Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

ĐÀO tạo NGUỒN NHÂN lực KHU vực TP HCM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (93.19 KB, 8 trang )

ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC KHU VỰC TP HCM:
1.

Tình hình đào tạo nguồn nhân lực:

TP Hồ Chí Minh là đô thị có nguồn nhân lực lớn nhất nước.
Theo số liệu của Cục thống kê TP.HCM về Lao động – Việc làm năm 2013
tổng số dân số của TP. Hồ Chí Minh là 7.939.752 người. Trong đó 47,63% là nam
và 52,07% là nữ. Theo tính toán của Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và
Thông tin thị trường lao động TP.HCM dân số thành phố Hồ Chí Minh năm 2014
vào khoảng 8.149.645 người.
Theo đó cơ cấu dân số trong độ tuổi lao động có khoảng 5.810.565 ngườichiếm 70,36% so với tổng dân số; lực lượng lao động có
khoảng 4.197.272 người-chiếm 72,24% so với tổng dân số trong độ tuổi lao
động. Lao động đang làm việc khoảng 4.089.251 người-chiếm 96,60% so với lực
lượng lao động và chiếm 49,67% so với tổng dân số.
Theo thống kê khảo sát Cung nhân lực của Cục Việc làm và Sở Lao động –
TBXH thành phố năm 2014, tỷ lệ lao động qua đào tạo tại thành phố Hồ Chí
Minh (bao gồm có bằng và không bằng hoặc chỉ có chứng chỉ nghề ngắn hạn)
chiếm tỷ trọng 69,83% so tổng số lực lượng lao động thành phố.
Tỷ lệ lực lượng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật (có bằng cấp) tăng
hằng năm, từ năm 2011 là 28,8% đến năm 2013 là 31,2% và năm 2014 ước tính
34,90%. Cho thấy, tình độ chuyên môn của lực lượng lao động tại thành phố Hồ
Chí Minh ngày càng tăng.
Theo số liệu điều tra lao động việc làm của Tổng Cục thống kê và ước tính
của Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động năm
2014:
+Tỷ lệ lao động có trình độ đại học chiếm 18,6% so với tổng số lực
lượng lao động , Trình độ Cao đẳng chiếm 2,8%
+ Trình độ Trung cấp chiếm 3,6%, Dạy nghề chiếm 9,9% .



Với cơ cấu trình độ của lực lượng lao động hiện tại việc đáp ứng yêu cầu hội
nhập của kinh tế thành phố trong giai đoạn 2015 – 2020 sẽ gặp khó khăn trong
việc cạnh tranh về chất lượng lao động so với các nước trong khu vực.
Về trình độ người lao động: Lao động tìm việc có trình độ Đại học chiếm
(59,40%) tăng 7,44% so với năm 2013, Trên đại học (3,45%), Cao đẳng – cao
đẳng nghề chiếm (22,36%), Trung cấp chiếm (10,42%), lực lượng lao động phổ
thông – Sơ cấp nghề - Công nhân kỹ thuật chiếm (4,37%).
Thuận lợi lớn nhất của TP Hồ Chí Minh là có một hệ thống giáo dục - đào tạo
khá đồng bộ từ mầm non đến đại học và dạy nghề. Theo Giám đốc Sở Giáo dục Ðào tạo TP Hồ Chí Minh Huỳnh Công Minh, hiện nay trên địa bàn có 678 trường
mầm non, 470 trường tiểu học, 243 trường THCS, 150 trường THPT và đội ngũ
giáo viên hơn 75 nghìn người, bảo đảm chỗ học cho khoảng 1,3 triệu em. Ngoài
ra, thành phố còn có hơn 500 cơ sở giáo dục thường xuyên, trung tâm ngoại ngữ,
tin học, hằng năm thu hút hơn 500 nghìn lượt học viên. Nhờ đó, đến nay, thành
phố tiếp tục duy trì phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập giáo dục trung
học cơ sở và phổ cập bậc trung học theo chuẩn của thành phố.
Ðặc biệt, Năm 2014 trên địa bàn Thành phố có 158 trường Đại học, Cao
đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp, Trung cấp nghề. Trong đó có 54 trường Đại
học, 25 trường Cao đẳng chuyên nghiệp, 12 trường Cao đẳng nghề, 41 trường
Trung cấp chuyên nghiệp, 26 trường Trung cấp nghề.
Chỉ tiêu tuyển sinh năm 2014 trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh là
207.556 chỉ tiêu, tăng 1,36% so với năm 2013. Về cơ cấu, chỉ tiêu tuyển sinh hệ
Cao đẳng nghề năm 2013 từ 9.610 chỉ tiêu tăng lên 10.355 chỉ tiêu năm 2014,
tăng 7,8% so với năm 2014. Trung cấp chuyên nghiệp tăng 2,7%, Trung cấp
nghề tăng 9,7% so với chỉ tiêu tuyển sinh đào tạo năm 2013. Thực tế thị trường
lao động trong những năm gần đây số lượng người lao động có trình độ cao đẳng
nghề hoặc trung cấp nghề không đủ đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp. Các
doanh nghiệp luôn trong tình trạng thiếu hụt người lao động có trình độ Cao
đẳng nghề, Trung cấp nghề. Từ thực tế đó, trong các năm qua chỉ tiêu tuyển sinh
của các trường đào tạo nghề có trình độ cao đẳng và trung cấp luôn gia tăng.



2.

Các thành tựu trong đào tạo nguồn nhân lực ở tp HCM:

Thành phố đã đạt được những kết quả khả quan bước đầu trong việc đào tạo
nguồn nhân lực chất lượng cao với các chương trình đào tạo như: 300 tiến sĩ, thạc
sĩ quản lý nhà nước và quản trị kinh doanh; đào tạo 300 tiến sĩ, thạc sĩ ngành giáo
dục đào tạo; thạc sĩ ngành công nghệ sinh học. Các chương trình này đã cung cấp
cho thành phố một lực lượng cán bộ có năng lực, có trình độ chuyên môn đáp ứng
một phần đáng kể nhu cầu nhân lực cao trong quản lý hành chính, giáo dục, đào
tạo và nghiên cứu khoa học. Chương trình đào tạo, bồi dưỡng và hỗ trợ doanh
nghiệp vừa và nhỏ phối hợp Hiệp hội doanh nghiệp thành phố đã tổ chức hàng
chục khóa bồi dưỡng chính thức và ngắn hạn, hàng trăm lớp học nâng cao trình độ
cho lãnh đạo và nhân viên về quản lý nhân sự, luật pháp kinh doanh, thương mại
đầu tư, xây dựng và phát triển thương hiệu, thuế doanh nghiệp... cho hơn 1.000
giám đốc doanh nghiệp và hàng chục nghìn lượt người. Chương trình đào tạo thế
hệ trẻ tài năng ngành văn hóa, thể thao đã xây dựng cho thành phố một lực lượng
cán bộ, văn nghệ sĩ, vận động viên tương đối ổn định, đưa các hoạt động văn hóa,
thể thao và du lịch phát triển lên một tầm cao mới có chất lượng và chiều sâu...
Tuy vậy, nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao vẫn thiếu và
chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của thành phố; cơ cấu
nguồn nhân lực chưa phù hợp; đội ngũ công nhân kỹ thuật lành nghề còn ít.
Nguyên nhân cơ bản là do giữa các trung tâm đào tạo nhân lực và nơi sử dụng
nhân lực chưa có sự tương thích hoàn toàn. 'Ðộ vênh' giữa nhà trường và doanh
nghiệp còn khá lớn. Hơn nữa, doanh nghiệp cũng chưa có chiến lược, kế hoạch
dài hạn về nhu cầu nhân lực của mình, đồng thời chưa thật sự chủ động tham gia,
góp sức vào quá trình đào tạo nhân lực.
Phó Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh Hứa Ngọc Thuận, cho biết: 'Mục tiêu
phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của TP Hồ Chí Minh là nhằm đáp ứng

nhu cầu của sự nghiệp CNH, HÐH và hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới.
Vì thế, thành phố sẽ tập trung đầu tư vào các nhóm đối tượng đặc biệt, có vai trò
quyết định và tạo sự đột phá trong phát triển nhân lực và phát triển kinh tế - xã
hội. Trong giai đoạn 2010 đến 2015, sẽ ưu tiên phát triển nhân lực đủ để cung cấp
cho những ngành có hàm lượng công nghệ cao, có giá trị gia tăng cao. Ðó là bốn


ngành công nghiệp: cơ khí; điện tử - công nghệ thông tin; hóa dược - cao-su; chế
biến tinh lương thực, thực phẩm và chín ngành dịch vụ: tài chính - tín dụng; ngân
hàng - bảo hiểm; thương mại; vận tải, kho bãi, dịch vụ cảng, hậu cần hàng hải và
xuất nhập khẩu; bưu chính viễn thông và công nghệ thông tin - truyền thông; kinh
doanh tài sản, bất động sản; dịch vụ thông tin tư vấn, khoa học công nghệ; du lịch,
khách sạn, nhà hàng; y tế, giáo dục - đào tạo'.
Xuất phát từ thực tiễn, nhu cầu đào tạo nhân lực kỹ thuật nghiệp vụ trung cấp
phải đạt đến nửa triệu người vào năm 2020. Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo phải đạt
70% vào năm 2015 và 80% vào năm 2020 trong đó lao động ở bốn ngành công
nghiệp và chín ngành dịch vụ trọng điểm phải đạt 100%.
3.

-

Các giải pháp góp phần đẩy mạnh và phát triển nguồn nhân lực ở
TP HCM:

Giải pháp thứ nhất: Ban lãnh đạo thành phố đưa ra các chương trình bộ phận:
+ Chương trình nâng cao chất lượng đào tạo đại học và cao đẳng với nhiệm vụ
trọng tâm là xây dựng đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật, cán bộ quản lý các ngành
và lĩnh vực chủ lực theo yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thành phố. Sẽ xây
dựng một đến hai trường đại học đạt tiêu chuẩn ngang tầm các trường cùng cấp ở
các nước tiên tiến trong khu vực về chất lượng và hiệu quả đào tạo, có khả năng

thu hút một bộ phận sinh viên các nước trong khu vực đến học tập.
+ Chương trình nâng cao chất lượng đào tạo nghề hướng tới mục tiêu xây
dựng hệ thống đào tạo chất lượng cao của cả nước đồng thời tạo ra sự gắn kết giữa
nơi đào tạo và nơi sử dụng lao động để tránh lãng phí cho xã hội.
. + Chương trình đào tạo đội ngũ doanh nhân đưa ra chỉ tiêu là tổ chức đào tạo,
bồi dưỡng cho hơn 30 nghìn lượt học viên ở các công ty thuộc thành phố, các
doanh nghiệp vừa và nhỏ thuộc các thành phần kinh tế khác nhau trên địa bàn
thành phố nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp này hội nhập sâu vào kinh tế
khu vực và thế giới.
+ Chương trình đào tạo nguồn nhân lực cho hệ thống chính trị thành phố, toàn
bộ cán bộ đương nhiệm, dự bị chức danh lãnh đạo, quản lý, phải đạt trình độ quản


lý, chuyên môn lý luận chính trị, trình độ tin học theo tiêu chuẩn quy định. 100%
cán bộ, công chức, viên chức phải đạt trình độ chuẩn. 100% cán bộ, công chức
chủ chốt ở cơ sở (phường, xã, thị trấn) phải có trình độ chuyên môn đại học, trung
cấp chính trị và quản lý nhà nước.
Ðể thực hiện thành công các chương trình này, đầu tiên cần tập trung phát
triển cơ sở vật chất, trang thiết bị đáp ứng yêu cầu dạy và học theo hướng hiện
đại, đón đầu sự phát triển của xã hội, hội nhập với khu vực và thế giới, phù hợp
với hoàn cảnh thực tiễn, yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực của thành phố. Ðối với
các trường đào tạo các ngành nghề trọng điểm và các chương trình 'đào tạo có địa
chỉ', cần đầu tư theo chuẩn các nước tiên tiến. Mặt khác, bằng cách tiếp tục đẩy
mạnh xã hội hóa, huy động vốn đầu tư trong nước và ngoài nước để xây dựng các
trường dạy nghề chất lượng cao, đổi mới trang thiết bị dạy học, thí nghiệm, thực
hành, xưởng trường, xây dựng ký túc xá... Ðến năm 2015 sẽ phát triển thêm 22 cơ
sở dạy nghề mới, trong đó có ba trường cao đẳng nghề, ba trường trung cấp nghề,
ba trung tâm dạy nghề.
-


Giải pháp quan trọng thứ hai là phải xây dựng được đội ngũ giáo viên, cán bộ
quản lý giáo dục và dạy nghề có trình độ chuyên môn cao được huy động từ nhiều
nguồn khác nhau. Cần đổi mới nội dung chương trình và phương pháp đào tạo,
gắn nội dung đào tạo trong nhà trường với hoạt động thực tiễn của các doanh
nghiệp, cơ sở sản xuất và các lĩnh vực khác.

-

Một giải pháp quan trọng trong công tác đào tạo nhân lực là phải tăng cường hợp
tác, liên kết giữa các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và các
trung tâm dạy nghề với các đơn vị sản xuất, tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn
thành phố nhằm nâng dần tính tương thích giữa đào tạo và sử dụng lao động. Trên
cơ sở này, thành phố sẽ đưa ra dự báo về nhu cầu nhân lực cho từng giai đoạn và
thậm chí cho từng năm. Thực tế cho thấy trong nhiều năm qua, một số trường đại
học và cao đẳng đã chú trọng việc liên kết này và kết quả mang lại khá khả quan.
Các trường: Ðại học Bách khoa, Ðại học Sư phạm Kỹ thuật, Cao đẳng Kỹ thuật
Lý Tự Trọng, Cao đẳng Tôn Ðức Thắng... đã hợp tác, liên kết với hàng trăm
doanh nghiệp, tập đoàn trong nước và ngoài nước về nhu cầu lao động trong từng
ngành nghề và cung cấp cơ sở vật chất đào tạo cho các trường để sinh viên có điều
kiện thực tập. sự đầu tư của TP cho các đại học trọng điểm gắn với các mục tiêu


và nhiệm vụ cụ thể. Chỉ có lực tác động mạnh bằng việc quan tâm đầu tư thỏa
đáng của TP về tài chính vào các trường đại học trọng điểm mới có thể làm thay
đổi cục diện chất lượng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ vào sự
nghiệp phát triển TPHCM. Đầu tư chiều sâu của TP cho các đại học trọng điểm
chính là đầu tư có hiệu quả và bền vững nhất cho phát triển kinh tế - xã hội không
chỉ hiện tại mà còn ở tương lai của TP.
-


Cùng với đó là việc thực hiện các chương trình nâng cao chất lượng, phát hiện bồi
dưỡng năng khiếu, nhân tài thể thao, văn hóa, thành phố cũng sẽ tập trung đầu tư
cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại tạo điều kiện cho nguồn nhân lực này học
tập, tập luyện thuận lợi, có hiệu quả cao. Riêng đối với thể thao thành tích cao, sẽ
tập trung đầu tư cho 12 môn trọng điểm là: cờ vua, điền kinh, bơi lội, nhảy cầu,
thể dục dụng cụ, bóng bàn, tê-cuôn-đô, giu-đô, đấu kiếm, cầu lông, quần vợt và
đua thuyền.
Tuy nhiên, để chương trình phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phát huy
hiệu quả, thành phố cần có chính sách, chế độ đãi ngộ thích đáng đối với những
người có trình độ cao, nhất là đội ngũ trí thức trẻ và những tài năng trẻ nói chung.

II. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN:
1. Địa hình:
Thành phố Hồ Chí Minh nằm ở đồng bằng hạ lưu sông Đồng Nai – Sài Gòn, giữa khu
vực chuyển tiếp từ cự Nam Trung Bộ sang đồng bằng sông Cửu Long. Về mặt địa hình,
thành phố có 2 đặc điểm chủ yếu sau:
- Đây là địa hình đồng bằng thấp (nơi caonhất không vượt quá 40 m, nhiều chỗ còn thấp
trũng), bề mặt tương đối bằng phẳng và bị chia cắt bởi mạng lưới sông ngòi, kênh rạch
dày đặc.
- Địa hình có xu hướng thấp dần từ tây bắc xuống đông nam, nhưng độ dốc nhỏ.

2. Đất đai:
- Với diện tích tự nhiên 209,5 nghìn ha, đất đai của thành phố được chia thành 4
nhóm đất chính: nhóm đất phèn, nhóm đất phù sa, nhóm đất xám và nhóm đất mặn


3. Khí hậu:
Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong vùng hậu nhiệt đới gió mùa mang tính chất cận
xích đạo. Lượng bức xạ tương đối lớn, đạt trung bình khoảng 140 kcal/ cm 2/năm. Số giờ
nắng trung bình trong ngày là gần 6 giờ. Nền nhiệt khá cao và ổn định với nhiệt độ bình

quân hàng năm là 27,50C. Biên độ nhiệt trung bình giữa các tháng trong năm thấp, từ 2 –
30C

4. Thủy văn:
Nằm ở hạ lưu sông Đồng Nai và sông Sài Gòn, mạng lưới sông ngòi, kênh rạch ở
thành phố khá dày đặc với mật độ 3,38 km/km2.
Thành phố nằm giữa hai con sông lớn là sông Sài Gòn và sông Vàm Cỏ Đông,
nhưng lại chịu ảnh hưởng nhiều của hệ thống sông Đồng Nai. Sông Đồng Nai dài 850
km, bắt nguồn từ vùng Lang Biang do hai nhánh Đa Dung và Đa Nhim hợp thành. Sông
Đồng Nai còn được tiếp nước từ một phụ lưu khác là sông La Ngà từ cao nguyên đổ
xuống nên có nhiều thác ghềnh. Ở đoạn uốn khúc giữa đồng bằng, sông Đồng Nai tiếp
nhận thêm nước của sông Bé rồi hội lưu với sông Sài Gòn tại Nhà Bè. Từ đây sông chia
làm nhiều nhánh (lớn nhất là sông Lòng Tàu) chảy qua vùng rừng Sác rồi đổ ra biển ở
vịnh Đồng Tranh và vịnh Gành Rái

5. Sinh vật:
Rừng của Thành phố Hồ Chí Minh chủ yếu tập trung ở huyện Cần Giờ, đây là rừng
ngập mặn ven biển. Năm 2002, cả thành phố còn 33,5 nghìn ha rừng, trong đó có 10,2
nghìn ha rừng tự nhiên và 23,3 nghìn ha rừng trồng.

6. Khoáng sản:
Thành phố Hồ Chí Minh nghèo khoáng sản. Trên địa bàn thành phố chủ yếu có vật
liệu xây dựng (như sét gạch ngói, cát, sỏi,…)




×