Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

PHÂN VÙNG CHỨC NĂNG MÔI TRƯỜNG LƯU VỰC SÔNG GIANH QUẢNG BÌNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.7 MB, 107 trang )

-----------------------

Đinh Việt Hùng

PHÂN VÙNG CHỨC NĂNG MÔI TRƯỜNG
LƯU VỰC SÔNG GIANH QUẢNG BÌNH

HÀ NỘI - 2011


-----------------------

Đinh Việt Hùng

PHÂN VÙNG CHỨC NĂNG MÔI TRƯỜNG
LƯU VỰC SÔNG GIANH QUẢNG BÌNH

: Khoa học Môi trường
: 60 85 02

: TS. LẠI VĨNH CẨM

– 2011


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BVMT

Bảo vệ môi trường

BVTV



Bảo vệ thực vật

ĐDSH

Đa dạng sinh học

HST

Hệ sinh thái

KTXH

Kinh tế - xã hội

LVS

Lưu vực sông

NN&PTNT

Nông nghiệp và phát triển nông thôn

PTBV

Phát triển bền vững

QHMT

Quy hoạch môi trường


TN&MT

Tài nguyên và môi trường

TNN

Tài nguyên nước

UBND

Uỷ ban nhân dân

VQG

Vườn Quốc gia


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................1
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài .............................................................................2
2.1. Mục tiêu: .......................................................................................................2
2.2. Nhiệm vụ: .....................................................................................................2
3. Phạm vi nghiên cứu .............................................................................................2
4. Phương pháp nghiên cứu .....................................................................................3
5. Các kết quả đạt được ...........................................................................................3
6. Cấu trúc luận văn .................................................................................................3
Chương 1. TỔNG QUAN VỀ PHÂN VÙNG CHỨC NĂNG MÔI TRƯỜNG
TRONG QUẢN LÝ TỔNG HỢP LƯU VỰC SÔNG ............................................4

1.1. Phương pháp luận và phương pháp phân vùng chức năng môi trường............4
1.1.1. Các khái niệm cơ bản.................................................................................4
1.1.2. Phương pháp luận phân vùng chức năng môi trường ................................5
1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu phân vùng chức năng môi trường ..............15
1.2.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu phân vùng trên thế giới và Việt Nam ..15
1.2.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu phân vùng chức năng môi trường ở Việt
Nam ....................................................................................................................18
1.3. Tích hợp phân vùng chức năng môi trường trong quản lý tổng hợp lưu vực
sông........................................................................................................................21
1.3.1. Quản lý tổng hợp lưu vực sông................................................................21
1.3.2. Tích hợp phân vùng chức năng môi trường trong quản lý tổng hợp lưu
vực sông .............................................................................................................24
1.4. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội lưu vực sông Gianh, Quảng
Bình .......................................................................................................................26
1.4.1. Điều kiện tự nhiên....................................................................................26
1.4.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ........................................................................32


Chương 2. PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG VÀ XÂY
DỰNG BẢN ĐỒ PHÂN VÙNG CHỨC NĂNG MÔI TRƯỜNG LƯU VỰC
SÔNG GIANH .........................................................................................................35
2.1. Đặc điểm các yếu tố môi trường lưu vực sông Gianh ....................................35
2.1.1. Môi trường đất .........................................................................................35
2.1.2. Môi trường nước ......................................................................................39
2.1.3. Rừng và đa dạng sinh học ........................................................................41
2.2. Phân tích cấu trúc, chức năng và mối quan hệ giữa các yếu tố môi trường
lưu vực sông ..........................................................................................................47
2.2.1. Tương tác đất - nước - rừng ...................................................................47
2.2.2. Tương tác đất - rừng - thuỷ sản .............................................................47
2.2.3. Khai thác tài nguyên nước và những biến đổi trên lưu vực sông ........48

2.2.4. Quản lý lưu vực sông là xu thế tất yếu .................................................49
2.2.5. Những vấn đề nghiên cứu về mối quan hệ đa dạng giữa điều kiện tự
nhiên, kinh tế - xã hội trong lưu vực sông ......................................................50
2.3. Đánh giá hiện trạng và nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường lưu vực sông
Gianh .....................................................................................................................50
2.3.1. Hiện trạng nước lục địa ..........................................................................50
2.3.2. Hiện trạng môi trường đất......................................................................61
2.3.3. Hiện trạng rừng.......................................................................................65
2.3.4. Hiện trạng môi trường đô thị và công nghiệp.......................................65
2.3.5. Hiện trạng môi trường nông thôn, nông nghiệp ...................................65
2.3.6. Hiện trạng môi trường ven biển ............................................................66
2.3.7. Dự báo và quy hoạch phát triển liên quan đến môi trường nước lưu
vực sông ............................................................................................................67
2.3.8. Các nội dung quy hoạch phát triển liên quan đến môi trường nước lưu
vực sông ............................................................................................................69
2.4. Thành lập bản đồ phân vùng chức năng môi trường lưu vực sông Gianh .71


2.4.1. Nguyên tắc và phương pháp phân vùng chức năng môi trường lưu vực
sông Gianh .........................................................................................................71
2.4.2. Các yếu tố sử dụng trong phân vùng chức năng môi trường ...................75
2.4.3. Yếu tố địa hình.........................................................................................76
2.4.4. Yếu tố hiện trạng sử dụng đất ..................................................................78
2.4.5. Yếu tố sinh khí hậu ..................................................................................80
2.4.6. Bản đồ phân vùng chức năng môi trường................................................81
Chương 3. CÁC GIẢI PHÁP BẢO VỆ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG PHỤC
VỤ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG LÃNH THỔ ......................................................87
3.1. Lợi thế, hạn chế, cơ hội, thách thức và xuất phát điểm của lưu vực sông
Gianh .....................................................................................................................87
3.1.1. Lợi thế ......................................................................................................87

3.1.2. Hạn chế ....................................................................................................87
3.1.3. Cơ hội.......................................................................................................88
3.1.4. Thách thức ...............................................................................................88
3.2. Các giải pháp công trình .................................................................................89
3.3. Các giải pháp phi công trình...........................................................................90
KẾT LUẬN ..............................................................................................................92
TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC BẢNG, HÌNH CỦA LUẬN VĂN
STT
Hình 1.1

Tên
Hình 1.1 Bản đồ Hành chính lưu vực sông Gianh

Trang
27

Quảng Bình
Bảng 2.1

Số liệu của các hệ sông và sông ở Quảng Bình

39

Bảng 2.2

Các hồ chứa có dung tích trên 1 triệu m3 và các


40

công trình lớn
Bảng 2.3

Diện tích rừng và đất lâm nghiệp lưu vực sông Gianh

41

Bảng 2.4

Diện tích rừng trồng mới, khai thác, chuyển đổi

42

năm 2004
Bảng 2.5

Diện tích có rừng, rừng tự nhiên, rừng trồng năm 2004

43

Bảng 2.6

Các nhóm loài thực vật

44

Bảng 2.7


Thống kê lưu vực sông

51

Bảng 2.8

Thống kê phân phối dòng chảy bình quân nhiều năm

51

Bảng 2.9

Quy hoạch sử dụng nước hồ chứa theo lưu vực sông

52

đến 2020
Bảng 2.10

Chỉ số một số chỉ tiêu phân tích vượt ngưỡng

55

Bảng 2.11

Tình hình sử dụng đất năm 2009

62

Bảng 2.12


Dự báo nhu cầu sử dụng nước phục vụ sản xuất công

68

nghiệp các huyện tại lưu vực sông đến năm 2015
Sơ đồ 2.1

Nguyên tắc phân vùng chức năng môi trường lưu vực
sông Gianh

82


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Bảo vệ môi trường lưu vực sông là một vấn đề đã được thực hiện ở nhiều nước
trên thế giới trong nửa cuối của thế kỷ 20 và phát triển rất mạnh trong vài thập kỷ
gần đây, nhằm đối phó với những thách thức về sự khan hiếm nước, sự gia tăng tình
trạng ô nhiễm và suy thoái các nguồn tài nguyên và môi trường của các lưu vực
sông. Mỗi lưu vực sông đều có một đặc điểm riêng về tài nguyên thiên nhiên cũng
như tài nguyên nước. Do đó, cách thức tổ chức quản lý sẽ khác nhau, tùy thuộc vào
điều kiện kinh tế - xã hội, tình hình sử dụng đất, đặc điểm môi trường, giá trị mỗi
lưu vực sông.
Phân vùng là việc phân chia lãnh thổ thành các đơn vị tương đối đồng nhất
theo các tiêu chí và các mục tiêu nhất định nhằm đơn giản hóa việc nghiên cứu hay
quản lý có hiệu quả hơn theo đặc thù riêng của từng đơn vị trong vùng. Phân vùng
có thể là: phân vùng kinh tế, phân vùng sinh thái, phân vùng địa lý, phân vùng môi
trường. Song, vấn đề phân vùng chức năng như trên còn nhiều bất cập, còn nhiều
mâu thuẫn nảy sinh trong quá trình thực hiện các quy hoạch như quá trình phát triển

làm mất cân bằng sinh thái, cạn kiệt tài nguyên, vượt quá sức chịu tải của môi
trường và môi trường bị suy thoái. Một trong những nguyên nhân của các vấn đề
trên là chúng ta chưa thực sự quan tâm đến việc phân vùng chức năng môi trường
trong quá trình xây dựng quy hoạch, kế hoạch nhằm sử dụng hợp lý tài nguyên.
Hiện nay, quá trình phát triển kinh tế - xã hội đang gây ra nhiều tác động xấu
tới môi trường nói chung và môi trường nước các lưu vực sông nói riêng. Hiện
trạng môi trường nước của các lưu vực sông đang diễn biến phức tạp, ngày càng
xấu đi. Chất lượng nước sông đang bị suy thoái ở nhiều nơi, đặc biệt ở các đoạn
sông chảy qua các khu vực đô thị, khu công nghiệp, làng nghề. Bên cạnh các nguồn
ô nhiễm nước do các hoạt động dân sinh và công nghiệp, các hoạt động khác như
nông nghiệp, thuỷ lợi, thuỷ điện, khai thác tài nguyên dưới lòng sông, giao thông
vận tải thuỷ, nuôi trồng thuỷ sản... cũng liên quan mật thiết đến việc khai thác sử

1


dụng nước và gây tác động xấu đến môi trường nước của hệ thống sông và sức khoẻ
người dân.
Sông Gianh là một trong năm con sông lớn nhất ở Quảng Bình và cũng đang
phải chịu tác động của quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Xuất phát từ thực tiễn
trên, tác giả thực hiện đề tài “Phân vùng chức năng môi trường lưu vực sông Gianh
Quảng Bình” với mục đích nghiên cứu các yếu tố môi trường nhằm phân vùng chức
năng môi trường và đề xuất các giải pháp góp phần bảo vệ môi trường và phát triển
bền vững lực vực sông Gianh, Quảng Bình.
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài
2.1. Mục tiêu:
Xác lập cơ sở khoa học cho phân vùng chức năng môi trường lưu vực sông
phục vụ công tác quản lý môi trường trong phát triển kinh tế xã hội của lưu vực
sông Gianh, Quảng Bình đáp ứng mục tiêu phát triển bền vững.
2.2. Nhiệm vụ:

- Xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài.
- Xác định các nguyên tắc, yếu tố sử dụng trong phân vùng chức năng môi
trường lưu vực sông.
- Xác định những nhân tố tác động tới môi trường lưu vực sông với những
mức độ tác động khác nhau.
- Thành lập lập bản đồ phân vùng chức năng môi trường lưu vực sông.
- Đề xuất các giải pháp bảo vệ tài nguyên môi trường phục vụ phát triển bễn
vững lãnh thổ.
3. Phạm vi nghiên cứu
* Phạm vi không gian nghiên cứu
Lưu vực sông Gianh, Quảng Bình (gồm các huyện Tuyên Hóa, Minh Hóa, một
phần các huyện Quảng Trạch và Bố Trạch).
* Giới hạn về nội dung nghiên cứu
- Xác định ranh giới lưu vực sông Gianh, Quảng Bình làm cơ sở để giới hạn
không gian nghiên cứu.

2


- Dùng phương pháp Hệ thống thông tin địa lý thành lập bản đồ phân vùng
chức năng môi trường lưu vực sông. Trong đó, lựa chọn ba nhân tố: địa hình, hiện
trạng sử dụng đất và sinh khí hậu làm cơ sở để xây dựng bản đồ phân vùng chức
năng môi trường lưu vực Gianh.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp điều tra, khảo sát, thu thập các dữ liệu, số liệu có liên quan,
phỏng vấn ngoài thực địa.
- Phương pháp tổng hợp phân tích các số liệu, tài liệu qua quá trình điều tra
khảo sát và thu thập.
- Phương pháp bản đồ và hệ thống thông tin địa lý nghiên cứu đánh giá tổng
hợp điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và môi trường.

- Phương pháp kế thừa các nghiên cứu đã công bố.
5. Các kết quả đạt được
- Đánh giá hiện trạng môi trường lưu vực sông Gianh.
- Xác định nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng tới dân cư và suy
giảm các hệ sinh thái.
- Phân vùng chức năng môi trường lưu vực sông Gianh.
- Đề xuất một số biện pháp bảo vệ và phát triển bền vững môi trường lưu vực
sông Gianh.
6. Cấu trúc luận văn
Luận văn gồm 93 trang, có 01 hình, 01 sơ đồ, 12 bảng số liệu và 04 bản đồ.
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, nội dung chính của luận văn được chia thành 3
chương:
Chương 1. Tổng quan về phân vùng chức năng môi trường và sử dụng
hợp lý lãnh thổ
Chương 2. Phân tích đánh giá các yếu tố môi trường và xây dựng bản đồ
phân vùng chức năng môi trường lưu vực sông Gianh
Chương 3. Các giải pháp bảo vệ tài nguyên môi trường phục vụ phát triển
bền vững lãnh thổ

3


Chương 1. TỔNG QUAN VỀ PHÂN VÙNG CHỨC NĂNG MÔI TRƯỜNG
TRONG QUẢN LÝ TỔNG HỢP LƯU VỰC SÔNG
1.1. Phương pháp luận và phương pháp phân vùng chức năng môi trường
1.1.1. Các khái niệm cơ bản
a, Môi trường
Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con
người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và
sinh vật. Thành phần môi trường là yếu tố vật chất tạo thành môi trường như đất,

nước, không khí, âm thanh, ánh sáng, sinh vật, hệ sinh thái (HST) và các hình thái
vật chất khác. [13]
b, Ô nhiễm môi trường
Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù
hợp với tiêu chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người, sinh vật. [13]
c, Suy thoái môi trường
Suy thoái môi trường là sự suy giảm về chất lượng và số lượng của thành phần
môi trường, gây ảnh hưởng xấu đối với con người và sinh vật. [13]
d, Sự cố môi trường
Sự cố môi trường là tai biến hoặc rủi ro xảy ra trong quá trình hoạt động của
con người hoặc biến đổi thất thường của tự nhiên, gây ô nhiễm, suy thoái hoặc biến
đổi môi trường nghiêm trọng. [13]
e, Tài nguyên nước
"Nguồn nước" chỉ các dạng tích tụ nước tự nhiên hoặc nhân tạo có thể khai
thác, sử dụng được, bao gồm sông, suối, kênh, rạch; biển, hồ, đầm, ao; các tầng
chứa nước dưới đất; mưa, băng, tuyết và các dạng tích tụ nước khác. [14]
g, Lưu vực sông
Theo định nghĩa của luật Tài nguyên nước (TNN), lưu vực sông (LVS) là
vùng địa lý mà trong phạm vi đó, nước mặt nước dưới đất chảy tự nhiên vào sông.
Theo một định nghĩa khoa học khác, LVS là phần lãnh thổ thu nhận các nguồn nước

4


mặt và nước ngầm cùng các chất rắn và chất hòa tan trong nước, và chuyển nước
cùng các chất này về cửa sông.
LVS là một bộ phận lãnh thổ có đường biên xác định trên mặt đất, đường biên
đó thường không trùng với ranh giới quốc gia và hành chính các địa phương. Ở
vùng trung du và đồng bằng, khi xác định ranh giới LVS cần xét ranh giới các hệ
thống thuỷ lợi có khi trải trên hai lưu vực, như vậy sẽ hình thành sự quản lý liên lưu

vực.
h, Quản lý tổng hợp lưu vực sông
Quản lý TNN và quản lý LVS thuộc một phạm trù TNN, có khác nhau về
phạm vi và mức độ. Quản lý TNN có phạm vi vĩ mô của quốc gia, còn quản lý LVS
chỉ có phạm vi không gian của từng LVS. Tuy nhiên quản lý tổng hợp LVS đề cập
trực tiếp hơn các quan hệ thượng lưu - hạ lưu, quan hệ của TNN với các tài nguyên
và môi trường liên quan và vai trò của cộng đồng trên LVS.
i, Phân vùng môi trường
Phân vùng môi trường là xác định các khu vực môi trường khác nhau xếp theo
cấp bậc đơn vị từ lớn đến nhỏ của hoàn cảnh môi trường phục vụ cho công tác quy
hoạch môi trường.
k, Quy hoạch môi trường
Quy hoạch môi trường (QHMT) là quá trình sử dụng một cách hệ thống các
kiến thức để thông báo cho quá trình ra quyết định về tương lai của môi trường.
QHMT có thể được hiểu là quá trình nghiên cứu, đề xuất và lựa chọn phương
án sử dụng hợp lý, bảo vệ, cải thiện & phát triển một / những môi trường thành
phần hay những tài nguyên của môi trường nhằm tăng cường một cách tối ưu năng
lực, chất lượng của nó để đạt được các mục tiêu môi trường xác định. [17]
1.1.2. Phương pháp luận phân vùng chức năng môi trường
a, Chức năng của môi trường
Môi trường là thế giới quanh ta, bao gồm những thể sống và những thể không
sống, là nơi có hoạt động sống của giới động vật, thực vật, có hoạt động kinh tế - xã
hội (KTXH) của con người trong mối quan hệ phức tạp giữa con người và giới tự

5


nhiên. Môi trường có 5 chức năng cơ bản: 1) Môi trường là không gian sống của
con người và các loài sinh vật. 2) Môi trường là nơi cung cấp tài nguyên cần thiết
cho cuộc sống và hoạt động sản xuất của con người. 3) Môi trường là nơi chứa

đựng các chất phế thải do con người tạo ra trong cuộc sống và hoạt động sản xuất
của mình. 4) Môi trường là nơi giảm nhẹ các tác động có hại của thiên nhiên tới con
người và sinh vật trên Trái Đất. 5) Môi trường là nơi lưu trữ và cung cấp thông tin
cho con người. [8]
Từ 5 chức năng cơ bản mang tính tổng hợp nêu trên, bằng cách chi tiết hóa có
thể xác định những thuộc tính như là những chức năng thành phần ở cấp độ nhỏ
hơn. Năm chức năng này có mối quan hệ hữu cơ với nhau, một trong 5 chức năng
đó suy giảm thì ảnh hưởng trực tiếp đến 4 chức năng kia. Mỗi một khu vực lãnh thổ
(vùng, miền...), hoặc một đơn vị hành chính (thành phố, tỉnh, huyện, xã) đều có đủ 5
chức năng môi trường, chúng tồn tại đồng thời nhưng tính trội của các chức năng ở
mỗi vùng khác nhau và phân bố ở những vị trí địa lý xác định.
Nhận biết những chức năng đó và sử dụng hợp lý chúng là điều kiện tiên quyết
để đảm bảo phát triển bền vững (PTBV). Vì vậy phân vùng chức năng môi trường
của một khu vực lãnh thổ là bước đi đầu tiên trong việc quy hoạch, khai thác, sử
dụng tài nguyên một cách hiệu quả.
Trong một vùng lãnh thổ có thể có nhiều kiểu vùng, mỗi kiểu vùng có những
đặc điểm riêng, không giống với đơn vị liền kề. Kiểu vùng có tính lặp lại trong
không gian. Kiểu vùng được áp dụng để phân chia lãnh thổ theo các dạng tài
nguyên cho mục đích khai thác, sử dụng trong các ngành kinh tế và trong hoạt động
nhân sinh, ví dụ phân chia các đơn vị đất đai và đánh giá tính thích hợp của chúng
cho mục đích phát triển nông, lâm nghiệp, công nghiệp, đô thị, v.v...
b, Phân vùng chức năng môi trường
Vùng chức năng môi trường là một bộ phận thuộc cấp phân vị của lãnh thổ, có
một số thuộc tính xác định về môi trường, sinh thái, có thể phân biệt nó với vùng
khác.

6


Phân vùng chức năng môi trường về bản chất là tổ chức không gian lãnh thổ

dựa trên sự đồng nhất về phát sinh, cấu trúc hình thái và tính thống nhất nội tại của
vùng cho mục đích khai thác, sử dụng, bảo vệ và bảo tồn sao cho phù hợp với sự
phân hóa tự nhiên của các điều kiện tự nhiên, đặc điểm môi trường, sinh thái và
hoàn cảnh KTXH của vùng.
Phân vùng chức năng môi trường một địa phương cấp (tỉnh thành, huyện, thị
v.v...) căn cứ vào việc nghiên cứu những vấn đề về điều kiện tự nhiên, tài nguyên,
môi trường và hoạt động kinh tế để phân chia lãnh thổ của địa phương đó thành
những đơn vị vùng và tiểu vùng với những đặc trưng riêng của chúng, phản ảnh
thực tế khách quan về môi trường, sinh thái, hiện trạng và tiềm năng sử dụng của
lãnh thổ.
Phân vùng chức năng môi trường một địa phương là nhằm xác lập những cơ
sở khoa học và thực tiễn, phục vụ trực tiếp cho việc xây dựng QHMT và quản lý tài
nguyên, môi trường và định hướng phát triển trên địa bàn địa phương đó một cách
có hiệu quả.
c, Mục tiêu phân vùng chức năng môi trường
Phân vùng chức năng môi trường là bước chuẩn bị, bước đi đầu tiên, nhằm
tạo dựng và cung cấp cơ sở dữ liệu về các khía cạnh điều kiện tự nhiên, KTXH, môi
trường cho việc lập các quy hoạch phát triển.
Mục tiêu phân vùng chức năng môi trường của một địa phương cụ thể (tỉnh
thành, kể cả huyện thị...) là:
- Làm sáng tỏ đặc điểm về tự nhiên của địa phương đó, xác định tính quy luật
trong sự phân hóa các yếu tố tự nhiên theo không gian lãnh thổ, dẫn đến sự hình
thành các vùng có những chức năng mang tính tự nhiên, ví dụ vùng đất ngập nước
nội đồng, vùng đất ngập nước ven biển, vùng rừng mưa nhiệt đới ẩm...
- Phân tích, đánh giá các hoạt động nhân sinh trong quá trình hoạt động sống,
cũng như trong phát triển KTXH, làm biến đổi những vùng có chức năng mang tính
tự nhiên, dẫn đến sự hình thành các vùng có những chức năng mang tính nhân sinh,

7



ví dụ vùng đất trống đồi trọc do tàn phá rừng, vùng đô thị như là kết quả của phát
triển KTXH, vùng công nghiệp do quá trình công nghiệp hóa...
- Lập bản đồ phân vùng chức năng môi trường để thể hiện kết quả phân vùng
một cách rõ ràng theo không gian lãnh thổ, đó chính là tư liệu tổng hợp phục vụ đắc
lực công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển và quản lý lãnh thổ theo định
hướng PTBV.
d, Nhiệm vụ của phân vùng chức năng môi trường
Nhiệm vụ của phân vùng chức năng môi trường là việc phân chia lãnh thổ
thành các vùng có điều kiện tự nhiên, KTXH khác nhau phục vụ việc xây dựng kế
hoạch, quy hoạch phát triển KTXH và phát triển các ngành kinh tế nhằm bảo tồn,
khai thác, sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên, đảm bảo PTBV.
Để thực hiện phân vùng chức năng môi trường một cách khoa học, phù hợp
yêu cầu phát triển vững cần phải:
- Lựa chọn cách tiếp cận phân vùng và phương pháp phân vùng nhằm phản
ảnh tính quy luật khách quan, đồng thời đảm bảo giá trị sử dụng thực tiễn các tiểu
vùng được phân chia.
- Xác lập các tiêu chí phân vùng thành các vùng, tiểu vùng (và các phân vị
nhỏ hơn) phục vụ xây dựng kế hoạch, quy hoạch phát triển đáp ứng nhu cầu con
người và bảo tồn.
- Sử dụng các công cụ khoa học nhằm phân vùng chính xác, khoa học, dễ
dàng sử dụng cho các mục đích khác nhau.
Phân vùng chức năng môi trường thực chất là giải bài toán về mối quan hệ đa
chiều giữa các yếu tố điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, môi trường và con
người trên một không gian xác định, trong đó giữa các yếu tố luôn luôn có tác động
tương hỗ và sự phụ thuộc lẫn nhau. Kết quả phân vùng là đưa ra một hệ thống cơ
cấu các vùng, tiểu vùng (và các phân vị nhỏ hơn, nếu cần thiết) để phục vụ quy
hoạch phát triển KTXH, bảo vệ môi trường (BVMT) sinh thái, trong hệ thống đó
mỗi vùng và tiểu vùng, dựa vào chức năng và lợi thế so sánh của mình để định


8


hướng chiến lược phát triển, lập quy hoạch phát triển KTXH và quy hoạch ngành,
bao gồm cả QHMT.
e, Cách tiếp cận trong phân vùng chức năng môi trường
Phân vùng chức năng môi trường một địa phương cụ thể có thể dựa vào các
cách tiếp cận khác nhau, vì vậy khi tiến hành phân vùng cần lựa chọn các tiếp cận
phù hợp. Dưới đây giới thiệu các cách tiếp cận thường sử dụng trong phân vùng
chức năng môi trường.
Cách tiếp cận hệ thống
Phương pháp tiếp cận hệ thống phù hợp cho việc nghiên cứu phân vùng chức
năng môi trường, phục vụ mục đích tổ chức lãnh thổ, trên cơ sở phân tích khả năng
cung cấp tài nguyên, sức chịu tải của hệ thống lãnh thổ, quan hệ liên vùng, liên
ngành của vùng lãnh thổ (hệ thống mở), để phân chia các khu chức năng cho mục
đích quy hoạch phát triển nhằm sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên và
BVMT. Dưới góc độ phân vùng chức năng môi trường theo cách tiếp cận hệ thống
thì phải đảm bảo nguyên tắc là trong mỗi tiểu vùng có những nét đặc trưng của toàn
vùng, lợi ích cục bộ phải phục vụ lợi ích chung của toàn hệ thống.
Vì vậy, khi phân vùng chức năng môi trường, chúng ta phải xem vùng lãnh
thổ được nghiên cứu và các tiểu vùng ở cấp vị nhỏ hơn đều là những hệ thống mở
với các đặc trưng nêu trên.
Cách tiếp cận sinh thái
Hệ sinh thái là một đơn vị tự nhiên gồm các quần xã sinh vật và các yếu tố vô
sinh của môi trường tại một khu vực nhất định, mà ở đó luôn luôn có tác động qua
lại và trao đổi vật chất, năng lượng trong hệ và với các hệ khác. Con người là một
phần của HST, là yếu tố quan trọng đảm bảo cân bằng của HST bằng cách điều
chỉnh các điều kiện vật lý, hóa học của môi trường, thay đổi mối tương tác sinh học.
Có thể xem vùng lãnh thổ là một HST. Nhiệm vụ của phân vùng chức năng là phân
tích, đánh giá hệ thống này cho mục đích quy hoạch, quản lý khai thác, sử dụng tài

nguyên, môi trường. Mục đích của việc phân vùng dựa trên HST là tìm cách tốt
nhất, hợp lý nhất để con người khi sử dụng HST có thể đạt được sự hài hòa giữa lợi

9


ích thu được từ tài nguyên của HST với việc duy trì khả năng của HST tiếp tục cung
cấp được những lợi ích đó ở mức độ bền vững, lâu dài.
Hệ sinh thái là một hệ thống mở bao gồm các sinh vật tác động qua lại với môi
trường bằng các dòng năng lượng tạo nên cấu trúc dinh dưỡng nhất định đa dạng về
loài và các chu trình vật chất.
Hệ sinh thái là đơn vị cơ bản của sinh thái học và được chia thành HST nhân
tạo và HST tự nhiên như HST nông nghiệp, HST rừng, HST biển, HST ao hồ, HST
đồng cỏ tự nhiên, HST đô thị.... Đặc điểm của HST là một hệ thống mở có 3 dòng
(dòng vào, dòng ra và dòng nội lưu) vật chất, năng lượng, thông tin.
Hệ sinh thái cũng có khả năng tự điều chỉnh để duy trì trạng thái cân bằng, nếu
một thành phần thay đổi thi các thành phần khác cũng thay đổi theo ở mức độ nào
đó để duy trì cân bằng, nếu biến đổi quá nhiều thì sẽ bị phá vỡ cân bằng sinh thái.
Phân vùng chức năng môi trường làm nhiệm vụ phục vụ công tác xây dựng
quy hoạch KTXH, quy hoạch môi trường. Vì vậy, khi xây dựng các quy hoạch này
đòi hỏi phải xem xét đến sự phân hóa môi trường do quá trình phát triển KTXH tạo
ra và vị thế, năng lực con người, truyền thống văn hóa của vùng.
g, Nguyên tắc phân vùng chức năng môi trường
Tôn trọng tính khách quan của vùng
Xuất phát từ quan niệm rằng, vùng là một thực thể khách quan, nó được hình
thành do tác động tương hỗ lâu dài của các yếu tố tự nhiên, tuân theo quy luật tự
nhiên về dòng năng lượng và trao đổi vật chất, vì vậy cần vận dụng những đặc tính
khách quan đó của vùng ở trạng thái cân bằng nội tại trong các chính sách nói
chung và trong điều tiết sự mất cân đối của vùng do tác động của con người nói
riêng. Nhưng nhận thức và vận dụng tính khách quan của vùng lại mang tính chủ

quan, phụ thuộc vào chủ thể nhận thức, đặc biệt là khi con người ngày càng can
thiệp mạnh mẽ vào giới tự nhiên. Mặc dù vậy, bản chất khách quan và cân bằng nội
tại của vùng vẫn không mất đi, do đó nó cần được tôn trọng trong nhận thức, cũng
như hành động khi tiến hành phân vùng chức năng môi trường.

10


Đảm bảo tính đồng nhất tương đối của vùng
Phân vùng dựa trên sự phân tích, đánh giá tổng hợp nhiều tiêu chí về tự nhiên
và KTXH. Mỗi vùng được phân định theo sự đồng nhất về tất cả các tiêu chí phân
vùng, tuy nhiên không thể có sự đồng nhất tuyệt đối, mà đó chỉ là sự đồng nhất
tương đối. Vì vậy, vấn đề quan trọng là xác định được các tiêu chí chính, mang tính
chủ đạo và tiêu chí phụ mang tính bổ trợ đối với từng cấp độ phân vùng.
Ở mỗi cấp độ phân vùng yếu tố trội đặc trưng được lựa chọn để làm cơ sở cho
việc phân vùng và sự đồng nhất của vùng trước hết phải thể hiện được theo yếu tố
đó. Đối với cấp vùng trong phân vùng chức năng môi trường ở các tỉnh ven biển
miền Trung, có thể dựa vào yếu tố mang tính trội là địa hình để phân vùng, ví dụ
vùng miền núi, vùng đồng bằng, vùng biển ven bờ và hải đảo; hoặc dựa vào các
quần cư để phân ra vùng đô thị, vùng nông thôn.
Đối với cấp tiểu vùng, đó có thể là chức năng đặc dụng của lớp phủ thực vật,
ví dụ chia ra: rừng phòng hộ, rừng sản xuất, rừng cảnh quan. Các tiểu vùng tuy có
những đặc điểm riêng, khác với tiểu vùng liền kề, nhưng cũng có một số tiểu vùng
giống nhau, có tính lặp lại trong không gian với các vị trí phân bố khác nhau, dựa
vào đó có thể phân ra các kiểu tiểu vùng. Như vậy, mỗi kiểu tiểu vùng gồm 2 hay
nhiều hơn số lượng tiểu vùng.
Phù hợp với chức năng môi trường
Đây là nguyên tắc chủ đạo. Với cách tiếp cận sinh thái trong phân vùng thì
mỗi vùng là một HST lớn, mỗi tiểu vùng là một HST nhỏ hơn. Tính chức năng của
vùng thể hiện sự gắn kết chặt chẽ theo chiều ngang giữa các hợp phần trong mỗi

vùng, từ trung tâm đến ngoại vi. Mỗi HST đều có một vài chức năng chính riêng và
một số chức năng khác, ví dụ HST rừng đầu nguồn có chức năng phòng hộ, vừa có
chức năng tạo cảnh quan; HST rừng ngập mặn ven biển có chức năng phòng hộ,
bảo vệ bờ biển, vừa có chức năng cung cấp thức ăn, bãi đẻ, nơi cư trú cho nhiều
giống loài sinh vật, đồng thời cung cấp củi đun, dược liệu cho cư dân ven biển.

11


Vì vậy, khi tiến hành phân vùng chức năng cần hết sức tôn trọng tính toàn vẹn
của HST, nói cách khác, phải tuân thủ các quy luật tự nhiên, bảo tồn các chức năng
sinh thái và môi trường của vùng.
Phù hợp với yêu cầu quản lý
Phân vùng chức năng môi trường của một địa phương (tỉnh thành, huyện thị)
nhằm mục đích quy hoạch, quản lý, khai thác sử dụng tài nguyên, tạo dựng cơ sở để
khoa học điều hoà sự phát triển trong khả năng chịu tải của các HST và môi trường
tự nhiên. Bản chất tự nhiên của mỗi cấp độ vùng đã thể hiện ý nghĩa của vấn đề
quản lý. Ranh giới phân chia các vùng thường là ranh giới tự nhiên, đó có thể là một
đường bình độ chuyển tiếp từ đồng bằng lên miền gò đồi, hoặc một đường đẳng độ
mặn 0,1% , 0,4%; một dòng sông hoặc một đường phân thủy... Tuy nhiên, trong
trường hợp có điều kiện, thì có thể khoanh vẽ ranh giới vùng và tiểu vùng theo ranh
giới hành chính, nhằm nâng cao tính khả thi trong việc quản lý tài nguyên và môi
trường theo đơn vị hành chính.
Tính khoa học trong phân vùng
Phân vùng chức năng môi trường các tỉnh thành phải dựa trên các cơ sở khoa
học sao cho, một mặt phản ảnh được thực tế khách quan của địa phương, mặt khác,
vừa mang tính lý thuyết, hệ thống, nhằm đúc rút được kinh nghiệm về phương pháp
luận và phương pháp kỹ thuật phân vùng chức năng môi trường khả dĩ có thể áp
dụng cho các tỉnh thành khác trong cùng nhóm. Để làm được điều đó cần tiến hành
điều tra, nghiên cứu kỹ đặc thù của địa phương và thu thập tài liệu, tư liệu về tất cả

các yếu tố tự nhiên, kinh tế -xã hội, tài nguyên & môi trường, sinh thái & đa dạng
sinh học (ĐDSH), căn cứ vào đó để lựa chọn trong hệ thống các tiêu chí phân vùng
những tiêu chí phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của địa phương tỉnh thành.
h, Tiêu chí phân vùng chức năng môi trường
Nhóm tiêu chí tự nhiên:
1) Nền địa chất. Các thông số đo: Diện phân bố các thành tạo địa chất, tính
bằng km2; Tuổi địa chất, tính bằng triệu năm; Loại đá chính (theo tên gọi).

12


2) Địa hình. Các thông số đo: Độ cao tuyệt đối so với mực nước biển, tính
bằng mét; Độ cao tương đối so với mực xâm thực địa phương, tính bằng mét; Độ
dốc sườn, tính bằng độ.
3) Khí hậu. Các thông số đo: Nhiệt độ trung bình tháng, năm, tính bằng độ;
Lượng mưa trung bình tháng, năm tính bằng milimet; Tổng tích ôn, tính bằng độ.
4) Thổ nhưỡng. Các thông số đo: Loại đất (theo tên gọi); Thành phần hóa học,
tính theo % hợp phần; Diện phân bố và sử dụng đất, tính bằng ha.
5) Mạng thủy văn. Các thông số đo: Các sông chính (theo tên gọi); Diện tích
LVS, tính theo km2; Lưu lượng dòng chảy trung bình năm, tính bằng m3/s.
6) Thảm rừng. Các thông số đo: Loại thảm rừng (theo tên gọi thảm rừng tự
nhiên, rừng trồng, rừng ngập mặn...); Vị trí và diện tích phân bố (km2); Trữ lượng
rừng (giàu, nghèo, trung bình, m3 gỗ/ha.
7) Hệ sinh thái và ĐDSH. Các thông số đo: Kiểu HST (trên cạn, dưới nước);
Vị trí và diện tích phân bố (km2); Mức độ bảo tồn, bảo vệ.
8) Cấu trúc đới bờ và biển ven bờ. Đây là tiêu chí rất quan trọng đối với phân
vùng chức năng môi trường của 28 tỉnh thành có biển của Việt Nam. Các thông số
đo bao gồm: Cấu trúc hình thái (đầm ven biển, cồn đụn cát, bãi biển, biển và đảo);
Các tài nguyên và nguồn lợi chủ yếu (trong các thủy vực, trong cồn cát, bãi biển,
trên hải đảo, trong biển); Các HST nhạy cảm (rạn san hô, cỏ biển, rừng ngập mặn

cửa sông).
Nhóm tiêu chí kinh tế - xã hội:
9) Quần cư (chủ yếu là đô thị). Các thông số đo: Giới hạn hành chính và diện
tích (km2); Dân số và mật độ dân số (người, người/ km2). Mức độ phát triển cơ sở
hạ tầng đô thị.
10) Khu vực cung cấp nguyên liệu. Các thông số đo: Loại hình nguyên liệu
cho công nghiệp (khai khoáng, vật liệu xây dựng, cơ khí, chế biến nông lâm sản...);
Công suất trung bình năm; Sản lượng (nghìn tấn).

13


11) Khu công nghiệp, khu kinh tế. Các thông số đo: Vị trí và diện tích mặt
bằng (km2), Loại hình (theo tên gọi); Sản phẩm công nghiệp (loại hàng hóa, thị
trường tiêu thụ).
12) Hệ canh tác. Các thông số đo: Loại hình canh tác (tên gọi); Diện tích phân
bố (ha). Sản phẩm hàng hóa (tấn/năm).
13) Thủy vực tự nhiên và nhân tạo tiếp nhận nước thải: Các thông số đo: Loại
hình thủy vực (đầm hồ, sông suối, biển ven bờ...); Diện tích thủy vực, tính bằng
(km2); Sức chịu tải của thủy vực ( khả năng pha loãng, tự làm sạch).
Các tiêu chí này luôn luôn song hành tồn tại. Trong những tiêu chí trên được
phân ra tiêu chí chính, mang tính chủ đạo như nền địa chất, địa hình, mạng sông,
dân cư... và tiêu chí phụ, mang tính cục bộ, có ý nghĩa bổ trợ, như đất đai, thảm
thực vật, tài nguyên động vật... Dựa vào tiêu chí chính, mang tính trội để chia ra các
vùng quy mô lớn. Các tiêu chí phụ thường được sử dụng để tiếp tục chia nhỏ mỗi
vùng thành các tiểu vùng.
Mỗi vùng, tiểu vùng đã được phân ra trên cơ sở tổ hợp các tiêu chí, có sự đồng
nhất tương đối về tiêu chí chính và một số tiêu chí bổ trợ. Tùy thuộc hoàn cảnh của
mỗi địa phương tỉnh thành mà xác định tiêu chí chính.
Ví dụ, đối với tỉnh Quảng Bình, do sự phân hóa về địa hình quyết định sự

phân bố các hợp phần khác, nên nó được xác định là tiêu chí chính.
Đối với tỉnh miền núi Thái Nguyên, thì mạng sông là yếu tố trội, mang tính
quyết định và chi phối các hợp phần tự nhiên, cũng như nhân sinh, nên nó được xác
định là tiêu chí chính. Tương tự như vậy đối với một số tỉnh miền núi khác trong cả
nước.
Như vậy, hệ thống tiêu chí phân vùng chức năng môi trường không phải là
một hệ thống sơ cứng, vai trò, ý nghĩa của từng tiêu chí trong hệ thống có thể thay
đổi tùy thuộc vào đối tượng phân vùng.
Về phương diện nào đó, việc phân chia các vùng và tiểu vùng chức năng môi
trường có thể hình dung như giải một bài toán có nhiều ẩn số. Mỗi vùng (hoặc tiểu

14


vùng) là một hàm đa biến, mỗi tiêu chí nêu trong hệ thống nêu trên là một biến. Nó
cũng tương tự như bài toán tính xói mòn trên lưu vực.
Quá trình xói mòn trên lưu vực chịu tác động bởi nhiều yếu tố tự nhiên (địa
hình, độ dốc sườn, chiều dài sườn, lượng mưa, thảm thực vật v.v...) và yếu tố nhân
tạo (hệ canh tác, cây trồng...), do đó, công việc đánh giá xói mòn theo định lượng
khá phức tạp. Tuy nhiên theo phương trình mất đất phổ dụng của Whischmeier Smith, là một hàm của nhiều biến: A= R.K.L.S.C.P thì có thể tính được lượng đất bị
xói mòn A cho từng LVS.
Như vậy, hàm đa biến trong bài toán phân vùng chức năng môi trường của
một vùng, miền nào đó về nguyên tắc cũng có thể tìm lời giải khi biết được sự phụ
thuộc của hàm vào các biến, đồng thời biết được tác động tương hỗ giữa các biến
trong sự hình thành chức năng môi trường của vùng.
i, Bản đồ phân vùng chức năng môi trường
Bản đồ phân vùng chức năng môi trường thuộc loại bản đồ đánh giá tổng hợp,
thể hiện lãnh thổ thành các cấp vùng theo các chức năng môi trường tương ứng,
nhằm giúp cho việc tổ chức, quản lý, khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên thiên
nhiên một cách khoa học, hợp lý, hiệu quả mà vẫn đảm bảo được chất lượng môi

trường theo hướng PTBV.
Bản đồ phân vùng chức năng môi trường được sử dụng như một tài liệu dẫn
xuất quan trọng để xây dựng phương án quy hoạch, kế hoạch BVMT cũng như cho
việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch tổng thể và các chuyên ngành khác. Đồng thời
nó còn được sử dụng như một công cụ khung để giám sát các hoạt động liên quan
đến sử dụng không gian vùng trong phát triển kinh tế- xã hội.
1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu phân vùng chức năng môi trường
1.2.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu phân vùng trên thế giới và Việt Nam
Vùng (zone) là một thực thể khách quan, đòi hỏi con người phải có nhận thức
đúng đắn và nhận biết rõ ràng về vùng, để vận dụng những đặc tính khách quan của
thực thể đó ở trạng thái cân bằng nội tại trong các chính sách nói chung và điều tiết
sự mất cân đối của vùng do tác động của con người nói riêng. Trong thời đại hiện

15


nay con người tác động đến giới tự nhiên ngày càng mạnh hơn, sâu sắc hơn. Tuy
nhiên bản chất khách quan và cân bằng nội tại của vùng vẫn tồn tại, đòi hỏi con
người khi tiến hành phân vùng phải tôn trọng điều đó trong nhận thức cũng như
hành động để bảo tồn và hướng đến PTBV. [19]
Vùng là một bộ phận (một đơn vị Taxon cấp cao) của lãnh thổ, có một sắc thái
đặc thù nhất định, hoạt động như một hệ thống do có những mối quan hệ tương đối
chặt chẽ giữa các thành phần cấu tạo nên nó, cũng như những mối quan hệ có chọn
lọc và với các không gian các cấp bên ngoài. [16]. Ví dụ:
Vùng kinh tế được chia theo tiềm năng kinh tế, mức độ phát triển và mối quan
hệ tương hỗ mật thiết giữa các khu vực của vùng được xác định (ví dụ: các vùng
Kinh tế trọng điểm).
Vùng sinh thái là một đơn vị lãnh thổ đặc trưng bởi các phản ứng sinh thái đối
với khí hậu trái đất, thực vật, động vật và hệ thống thủy vực. Phân định các vùng
sinh thái để tạo cơ sở cho việc sử dụng các tài nguyên thiên nhiên có hiệu quả tối

ưu, phát huy đầy đủ tiềm năng của vùng.
Vùng địa lý được phân theo tính tương đối đồng nhất của các yếu tố địa lý, khí
hậu, thổ nhưỡng, địa hình, địa chất…
Vùng đô thị là một trung tâm đông dân số bao gồm một đại đô thị và các vùng
phụ cận nằm trong phạm vi ảnh hưởng của đô thị này hay nói cách khác là vùng
gồm có hơn một thành phố trung tâm gần sát nhau và vùng nằm trong phạm vi ảnh
hưởng của các thành phố trung tâm này. Một hai nhiều thành phố lớn có thể phục
vụ như một trung tâm hay các trung tâm cho toàn vùng. Thông thường vùng đô thị
được đặt tên theo tên thành phố trung tâm lớn nhất hoặc quan trọng nhất trong vùng.
Phân vùng (zoning) là việc phân chia lãnh thổ thành các đơn vị tương đối
đồng nhất theo các tiêu chí và các mục tiêu nhất định nhằm đơn giản hóa việc
nghiên cứu hay quản lý có hiệu quả hơn theo đặc thù riêng của từng đơn vị trong
vùng. Phân vùng có thể là phân vùng kinh tế, phân vùng sinh thái, phân vùng địa lý,
phân vùng môi trường….

16


Các đặc tính của phân vùng đó là: Tính toàn vẹn lãnh thổ (không lặp lại); Tính
ước định ranh giới (có thể xác định hoặc không); và Tính chủ quan trong phân
vùng: thể hiện mục đích của phân vùng.
Mục đích chủ yếu của phân vùng là chia các vùng để sử dụng đất một cách
hợp lý; Trong thực tế phân vùng là hệ thống cho phép ngăn ngừa các tác động bất
lợi của sự phát triển đối với môi trường. Đặc trưng của phân vùng là chỉ rõ các vùng
có thể hoạt động cư trú, công nghiệp, giải trí hoặc thương mại… Nhà địa lý học Mỹ
G. P. March (1801 – 1882) vào năm 1864 đã nghiên cứu kỹ về những thay đổi trong
tự nhiên do tác động của con người gây ra và đề xuất các nguyên lý bảo vệ thiên
nhiên.
Trên thế giới, việc phân vùng đã được sử dụng rộng rãi trong quy hoạch đô
thị, điều chỉnh sử dụng đất ở Bắc Mỹ, Anh và Úc… Trong khi các thành phố của

châu Âu kiểm soát phát triển từ cuối thế ký 19 mà ngày nay được biết như phân
vùng chức năng, thành phố New York phân vùng đầu tiên vào năm 1916. Vào cuối
những năm 1920 nhiều nước đã thực hiện việc điều chỉnh phân vùng chức năng đáp
ứng nhu cầu phát triển.
Bộ Môi trường và Tài nguyên nước Paraguay cũng đã tiến hành phân vùng
môi trường nhằm bảo vệ thượng nguồn LVS Paraguay. Dựa trên các yếu tố địa chất,
hình thái địa lý, địa hình, khí hậu và độ che phủ thực vật, LVS được chia thành 34
đơn vị môi trường tự nhiên, trong đó có 24 đơn vị có địa hình cao và 10 đơn vị có
địa hình đồng bằng, đôi khi bị ngập lũ. Dựa vào các yếu tố KTXH như hiện trạng sử
dụng đất, tình hình sản xuất, cơ sở hạ tầng và tổ chức trong vùng, LVS được chia
thành 33 đơn vị môi trường KTXH.
Như vậy, trên thế giới phân vùng môi trường được sử dụng như một công cụ
phục vụ cho việc sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên trong một không gian lãnh
thổ. Cơ sở để phân vùng môi trường là tổng hợp các yếu tố tự nhiên và KTXH tại
mỗi vùng.
Ở Việt Nam, ngay từ thế kỷ XV, mặc dù đất nước ta chưa rộng và hoàn chỉnh
như ngày nay, song đã có nhiều nhà bác học đề cập đến vấn đề phân chia đất nước

17


ra các vùng. Đáng kể nhất là nhà “bác học” Nguyễn Trãi, với tác phẩm “Dư địa chí”
mô tả các vùng, đề cập tới vị trí địa lý, ranh giới, qui mô lãnh thổ, tổ chức xã hội,
tình hình kinh tế với những nét đặc thù riêng.
Sau này vào giữa thế kỷ XVIII, nhà bác học lỗi lạc Lê Quý Đôn cũng đã xây
dựng bản đồ Việt Nam, trên đó có sự phân chia các vùng. Đặc biệt là vùng Thuận
Hóa – Quảng Nam. Trong đó ông đề cập đến quá trình hình thành, sự biến động về
tự nhiên, kinh tế một cách khá tỉ mỉ.
Sang đến thế kỷ XIX và đến năm 1954, đã xuất hiện nhiều công trình nghiên
cứu của các học giả Việt Nam và nước ngoài (đặc biệt là người Pháp) đã để công

nghiên cứu và phân chia đất nước ra các vùng kinh tế riêng biệt. Trong đó các vùng
được nghiên cứu khá kỹ về điều kiện tự nhiên, tài nguyên và dân cư. Song nói
chung các cách nghiên cứu, cũng như sự phân chia các vùng kinh tế còn mang tính
chủ quan của các nhà nghiên cứu, hoặc mang tính phân chia quyền lực.
Từ những năm 60 của thế kỷ 20, trong khuôn khổ của Ủy ban Phân vùng Nhà
nước, công tác phân vùng ở Việt Nam đã đạt được một số thành tựu quan trọng
trong việc phân ra các vùng địa lý tự nhiên. Đó là cơ sở quan trọng phục vụ cho
công tác chỉ đạo và phát triển các vùng, miền đất nước trong thời kỳ miền Bắc đi
lên chủ nghĩa xã hội. Mặt khác, điều đó đặt ra các tiền đề quan trọng làm cơ sở cho
các nghiên cứu về sau của Địa lý tự nhiên Việt Nam. Các nhà khoa học Địa lý, với
quan điểm tổng hợp của mình đã đóng một vai trò quan trọng trong công tác trên.
1.2.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu phân vùng chức năng môi trường ở Việt
Nam
Hiện nay tại Việt Nam chưa có phương pháp luận hoàn chỉnh về phân vùng
chức năng môi trường. Tuy nhiên, một số ngành, địa phương đã thực hiện phân
vùng chức năng môi trường để phục vụ quy hoạch phát triển KTXH và kiểm soát ô
nhiễm môi trường.
Một số nghiên cứu liên quan đến phân vùng chức năng môi trường đã được
thực hiện, đó là đề tài “Nghiên cứu xây dựng quy hoạch môi trường phục vụ phát
triển KTXH Vùng Đồng bằng sông Hồng” và “Nghiên cứu xây dựng quy hoạch môi

18


×