Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

Khái niệm đặc điểm hoạt động bán hàng có kèm hàng khuyến mại (1)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (103.16 KB, 7 trang )

Khái Niệm Đặc Điểm Hoạt Động Bán Hàng Có Kèm Hàng Khuyến Mại
I. Khái niệm, Đặc Điểm hoạt động bán hàng có kèm hàng khuyến mại.
1. Khái niệm
Khuyến mại là hành vi khuyến khích việc bán hàng, hành vi của thương nhân
(thương nhân bao gồm “tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt
động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh”)
nhằm tạo ra những điều kiện thuận lợi để phát triển việc mua bán hàng hóa và cung
ứng dịch vụ.
Vậy hoạt động bán hàng có kèm hàng khuyến mại là hoạt động xúc tiến thương
mại của thương nhân nhằm xúc tiến việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ
bằng cách dành cho khách hàng những lợi ích nhất định”.
Ví dụ: Bán bột giặt quần áo có khuyến mãi tặng kèm nước xả vải.
2.Đặc điểm
Chủ thể thực hiện hành vi khuyến mại:
Chủ thể thực hiện hành vi khuyến mại là thương nhân. Theo khoản 1 Điều 6 Luật
Thương mại, thương nhân bao gồm “tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá
nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh
doanh”.

Phân loại:
Để tạo nhiều cơ hội thương mại, pháp luật cho phép thương nhân có thể tự mình tổ
chức thực hiện việc khuyến mại(không cần phải đăng kí để được phép thực hiện
khuyến mại) hoặc sử dụng dịch vụ khuyến mại do thương nhân khác cung cấp trên
cơ sở hợp đồng dịch vụ khuyến mại(cần phải có đăng kí kinh doanh dịch vụ này).
.
Mục đích của khuyến mại


Giống như các hoạt động xúc tiến thương mại khác, mục đích của bán hàng có kèm
hàng khuyến mại là xúc tiến bán hàng và cung ứng dịch vụ. để thực hiện mục đích
này, mục tiêu bao trùm mà khuyến mại hướng tới là tác động tới khách hàng, lôi


kéo hành vi của khách hàng để họ mua sản phẩm, sử dụng dịch vụ, giới thiệu một
sản phẩm mới hay kích thích trung gian phân phối chú ý hơn nữa đến hàng hoá của
doanh nghiệp, tăng lượng hàng đặt mua, qua đó tăng thị phần của doanh nghiệp
trên thị trường hàng hoá, dịch vụ.

Cách thức hoạt động khuyến mại:
Cách thức thực hiện xúc tiến thương mại của khuyến mại là dành cho khách hàng
những lợi ích nhất định. Dấu hiệu dành cho khách hàng những lợi ích nhất định để
tác động tới thái độ và hành vi mua bán của họ là đặc trưng để phân biệt khuyến
mại với các hình thức xúc tiến thương mại khác như quảng cáo, trưng bày giới
thiệu hàng hoá, dịch vụ...

Đối tượng khách hàng được khuyến mại:
Đối tượng khách hàng được khuyến mại không chỉ là người tiêu dùng mà còn có
thể là các trung gian phân phối.

Loại lợi ích dành cho khách hàng:
Lợi ích mà thương nhân dành cho khách hàng rất đa dạng, có thể là lợi ích vật chất
(tiền, hàng hoá) hoặc phi vật chất (cung ứng dịch vụ miễn phí...) tuỳ thuộc vào
nhiều yếu tố như mục tiêu của đợt khuyến mại, trạng thái cạnh tranh hay kinh phí
dành cho khuyến mại...
VẬY bản chất của khuyến mại là hoạt động của thương nhân thông qua việc dành
cho khách hàng những lợi ích nhất định với những công cụ đa dạng như quà tặng,
hàng mẫu, giảm giá... nhằm mục tiêu kích thích, lôi kéo hành vi quyết định mua
hàng, sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp, đích cuối cùng là tăng thị phần của doanh
nghiệp trong thị trường hàng hoá, dịch vụ.


3. Nguyên tắc
Nguyên tắc thực hiện khuyến mại:

1. Chương trình khuyến mại phải được thực hiện hợp pháp, trung thực, công khai,
minh bạch và không được xâm hại đến lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng, của
các thương nhân, tổ chức hoặc cá nhân khác.
2. Không được phân biệt đối xử giữa các khách hàng tham gia chương trình
khuyến mại trong cùng một chương trình khuyến mại.
3. Thương nhân thực hiện chương trình khuyến mại phải bảo đảm những điều kiện
thuận lợi cho khách hàng trúng thưởng nhận giải thưởng và có nghĩa vụ giải quyết
rõ ràng, nhanh chóng các khiếu nại liên quan đến chương trình khuyến mại (nếu
có).
4. Thương nhân thực hiện khuyến mại có trách nhiệm bảo đảm về chất lượng hàng
hóa, dịch vụ được khuyến mại và hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại.
5. Không được lợi dụng lòng tin và sự thiếu hiểu biết, thiếu kinh nghiệm của khách
hàng để thực hiện khuyến mại nhằm phục vụ cho mục đích riêng của bất kỳ thương
nhân, tổ chức hoặc cá nhân nào.
6. Việc thực hiện khuyến mại không được tạo ra sự so sánh trực tiếp hàng hóa,
dịch vụ của mình với hàng hóa, dịch vụ của thương nhân, tổ chức hoặc cá nhân
khác nhằm mục đích cạnh tranh không lành mạnh.
7. Không được dùng thuốc chữa bệnh cho người (kể cả các loại thuốc đã được
phép lưu thông) để khuyến mại.

II. Ghi nhận doanh thu bán hàng có kèm hàng khuyến mại
Thông tư 200 tại Điều 78 quy định về nguyên tắc kế toán các khoản doanh thu như
sau:
– Doanh thu phải được ghi nhận phù hợp với bản chất hơn là hình thức hoặc tên
gọi của giao dịch và phải được phân bổ theo nghĩa vụ cung ứng hàng hóa, dịch vụ.


+ Ví dụ khách hàng chỉ được nhận hàng khuyến mại khi mua sản phẩm hàng hóa
của đơn vị (như mua 2 sản phẩm được tặng thêm một sản phẩm) thì bản chất giao
dịch là giảm giá hàng bán, sản phẩm tặng miễn phí cho khách hàng về hình thức

được gọi là khuyến mại nhưng về bản chất là bán vì khách hàng sẽ không được
hưởng nếu không mua sản phẩm. Trường hợp này giá trị sản phẩm tặng cho khách
hàng được phản ánh vào giá vốn và doanh thu tương ứng với giá trị hợp lý của sản
phẩm đó phải được ghi nhận.
+ Ví dụ: Trường hợp bán sản phẩm, hàng hóa kèm theo sản phẩm, hàng hóa, thiết
bị thay thế (phòng ngừa trong những trường hợp sản phẩm, hàng hóa bị hỏng hóc)
thì phải phân bổ doanh thu cho sản phẩm, hàng hóa được bán và sản phẩm hàng
hóa, thiết bị giao cho khách hàng để thay thế phòng ngừa hỏng hóc. Giá trị của sản
phảm, hàng hóa, thiết bị thay thế được ghi nhận vào giá vốn hàng bán.
Do đó khi bán hàng khuyến mại, doanh nghiệp có đăng ký chương trình khuyến
mại với sở công thương thì việc ghi nhận doanh thu của hàng hóa đó phải theo
đúng bản chất của nghiệp vụ.
Nếu doanh nghiệp xuất sản phẩm để khuyến mại, quảng cáo nhưng khách hàng chỉ
được nhận hàng khuyến mại, quảng cáo kèm theo các điều kiện khác như phải mua
sản phẩm thì kế toán phải phân bổ số tiền thu được để tính doanh thu cho cả hàng
khuyến mại, giá trị hàng khuyến mại được tính vào giá vốn hàng bán trường hợp
này bản chất giao dịch là giảm giá hàng bán.
– Khi xuất hàng khuyến mại, kế toán ghi nhận giá trị hàng khuyến mại vào giá vốn
hàng bán:
Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán (giá thành sản xuất)
Có TK 155, 156, 152 – Thành phẩm.
– Ghi nhận doanh thu của hàng khuyến mại trên cơ sở phân bổ số tiền thu được
cho cả sản phẩm được bán và sản phẩm khuyến mại, quảng cáo:
Nợ các TK 111, 112, 131…
Có TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (33311)


TH1: Doanh nghiệp bán hàng khuyến mại với điều kiện mua nhiều sản phẩm
được tặng thêm 1 sản phẩm cùng loại.

Ví dụ: Doanh nghiệp có chương trình khuyến mại khách hàng mua 3 chai nước
mắm thì được tặng thêm 1 chai nước mắm, giá bán của một chai nước mắm chưa
thuế GTGT 10% là 20.000 đồng, giá gốc là 12.000 đồng.
– Hạch toán đối với doanh nghiệp bán hàng.
+ Khi xuất hàng để khuyến mại.
Nợ TK 632: 48.000
Có TK 156: 48.000
+ Ghi nhận doanh thu hàng khuyến mại.
Nợ TK 111, 112, 131: 66.000
Có TK 511: 60.000
Có TK 3331: 6.000
– Hạch toán đối với doanh nghiệp mua hàng
Nợ TK 156: 60.000 ( chi tiết cho 4 sản phẩm)
Nợ TK 133: 6.000
Có TK 331: 66.000
TH2: Doanh nghiệp bán hàng khuyến mại kèm theo điều kiện mua sản phẩm
tặng kèm 1 sản phẩm khác.
Doanh nghiệp bán ô tô với giá 1 tỷ đồng chưa bao gồm thuế GTGT 10%, doanh
nghiệp tặng cho khách hàng 1 chiếc lốp xe nếu khách hàng mua ô tô. Giá của chiếc
lốp xe trên thị trường là 30 triệu đồng. Giá vốn của ô tô là 700 triệu, giá vốn của
lốp xe khi doanh nghiệp mua là 30 triệu đồng.
– Hạch toán đối với doanh nghiệp bán hàng
+ Khi xuất hàng để khuyến mại.


Nợ TK 632: 730.000.000
Có TK 156: 730.000.000
156- ô tô: 700.000.000
156- lốp xe: 30.000.000
+ Ghi nhận doanh thu hàng khuyến mại.

Nợ TK 131: 1.100.000.000
Có TK 511: 1.000.000.000
511- ô tô: 970.000.000
511- Lốp xe: 30.000.000
Có TK 3331: 100.000.000
– Hạch toán đối với doanh nghiệp mua hàng
Nợ TK 211: 970.000.000
Nợ TK 1534: 30.000.000
Nợ TK 133: 100.000.000
Có TK 331: 1.100.000.000
Lưu ý: Nếu doanh nghiệp là đại lý phân phối của nhà cung cấp và thực hiện
chương trình khuyến mại theo chương trình của nhà cung cấp thì:
– Khi nhận hàng của nhà sản xuất dùng để khuyến mại, quảng cáo cho khách hàng,
nhà phân phối phải theo dõi chi tiết số lượng hàng trong hệ thống quản trị nội bộ
của mình và thuyết minh trên Bản thuyết minh Báo cáo tài chính đối với hàng nhận
được và số hàng đã dùng để khuyến mại cho người mua.
+ Khi hết chương trình khuyến mại, nếu không phải trả lại nhà sản xuất số hàng
khuyến mại chưa sử dụng hết:
Nợ TK 156 – Theo giá trị hợp lý.


Có TK 711



×