Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Đề án chè polyphenol

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (221.72 KB, 8 trang )

LIÊN MINH HTX VIỆT NAM
TRUNG TÂM KHCN&MT

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày tháng

năm 2012

ĐỀ ÁN
KHUYẾN CÔNG QUỐC GIA NĂM 2013
1. Tên Đề án:
“Đào tạo nghề chế biến chè”
2. Đơn vị thực hiện:
Tên: Trung tâm Khoa học công nghệ & môi trường - Liên minh HTX Việt Nam
Địa chỉ: Ngõ 149 - Giảng Võ - Đống Đa - Hà Nội
Điện thoại: 04.3.8234456- 04.3.7335929; Fax: 04.3.8236382
Tài khoản số: 0591100194005
Tại kho bạc Nhà nước(NH): TMCP Quân đội - chi nhánh Đống Đa
Đại diện: Ông Nguyễn Văn Thanh - Chức vụ: Tổng giám đốc
3. Cơ sở pháp lý và sự cần thiết của đề án
3.1. Cơ sở pháp lý
- Căn cứ Nghị định 134/2004/NĐ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2004 của Chính
phủ về khuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn;
- Căn cứ Quyết định số 136/2007/QĐ -TTg ngày 20 tháng 8 năm 2007 của Thủ
tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình Khuyến công Quốc gia đến năm 2012;
- Căn cứ Thông tư liên tịch số 125/2009/TTLT/BTC-BCT ngày 17 tháng 6
năm 2009 của liên Bộ Tài chính - Bộ Công Thương quy định việc quản lý và sử
dụng kinh phí sự nghiệp kinh tế đối với Chương trình khuyến công;
- Căn cứ Thông tư liên tịch số 112/2010/TTLT - BTC - BLĐTBXH, ngày 30
tháng 7 năm 2010 của liên Bộ Tài chính - Bộ Lao động Thương binh và Xã hội


Hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Đề án “Đào tạo nghề cho lao
động nông thôn đến năm 2020” ban hành theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày
27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ;

1


- Căn cứ Công văn 318/CNĐP-QLKC về việc hướng dẫn xây dựng kế hoạch
khuyến công năm 2013 ngày 16 tháng 8 năm 2012 của Cục Công nghiệp địa
phương - Bộ Công thương
3.2. Sự cần thiết của đề án
Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2001- 2012 được Đại hội
Đảng toàn quốc lần thứ IX đã quyết định thông qua “Đẩy nhanh CNH, HĐH nông
nghiệp và nông thôn theo định hướng hình thành nền nông nghiệp hàng hoá lớn
phù hợp với nhu cầu thị trường và điều kiện sinh thái của từng vùng; chuyển dịch
cơ cấu ngành nghề, cơ cấu lao động, tạo vệc làm thu hút nhiều lao động ở nông
thôn. Đưa nhanh tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất nông nghiệp, tăng
năng suất lao động, nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm”. Nắm
bắt và đẩy mạnh chiến lược này, Thái Nguyên đã và đang từng bước thực hiện có
hiệu quả chiến lượng phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước. Hiện nay, tỉnh Thái
Nguyên có diện tích chè lớn thứ 2 trong cả nước (17.660 ha), cả 9 huyện, thành thị
đều có sản xuất chè. Do thiên nhiên ưu đãi về thổ nhưỡng đất đai, nguồn nước, thời
tiết khí hậu, rất phù hợp với cây chè. Vì vậy, nguyên liệu chè búp tươi ở Thái
Nguyên có phẩm cấp, chất lượng rất cao. Theo phân tích của Viện Khoa học Kỹ
thuật Nông lâm nghiệp miền Núi phía Bắc, chất lượng nguyên liệu chè Thái
Nguyên có ưu điểm khác biệt với chất lượng nguyên liệu của các vùng chè khác. Từ
những đặc điểm phẩm chất trên, nguyên liệu chè Thái Nguyên có đầy đủ các điều
kiện để sản xuất chè xanh chất lượng cao đáp ứng được thị trường trong nước và
xuất khẩu.
Hiện nay tỉnh Thái Nguyên đang triển khai quy hoạch vùng sản xuất chè an

toàn trên địa bàn toàn tỉnh làm cơ sở cho việc thu hút đầu tư sản xuất chè hàng hóa
chất lượng, giá trị cao; xây dụng vùng sản xuất nguyên liệu chè an toàn theo hướng
hữu cơ, hạn chế sử dụng phân bón vô cơ, hóa chất trừ sâu; áp dụng quy trình thực
hành sản xuất nông nghiệp GAP, từ khâu sản xuất đến khâu chế biến thành phẩm
cuối cùng gắn quy trình sản xuất với việc được chứng nhận bởi các tổ chức chứng
nhận trong nước và quốc tế (VietGAP, GlobalGAP, Uzt Certified…).
Chương trình chuyển đổi giống mới và ứng dụng các biện pháp canh tác tiên
tiến sản xuất chè theo hướng an toàn, đã nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị chè
Thái Nguyên. Năm 2005, giá trị sản xuất bình quân đạt 36,5 triệu đồng/ha đối với
chè búp khô; năm 2010 là 68 triệu đồng/ha, có nơi đạt 90 - 100 triệu đồng/ha (ở
thành phố Thái Nguyên).
2


Với các điều kiện ưu đãi về thiên nhiên, cây chè đã đóng góp rất lớn vào
GDP của tỉnh, là ngành mũi nhọn của Thái nguyên trong cơ cấu kinh tế hiện nay.
Tuy nhiên, việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn hạn chế, HTX,
doanh nghiệp chưa đổi mới dây chuyền công nghệ chế biến, sản phẩm chè đen là
chủ yếu, chiếm trên 85% còn lại là chè xanh, chè chất lượng cao. Hiện nay, sản
phẩm từ chè chủ yếu do các hộ gia đình, HTX, doanh nghiệp chế biến thủ công,
năng suất thấp, chất lượng thấp không đáp ứng được tiêu chuẩn vệ sinh thực phẩm
cũng như yêu cầu xuất khẩu vào thị trường Mỹ, châu âu, Nhật,…
Để giúp các HTX, doanh nghiệp sản xuất chè nắm bắt được kiến thức về chế
biến chè mạnh dạn đầu tư công nghệ chế biến chè phù hợp với quy mô HTX, doanh
nghiệp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm chè tăng giá trị kinh tế, ổn định đời
sống cho các hộ nông dân. Do đó, Trung tâm Khoa học Công nghệ và môi trường
xây dựng đề án “Đào tạo nghề chế biến chè” là cần thiết và phù hợp với điều kiện
thực tế phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
4. Mục tiêu và quy mô của đề án
+ Đào tạo được 300 công nhân có tay nghề cao, đảm bảo vận hành thiết bị

chế biến chè đạt tiêu chuẩn trong nước và xuất khẩu
+ Mở 10 lớp (mỗi lớp 30 học viên). Đào tạo truyền nghề cho 300 công nhân
đạt trình độ tay nghề có thể sản xuất ra sản phẩm chè đủ tiêu chuẩn xuất khẩu.
+ Nâng cao năng suất, chất lượng và hạ giá thành sản phẩm chè để có thể
cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước.
5. Nội dung và tiến độ thực hiện đề án:
5.1. Nội dung của đề án:
5.1.1. Chiêu sinh và lập danh sách học viên
Trung tâm KHCN&MT phối hợp với Sở Công Thương, Liên minh HTX tỉnh,
Trung tâm khuyến công tỉnh Thái Nguyên cùng phòng Công Thương các huyện,
HTX chè Khuôn Gà Hùng Sơn tổ chức tuyển sinh, lập danh sách học viên đăng ký
học trên địa bàn toàn tỉnh. Người tham gia đăng ký học nghề phải đảm bảo một số
điều kiện như: độ tuổi từ 16 đến 40 tuổi, có ý thức và nhu cầu học, nâng cao tay
nghề, tuân thủ các quy định trong học nghề,...
5.1.2. Tổ chức lớp học
+ Quy mô lớp học
Mở 10 lớp (mỗi lớp 30 học viên), tổ chức đồng thời 10 lớp;
+ Thời gian chiêu sinh: 03 tháng (tháng 01 - tháng 03)
+ Thời gian học: 03 tháng;
3


Chương trình giảng dạy- Giáo viên: là những cán bộ được đào tạo về chế
biến chè có trình độ tay nghề cao, có phẩm chất đạo đức, tâm huyết với công việc.
Mỗi lớp bố trí 01 giáo viên hướng dẫn.
+ Hoàn thiện các thủ tục thanh quyết toán: 03 tháng (tháng 07 - tháng 09).
+ Quản lý lớp học:
Trung tâm thành lập Ban quản lý lớp học gồm 03 cán bộ. Ban quản lý lớp có
nhiệm vụ:
- Tổ chức chiêu sinh, lập danh sách, chia lớp;

- Tổ chức khai giảng, bế giảng khi kết thúc khóa đào tạo;
- Quản lý, theo dõi lớp học trong suốt thời gian đào tạo, truyền nghề;
- Bố trí các điều kiện về cơ sở vật chất, phương tiện, nguyên vật liệu phục vụ
cho việc giảng dạy và học tập;
- Theo dõi, tổng hợp và hoàn thành các thủ tục thanh quyết toán kinh phí lớp
học theo đúng chế độ tài chính Nhà nước quy định;
- Lập báo cáo việc tổ chức lớp học và đánh giá kết quả thực hiện đề án;

4


5.2. Tiến độ thực hiện
Từ tháng 03/2013 đến tháng 09/2013
STT

1
2
3
4
5
6

Nội dung công việc

Chiêu sinh, lập danh sách, chia lớp
Khai giảng, học lý thuyết
Thực hành chế biến các SP chè
Hoàn thiện sản phẩm
Kết thúc khóa học
Hoàn thiện thủ tục thanh quyết toán


3
x

4

5

6

7

8

9

x
x

x
x

x

x
x
x

6. Dự toán kinh phí
+ Tổng vốn đầu tư: 1.200 triệu đồng

Trong đó:
- 800 triệu đồng từ nguồn kinh phí của địa phương;
- 400 triệu đồng từ nguồn kinh phí từ Chương trình KCQG.
(Chi tiết theo phụ lục kèm theo)
7. Tổ chức thực hiện
Trung tâm Khoa học Công nghệ và Môi trường - Liên minh HTX Việt Nam
thực hiện đề án.
8. Đánh giá hiệu quả của Đề án
+ Đề án được thực hiện thành công sẽ có tác động tích cực đến phát triển
kinh tế xã hội ở địa phương, cụ thể:
- Giải quyết cho 300 lao động được đào tạo trực tiếp có việc làm, thu nhập ổn
định từ 4.000.000 - 5.000.000 đồng/tháng, góp phần giải quyết cho khoảng 10.000
lao động trên địa bàn tỉnh có thêm việc làm và thu nhập từ 2.000.000 - 3.000.000
đồng/tháng;
- Tăng thu nhập cho người lao động, tạo dựng được nghề mới ổn định;
- Thành lập các tổ hợp tác, HTX chế biến chè có chất lượng cao đáp ứng thị
trường trong nước cũng như xuất khẩu;
- Góp phần thực hiện chính sách xoá đói giảm nghèo cho người dân vùng
nông thôn miền núi.
10. Kết luận và đề nghị:
- Đề án Đào tạo nghề chế biến chè cho lao động trên địa bàn tỉnh Thái
Nguyên có hiệu quả thiết thực về mặt kinh tế và xã hội, phù hợp với điều kiện kinh
tế, điều kiện tự nhiên của tỉnh. Góp phần phát triển nghề trồng chế biến chè ở địa
phương.
5


Trên đây là đề án “Đào tạo nghề chế biến chè” của Trung tâm Khoa học
Công nghệ và Môi trường. Kính đề nghị Cục Công nghiệp địa phương - Bộ Công
Thương, Liên minh HTX Việt Nam xem xét, phê duyệt và hỗ trợ nguồn kinh phí từ

Chương trình khuyến công quốc gia để Trung tâm thực hiện Đề án.
LIÊN MINH HTX VIỆT NAM

KT. TỔNG GIÁM ĐỐC
PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC

Vũ Quang Phong

6


Phụ lục 01: Dự toán chi phí thực hiện đề án “Đào tạo nghề chế biến chè”
Đơn vị tính: Triệu đồng
TT

Hạng mục

Đơn vị

Số lượng

Đơn giá

Thành tiền

Nguồn vốn
KP KCQG

Chi phí đào tạo
1


Tuyển sinh, khai giảng, bế giảng, cấp chứng chỉ

1,200,000,000

400,000,000

26,000,000

26,000,000

-

Khai giảng

Lớp

10

1,000,000

10,000,000

3,000,000

-

Bế giảng

Lớp


10

1,000,000

10,000,000

3,000,000

-

Cấp chứng chỉ

chiếc

300

20,000

6,000,000

6,000,000

9,000,000

9,000,000

132,000,000

132,000,000


2

Chi mua/phôtô tài liệu, giáo trình học nghề

3

Thù lao giáo viên, người dạy nghề

300

30,000

-

Dạy lý thuyết (11 ngày x 10 lớp x 01 giáo viên/lớp)

Ngày

110

200,000

22,000,000

22,000,000

-

Dạy thực hành (55 ngày x 10 lớp x 01 giáo viên/lớp)


Ngày

550

200,000

110,000,000

110,000,000

139,000,000

68,000,000

139,000,000

68,000,000

150,000,000

150,000,000

50,000,000

50,000,000

100,000,000

100,000,000


4 Chi hỗ trợ nguyên, nhiên, vật liệu học nghề
Chè búp tươi (30kg/người = 30 x 300 = 9000kg) Trong
đó:Chè búp tươi thực hành mà sản phẩm sau khi được
thực hành chế biến có thể được bán trên thị trường và
hạch toán bù đắp lại cho quá trình đào tạo
5

Thuê lớp học (10 lớp x 01 tháng)

-

Thuê thiết bị (10 lớp x 2,5 tháng )

7

9,000

15,444

Thuê lớp học, thuê thiết bị dậy nghề

-

6

kg

lớp


10

5,000,000

Máy sao chè

Cái

10

5,000,000

50,000,000

50,000,000

Máy vò chè

Cái

10

5,000,000

50,000,000

50,000,000

Thiết bị của cơ sở đào tạo hỗ trợ
Cái


7

47,000,000

329,000,000

Máy đóng gói

Cái

10

40,000,000

400,000,000

Chi công tác quản lý lớp học

ngày
Tổng

7

71,
000,000
71,
000,000

729,

000,000
329,
000,000
400,
000,000

729,000,000

Máy phân loại chè

KP Địa phương
800,
000,000

15,000,000

15,000,000

1,200,000,000

400,000,000

800,
000,000


8




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×