Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Kinh tế trang trại của đồng bào dân tộc thiểu số tại tỉnh dăk lăk (TT)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (512.27 KB, 27 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

DƯƠNG THỊ ÁI NHI

KINH TẾ TRANG TRẠI CỦA ĐỒNG BẢO
DÂN TỘC THIỂU SỐ TẠI CHỖ TỈNH ĐẮK LẮK

Chuyên ngành:
Mã số:

Kinh tế phát triển
62 31 01 05

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

HÀ NỘI – 2016


Công trình được hoàn thành tại:
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

Tập thể hướng dẫn khoa học: 1. GS.TS. Vũ Hùng Cường
2. TS. Tuyết Hoa Niê Kdăm

Phản biện 1: PGS.TS. Nguyễn Danh Sơn
Phản biện 2: PGS.TS. Trần Công Sách
Phản biện 3: PGS.TS. Phí Mạnh Hồng


Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện,
tại: Học viện Khoa học xã hội, 477 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội
Vào hồi ...... giờ, ngày ....... tháng ...... năm 2016

Có thể tìm hiểu luận án tại:
- Thư viện Quốc gia Việt Nam
- Thư viện Học viện Khoa học xã hội


DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ
CÓ LIÊN QUAN CỦA TÁC GIẢ LUẬN ÁN
1. Dương Thị Ái Nhi, Lê Anh Vũ (2015), "Phát triển kinh tế trang trại
của đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ tỉnh Đắk Lắk", Tạp chí Phát
triển bền vững vùng, Số 2/2015, tr.49-57
2. Dương Thị Ái Nhi, Nguyễn Văn Đạt (2015), "Kinh nghiệm quốc tế
và trong nước về phát triển kinh tế trang trại đối với đồng bào dân
tộc thiểu số - Bài học kinh nghiệm và khả năng vận dụng ở Đắk
Lắk", Thông tin Khoa học và Công nghệ Sở Khoa học và Công
nghệ tỉnh Đắk Lắk , Số 134/2015, tr.11-17
3. Lê Anh Vũ, Nguyễn Đức Đồng, Nguyễn Cao Đức, Dương Thị Ái
Nhi, "Phát triển kinh tế trang trại Tây Nguyên trong bối cảnh hội
nhập kinh tế thế giới và toàn cầu hóa", Tạp chí Nghiên cứu Địa lý
nhân văn, Số 2/2015, tr.22-29
4. Dương Thị Ái Nhi (2015), "Kết quả thực hiện chính sách phát triển
kinh tế trang trại đối với đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ tỉnh Đắk
Lắk", Tạp chí Khoa học Xã hội Tây Nguyên, Số 17/2015, tr.46-54
5. Dương Thị Ái Nhi (2014), "Phương pháp luận nghiên cứu kinh tế
trang trại của đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ tỉnh Đắk Lắk", Kỷ
yếu Hội nghị KHCN Nông- Lâm- Ngư- Thủy Toàn quốc lần thứ VI,
9/2014, tr.1233-1238 (Giải nhì)

6. Dương Thị Ái Nhi (2014), "Một số lý thuyết phát triển nông nghiệp
nông thôn gắn với phát triển kinh tế trang trại", Tạp chí Khoa học
Trường Đại học Tây Nguyên, Số 11/2014, tr.43-47


MỞ ĐẦU
1. Lý do nghiên cứu
Kinh tế của nước ta đang bước vào giai đoạn mới với sự chuyển đổi
về chất, thay đổi mô hình tăng trưởng, chuyển đổi cơ cấu kinh tế. Thực
hiện chủ trương này, ở nước ta đã và đang xuất hiện các hộ sản xuất
hàng hoá theo kiểu trang trại. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê
(2014), năm 2013 cả nước có 23.766 trang trại. Trong giai đoạn 2000
đến nay, bình quân mỗi năm số trang trại tăng 10%, diện tích đất sử
dụng trên 900.000 ha và đa số trang trại có quy mô nhỏ.
Đắk Lắk là địa bàn cư trú của 44 dân tộc chiếm 32% dân số của tỉnh
trong đó, dân tộc thiểu số tại chỗ chiếm trên 70%. Trong những năm đổi
mới, tình hình kinh tế xã hội của tỉnh nói chung và đời sống của đồng
bào dân tộc thiểu số tại chỗ trên địa bàn nói riêng đã được cải thiện
nhiều nhờ có chính sách phát triển kinh tế trang trại.
Đối với đồng bào DTTSTC ở tỉnh Đắk Lắk, trong những năm qua,
kinh tế trang trại đã được hình thành, phát triển cả về số lượng và chất
lượng. Tuy nhiên do gặp phải trở ngại lớn về nhận thức, phong tục tập
quán; nguồn lực; thị trường đầu vào, đầu ra; cơ chế chính sách, ... làm
cho việc phát triển kinh tế trang thiếu tính bền vững, tính cạnh tranh
chưa cao đặc biệt là trong bối cảnh hội nhập.
Xuất phát từ những lý do trên, việc nghiên đề tài: “Kinh tế trang
trại của đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ tỉnh Đắk Lắk” là một yêu
cầu cấp thiết có ý nghĩa cả trên phương diện lý luận và thực tiễn.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Hệ thống hóa và làm rõ hơn cơ sở lý luận và thực tiễn về phát

triển kinh tế trang trại của đồng bào DTTSTC;
- Phân tích thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển kinh
tế trang trại của đồng bào DTTSTC tỉnh Đắk Lắk;

1


- Đưa ra quan điểm, đề xuất định hướng và hệ giải pháp nhằm phát
triển kinh tế trang trại của đồng bào DTTSTC tỉnh Đắk Lắk.
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Phát triển kinh tế trang trại của đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ
trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
3.2.1. Phạm vi về nội dung
Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế trang trại của đồng bào dân
tộc thiểu số tại chỗ tỉnh Đắk Lắk.
3.2.2. Phạm vi về thời gian
Số liệu thứ cấp được thu thập từ năm 2004-2014;
Số liệu sơ cấp được thu thập năm 2013 (điều tra năm 2014);
Thời gian của các giải pháp được đề xuất đến năm 2020.
3.2.3. Phạm vi về không gian
Nghiên cứu KTTT của đồng bào DTTSTC trên phạm vi toàn tỉnh
Đắk Lắk và nghiên cứu điểm tại một số xã, huyện đại diện.
4. Phương pháp nghiên cứu
Các cách tiếp cận: tiếp cận kinh tế học vi mô, tiếp cận phát triển bền
vững, tiếp cận lịch sử, tiếp cận dân tộc học và tiếp cận có sự tham gia
(PRA).
Nghiên cứu sử dụng cả số liệu thứ cấp và số liệu sơ cấp; trong đó số
liệu sơ cấp được thu thập từ việc phỏng vấn 60 trang trại điển hình tại

các huyện điểm nghiên cứu bao gồm huyện Cư M'gar, huyện Krông
Năng, huyện Ea H'leo và thị xã Buôn Hồ.
Các phương pháp nghiên cứu: thống kê mô tả, thống kê so sánh và
phân tích SWOT.

2


5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu
5.1. Ý nghĩa khoa học
- Góp phần hệ thống hóa và làm rõ hơn cơ sở lý luận về phát triển
kinh tế trang trại của đồng bào DTTSTC trong điều kiện kinh tế thị
trường gắn liền với nét đặc thù về truyền thống và phong tục tập quán
của DTTSTC; một số lý thuyết về phát triển nông nghiệp nông thôn đối
với phát triển kinh tế trang trại; các tiêu chí và chỉ tiêu đánh giá sự phát
triển kinh tế trang trại của đồng bào DTTSTC;
- Phân tích, đánh giá khách quan và toàn diện thực trạng phát triển
kinh tế trang trại của đồng bào DTTSTC tỉnh Đắk Lắk;
- Đề xuất được hệ quan điểm, định hướng và giải pháp có tính đồng
bộ, cụ thể, khả thi để phát triển kinh tế trang trại của đồng bào DTTSTC
tỉnh Đắk Lắk giai đoạn đến năm 2020.
5.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Kết quả nghiên cứu của đề tài là tài liệu tham khảo cho các nhà
quản lý nông nghiệp và kinh tế trang trại, các viện nghiên cứu và cơ sở
đào tạo.
6. Bố cục của Luận án
Ngoài phần mở đầu và kết luận, Luận án gồm có 4 chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước
về kinh tế trang trại của đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ
Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn về kinh tế trang trại của

đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ
Chương 3: Thực trạng phát triển kinh tế trang trại của đồng bào
dân tộc thiểu số tại chỗ tỉnh Đắk Lắk
Chương 4: Quan điểm, định hướng và giải pháp phát triển kinh
tế trang trại của đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ tỉnh Đắk Lắk

3


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ
NGOÀI NƯỚC VỀ KINH TẾ TRANG TRẠI CỦA ĐỒNG BÀO
DÂN TỘC THIỂU SỐ TẠI CHỖ
1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu đã công bố trên Thế giới

1.1.1. Các nghiên cứu sự khác biệt giữa kinh tế hộ với kinh tế trang trại
Về mặt định tính, giữa hộ và trang trại có một số khác biệt về: (i)
Tính định hướng thị trường; (ii) Sử dụng các yếu tố nguồn lực; (iii) Phân
công lao động; (iv) Ứng dụng KHCN; (v) Tiếp cận vốn và các dịch vụ;
(vi) Ngành nghề SXKD; và (vii) Thị trường sản phẩm (Cervantes Godoy and Brooks, 2008; Ironmonger, 2001). Một số nghiên cứu khác
không phân biệt giữa hộ và trang trại mà dựa trên tính thương mại hóa
hay định hướng thị trường của sản xuất (Davis, 2006).

1.1.2. Các nghiên cứu về lực cản đối với phát triển kinh tế trang trại
Các nghiên cứu chỉ ra một số lực cản đối với phát triển KTTT: (i) Thiếu
nguồn lực, đặc biệt là đất đai (Anríquez and Bonomi, 2007; World Bank,
2003b, 2007); (ii) Thiếu vốn để mở rộng sản xuất (Reardon et al., 1998), (iii)
Chất lượng lao động kém (Hall and Patrinos, 2006; World Bank, 2003a), (iv)
Rủi ro về thiên tai và thị trường (Carter and Barrett, 2006; Christiaensen and
Subbarao, 2005; Dercon 2004; World Bank, 2003b), (v) Bất bình đẳng trong

sở hữu nguồn lực giữa người DTTS và người bản địa (Vollrath, 2007; Zezza et
al., 2007, World Bank, 2003b), và (iv) bất bình đẳng trong tiếp cận dịch vụ
(Jayne et al., 2006; World Bank, 2003a).

1.1.3. Các nghiên cứu về các chính sách phát triển kinh tế trang trại
Các chính sách phát triển KTTT bao gồm: (i) Chính sách trợ cấp, trợ giá
(Brooks, 2010; Jones and Kwiecinski, 2010; OECD, 2003); (i) Chính sách cung
cấp tín dụng (Gloede and Rungruxsirivorn, 2012); (iii) Đầu tư vào vốn con người
(Sherraden, 2004; World Bank 2003b, 2007; Haggblade, Hazell and Reardon,
2005, 2010); (iv) Đầu tư vào cơ sở hạ tầng (Brooks, 2010; Cervantes - Godoy

4


and Brooks, 2008; Haggblade, Hazell and Reardon, 2010); (v) Cải cách thể chế
kinh tế (IFAD, 2003); (vi) Cải cách thị trường lao động (Brooks, 2010); và (vii)
hình thành các mạng lưới bảo hiểm và bảo trợ xã hội (Cervantes-Godoy and
Brooks, 2008; IFAD, 2003).
1.2. Tổng quan công trình nghiên cứu đã công bố ở trong nước

1.2.1. Các nghiên cứu lý luận về phát triển kinh tế trang trại
Các nghiên cứu về lý luận tập trung vào các khía cạnh: (i) Nghiên cứu
khái niệm, tiêu chí và đặc trưng của KTTT; (ii) Tính tất yếu khách quan
của KTTT; và (iii) Xu hướng hình thành, phát triển của KTTT.

1.2.2. Các nghiên cứu thực tiễn về kinh tế trang trại và kinh tế trang trại
của đồng bào dân tộc thiểu số
Các nghiên cứu thực tiễn tập trung nghiên cứu vào các nội dung: (i)
Thực trạng và vai trò của KTTT; (ii). Các yếu tố ảnh hưởng; và (iii) Giải
pháp phát triển kinh tế trang trại.

1.3. Những vấn đề còn tồn tại Luận án sẽ tiếp tục giải quyết
Trên cơ sở đánh giá những hạn chế về lý luận và thực tiễn của các
công trình nghiên cứu trên, Luận án sẽ tiếp tục nghiên cứu:
Về mặt lý luận: tiếp tục hoàn thiện và làm rõ hơn những vấn đề lý
luận và thực tiễn về phát triển KTTT của đồng bào DTTSTC với những
nét đặc thù về truyền thống và phong tục tập quán của đồng bào
DTTSTC; hệ thống hóa một số lý thuyết phát triển nông nghiệp nông
thôn đối với phát triển KTTT; làm rõ hơn các tiêu chí và chỉ tiêu đánh
giá sự phát triển kinh tế trang trại của đồng bào DTTSTC.
Về mặt thực tiễn: trên cơ sở đánh giá thực trạng; xác định được vai
trò, đánh giá kết quả và hiệu quả các loại hình KTTT; phân tích các yếu
tố ảnh hưởng; Từ đó, đề xuất quan điểm, phương hướng và hệ giải pháp
cơ bản nhằm phát triển KTTT đối với đồng bào DTTSTC tỉnh Đắk Lắk
trong thời gian tới.

5


CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ KINH TẾ TRANG
TRẠI CỦA ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ TẠI CHỖ
2.1. Một số lý luận cơ bản về kinh tế trang trại của đồng bào dân tộc thiểu
số tại chỗ

2.1.1. Kinh tế trang trại của đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ
Trang trại đồng bào DTTSTC là hình thức tổ chức sản xuất nông
nghiệp hàng hoá có giá trị gia tăng cao trong đó chủ trang trại là
người đồng bào DTTSTC
Kinh tế trang trại của đồng bào DTTSTC là tổng thể các yếu tố vật
chất và các quan hệ kinh tế, xã hội và môi trường nảy sinh trong quá

trình tổ chức SXKD của trang trại đồng bào DTTSTC

2.1.2. Xu thế hình thành và phát triển KTTT của đồng bào DTTSTC
- Kinh tế trang trại của đồng bào DTTSTC được hình thành thông
qua chính sách giao đất, giao rừng; kinh tế hộ gia đình sản xuất hàng
hoá; và các hộ đấu thầu, thuê đất với quy mô đất đai lớn.
- Kinh tế trang trại của đồng bào DTTSTC phát triển dựa trên sự
tích tụ và tập trung, chuyên môn hóa SXKD, thâm canh và hợp tác.

2.1.3. Vai trò của kinh tế trang trại của đồng bào DTTSTC
Phát triển kinh tế trang trại của đồng bào DTTSTC được thể hiện
trên cả 3 phương diện kinh tế, xã hội và môi trường.

2.1.4. Đặc điểm sinh kế và văn hóa truyền thống của nông hộ đồng bào
DTTSTC liên quan đến phát triển kinh tế trang trại
- Sinh kế truyền thống: chủ yếu là khai thác sản phẩm rừng, phụ
thuộc cao vào TNTN. Hình thức sản xuất phổ biến là chăn thả tự nhiên
đại gia súc ngoài rừng, trồng trọt chỉ chiếm vai trò thứ yếu.
- Sau thời kỳ thống nhất đất nước sản xuất vẫn mang nặng tính tự
cung tự cấp, không chịu tác động lớn bởi thị trường.

6


- Chính sách về sở hữu đất đai thay đổi, người lao động được đào
tạo và nâng cao nhận thức về sản xuất nông nghiệp hàng hóa.
- Bước vào thời kỳ đổi mới, đồng bào DTTSTC bắt đầu nhận khoán
sản xuất và khai hóa mở rộng quy mô diện tích.
- Quan hệ sản xuất gắn liền với quan hệ huyết thống.
- Quy mô đất đai manh mún, nhỏ lẻ và không tập trung.

2.2. Một số lý thuyết cơ bản về phát triển nông nghiệp, nông thôn gắn với
phát triển kinh tế trang trại
2.2.1. Lý thuyết vai trò của các yếu tố đầu vào
Có 3 yếu tố đầu vào quan trọng là đất đai, lao động và vốn; trong đó
đất đai là yếu tố quan trọng nhất đối với phát triển KTTT trong lĩnh vực
sản xuất nông nghiệp. Để phát triển KTTT, cần tác động vào các yếu tố
đầu vào và cải tiến các phương thức sản xuất nông nghiệp.
2.2.2. Lý thuyết về tích tụ ruộng đất
Quá trình phát triển KTTT gắn liền với quá trình tích tụ và tập trung
đất đai. Người nông dân trở nên yếu thế hơn so với chủ đồn điền. Do rủi
ro trong nền kinh tế thị trường buộc họ phải bán đất. Kết quả là người
nông dân trở nên nghèo hơn, phải chuyển từ người làm chủ sang người
làm thuê trên mảnh đất trước kia của chính mình.
2.2.3. Lý thuyết mối quan hệ giữa quy mô và năng suất đất đai
Chưa có sự thống nhất về mối quan hệ giữa quy mô và năng suất
đất đai. Đa số các nhà nghiên cứu đều ủng hộ tập trung hoá ruộng đất
của các hộ tiểu nông thành hệ thống trang trại sản xuất quy mô lớn,
chuyên môn hoá nhằm phát huy lợi thế, nâng cao khả năng cạnh tranh
và phát huy tài nguyên của toàn xã hội.
2.2.4. Lý thuyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bất bình
đẳng thu nhập
Bất bình đẳng sẽ xuất hiện do phát triển KTTT. Quá trình phát triển
KTTT tất yếu sẽ xuất hiện 2 dạng hộ nông dân có nguy cơ phá sản là:

7


(1) Hộ nông dân có khả năng sản xuất nông nghiệp nhưng không đủ
năng lực; (2) Hộ nông dân không có khả năng sản xuất nông nghiệp do
không thiết tha với sản xuất nông nghiệp.

2.2.5. Lý thuyết về liên kết sản xuất và tiêu thụ
Để tạo ra được nông sản đồng đều với chất lượng cao, các trang trại
cần có sự liên kết trong sản xuất và tiêu thụ. Có 2 dạng liên kết phổ biến
là: liên kết ngang giữa các trang trại với nhau để tăng quy mô các yếu tố
nguồn lực; và liên kết dọc với các doanh nghiệp trong việc cung ứng
các yếu tố đầu vào và tiêu thụ nông sản.
2.2.6. Lý thuyết liên kết vùng
Việc phát triển KTTT diễn ra liên kết ngược và liên kết xuôi. Các
liên kết này thường xuyên diễn ra trong hoạt động SXKD của trang trại.
Do vậy, lực lượng doanh nghiệp, trang trại, hộ gia đình sẽ là chủ thể
quan trọng trong việc tạo liên kết phát triển hàng hóa, dịch vụ liên địa
phương, liên vùng, và liên quốc gia.
2.2.7. Lý thuyết chuỗi giá trị nông sản và chuỗi giá trị nông sản
toàn cầu
Sự tham gia vào chuỗi giá trị và chuỗi giá trị nông sản toàn cầu là
sự lựa chọn tất yếu trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế nhằm đảm
bảo cho sự tồn tại và phát triển của trang trại. Để đạt được giá trị gia
tăng cao, các trang trại cần chuẩn bị tốt các yếu tố nguồn lực nhằm phát
huy được thế mạnh.
2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế trang trại của đồng bào
dân tộc thiểu số tại chỗ
Phát triển KTTT trang trại của đồng bào DTTSTC chịu tác động
của các nhóm yếu tố bao gồm: (i) Nhóm các yếu tố về điều kiện tự
nhiên; (ii) Nhóm các yếu tố về điều kiện kinh tế, hạ tầng; (iii) Nhóm các
yếu tố về điều kiện xã hội, văn hóa và phong tục tập quán; và (iv) Nhóm các
yếu tố về chính sách.

8



2.4. Nội dung của phát triển kinh tế trang trại của đồng bào DTTSTC
Phát triển kinh tế trang trại của đồng bào DTTSTC bao gồm các nội
dung về: (i) Phát triển về số lượng và cơ cấu các trang trại; (ii) Phát
triển về quy mô và chất lượng các yếu tố nguồn lực; (iii) Liên kết trong
sản xuất và tiêu thụ của các trang trại; và (iv) Gia tăng kết quả và hiệu
quả SXKD của trang trại.
2.5. Kinh nghiệm phát triển kinh tế trang trại của đồng bào dân tộc thiểu số
ở một số quốc gia trên thế giới và ở Việt Nam
Trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm ở một số quốc gia trên thế giới
như Trung Quốc, Đài Loan, Thái Lan và kinh nghiệm ở vùng Tây Bắc
Việt Nam; Một số bài học kinh nghiệm được rút ra: (i) Nhận thức đúng
vai trò của kinh tế trang trại; (ii) Xây dựng, rà soát phương hướng và quy
hoạch phát triển KTTT; (iii) Tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước;
(iv) Liên kết sản xuất và tiêu thụ, hình thành chuỗi giá trị nông sản và
chuỗi giá trị nông sản toàn cầu; và (v) Đẩy mạnh việc nghiên cứu,
chuyển giao và ứng dụng KHCN.
CHƯƠNG 3
PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI CỦA ĐỒNG BÀO DÂN
TỘC THIỂU SỐ TẠI CHỖ TỈNH ĐẮK LẮK
3.1. Khái quát đặc điểm điều kiện tự nhiên, tình hình phát triển KTXH và
đặc thù kinh tế trang trại của đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Đắk Lắk
3.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên, KTXH và văn hóa tác động
đến phát triển kinh tế trang trại tỉnh Đắk Lắk
3.1.2. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đắk Lắk
3.1.3. Đặc thù kinh tế trang trại của đồng bào DTTSTC tỉnh Đắk Lắk
- Tính chất sản xuất: Sản xuất hàng hóa với tỷ suất hàng hóa cao là
chức năng chính của trang trại.

9



- Chủ trang trại: Với văn hóa mẫu hệ, chủ gia đình là nữ nhưng chủ
trang trại thường là nam giới không phải chủ gia đình.
- Lao động trong trang trại: chủ yếu là lao động gia đình và dòng
họ. Quan hệ ruột thịt chi phối toàn bộ hoạt động sản xuất.
- Khai thác và sử dụng đất đai: Khai thác đất đai gián tiếp và khai
thác đất đai trực tiếp bằng sức lao động và kinh nghiệm.
- Quy mô ruộng đất và phương thức sản xuất: quy mô sản xuất
không quá lớn nhưng phải đạt tiêu chí về giá trị sản lượng.
3.2. Phân tích thực trạng phát triển kinh tế trang trại của đồng bào dân tộc
thiểu số tại chỗ tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2004-2014

3.2.1. Tình hình phát triển KTTT tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2004-2014
Trước 10/2003, toàn tỉnh Đắk Lắk có 3.986 trang trại, sau khi tách
làm hai tỉnh, còn lại 1.247 trang trại, năm 2004 số trang trại giảm còn
1.240 trang trại và đến năm 2010 là 1.731 trang trại.
Triển khai Thông tư 27/2011/TT-BNNPTNT, số lượng trang trại
năm 2013 của tỉnh chỉ còn lại 613 trang trại giảm 1.194 trang trại (66%)
so với tiêu chí cũ. Đến năm 2014, tổng số trang trại là 693 trang trại,
tăng 80 trang trại so với năm 2013.
3.2.2. Khái quát về sự hình thành kinh tế trang trại của đồng bào dân tộc

thiểu số tại chỗ tỉnh Đắk Lắk
- Thông qua thực hiện chính sách giao đất, giao rừng ổn định lâu
dài cho các hộ gia đình DTTSTC.
- Hình thành từ kinh tế hộ gia đình DTTSTC sản xuất hàng hoá.
Khởi điểm ban đầu là các hộ đồng bào DTTSTC đạt được kết quả và
hiệu quả kinh doanh cao, từ đó tích luỹ vốn đầu tư mở rộng quy mô sản
xuất và sau phát triển thành trang trại.
- Thông qua việc hộ đồng bào DTTSTC đấu thầu, thuê đất, tự khai

hoang thêm đất để tích tụ đủ quy mô đất đai hình thành trang trại.

10


3.2.3. Tình hình phát triển kinh tế trang trại của đồng bào DTTSTC tỉnh
Đắk Lắk giai đoạn 2004-2014
3.2.3.1. Thực trạng phát triển về số lượng và cơ cấu các loại hình
Có sự phân bố không đều về số lượng trang trại theo địa bàn. Chỉ có
9/15 (60%) huyện có trang trại của đồng bào DTTSTC. Theo Thông tư
27/2011/TT-BNNPTNT, số lượng trang trại đồng bào DTTSTC chỉ còn 51
trang trại (giảm 71%). Nguyên nhân do không đảm bảo tiêu chí về GTSL.
Đến năm 2014, số lượng trang trại đã tăng lên 12 trang trại.
Theo loại hình trang trại, có sự biến động nhẹ giữa các hoại hình,
biến động mạnh nhất vẫn là loại hình trang trại trồng trọt với trên 80% số
trang trại thuộc loại hình trang trại cây lâu năm.
Bảng 3.1: Số lượng trang trại của đồng bào DTTSTC tỉnh Đắk
Lắk phân theo địa bàn ( ĐVT: Trang trại)
Huyện/TP
1. TP.BMT
2. Buôn Đôn
3. Cư M'gar
4. Ea Sup
5. Ea H'leo
6. Krông Bông
7. Krông Buk
8. TX Buôn Hồ
9. Krông Năng
10. Krông Ana
11. Cư Kuin

12. Ea Kar
13. M'Đrăk
14. Krông Păk
15. Lắk
Tổng

Năm
2004
2
2
66
3
20
1

Năm
2006
2
3
68
3
21
1

Năm
2008
2
4
60
3

21
1

15

18

21

8
102

8
110

9
121

Năm
2010
3
9
65
7
26
3
12
14
14
153


Năm
2012
4
10
71
8
28
3
13
18
18
173

Năm
Năm
2013(*) 2014(*)
2
2
2
2
21
30
2
3
10
14
1
2
5

8
3
9
5
13
51
83

Ghi chú: TX Buôn Hồ được thành lập từ 12/2008 trên cơ sở tách ra từ huyện Krông Buk
Số liệu trang trại năm 2013(*) và năm 2014(*) là số lượng trang trại được thống kê theo tiêu
chí mới của Thông tư số 27/2011/TT-BNNPTNT
Nguồn: Tổng hợp từ Dự án Quy hoạch Phát triển KTTT tỉnh Đắk Lắk 2010-2015 và định
hướng đến 2020; Báo cáo tình hình Phát triển KTTT tỉnh Đắk Lắk các năm từ 2010 đến 2014

3.2.3.2. Thực trạng phát triển các yếu tố nguồn lực của trang trại

11


a. Đất đai
Diện tích đất của trang trại đã có sự gia tăng với tốc độ tăng BQ là
2,92% thấp hơn mức BQ chung của tỉnh 0,6 - 0,9 ha/ trang trại.
Theo quy mô diện tích đất, trên 80% số lượng trang trại có quy mô
diện tích từ 5 đến 10 ha. Số lượng các loại hình trang trại đã có sự tăng
lên theo quy mô diện tích qua các năm.
b. Vốn đầu tư
Lượng vốn đầu tư tăng dần qua các năm với tốc độ tăng BQ
11,74%/năm thấp hơn mức tăng BQ của tỉnh (25,6%/năm). Phần lớn là
vốn đầu tư là vốn tự có. Vốn vay có xu hướng tăng lên. Tuy nhiên
lượng vốn đầu tư của các trang trạng đồng bào DTTSTC tỉnh còn thấp

hơn 2-3 lần so với mức bình quân chung của toàn tỉnh.
c. Lao động
Phần lớn lao động trong trang trại là lao động gia đình. Lao động
thuê thấp hơn mức BQ chung của tỉnh. Lao động thuê thường xuyên và
lao động thuê thời vụ có xu hướng giảm dần do thực hiện cơ giới hóa và
do giá lao động thuê tăng nên phần lớn các trang trại tận dụng lao động
gia đình và thực hiện đổi công giữa khi đến vụ mùa vụ.
d. Hệ thống cơ sở vật chất
Các trang trại đã chủ động mua sắm máy móc thiết bị nhưng nhìn
chung chưa đáp ứng được đủ nhu cầu sản xuất do nguồn vốn đầu tư hạn
chế đã ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động SXKD của trang trại.
e. Khả năng ứng dụng khoa học công nghệ
Các chủ trang trại đồng bào DTTSTC đã tích cực tham gia các lớp
tập huấn khuyến nông lâm. Theo kết quả phỏng vấn trang trại, có
94,64% số chủ trang trại tham gia tập huấn 2-3 lần /năm trong đó
53,57% số chủ trang trại cho rằng các kiến thức tập huấn có thể ứng
dụng được vào hoạt động SXKD của trang trại.
3.2.3.3. Thực trạng liên kết trong sản xuất và tiêu thụ nông sản

12


Đối tác liên kết chủ yếu vẫn là các nông hộ và trang trại trong cùng
dòng họ, trong xã. Việc liên kết với các Tổ chức và Hiệp hội còn nhiều
hạn chế do thiếu thông tin về đối tác, thiếu năng lực tham gia liên kết,
thiếu cơ chế liên kết và đặc biệt là do bất đồng ngôn ngữ đã làm hạn chế
khả năng liên kết của các trang trại (100%).
Các trang trại ít có sự liên kết với doanh nghiệp trong tiêu thụ nông
sản, chỉ có 6 trang trại có liên kết với doanh nghiệp.
3.2.3.4. Kết quả và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh

a) Kết quả
Loại hình trang trại lâm nghiệp cho GTSX cao nhất gần 3 lần so với
trang trại cây lâu năm và trang trại tổng hợp. Giá trị hàng hóa và tỷ suất
hàng hóa đạt 100%. Nguyên nhân do quy mô diện tích đất lâm nghiệp
của loại hình này là 17,63 ha/trang trại gấp 4 lần so với diện tích đất BQ
của trang trại cây lâu năm và trang trại tổng hợp.
b) Hiệu quả
* Hiệu quả kinh tế (HQKT)
Trang trại cây lâu năm cho HQKT cao nhất. Đây là loại hình trang
trại phù hợp với điều kiện tự nhiên, KTXH và phong tục tập quán canh
tác lâu đời của đồng bào DTTSTC trên địa bàn. Cụ thể, GTSX/ha của
trang trại cây lâu năm cao gấp 1,18 lần so với trang trại lâm nghiệp và
gấp 1,03 lần so với trang trại tổng hợp.
So sánh HQKT giữa 3 nhóm thì nhóm trang trại của đồng bào
DTTSTC có GTSX/ha là 122,34 triệu đồng thấp hơn 1,1 lần so với
trang trại người Kinh, cao hơn gấp đôi so với nhóm trang trại của đồng
bào DTTSTC theo tiêu chí cũ.
* Hiệu quả xã hội
Loại hình trang trại lâm nghiệp thu hút được nhiều lao động và góp
phần nâng cao đời sống cho đồng bào DTTSTC. Do vậy, đồng bào
DTTSTC nên mạnh dạn nhận khoán phần diện tích đất rừng để phát triển
trang trại lâm nghiệp nhằm tăng thu nhập và cải thiện cuộc sống;
* Hiệu quả môi trường

13


- Về mức độ sử dụng phân bón: Theo kết quả phỏng vấn, 25% số chủ
trang trại biết tiêu chuẩn bón phân cân đối và hợp lý đối với một số loại
cây trồng, còn phần lớn là sử dụng phân bón theo kinh nghiệm. Lượng

phân bón được các trang trại sử dụng đều thấp hơn tiêu chuẩn.
- Về mức độ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật: Qua khảo sát, nhiều
chủng loại thuốc bảo vệ thực vật như thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, thuốc
trừ bệnh, ... được sử dụng đúng chủng loại, nằm trong danh mục thuốc
được sử dụng và có xuất xứ rõ ràng.
Đối với đồng bào DTTSTC, rừng đóng vai trò quan trọng. Việc phát
triển kinh tế trang trại ở khu vực có rừng nơi DTTSTC sinh sống còn có
tác dụng giúp giữ đất, rừng và bảo vệ môi trường sinh thái, chống được
xói mòn, rửa trôi. Ngày nay, việc giao lưu với bên ngoài được mở rộng, ý
thức của cộng đồng DTTSTC đã được nâng cao. Các phương thức và tập
quán sản xuất và canh tác truyền thống đã được thay đổi không gây tác
động xấu đến môi trường sinh thái.

3.2.4. Đánh giá chung về phát triển KTTT của đồng bào DTTSTC tỉnh
Đắk Lắk
3.2.4.1. Thành công
- Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại.
- Tăng số hộ giàu trong nông thôn, tạo thêm việc làm, tăng thu nhập
cho người lao động.
* Nguyên nhân của những thành công:
- Có nhiều tiềm năng, lợi thế về đất đai, khí hậu thổ nhưỡng.
- Các cấp chính quyền kịp thời giải quyết những vấn đề liên quan về
đất đai, những vướng mắc.
- Đã hoàn thành việc lập quy hoạch phát triển KTTT cấp tỉnh.
- Các chủ trang trại đã nâng cao hiểu biết và nhận thức trong làm ăn
kinh tế và SXKD
3.2.4.2. Hạn chế và tồn tại

14



- KTTT phát triển còn tự phát, đầu tư theo chiều rộng, đầu tư chiều
sâu còn hạn chế.
- Một số chủ trang trại đồng bào DTTSTC chưa kịp thời nắm bắt
yêu cầu của thị trường.
- Khó khăn trong vay vốn.
- Nhiều trang trại, đặc biệt là trang trại đồng bào DTTSTC chưa
được hưởng lợi từ chính sách khuyến khích phát triển KTTT.
3.2.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế và tồn tại
- Chưa xây dựng quy hoạch phát triển trang trại cấp huyện.
- Chưa có sự kết hợp đồng bộ giữa phát triển KTTT với sự phát
triển chung của địa phương.
- Nguồn gốc đất đai không rõ ràng.
- Chính sách khuyến khích phát triển KTTT chưa chú trọng đến
việc ưu tiên đồng bào DTTSTC.
- Bản thân các chủ trang trại còn thụ động, thiếu sự liên kết.
3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển KTTT của đồng bào DTTSTC
tỉnh Đắk Lắk
Phát triển kinh tế trang trại của đồng bào DTTSTC tỉnh Đắk Lắk
chịu tác động của các yếu tố về điều kiện tự nhiên; điều kiện kinh tế, hạ
tầng; điều kiện văn hóa, xã hội và phong tục tập quán; và các chính sách
khuyến khích phát triển KTTT được triể khai trên địa bàn.
Nhìn chung số lượng trang trại tỉnh Đắk Lắk nói chung và đặc biệt
là trang trại của đồng bào DTTSTC trong những năm qua đã có sự gia
tăng cả về số lượng và chất lượng. Tuy nhiên, việc phát triển kinh tế
trang trại của đồng bào DTTSTC trên địa bàn tỉnh đang đối mặt với một
số vấn đề lớn đặt ra:
(1) Phần lớn các trang trại được hình thành và phát triển tự phát,
quy mô sản xuất nhỏ; hạn chế về vốn, đất đai và năng lực quản lý.


15


(2) Chính sách khuyến khích phát triển kinh tế trang trại đối với
đồng bào DTTSTC trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk chưa hướng đến ưu tiên
cho đối tượng này.
(3) Hoạt động SXKD của trang trại còn chịu sự chi phối của yếu tố
phong tục tập quán, đặc biệt là tập quán sản xuất, làm cho việc áp dụng
tiến bộ KHKT chưa nhiều. Kết quả và hiệu quả SXKD còn thấp so với
các nhóm trang trại khác trên địa bàn.
(4) Liên kết trong sản xuất và tiêu thụ của các trang trại còn lỏng
lẻo, quy mô liên kết nhỏ lẻ, chưa mở rộng đối tượng liên kết để hình
thành nên chuỗi giá trị nông sản và chuỗi giá trị nông sản toàn cầu.
CHƯƠNG 4
QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP
PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI CỦA ĐỒNG BÀO DÂN
TỘC THIỂU SỐ TẠI CHỖ TỈNH ĐẮK LẮK
4.1. Bối cảnh quốc tế, khu vực, trong nước và yêu cầu phát triển KTTT của
đồng bào DTTSTC tỉnh Đắk Lắk giai đoạn tới

4.1.1. Bối cảnh quốc tế, khu vực
Xu thế toàn cầu hóa, khu vực hóa và hội nhập kinh tế thế giới với sự
cạnh tranh khốc liệt của cơ chế thị trường trên tất cả các lĩnh vực.

4.1.2. Bối cảnh trong nước, vùng Tây Nguyên
Biến đổi khí hậu đã và sẽ tác động mạnh đến sản xuất nông nghiệp.
Tây Nguyên là đầu mối giao thương, trung chuyển hàng hóa, dịch vụ của
các nước tiểu vùng sông Mê Kông và vùng biển Đông; vùng trọng điểm phát
triển cây công nghiệp chủ lực phục vụ xuất khẩu; có vai trò phòng hộ đầu
nguồn, bảo tồn và phát triển tài nguyên rừng…

4.2. Quan điểm và định hướng phát triển kinh tế trang trại của đồng bào
dân DTTSTC tỉnh Đắk Lắk đến năm 2020

16


4.2.1. Quan điểm phát triển KTTT của đồng bào DTTSTC tỉnh Đắk
Lắk đến năm 2020
(1) Quan điểm Phát triển bền vững
Hoạt động SXKD của trang trại phải thể hiện được sự phát triển hài
hòa tổng hợp về kinh tế, xã hội và môi trường.
(2) Quan điểm toàn diện
Phát triển kinh tế trang trại phải trên cơ sở kết hợp phát huy các yếu
tố nội lực của đồng bào DTTSTC với sự hỗ trợ, giúp đỡ của cộng đồng
xã hội đặc biệt là từ phía Nhà nước.
(3) Quan điểm tôn trọng đặc thù VHXH của cộng đồng DTTSTC
Phát triển kinh tế trang trại phải đảm bảo tôn trọng đặc thù văn hóa
xã hội và phong tục tập quán của cộng đồng DTTSTC.
(4) Quan điểm phù hợp với lợi thế của vùng và yếu tố nội lực của
đồng bào DTTSTC
Phát triển kinh tế trang trại phải trên cơ sở phát huy lợi thế so sánh về
điều kiện tự nhiên, KTXH và phong tục tập quán của đồng bào DTTSTC.
(5) Quan điểm thực hiện chính sách bình đẳng dân tộc
Theo chủ trương của Đảng thì bất cứ ai có điều kiện và nguyện vọng làm
giàu bằng KTTT đều được khuyến khích, tạo điều kiện và bảo hộ.
4.2.2. Định hướng phát triển KTTT của đồng bào DTTSTC tỉnh Đắk
Lắk đến năm 2020
Phát triển kinh tế trang trại của đồng bào DTTSTC trên cơ sở khai thác
và sử dụng có hiệu quả các yếu tố nguồn lực.
Phát triển kinh tế trang trại của đồng bào DTTSTC theo hướng khuyến

khích phát triển đa dạng các loại hình trang trại phù hợp với lợi thế so sánh
của vùng, tổ chức sản xuất theo hướng đa canh hoặc chuyên canh; phát triển
đa dạng hóa các hoạt động SXKD của trang trại.

17


Phát triển kinh tế trang trại của đồng bào DTTSTC theo hướng toàn diện
gắn với chuỗi giá trị nông sản và chuỗi giá trị nông sản toàn cầu nhằm nhằm
giải quyết tốt vấn đề đầu ra cho trang trại.
Phát triển kinh tế trang trại của đồng bào DTTSTC theo hướng khuyến
khích trang trại tích cực áp dụng KHCN tiên tiến vào sản xuất gắn với bảo vệ
môi trường để đem lại HQKT cao và phát triển bền vững.
4.3. Một số giải pháp cơ bản nhằm phát triển kinh tế trang trại của đồng
bào DTTSTC tỉnh Đắk Lắk
4.3.1. Giải pháp tăng số lượng và cơ cấu các loại hình trang trại
- Hoàn thiện Quy hoạch phát triển KTTT tỉnh Đắk Lắk trong đó có
chú ý đến đối tượng đồng bào DTTSTC theo tiêu chí mới của Bộ NN và
PTNT.
- Rà soát lại quy hoạch phát triển sản xuất nông lâm nghiệp: xác
định các vùng phát triển trang trại; công bố quỹ đất có thể giao hoặc cho
thuê chủ yếu là các vùng đất trống, đồi núi trọc, đất hoang hoá, ao hồ,…
có khả năng sản xuất nông nghiệp đặc biệt là ở khu vực đồng bào
DTTSTC sinh sống.
- Xác định phương hướng phát triển các loại cây trồng, vật nuôi phù
hợp với lợi thế đất đai, khí hậu của mỗi vùng sinh thái nơi cộng đồng
DTTSTC sinh sống có tính đến khả năng tiêu thụ sản phẩm.
- Xúc tiến nhanh việc cấp GCN QSD đất theo chính sách đất đai để
chủ trang trại yên tâm đầu tư.
- Ở địa bàn nơi cộng đồng DTTSTC sinh sống, đối với diện tích

16.000 ha trồng rừng sản xuất do 15 Công ty Lâm nghiệp (trước đây là
các nông lâm trường) quản lý nhưng kém hiệu quả có thể thực hiện việc
giao thêm một phần diện tích đất này cho đồng bào DTTSTC để vừa
tích tụ đất đai phát triển kinh tế trang trại; đồng thời quản lý và bảo vệ
đất và rừng xung quanh nơi cư trú của họ.

18


- Cụ thể hóa hơn các điều kiện được hưởng chính sách khuyến
khích phát triển kinh tế trang trại theo hướng tạo điều kiện để các trang
trại đồng bào DTTSTC tham gia.
4.3.2. Giải pháp mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng các
nguồn lực của trang trại
a. Giải pháp về đất đai
- Tuyên truyền, vận động, hỗ trợ các hộ đồng bào DTTSTC trong
buôn và trong cùng dòng họ dồn điền, đổi thửa, chuyển đổi, chuyển
nhượng, thuê đất để tích tụ ruộng đất theo quy định của Pháp luật về đất
đai, tạo điều kiện thuận lợi trong sản xuất, tăng hiệu quả đầu tư để phát
triển KTTT.
- Chú trọng đến việc bảo vệ và cải tạo đất nhằm nâng cao chất
lượng đất, góp phần tăng năng suất các loại cây trồng, vật nuôi.
- Liên kết giữa các trang trại với nhau và với các hộ đồng bào
DTTSTC khác để mở rộng quy mô diện tích đất phát triển KTTT.
- Khuyến khích, hỗ các trang trại có điều kiện liên doanh, liên kết,
hợp tác hình thành các hợp tác xã, hiệp hội, câu lạc bộ để phát huy sức
mạnh tổng hợp, đủ sức cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường.
- Phát huy vai trò của Già làng trong việc đứng ra hợp đồng nhận
khoán đất lâm nghiệp về cho cộng đồng làng, bản phát triển loại hình
trang trại lâm nghiệp để vừa nâng cao thu nhập và mức sống cho cộng

đồng DTTSTC, vừa bảo vệ đất và rừng nơi cộng đồng DTTSTC sinh
sống.
b. Giải pháp về đào tạo và sử dụng lao động
- Nâng cao trình độ văn hoá, trình độ chuyên môn cho người lao
động, trước hết là các chủ trang trại. Mở các lớp đào tạo và tập huấn kỹ
thuật canh tác, kỹ thuật chăn nuôi, phòng chống dịch bệnh...

19


- Khuyến khích tạo điều kiện hỗ trợ các chủ trang trại mở rộng quy mô
sản xuất, tạo việc làm, ưu tiên sử dụng lao động của hộ nông dân không
đất, thiếu đất sản xuất nông nghiệp, hộ nghèo thiếu việc làm.
c. Giải pháp về vốn đầu tư và tín dụng
- Có chính sách đầu tư kết cấu hạ tầng về giao thông, điện, nước
sinh hoạt, thuỷ lợi, thông tin, cơ sở chế biến,... nhằm khuyến khích phát
triển sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp theo hình thức trang trại.
- Tăng mức vốn cho vay và thời hạn vay đối với các trang trại cần
lớn đặc biệt là trang trại lâm nghiệp và trong khoảng thời gian 3 năm trở
lên (vay trung hạn và dài hạn).
- Thực hiện chính sách cho chủ trang trại vay theo dự án đầu tư đã
được cấp có thẩm quyền duyệt, lãi suất vốn vay thấp, thời hạn vay theo
chu kỳ sản xuất kinh doanh.
d. Giải pháp tăng cường khả năng ứng dụng khoa học công nghệ
- Tăng cường ứng dụng KHCN như thay đổi giống cây trồng, vật
nuôi có năng suất, chất lượng cao và phù hợp với điều kiện của từng
vùng, từng địa phương, từng loại hình trang trại,...
- Đổi mới giống cây trồng, vật nuôi, công nghệ chế biến, tăng cường
công tác chăm sóc, bảo vệ cây trồng, vật nuôi, áp dụng công nghệ sau thu
hoạch, các biện pháp bảo vệ và tăng độ phì nhiêu của đất.

- Thực hiện quy hoạch, xây dựng các công trình thuỷ lợi để tạo
nguồn nước cho sản xuất, xây dựng các hệ thống dẫn nước phục vụ sản
xuất và sinh hoạt của trang trại.
- Tổ chức dịch vụ kỹ thuật như dịch vụ giống, dịch vụ bảo vệ thực
vật, thú y,... cho trang trại theo nhiều hình thức, khoán gọn khâu bảo vệ,
khoán theo công đoạn dịch vụ,...
4.3.3. Giải pháp tăng cường liên kết sản xuất và tiêu thụ giữa các
trang trại

20


- Hình thành liên kết giữa các hộ đồng bào DTTSTC trong cùng
làng bản, dòng họ
- Hình thành các trang trại liên kết giữa trang trại với nông hộ
- Hình thành và phát triển hợp tác liên kết giữa các trang trại cùng
ngành nghề
- Thực hiện liên kết 4 nhà “Nhà nước, nhà khoa học, doanh nghiệp,
nông dân”.
- Xây dựng mối quan hệ, liên kết giữa các hộ nông dân với các
doanh nghiệp, tổ hợp tác, chủ trang trại với vai trò là đầu mối thu mua,
tiêu thụ sản phẩm nông sản hàng hóa giúp đảm bảo nguồn cung ứng đầu
vào và việc tiêu thụ nông sản được đảm bảo hơn.
4.3.4. Giải pháp nâng cao kết quả và hiệu quả hoạt động sản xuất
kinh doanh của các trang trại
- Gia tăng số lượng và nâng cao chất lượng của các yếu tố nguồn lực:
đất đai, nguồn lao động, nguồn vốn, trang trị máy móc thiết bị, ....
- Ứng dụng tiến bộ KHKT như sử dụng giống mới và kỹ thuật canh
tác mới thay cho tập quán sản xuất truyền thống lạc hậu quả đồng bào
DTTSTC.

- Tham gia vào việc cung cấp dịch vụ đầu vào, chế biến, bảo quản
và tiêu thụ, ... để giảm chi phí giao dịch và nâng cao giá trị của nông sản
bán ra.
- Liên kết với các cơ sở cung ứng dịch vụ đầu vào và tiêu thụ sản
phẩm nhằm đảm bảo tốt chất lượng các yếu tố đầu vào đầu ra.
4.3.5. Giải pháp đặc thù cho các loại hình kinh tế trang trại của
đồng bào DTTSTC
Mỗi loại hình trang trại có các xuất phát điểm khác nhau và các yếu
tố nguồn lực đầu vào khác nhau. Nhìn chung các trang trại này đều có
xuất phát điểm thấp, thiếu các yếu tố nguồn lực đầu vào, vì vậy, các giải
pháp được đề xuất đều tập trung vào:

21


- Nâng cao năng lực và trình độ quản lý cho chủ trang trại
- Mở lớp tập huấn nâng có trình độ chuyên môn và kỹ thuật sản
xuất cho người lao động
- Mạnh dạn nhận khoán đất, thuê đất hay khai hoang thêm diện tích
đất có thể canh tác để phát triển kinh tế trang trại
- Ứng dụng tiến bộ KHKT (giống mới, kỹ thuật canh tác mới) vào
sản xuất nhằm nâng cao năng suất, sản lượng và chất lượng nông sản
đáp ứng yêu cầu của thị trường trong và ngoài nước
- Liên kết với nhau để cùng nhau giải quyết khó khăn, vướng mắc
trong hoạt động sản xuất kinh doanh của trang trại
- Tiếp cận với các phương tiện thông tin đại chúng để nắm bắt kịp
thời sự biến động của giá cả đầu vào và đầu ra.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về kinh tế trang trại

của đồng bào DTTSTC đã rút ra được một số kết luận sau:
(1) Kinh tế trang trại của đồng bào DTTSTC là tổng thể các yếu tố
vật chất và các quan hệ kinh tế, xã hội và môi trường nảy sinh trong quá
trình tổ chức SXKD của trang trại đồng bào DTTSTC;
(2) Nội dung nghiên cứu kinh tế trang trại của đồng bào DTTSTC
bao gồm: i) Phát triển về số lượng và cơ cấu các loại hình kinh tế trang
trại; ii) Phát triển về quy mô và chất lượng các yếu tố nguồn lực; iii)
Liên kết trong sản xuất và tiêu thụ của các trang trại; và iv) Gia tăng kết
quả và hiệu quả SXKD của trang trại;
(3) Thông qua nghiên cứu kinh nghiệm ở một số quốc gia có những
nét tương đồng với Việt Nam như Trung Quốc, Đài Loan, Thái Lan và
ở miền núi Phía Bắc Việt Nam; Luận án đã rút ra được một số bài học

22


×