông tin giúp đánh giá thông
tin của doanh nghiệp có đầy đủ hay không, thông tin thu thập có chính xác và kịp
thời giữa các bộ phận hay không… điều này giúp cho doanh nghiệp có được những
thông tin với độ chính xác cao, làm cơ sở xây dựng chiến lược.
1.4.1.6 Văn hóa doanh nghiệp
Trong một doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp có quy mô lớn, là một
tập hợp những con người khác nhau về trình độ chuyên môn, trình độ văn hóa, mức
độ nhận thức, quan hệ xã hội, vùng miền địa lý, tư tưởng văn hóa… chính sự khác
nhau này tạo ra một môi trường làm việc đa dạng và phức tạp. Bên cạnh đó, với sự
cạnh tranh gay gắt của nền kinh tế thị trường và xu hướng toàn cầu hóa, buộc các
doanh nghiệp để tồn tại và phát triển phải liên tục tìm tòi những cái mới, sáng tạo và

thay đổi cho phù hợp với thực tế. Vậy làm thế nào để doanh nghiệp trở thành nơi
tập hợp, phát huy mọi nguồn lực con người, làm gia tăng nhiều lần giá trị của từng
nguồn lực con người đơn lẻ, góp phần vào sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.
Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải xây dựng và duy trì một nề nếp văn hóa đặc thù


13
phát huy được năng lực và thúc đẩy sự đóng góp của tất cả mọi người vào việc đạt
được mục tiêu chung của tổ chức, đó là văn hóa doanh nghiệp.
Mặt khác xây dựng văn hóa doanh nghiệp còn là một yêu cầu tất yếu của chính
sách phát triển thương hiệu vì thông qua hình ảnh văn hóa doanh nghiệp sẽ góp
phần quảng bá thương hiệu của doanh nghiệp. Văn hóa doanh nghiệp chính là tài
sản vô hình của mỗi doanh nghiệp.
1.4.2 Các yếu tố bên ngoài
1.4.2.1 Môi trƣờng vĩ mô
Việc phân tích môi trường vĩ mô giúp cho doanh nghiệp trả lời cho câu hỏi “
Doanh nghiệp đang trực diện với những gì” và các yếu tố sau đây sẽ được chọn để
nghiên cứu.
a. Yếu tố kinh tế
Đây là một yếu tố rất quan trọng thu hút sự quan tâm của tất cả các nhà quản trị.
Sự tác động của các yếu tố của môi trường này có tính chất trực tiếp và năng động
hơn so với một số các yếu tố khác của môi trường tổng quát. Những diễn biến của
môi trường kinh tế bao giờ cũng chứa đựng những cơ hội và đe dọa khác nhau đối
với từng doanh nghiệp trong các ngành khác nhau và có ảnh hưởng tiềm tàng đến
các chiến lược của doanh nghiệp. Có rất nhiều các yếu tố của môi trường vĩ mô
nhưng có thể nói các yếu tố sau có ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của
các doanh nghiệp
- Hội nhập và mở cửa ra thị trường thế giới.
Bên cạnh Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), Việt Nam hiện đang tham
gia Hiệp định FTA với Australia-New Zealand, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản và

Hàn Quốc và gần nhất là Chile. Một số hiệp định FTA đang được đàm phán như:
FTA với Liên minh châu Âu (EU), Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái
Bình Dương (TPP), FTA với Liên minh thuế quan Nga, Belarus và Kazakhstan;
FTA với Hàn Quốc. 4 FTA này dự kiến sẽ được ký kết trong năm 2015. Đặc biệt,
năm 2015 sẽ đánh dấu Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) chính thức được thành
lập.Các doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội lớn trong việc mở rộng thị trường thông
qua các biện pháp cắt giảm thuế quan và dỡ bỏ rào cản thương mại, có cơ hội tiếp
cận với thị trường rộng lớn hơn là những đối tác của nước/vùng lãnh thổ có hiệp


14
định FTA với Việt Nam thông qua các hiệp định FTA riêng rẽ mà họ đã ký kết. Từ
đó, doanh nghiệp Việt Nam có thể tham gia sâu hơn vào chuỗi sản xuất và cung ứng
khu vực và toàn cầu. Lộ trình cụ thể về cắt giảm thuế quan đối với một số hiệp định
FTA như sau:
- Hiệp định TPP:
Mục tiêu chính của TPP là giảm thuế và những rào cản đối với hàng hóa và dịch
vụ, hướng đến tự do hóa toàn diện, xóa bỏ 100% thuế nhập khẩu (trong đó trên 90%
là xóa bỏ ngay khi Hiệp định có hiệu lực). Khu vực châu Á - Thái Bình Dương hiện
là khu vực thị trường thương mại chiếm đến 70% tổng kim ngạch xuất khẩu và 80%
tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam. Khi các dòng thuế giảm xuống, Việt Nam
có thể gia tăng xuất khẩu nhiều mặt hàng vốn là thế mạnh và lợi ích cốt lõi của
mình như dệt may, giày dép vào các thị trường lớn, đặc biệt là thị trường Hoa Kỳ
(hiện đóng góp 20% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam). Việt Nam
được cho là nước được hưởng lợi nhiều từ TPP. Dự kiến, xuất khẩu của Việt Nam
sẽ tăng thêm 32%, còn GDP sẽ tăng thêm 25% (Michael Froman, 2014).
- FTA Việt Nam - Hàn Quốc:
Việt Nam và Chính phủ Hàn Quốc đã ký Biên bản thoả thuận về kết thúc đàm
phán Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Hàn Quốc vào ngày 10/12/2104. Các
cam kết về dịch vụ, đầu tư, môi trường chính sách minh bạch, thông thoáng, khuyến

khích cạnh tranh bình đẳng, phù hợp với quy định quốc tế sẽ góp phần tăng cường
thu hút đầu tư từ Hàn Quốc vào Việt Nam.
Hàn Quốc dành cho Việt Nam ưu đãi cắt, giảm thuế quan, tạo cơ hội xuất khẩu
mới quan trọng đối với các nhóm hàng nông, thủy sản chủ lực như tôm, cá, hoa quả
nhiệt đới và hàng công nghiệp như dệt, may, sản phẩm cơ khí. Lần đầu tiên, Hàn
Quốc mở cửa thị trường cho những sản phẩm như tỏi, gừng, mật ong, tôm, tạo cơ
hội cạnh tranh đáng kể cho Việt Nam so với các đối thủ cạnh tranh khác trong khu
vực. Hàn Quốc cam kết tự do hóa 95,43% số dòng thuế, Việt Nam cam kết với
89,75% số dòng thuế.
- FTA Việt Nam - EU:
EU luôn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong những năm vừa
qua. Năm 2013 xuất khẩu của Việt Nam sang EU đạt tổng kim ngạch 24,33 tỷ USD,


15
tăng mạnh tới 19,8% và chiếm 18% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Việc ký
kết Hiệp định FTA Việt Nam - EU sẽ mở ra cơ hội cho cả hai phía. Về phía Việt
Nam, các DN Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội tiếp cận thị trường châu Âu với khoảng
500 triệu dân và đem lại nhiều lợi ích cho các DN Việt Nam như miễn thuế với ít
nhất 90% số dòng thuế hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam vào EU. Đây cũng là cơ
hội thu hút các nguồn vốn đầu tư từ EU vào Việt Nam.
- FTA Việt Nam và Liên minh Hải quan Nga-Belarus- Kazakhstan:
Hiệp định này đã kết thúc đàm phán vào ngày 14/12/2014, sẽ được ký kết vào
đầu năm 2015. Hàng hóa xuất khẩu giữa Việt Nam và các thành viên Liên minh Hải
quan mang tính bổ trợ cho nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của các bên. Ước tính, khi
Hiệp định FTA Việt Nam và Liên minh Hải quan được ký kết, xuất khẩu từ Việt
Nam sang Nga có thể tăng 63%, sang Belarus tăng 41% và sang Kazakhstan tăng
8% (Theo Ủy ban quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế, 2013). Khi Hiệp định này có
hiệu lực, ít nhất 80% hàng hóa Việt Nam vào đây sẽ được miễn thuế và hàng tiêu
dùng Việt Nam sẽ hưởng lợi lớn.

- Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế
Nền kinh tế ở giai đoạn có tốc độ tăng trưởng cao sẽ tạo nhiều cơ hội cho đầu tư
mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, ngược lại khi nền kinh tế
sa sút sẽ dẫn đến giảm chi phí tiêu dùng đồng thời làm tăng lực lượng cạnh tranh.
Thông thường sẽ gây nên chiến tranh giá cả trong ngành.
- Lãi suất và xu hướng của lãi xuất trong nền kinh tế
Lãi suất và xu hướng của lãi xuất trong nền kinh tế có ảnh hưởng đến xu thế của
tiết kiệm, tiêu dùng và đầu tư và do vậy ảnh hưởng tới hoạt động của các doanh
nghiệp. Lãi suất tăng sẽ hạn chế nhu cầu vay vốn để đầu tư mở rộng hoạt động sản
xuất kinh doanh, ảnh hưởng tới mức lời của các doanh nghiệp. Đồng thời khi lãi
suất tăng cũng sẽ khuyến khích người dân gửi tiền vào ngân hàng nhiều hơn và do
vậy làm cho nhu cầu tiêu dùng giảm xuống.
- Chính sách tiền tệ và tỷ giá hối đoái
Chính sách tiền tệ và tỷ giá hối đoái cũng có thể tạo vận hội tốt cho doanh nghiệp
nhưng cũng có thể là nguy cơ cho sự phát triển của doanh nghiệp đặc biệt nó tác
động điều chỉnh quan hệ xuất - nhập khẩu. Thông thường chính phủ sử dụng công


16
cụ này để điều chỉnh quan hệ xuất - nhập khẩu theo hướng có lợi cho nền kinh tế.
- Lạm phát
Lạm phát cũng là 1 nhân tố quan trọng cần phải xem xét và phân tích. Lạm phát
cao hay thấp có ảnh hưởng đến tốc độ đầu tư vào nền kinh tế. Khi lạm phát quá cao
sẽ không khuyến khích tiết kiệm và tạo ra những rủi ro lớn cho sự đầu tư của các
doanh nghiệp, sức mua của xã hội cũng bị giảm sút và làm cho nền kinh tế bị đình
trệ. Trái lại thiểu phát cũng làm cho nền kinh tế bị trì trệ. Việc duy trì một tỷ lệ lạm
phát vừa phải có tác dụng khuyến khích đầu tư vào nền kinh tế, kích thích thị
trường tăng trưởng .
- Hệ thống thuế và mức thuế
Các ưu tiên hay hạn chế của chính phủ với các ngành được cụ thể hóa thông qua

luật thuế. Sự thay đổi của hệ thống thuế hoặc mức thuế có thể tạo ra những cơ hội
hoặc nguy cơ đối với các doanh nghiệp vì nó làm cho mức chi phí hoặc thu nhập
của doanh nghiệp thay đổi.
- Những sự kiểm soát lương bổng và giá cả
Chi phí tiền lương là một khoản chi phí rất lớn trong các doanh nghiệp, nó ảnh
hưởng đến chi phí sản xuất và chi phí kinh doanh của doanh nghiệp. Chi phí càng
cao thì giá thành càng tăng, dẫn đến những bất lợi cho doanh nghiệp trong vấn đề
cạnh tranh. Một chính sách lương không hợp lý lại không khuyến khích người lao
động hăng say trong công việc. Do đó nếu có một chính sách tiền lương đúng đắn
có ảnh hưởng rất lớn đến thái độ, động cơ, tinh thần làm việc của người lao động.
Việc Chính Phủ kiểm soát mức lương tối thiểu theo vùng kinh tế là hết sức đúng
đắn nhằm kiểm soát mức sống người lao động luôn đủ đảm bảo. Song nếu quy định
này thiếu tính thực tế sẽ vô hình chung gấp áp lực tăng định phí qua các mức đóng
chi phí phúc lợi khác (Bảo hiểm xã hội – Bảo hiểm y tế hoặc Bảo hiểm y tế,…).
Ngoài ra sự điều tiết giá cả độc quyền các mặt hàng thiết yếu nếu không điều
chỉnh linh hoạt theo tình hình thế giới sẽ một phần nào tác động rất lớn đến chi phí
kinh doanh của doanh nghiệp.
b. Yếu tố chính trị - pháp luật
- Chính trị
Chính trị là yếu tố đầu tiên mà các nhà đầu tư, nhà quản trị các doanh nghiệp


×