Tải bản đầy đủ (.doc) (47 trang)

Tìm hiểu công tác thu gom và xử lý chất thải rắn của công ty Cổ phần Dịch vụ Môi trường Bình Minh, quận Long Biên, thành phố Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (273.2 KB, 47 trang )

PHẦN I : MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Trong quá trình sản xuất, hoạt động bên cạnh việc tạo ra những sản phẩm
phục vụ cho đời sống sinh hoạt của mình, con người đã làm phát sinh một lượng
lớn phế phẩm phụ gọi là chất thải và phế thải.
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kĩ thuật, kinh tế - xã hội
đặc biệt là công nghiệp và sản xuất tiêu dung hàng năm con người đã tạo ra một
lượng chất thải rắn (CTR) khổng lồ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng
môi trường đất, nước, không khí và sức khỏe của con người. Bên cạnh đó là các
quá trình đô thị hóa diễn ra với tốc độ ngày càng cao đã hình thành nên các khu
đô thị, các trung tâm kinh tế và đặc biệt là sự mở rộng các khu dân cư lại càng
gia tăng áp lực lên môi trường. Để đảm bảo tốt vệ sinh môi trường đô thị chúng
ta phải có kế hoạch quản lí, thu gom và xử lí chất thải hợp lý, phù hợp với từng
điều kiện cụ thể.
Những năm gần đây, do công tác quản lý chất thải không đồng bộ và còn
nhiều bất cập nên một số công ty đã không tuân thủ đúng công tác quản lý chất
thải. Do đó một lượng lớn chất thải đã được thải ra môi trường mà không qua xử
lý hoặc qua xử lý nhưng chưa đạt tiêu chuẩn điều đó gây ảnh hưởng xấu đến môi
trường và sức khỏe của người dân.
Công tác quản lý và xử lý chất thải trong đó có chất thải rắn là một nhiệm
vụ quan trọng đối với các cơ quan chuyên môn và các nhà quản lý môi trường.
Để xây dựng và vận hành hệ thống xử lý chất thải rắn đòi hỏi phải có kinh phí
lớn cũng như trình độ chuyên môn. Chính vì vậy việc xây dựng các khu xử lý
chất thải tập trung để xử lý chất thải rắn cho các đơn vị nhà máy, xí nghiệp là rất
cần thiết. Công ty Cổ phần dịch vụ môi trường Bình Minh được xây dựng đã
đáp ứng được yêu cầu xử lý chất thải rắn của các đơn vị sản xuất.

1


Công ty cổ phần Dịch vụ Môi trường Bình Minh được thành lập vào năm


2007 có trụ sở tại số 666 – Ngô Gia Tự - Đức Giang – Long Biên – Hà Nội.
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0103010210 do sở kế hoạch và đầu tư
TP Hà Nội cấp,công ti hoạt động trong các lĩnh vực: Thu gom, vệ sinh môi
trường, vế sinh công nghiệp; Phân loại, đóng gói, vận chuyển rác thải, Xử lý rác
thải lỏng, rác thải công nghiệp, xử lý nước sinh hoạt, nước thải... Sau 5 năm hoạt
động, công ty đã và đang tiếp tục hoàn thiện dần các qui trình công nghệ kĩ thuật
bảo vệ, cải thiện môi trường của mình. Để nắm rõ hơn quy trình thu gom và xử
lý chất thải rắn công nghiệp của công ty, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Tìm hiểu công tác thu gom và xử lý chất thải rắn của công ty Cổ phần Dịch
vụ Môi trường Bình Minh, quận Long Biên, thành phố Hà Nội ”.
1.2. Mục đích, yêu cầu
1.2.1. Mục đích
- Tìm hiểu công tác thu gom và xử lý chất thải rắn của công ty Cổ phần
Dịch vụ Môi trường Bình Minh.
- Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả.
1.2.2. Yêu cầu
- Xác định được khối lượng, thành phần, tính chất của chất thải rắn trước
và sau khi xử lý tại công ty.
- Đánh giá hiệu quả của quy trình xử lý chất thải rắn những khó khăn và
tồn tại.
- Các biện pháp đưa ra phải có tính khả thi.

2


Phần II
Tổng quan của vấn đề ngiên cứu
2.1. Khái niệm
2.1.1. Khái niệm về chất thải
Chất thải là toàn bộ chất được con người loại bỏ trong các hoạt động kinh

tế xã hội, bao gồm các hoạt động sản xuất. hoạt động sống và duy trì sự tồn tại
của con cộng đồng.Chất thải là sản phẩm được phát sinh trong quá trình sinh
hoạt của con người, sản xuất công nghiệp, xây dựng, nông nghiệp, thương mại,
du lịch, giao thông, sinh hoạt tại các gia đình, trường học, các khu khu dân cư,
nhà hàng, khách sạn.
Lượng chất thải phát sinh thay đổi do tác động của nhiều yếu tố như tăng
trưởng và phát triển sản xuất, sự gia tăng dân số, quá trình đô thị hóa, công
nghiệp hóa, sự phát triển điều kiện sống và trình độ dân trí.
2.1.1.1. Khái niệm về chất thải rắn
Chất thải rắn được hiểu là những vật ở dạng rắn do hoạt động của con
người (sinh hoạt, sản xuất, tiêu dùng…) và động vật gây ra. Đó là những vật đã
bỏ đi, thường ít được sử dụng hoặc ít có ích và không có lợi cho con người.
Thuật ngữ chất thải rắn được sử dụng trên đây là bao gồm tất cả các chất
thải rắn hỗn hợp thải ra từ cộng đồng dân cư đô thị cũng như các chất thải rắn
đặc thù từ các ngành sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, khai khoáng… [1]
Các nguồn sinh ra chất thải rắn:
Nguồn gốc phát sinh, thành phần và tốc độ phát sinh của chất thải rắn là cơ sở
quan trọng trong thiết kế, lựa chọn công nghệ và các phương pháp xử lý chất
thải rắn thích hợp.
Có nhiều cách phân loại chất thải rắn nhưng phân loại theo cách thông thường
nhất là:
-Từ mỗi cơ thể.

3


-Từ các khu dân cư (một hộ, nhiều hộ…), phần lớn do sinh hoạt.
-Từ thương mại (các cửa hàng, chợ…)
-Từ các khu trống của đô thị (bến xe, công viên…)
-Từ khu công nghiệp (công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ, công nghiệp hoá học,

công nghiệp năng lượng, vật liệu xây dựng…)
-Từ nông nghiệp.
-Từ các nhà máy xử lý rác.
Bảng 2.1. Các nguồn sinh ra chất thải rắn
Nguồn
Dân cư

Nơi sinh ra chất thải rắn
Loại chất thải rắn
Nhà riêng, nhà tập thể, nhà caoRác thực phẩm, giấy thải, các

tầng, khu tập thể…
loại chất thải khác
Thương mại Nhà hàng, khách sạn, nhà nghỉ,Rác thực phẩm, giấy thải, các
Công

các cơ sở buôn bán, sửa chữa… loại chất thải khác
Từ các nhà máy, xí nghiệp, các Rác thực phẩm, xỉ than, giấy thải,

nghiệp,xây

công trình xây dựng…

dựng
Khu trống

Công viên, đường phố, xa lộ, sânCác loại chất thải bình thường

vải, đồ nhựa, chất thải độc hại


chơi, bãi tắm, khu giải trí…
Nông nghiệp Đồng ruộng, vườn ao, chuồngPhân rác, rơm rạ, thức ăn, chất
trại…
thải nguy hiểm
Khu vực xửTừ các quá trình xử lý nước thải,Các chất thải, chủ yếu là bùn, cát
lý chất thải

xử lý công nghiệp

đất…
(Nguồn:Bộ khoa học và công nghệ, 2008)

Nhờ việc đánh giá tìm hiểu các nguồn phát sinh ra chất thải rắn, góp phần
cho việc ứng dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật giảm thiểu ảnh hưởng của
chất thải rắn đến môi trường không khí.
2.1.2. Phân loại chất thải rắn.
2.1.2.1. Theo quan điểm thông thường:

4


- Rác thực phẩm: bao gồm phần thừa thãi, không ăn được sinh ra trong khâu
chuẩn bị, dự trữ, nấu ăn…
- Rác bỏ đi: bao gồm các chất thải cháy và không cháy sinh ra từ các hộ gia
đình, công sở, hoạt động thương mại…
- Tro, xỉ: vật chất còn lại trong quá trình đốt than, củi, rơm rạ, lá…ở các gia
đình, nhà hàng, công sở, nhà máy, xí nghiệp…
- Chất thải xây dựng: rác từ các nhà đổ vỡ, hư hỏng gọi là rác đổ vỡ, còn rác từ
các công trình xây dựng, sửa chữa nhà cửa…là rác xây dựng.
- Chất thải đặc biệt: liệt vào loại rác này có rác quét phố, rác từ các thùng rác

công cộng, xác động vật, vôi gạch đổ nát…
- Chất thải từ các nhà máy xử lý ô nhiễm: có rác từ hệ thống xử lý nước, nước
thải, nhà máy xử lý chất thải công nghiệp.
- Chất thải nông nghiệp: vật chất loại bỏ từ các hoạt động nông nghiệp như gốc
rơm rạ, cây trồng, chăn nuôi…
- Chất thải nguy hiểm: chất thải hoá chất, sinh học, dễ cháy, dễ nổ hoặc mang
tính phóng xạ theo thời gian có ảnh hưởng đến đời sống con người, động thực
vật.
Trong nhiều trường hợp thống kê người ta phân chia thành 3 loại: chất thải rắn
từ sinh hoạt gia cư gọi là rác sinh hoạt, chất thải y tế và chất thải công nghiệp.
2.1.2.2. Theo công nghệ quản lý, xử lý.
Ngày nay, việc ứng dụng khoa học kỹ thuật trong từng lĩnh vực thực tế đã góp
phần giảm thiểu chi phí cho các công đoạn thừa trong các quá trình xử lý. Việc
phân chia rác thải rắn theo công nghệ quản lý xử lý là một bước tiến quan trọng,
giúp hiệu quả của quy trình xử lý tăng lên, giảm thiểu lượng ô nhiễm.
Bảng 2.2. Phân loại chất thải rắn theo công nghệ quản lý, xử lý
Thành phần
Định nghĩa
1. Các chất cháy được: Các vật liệu làm từ giấy

Ví dụ
Các túi giấy, các mảnh bìa,

Giấy

giấy vệ sinh…

Có nguồn gốc từ các sợi

5



Hàng dệt

Các chất thải ra từ đồ ăn thực Vải, len, bì tải, bì nilon…

Rác thải

phẩm

Các cọng rau, vỏ quả, thân

Cỏ, gỗ, củi, rơm rạ… Các vật liệu và sản phẩmcây, lõi ngô…
Chất dẻo

được chế tạo từ gỗ, tre vàĐồ dùng bằng gỗ như bàn,

Da và cao su

rơm…

ghế, thang, giường, đồ chơi,

Các vật liệu và sản phẩmvỏ dừa…
được chế tạo từ chất dẻo

Phim cuộn, túi chất dẻo, chai,

Các vật liệu và sản phẩmlọ chất dẻo, các đầu vòi bằng
được chế tạo từ da và cao su chất dẻo, dây bện, bì nilon…

Bóng, giầy, ví, băng cao su…
2. Các chất không cháyCác loại vật liệu và sản phẩmVỏ hộp, dây điện, hàng rào,
được

được chế tạo từ sắt mà dễ bị dao, nắp lọ…

Các kim loại sắt

nam châm hút

Vỏ hộp nhôm, giấy bao gói,

Các kim loại khôngCác vật liệu không bị namđồ đựng…
phải là sắt

châm hút

Chai lọ, đồ đựng bằng thủy

Thủy tinh

Các vật liệu và sản phẩm chếtinh, bóng đèn…

Đá và sành sứ

tạo từ thuỷ tinh

Vỏ trai, xương, gạch, đá

Các loại vật liệu không cháygốm…

3. Các chất hỗn hợp

ngoài kim loại và thủy tinh
Tất cả các loại vật liệu khácĐá cuội, cát, đất, tóc…
không phân loại ở phần 1 và
2 đều thuộc loại này. Loại
này có thể được phân chia
thành 2 phần: kích thước lớn
hơn 5 mm và nhỏ hơn 5 mm
(Nguồn :Bộ khoa học và công nghệ, 2008)

6


2.1.3. Tác hại của chất thải rắn
2.1.3.1. Tác hại của chất thải rắn đối với sức khỏe cộng đồng
Môi trường không khí
Bụi, CH4, NH3, H2S, VOC
Rác thải (Chất thải rắn)
- Sinh hoạt
- Sản xuất (công nghiệp, nông nghiệp,...)
- Thương nghiệp
- Tái chế

Nước mặt

Nước ngầm

KLN, chất
độc

Ăn uống, tiếp xúc qua
da

Môi trường đất

Qua
đường

hấp

Qua chuỗi
thực phẩm

Người, động
vật
(Nguồn: Huỳnh Tuyết Hằng, 2005)
Hình 2.1: Sơ đồ biểu diễn ảnh hưởng chất thải rắn đối với sức khoẻ con
người
Việt Nam đang đối mặt với nhiều nguy cơ lây lan bệnh truyền nhiễm, gây
dịch nguy hiểm do môi trường đang bị ô nhiễm.
Ô nhiễm môi trường ở nước ta đã gia tăng tới mức độ ảnh hưởng tới sức
khoẻ người dân. Ngày càng có nhiều vấn đề về sức khoẻ liên quan tới yếu tố
môi trường bị ô nhiễm.

7


Theo đánh giá của chuyên gia, chất thải rắn đã ảnh hưởng rất lớn đến sức
khoẻ cộng đồng; nghiêm trọng nhất là đối với dân cư khu vực làng nghề, khu
công nghiệp, bãi chôn lấp chất thải và vùng nông thôn ô nhiễm chất thải rắn đến

mức báo động.
Nhiều bệnh như đau mắt, bệnh đường hô hấp, bệnh ngoài da, tiêu chảy,
dịch tả, thương hàn…do chất thải rắn gây ra.
Đội ngũ lao động của các đơn vị làm vệ sinh đô thị phải làm việc trong
điều kiện nặng nhọc, ô nhiễm nặng, cụ thể: nồng độ bụi vượt quá tiêu chuẩn cho
phép từ 1,5 đến 1,9 lần, khí độc vượt tiêu chuẩn cho phép từ 0,5 đến 0,9 lần, các
loại vi trùng, siêu vi trùng, nhất là trứng giun, trực tiếp ảnh hưởng đến sức khoẻ
của họ. [6]
2.1.3.2. Chất thải rắn làm giảm mỹ quan đô thị
Nếu việc thu gom và vận chuyển rác thải không hết sẽ dẫn đến tình trạng
tồn đọng chất thải trong các đô thị, làm mất mỹ quan, gây cảm giác khó chịu cho
cả dân cư trong đô thị.

Các tác động của xử lý chất
thải không hợp lý

Môi
trường xú
uế
Làm mất vẻ đẹp
đô thị

Tạo môi
trường dịch
bệnh

Làm hại sức
khỏe con
người


Hạn chế kết quả sản
xuất kinh doanh

Tạo nếp sống
kém văn
minh

Tác động xấu đến ngành
du lịch, văn hóa

(Nguồn: Trần Hiếu Nhuệ, 2001)
Hình 2.2. Tác động của việc xử lý không hợp lý RTSH

8

Gây ùn tắc
giao thông


2.1.3.3. Chất thải rắn làm ô nhiễm môi trường
Chất thải rắn đổ bừa bãi xuống cống rãnh, ao, hồ, kênh, rạch…làm quá tải
thêm hệ thống thoát nước đô thị, là nguồn gây ô nhiễm cho nguồn nước mặt và
nước ngầm. Khi có mưa lớn sẽ gây ô nhiễm trên diện rộng đối với các đường
phố bị ngập.
Trong môi trường khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, mưa nhiều, chất
thải bị thối rữa nhanh là nguyên nhân gây ra dịch bệnh, nhất là chất thải độc hại,
chất thải bệnh viện.
Các bãi rác không hợp vệ sinh là các nguồn gây ô nhiễm nặng cho cả đất,
nước, không khí.


9


2.2. Các phương pháp xử lý chất thải rắn
2.2.1. Xử lý chất thải rắn bằng công nghệ ép kiện
Phương pháp ép kiện được thực hiện trên cơ sở toàn bộ rác thải tập trung
thu gom vào nhà máy. Rác được phân loại bằng phương pháp thủ công trên băng
tải, các chất trơ và các chất có thể tận dụng được như kim loại, nilon, giấy, thuỷ
tinh, nhựa... được thu hồi để tái chế. Những chất còn lại sẽ được băng tải chuyền
qua hệ thống ép nén rác bằng thuỷ lực với mục đích làm giảm tối đa thể tích
khối rác và tạo thành các kiện với tỷ số nén rất cao.
- Các kiện rác đã nén ép này được sử dụng vào việc đắp các bờ chắn
hoặc san lấp những vùng đất trũng sau khi được phủ lên các lớp đất cát. Trên
diện tích này có thể sử dụng làm mặt bằng các công trình như: công viên, vườn
hoa, các công trình xây dựng nhỏ và mục đích chính là làm giảm tối đa mặt bằng
khu vực xử lý rác [11]. Sơ đồ công nghệ ép kiện:
Kim loại
Rác
thải

Phễu
nạp rác

Băng tải
rác

Phân
loại

thuỷ tinh

Giấy
Nhựa

Các khối kiện
sau khi ép

Băng tải thải
vật liệu

Máy
ép rác
(Nguồn: Trần Hiếu

Nhuệ, 2001)
Hình 2.3. Công nghệ xử lý rác thải bằng phương pháp ép kiện
2.2.2. Xử lý chất thải rắn bằng phương pháp ủ sinh học

10


Cơ sở của phương pháp sinh học: Dựa trên khả năng phân hủy chuyển
hóa các hợp chất hữu cơ cao phân tử của vi sinh vật
Ủ sinh học (compost) là quá trình ổn định sinh hoá các chất hữu cơ để
hình thành các chất mùn, với thao tác sản xuất và kiểm soát một cách khoa học
tạo môi trường tối ưu đối với quá trình.
- Quá trình ủ sinh học từ rác hữu cơ là một phương pháp truyền thống
được áp dụng phổ biến ở các quốc gia đang phát triển như ở Việt Nam. Phương
pháp này thích hợp với lọa chất thải rắn hữu cơ trong chất thải sinh hoạt chứa
nhiều cácbonhiđrat như đường, xenllulo, lignin, mỡ, protein, những chất này có
thể phân hủy đồng thời hoặc từng bước. Quá trình phân hủy các chất hữu cơ

dạng này thường xảy ra với sự có mặt của oxi không khí (phân hủy hiếu khí) hay
không có không khí (phân hủy yếm khí, lên men). Hai quá trình này xảy ra đồng
thời ở khu vực chứa chất thải và tùy theo mức độ không khí mà dạng này hay
dạng kia chiếm ưu thế. Phương pháp ủ sinh học làm phân compost được thể hiện
ở hình 2.4.

11


-

Chất thải rắn
hưu cơ

Cân điện tử

Sàn tập kết

Băng phân
loại

Tái chế

Nghiền
Trộn

Kiểm soát
nhiệt tự động

Lên men


Ủ chín

12

Sàng


Tinh chế

Hình 2.4: Quy trình công nghệ ủ sinh học quy mô công nghiệp
(Nguồn: Tổng luận về Công nghệ Xử lý Chất thải rắn của một số nước và
ở Việt Nam, Trung tâm Thông tin KH&CN Quốc gia)
2.2.3. Xử lý chất thải rắn bằng phương pháp đốt
Đốt rác là giai đoạn xử lý cuối cùng được áp dụng cho một số loại rác
nhất định không thể xử lý bằng các phương pháp khác. Đây là một giai đoạn
ôxy hóa trong điều kiện nhiệt độ cao với sự có mặt của oxy trong không khí,
trong đó rác độc hại được chuyển hoá thành khí và các chất thải rắn không cháy.
Các chất thải khí được thải ra ngoài không khí, chất thải rắn được chôn lấp.
Phương pháp đốt được áp dụng ở các nước như: Đức, Nhật, Thụy Điển, Hà
Lan, Đan Mạch… đó là những nước có diện tích đất cho các khu thải rác hạn chế.
- Xử lý rác bằng phương pháp đốt có ý nghĩa quan trọng vì giảm tới mức
thấp nhất chất thải cho khâu xử lý cuối cùng nếu sử dụng công nghệ tiên tiến
còn có ý nghĩa cao trong bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, đây là phương pháp xử
lý rác tốn kém hơn rất nhiều so với phương pháp chôn lấp. Sản phẩm của quá
trình đốt rác thải sinh hoạt bao gồm nhiều khí khác nhau và dễ sinh điôxin nếu
giải quyết việc xử lý khói không tốt. Năng lượng phát sinh có thể tận dụng cho
các lò hơi, lò sưởi hoặc các công nghiệp cần nhiệt và phát điện. Mỗi lò đốt phải
được trang bị một hệ thống xử lý khí thải rất tốn kém, nhằm khống chế ô nhiễm
không khí do quá trình đốt có thể gây ra. [11]

2.2.4. Xử lý chất thải rắn bằng phương pháp chôn lấp
Chôn lấp rác thải là phương pháp xử lý rác thải đơn giản và ít tốn kém
nhất hiện nay. Phương pháp này áp dụng ở rất nhiều nước trên thế giới trong đó có
nước ta. Đặc điểm của phương pháp này là quá trình lưu giữ các chất thải rắn trong
một bãi chôn lấp. Các chất thải trong bãi chôn lấp sẽ bị tan rữa nhờ quá trình phân
huỷ sinh học bên trong để tạo ra sản phẩm cuối cùng là các chất giàu dinh dưỡng
như: axit hữu cơ, nitơ, các hợp chất amon và một số khí khác (CO2, CH4).

13


CTR được chôn lấp là các chất thải không nguy hại có khả năng phân huỷ
tự nhiên theo thời gian
Tuy nhiên, chôn lấp rác thải hiện nay đang gây ra nhiều vấn đề môi
trường nếu không được quản lý và xử lý đúng phương pháp của bãi chôn lấp
hợp vệ sinh như: hệ thống thu khí sinh học, che phủ vật liệu, chống thấm và xử
lý nước rỉ rác…
2.2.5. Xử lý CTR bằng công nghệ Hydromex
Đây là một phương pháp mới, lần đầu tiên được áp dụng ở Hawai Hoa Kỳ
(2/1996). Công nghệ Hydromex nhằm xử lý rác đô thị (cả rác độc hại) thành các
sản phẩm phục vụ xây dựng, làm vật liệu, năng lượng và sản phẩm nông nghiệp
hữu ích.
Bản chất của công nghệ Hydromex là nghiền nhỏ rác sau đó polime hoá
và sử dụng áp lực lớn để ép nén, định hình các sản phẩm.
- Tuy nhiên, đây là một công nghệ chưa được áp dụng rộng rãi trên thế
giới nên chưa thể đánh giá hết được ưu nhược điểm của công nghệ này. [11]

14



Chất thải rắn chưa
phân loại

Chất thải lỏng hỗn
hợp

Thành phần
Polyme hóa

Hình 2.5: Xử lý chất thải theo công nghệ Hydromex
(Nguồn: Tổng luận về Công nghệ Xử lý Chất thải rắn của một số nước và
ở Việt Nam, Trung tâm Thông tin KH&CN Quốc gia)
2.3. Tình hình quản lý, xử lý chất thải rắn trên thế giới và Việt Nam
2.3.1. Trên thế giới
Sự phát triển của KH – KT và sự bùng nổ dân số sinh ra những vấn đề về
rác thải gây ô nhiễm môi trường ở hầu hết các nước trên thế giới. Nếu tính mỗi
người trung bình đưa vào môi trường 0,5 kg chất thải/ngày thì hơn 6 tỷ người

15


trên thế giới sẽ thải ra môi trường RTSH khoảng 3 triệu tấn/ngày. Đây mới chỉ
đề cập tới lượng RTSH chứ chưa tính đến các loại rác thải phát sinh từ quá trình
sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, bệnh viện hay rác thải xây dựng.
a. Nguồn phát sinh khối lượng và thành phần rác thải ở một số nươc trên
trên thế giới
Quá trình phát sinh rác thải ở mỗi nước trên thế giới là khác nhau tùy theo
điều kiện kinh tế và mức sống của người dân. Ngoài ra nó còn phụ thuộc vào các
cơ chế chính sách và luật môi trường của mỗi nước.
-


Ở Pháp, lượng rác thải bình quân của mỗi người là 1 tấn/năm và mỗi năm

nước Pháp có khoảng 35 triệu tấn rác thải. [18]
-

Ở Nga, mỗi người bình quân thải ra môi trường 300 kg/năm rác thải

tương đương là khoảng 50 triệu tấn rác thải trong mỗi năm và riêng thủ đô
Matxcova là 5 triệu tấn/năm. [18]
-

Tại Nhật Bản, lượng rác thải phát sinh hàng năm hiện nay lên tới 55 triệu

tấn/năm và tỷ lệ rác thải trung bình theo đầu người là hơn 1 kg/người/ngày. [18]
Tỷ lệ phát sinh theo đầu người ở một số thành phố trên thế giới như sau:
Băng Cốc (Thái Lan) 1,6 kg/người/ngày; Singapore 2 kg/người/ngày; Hồng
Kông 2,2 kg/người/ngày; New York (Mỹ) 2,65 kg/người/ngày. [12]
Bốn tỷ tấn rác thải được các nước trong tổ chức hợp tác và phát triển kinh
tế (OECD) thải ra trong những năm 1990. Lượng rác thải sinh hoạt đã tăng thêm
540 triệu tấn năm 1997 và sẽ tăng thêm 43% vào năm 2020. Kỷ lục thuộc về
người Mỹ: 870kg/người/năm (tương ứng 2,5 kg/người/ngày). [17]
Thành phần rác ở các nước trên thế giới là khác nhau tùy thuộc vào thu
nhập và mức sống của mỗi nước. Đối với các nước có nền công nghiệp phát
triển thì thành phần các chất vô cơ trong rác thải phát sinh chiếm đa số và lượng
rác thải này sẽ là nguyên liệu cho ngành công nghiệp tái chế. Hàng năm toàn
nước Mỹ phát sinh một khối lượng rác thải khổng lồ lên tới 10 tỷ tấn. Trong đó
rác thải từ quá trình khai thác dầu mỏ và khí chiếm 75%; rác thải từ quá trình

16



sản xuất nông nghiệp chiếm 13%; rác thải từ hoạt động công nghiệp chiếm
9,5%; rác thải từ cặn cống thoát nước chiếm 1%; rác thải sinh hoạt chiếm 1,5%.
[17]
Bảng 2.3. Thành phần và tỷ lệ rác thải ở Mỹ
Tỷ lệ % các loại rác theo các nguồn khác nhau
Tại
bãi
rác
Trung bình cả
Theo EPA
Colombia
nước
Giấy
41
33
35 – 47
Hữu cơ
21
17
18 – 29
Nhựa
16
12
11 – 21
Kim loại
6
6
4–8

Thủy tinh
3
6
2–6
Các loại khác
13
24
10 – 15
(Nguồn: tạp chí Waste Management Research. Volume 23 số 1, 2/2005)
Thành phần

Tại các nước công nghiệp phát triển thì thành phần nhựa chiếm 20 -40%
trong rác thải đô thị. Ở Mỹ cũng vậy, lượng túi nhựa được sử dụng rất lớn nhưng
lượng túi nhựa được tái chế lại rất ít. Theo báo cáo của EPA về hiện trạng quản
lý rác thải thì năm 2000, có khoảng 3,3 triệu tấn túi nhựa PE được sử dụng
nhưng chỉ có 5,4% được tái chế.
Tại các nước đang phát triển như Việt Nam và một số nước Châu Á thì
thành phần chất hữu cơ trong rác thải phát sinh chiếm tỷ lệ cao hơn. Lượng rác
thải trong nông nghiệp và RTSH chiếm tỷ lệ cao hơn nhiều so với rác thải từ
công nghiệp. Chính vì thế các hoạt động tái chế tại các quốc gia này diễn ra
không mạnh mẽ như tại các nước phát triển.
b. Hệ thống thu gom và vận chuyển rác thải
Công việc thu gom và vận chuyển rác thải ở các nước trên thế giới ngày
càng được quan tâm hơn. Đặc biệt tại các nước phát triển, công việc này được
tiến hành theo một quy định rất chặt chẽ, từ ý thức thải bỏ rác thải của người
dân, quá trình phân loại tại nguồn, các địa điểm thải bỏ, tập kết rác thải cho tới
các trang thiết bị thu gom, vận chuyển theo từng loại rác. Một điều quan trọng

17



nữa là công tác thu gom và vận chuyển rác thải tại các nước trên thế giới có sự
đóng góp rất lớn của các đơn vị tư nhân, các công ty dịch vụ môi trường với đội
ngũ công nhân thu gom chuyên nghiệp bên cạnh các đơn vị thu gom vận chuyển
rác thải của nhà nước. Các quy định đối với việc thu gom, vận chuyển từng loại
rác thải được quy định rất chặt chẽ và rõ ràng với đầy đủ các trang thiết bị thu
gom, vận chuyển phù hợp với hiện đại. Một khác biệt nữa trong công tác thu
gom và vận chuyển rác thải của các nước phát triển là sự tham gia của cộng
đồng.
Tại các nước đang phát triển thì công tác thu gom rác thải còn nhiều vấn
đề bất cập. Việc bố trí mạng lưới thu gom, vận chuyển rác thải chưa hợp lý,
trang thiết bị còn thiếu và thô sơ dẫn đến chi phí thu gom tăng lên. Sự tham gia
của các đơn vị tư nhân còn ít và hạn chế. So với các nước Châu Âu và các nước
phát triển ở Châu Á thì tỷ lệ thu gom rác ở các nước đang phát triển như Việt
Nam và khu vực Nam Mỹ còn thấp hơn nhiều.
c. Công nghệ xử lý rác thải trên thế giới
Công nghệ xử lý rác thải trên thế giới hiện nay có rất nhiều phương pháp.
Các phương pháp truyền thống vẫn tiếp tục được sử dụng và cải tiến như: công
nghệ chôn lấp, công nghệ thiêu đốt, công nghệ chế biến rác thải hữu cơ thành
phân compost. Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ và sự
khan hiếm về tài nguyên thiên nhiên mà công nghệ tái chế, tái sử dụng rác thải
được xem như là một biện pháp tốt để giảm thiểu lượng rác thải phát sinh và bảo vệ
môi trường. Tuy nhiên phụ thuộc vào điều kiện cụ thể của mỗi nước mà có thể lựa
chọn những công nghệ xử lý khác nhau.
Trong đó, phương pháp chôn lấp rác thải được sử dụng phổ biến và rộng
rãi hầu khắp các nước trên thế giới. Từ các nước phát triển như Mỹ, Canada, đến
các nước kém phát triển như các nước nghèo ở Châu Á, Châu Phi đều sử dụng
phương pháp này để xử lý chất thải. Lí do chính là do phương pháp này có chi
phí đầu tư thấp so với các phương pháp khác và nó có thể áp dụng cho nhiều
loại chất thải.


18


Theo báo cáo diễn biến môi trường Việt Nam 2004 cho biết, hầu hết các
nước Nam Á và Đông Nam Á, rác thải được chuyển đến các bãi chôn lấp hoặc các
bãi rác lộ thiên để tiêu hủy. Các nước như Việt Nam, Băngladet, Hongkong, Hàn
Quốc và Srilanka là các nước có tỷ lệ chôn lấp lấp lớn nhất (trên 90%). Một số
nước đã xử lý rác làm phân compost như Ấn Độ, Idonexia…nhưng chưa có nước
nào tận dụng hết tiềm năng sản xuất phân compost.
Nhật Bản và Singapore có tỷ lệ chôn lấp rác thải ít hơn do diện tích đất ít,
cộng với đều kiện kinh tế của 2 quốc gia này khá cao nên cho phép áp dụng các
phương pháp xử lý có hiệu quả hơn. Hoa Kỳ là một nước phát triển nhưng tỷ lệ
chôn lấp rác thải cũng khá cao do nước này khá rộng lớn , nhiều đất đai. Tuy
nhiên từ sau thập kỷ 80, tỷ lệ chôn lấp ở nước này giảm dần do giá thành cho chi
phí chôn lấp ngày một tăng và người ta nhận thức được rằng đất đai tuy nhiều
nhưng cũng có hạn. [18]
Công nghệ thiêu đốt là phương pháp rộng rãi được sử dụng ở các nước
phát triển như Đức, Thụy Sĩ, Hà Lan, Đan Mạch, Nhật Bản… là những nước có
quỹ đất dành cho các bãi thải hạn chế.
2.3.2. Ở Việt Nam
a. Nguồn phát sinh và thành phần rác thải
Ở Việt Nam mỗi năm có hơn 15 triệu tấn rác thải phát sinh từ các nguồn
khác nhau. Khoảng hơn 80% khối lượng này là rác thải phát sinh từ các hộ gia
đình, nhà hàng, khu chợ và các khu kinh doanh. [5]
Ở khu vực nông thôn, với 76% dân số nhưng lượng rác thải sinh hoạt phát
sinh chỉ bằng một nửa các khu vực đô thị và rác thải chủ yếu là các chất hữu cơ
dễ phân hủy. Lượng rác thải ở nông thôn hiện nay đang có xu hướng tăng lên,
theo những nghiên cứu hiện tại ở một số vùng miền nông thôn ở vùng đồng
bằng sông Hồng thì lượng rác thải phát sinh trung bình trong ngày của người

dân khoảng 0,5 kg/người/ngày. [5]
Bảng 2.4. Thành phần rác thải phát sinh ở Việt Nam
Phát sinh rác thải sinh hoạt (tấn/năm)

19


-

Toàn quốc

12.800.000

-

Các vùng đô thị

6.400.000

-

Các vùng nông thôn
6.400.000
Rác thải nguy hại phát sinh từ các cơ sở công nghiệp 128.400
(tấn/năm)
Rác thải không nguy hại phát sinh từ các cơ sơ công nghiệp 2.510.000
(tấn/năm)
Rác thải nguy hại phát sinh từ nông nghiệp (tấn/năm)
Lượng phát sinh rác thải sinh hoạt (kg/người/ngày)


8.600

-

Toàn quốc

0,4

-

Các vùng đô thị

0,7

-

Các vùng nông thôn
Thu gom rác thải (% trong tổng lượng phát sinh)

0,3

-

Các vùng đô thị lớn

71%

-

Các vùng nông thôn


<20%

-

Các vùng đô thị nghèo
Số lượng các cơ sở tiêu hủy rác thải (%)

10 – 20%

-

Bãi rác và bãi chôn lấp không hợp vệ sinh

74%

-

Bãi chôn lấp hợp vệ sinh
17%
(Nguồn: Báo cáo diễn biến môi trường Việt Nam, 2004)
b. Hệ thống thu gom và vận chuyển rác thải
Ở nước ta hiện nay công tác thu gom rác thải chưa đáp ứng được yêu cầu.
Đây là nguyên nhân quan trọng gây ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí
ảnh hưởng xấu đến cảnh quan môi trường và sức khỏe cộng đồng.
Trong khi đô thị, tỷ lệ thu gom trung bình đạt khoảng 71% thì ở nông
thôn chỉ khoảng 20%, chủ yếu ở các thị trấn, thị tứ và chợ. Đối với các xã và các
địa phương xa trung tâm thì tỷ lệ thu gom còn thấp hơn, thậm chí công tác thu
gom còn chưa được thưc hiện. Công tác thu gom và vận chuyển rác ở nông thôn
chủ yếu mang tính tự phát, xuất phát từ sự bức xúc của người dân, việc thu gom

và vận chuyển rác thải ở nông thôn chỉ là một hình thức chuyển rác từ nơi này

20


sang nơi khác cách xa khu dân cư mà không có bất cứ biện pháp kỹ thuật nào để
xử lý. [5]
Hầu hết rác thải không được phân loại tại nguồn mà được thu gom lẫn lộn
sau đó được vận chuyển đến bãi chôn lấp. Nguồn kinh phí dành cho hoạt động
thu gom rác thải ở vùng nông thôn lấy từ việc đóng góp của người dân.
c. Công nghệ và thiết bị xử lý rác thải
Cũng giống như các nước đang phát triển ở Châu Á, biện pháp xử lý rác
thải ở nước ta chủ yếu là chôn lấp tại các bãi chôn lấp tự nhiên. Tỷ lệ chôn lấp
chiếm 80%, làm phân compost chiếm 6% và các phương pháp khác chiếm 14%.
Tỷ lệ thu hồi các chất có khả năng tái chế như giấy, nhựa, thủy tinh, sắt… chỉ
chiếm từ 13 – 20% nhưng hoàn toàn do các hoạt động thu gom tự phát chứ
không có tổ chức, quản lý. Có khoảng 1,5 – 5% lượng rác thải phát sinh được
thu hồi và xử lý theo phương thức sản xuất phân vi sinh hữu cơ. Hầu hết các bãi
chôn lấp hiện nay đều không hợp vệ sinh, không có hệ thống chống thấm, không
có hệ thống thu gom và xử lý nước và khí bãi rác. Do đó, các bãi rác này là
nguồn gây ra ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, làm ô nhiễm nước mặt, nước
ngầm, ô nhiễm không khí…ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân sống xung
quanh khu vực bãi rác. [5]
Hiện nay, ở Việt Nam có 2 công trình bãi xử lý rác thải được đánh giá
hiệu quả và có tính khả thi là khu liên hợp xử lý rác thải Đa Phước tại huyện
Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh và khu xử lý rác thải liên hợp Nam Sơn
được xây dựng trên địa bàn huyện Sóc Sơn – Hà Nội.
2.4. Cơ sở pháp lý về quản lý chất thải rắn ở Việt Nam.
Ở nhiều nước trên thế giới, việc BVMT trở thành một quốc sách lớn. Hệ
thống các văn bản pháp luật về BVMT được ban hành đầy đủ, huy động nhiều

nhân lực, vật lực và tài lực để BVMT.
Việc BVMT ở nước ta cũng như công tác kiểm tra, chống ÔNMT được
quan tâm rất muộn. Mãi đến năm 1980, Hiến pháp sửa đổi mới có điều 36 quy

21


định về nghĩa vụ thực hiện chính sách bảo vệ, cải tạo và tái sinh các nguồn
TNTN, bảo vệ và cải thiện môi trường sống đối với mọi công dân.
Hiện nay, Việt Nam đã xây dựng được một khung pháp lý phù hợp đối
với các hoạt động BVMT nói chung và quản lý CTR nói riêng như:
- Luật BVMT được Quốc hội thông qua ngày 27 tháng 12 năm 1993 và có
hiệu lực từ ngày 10 tháng 01 năm 1994.
- Nghị quyết 41 - NQ/TW ngày 15 tháng 11 năm 2004 của Bộ chính trị về
BVMT trong thời kỳ CNH - HĐH đất nước.
- Quyết định số 34/QĐ - TTg ngày 22 tháng 02 năm 2005 của Thủ tướng
chính phủ về việc ban hành kế hoạch hoạt động thực hiện NQ số 41 - NQ/TW
của Bộ Chính trị về BVMT trong thời kỳ CNH - HĐH đất nước.
- Chiến lược BVMT quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020
với những mục tiêu cụ thể là tỷ lệ thu gom CTR sinh hoạt đạt 90%, xử lý và tiêu
huỷ 60% chất thải nguy hại và 100% chất thải y tế cơ quan chủ trì và triển khai
thực hiện là Bộ TN&MT.
- Luật BVMT năm 2005 được Quốc hội thông qua chính thức có hiệu lực
từ ngày 01 tháng 7 năm 2006. Trong đó đã nêu ra 4 điều quy định chung về
quản lý chất thải (Mục 1 chương 3 từ điều 66 đến điều 69) và 4 điều về quản lý
CTR thông thường (Mục 3 chương 3 từ điều 77 đến điều 80).
Bên cạnh đó có các hướng dẫn về quản lý và xử lý CTR. Đây là công cụ
hữu hiệu trong quản lý CTR, các văn bản quy phạm pháp luật về CTR như:
- Chỉ thị 199/TTg ngày 3 tháng 4 năm 1997 của Thủ tướng chính phủ về
những biện pháp cấp bách trong công tác quản lý CTR ở các đô thị và khu công

nghiệp.
- Quyết định 152/1999/QĐ - TTg ngày 10 tháng 7 năm 1999 của Thủ
tướng chính phủ phê duyệt Chiến lược quản lý CTR tại các đô thị và khu công
nghiệp Việt Nam đến năm 2020.
- Thông tư Liên tịch số 01/2001/TTLT - BKHCNMT - BXD ngày 18

22


tháng 1 năm 2001 hướng dẫn các quy định về bảo vệ môi trường đối với việc
lựa chọn địa điểm, xây dựng và vận hành bãi chôn lấp CTR.
- Chỉ thị số 23/2005/CT - TTg ngày 21 tháng 6 năm 2005 của Thủ tướng
chính phủ về đẩy mạnh công tác quản lý CTR tại các đô thị và khu công nghiệp.
- Nghị định số 65/2006/NĐ - CP ngày 23 tháng 6 năm 2006 của Chính
phủ về tổ chức hoạt động của Thanh tra Tài nguyên và Môi trường.
- Quyết định số 1487/QĐ - BTNMT ngày 21 tháng 9 năm 2006 của Cục
trưởng Cục BVMT về việc phê duyệt thuyết minh dự án tuyển chọn năm 2006
“Xây dựng mô hình và triển khai thí điểm việc phân loại, thu gom và xử lý
RTSH cho các khu đô thị mới”.
- Quyết định số 224/QB - BTNMT ngày 06 tháng 10 năm 2006 của Bộ
trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc phê duyệt nội dung và dự đoán Dự
án “Xây dựng mô hình và triển khai thí điểm việc phân loại, thu gom và xử lý
RTSH cho các khu đô thị mới”.
- Nghị định 59/2007/NĐ - CP ngày 09 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ
về Quản lý CTR.
- Thông tư số 13/2007/TT - BXD ngày 31 tháng 12 năm 2007 của Bộ Xây
Dựng về việc Hướng dẫn một số điều của NĐ số 59/2007/NĐ - CP của Chính
phủ về Quản lý CTR.
PHẦN III: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU.

3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Chất thải rắn, bao gồm chất thải rắn công nghiệp và chất thải rắn nguy hại
được thu gom và xử lý tại công ty.
3.2. Nội dung nghiên cứu
3.2.1. Lịch sử phát triển, vai trò và nhiệm vụ của công ty Cổ phần Dịch vụ
Môi trường Bình Minh.
3.2.2. Tình hình thu gom chất thải rắn của công ty

23


- Khối lượng, thành phần chất thải rắn được thu gom
- Cách thức và hiệu suất thu gom
3.2.3. Quy trình xử lý chất thải rắn của công ty
- Quy trình xử lý, tái chế chất thải rắn
- Đánh giá hiệu quả của quy trình.
3.2.4. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thu gom và xử lý
3.3. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp: thu thập các báo cáo về hoạt
động của công ty Cổ phần Dịch vụ Môi trường Bình Minh qua các quý, năm.
- Phương pháp thu thập tài liệu sơ cấp: phỏng vấn cán bộ quản lý, công
nhân của công ty
- Phương pháp tham khảo, hỏi ý kiến các chuyên gia
- Phương pháp xử lý số liệu: số liệu được xử lý bằng phần mềm Excel.

24


PHẦN IV
KẾT QUẢ NGIÊN CỨU

4.1. Giới thiệu chung về công ty Cổ phần Dịch vụ Môi trường Bình Minh
4.1.1. Giới thiệu sơ lược về công ty :
Công ty cổ phần Dịch vụ Môi trường Bình Minh có trụ sở tại số 666 –
Ngô Gia Tự - Đức Giang – Long Biên – Hà Nội. Giấy chứng nhận đăng ký kinh
doanh số 0103010210 do sở kế hoạch và đầu tư TP Hà Nội cấp với chức năng
hoạt động như sau:
Thu gom, vệ sinh môi trường, vệ sinh công nghiệp; phân loại, đóng gói,
vận chuyển rác thải; xử lý rác thải lỏng, rác thải công nghiệp, xử lý nước sinh
hoạt, nước thải; vệ sinh và khai thông cống rãnh, bồn nước, hút hầm cầu; dịch
vụ dọn vệ sinh nhà ở, văn phòng, khu công trình; mua bán phế liệu phi công
nghiệp, phế thải, phế liệu công nghiệp; tái chế chất thải, sắt thép phế liệu và các
hoạt động xử lý chất thải khác; kinh doanh bến, bãi đỗ xe, cho thuê phương tiện
vận chuyển các loại;
Sau 02 năm hoạt động kế thừa từ Hợp tác xã Dịch vụ vệ sinh môi trường
Gia Lâm, Công ty đã đạt được những thành công nhất định: Thu gom, vận
chuyển rác thải cho hơn 60 doanh nghiệp trên địa bàn huyện Gia lâm, quận
Long Biên, tỉnh Hưng Yên, tỉnh Bắc Ninh đạt chất lượng dịch vụ tốt và được
khách hàng tín nhiệm; đảm bảo thực hiện đúng pháp luật; Thực hiện làm sạch vệ
sinh công nghiệp cho 5 đơn vị…
4.1.2. Vị trí và quy mô của cơ sở:
4.1.2.1. Vị trí:
Trụ sở đơn vị nằm sát khu vực có nhiều nhà máy sản xuất và khu dân cư
thuộc phương Đức Giang. Phía Tây giáp đường Quốc lộ 1 nên thuận tiện về giao
thông.

25


×