Tải bản đầy đủ (.docx) (61 trang)

Nghiên cứu tác dụng chống lại vi khuẩn kháng kháng sinh (moraxella catarrhalis) gây nhiễm đường hô hấp trên ở người của dịch lên men quả táo mèo (docynia indica)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (965.33 KB, 61 trang )

LỜI CẢM ƠN
Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc nhất tôi xin được gửi lời cảm ơn chân
thành tới TS. Bùi Thị Việt Hà, chủ nhiệm bộ môn Vi sinh vật học, trường ĐH Khoa
học Tự Nhiên- ĐH Quốc gia Hà Nội. Người đã luôn tận tình chỉ bảo, hướng dẫn và
tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập cũng như làm luận văn.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới toàn thể cán bộ của bộ môn Vi sinh vật học,
trường ĐH Khoa học Tự Nhiên- ĐH Quốc gia Hà Nội. Trong quá trình làm luận
văn, tôi đã luôn nhận được sự chỉ bảo trực tiếp và được tạo điều kiện thuận lợi nhất.
Đồng thời, tôi chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo tại khoa Sinh học
nói chung và bộ môn Vi sinh vật học, trường ĐH Khoa học Tự Nhiên- ĐH Quốc gia
Hà Nội nói riêng đã tận tình dạy dỗ tôi trong quá trình học tập.
Cuối cùng tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến gia đình, người thân và toàn thể
các bạn trong nhóm. Những người luôn bên cạnh động viên, giúp đỡ tôi trong thời
gian học tập.
Hà Nội, ngày 20 tháng 06 năm 2012
Học viên
Nguyễn Thị Minh Thư

1


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU

1

Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 BỆNH NHIỄM KHUẨN HÔ HẤP Ở NGƯỜI

3
3



1.2 Moraxella catarrhalis VÀ BỆNH VIÊM ĐƯỜNG HÔ HẤP TRÊN

5

1.2.1 Đặc điểm hình thái và nuôi cấy

5

1.2.2 Vai trò của M.catarrhalis trong bệnh nhiễm khuẩn hô hấp
1.2.3 Tính kháng kháng sinh của M. catarrhalis
1.3 CHẤT KHÁNG SINH

5
8
10

1.3.1 Khái niệm
1.3.2 Chất kháng sinh có nguồn gốc từ vi khuẩn
1.3.3 Chất kháng khuẩn thực vật
1.3.4 Cơ chế kháng khuẩn

10
11
14
15

1.4 CÂY TÁO MÈO VÀ DỊCH CHIẾT TỪ QUẢ TÁO MÈO

16


1.4.1 Đặc điểm thực vật học

16

1.4.2 Sự phân bố
1.4.3 Tác dụng dược lý

17
17

14.4 Thành phần hóa học

18

1.4.5 Tình hình nghiên cứu táo mèo

18

Chương 2 NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP
2.1 NGUYÊN LIỆU
2.1.1 Nguồn giống
2.1.2 Hóa chất và thiết bị
2.2. PHƯƠNG PHÁP
2.2.1 Phương pháp lên men quả táo mèo
2.2.2 Phương pháp phân lập vi khuẩn
2.2.3 Xác định hoạt tính kháng sinh và enzym
2.2.4 Bảo quản giống
2.2.5 Xác định sinh khối bằng phương pháp đo mật độ quang học-OD
2.2.6 Xác định các yếu tố ảnh hưởng tới khả năng sinh trưởng và hoạt tính

kháng khuẩn của vi khuẩn
2.2.7 Tách chiết các hợp chất trong dịch lên men vi khuẩn và giấm táo mèo
2.2.8 Khảo sát sơ bộ thành phần hóa học dịch chiết quả táo mèo và phân

19
19
19
19
19
19
19
20
21
21
21
22
25


đoạn kháng khuẩn
Chương 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1 HOẠT TÍNH KHÁNG Moraxella catarrhalis CỦA DỊCH LÊN MEN QUẢ TÁO
MÈO
3.2 TUYỂN CHỌN CHỦNG VI SINH VẬT
3.2.1 Phân lập và tuyển chọn chủng vi sinh vật kháng Moraxella catarrhalis
3.2.2 Phân loại chủng vi khuẩn đã tuyển chọn
3.3. ĐIỀU KIỆN NUÔI CẤY THÍCH HỢP CHO SINH TRƯỞNG VÀ
HOẠT TÍNH KHÁNG KHUẨN
3.3.1 Lựa chọn môi trường nuôi cấy thích hợp
3.3.2 Nguồn cacbon thích hợp

3.3.3 Nguồn nitơ thích hợp
3.3.4 Lựa chọn pH nuôi cấy thích hợp
3.3.5 Lựa chọn nhiệt độ thích hợp
3.3.6 Lựa chọn thời gian nuôi cấy thích hợp
3.3.7 Khả năng sinh enzym ngoại bào của TM5.2
3.4 TÁCH CHIẾT CHẤT KHÁNG KHUẨN TỪ DỊCH CHIẾT TÁO MÈO VÀ DỊCH LÊN
MEN VI KHUẨN
3.4.1 Khảo sát hệ dung môi rửa giải và pha rắn hấp phụ
3.4.2 Tách chiết phân đoạn chất kháng khuẩn của dịch lên men vi khuẩn
3.4.3 Tách chiết phân đoạn chất kháng khuẩn từ dịch chiết táo mèo
3.4.4 Sắc ký bản mỏng các phân đoạn kháng khuẩn của dịch lên men chủng
TM5.2 và dịch chiết táo mèo
3.5 NGHIÊN CỨU SƠ BỘ THÀNH PHẦN HÓA HỌC CAO DỊCH LÊN MEN, DỊCH
CHIẾT TÁO MÈO VÀ CÁC PHÂN ĐOẠN
3.5.1 Sơ bộ thành phần hóa học của cao dịch chiết táo mèo và các phân đoạn
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

28
28
29
29
30
32
32
33
34
36
37

38
39
39
40
40
41
42
42
42
45


BẢNG MỘT SỐ KÝ HIỆU VIẾT TẮT

CKS
CMC
DMSO
HTKK
LB

TCA
VSV

Chất kháng sinh
Carboxymethylcellulose
Dimethyl sulfoxide
Hoạt tính kháng khuẩn
Môi trường Luria Bertani
Phân đoạn
Tricloacetic

Vi sinh vật


DANH SÁCH BẢNG BIỂU, BIỂU ĐỒ
Bảng 1.1: Tỷ lệ vi khuẩn gây bệnh viêm họng mạn tính

7

Bảng 1.2: Tỷ lệ kháng kháng sinh của M.catarrhalis

9

Bảng 1.3:Tỷ lệ các loài có khả năng sinh CKS

10

Bảng 1.4: So sánh bacteriocin và chất kháng sinh

13

Bảng 2.1: Thông số thiết kế cột nhồi

23

Bảng 3.1: Hoạt tính kháng M.catarrhalis của dịch lên men quả táo mèo

28

Bảng 3.2: Hoạt tính kháng M.catarrhalis của 4 chủng vi khuẩn


29

Bảng 3.3: Hoạt tính kháng khuẩn của chủng TM5.2 lên các chủng vi khuẩn
kiểm định
Hình 3.1: Vị trí phân loại của chủng TM5.2 với các loài quan hệ họ hàng gần

29

Bảng 3.4: Ảnh hưởng của môi trường nuôi cấy đến khả năng sinh trưởng và
hoạt tính kháng khuẩn của chủng TM5.2

33

Hình 3.2: Hoạt tính kháng khuẩn của TM5.2 trên các môi trường

33

Bảng 3.5: Ảnh hưởng của nguồn cacbon đến khả năng sinh trưởng và hoạt
tính kháng khuẩn của TM5.2
Hình 3.3: Ảnh hưởng của nguồn cacbon lên khả năng sinh trưởng và hoạt
tính kháng khuẩn của TM5.2
Bảng 3.6: Ảnh hưởng của nguồn nitơ đến khả năng sinh trưởng và hoạt tính
kháng khuẩn của TM5.2

34

Hình 3.4: Ảnh hưởng của nguồn nitơ đến khả năng sinh trưởng và hoạt tính
kháng khuẩn của TM5.2

35


32

34
35


Bảng 3.7: Ảnh hưởng của pH ban đầu đến sinh trưởng, hoạt tính kháng
khuẩn của TM5.2
Hình 3.5: Ảnh hưởng của pH ban đầu đến sinh trưởng và HTKK của TM5.2
Bảng 3.8: Ảnh hưởng của nhiệt độ đến khả năng sinh trưởng và hoạt tính
kháng khuẩn của TM5.2
Hình 3.6: Ảnh hưởng của nhiệt độ đến khả năng sinh trưởng và hoạt tính
kháng khuẩn của TM5.2
Bảng 3.9: Ảnh hưởng của thời gian nuôi cấy đến khả năng sinh trưởng và
hoạt tính kháng khuẩn của TM5.2
Hình 3.7: Ảnh hưởng của thời gian nuôi cấy đến khả năng sinh trưởng và
hoạt tính kháng khuẩn của TM5.2
Bảng 3.10: Khả năng sinh enzym ngoại bào

36

Bảng 3.11: Kết quả thử hoạt tính kháng khuẩn của phân đoạn tách từ dịch
chiết lên men
Bảng 3.12: Kết quả thử hoạt tính kháng khuẩn M.catarrhalis của cao dịch
chiết táo mèo tại các nồng độ khác nhau
Bảng 3.13: Kết quả thử hoạt tính kháng khuẩn M.catarrhalis của các phân
đoạn từ dịch chiết táo mèo
Bảng 3.14: Kết quả thử định tính các nhóm hợp chất của dịch chiết quả táo
mèo và các phân đoạn


40

36
37
37
38
39
39

41
42
43


MỞ ĐẦU
Nhiễm khuẩn đường hô hấp cấp là bệnh lý có tỷ lệ tử vong đứng đầu trong số
10 bệnh lý nhiễm khuẩn ở các nước có thu nhập thấp. Chương trình toàn cầu về
phòng chống nhiễm khuẩn hô hấp cấp đã được WHO phát động, tại Việt Nam
chương trình này đã được triển khai từ năm 1984. Kiểm soát và phòng chống bệnh
được ưu tiên hàng đầu tại các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam, nhưng đã
và đang chịu tác động bất lợi của sự phát triển và lan truyền tình trạng kháng kháng
sinh của vi khuẩn gây bệnh.
Bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp cấp gồm nhiễm khuẩn đường hô hấp trên
và nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới. Tỷ lệ mắc bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp
trên chiếm phần lớn so với các bệnh về hô hấp khác, là bệnh thường gặp, mắc hàng
năm, theo mùa nhưng có thể gây nhiều biến chứng nặng như viêm tai giữa, viêm
màng não, áp xe não, áp xe sau thành họng. Khi mắc viêm đường hô hấp trên có thể
lây nhiễm xuống đường hô hấp dưới gây viêm khí, phế quản và viêm phổi nặng. Có
thể thấy bệnh gây ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe đặc biệt với trẻ em, người già và

gây thiệt hại kinh tế.
Moraxella catarrhalis là căn nguyên gây ra phần lớn các trường hợp mắc
bệnh nhiễm khuẩn hô hấp, đặc biệt hiện nay được coi như tác nhân gây bệnh viêm
tai giữa phổ biến thứ ba sau Streptococcus pneumoniae và Haemophilus influenzae.
Trong khi đó M. catarrhalis hiện đã kháng lại hầu hết các chất kháng sinh thuộc
nhóm beta-lactam, chỉ còn nhạy cảm với cephalosporin thế hệ 2, 3 và ciprofloxacin
thuộc họ quinolon. Thực trạng kháng kháng sinh của M. catarrhalis nói riêng, các
vi khuẩn gây bệnh truyền nhiễm nói chung đã và đang đem đến gánh nặng kinh tế,
xã hội trong việc thay thế kháng sinh thế hệ cũ bằng kháng sinh thế hệ mới đắt tiền.
Với sự phát triển của ngành công nghệ sinh học hiện đại đem lại một triển vọng lớn
cho nền Y học khi tìm kiếm thêm những hợp chất tự nhiên hỗ trợ cho việc phòng và
điều trị bệnh trên. Các hợp chất này góp phần giảm tác dụng phụ không mong muốn

7


của các hợp chất tổng hợp, giảm gánh nặng về mặt kinh tế cho người bệnh và xã
hội.
Từ ngàn xưa, ông cha ta đã lưu truyền rất nhiều bài thuốc dân gian từ cây, cỏ
chữa các bệnh đường hô hấp và rất nhiều bệnh khác. Hiện nay táo mèo và các sản
phẩm chế biến từ táo mèo đặc biệt là giấm táo mèo được lan truyền rộng rãi trong
cộng đồng như một bài thuốc chống béo phì, tăng cường miễn dịch, kháng khuẩn,
giảm chứng suy hô hấp....Trên thế giới cây táo mèo phân bố tại Trung Quốc, Ấn
Độ, Myanma, tại Việt Nam tập trung ở các tỉnh Yên Bái, Sơn La, Lào Cai, Lai Châu
và Lâm Đồng. Năm 2010 đã có những nghiên cứu sơ bộ với kết quả khả quan về tác
dụng kháng khuẩn, trong đó có M. catarrhalis gây bệnh hô hấp của dịch lên men
quả táo mèo đã mở ra một hướng nghiên cứu mới cũng như định hướng ứng dụng
của dịch lên men quả táo mèo trong việc hỗ trợ và nâng cao thể trạng cho con
người. Với mục tiêu góp phần chứng minh và làm sáng tỏ vai trò chủ đạo của các
tác nhân có trong dịch lên men quả táo mèo theo kinh nghiệm dân gian, đặc biệt là

công dụng kháng vi khuẩn gây viêm đường hô hấp trên đã kháng kháng sinh thông
dụng, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “ Nghiên cứu tác dụng chống lại vi
khuẩn kháng kháng sinh (Moraxella catarrhalis) gây nhiễm đường hô hấp trên ở
người của dịch lên men quả táo mèo (Docynia indica)”.

8


Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1.

BỆNH NHIỄM KHUẨN HÔ HẤP Ở NGƯỜI
Nhiễm khuẩn hô hấp là tình trạng một hoặc một số bộ phận thuộc bộ máy
hô hấp bị viêm nhiễm do vi khuẩn hoặc virut gây ra.
Về phương diện lâm sàng, nhiễm khuẩn hô hấp gồm hai loại: nhiễm khuẩn
hô hấp trên và nhiễm khuẩn hô hấp dưới.
Nhiễm khuẩn hô hấp trên không phải là một bệnh lý riêng biệt mà gồm
nhiều bệnh lý (các bệnh tai mũi họng) như:
+ Viêm mũi
+ Viêm họng
+ Viêm amidan
+ Viêm tai giữa
+ Viêm xoang.
Bệnh nhiễm khuẩn hô hấp dưới được coi là bệnh cảnh nặng nhưng trên thực
tế bệnh chiếm tỷ lệ thấp và không dễ mắc. Trong khi đó nhiễm khuẩn hô hấp trên là
chứng bệnh thường gặp hàng năm, mắc tái diễn theo mùa, tái mắc nhiều lần trong
năm, dễ gây biến chứng nặng nề và chiếm tỷ lệ lớn so với các bệnh về hô hấp khác.
Theo thống kê của các tổ chức y tế Hoa Kỳ, trung bình người trưởng thành có thể bị
viêm đường hô hấp trên khoảng 2 – 4 lần mỗi năm và con số này cao hơn rất nhiều

ở trẻ em, trong đó trẻ có thể nhiễm đến 10 lần. Mỗi năm tại Hoa Kỳ, nhiễm khuẩn
hô hấp trên gây giảm khả năng làm việc trong 170 triệu ngày, 23 triệu ngày trẻ phải
nghỉ học, 18 triệu ngày phải nghỉ làm. Điều này cho thấy dù là loại bệnh được cho
là tự khỏi nhưng chúng đã gây ra những thiệt hại đáng kể không chỉ về sức khỏe mà
còn cả về kinh tế xã hội.
Đối tượng mắc bệnh chủ yếu là trẻ em. Ước tính trên toàn cầu mỗi năm có
khoảng trên 2 tỷ lượt trẻ bị bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp, chiếm 15 -20% số tử
vong trong độ tuổi dưới 5. Tại khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam bệnh
trên là nguyên nhân cao nhất (25%) gây tử vong ở trẻ, tiếp theo là tiêu chảy và sơ
sinh kết hợp với các bệnh khác, còn lại là do các nguyên nhân khác [22]. Ở trẻ em
bệnh nhiễm khuẩn hô hấp trên gây biến chứng nặng viêm tai giữa (29 – 50%), viêm
xoang (5 – 10%) [38].

9


Vi sinh vật gây bệnh thường gặp là virut (chiếm 80%) và vi khuẩn (20%), cụ
thể như sau:

- Tác nhân virut gây bệnh gồm có:
+) Rhinovirus là một picornavirut, phân lập được hơn 110 serotyp- thường
gặp hơn cả (khoảng 50%).
+) Coronavirus: 20-25%.
+) Orthomyxovirus: gây bệnh cúm
+) Paramyxovirus : virut hợp bào, quai bị..
+) Adenovirus, thường là các typ 1, 2, 3, 5, 6.

- Tác nhân vi khuẩn thường gặp là Streptococcus pneumoniae, Haemophilus
influenzae và Moraxella catarrhalis [24, 33,37].
Ngoài vi khuẩn trên còn có các vi khuẩn không điển hình như Mycoplasma

pneumoniae, Chlamydia pneumoniae và Legionella pneumophila.
Bệnh nhiễm khuẩn hô hấp trên gia tăng khi gặp các yếu tố thuận lợi như:
+ Theo lứa tuổi: chủ yếu ở trẻ em và người già
+ Sức đề kháng yếu của con người: sinh non, suy dinh dưỡng,....
+ Điều kiện khí hậu, thời tiết: ở Việt Nam có khí hậu nóng ẩm tạo điều kiện
thuận lợi cho các vi sinh vật gây bệnh đường hô hấp nói riêng và các bệnh nhiễm
khuẩn nói chung phát triển. Việt Nam được coi là một trong các quốc gia có tỷ lệ
các bệnh nhiễm khuẩn cao nhất nên việc điều trị và phòng bệnh càng trở nên cần
thiết.
+ Do ô nhiễm môi trường sống, đời sống kinh tế xã hội kém.

1.2. Moraxella catarrhalis VÀ BỆNH VIÊM ĐƯỜNG HÔ HẤP TRÊN
1.2.1 Đặc điểm hình thái và nuôi cấy

10


Moraxella catarrhalis lần đầu tiên được mô tả vào năm 1896, gọi là
Micrococcus catarrhalis sau đó đổi thành Neisseria catarrhalis đến năm 1984 đổi
là Moraxella (Branhamella) catarrhalis thuộc chi Moraxella, họ Moraxellaceae
[27].
Đây là vi khuẩn Gram âm, hiếu khí, dạng song cầu khuẩn, sống cộng sinh
tại đường hô hấp trên, một số có pili hoặc lông nhung giúp cho chúng có thể bám
vào ống hô hấp [38]. Không chỉ sống cộng sinh bình thường trong hệ hô hấp mà M.
catarrhalis còn là một trong những tác nhân gây bệnh quan trọng nhất đối với
đường hô hấp của con người [36].
Quá trình phân lập M. catarrhalis được tiến hành theo tiêu chuẩn WHO:
Bệnh phẩm lấy từ vùng họng của bệnh nhân, tiến hành nhuộm Gram và cuối cùng
đem nuôi cấy trong môi trường thạch máu 5% hoặc thạch sôcola với điều kiện 37 0C
+ CO2 5% [38].


1.2.2 Vai trò của Moraxella catarrhalis trong bệnh nhiễm khuẩn hô hấp
Nhiều nghiên cứu trên thế giới và trong nước đã chỉ ra rằng M. catarrhalis
là một trong những tác nhân gây bệnh quan trọng nhất đối với đường hô hấp.
 Các nghiên cứu trên thế giới:
Trên thế giới có nhiều nghiên cứu chỉ ra M. catarrhalis là nguyên nhân phổ
biến gây bệnh viêm đường hô hấp. M. catarrhalis là vi khuẩn cộng sinh phổ biến ở
vòm họng của trẻ em [41], một nghiên cứu trên 120 trẻ sơ sinh đã cho thấy 66% trẻ
một tuổi mang vi khuẩn, tăng lên đến 77,5% ở trẻ hai năm tuổi, điều này cho thấy
trẻ em có nguy cơ cao bị các bệnh đường hô hấp, đặc biệt là hô hấp trên [20].
Những nghiên cứu khác cũng cho thấy 48,9% gặp ở trẻ độ tuổi từ 3-12 [32] và 54%
ở trẻ dưới 4 tuổi [22]. Tuy nhiên ở người lớn tỷ lệ này thấp hơn với 1% trong 561 ca
phụ nữ trong tuổi lao động nhập viện [32], 5,8% ở người lớn khỏe mạnh và tăng
đến 26,5% ở người có độ tuổi trên 60 [48] và tăng cao vào mùa đông. Timothy [47]
đã đưa ra các biểu hiện lâm sàng và dịch tễ học của M. catarrhalis, đặc biệt sự liên
quan giữa bệnh viêm tai giữa ở trẻ em và bệnh COPD ở người lớn, hai căn bệnh
truyền nhiễm phổ biến nhất gây ra bởi M. catarrhalis. Viêm tai giữa là bệnh hay

11


gặp nhất trong thời thơ ấu của con người và là lý do phổ biến nhất mà trẻ em được
kê đơn kháng sinh, trung bình khoảng 80% trẻ em trong 3 năm đầu đời mắc bệnh.
Trong đó M. catarrhalis chiếm 15-20% nguyên nhân gây các đợt bệnh viêm tai
giữa cấp tính, rất nguy hiểm với trẻ em nếu không phát hiện và điều trị kịp thời. M.
catarrhalis còn là nguyên nhân gây ra một loạt các bệnh về hô hấp khác như: viêm
xoang cấp, viêm vòm họng, viêm phế quản mãn tính. Catlin [26] đã chỉ ra những
bằng chứng cho thấy M. catarrhalis đã gây ra bệnh nhiễm trùng máu, viêm màng
não, viêm nội tâm mạc. Đặc biệt trong các báo cáo tổng hợp lại về các bệnh viêm
phổi, viêm tai giữa và AIDS chỉ ra rằng M. catarrhalis là nguyên nhân thường gặp

gây ra nhiễm trùng máu [44]. Nhiễm trùng bệnh viện là vấn đề đang rất được quan
tâm và M. catarrhalis được xác định là một trong những vi khuẩn bị lây truyền,
nhất là ở những khu phòng quá tải bệnh nhân và trong những tháng mùa đông.

 Các nghiên cứu tại Việt Nam
Việt Nam với đặc điểm khí hậu nóng ẩm, trong những năm gần đây lại chịu
tác động mạnh của biến đổi khí hậu đã tạo điều kiện thuận lợi cho các vi sinh vật
gây bệnh phát triển. Trên thế giới, Việt Nam là một trong những quốc gia có tỷ lệ
các bệnh nhiễm khuẩn cao nhất, trong đó nhiễm khuẩn đường hô hấp trên chiếm tỷ
lệ cao. Ngay từ năm 1984 chương trình chống nhiễm khuẩn hô hấp cấp đã chính
thức bắt đầu tại Việt Nam, đã có nhiều nghiên cứu về bệnh hô hấp xác nhận M.
catarrhalis là một trong những tác nhân gây bệnh chủ yếu. Tại bệnh viện Bạch Mai
vào năm 1987 [17] xác nhận tỷ lệ M. catarrhalis chiếm 3,5%, đến năm 1998 Lê Bá
Nhàn và cộng sự khi nghiên cứu bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới ở trẻ em tại
phường Kim Long, thành phố Huế đã phân lập được M. catarrhalis với tỷ lệ 19,2%.
Nghiên cứu của Đào Đình Đức và cộng sự [8] tại bệnh viện Bạch Mai trong 5 năm
(1990-1994) cho thấy chủng vi khuẩn này gây nhiễm bệnh hô hấp với tỷ lệ trung
bình là 2,2%. Tại trạm y tế phường Huế thành phố Hà Nội, năm 1991 đã phân lập
được 36 chủng M. catarrhalis chiếm 18,8% tổng số vi khuẩn gây bệnh cho trẻ em,
tại bệnh viện Việt Nam- Cuba tỷ lệ lên đến 23,72% [34]. Khi nghiên cứu tác nhân vi
sinh gây bệnh viêm phổi cộng đồng tại bệnh viện Chợ Rẫy từ ngày 01/03/2005 đến

12


ngày 30/06/2006 đã cho thấy tác nhân gây bệnh chủ yếu là vi khuẩn Gram âm,
trong đó tần suất gặp cao là Haemophilus influenzae (25%) sau đó là M. catarrhalis
với 17%. Cũng với khảo sát tương tự diễn ra tại bệnh viện Nguyễn Tri Phương
trong khoảng thời gian từ tháng 1/2005 đến tháng 9/2006 do Phạm Hùng Vân phụ
trách đã cho kết quả M. catarrhalis chiếm 8% trong tổng số vi sinh vật gây bệnh.

Theo Đỗ Quyết [19] từ tháng 6/2007 đến tháng 6/2008 tại khoa lao và bệnh phổi,
bệnh viện 103 Hà Nội trên 40 bệnh nhân trong đợt bùng phát bệnh phổi tắc nghẽn
mãn tính cho thấy M. catarrhalis chiếm 14,3% nguyên nhân gây bệnh. Cũng theo
Nguyễn Minh Hải (2006) [10] tỷ lệ gây bệnh tương tự là 51,6%, theo Nguyễn Ngọc
Bích (2007) chiếm 30,75% số vi khuẩn gây bệnh. Thống kê của viện dịch tễ trung
ương và bệnh viện nhi Thụy Điển về tình hình nhiễm khuẩn đường hô hấp, M.
catarrhalis chiếm tỷ lệ 18,8-29,6% trong tổng số các chủng phân lập được [2]. Phân
lập vi khuẩn từ mẫu bệnh phẩm của bệnh nhân mắc bệnh viêm họng mạn tính tại
bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương cho bảng kết quả sau [13]:
Bảng 1.1: Tỷ lệ vi khuẩn gây bệnh viêm họng mạn tính
STT

Tên vi khuẩn

Số lượng

Tỷ lệ (%)

1

M. catarrhalis

51

37,8

2

S.aureus


32

23,7

3

S.pyogenes

20

14,8

4

Klebsiella ssp.

18

13,3

5

P.aeruginosa

14

10,37

6


Tổng cộng

135

100

Những kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước đã cho thấy M. catarrhalis
là một trong những tác nhân chủ yếu gây ra các bệnh hô hấp với tỷ lệ gây bệnh cao
và mức độ nguy hiểm của chúng đối với sức khỏe con người, đặc biệt là với trẻ em,
người già. Một vấn đề rất được quan tâm và chú trọng nghiên cứu hiện nay chính là
tính kháng kháng sinh của các chủng vi khuẩn gây bệnh hô hấp, trong đó đặc biệt là
của M. catarrhalis.
1.2.3 Tính kháng kháng sinh của Moraxella catarrhalis

13


Vấn đề về thực trạng kháng kháng sinh đã mang tính toàn cầu và đặc biệt nổi
trội ở các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam với gánh nặng của các bệnh
nhiễm khuẩn và những chi phí bắt buộc cho việc thay thế các kháng sinh cũ bằng
kháng sinh mới đắt tiền. Cùng với bệnh nhiễm khuẩn đường tiêu hóa, bệnh lây
nhiễm qua đường tình dục và nhiễm khuẩn bệnh viện, bệnh nhiễm khuẩn đường hô
hấp là một trong những nguyên nhân hàng đầu có tỷ lệ mắc và tử vong cao ở các
nước đang phát triển. Thực tế việc kiểm soát bệnh này đã và đang chịu sự tác động
bất lợi của sự phát triển và lan truyền tình trạng kháng kháng sinh của vi khuẩn.
M. catarrhalis là vi khuẩn Gram âm, có khả năng tổng hợp enzym βlactamaza. Enzym này làm mất hoạt tính kháng sinh của nhóm kháng sinh β- lactam
bằng cách thủy phân vòng β- lactam.
Trước đây khi điều trị các bệnh nhiễm khuẩn M. catarrhalis ampicillin vẫn
được coi là kháng sinh đặc trị hữu hiệu. Tuy nhiên hiện nay kháng sinh điều trị theo
kinh nghiệm này đã được ghi nhận là bị M. catarrhalis đề kháng với tỷ lệ cao lên

đến 100% như ở Thái Lan [30], hay 79% như ở Malaysia [46]. Theo báo cáo gần
đây cho thấy tỷ lệ kháng kháng sinh thuộc thế hệ kháng sinh quinolon mới có phổ
kháng rộng của M. catarrhalis cao nhất là với ofloxacin (29,4%), tỷ lệ kháng thấp
hơn với ciprofoxacin, levofloxacin, moxiloxacin.
Tại Việt Nam, khi phân tích các chủng M. catarrhalis về tỷ lệ và xu hướng
của kháng kháng sinh trong số tất cả các vi khuẩn gây bệnh phổ biến trong chương
trình Quốc gia giám sát kháng kháng sinh, Phạm Văn Ca [4] cho thấy cho thấy tỷ lệ
kháng kháng sinh của vi khuẩn này thấp vào trước năm 2000(dưới 2,5%), nhưng
hiện đã cao hơn 13%. Tỷ lệ kháng kháng sinh ampicillin có xu hướng ngày càng
tăng (16,1%). Các kháng sinh có tỷ lệ bị kháng cao nhất là tetracycline và cotrimoxazole với trên 30%. Khi khảo sát tỷ lệ kháng kháng sinh thông dụng thường
được dùng trong cộng đồng, dạng uống, Phạm Hùng Vân cho biết có 50% - 60% vi
khuẩn kháng ampicillin với cơ chế tiết β-lactamaza ngày càng tăng và chỉ còn nhạy
cảm với cephalosporin thế hệ II, III và ciprofloxacin thuộc họ quinolon. Theo
nghiên cứu của Nguyễn Hồng Lâm (2008) – (Bảng 1.2) cho thấy M. catarrhalis đã
kháng lại hoặc nhạy cảm thấp với hầu hết kháng sinh thuộc nhóm β-lactam nhưng

14


nhạy cảm rất cao với cefoperazol (Cephalosporin thế hệ III) với tỷ lệ 100%,
cefotaxime (cephalosporin thế hệ III) đạt tỷ lệ 98,04%, ceftriaxone đạt tỷ lệ 96,08%,
cefuroxime (cephalosporin thế hệ III) đạt tỷ lệ 78,43%.
Bảng 1.2: Tỷ lệ kháng kháng sinh của M. catarrhalis
Tỷ lệ phần trăm %

ST

Tên kháng




Số

T

sinh

hiệu

chủng

Ac

51

5,99

0

94,11

1

Amoxicillin
clavulanic axit

/

Nhạy (S)


Trung

Kháng

gian (I)

(R)

2

Cephalexine

Cp

51

1,96

15,69

82,35

3

Cefaclor

Cr

51


5,99

19,61

74,5

4

Cefuroxime

Cu

51

21,56

0

5

Cefotaxime

Ct

51

6

Ceftriaxone


Cx

51

7

Cefoperazone

Cf

51

8

Ciprofloxacine

Ci

51

9

Ofloxacine

Of

51

10


Pefloxacine

Pef

51

11

Gentamycine

Ge

51

12

Amikacine

Ak

51

13

Doxycycline

Do

51


41,2

14

Azythromycin

Az

51

15

Erythromycin

E

51

78,4
3
98,0
4
96,0
8
100
67,0

1,96

3,92


0

0

0

13,73

19,22

23,53

27,33

13,7

25,5

60,8

11,8

15,7

72,5

47,05

19,6


27,5

31,4

0

0

100

0

0

100

6
49,1
4

33,3
3

15

0


1.3 CHẤT KHÁNG SINH

1.3.1 Khái niệm
Chất kháng sinh là những chất hữu cơ có nguồn gốc từ sinh vật (vi sinh vật,
thực vật, động vật), có khả năng diệt hoặc kìm hãm sự phát triển các vi sinh vật
khác, các chất kháng sinh thường có tác dụng mạnh ở nồng độ thấp và đặc hiệu lên
các vi sinh vật khác nhau [49].
Bảng 1.3: Tỷ lệ các loài có khả năng sinh CKS [9]
Sinh vật sinh CKS

Số lượng loài

Tỷ lệ (%)

Vi khuẩn

950

9

1.3.2 C

Xạ khuẩn

4.600

43

h

Nấm


1.600

15



Tổng số VSV

7.150

67

t

Địa y

100

1

Tảo

250

2

2.500

23


700

7

Tổng số SV bậc cao

3.550

33

Tổng số

10.700

100

Thực vật bậc cao
Động vật

kháng sinh có nguồn gốc từ vi khuẩn
1.3.2.1
Khái quát lịch sử nghiên cứu
Từ rất xa xưa, với sự tìm tòi, khám phá và tích lũy kinh nghiệm thực tiễn,
con người đã phát hiện, ứng dụng hiệu quả nhiều nguồn dược liệu vào mục đích
điều trị y học. Và một kỷ nguyên mới trong y học đã được mở ra với phát minh vĩ
đại của Alexander Fleming vào năm 1928 khi ông phát hiện ra penicillin – một chất
kháng sinh có nguồn gốc từ nấm Penicillium notatum [7]. Năm 1942, quy trình sản
xuất penicillin G procain được phát minh bởi Howard Florey (1898-1968) và Ernst
Chain (1906-1979). Penicillin lúc này đã được bán như một loại thuốc. Fleming,
Florey và Chain đã cùng được trao giải Nobel Y học vào năm 1945 cho thành tựu

của mình. Nhà vi sinh vật học Mỹ, Selman Waksman (1888-1973) năm 1943 đã tìm

16


ra chất kháng sinh streptomycin từ vi khuẩn đất, được sử dụng để điều trị các bệnh
như lao, viêm màng não. Và đây là một trong những kháng sinh có phổ rộng có khả
năng kháng được cả vi khuẩn Gram âm và Gram dương.
Những năm 1940-1959 được coi là thời kỳ hoàng kim của chất kháng sinh,
hàng loạt chất được tách chiết và xác định: actonomixin (Waksman, 1940),
chloramphenicol (Erhlich, 1947), chlotetracylin (Dugar, 1948), tetracyclin (Lloyd
Conover, 1955), nystatin (1957) dùng trong điều trị bệnh nhiễm nấm. Ngày nay, số
lượng chất kháng sinh đã được phát hiện lên tới trên 10.000 chất, trong đó hàng
trăm chất được dùng trong y học thực tiễn. Năm 1981, amoxicillin ra đời, là một
kháng sinh bán tổng hợp và lần đầu tiên được bán vào năm 1998 dưới tên thương
mại là amoxicillin, amoxil và trimox.
Tại Việt Nam, vào những năm 1951-1952 giáo sư Đặng Văn Ngữ đã nghiên
cứu sản xuất dịch lọc penicillin để rửa vết thương cho các thương binh [7]. Trường
đại học Dược Hà Nội đã tiến hành rất nhiều nghiên cứu, ứng dụng khoa học kỹ
thuật để sản xuất các chất kháng sinh như: clotetracilin, oxytetracilin, erythromixin,
neomicin,…và cũng đã thu được những kinh nghiệm nhất định.
1.3.2.2 Phân loại
Chất kháng sinh được phân loại theo nhiều cách khác nhau, tùy theo mục
đích nghiên cứu và cách sử dụng chất kháng sinh.
• Dựa vào mức độ tác dụng: kháng sinh diệt khuẩn, kháng sinh ức chế kìm
hãm vi khuẩn.
• Dựa vào phổ tác dụng kháng sinh: chất kháng sinh phổ hẹp, chất kháng
sinh phổ rộng.
• Dựa vào nguồn gốc: chất kháng sinh từ sinh vật: vi sinh vật, thực vật...,
chất kháng sinh tổng hợp hay bán tổng hợp.

• Dựa vào cơ chế tác dụng
• Dựa vào cấu trúc phân tử và các nhóm chức đặc trưng: đây là nguyên lý
cơ bản được sử dụng để phân loại chất kháng sinh vì chúng đóng vai trò
quyết định hoạt tính kháng sinh.
 Bacteriocin

17


Hiện nay con người đang phải đối mặt với thời kỳ “hậu kháng sinh” bởi tình
trạng kháng thuốc, sự xuất hiện của các chủng vi khuẩn đa kháng thuốc, sự thiếu
hụt các nhóm kháng sinh mới [35]. Trong bối cảnh này song song với việc phát
triển các chất kháng sinh phổ rộng thì việc nghiên cứu bacteriocin là vấn đề rất đáng
được quan tâm.
Bacteriocin là peptit hoặc protein do vi khuẩn tổng hợp, có hoạt tính kháng
khuẩn [29], thuật ngữ này được đề xuất từ năm 1953 [28]. Tiếp tố “in” hoặc “cin”
dùng để biểu thị các peptit có hoạt tính kháng khuẩn tiết ra từ vi khuẩn. Tiếp tố này
được viết thêm vào tên chi hoặc tên loài. Ví dụ, bacteriocin tiết ra từ E. coli được
gọi là colicin, từ Bacillus subtilis được gọi là subtilin... Các chữ cái đứng sau tên
bacteriocin chỉ thứ tự bacteriocin được tìm ra ở cùng một loài. Bacteriocin được
phát hiện ở hầu hết các loài vi khuẩn, đặc biệt một số loài có khả năng tiết hàng
chục, thậm chí hàng trăm loại [45]. Chúng rất đa dạng về chủng sản xuất, kích
thước phân tử, tính chất vật lý, hóa học, độ bền, phổ kháng khuẩn và cơ chế tác
động. Tập hợp các gen cấu trúc, gen điều hòa sinh tổng hợp bacteriocin ở vi khuẩn
rất đa dạng, cớ thể nằm trong hệ gen hoặc plasmit hoặc trong cả transposon.
Bacteriocin được phân chia thành 2 nhóm lớn là bacteriocin của vi khuẩn
Gram âm và bacteriocin của vi khuẩn Gram dương [45]. Vi khuẩn Gram dương
tổng hợp bacteriocin phong phú và đa dạng hơn nhiều so với vi khuẩn Gram âm. Đa
phần các bacteriocin có phổ kháng khuẩn không rộng, chủ yếu ức chế hoặc tiêu diệt
các vi khuẩn khác có mối quan hệ gần gũi hoặc tương đồng, có sự cạnh tranh trực

tiếp về nơi sống và nguồn dinh dưỡng [39]. Phổ kháng khuẩn của bacteriocin của vi
khuẩn Gram dương rộng hơn so với của vi khuẩn Gram âm.
Bảng 1.4 So sánh bacteriocin và chất kháng sinh dùng trong y tế [14]
Đặc tính

Bacteriocin

Kháng sinh

Tổng hợp

Từ ribosom

Sản phẩm trao đổi chất bậc 2

Hoạt tính

Phổ hẹp

Phổ đa dạng

Miễn dịch tế bào chủ



Không

18



Cơ chế tác động tế

Ảnh hưởng tới kết cấu màng Tùy thuộc phương thức hoạt

bào đích

tế bào

động, ảnh hưởng tới yếu tố
phiên mã di truyền.

Yêu cầu tương tác

Đôi khi cần cắt ngắn phân tử

Đích đặc hiệu

Phương thức hoạt

Hầu hết là tạo lỗ trên màng Màng tế bào hoặc các đích

động

tế bào chất (một số ít có thể nội bào
ảnh hưởng đến sinh tổng
hợp thành tế bào)

Độc tính/tác dụng phụ Chưa thấy




1.3.3 Chất kháng khuẩn thực vật
Từ thời cổ đại, con người đã biết dùng thực vật làm thuốc chữa bệnh, trong
những năm gần đây, ngành dược phẩm và các nhà khoa học đã dành mối quan tâm
lớn đến dược liệu và phân tích thành phần kháng sinh thực vật bổ sung vào nguồn
kháng sinh nhằm khắc phục tình trạng kháng thuốc hiện nay, đem lại những sản
phẩm với giá thành thấp hơn. Ước tính có 14- 28% các loài thực vật được sử dụng
làm dược liệu trong y học và 74% đã được phát hiện có hoạt tính sinh học [31].
1.3.3.1 Khái niệm
Kháng khuẩn thực vật là tên gọi chung chỉ các hợp chất hữu cơ có trong
thực vật có tác dụng tiêu diệt hay kìm hãm sự phát triển của vi sinh vật. Các chất
kháng khuẩn thường có tác dụng đặc hiệu lên các loài vi sinh vật khác nhau ở nồng
độ thường rất nhỏ [50].
Những tính chất này có thể thuộc nhiều cấu trúc hóa học khác nhau như:
ankaloit, tannin, flavonoit, tinh dầu...
1.3.3.2 Khái quát lịch sử nghiên cứu
Trên trái đất ước tính có từ 250.000 đến 500.000 loài thực vật [25], nhưng
chỉ một tỷ lệ tương đối nhỏ (1- 10%) trong số này được sử dụng như thực phẩm cho

19


cả con người và động vật. Thực vật cũng được sử dụng như là nguồn dược liệu quý
giá cho con người từ ngàn xưa. Vào cuối thế kỷ thứ V trước Công nguyên,
Hippocrates đã đề cập 300 đến 400 dược liệu từ thực vật. Theo Moerman [44]
người Mỹ bản xứ tại Bắc Mỹ đã sử dụng 1.625 loài thực vật làm thực phẩm, trong
khi đó có đến 2.564 loài được dùng làm thuốc. Uớc tính có 14-28% các loài thực
vật được sử dụng trong y học và 74% đã được phát hiện là có hoạt tính sinh học
[31]. Châu Á là khu vực có nền y học cổ truyền phát triển từ lâu đời đặc biệt là tại
Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam…

Với tình trạng kháng thuốc kháng sinh hiện nay việc nghiên cứu, phát triển
sản xuất các hợp chất có hoạt tính kháng khuẩn từ thực vật đang là mối quan tâm
lớn của các nhà khoa học, ngành y học, dược học. Việt Nam với điều kiện khí hậu
và thảm thực vật đa dạng, phong phú đã và đang phát triển các nghiên cứu về các
hoạt chất có tính kháng khuẩn từ thực vật dựa vào những bài thuốc cổ truyền từ
ngàn xưa để lại. Theo các số liệu thống kê mới đây, thảm thực vật tại Việt Nam có
trên 12000 loài, trong số đó có trên 3200 loài được sử dụng làm thuốc trong Y học
cổ truyền [16]. Tại Việt Nam đã có nhiều đề tài nghiên cứu về hợp chất kháng
khuẩn từ thực vật và đã thu được những kết quả nhất định trên các đối tượng như:
tỏi, đu đủ, anh đào, lá dứa, thanh long, lá lốt, dừa cạn, dâm bụt, sống đời, xoan, bồ
công anh Việt Nam, diệp hạ châu, đinh lăng…
1.3.3.3 Phân loại các hợp chất kháng khuẩn của thực vật
Thực vật có khả năng tổng hợp chất thơm, hầu hết là phenol hoặc dẫn xuất
oxy. Chúng đều là hợp chất thứ cấp, hiện nay đã phân lập được khoảng 12000 loại,
chiếm tỷ lệ ước tính dưới 10% tổng số hợp chất thứ cấp [42]. Trong đó đa số các
hợp chất thứ cấp có vai trò bảo vệ cây trồng chống lại những sinh vật hại chúng
như: vi sinh vật, côn trùng, động vật. Ví dụ như nhóm terpenoid tạo mùi hôi, nhóm
quinon và tannin tạo sắc tố trên thực vật, một số chất tạo hương vị và một số được
dùng làm dược phẩm và thực phẩm cho con người.
Các hợp chất kháng khuẩn thực vật gồm có:

20


• Ankaloit: berberin, piperin
• Phenol và polyphenol: phenol, axit phenol, catechol, pyrogallol, quinon,
flavon, flavonoit….
• Terpenoit: tinh dầu, saponin
• Và một số hợp chất khác như: lectin, polyacetylen
1.3.4 Cơ chế kháng khuẩn

Chất kháng sinh có thành phần và cấu trúc hóa học đặc trưng nên không có
một cơ chế tác dụng chung đối với vi sinh vật. Đặc tính và cơ chế phụ thuộc vào
bản chất hóa học của từng chất, nồng độ và cấu trúc của vi sinh vật. Nhìn chung
chất kháng sinh có các cơ chế tác dụng như sau:
• Ức chế quá trình tổng hợp thành tế bào vi khuẩn: penicillin, bacitracin,
vancomycin. Do tác dộng lên quá trình tổng hợp thành tế bào nên làm cho vi
khuẩn dễ bị phá vỡ do thay dổi áp suất thẩm thấu.
• Ức chế chức năng của màng tế bào: colistin, polymycin, gentamicin,
amphoterricin. Cơ chế làm mất chức năng của màng làm cho các phân tử có
khối luợng lớn và các ion bị thoát ra ngoài, vi khuẩn bị tiêu diệt.
• Ức chế quá trình sinh tổng hợp protein:
- Nhóm aminoglycosid gắn với receptor trên tiểu phần 30S của ribosom làm

-

cho quá trình dịch mã không chính xác.
Nhóm chloramphenicol gắn với tiểu phần 50S của ribosom ức chế enzym

-

peptidyltransferaza dẫn đến không kéo dài chuỗi.
Nhóm macrolid và lincoxinamid gắn với tiểu phần 50S của ribosom sẽ ức

chế giải phóng axit amin khỏi phức hợp aa-tARN-riboxom-mARN.
• Ức chế quá trình tổng hợp axit nucleic:
- Nhóm refampin gắn với enzym ARN polymeraza ngăn cản quá trình sao mã

-

tạo thành ARN thông tin.

Nhóm quinolon ức chế tác dụng của enzym DNA gyraza làm cho hai mạch

-

đơn của ADN không thể duỗi xoắn, ngăn cản quá trình nhân đôi của ADN.
Nhóm sulfamid có cấu trúc giống PABA (axit p- aminobenzoic) có tác dụng

-

cạnh tranh PABA và ngăn cản quá trình tổng hợp axit nucleic.
Nhóm trimethoprim tác động vào enzym xúc tác cho quá trình tạo nhân

purin làm ức chế quá trình tổng hợp axit nucleic.
1.4 CÂY TÁO MÈO VÀ DỊCH CHIẾT TỪ QUẢ TÁO MÈO
1.4.1 Đặc điểm thực vật học

21


Cây táo mèo hay còn gọi là cây chua chát, tên khoa học là Docynia indica,
thuộc họ hoa hồng (Rosaceae).
Dạng sống là dạng bụi hoặc gỗ nhỏ, ưa sáng, chiều cao 5-10 mét, cây phân
cành sớm, tán tròn, trên nhánh và thân non có gai, mọc rải rác trong rừng ở độ cao
1300-2000 mét.
Lá mọc so le, hình thuôn, gốc tròn đầu nhọn, mép lá nguyên, mặt dưới có
lông bạc mịn, mặt trên màu xanh lục, có 2 lá kèm rụng sớm. Rụng lá hoàn toàn vào
cuối mùa đông, ra lá non vào tháng 3.
Mùa ra hoa vào tháng 2-4, hoa màu trắng, mọc thành cụm 3- 5 hoa ở nách lá
hoặc đầu cành, cuống ngắn, đài dày có lông trắng, hoa mỏng manh và không có
lông, nhị ngắn, vòi nhụy dài…[6].

Quả chín vào tầm tháng 8- 9-10, quả thịt hình trứng, chín có màu vàng nhạt,
vị chua chát và có mùi thơm đặc trưng.
1.4.2 Sự phân bố
Cây táo mèo là cây ưa sáng, ưa khí hậu ẩm mát của vùng nhiệt đới núi cao,
nhiệt độ trung bình năm 15- 180C, lượng mưa 1.500 – 3.800mm/năm và độ ẩm
trung bình khoảng 85%.
Trên thế giới cây có ở một số nước như: Ấn Độ, Trung Quốc, Myanma,
Thái Lan. Tại Việt Nam, cây phân bố tại: Ðiện Biên (Tuần Giáo, đèo Pha Ðin), Lai
Châu (Sìn Hồ), Lào Cai (Sa Pa), Hà Giang (Ðồng Van, Quản Bạ, Mèo Vạc); Yên
Bái (Mù Cang Chải) [6].
1.4.3 Tác dụng dược lý
Quả táo mèo được dùng phổ biến trong Đông y, có thể dùng thay thế hay
tương tự như vị thuốc sơn tra với nhiều tác dụng như làm thuốc bổ tỳ, vị, kích thích
tiêu hóa, giúp ăn ngon, dễ tiêu chống đầy bụng, ợ chua, giúp tăng cường miễm dịch,
giảm cholesterol, hạ mỡ máu, đại tiện xuất huyết, chữa toàn thân đau mỏi...dưới
dạng thuốc sắc, cao lỏng hoặc tán bột uống.

22


Điều đáng chú ý nhất táo mèo có tác dụng hạ huyết áp nhờ làm giãn mạch
ngoại vi. Mặt khác còn giúp hạ mỡ máu, chống huyết khối làm giãn động mạch
vành, cải thiện sức co bóp của cơ tim, phòng chống tích cực các biến chứng do cao
huyết áp gây ra.
Ngoài ra, chúng còn có tác dụng ức chế các trực khuẩn: thương hàn, bạch
hầu, lị, tụ cầu vàng, giảm chứng suy hô hấp….
Trong dân gian, táo mèo dùng ngâm với rượu uống để tăng cường sức khỏe,
kích thích tiêu hóa và dùng làm siro táo mèo hay chế biến ruợu vang. Dịch lên men
quả táo mèo - giấm táo mèo gần đây được lan truyền và phổ biến rộng rãi trong
cộng đồng với tác dụng phòng chống béo phì,tăng cường khả năng miễn dịch và

khả năng kháng khuẩn, chữa bệnh viêm đường hô hấp: ho, viêm amidan.

1.4.4 Thành phần hóa học
Theo nghiên cứu của Đinh Thị Kim Chung [5] cho biết khối lượng trung
bình của quả táo mèo tại 2 vùng Yên Bái và Lào Cai là 20,5 ± 0,5 g, nước chiếm tỷ
lệ 84,6%, đường 4,81%, axit tổng số 1,47% và pH là 2,9.
Theo kết quả khảo sát định tính dịch chiết từ quả táo mèo thấy có đủ các
nhóm hợp chất như: Flavonoit, tannin, ankaloit, glycozit có tác dụng kháng khuẩn
rất có hiệu quả. Giấm táo chứa axit malic, axit acetic, hàm lượng enzym cao rất tốt
cho tiêu hóa.

1.4.5 Tình hình nghiên cứu táo mèo tại Việt Nam
Hiện nay trên thế giới chưa có nhiều nghiên cứu về cây táo mèo Docynia
indica, đặc biệt là về tác dụng kháng khuẩn của quả táo mèo.
Tại Việt Nam, nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh Loan [15] cho thấy tác
dụng chống béo phì và giảm trọng luợng của dịch chiết quả Táo mèo Docynia
indica (Wall.) Decne trên mô hình chuột béo phì thực nghiệm. Theo Vũ Thị Hạnh
Tâm [20] nghiên cứu và ghi nhận vai trò hạ lipit và đường huyết của dịch chiết quả
táo mèo trên chuột. Hoàng Thị Minh Tân [21] quả và lá táo mèo có khả năng chống

23


rối loạn trao đổi gluxit và lipit. Vũ Thị Huê, Bùi Thị Việt Hà [49] đã có những
nghiên cứu sơ bộ ghi nhận về tác dụng kháng khuẩn của dịch lên men quả táo mèo.

24


Chương 2 - NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP

2.1. NGUYÊN LIỆU
2.1.1 Nguồn giống
Các chủng Vi sinh vật kiểm định lấy từ Bảo tàng Giống chuẩn VSV, Viện
VSV và Công Nghệ Sinh học - ĐH Quốc gia Hà Nội, gồm các chủng; Shigella
flexneri. Klebsiella VTCC-B-814;E. coli VTCC-B-883; Salmolella typhi VTCC-B897; Vibrio VTCC-B-652, Moraxella catarrhalis ATCC 43617.
Chủng Moraxella catarrhalis kháng kháng sinh, Staphylococcus aureus phân
lập tại Bệnh viện Tai – Mũi – Họng Trung ương.
2.1.2 Hóa chất và thiết bị

• Hóa chất
- Các thành phần hóa chất dùng làm môi trường.
- Các hóa chất dùng trong tách chiết hợp chất thiên nhiên: DMSO, silicagel,
florisil 100- 200 U.S.mesh,ethylaxetat, metanol, n-Butanol,….

• Thiết bị: tủ ấm, máy lắc ổn nhiệt, máy đo pH, máy ly tâm lạnh, máy cô chân
không, thiết bị đông khô, hệ thống chiết pha rắn, cột sắc ký…
2.2. PHƯƠNG PHÁP
2.2.1. Phương pháp lên men quả táo mèo
Sử dụng 1kg quả táo mèo tươi, rửa sạch, cắt thành các phần nhỏ, để nguyên
hạt, cho vào bình thủy tinh. Bổ sung 3 lít nước đun sôi ấm (khoảng 40 0C), 300 g
đường, 30 g muối , đậy kín bình bằng vải màn. Sau một tháng thu dịch lên men quả
táo mèo – giấm táo mèo.
2.2.2. Phương pháp phân lập vi khuẩn
Dịch lên men quả táo mèo đã thu được nhỏ vào các giếng thạch trên đĩa petri
có chứa sẵn vi khuẩn Moraxalla catarrhalis. Để trong tủ lạnh từ 4-8 giờ, sau đó để

25



×