Tải bản đầy đủ (.doc) (77 trang)

Nghiên cứu khả năng tăng sinh của tế bào gốc mỡ và ảnh hưởng của chúng đến tế bào da nuôi cấy định hướng trong điều trị vết thương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.15 MB, 77 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
-------------------------

ĐOÀN HOÀNG THU

NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG TĂNG SINH CỦA TẾ BÀO
GỐC MỠ VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA CHÚNG ĐẾN TẾ
BÀO DA NUÔI CẤY ĐỊNH HƯỚNG TRONG ĐIỀU
TRỊ VẾT THƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Hà Nội – 2014


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
-------------------------

ĐOÀN HOÀNG THU

NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG TĂNG SINH CỦA TẾ
BÀO GỐC MỠ VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA CHÚNG ĐẾN
TẾ BÀO DA NUÔI CẤY ĐỊNH HƯỚNG TRONG ĐIỀU
TRỊ VẾT THƯƠNG

Chuyên ngành : Sinh học thực nghiệm
Mã số

: 60420114



LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
1. TS. Đinh Văn Hân
2. PGS. TS. Ngô Giang Liên

Hà Nội - 2014


LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, em xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc nhất tới Tiến sĩ
Đinh Văn Hân và PGS. TS. Ngô Giang Liên – những người thầy đã tận tâm, nhiệt
tình chỉ bảo, hướng dẫn cũng như động viên, cổ vũ tinh thần cho em trong suốt quá
trình thực hiện đề tài luận văn thạc sĩ.
Em xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc đến những thầy cô giáo đã giảng dạy em
trong những năm qua, những kiến thức mà em nhận được trên giảng đường sẽ là
hành trang giúp em vững bước trong tương lai.
Em xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Sau đại học, Khoa Sinh
học, Bộ môn Sinh học Tế bào - Trường Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc
gia Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi cho em hoàn thành khóa học.
Xin chân thành cảm ơn các cô chú, anh chị và các bạn đồng nghiệp tại Khoa
Labo nghiên cứu ứng dụng trong điều trị Bỏng – Viện Bỏng Quốc Gia đã quan tâm,
hỗ trợ, tạo điều kiện để em thực hiện đề tài.
Cuối cùng, xin được gửi lời tri ân đến gia đình, bạn bè và tất cả những
người thân yêu đã luôn động viên, khích lệ, giúp đỡ em trong quá trình học tập để
em hoàn thành bản luận văn này!
Hà Nội, ngày 16 tháng 08 năm 2014
Học viên


Đoàn Hoàng Thu


MỤC LỤC


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1. Khả năng tạo dòng của tế bào mới tách ra từ mô mỡ (n=5) Error: Reference
source not found
Bảng 2. Khả năng tạo CFU-F theo các thế hệ tế bào (n=5). .Error: Reference source
not found
Bảng 3. Ảnh hưởng của tế bào gốc đến tăng sinh nguyên bào sợi....Error: Reference
source not found
Bảng 4. Thời điểm nguyên bào sợi gia tăng số lượng khi có tấm tế bào gốc............Error:
Reference source not found
Bảng 5. Tỷ lệ sống của nguyên bào sợi sau khi trypsin....Error: Reference source not
found
Bảng 6. Ảnh hưởng của tấm tế bào gốc đến tăng sinh tế bào sừng...Error: Reference
source not found
Bảng 7. Ảnh hưởng của tấm tế bào gốc tới di cư tế bào sừng Error: Reference source
not found


DANH MỤC HÌNH
Hình 1. Sơ đồ sự tăng sinh của nguyên bào sợi trong các giai đoạn khác nhau của
quá trình liền vết thương.........................................Error: Reference source not found
Hình 2. Mô phỏng thí nghiệm đánh giá ảnh hưởng của tế bào gốc mô mỡ bằng
phương pháp đồng nuôi cấy...................................Error: Reference source not found
Hình 3. Tạo vết thương in vitro..............................Error: Reference source not found
Hình 4. Tách mô mỡ bằng enzym collagenase.......Error: Reference source not found

Hình 5. Đĩa tế bào sau 48h nuôi cấy. ....................Error: Reference source not found
Hình 6. Tế bào sau 4 và 10 ngày nuôi cấy.............Error: Reference source not found
Hình 7. Tế bào gốc mỡ trên kính hiển vi đảo ngược 50X(A) và 100X(B)...........Error:
Reference source not found
Hình 8. Hình thái tế bào gốc mỡ sau khi nhuộm Giemsa. (100X).....Error: Reference
source not found
Hình 9. Tế bào gốc mỡ tạo colony – ngày thứ 1 và 5. (50X)..Error: Reference source
not found
Hình 10. Tế bào gốc mỡ tạo colony ở ngày thứ 10 và 20. (50X).......Error: Reference
source not found
Hình 11. Các đĩa colony sau khi nhuộm giemsa....Error: Reference source not found
Hình 12. Biểu đồ so sánh số lượng tế bào thu được giữa các thí nghiệm đồng nuôi
cấy tấm tế bào gốc mô mỡ với nguyên bào sợi ở ngày thứ 2.. Error: Reference source
not found
Hình 13. Tác động của tấm tế bào gốc mô mỡ lên sự tăng sinh của nguyên bào sợi
(50X)........................................................................Error: Reference source not found
Hình 14. Sự gia tăng số lượng nguyên bào sợi theo thời gian...........Error: Reference
source not found
Hình 15. So sánh số lượng tế bào thu được giữa các thí nghiệm đồng nuôi cấy tấm
tế bào gốc với tế bào sừng......................................Error: Reference source not found


Hình 16. Tác động của tấm tế bào gốc mô mỡ lên sự tăng sinh của tế bào sừng. . .Error:
Reference source not found
Hình 17. Tế bào sừng độ che phủ đạt 100% , tế bào sừng hình ovan và đa diện mọc
dày xếp khít nhau ngay trước khi tạo vết cạo để đồng nuôi cấy với tấm tế bào gốc
mỡ và tấm nguyên bào sợi (50X)............................Error: Reference source not found
Hình 18. Ảnh hưởng của tế bào gốc mỡ lên di cư và biệt hóa của tế bào sừng (50X).
................................................................................. Error: Reference source not found


Hình 19. So sánh hình thái tế bào gốc mô
mỡ…………………………….Error: Reference source not found
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

AB

Antibiotic/Antimycotic - Kháng sinh

ADSCs

Adipose-Derived Stem Cells - Tế bào gốc mỡ

DMEM

Dubeco’s Modified Eagle Medium

EGF

Epidermal Growth Factor - Yếu tố tăng trưởng biểu bì

FBS

Fetal Bovine Serum - Huyết thanh bào thai bê

FGF

Fibroblasts Growth Factor - Yếu tố tăng trưởng nguyên bào sợi

HGF


Hepatocyte Growth Factor

IL

Interleukin

ITS-X

Insulin, Transferin, Selen - X

KGF

Keratinocyte Growth Factor - Yếu tố tăng trưởng tế bào sừng

MCS

Mesenchymal stem cells - Tế bào gốc trung mô

P

Passage- Cấy chuyển

PBS

Phosphat Buffer Saline - Dung dịch đệm phosphat

PDGF

Pletelet-Derived Growth Factor


TB

Tế bào

TGF

Transforming Growth Factor

VEGF

Vessle Endothelial Growth Factor



ĐẶT VẤN ĐỀ
Tế bào gốc là một trong những lĩnh vực sinh học lôi cuốn nhất hiện nay.
Từ lâu, cấy ghép tế bào gốc đã được y học thế giới lựa chọn như là liệu pháp hữu
hiệu để chữa khỏi một số căn bệnh mạn tính, hiểm nghèo liên quan đến máu, tủy,
xương khớp…Trên thế giới, có một số nguồn tế bào gốc được đưa vào ứng dụng
như tế bào gốc tủy xương và tế bào gốc máu cuống rốn, các tế bào gốc từ 2
nguồn này chủ yếu là tế bào gốc tạo máu nên được ứng dụng trong nghiên cứu
và điều trị các bệnh về máu, còn các bệnh cần có sự tái tạo thuộc hệ thống trung
mô thì ít được ứng dụng. Trong khi đó, các bệnh của trung mô lại rất thường gặp
như các vết thương, vết loét, bệnh lý hệ mạch, não, tim…Một nguồn TB gốc
khác đang được kỳ vọng nhiều chính là tế bào gốc phôi, mặc dù có tiềm năng lớn
nhưng việc nghiên cứu và sử dụng còn rất khó khăn về công nghệ và đặc biệt là
bị cản trở bởi vấn đề y đức (sử dụng tế bào gốc phôi đồng nghĩa với việc hủy đi
một phôi vốn có thể trở thành một con người). Gần đây, nhiều nghiên cứu tập
trung khai thác các tế bào gốc từ phần phụ của thai như bánh rau, dây rốn. Thành
công về công nghệ đã có thể tách và nhân lên các tế bào gốc nhưng chỉ có những

bệnh nhân có bảo quản dây rốn – bánh rau…khi sinh ra mới có hy vọng được
dùng các nguồn tế bào gốc này. Hiện nay, chỉ có số lượng rất ít người được lưu
giữ dây rốn hay bánh rau sau khi sinh ra, đồng thời chi phí cũng rất tốn kém và
xác suất người lưu trữ mô lại có các bệnh cần được điều trị bằng các tế bào gốc
này cũng không phải cao.
Tế bào gốc mỡ là quần thể tế bào vạn năng, chúng có thể biệt hóa thành
nhiều dòng khác nhau. Mô mỡ là loại mô có sẵn với số lượng lớn và dễ dàng thu
hồi nên đây là nguồn tế bào đầy hứa hẹn cho y học tái tạo trong tương lai có thể
sử dụng để ghép tự thân và đặc biệt là không gặp phải những vấn đề y đức. Đối
với lĩnh vực nghiên cứu liền vết thương thấy rằng, tế bào gốc mô mỡ là một
trong những dạng tế bào quan trọng di cư đến vùng tổn thương để thực hiện
nhiều khâu trong pha tăng sinh của quá trình liền vết thương.


Tế bào gốc trung mô đã được nghiên cứu tách từ mô mỡ nhưng trong
thành phần tế bào được tách còn nhiều dạng tế bào khác như bạch cầu, hồng
cầu…Tỷ lệ tế bào gốc trung mô thay đổi nên khó xác định chính xác cần sử dụng
bao nhiêu tế bào là cần thiết và bao nhiêu tế bào trong hỗn dịch tế bào mới tách
là đủ để cho một lần ghép điều trị vết thương. Do đó, cần nghiên cứu xây dựng
hoàn chỉnh quy trình tách và tinh lọc tế bào gốc trung mô. Nếu như các tế bào
gốc trung mô tách ra lại có tác dụng kích thích tăng sinh hoặc di cư của 2 loại tế
bào chủ yếu của da thì đó sẽ là cơ sở khoa học cần thiết cho việc tiếp tục các
nghiên cứu ứng dụng tế bào gốc mô mỡ trên lâm sàng và định hướng cho các
nghiên cứu chế tạo các chế phẩm sinh học phục vụ điều trị các tổn thương thuộc
hệ thống trung mô đặc biệt là vết thương và vết bỏng.
Ngày nay, nhu cầu điều trị vết thương bằng ghép tế bào gốc là rất lớn, cụ
thể tại Mỹ với 260 triệu dân thì hàng năm có khoảng 6,5 triệu người mang các
vết thương mạn tính. Hàng năm tại miền tây Châu Âu có khoảng 150.000 người
cần được điều trị bằng da nhân tạo. Riêng tại Đức có khoảng 3 triệu người bị loét
và chi phí lên tới hơn 1 tỷ Euro dành cho điều trị.

Tại Việt Nam hàng năm ước tính khoảng 791.000 người gặp tai nạn về
bỏng [8]. Tuy chưa có con số thống kê cụ thể nhưng chỉ tính riêng tại Viện Bỏng
Quốc Gia, hàng năm có khoảng 5000 bệnh nhân bỏng điều trị thì nhu cầu về
ghép da cũng đã chiếm khoảng 2500 bệnh nhân
Xuất phát từ những cơ sở khoa học và tiềm năng ứng dụng của tế bào gốc
mỡ, chúng tôi tiến hành nghiên cứu: “Nghiên cứu khả năng tăng sinh của tế
bào gốc mỡ và ảnh hưởng của chúng đến tế bào da nuôi cấy định hướng
trong điều trị vết thương” nhằm mục tiêu sau:
1. Đánh giá đặc điểm phân lập và sự tăng sinh của tế bào gốc mỡ trong điều
kiện nuôi cấy invitro
2. Đánh giá ảnh hưởng của tế bào gốc mỡ đến tế bào da nuôi cấy


Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Các tế bào chủ yếu tham gia liền vết thương
Diễn biến liền vết thương nói chung đều trải qua các giai đoạn đông máu,
viêm, tăng sinh, tái lập mô và liền sẹo [3]. Tuy quá trình liền vết thương có nhiều
cơ chế phức tạp nhưng kết quả cuối cùng là tái lập lại các mô tế bào đã bị tổn
thương. Để duy trì chức năng bảo vệ cơ thể, con người cần có da. Thành phần tế
bào da người chủ yếu bao gồm 2 loại là nguyên bào sợi (Fibroblasts) và tế bào
sừng (Keratinocytes). Nguyên bào sợi là tế bào tạo ra lớp trung bì còn tế bào
sừng tạo ra lớp biểu bì. Hai loại tế bào này có những chức năng khác nhau nhưng
lại tương tác, kết hợp với nhau để tạo ra cấu trúc da hoàn chỉnh. Hai loại tế bào
này cũng là những tế bào chủ yếu làm lành các tổn thương da. Khi da bị tổn
thương, nguyên bào sợi là tế bào tổng hợp nên đệm gian bào, tiết các yếu tố tăng
trưởng tạo điều kiện để tế bào sừng từ bờ mép vết thương tăng sinh che phủ bề
mặt làm lành vết thương.
Nguyên bào sợi (Fibroblasts) là tế bào quan trọng nhất trong giai đoạn
tăng sinh, chúng tạo ra các thành phần đệm gian bào làm nền cho quá trình biểu

mô hoá và cung cấp các sợi laminin, decorin, elastin, fibronectin để tế bào biểu
mô bám và trượt trên đó giúp tăng nhanh quá trình biểu mô hoá che phủ vết
thương. Chúng tạo ra protein đệm mà trong đó collagen tạo nên sự bền vững và
toàn vẹn của mô. Đồng thời nguyên bào sợi là nguồn cung cấp quan trọng một số
yếu tố tăng trưởng (growth factors - GF) kích thích liền vết thương như TGF-β,
PDGF, KGF...[44], [45], [67], [76]. Hơn nữa, nguyên bào sợi chuyển dạng thành
myofibroblasts tạo nên sự co rút và liền vết thương nhanh hơn. Nguyên bào sợi
còn tham gia vào giai đoạn sửa chữa sẹo diễn ra trong nhiều năm sau khi vết
thương. Ngày thứ 2 sau khi bị thương bị bỏng, nguyên bào sợi xuất hiện ở vết
thương do sự dịch chuyển từ mô liên kết bên cạnh. Sản xuất các siêu sợi actin


của cơ trơn chuyển nguyên bào sợi thành myofibroblast, gây co kéo làm hẹp vết
thương (1-2 mm/24 giờ). Tổng hợp men Metalloproteinase, collagenase gây
thoái huỷ protein khoảng kẽ; men Stomalysin thoái huỷ protein màng nền. Điều
hoà tổng hợp và thoá biến collagen thông qua FGF-β, TGF-β. Sắp xếp collagen
theo cấu trúc mô. Trong khoảng thời gian từ 5-7 ngày, các nguyên bào sợi tăng
sinh, và được kích thích tiết PDGF, TGF-beta để điều khiển quá trình tổng hợp
và lắng đọng các thành phần đệm gian bào bao gồm: fibronectin, laminin,
glycosaminoglycans (GAGs) và collagen. Nguyên bào sợi còn tham gia vào giai
đoạn sửa chữa sẹo diễn ra trong nhiều năm sau khi vết thương đã liền.
Tế bào sừng (Keratinocytes) tạo nên lớp biểu bì bảo vệ cơ thể. Biểu bì
gồm nhiều lớp tế bào biểu mô lát tầng sừng hóa, thành phần chính là các tế bào
sừng gồm nhiều lớp tế bào sắp xếp chặt chẽ với nhau [1]. Lớp mầm hay còn gọi
là lớp đáy chứa các tế bào gốc biểu bì có khả năng tự tồn tại, tự tái sinh nhiều lần
và nhanh trong suốt cuộc sống của con người. Giữa các tế bào sừng có các cầu
nối gian bào làm kết nối chặt chẽ giữa chúng với nhau. Các tế bào lớp đáy có cấu
trúc cầu nối khác với các lớp ở trên, chúng có thể dễ dàng bị xoá bỏ và cũng tự
tái tạo lại để các tế bào sừng mới sinh ra di chuyển lên trên tạo ra các lớp tế bào
biệt hoá ở phía trên. Trong các tế bào của lớp mầm biểu bì thì chỉ có 10% là tế

bào mầm biểu bì còn lại là các tế bào đang ở các giai đoạn gián phân. Bình
thường sự phân chia tế bào sừng lớp mầm cân bằng với sự sừng hoá bong vảy
của biểu bì nhưng khi da bị tổn thương thì chúng tăng cường phân chia để tạo ra
nhiều tế bào biểu mô. Các tế bào biểu mô sẽ di cư vào trung tâm của vết thương
ở dạng đơn lớp cho đến khi các tế bào tiếp xúc trực tiếp với nhau thì tốc độ phân
chia chậm lại và biệt hoá thành các lớp gai, lớp hạt, lớp sừng ở phía trên để thực
hiện chức năng bảo vệ của biểu bì. Trong quá trình di cư chúng cần đệm gian
bào đủ chất lượng như trung bì, chúng cần có các sợi decorin, laminin…để bám
vào và trượt dọc theo các sợi đó để di chuyển vào trung tâm vết thương. Trong
trường hợp các vết thương mạn tính, cấu trúc đệm gian bào bị tổn thương không


hồi phục, vết thương trở nên xơ sợi, các nguyên bào sợi nghèo nàn hoặc không
thể thực hiện đầy đủ chức năng nên các tế bào biểu mô không thể phân chia hay
di cư vào vết thương. Chính các mối tương tác chặt chẽ giữa hai loại tế bào trên
mà trong điều trị cần chú ý tới các điều kiện để cả hai cùng tăng sinh, cùng biệt
hoá, cùng thực hiện chức năng liền vết thương thì vết thương mới nhanh liền.

Hình 1. Sơ đồ sự tăng sinh của nguyên bào sợi trong các giai đoạn khác nhau
của quá trình liền vết thương
(Nguồn: Werner S et al (2003), Physiol. Re;83:835-870), [79].
A. 12-24 giờ sau bị thương, nguyên bào sợi quanh tổn thương được kích
hoạt.

B. Từ 3-7 ngày sau bị thương, nguyên bào sợi di cư vào vùng tổn thương,
tăng sinh và tổng hợp đệm gian bào.
C. Từ 1-2 tuần sau bị thương, mô hạt hình thành, nguyên bào sợi chuyển
dạng thành myofibroblast gây co hẹp vết thương và tiết collagen.



1.2. Công nghệ mô – tế bào làm lành vết thương
1.2.1. Tổn thương da và nhu cầu chế tạo chế phẩm điều trị vết thương
Như chúng ta đã biết da là cơ quan lớn nhất của cơ thể và có vai trò là một
cơ quan bảo vệ cơ thể trước các tác động với môi trường xung quanh. Da bảo vệ
các cơ quan phía dưới da và bảo vệ cơ thể chống lại các mầm bệnh và vi sinh
vật. Da trực tiếp tiếp xúc với các yếu tố độc hại tiềm tàng như vi khuẩn, nhiệt,
các tác động cơ học và hóa học. Trong 25 năm qua, các cố gắng lớn đã tạo ra các
vật liệu thay thế mang tính bắt chước da người [50]. Ở da công nghệ mô, các vật
liệu tổng hợp hay sinh học được kết hợp với các tế bào nuôi cấy để tạo ra các mô
có chức năng của da [74].
Các vật liệu thay thế da này được chế tạo dựa trên các tiến bộ về công nghệ
mô và đã được ứng dụng trong lâm sàng, chúng thúc đẩy sự liền vết thương cấp
và mạn tính và được sử dụng như một cơ quan phức hợp cho hệ thống thử
nghiệm cơ bản hoặc các nghiên cứu về dược [59]. Một vấn đề chính trong việc tăng
sinh tế bào là đáp ứng yêu cầu cần đạt đủ số lượng các tế bào cần thiết, trong khi
vẫn đảm bảo được tính chất bình thường của tế bào và cả chức năng của chúng. Các
tế bào này sau đó chỉ được sử dụng cho các mục đích hoặc là tạo vật liệu thay thế da
phù hợp cho cấy ghép hoặc là cho các thử nghiệm in vitro [27], [66].

Có rất nhiều lý do gây nên tổn thương da bao gồm các hội chứng do gen,
chấn thương cấp tính, vết thương mạn tính hoặc các can thiệp ngoại khoa. Một
trong các lý do phổ biến nhất là tổn thương da do bỏng. Ngay khi da bị tổn
thương, hàng loạt các vấn đề phức hợp bắt đầu diễn ra: các tế bào miễn dịch bị
lôi kéo tới vùng thương tổn, mô đệm mới được sinh ra bởi nguyên bào sợi, tiếp
theo là tái biểu mô hóa do tế bào sừng đảm nhiệm và cuối cùng là sự tái phân bố
mạch của vết thương [54]. Quá trình liền vết thương phức tạp này được kích
thích và kiểm soát bởi các cytokine và các yếu tố tăng trưởng khác nhau [25].
Kích thước vết thương là yếu tố chủ đạo cho biểu mô hóa. Tổn thương toàn bộ
lớp da với kích thước lớn hơn 1 cm đường kính thì cần phải ghép da để đề phòng



tạo sẹo dẫn đến di chứng về chức năng hay thẩm mỹ [55]. Mảnh ghép hoàn hảo
nên phải sẵn có, không gây đáp ứng miễn dịch, che phủ và bảo vệ nền vết
thương, làm tăng nhanh liền vết thương, ít gây đau và ít tạo sẹo.
Trong trường hợp tổn thương diện tích rộng các tế bào có chức năng liền
vết thương của bệnh nhân không đủ khả năng làm lành tổn thương mà cần phải
ghép da tự thân nhưng nguồn da tự thân cũng không phải vô hạn nên ghép da tự
thân cũng chỉ cứu được những bệnh nhân bỏng sâu 50% diện tích cơ thể là chủ yếu.

Trong lĩnh vực điều trị bỏng và chấn thương lớn, mặc dù đã có nhiều tiến
bộ trong cứu chữa như cắt hoại tử - ghép da ngay, tăng độ giãn rộng của da ghép
[14], sử dụng da đồng loại hay các vật liệu thay thế da khác nhau [9], [10], [11],
[12] nhưng các rối loạn về protein, thay đổi hệ thống miễn dịch... làm cho vết
thương trở nên chậm lành hay rất khó lành [2], [7].
Ngoài ra chúng ta còn gặp các loại vết thương mạn tính rất khó lành như
các vết loét do tiểu đường, loét do viêm tắc tĩnh mạch, loét điểm tỳ, loét xạ trị…
mà không thể can thiệp bằng phẫu thuật ghép da nguy cơ thất bại rất cao do khả
năng tiếp nhận mảnh ghép của vết thương rất kém và tình trạng bệnh nhân không
cho phép phẫu thuật. Số lượng bệnh nhân này ngày càng tăng cao cùng sự phát
triển kinh tế - xã hội và tuổi thọ con người [10], [26]. Các vết thương này bị gián
đoạn giai đoạn tăng sinh hoặc tế bào tham gia liền vết thương bị chuyển dạng
[7], [9], [13], [23], [38]. Để khắc phục hạn chế này nhằm thay thế các tế bào đã
tổn thương, công nghệ nuôi cấy tế bào da phát triển.
Từ những năm trước, một số nhà nghiên cứu cho rằng điều trị vết thương
vết bỏng trong tương lai sẽ trở nên đơn giản, nhanh chóng và dễ dàng che phủ
tổn thương sau cắt hoại tử. Nhưng thực tế, điều đó còn rất xa vời. Khái niệm này
đã dẫn đến một số quan niệm sai trầm trọng dẫn đến việc đưa ra những hứa hẹn
quá sớm về công nghệ mô da mà chậm được nhận ra trên thực tế lâm sàng. Khái
niệm sai này là coi da như một mô giống như xương sụn và sẽ liên quan đơn
giản tới nơi có thay đổi về công nghệ mô. Dù da không phải là một mô nhưng là



một tổ chức hoàn toàn tổng hợp mang đến bởi sự kết hợp tế bào từ 3 nguồn gốc
phôi gồm ngoại bì trung bì và ống thần kinh. Những thành công hiện đại về tạo
ra những sản phẩm thay thế da đã trở nên bị hạn chế hơn so với mong đợi và bây
giờ những sản phẩm da công nghệ mô đang được mô tả như vật liệu thay thế da
giúp liền vết thương và sửa chữa, thay thế da tạm thời và thường hỗ trợ cho việc
tái sinh. Quá trình liền vết thương, vết bỏng có nhiều cơ chế phức tạp nhưng kết
quả cuối cùng là tái lập các mô tế bào đã bị tổn thương. Do đó, quan niệm mới
trong điều trị các tổn thương ở bất cứ cơ quan nào trên cơ thể là các tế bào tổn
thương phải được thay thế bằng các tế bào khỏe mạnh [4].
Cho đến ngày nay, người ta đã chế tạo được các tấm nguyên bào sợi, tấm tế
bào sừng, thậm chí cả các tấm vật liệu chứa cả hai loại tế bào trên mà người ta
gọi là các vật liệu tương đương da hoặc da nhân tạo…[57], [70]. Tuỳ theo nguồn
gốc tế bào sừng trên tấm vật liệu là tự thân hay khác gen đồng loài (gọi tắt là
đồng loài) mà người ta chế được vật liệu có tính chất vĩnh viễn (không thải ghép)
hoặc tạm thời.
Các tấm tế bào da nuôi cấy hoặc vật liệu tương đương da được ứng dụng
trong điều trị bỏng, vết thương mạn tính trong thẩm mỹ và nghiên cứu thuốc….
So với ghép da tử thi, các vật liệu này có thuận lợi lớn là không phụ thuộc nguồn
da người cho, việc sản xuất chúng gần như vô hạn và hầu như không có nguy cơ
lây nhiễm bệnh do có thể kiểm soát trước được nguồn cho tế bào bằng các xét
nghiệm tầm soát các bệnh lây truyền qua ghép mô/tế bào. Có hai thành phần
chính của vật liệu tương đương da là thành phần khuôn và thành phần tế bào.
Thành phần khuôn hay được sử dụng là collagen, acid hyaluronic, polymer tổng
hợp hoặc sinh tổng hợp. Thành phần tế bào bao gồm các tế bào da như nguyên
bào sợi, tế bào sừng là hai tế bào chủ yếu, ngoài ra có thể có tế bào sắc tố… Đã
có những sản phẩm thương mại sẵn có trên thị trường như Epicell, Integra,
Transcyte, Apligraft, Dermagraft…



1.2.2. Một số loại tế bào và vật liệu điều trị vết thương từ nuôi cấy tế bào
Trị liệu tế bào nói chung đã mang lại một số kết quả đáng kể trong lâm
sàng, một số tế bào được nuôi cấy và ứng dụng phổ biến là:
Tế bào sừng (Keratinocyte) Trong vài thập niên trở lại đây, cấy ghép tế
bào sừng tự thân nuôi cấy đã được triển khai tại các trung tâm điều trị bỏng lớn ở
Anh, Mỹ, Nhật... Việc cấy ghép tế bào sừng lên vết thương góp phần giải quyết
sự thiếu hụt nguồn da lành. Thành công do ghép tế bào sừng nuôi cấy còn nhiều
hạn chế, do khi đặt tế bào sừng nuôi cấy lên vết thương bỏng sâu, nền vết thương
thiếu các yếu tố trung bì do chưa hoặc hình thành chậm màng đáy. Để khắc phục
điều đó, người ta đã sử dụng cấy ghép kết hợp fibroblasts và tế bào sừng [40].
Ứng dụng tế bào sừng nuôi cấy, người ta đã chế tạo ra các tấm vật liệu thay thế
biểu bì. Để sản xuất vật liệu thay thế biểu bì, một mẩu da sinh thiết khoảng 25cm2 cần phải được lấy từ bệnh nhân. Công việc này có thể phải kết hợp với lần
phẫu thuật cắt hoại tử của bệnh nhân bỏng. Rồi sau đó, biểu bì được tách khỏi
lớp trung bì và các tế bào sừng đơn lẻ được phân lập nhờ enzyme và nuôi cấy
cùng với nguyên bào sợi chuột đã bất hoạt khả năng phân chia. Môi trường nuôi
cấy tăng sinh được sử dụng có chứa FBS và các chất cần thiết khác; tuy nhiên,
cũng có thể làm tăng sinh các tế bào này trong điều kiện không có tế bào dị loại.
Hiện nay, đã có các vật liệu thay thế biểu bì tự thân được thương mại hóa cho sử
dụng trên lâm sàng như: Epicel, EpiDex, EpiBase, MySkin, Laserskin, Bioseed-S.
Đã có một số nghiên cứu thử nghiệm ghép tế bào biểu bì đồng loại như
Celaderm [17], [42]; tuy nhiên, hiệu quả và tính an toàn của các sản phẩm này
phải được khẳng định bằng nghiên cứu lâm sàng có đối chứng. Các sản phẩm
đồng loại có lợi ích là giảm chi phí sản xuất so với chi phí sản xuất sản phẩm tự
thân. Hơn bao giờ hết, sự thiếu sót của cả hai sản phẩm là chúng khó bám và do
đó dễ dẫn đến việc tạo thành nốt phồng [80].
Nguyên bào sợi (Fibroblasts) là tế bào có nguồn gốc trung mô, chúng sản
sinh ra collagen có vai trò quan trọng trong quá trình sửa chữa vết thương, phục



hồi cấu trúc và chức năng của mô [5]. Ở mức độ phân tử, lớp trung bì rất quan
trọng cho các tế bào biểu bì phát triển và trưởng thành chúng tiết ra các yếu tố
như các sợi fibrin gắn kết, các yếu tố kết dính để gắn biểu bì vào trung bì. Vết
bỏng sâu thiếu các thành phần trung bì hoặc lớp trung bì chưa hình thành hoặc
hình thành chậm. Cần thiết phải tạo ra một lớp trung bì mới để tạo điều kiện cho
da ghép tự thân hoặc tế bào sừng nuôi cấy che phủ lên vết thương cho kết quả tối
ưu nhất [40]. Hiện nay, các nhà nghiên cứu đều cho rằng, vật liệu thay thế da lý
tưởng nhất là phải thay thế được cả lớp trung bì và biểu bì. Sự tương tác giữa
các yếu tố thuộc lớp biểu bì và trung bì sẽ kích thích sự trưởng thành của từng
lớp. Boyce và Hansbrough đã tạo ra vật liệu thay thế da hỗn hợp (composite
subtitues) gồm nguyên bào sợi người nuôi cấy được cấy lên tấm màng collagenglycosaminoglycan sau đó cho tế bào sừng phát triển lên trên, vật liệu này đã
được thử nghiệm thành công trên mô hình chuột, nhưng còn một số hạn chế khi
thử nghiệm lâm sàng. Một xu hướng khác, đơn giản hơn và không đòi hỏi cao về
công nghệ đó là sử dụng fibroblasts nuôi cấy đưa lên vết thương. Nguyên bào
sợi sẽ tổng hợp các thành phần của trung bì, tạo điều kiện cho việc ghép da tự
thân hoặc cấy ghép tế bào sừng thành công [33], [40], [70].
Để điều trị bỏng sâu, cả lớp biểu bì và lớp trung bì của da cần được thay
thế, việc điều trị bằng tấm tế bào biểu bì đơn thuần sẽ dẫn đến chất lượng liền
vết thương thấp. Tương phản với tấm biểu bì nuôi cấy, các cấu trúc trung bì từ
công nghệ có thể dự phòng co kéo vết thương và tạo ra tính bền vững cơ học tốt
hơn. Vật liệu tương đương trung bì và biểu bì phải được ghép kế tiếp nhau việc
làm cho tuần hoàn hóa trung bì tốt sau khi loại bỏ nền vết thương là cần thiết
trước khi ghép lớp biểu bì [35]. Một số vật liệu này là mảnh ghép đồng loại đã
được xử lý bằng hóa chất, ví dụ Alloderm không có thành phần tế bào gây ra đáp
ứng miễn dịch thải ghép [77]. Ngược lại, Dermagraft lại có các nguyên bào sợi
từ da bao quy đầu của người được nuôi cấy trên lưới polyglactin có khả năng
giáng hóa [72]. Trong các vật liệu này, các tế bào tiết protein đệm gian bào, hàng


loạt các yếu tố tăng trưởng và cytokin vào trong vết thương cho đến khi chúng

trải qua quá trình tự hủy bình thường sau vài tuần ghép.
Purdue (1997) sử dụng tấm fibroblasts nuôi cấy là Dermagraft và so sánh
với ghép da tử thi cho 66 bệnh nhân bỏng sâu được cắt hoại tử. Tác giả nhận
thấy, tấm fibroblasts nuôi cấy có kết quả tốt tương đương với da tử thi trong việc
hình thành mô hạt, kết quả về da ghép tự thân là tương đương, nhưng tấm
fibroblasts dễ bóc khỏi mô hạt để ghép da tự thân nên không gây chảy máu như
da tử thi. Tiếp tục theo dõi di chứng bỏng, tác giả nhận thấy vùng ghép
fibroblasts có kết quả rất tốt về thẩm mỹ [61]. Hansbrough (1997) đã đánh giá
khả năng của Dermagraft che phủ vết bỏng sau cắt hoại tử trên 10 vết thương có
so sánh với da tử thi. Tác giả nhận thấy, khả năng bám dính, khả năng sống của
Dermagraft là tương đương da tử thi, kết quả da ghép sống tương đương vùng
ghép da tử thi. Không thấy có biểu hiện thải loại miễn dịch trong khi 4/10 vùng
ghép da tử thi có biểu hiện thải loại lớp thượng bì [33].
1.3. Vai trò tế bào gốc trong liền vết thương
Mặc dù có nhiều tiến bộ đáng kể trong y tế và chăm sóc vết thương bằng các
can thiệp ngoại khoa, việc điều trị các tổn khuyết da diện rộng và vết thương mạn
tính vẫn còn là thách thức lớn với y học hiện nay. Trong liền vết thương, tế bào
gốc trung mô được xác định là chúng biệt hóa thành các dạng tế bào da khác
nhau [65]. Đã và đang có rất nhiều người quan tâm cả về khoa học nghiên cứu và
lĩnh vực lâm sàng điều trị vết thương về tiềm năng và vai trò của các trị liệu tế
bào dựa trên MSC trong việc kích thích tăng nhanh quá trình sửa chữa và tái tạo
mô vết thương. Các nghiên cứu với MSC tủy xương đã cho thấy việc điều trị vết
thương bằng tế bào MSC tủy xương đều làm tăng nhanh quá trình liền vết
thương, tăng quá trình biểu mô hóa và tăng tạo mạch [26], [82]. Người ta thấy.
MSC làm tăng nhanh liền vết thương ở cả vết thương cấp tính ở chuột có tăng và
không gây tăng đường máu và cả ở vết thương cấp tính trên người [26].


Các nghiên cứu gần đây gợi ý rằng, MSC có khả năng tiết ra nhiều
cytokin và các chất hóa ứng động khác nhau vốn có vai trò quan trọng cho hoạt

động sửa chữa mô, thậm chí trên cả các mô hình tổn thương thận và não [73].
MSC làm nhanh quá trình liền vết thương là do ít nhất có 2 cách thức khác nhau
bao gồm thông qua tăng biệt hóa tế bào và thông qua các tín hiệu ngoại lai. Các
MSC tủy xương đã được báo cáo là có thể biệt hóa thành tế bào sừng trong các
nghiên cứu có sử dụng EGFP [82]. Trong các vết thương này, một phần trăm các
tế bào có biểu hiện EGFP dương tính ở cả trung bì và biểu bì cũng có biểu hiện
với keratin vốn là marker chuyên biệt của tế bào sừng. Tuy nhiên, với tỷ lệ được
đưa ra là quá thấp nên MSC vẫn chưa được coi chắc chắn là có trách nhiệm đối
với quá trình sửa chữa mô thông qua tăng biệt hóa chuyển dạng và tái sinh hoặc
phá hủy mô [58], [82]. Những chứng cớ tích cực hơn cũng đã cho thấy, MSC có
thể thúc đẩy liền vết thương thông qua các tín hiệu ngoại lai được tiết ra mà cải
thiện các đáp ứng với tổn thương của các tế bào da cư trú tại đó. Các báo cáo gần
đây bắt đầu xác định những tương tác ngoại lai này giữa MSC và các dạng tế bào
chuyên biệt khác trong vết thương da [15], [22], [81]. Khi nghiên cứu các vết
thương được điều trị bằng dịch nổi nuôi cấy MSC (dịch chiết ngoại bào MSC),
các tác giả nhận thấy dịch chiết ngoại bào MSC đã làm vết thương nhanh đóng
kín và nó tăng hấp dẫn với các đại thực bào và các tế bào nội mô đầu dòng thâm
nhập đến vết thương [22] và các thí nghiệm in vitro chỉ ra rằng dịch ngoại bào
MSC cũng thúc đẩy tế bào sừng và tế bào nội mô tăng sinh. Hơn nữa, MSC tủy
xương còn tiết ra các chất hóa ứng động với đại thực bào, tế bào sừng và các tế
bào nội mô. Các quan sát này rõ ràng chỉ ra rằng MSC tủy xương là một nguồn
các tín hiệu ngoại lai có tác dụng điều khiển các đáp ứng tế bào quan trọng trong
sửa chữa vết thương da.
Do đó, một trong những hướng nghiên cứu khác trong điều trị vết thương
là sử dụng các tế bào gốc. Người ta thấy chúng đảm nhiệm việc đánh giá sự thiếu
hụt sinh lý học về các thành phần đệm và các cytokine, chúng sửa chữa các thiếu


hụt đó bằng cách tạo ra những yếu tố thích hợp thúc đẩy liền vết thương. Điều
này có nghĩa là tế bào gốc hoạt động như một cỗ máy có kiểm soát tương tác các

thông tin ngược một cách thông minh có thể tự điều chỉnh hệ thống sinh học.
Tủy xương, máu ngoại vi, máu cuống rốn đều đã được nghiên cứu sử dụng trong
điều trị vết thương mạn tính để thúc đẩy các đáp ứng liền vết thương [75].
Tế bào gốc là những tế bào chưa có chức năng chuyên biệt, chúng có tiềm
năng phát triển thành nhiều loại tế bào khác nhau và có khả năng tự thay mới.
Đây là các tế bào còn chưa hay rất ít biệt hoá nên chúng có khả năng biệt hoá
theo nhiều hướng và tạo ra nhiều loại tế bào khác nhau. Ngoài ra, chúng cũng có
khả năng tự sinh ra các tế bào giống hệt nó. Thông thường các tế bào phân chia
theo phương thức nhân đôi đối xứng tạo ra hai tế bào giống hệt nhau về mức độ
biệt hoá. Tế bào gốc không chỉ có khả năng phân chia đối xứng mà còn có khả
năng phân chia không đối xứng thành hai tế bào khác nhau, trong đó một tế bào
giữ nguyên mức độ biệt hoá cũng như giữ nguyên vai trò là tế bào gốc và một tế
bào thứ hai đã biệt hoá hơn, chúng sẽ tiếp tục biệt hoá thành các tế bào tiền thân
để sau đó phát triển thành tế bào chuyên biệt tham gia vào cấu trúc và chức năng
của mô, cơ quan. Nhờ đó mà số lượng tế bào gốc được duy trì hoặc tăng lên chứ
không mất đi do quá trình biệt hoá tế bào.
Những nghiên cứu về tế bào gốc đã chứng minh, hàng ngày cơ thể chúng
ta thay thế những tế bào già chết là do nguồn tế bào gốc biệt hoá thành những tế
bào chức năng. Khi bị thương các tế bào gốc từ các ổ (niche) có thể ở gần vết
thương hoặc từ các mô khác nhau như tuỷ xương… sẽ di cư đến và biệt hoá
thành các tế bào chuyên biệt có chức năng liền vết thương. Khi nguồn tế bào gốc
này không đủ đáp ứng với những tổn thương tế bào do tổn thương diện tích rộng,
do cơ thể bị suy yếu… thì hậu quả là gây ra những vết thương vết loét lâu lành,
thậm chí không liền được. Do đó công nghệ tế bào gốc đang mang lại những hy
vọng lớn trong việc khắc phục những nan giải hiện nay trong liền vết thương.
Những tế bào gốc phôi có tiềm năng lớn thay thế toàn bộ các tế bào chức


năng của cơ thể. Nhưng việc sử dụng tế bào gốc phôi vào lĩnh vực liền vết thương
hay bất cứ lĩnh vực nào khác đang gặp phải những vấn đề về đạo đức, cần có

nguồn thay thế. Hơn nữa, một báo cáo gần đây cho thấy tế bào gốc phôi của người
trong nuôi cấy có biểu hiện protein không phải của người và giả thiết đặt ra là có
thể từ protein chuột từ fibroblasts chuột của lớp nuôi (feeder layer), do đó tính an
toàn của tế bào gốc phôi còn phải tiếp tục nghiên cứu [51].
Một số nguồn tế bào gốc khác nhau từ máu cuống rốn, tế bào gốc máu
ngoại vi và tuỷ xương cũng đang được nghiên cứu [19], [32], [37], [75]. Một
nghiên cứu trên in vivo chỉ ra rằng sự tổng hợp collagen và mức độ bFGF và
VEGF trong tế bào Stroma của tuỷ xương cao hơn rất nhiều so với fibroblasts
trung bì. Điều này gợi ý khả năng sử dụng tế bào tuỷ xương tại chỗ vết thương
để thúc đẩy liền vết thương.
Một nghiên cứu trên in vivo chỉ ra rằng sự tổng hợp collagen và mức độ
bFGF và VEGF trong tế bào Stroma của tuỷ xương cao hơn rất nhiều so với
fibroblasts trung bì. Điều này gợi ý khả năng sử dụng tế bào tuỷ xương tại chỗ
vết thương để thúc đẩy liền vết thương [32].
Tuy nhiên có tác dụng liền vết thương vết bỏng nhưng các nguồn tế bào
gốc từ các mô của cơ thể như máu tuỷ xương, máu ngoại vi, máu cuống rốn, não,
mỡ, gan… đều rất hạn chế về số lượng nên tính ứng dụng chưa cao. Trong khi
đó, khai thác các nguồn tế bào gốc trung mô trưởng thành cũng đang là một
trong những hướng nghiên cứu điều trị vết thương. Ngoại trừ các trường hợp
ghép tế bào gốc trung mô đồng loại vốn sẵn có nguồn tế bào rất trẻ như tế bào
gốc trung mô từ màng ối, dây rốn và máu cuống rốn thì đối với các trường hợp
ghép tế bào gốc trung mô tự thân chỉ có thể lấy từ 2 nguồn chính là tủy xương và
mô mỡ, các nguồn khác từ mô gan, não và cơ hầu như không có khả năng ứng
dụng trong điều trị vết thương. Nguồn tế bào gốc từ tuỷ xương chủ yếu là tế bào
gốc tạo máu đã và đang được ứng dụng trong điều trị các bệnh về cơ quan tạo
máu nhưng chúng có rất ít các tế bào trung mô vốn tham gia vào việc tái tạo vết


thương. Tuy có một số nghiên cứu cho thấy tế bào gốc trung mô tủy xương làm
tăng khả năng liền vết thương mạn tính nhưng tính ứng dụng chưa cao bởi rất

hạn chế về số lượng tế bào trung mô. Do đó tế bào gốc trung mô từ mô mỡ được
coi là nguồn tế bào gốc trưởng thành tự thân lý tưởng cho các nghiên cứu về y
học tái tạo, công nghệ mô và liền vết thương.
1.4. Tế bào gốc trung mô từ mô mỡ
Tế bào gốc mô mỡ được xác định là tế bào gốc trung mô. Tế bào gốc trung
mô lần đầu tiên được mô tả là dạng tế bào từ tủy xương có khả năng tạo dòng,
bám dính bề mặt nuôi cấy [31] mà có khả năng biệt hóa thành tế bào mỡ, tế bào
sụn và tế bào xương [56]. Sau đó , chúng được xác định là có mặt ở rất nhiều mô
cơ quan khác nhau như cơ, não, và mô mỡ [52]. Ngày nay, tế bào gốc trung mô
từ tủy xương và mô mỡ được xác định là rất giống nhau về quần thể tế bào và
kiểu hình tế bào [52].
Tế bào gốc đa tiềm năng đã được phát hiện trong mô mỡ của người và được
gọi là tế bào gốc mô mỡ. Nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy việc sử dụng tế bào
gốc mô mỡ có thể điều trị một số bệnh về khớp, mà liệu pháp điều trị khác
không thành công. Mô mỡ còn được sử dụng để tạo hình một số bộ phận trong
cơ thể như ngực, má, cằm. Đây được coi như là cuộc cách mạng trong lĩnh vực
tạo hình thẩm mỹ. Tế bào gốc mô mỡ thể hiện các đặc điểm của tế bào gốc trung
mô như hình thái dạng nguyên bào sợi, là tế bào bám bề mặt nuôi cấy, có các
dấu ấn biệt hóa của tế bào trung mô, có khả năng biệt hóa thành tế bào mỡ, tế
bào sụn, tế bào cơ…Do mô mỡ là loại mô sẵn có với số lượng lớn và dễ dàng thu
hồi mà ít gây những bất lợi cho bệnh nhân nên tế bào gốc mô mỡ có thể sẽ là
nguồn tế bào đầy hứa hẹn cho y học tái tạo trong tương lai đặc biệt các trường
hợp sử dụng ghép tự thân. Các nhà nghiên cứu đề xuất nhiều cách thức phân lập
tế bào gốc mô mỡ khác nhau, có tác giả phân lập theo cách kinh điển là nuôi mô
mỡ trong đĩa nhựa có môi trường dinh dưỡng và chờ cho tế bào tự mọc từ các
mẩu mô ra và thu các tế bào có hình sao hoặc hình thoi là tế bào gốc trung mô.


Có tác giả lại dùng collagenase để phá hủy cấu trúc mô sau đó ly tâm lọc lấy các
tế bào. Môi trường nuôi cấy cũng được công bố theo nhiều công thức khác nhau,

các tác giả dùng môi trường cơ bản khác nhau như DMEM, DMEM-F12,
CMRL1066... ngay DMEM thì cũng có tác giả dùng môi trường cơ bản là
DMEM có hàm lượng glucose cao nhưng có tác giả dùng môi trường có hàm
lượng glucose thấp, hoặc như thành phần các yếu tố bổ sung cũng chưa thống
nhất... Khối tế bào thu được có thành phần tế bào khác nhau gồm tế bào gốc
trung mô, tế bào máu... có tác giả sử dụng nguyên khối tế bào sau khi phân lập
để điều trị vết thương nhưng cũng có tác giả sử dụng có chọn lọc chỉ tế bào gốc
trung mô thuần nhất... Cách thức sử dụng tế bào để tăng tối đa hiệu quả các lần
ghép điều trị vết thương cũng khác nhau, có tác giả dùng khối tế bào tiêm vào
vết thương, có tác giả phun hỗn dịch tế bào lên vết thương nhưng cũng có tác giả
nuôi cấy tế bào gốc trung mô trên giá đỡ và ghép vào bề mặt vết thương. Chính
vì các lý do trên mà cần có những nghiên cứu đánh giá để xây dựng nên quy
trình phù hợp cũng như tiêu chuẩn khối tế bào dùng điều trị cũng như chỉ định
hay cách thức sử dụng tế bào gốc trung mô trong điều trị vết thương.
Hiện nay, có rất nhiều nghiên cứu và ứng dụng của tế bào gốc mỡ đối với
các bệnh liên quan đến liền vết thương. Theo Hyoju Kim và cộng sự (2012) điều
trị bằng laser công suất thấp với cấy ghép tế bào gốc mỡ trên chuột hủy miễn
dịch. Nhóm tác giả cho rằng sự kết hợp này tăng cường phản ứng của tế bào về
biểu hiện gen và sự bài tiết của các yếu tố tăng trưởng và phát triển tế bào thông
qua màng ty thể, giúp tăng đáng kể số lượng nang lông và tuyến bã nhờn[39].
Sheng-Ping Huang (2013), trên chuột Sprague-Dawley bị gây loét bằng chùm tia
điện tử sau đó được điều trị bằng ghép tế bào gốc mỡ. Kích thước vết thương sau
khi điều trị nhỏ hơn đáng kể sau 3 tuần. Tác giả cho rằng tế bào gốc mỡ có liên
quan với sự phát triển của các mạch máu mới [69]. Ann Katharin Reckhenrich
và cộng sự (2014), chậm liền vết thương và hình thành sẹo là một trong những
biến chứng thường gặp nhất sau khi can thiệp phẫu thuật. Do vậy sử dụng tế bào


gốc trung mô từ mô mỡ như một nhân tố trung gian trong việc kích hoạt vật liệu
sinh học giúp liền các vết khâu phẫu thuật [62].

Trong công nghệ sinh học da, mục đích cuối cùng trong nghiên cứu và
điều trị là để nhanh chóng tạo ra một cấu trúc hoàn hảo phục hồi hoàn toàn chức
năng da.
Trong số bệnh nhân bỏng, có nhiều bệnh nhân bỏng nặng không đủ nguồn
da thay thế đã dẫn đến suy mòn, suy kiệt và tử vong. Viện Bỏng Quốc Gia trong
5 năm đã nghiên cứu trị liệu tế bào trong điều trị vết thương vết bỏng, các tấm tế
bào da nuôi cấy đã được chế tạo và sử dụng trong điều trị đạt nhiều kết quả tốt
góp phần cứu sống những bệnh nhân bỏng sâu diện rộng hoặc tổn thương khuyết
da rộng hoặc những bệnh nhân vết thương mạn tính lâu liền.
Viện Bỏng Quốc Gia hiện nay đã nuôi cấy thành công nguyên bào sợi và tế
bào sừng để điều trị vết thương và vết bỏng. Tuy nhiên, việc nuôi cấy tế bào da
tự thân không đáp ứng kịp nhu cầu lâm sàng do quy trình cần thời gian dài, việc
nuôi cấy các tế bào da đồng loại đáp ứng kịp thời về mặt thời gian nhưng gặp
phải vấn đề thải ghép. Mô mỡ tự thân dễ dàng lấy hơn, nhất là vùng bụng rất
thích hợp để nuôi cấy tế bào gốc mỡ [41].
Xuất phát từ các cơ sở khoa học và thực tiễn về tiềm năng ứng dụng của tế
bào gốc trung mô từ mô mỡ, cần thiết phải nghiên cứu thiết lập quy trình chuẩn
và có hiệu quả tách tế bào cao nhất, các tế bào cần được tinh lọc và thể hiện tính
gốc như khi chúng tồn tại trong cơ thể người. Việc đánh giá tác động của nguồn
tế bào gốc sau khi tách tới sự tăng sinh và di cư của cả 2 loại tế bào da gồm
nguyên bào sợi và tế bào sừng là cơ sở tiếp tục cho việc định hướng và chế tạo
chế phẩm điều trị vết thương trong tương lai.
Tế bào gốc mô mỡ là quần thể tế bào vạn năng, chúng có thể biệt hóa thành
nhiều dòng tế bào khác nhau như tế bào xương, tế bào tiết insulin, tế bào sụn
[45], [84], [85]. Tác giả Xu W (9-2014) đã biệt hóa tế bào gốc trung mô từ mô
mỡ thành tế bào dạng nguyên bào sợi để điều trị vết thương ở thanh quản [36].


×