Chuyên đề tốt nghiệp
LỜI MỞ ĐẦU
Kể từ khi nền kinh tế chuyển từ cơ chế tập trung bao cấp sang nền kinh
tế thị trường có sự quản lý của nhà nước đã tạo nên nhiều sự chuyển biến mới
trong xã hội . Việc chuyển đổi sang một cơ chế mới mang lại cho doanh nhiều
cơ hội nhưng cũng không ít những khó khăn thử thách .Nền kinh tế thị trường
ra đời ,cùng theo nó là sự cạnh tranh gay gắt khiến cho việc duy trì và mở
rộng thị trường càng trở nên vô cùng quan trọng .Bởi thông qua hoạt động
này , khi sản phẩm của doanh nghiệp được tiêu thụ thì doanh nghiệp mới thực
hiện được quá trình tái sản xuất , nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh ,
ngược lại, nếu sản phẩm của doanh nghiệp không được thị trường chấp nhận
thì quá trình tái sản xuất không được tiếp diễn doanh nghiệp sẽ rơi vào tình
trạng khó khăn . Vì thế vấn đề đặt ra là sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất ra
phải được thị trường chấp nhận và khi đã chiếm lĩnh thị trường thì vấn đề duy
trì , mở rộng và đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm thì doanh nghiệp mới có
thể tồn tại và phát triển được. Đây là một bài toán khó cho tất cả các doanh
nghiệp hoạt động trong cơ chế thị trường.
Nhận thức thức được tầm quan trọng của vấn đề đó , trong thời gian
thực tập tại Phòng kinh doanh của Công ty Cổ phần khí công nghiệp Việt
Nam , em đã đi sâu vào nghiên cứu và chọn đề tài “Một số biện pháp đẩy
mạnh tiêu thụ sản phẩm ở Công ty cổ phần khí Công Nghiệp Việt Nam ‘’
làm đề tài cho chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình .
Mục đích của nghiên cứu đề tài nhằm tìm hiểu về tình hình tiêu thụ sản
phẩm của Công ty cổ phần khí Công Nghiệp Việt Nam trong những năm qua ,
từ đó chỉ ra những mặt mạnh , mặt yếu còn tồn tại . Trên cơ sở đó , đề xuất
một số ý kiến mà công ty có thể áp dụng để đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm
Ngoài phần mở bài và phần kết luận , kết cấu của chuyên đề thực tập
gồm 2 phần :
Phan Thị Thu Hằng Lớp: Công nghiệp 46A
1
Chuyên đề tốt nghiệp
Phần 1 : Phân tích thực trạng tiêu thụ sản phẩm ở Công ty cổ phần
Khí Công Nghiệp Việt Nam
Phần 2 : Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm ở
Công ty cổ phần Khí Công Nghiệp Việt Nam
Trong quá trình hoàn thiện chuyên đề thực tập này , em đã được sự
giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô trong trường , các cán bộ công nhân viên
của Công ty cổ phần Khí Công Nghiệp Việt Nam ; đặc biệt là sự tận tình , chu
đáo chỉ bảo của thầy giáo trực tiếp hướng dẫn em : thầy giáo , Tiến sĩ Trương
Đức Lực .Em rất trân trọng cảm ơn những sự giúp đỡ quý báu trên để em có
thể hoàn thiện chuyên đề thực tập của mình .
Mặc dù đã có nhiều cố gắng song do vốn kiến thức và trình độ còn có
hạn chế nên không tránh khỏi thiếu sót ,em mong nhận được sự đóng góp ý
kiến của các thầy cô giáo và các bạn.
Phan Thị Thu Hằng Lớp: Công nghiệp 46A
2
Chuyên đề tốt nghiệp
PHẦN 1 : PHÂN TÍCH THỰC TRANG TIÊU THỤ SẢN PHẨM Ở
CÔNG TY CỔ PHẦN KHÍ CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
I. Quá trình hình thành và phát triển và đặc điểm kinh tế kỹ thuật chủ
yếu của Công ty cổ phấn khí công nghiệp Việt Nam .
1.Giới thiệu chung về Công ty cổ phần Khí Công Nghiệp Việt Nam
- Tên Công ty : Công ty Cổ Phần Khí Công Nghiệp Việt Nam .
- Tên tiếng Anh : VietNam Industrial Gas Joint Stock Company
- Tên viết tắt : ThanhGas .
- Được Sở kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp giấy phép kinh
doanh số 055108 ngày 03/06/1999.
- Trụ sở : Đức Giang , Long Biên , Hà Nôị .
- Điện thoại : (84-4)8273374
- Email :
- Số vốn điều lệ : 25 000 000 000 VNĐ (25 tỷ VNĐ đồng )
- Số lượng cán bộ công nhân viên : 215 người
2.Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty cổ phần Khí Công
Nghiệp Việt Nam :
Công ty cổ phần Khí Công Nghiệp Việt Nam ( VietNam Industrial Gas
Joint Stock Company) có trụ sở tại Đức Giang , Gia Lâm , Hà Nội là đơn vị
tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh , hạch toán kinh tế độc lập ,tự
chủ về tài chính , có tư cách pháp nhân và chịu sự quản lý của Thành phố Hà
Nội.
Tiền thân của Công ty cổ phần Khí Công Nghiệp Việt Nam là doanh
nghiệp nhà nước có tên gọi là Nhà máy dưỡng khí Yên Viên , được thành lập
vào năm 1960 thuộc Tổng cục hoá chất Việt Nam , có nhiệm vụ cung cấp
dưỡng khí cho bệnh viện , quốc phòng .
Phan Thị Thu Hằng Lớp: Công nghiệp 46A
3
Chuyên đề tốt nghiệp
Năm 1960 , Công ty cổ phần khí công nghiệp Việt Nam được thành lập
tại Yên Viên – Gia Lâm – Hà Nội dưới tên gọi là Nhà máy dưỡng khí Yên
Viên , được trang bị một hệ thống thiết bị sản xuất có công suất 50 m
3
/h và 50
công nhân .
Năm 1971 – 1972, nhà máy được trang bị 3 hệ thống máy 70M của
Liên Xô cũ . Năm 1972 hệ thống thiết bị sản xuất này đã bị bom phá huỷ .
Năm 1975, nhà máy được đầu tư hệ thống OG 125m
3
/h của CHLB Đức
. Tuy nhiên , từ năm 1982 đến năm 1987 sản xuất của công ty rất bấp bênh ,
không đáp ứng nhu cầu của xã hội cả về số lượng và chất lượng .
Năm 1987, nhà máy bắt đầu thực hiện các biện pháp khẩn trương để
khôi phục sản xuất.
Năm 1990 , Nhà máy đã chủ động vay vốn mua thiết bị OG 250m
3
/h để
lắp đặt tại địa điểm mới (Đức Giang – Long Biên- Hà Nội) và nay trở thành
trụ sở chính của Công ty .
Năm 1995, nhà máy đổi tên thành Công Ty Khí Công nghiệp trực
thuộc Tổng Công ty Hoá Chất Việt Nam.
Năm 1999, đáp ứng yêu cầu của Đảng và Nhà nước về cổ phần hoá ,
công ty tiến hành cổ phấn hoá với 100% vốn của cán bộ công nhân viên chức.
Năm 2000, Công ty đầu tư mở rộng sản xuất , lắp đặt một hệ thống sản
xuất oxy lỏng KKA 0,25 công suất 200m
3
/h do Liên Xô (cũ ) chế tạo. Dây
chuyền này được đưa vào hoạt động từ 1/7/2001 và đã đáp ứng được một
phần về sản phẩm oxy lỏng cho thị trường .
Năm 2003, công ty đầu tư lắp đặt một hệ thống oxy , nitơ lỏng LOX
500 của CHLB Đức và được đưa vào sản xuất từ tháng 5/2004. Đây là thiết bị
sản xuất khí công nghiệp có công nghệ hiện đại tiên tiến nhất thế giới trong
giai đoạn hiện nay và đã cho ra sản phẩm chất lượng cao phục vụ đựoc 1 phần
cho các nghành kỹ thuật công nghệ cao.
Phan Thị Thu Hằng Lớp: Công nghiệp 46A
4
Chuyên đề tốt nghiệp
Đầu năm 2005, công ty triển khai dự án đầu tư hệ thống sản xuất oxy ,
nitơ lỏng KDON 1000Y của Trung Quốc với công nghệ hiện đại tương đương
với CHLB Đức . Dự kiến sẽ được lắp đặt tại khu vực Hải Phòng và đến đầu
năm 2006 đưa vào hoạt động chính thức .
Năm 2005, để đón đầu cho tương lai phát triển công nghiệp đóng tàu
miền Duyên Hải Việt Nam cũng như việc chuẩn bị mọc lên một loạt nhà máy
sản xuất gang thép, xi măng tại Ninh Bình, Nam Định, Thái Bình, Thanh Hoá.
Công ty TNHH khí Công nghiệp Việt Nam ( thuộc Công ty Cổ phần Khí công
nghiệp Việt Nam) được thành lập và đi vào hoạt động từ tháng 8/2005. Hiên
nay Công ty đang hoạt động rất hiệu quả với công suất 360.000m
3
/ năm, đáp
ứng nhu cầu khí công nghiệp cho các xí nghiệp đóng tàu nhỏ ở khu vực Nam
Định, Thái Bình, Thanh Hoá, đồng thời cấp khí công nghiệp tại chỗ cho Khu
Công nghiệp Hoà Xá, Nam Định.
Khi các ngành công nghiệp khu vực này có động thái gia tăng, Công ty
TNHH Khí công nghiệp Việt Nam sẽ đầu tư mở rộng nâng công suất lên
khoảng 2 triệu m
3
/ năm.
Năm 2006, cùng với phát triển sản xuất khí công nghiệp, Công ty đã
đầu tư một Nhà máy Cơ khí Chế tạo Thiết bị áp lực tại Yên Viên, Gia Lâm,
Hà Nội, chuyên sản xuất thiết bị cơ khí cho ngành khí công nghiệp và các
ngành công nghiệp khác.
Sản phẩm của công ty bao gồm:
+ Téc siêu lạnh: Chứa và vận chuyển các sản phẩm khí hoá lỏng như Oxy,
Nitơ, Argon, CO2 lỏng…
+ Van khí áp lực: Van chai Oxy, Nitơ, Argon…
+ Các kết cấu thép chịu áp lực hoặc trang trí trong công nghiệp và dân dụng.
+ Các thùng tháp chịu áp lực: bình khí nén, nồi hấp, và các thiết bị cho công
nghệ thực phẩm.
Phan Thị Thu Hằng Lớp: Công nghiệp 46A
5
Chuyên đề tốt nghiệp
Các sản phẩm của Nhà máy đã được cung cấp trên thị trường cả nước,
cho các ngành công nghiệp, công nghệ thực phẩm, hoá dược, điện tử, y tế,
nghiên cứu khoa học…
Trong đó sản phẩm téc siêu lạnh và van khí áp lực của Công ty là sản
phẩm duy nhất đầu tiên được chế tạo tại Việt Nam theo các đề tài: Đề tài cấp
Nhà Nước số: 27-49/HĐ-KHCN - chế tạo van khí áp lực.
Các sản phẩm này đã được đưa ra thị trường trong nước, thay thế một
phần hàng nhập ngoại từ năm 1995.
3.Các hoạt động chính của Công ty :
+ Sản xuất và kinh doanh các loại khí công nghiệp , khí y tế ( bao gồm
oxy , nitơ dạng lỏng , dạng khí , cacbonic, acctylen , argon , các loại khí hốn
hợp và các loại khí mà pháp luật ko nghiêm cấm ).
+ Chế tạo thiết bị áp lực : téc siêu lạnh , van chai oxy , cấu kiện thép ,
thùng tháp công nghiệp .
+Sửa chữa ,cải tạo và đóng mới các xe vận chuyển téc .
+ Môi giới , kinh doanh bất động sản .
+ Xây dựng các công trình dân dụng , công nghiệp , giao thông , thuỷ
lợi , cơ sở hạ tầng, công trình ngầm dưới đất , dưới nước .
+ Xây dựng kết cấu công trình.
+Kinh doanh dịch vụ vận tải và các hoạt động phụ trợ vận tải .
4.Nhiệm vụ của Công ty cổ phần Khí Công Nghiệp Việt Nam :
Công ty cổ phần khí công nghiệp Việt Nam có các nhiệm vụ sau :
- Xây dựng và triển khai tốt các phương án sản xuất kinh doanh và
dịch vụ.
- Quản lý, điều hành, khai thác tốt tiềm năng các nguồn lực như: lao
động, vốn, cơ sở hạ tầng kỹ thuật,...
Phan Thị Thu Hằng Lớp: Công nghiệp 46A
6
Chuyên đề tốt nghiệp
- Thực hiện đầy đủ các chính sách, quy định về quản lý và sử dụng vật
tư tài sản, đào tạo đội ngũ lao động, các chế độ về tiền lương, tiền thưởng, bảo
hiểm xã hội, đảm bảo an toàn bảo hộ lao động cho cán bộ công nhân viên, vệ
sinh môi trường cho công ty và các khu vực xung quanh.
- Chấp hành và thực hiện đầy đủ các quy định về hạch toán kế toán trong
doanh nghiệp, các nghĩa vụ đối với Nhà nước và cam kết trong hợp đồng.
5. Đặc điểm về công nghệ sản xuất :
Năm 1960 , công ty được thành lập mà tiền thân là Nhà máy dưỡng khí
Yên Viên , được trang bị một hệ thống thiết bị sản xuất có công suất 50m
3
Năm 1970 , thiết bị này bị bom phá huỷ
Năm 1971-1972 , nhà máy được trang bị 3 hệ thống máy 70M của Liên Xô cũ
Năm 1975, nhà máy được đầu tư hệ thống OG 125m
3
/h của CHDC Đức .
Năm 1990, nhà máy đã chủ động vay vốn mua thiết bị OG 250
3
/h lắp
đặt tại trụ sở mới tại Đức Giang
Năm 2000, công ty tiến hành đầu tư mở dộng sản xuất , lắp đặt 1 hệ thống
sản xuất oxy lỏng KKA 0,25 công suất 200m
3
/h do Liên Xô ( cũ ) chế tạo.
Năm 2003. công ty đầu tư lắp đặt một hệ thống sản xuất oxy , nitơ lỏng
LOX 500 của CHLB Đức và đưa vào sản xuất từ tháng 4/2004
Đầu năm 2005, công ty triển khai dự án đầu tư hệ thống sản xuất oxy,
nitơ lỏng KDON 1000Y của Trung Quốc với công nghệ tương đương với
CHLB Đức
Như vậy , trong những năm gần đây , công ty rất mạnh dạn trong việc
đổi mới công nghệ bằng cách đầu tư và đưa vào hoạt động các hệ thống sản
xuất tiên tiến .Cho đến nay công ty cổ phần khí công nghiệp Việt Nam có rất
nhiều hệ thống tách khí hiện đại, sản xuất các sản phẩm khí công nghiệp chất
lượng cao nhất ở Việt Nam : oxy 99,7% , nitơ 2ppm, argon 99,999% . Không
những sản xuất ra các loại khí công nghiệp ở dạng khí đóng chai , công ty còn
Phan Thị Thu Hằng Lớp: Công nghiệp 46A
7
Chuyên đề tốt nghiệp
cung cấp các loại khí ở dạng lỏng chứa trong các téc siêu lạnh và các loạt thiết
bị áp lực khác
Dưới đây là sơ đồ quy trình sản xuất khí và quy trình sản xuất các thiết bị áp
lực của Công ty cổ phần Khí Công Nghiệp Việt Nam :
Sơ đồ 1 : Quy trình sản xuất khí
Sơ đồ 2 : Quy trình sản xuất thiết bị áp lực :
Từ sơ đồ trên ta thấy , quy trình sản xuất các loại khí công nghiệp và
các thiết bị áp lực là hoàn toàn khác nhau ,chúng độc lập riêng biệt và chi phí
tiêu hao cũng khác nhau .Do đó công ty luôn tìm mọi cách cắt giảm chi phí
một cách hợp lý nhất để đảm bảo giảm chí phí thấp nhất trong điều kiện có
thể.
6.Đặc điểm về nguồn vốn của Công ty cổ phần khí công nghiệp
Việt Nam :
Để đáp ứng nhu cầu về vốn của công ty trong sản xuất kinh doanh ,
công ty đã tiến hành huy động nguồn vốn từ nhiều nguồn vốn khác nhau .
Sau khi tiến hành cổ phần hoá với 100% vốn của CBCNV công ty , số vốn
của công ty hiện nay là 25 tỷ VNĐ.Duới đây là bảng ‘’ Tình hình nguồn vốn của
Công ty cổ phần Khí Công Nghiệp Việt Nam qua các năm 2003-2007’’
Phan Thị Thu Hằng Lớp: Công nghiệp 46A
Đầu
vào
(khí)
Nén
Khí
Lọc
Khí
Phân
Ly
Khí
Nạp
thành
phẩm
Giãn
Khí
NVL Cắt
Cuốn
Thành
PhẩmKiểm
Tra
Hàn
Ghép
Sơn
8
Chuyên đề tốt nghiệp
Bảng 1.Tình hình cơ cấu vốn qua các năm : Từ năm 2003-2007
Đơn vị tính : Triệu VNĐ
Năm
Chỉ tiêu
2003 2004 2005 2006 2007
Tổng số vốn 21489 22680 23465 23890 24790
Vốn lưu động 9572 5580 6370 6480 6595
Vốn cố định 11917 17100 17095 17410 18195
( Nguồn : Phòng Hành Chính - Tổ Chức )
Rõ ràng nhận thấy :
- Công ty có một nguồn vốn khá lớn và tốc độ tăng trưởng trong những
năm gần đây khá cao.
- Vốn cố định chiếm tỉ trọng lớn do đặc trưng của một công ty sản xuất
công nghiệp.
- Tốc độ tăng trưởng cuả vốn cố định khá cao do công ty đã từng bước cải
tiến đổi mới công nghệ sản xuất .
- Nguồn vốn của công ty được huy động từ nhiều nguồn khác nhau : Vốn
vay , vốn từ công nhân viên chức .
7. Đặc điểm về lao động và tiền lương :
7.1.Về lao động :
Là một doanh nghiệp sản xuất công nghiệp có quy mô khá lớn nên
Công ty cổ phần khí công nghiệp Việt Nam có một lực lượng lao động dồi
dào. Trong những năm gần đây, để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh danh ,
công ty đã thực hiện từng bước tinh giảm biên chế đồng thời nâng cao chất
lượng lao động bằng cách đào tạo nâng cao và đào tạo lại chuyên môn cho
cán bộ công nhân viên chức toàn công ty .
Dưới đây là bảng ‘’ Cơ cấu lao động của Công ty cổ phần Khí Công Nghiệp
Việt Nam qua các năm 2003-2007 “:
Phan Thị Thu Hằng Lớp: Công nghiệp 46A
9
Chuyên đề tốt nghiệp
Năm
2003 2004 2005 2006 2007
Số
lượng
Tỉ lệ
(%)
Số
lượng
Tỉ lệ
(%)
Số
lượng
Tỉ
lệ
(%)
Số
lượng
Tỉ
lệ
(%)
Số
lượng
Tỉ lệ
(%)
1.Tổng số lao động
2.Theo giới tính
- Nam
- Nữ
3.Theo trình độ
-Đại học và trên đại học
- Trung cấp
197 100 217 100 230 100 250 100 290 100
124 62,9 131 60,4 141 61,3 161 64,4 201 69,3
73 37,1 86 39,6 89 38,7 89 35,6 89 30,7
45 22.8 45 20,7 47 20,4 48 19,2 50 17,2
12 6.1 10 4,7 13 5,6 14 5,6 14 4,8
140 71.1 162 74,6 170 74 188 75,2 226 78
25 12,7 28 12,9 30 13 32 12,8 34 11,7
172 87,3 189 87,1 200 87 218 87,2 256 88,3
Biểu 2 : Cơ cấu lao động của Công ty cổ phần khí công nghiệp Việt Nam
( Nguồn : Phòng Hành Chính -Tổ Chức )
Phan Thị Thu Hằng Lớp: Công nghiệp 46A
10
Chuyên đề tốt nghiệp
Ta thấy rằng :
Về tổng số lao động : Tổng số lao động của Công ty năm 2007 tăng 40
người so với năm 2006 và tăng 20 người vào năm 2006 so với năm 2005.,
tăng 13 người năm 2005 so với 2004, tăng 120 người năm2004 so với năm
2003.Nguyên nhân của sự thay đổi này có thể được đánh giá dựa vào sự biến
động của lao động về mặt cơ cấu như sau:
+ Cơ cấu lao động theo giới qua các năm :
Lao động nam tăng từ n ăm2007 so với 2006 là 40 người , năm 2006 so
với 2005 là 20 nguời , năm 2005 so với năm 2004 là 10 người , và năm 2004
so với năm 2003 là 7 người.
Lao động nữ từ năm 2007 so với năm 2006 không tăng , năm 2006
vẫn giữ nguyên so với năm 2005 , n ăm 2005 tăng 3 người so với năm 2004 ,
năm 2004 tăng 7 người so với năm 2003
Do đặc thù của ngành sản xuất khí công nghiệp là lao động cần có
sức khoẻ nên số lao động nam trong công ty chiếm tỷ trọng lớn và là lực
lượng chủ yếu .Tốc độ tăng trưởng của lao động nam luôn cao hơn tốc độ
tăng trưởng của lao động nữ
+ Cơ cấu lao động theo trình độ học vấn :
Tốt nghiệp đại học và trên đại học chỉ tăng từ năm 2007 so với năm
2006 là 2 người
Tốt nghiệp trung cấp trong các năm gần đây hầu như ko tăng , năm
2005 tăng 3 người so với năm 2004
Tốt nghiệp THPT năm 2007 tăng 38 người so với năm 2006 , năm 2006
so với năm 2005 là 18 người , năm 2005 so với năm 2004 là 8 người , năm
2004 so với năm 2003 là 22 người
Lao động chủ yếu trong Công ty ở các trình độ : kỹ sư kỹ thuật , kỹ
sư kinh tế , kế toán tốt nghiệp các trường ĐH : Bách Khoa , kinh tế ….., còn
Phan Thị Thu Hằng Lớp: Công nghiệp 46A
11
Chuyên đề tốt nghiệp
lại chủ yếu là công nhân kỹ thuật . Lượng lao động tốt nghiệp bậc ĐH và từ
ĐH trở lên đang ngày càng tăng .
+ Hình thức làm việc :
Lao động gián tiếp tăng ít trong các năm , lao động gián tiếp , năm
2007 so với năm 2006 tăng 38 người , năm 2006 so với năm 2005 là 18 người
, năm 2005 so với năm 2004 là 11 người , năm 2004 so với năm 2003 là 14
nguời .
Tỷ trọng lao động trực tiếp cao hơn so với lao động gián tiếp là 1
điều hoàn toàn dễ hiểu . Bởi do đặc thù công ty là sản xuất công nghiệp. Lao
động gián tiếp vẫn tăng trong các năm tuy nhiên tỷ trọng trong lực lượng lao
động lại giảm dần . Đây là 1 tín hiệu đáng mừng , vì công ty đang thực hiện
các biện pháp tinh giảm biên chế , hạn chế bớt số lao động dư thừa .
7.2.Về tiền lương :
Về tiền lương , công ty đã áp dụng nhiều hình thức trả lương hợp lý
,phản ánh đúng giá trị sức lao động của cán bộ công nhân viên chức từ đó
khuyến khích ngừoi lao động làm việc , nâng cao hiệu quả kinh doanh . Hiện
nay , ở Công ty cổ phần khí công nghiệp Việt Nam , áp dụng các hình thức trả
lương :
+ Trả lương theo sản phẩm
+ Trả lương theo thời gian
+ Trả lương theo công việc hoàn thành , % doanh thu bán hang , khối
lượng sản phẩm
Hiện nay mức thu nhập bình quân đầu người ở công ty cổ phần khí đã
dần đựoc cải thiện qua các năm .Tình hình đó được thể hiện qua bảng 3:
Phan Thị Thu Hằng Lớp: Công nghiệp 46A
12
Chuyên đề tốt nghiệp
Bảng 3. Bảng quỹ tiền lương Công ty cổ phần Khí Công Nghiệp Việt Nam
(Đơn vị tính : đồng )
Năm
Chỉ tiêu
2003 2004 2005 2006 2007
Tổng quỹ
tiền lương
(/tháng)
177.300.00
0
368.900.000
0
414.000.00
0
475.000.00
0
580.000.0000
Thu nhập
bình quân
(đồng/ng)
900.000 1.700.000 1.800.000 1.900.000 2.000.000
Ta thấy rằng , mức thu nhập bình quân đầu người / tháng của Công ty
cổ phần Khí Công Nghiệp Việt Nam tăng dần do nhiều lí do cũng có thể kể
đến là do hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đạt hiệu quả ngày càng
cao và các chính sách tiền lương của công ty cũng tốt .
8. Đặc điểm về sản phẩm , thị trường tiêu thụ :
* Là một công ty chuyên sản xuất và kinh doanh các sản phẩm khí công
nghiệp , khí y tế và các dịch vụ lien quan . Sản phẩm của công ty cao cấp bao
gồm : oxi , nitơ dạng khí và lỏng , CO2, C2H2,….và các loại khí hỗn hợp khí
hiếm .. được ứng dụng nhiêù trong các nghành :
+ Công nghệ hàn oxy – acetylene
+Công nghệ luyện tim
+Công nghệ xây dựng
+ Công nghệ hoá chất
+ Công nghệ thực phẩm
+Bảo vệ môi trường
+ Công nghê đo lường
+Y tế
Phan Thị Thu Hằng Lớp: Công nghiệp 46A
13
Chuyên đề tốt nghiệp
* Mô hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty cổ phần khí công nghiệp Việt Nam
Nhằm cung cấp sản phẩm khí công nghiệp một cách nhanh chóng , hiệu
quả và an toàn nhất cho khách hàng , công ty cổ phần Khí Công Nghiệp Việt
Nam nghiên cứu , cân nhắc mọi thông số của khách hàng như khoảng cách từ
nhà máy đến nới khách hàng sử dụng , loại khí và áp suất sử dụng , điều kiện
giao thông , khả năng sử dụng ….để đưa ra phương án cung cấp có lợi nhất
cho ngưòi sử dụng. Có phương pháp cung cấp khi công nghiệp sau đây xếp
theo thứ tự tăng dần về số lượng sử dụng :
- Cấp khí bằng chai.
- Cấp lỏng hoá khí.
- Cấp tại chỗ .
- Cấp bằng đường ống .
Mô hình cung cấp sản phẩm khí công nghiệp Việt Nam :
*Thị trường và khách hàng
- Thị trường trong nước : Thành lập từ năm 1960 , đến nay công ty có
3 cơ sở sản xuất tại Hà Nội và Nam Định .Là một công ty hoạt động trong
Phan Thị Thu Hằng Lớp: Công nghiệp 46A
Khách Hàng
Khách Hàng
Khách Hàng
Trạm Nạp
N.m phân ly
không khí
Trạm nạp
ThanhGas
Công ty CP khí công
nghiệp Việt Nam
14
Chuyên đề tốt nghiệp
lĩnh vực khí công nghiệp lớn nhất tại miền Bắc .Công ty có hơn 400 khách
hàng thường xuyên chủ yếu tại các tỉnh , thành phố phía Bắc Việt Nam.
Bên cạnh đó , Công ty đang từng bước mở rộng thị phần của mình ở
miền Nam và miền Trung thông qua các hệ thống đại lý và cửa hàng giới
thiệu sản phẩm .
9. Đặc điểm về uy tín thị trường:
Uy tín là một tài sản vô cùng quý báu của bất kỳ doanh nghiệp nào .
Một doanh nghiệp có uy tín trên thị trường thì mọi sản phẩm của doanh
nghiệp đều dễ dàng được khách hàng chấp nhận . Bất kỳ sự nỗ lực nào của
doanh nghiệp để nâng cao chất lượng sản phẩm đều nhằm mục đích được
khách hàng chấp nhận và nâng cao uy tín của công ty mình. Sản phẩm của
Công ty cổ phần Khí Công Nghiệp Việt Nam luôn được đánh giá cao về chất
lượng và giá cả. Công ty đã nhiều năm đoạt các giải thưởng và huân chương
do nhà nước ban tặng. Đây là một tài sản vô giá , một thế mạnh của công ty
trong việc mở rộng và tiêu thụ sản phẩm.
10. Đặc điểm về môi trường kinh doanh :
Trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay , tình hình cạnh tranh diễn
ra là vô cùng gay gắt .Hiện tại công ty có khoảng hơn 10 đối thủ cạnh tranh .
Mạnh nhất phải kể đến Công ty hoá chất Phú Thọ , Nghệ An .. .và các công ty
có vốn đầu tư nước ngoài . Một vấn đề khác đặt ra là ngay cả những công ty
mà trước kia là khách hàng của công ty giờ đây cũng tự sản xuất khí công
nghiệp phục vụ cho quá trình sản xuất của mình như: Nhà máy đóng tàu Bạch
Đằng , trước kia là khách hàng quen thuộc của công ty , chuyên tiêu thụ các
loại khí phục vụ cho ngành công nghiệp đóng tầu . Tuy nhiên trong những
năm gần đây , nhà máy này đã tự đầu tư trang thiết bị , sản xuất các loại khí
phục vụ cho quá trình sản xuất của mình .
Phan Thị Thu Hằng Lớp: Công nghiệp 46A
15
Chuyên đề tốt nghiệp
Dưới đây là bảng đánh giá sức hấp dẫn của ngành sản xuất khí công
nghiệp và ngành thiết bị áp lực , để thấy rõ đặc điểm về môi trường kinh
doanh của Công ty cổ phần Khí Công Nghiệp Việt Nam :
Bảng 4.Bảng đánh giá sức hấp dẫn của ngành :
Lĩnh vực Khí công nghiêp Thiết bị áp lực
Quy mô thị trường
Tỉ lệ tăng trưởng thị trường
Lợi nhuận biên
Cường độ cạnh tranh
Lợi thế sản xuất
Tổng hợp
Cao
Trung bình
Thấp
Cao
Trung bình
Trung bình
Cao
Cao
Trung bình
Cao
Trung bình
Cao
Rõ ràng với sức hấp dẫn của ngành khí công nghiệp ở mức độ trung
bình và thiết bị áp lực ở mức cao ,cộng thêm cường độ cạnh tranh ở mức cao
khiến cho môi trường kinh doanh của công ty càng trở nên gay gắt . Điều đó
buộc công ty phải có những cải tiến , chính sách hợp lý để chiếm lĩnh thị
trường tiêu thụ sản phẩm .
II.Đánh giá tổng quát tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần
khí công nghiệp Việt Nam :
1.Đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ
phần khí công nghiệp Việt Nam trong giai đoạn 2003-2007:
Phan Thị Thu Hằng Lớp: Công nghiệp 46A
16
Chuyên đề tốt nghiệp
Bảng 5.Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty Cổ phần Khí Công Nghiệp Việt Nam giai đoạn 2003-2007
Năm
Chỉ tiêu
2003 2004 2005 2006 2007
Giá trị tổng sản lượng( đồng) 4.388.462.996 25.601.928.991 26.902.319.625 32.526.742.593 48.484.961.173
Doanh thu thuần (đồng) 5.791.092.845 34.260.714.971 40.271.306.423 47.886.363.358 70.666.261.469
Nộp ngân sách (đồng) 245.600.000 1.185.118.000 1.249.000.000 1.650.000.000 3.100.000.000
Lợi nhuận sau thuế (đồng) 225.963.798 3.163.620.824 1.856.671.574 2.384.755.183 5.103.192.795
Tỷ suất lợi nhuận /doanh thu (%) 3,9 8,76 4,6 4,98 7,22
Tỷ suất lợi nhuận /vốn CSH ( %) 0,98 13,1 7,43 9,53 20,1
( Nguồn : Phòng Hành Chính- Tổ Chức )
Phan Thị Thu Hằng Lớp: Công nghiệp 46A
17
Chuyên đề tốt nghiệp
Bảng 6. Bảng phân tích kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần Khí Công Nghiệp Việt Nam giai đoạn 2003-2007
Tương quan
So sánh
2004/2003 2005/2004 2006/2005 2007/2006
CL
Tỉ lệ
(%)
CL
Tỉ lệ
(%)
CL
Tỉ lệ
(%)
CL
Tỉ lệ
(%)
Giá trị tổng sản lượng 21.213.466.000 483% 1.300.390.634 5,07% 5.624.422.968 21% 15.958.218.580 49,06%
Doanh thu thuần 28.469.622.130 491% 6.010.591.453 17,5% 7.616.056.935 18,9% 22.779.898.110 47,6%
Nộp ngân sách 939.518.000 382,5% 63.882.000 5,4% 401.000.000 32,1% 2.718.437.612 113,9%
Lợi nhuận sau thuế 2.937.657.035 1300% -1.306.949.250 -41,3% 528.083.609 28,4% 2.718.437.612 113,9%
Phan Thị Thu Hằng Lớp: Công nghiệp 46A
18
Chuyên đề tốt nghiệp
Qua bảng ‘’Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ
phần Khí Công Nghiệp Việt Nam ‘’, ta có thể đánh giá hiệu quả sản xuất của
công ty qua các mặt sau : Giá trị tổng sản lượng , doanh thu , nộp ngân sách ,
tỷ suất lợi nhuận /doanh thu , tỉ suất lợi nhuận / vốn chủ sở hữu
1.1.Giá trị tổng sản lượng :
-Năm 2004 so với năm 2003 :Giá trị tổng sản lượng tăng
21.213.466.000 đ tương ứng với tăng 483%
-Năm 2005 so với năm 2004 : Giá trị tổng sản lượng tăng 1.300.390.634
đ tương ứng với tăng 5,07%
-Năm 2006 so với năm 2005 : Giá trị tổng sản lượng tăng
5.624.422.968 đ tương ứng với tăng 21%
-Năm 2007 so với năm 2006 : Giá trị tổng sản lượng tăng
15.958.218.580 đ tương ứng với tăng 49,06%
Ta thấy rằng từ năm 2004 giá trị tổng sản lượng của công ty tăng
vọt , sở dĩ vậy vì sau khi tiến hành cổ phần hoá , công ty đã đi vào đầu tư hệ
thống thiết bị mới , mở rộng quy mô sản xuất .Bằng việc thay toàn bộ trang
thiết bị đã cũ , xuống cấp và lỗi thời bằng các thiết bị tiến tiến hiện đại nhập
khẩu từ CHLB Đức và Trung Quốc , giá trị tổng sản lượng của công ty năm
2004 đã tăng vọt gấp 4 lần so với năm 2003
Giá trị sản lượng từ năm 2005 -2007 cũng theo xu hứớng ngày càng
tăng ,tỷ lệ tăng năm nay cao hơn so với năm trước . Sở dĩ có điều này vì từ
năm 2005 đến nơi , công ty đã ko ngừngmở rộng sản xuất , liên tục đầu tư
trang thiết bị , xây dựng them 2 nhà máy mới ở Hà Nội và Nam Định.
Thông qua tốc độ tăng giá trị tổng sản lượng đã khẳng định , năng lực
sản xuất của công ty đang ngày càng được củng cố và lớn mạnh
Phan Thị Thu Hằng Lớp: Công nghiệp 46A
19
Chuyên đề tốt nghiệp
1.2.Doanh thu thuần :
- Năm 2004 so với năm 2003 : Doanh thu thuần tăng 28.469.622.130đ
tương ứng tăng 491%
- Năm 2005 so với năm 2004 : Doanh thu thuần tăng 6.010.591.453 đ
tương ứng tăng 17,5%
- Năm 2006 so với năm 2005 : Doanh thu thuần tăng 7.616.056.935 đ
tương ứng với 18,9 %
- Năm 2007 so với năm 2006 : Doanh thu thuần tăng 22.779.898.110
tương ứng với 47,6%
Giá trị sản lượng tăng kéo theo doanh thu từ năm 2004 tăng mạnh
.Sở dĩ có điều này vì công ty chú trọng vào việc đầu tư thiết bị công nghệ ,
mở rộng thị trường …Doanh thu ngày càng tăng chứng tỏ công ty đã và đang
được thị trường chấp nhận và uy tín của công ty ngày 1 nâng cao .
1.3. Các khoản nộp ngân sách nhà nước :
- Năm 2004 so với năm 2003 : Nộp ngân sách tăng 939.518.000 đ
tương ứng tăng 382,5%
- Năm 2005 so với năm 2004: Nộp ngân sách tăng 63.882.000đ tương
ứng tăng 5,4%
- Năm 2006 so với năm 2005 : Nộp ngân sách tăng 401.000.000 tương
ứng tăng 32.1%
- Năm 2007 so với năm 2006 : Nộp ngân sách tăng 2.718.437.612 đ
tương ứng tăng 113,9%
Tình hình nộp ngân sách phản ánh nghĩa vụ thực hiện của công ty
với nhà nước .Các năm qua công ty đều hoàn thành và nộp đúng kế hoạch
nghĩa vụ đóng thuế với nhà nước
Phan Thị Thu Hằng Lớp: Công nghiệp 46A
20
Chuyên đề tốt nghiệp
1.4.Lợi nhuận sau thuế :
- Năm 2004 so với năm 2003: Lợi nhuận sau thuế tăng 2.937.657.035 đ
tương ứng tăng 1300%
- Năm 2005 so với năm 2004: Lợi nhuận sau thuế giảm 1.306.949.250 đ
tương ứng giảm 41,3%
- Năm 2006 so với năm2005 : Lợi nhuận sau thuế tăng 528.083.609 đ
tương ứng tăng 28,4%
- Năm 2007 so với năm 2006 : Lợi nhuận sau thuế tăng 2.718.437.612
tương ứng tăng 113.9%
Lợi nhuận sau thuế của công ty trong giai đoạn 2004-2007 tăng
giảm ko đều : Năm 2004 tăng vọt so với năm 2003 , trong khi đến năm 2005
lại giảm đến 41,3% so với năm 2004. Tuy nhiên trong 2 năm trở lại đây , lợi
nhuận sau thuế tiếp tục tăng và ổn định hơn. Điều đó chứng tỏ sự phát triển
của công ty trong thời gian vừa qua.
I.5. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế / doanh thu :
- Năm 2004 so với năm 2003 : Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu tăng
từ3,9% đến 8,76%
- Năm 2005 so với năm 2004 : Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu giảm
tỳư 8,76% xuống còn 4,6%
- Năm 2006 so với năm 2005 : Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu tăng
4,6% đến 4,98%
- Năm 2007 so với năm 2006 : Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu tăng
4,98% đến 7,22%
Tỷ suất lợi nhuận năm 2003 thấp chứng tỏ hiệu quả sản xuất
trong năm này ko cao . Đến năm2004 hiệu quả sản xuất kinh doanh tăng , đến
năm 2005 , tỉ suất lợi nhuận sau thuế / doanh thu lại giảm . Tuy nhiên 2 năm
Phan Thị Thu Hằng Lớp: Công nghiệp 46A
21
Chuyên đề tốt nghiệp
trở lại đây tỉ suất này tăng . Chứng tỏ hiệu qủa sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp đang dần ổn định
1.6 .Tỷ suất lợi nhuận sau thuế / vốn chủ sở hữu
- Năm 2004 so với năm2003 : tỷ suất lợi nhuận / Vốn CSH tăng từ 0,98
% đến 13.1 %
- Năm2005 so với năm2004 : tỷ suất lợi nhuận / Vốn CSH giảm từ
13,1% xuống 7,43%
- Năm 2006 so với năm 2005: tỷ suất lợi nhuậ / vốn CSH tăng tử 7.43%
đến 9,53%
- Năm 2007 so với năm2006: tỷ suất lợi nhuận / vốn CSH tăng từ 9,53%
đến 20,1 %
Tỷ suất lợi nhuận trong các năm qua có nhiều biến động , vào năm
2003 nó hạ xuống mức thấp nhất 0,98% , công ty phát triển ko mang lại hiệu
quả , đến 2004 , do công ty thực hiện nhiều biện pháp về cải tiến kỹ thuật
,phương thức bán hàng , …..lên tỷ suất lợi nhuận sau thuế / vốn CSH đã tăng
và ổn định hơn . Điều này chứng tỏ doanh nghiệp đã sử dụng nguồn vốn 1
cách có hiệu quả,hiệu quả sản xuất kinh doanh cao . Công ty đang từng bước
phát triển vững mạnh
• Đánh giá chung về tình hình sản xuất kinh doanh của công ty
giai đoạn 2003-2007 :
Chuyển sang cổ phần hóa, công ty đã chuyển sang một giai đoạn phát
triển hoàn toàn khác với sự ra đời của cổ phần phát hành có các đối tượng
trong công ty. Khi đó công nhân viên chức là chủ thực sự của công ty và
quyết định sự phát triển của công ty, đó là tác động lớn đến việc tăng năng
suất lao động, tăng hiệu quả kinh tế rõ rệt. Đồng thời các trang thiết bị máy
móc cũng được cải tiến cho phù hợp hơn với tình hình sản xuất trên địa bàn
mà công ty phục vụ và ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của công ty.
Phan Thị Thu Hằng Lớp: Công nghiệp 46A
22
Chuyên đề tốt nghiệp
Mặt khác cổ phần hóa cũng phát huy được hết năng lực nội bộ trong công ty,
phát huy được nguồn vốn để có thể đầu tư về kinh phí mua sắm các thiết bị
máy móc cần thiết để phục vụ s ản xu ất (đ ầu t ư d ây truy ền thi ết b ị m ới ).
Từ đó ta thấy rằng sự tác động lớn của việc cồ phần hóa đến tính hiệu quả
kinh tế của công ty là rất lớn và hiệu quả kinh tế là phải tăng cao rõ rệt.
Cũng chính vì sự cổ phần hóa mà số lao động đã bị cắt bớt để tạo sự
phát triển thực sự về mọi mặt, tăng thu nhập cho người lao động, nhưng đã
tạo ra sự thất nghiệp cho đông đảo người lao động trước đó vẫn làm cho công
ty ( do cắt bớt số lao động không có nhu cầu sử dụng tại công ty sau khi cổ
phần hóa ) và có thể tạo ra sự mất ổn định trong xã hội. Tuy nhiên, sau khi cổ
phần hóa công ty sẽ mở rộng thị trường sản xuất kinh doanh rộng khắp trên
toàn tỉnh, tăng thêm việc làm cho số lao động ít việc và tạo điều kiện thu hút
lao động sau khi đã cắt giảm số lượng lao động dư thừa khi đó giảm bớt số
người lao động thất nghiệp và tạo lại sự ổn định trong xã hội. Điều này có thể
dẫn đến tăng hiệu quả kinh tế rất lớn, thu hút được lực lượng lao động có đủ
trình độ về văn hóa hay chuyên môn.
Công ty cổ phần khí công nghiệp Việt Nam bắt đầu hoạt động theo
mô hình cổ phần hoá từ năm 1999 .Trong 4 năm từ 1999-2003 , hiệu quả sản
xuất của công ty đã đạt được những thành tựu không nhỏ so với thời kỳ trước
đó . Từ năm 2003 trở đi , công ty đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ , mở rộng
quy mô sản xuất khiến cho giá trị tổng sản lượng , doanh thu tăng vọt . Điều
đó chứng tỏ công ty hoạt động ngày càng có hiệu quả
Năm 2003 là năm mà hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
không cao : nó thể hiện qua sự tụt giảm về giá trị tổng sản lượng , doanh thu ,
lợi nhuận , tỷ suất lợi nhuận sau thuế / doanh thu , tỷ suất lợi nhuận sau thuế /
vốn CSH .
Phan Thị Thu Hằng Lớp: Công nghiệp 46A
23
Chuyên đề tốt nghiệp
Năm 2004 trở đi , các chỉ số này lại tăng lên và đang trở lên dần ổn
định . Điều này chứng tỏ công ty đã có những nỗ lực rất lớn trong thời gian
đầu của cổ phần hoá và đổi mới công nghệ . Và nó cũng chứng tỏ rằng , quyết
định cổ phần hoá của công ty cũng là đi đúng hướng ,giúp nâng cao hiệu quả
sản xuất kinh doanh của công ty , khẳng định chỗ đứng và uy tín của công ty
trên thị trường , nâng cao sức cạnh tranh của công ty , đồng thời củng cổ niềm
tin của cán bộ công nhân viên đối với công ty
III. Đánh giá các mặt hoạt động quản trị của Công ty cổ phần khí công
nghiệp Việt Nam :
1. Cơ câú tổ chức của Công ty cổ phần Khí Công Nghiệp Việt Nam :
1.1 .Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty :
Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty cổ phần Khí Công Nghiệp Việt Nam
Phan Thị Thu Hằng Lớp: Công nghiệp 46A
Tổng giám đốc
Phó tổng giám đốc QMR
(Điều độ sản xuất)
Phó tổng giám đốc
Phòng kế
toán tài
chính
Phòng
quản trị
bảo vệ
đời sống
Phòng
hành
chính tổ
chức
Phòng
kinh
doanh
Phòng kỹ
thuật vật
tư
Phòng
KCS An
toàn
Xưởng
khí công
nghiệp
Xưởng cơ
điện
Trạm C02
Phòng
bán hàng
Nhà máy
thiết bị áp
lực
24
Chuyên đề tốt nghiệp
1.2. Chức năng nhiệm vụ các phòng ban :
1.2.1.Ban lãnh đạo công ty :
a.Tổng Giám Đốc :
* Trách nhiệm công việc :
- Là người quản lý điều hành và chịu trách nhiệm toàn bộ hoạt động
sản xuất kinh doanh của Công ty trước hội đồng quản trị và pháp luật
-Trực tiếp phụ trách các phòng và bộ phận sau :
+ Phòng hành chính tổ chức
+ Phòng quản trị bảo vệ đời sống
+ Phòng tài chính - kế toán
+ Phòng kinh doanh
+ Phòng bán hàng
+ Phòng kỹ thuật - vật tư
+ Phòng KCS – an toàn
+ Xưởng khí công nghiệp
+ Xưởng cơ điện
+ Nhà máy thiết bị áp lực
+ Trạm C02
* Quyền hạn :
- Bổ nhiệm ,miễn nhiệm các chức danh quản lý trong công ty , trừ các
chức danh do hội đồng quản trị bổ nhiệm và bãi miễn
- Thay mặt công ty tuyển dụng lao động , ký kết hợp đồng lao động ,
thoả ước lao động tập thể , quyết định mức lương , thưởng ,phụ cấp ; xử lý kỷ
luật đối với người lao động theo quy định của pháp luật về lao động và quy
chế nội bộ của công ty
- Quyết định tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động hàng ngày của
công ty
Phan Thị Thu Hằng Lớp: Công nghiệp 46A
25