Tải bản đầy đủ (.pdf) (116 trang)

NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN DẦU DO SỰ CỐ KHU VỰC DỰ ÁN KHO TRUNG CHUYỂN XĂNG DẦU TIÊN LÃNG, HUYỆN TIÊN YÊN, TỈNH QUẢNG NINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.39 MB, 116 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
----------------

Lê Thị Tuyết Mai

NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN DẦU DO
SỰ CỐ KHU VỰC DỰ ÁN KHO TRUNG CHUYỂN
XĂNG DẦU TIÊN LÃNG, HUYỆN TIÊN YÊN,
TỈNH QUẢNG NINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Hà Nội - 2016

Hà Nội – 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
----------------

Lê Thị Tuyết Mai

NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN DẦU DO
SỰ CỐ KHU VỰC DỰ ÁN KHO TRUNG CHUYỂN
XĂNG DẦU TIÊN LÃNG, HUYỆN TIÊN YÊN,
TỈNH QUẢNG NINH
Chuyên ngành: Khoa học Môi trƣờng
Mã số: 60440301


LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS.Vũ Văn Mạnh

Hà Nội - 2016


LỜI CẢM ƠN
Trƣớc tiên, em xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới tập thể các thầy cô trong
trƣờng Đại học Khoa học Tự nhiên và các thầy cô trong khoa Môi trƣờng đã truyền
đạt kiến thức cho em trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu.
Với lòng biết ơn sâu sắc, em xin chân thành cảm ơn PGS.TS.Vũ Văn Mạnh
(Bộ môn Quản lý Môi trƣờng, Khoa Môi trƣờng), ThS.Trịnh Hoàng Long đã tận
tình giúp đỡ em hoàn thành luận văn.
Để hoàn thành luận văn, bên cạnh sự nỗ lực, cố gắng của bản thân, em còn
nhận đƣợc rất nhiều sự ủng hộ, động viên và giúp đỡ từ gia đình và bạn bè. Em xin
gửi lời cảm ơn chân thành.
Mặc dù đã cố gắng nhƣng luận văn không thể tránh khỏi nhiều thiếu sót do
sự hiểu biết còn hạn chế, em rất mong nhận đƣợc sự đóng góp ý kiến của thầy cô và
các bạn.
Hà Nội, ngày 25 tháng 11 năm 2015
Học viên: Lê Thị Tuyết Mai
Lớp K20 CHMT

i


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ......................................................................................................................... i
MỤC LỤC .............................................................................................................................ii
DANH MỤC BẢNG ............................................................................................................ iv

DANH MỤC HÌNH ............................................................................................................... v
MỞ ĐẦU ............................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu .............................................................................. 1
2. Mục tiêu đề tài ............................................................................................................... 2
3.Cấu trúc luận văn ............................................................................................................ 2
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN ................................................................................................. 3
1.1. TỔNG QUAN KHU VỰC NGHIÊN CỨU ............................................................... 3
1.1.1. Vị trí địa lý ........................................................................................................... 3
1.1.2. Điều kiện tự nhiên ................................................................................................ 3
1.1.3. Điều kiện kinh tế, xã hội .................................................................................... 13
1.2. DỰ ÁN KHO TRUNG CHUYỂN XĂNG DẦU TIÊN LÃNG ............................... 16
1.2.1. Tính cấp thiết của dự án ..................................................................................... 16
1.2.2. Mô tả chung về dự án......................................................................................... 17
1.2.3. Quy mô kho trung chuyển ................................................................................. 18
1.3. SỰ CỐ TRÀN DẦU ................................................................................................ 20
1.3.1. Khái niệm sự cố tràn dầu ................................................................................... 20
1.3.2. Phân loại sự cố tràn dầu ..................................................................................... 21
1.3.3. Diễn biến của dầu tràn ....................................................................................... 24
1.3.4. Tác động của dầu tràn ........................................................................................ 28
1.3.5. Ô nhiễm dầu ở Việt Nam ................................................................................... 30
1.4. NGHIÊN CỨU TRÀN DẦU .................................................................................... 34
1.5. MÔ HÌNH MIKE 21 ................................................................................................. 36
CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................ 38
2.1. ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU ............................................................... 38
2.1.1. Đối tƣợng nghiên cứu ........................................................................................ 38
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................... 38
2.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................................ 38

ii



2.2.1. Phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu ....................................................................... 38
2.2.2. Phƣơng pháp mô hình hóa. ................................................................................ 38
2.3. THIẾT LẬP MÔ HÌNH TÍNH TOÁN ..................................................................... 46
2.3.1. Cơ sở số liệu ...................................................................................................... 46
2.3.2. Sơ đồ hóa khu vực tính toán .............................................................................. 49
2.3.3. Điều kiện biên và điều kiện biên ban đầu .......................................................... 50
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU............................................................................ 54
3.1. TÍNH TOÁN CHO KỊCH BẢN SỐ 1 ...................................................................... 54
3.2. TÍNH TOÁN CHO KỊCH BẢN SỐ 2 ...................................................................... 61
3.3. TÍNH TOÁN CHO KỊCH BẢN SỐ 3 ...................................................................... 67
3.4. TÍNH TOÁN CHO KỊCH BẢN SỐ 4 ...................................................................... 73
3.5. Ý NGHĨA CỦA MÔ HÌNH ...................................................................................... 77
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ...................................................................................... 80
1. KẾT LUẬN.................................................................................................................. 80
2. KHUYẾN NGHỊ.......................................................................................................... 80
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................... 82
PHỤ LỤC

iii


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1: Nhiệt độ không khí trung bình tại trạm các trạm quan trắc ở Quảng Ninh
năm 2014 (Đơn vị tính: 0C) .........................................................................................5
Bảng 2: Số giờ nắng tại trạm quan trắc năm 2014 (đơn vị: giờ) .................................6
Bảng 3: Độ ẩm không khí trung bình tại trạm quan trắc năm 2014 ............................7
Bảng 4: Lƣợng mƣa tại trạm quan trắc năm 2014 ......................................................8
Bảng 5: Mực nƣớc một số con sông chính tại trạm quan trắc năm 2014 .................10
Bảng 6: Diện tích, dân số, mật độ dân số của các huyện trong tỉnh Quảng Ninh.....13

Bảng 7: Nhu cầu hiện tại và tƣơng lai về xăng dầu của khu vực ..............................17
Bảng 8: Quy mô đầu tƣ xây dựng kho trung chuyển kiêm cửa hàng xăngdầu .........19
Bảng 9: Phân chia sự cố tràn dầu theo nguyên nhân chính .......................................22
Bảng 10: Phân chia các nguyên nhân gây sự cố tràn dầu .........................................22
Bảng 11: Các thông số cho các kịch bản tính toán ...................................................52

iv


DANH MỤC HÌNH
Hình 1: Bản đồ hành chính huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh............................................. 4
Hình 2: Tỉ lệ % diện tích đất năm 2014 ............................................................................... 13
Hình 3: Phân chia sự cố tràn dầu theo nguyên nhân chính .................................................. 23
Hình 4: Sơ đồ diễn biến dầu tràn trong môi trƣờng biển ..................................................... 24
Hình 5: Biến trình mực nƣớc triều tại trạm Bãi Cháy ngày 28/11/2010 ............................. 47
Hình 6: Biến trình mực nƣớc triều tại trạm Bãi Cháy ngày 16/12/2010 ............................. 48
Hình 7: Dữ liệu mực triều tại trạm Bãi Cháy đƣợc đƣa vào mô hình.................................. 49
Hình 8: Sơ đồ lƣới phi tuyến tính khu vực tính toán ........................................................... 50
Hình 9: Vị trí điểm xảy ra tràn dầu trong mô hình .............................................................. 53
Hình 10: Một số các thông số đầu vào trong mô đun tính toán ........................................... 54
Hình 11: Phạm vi vết dầu loang (Theo KB1) ...................................................................... 55
Hình 12: Kết quả mô đun HD sau 1 giờ (KB1) ................................................................... 56
Hình 13: Diễn biến lƣợng dầu tràn sau 1 giờ (KB1)............................................................ 56
Hình 14: Kết quả mô đun HD sau 2 giờ 30 phút (KB1) ...................................................... 57
Hình 15: Diễn biến lƣợng dầu tràn sau 2 giờ 30 phút (KB1) .............................................. 57
Hình 16: Kết quả mô đun HD sau 4 giờ (KB1) ................................................................... 58
Hình 17: Diễn biến lƣợng dầu tràn sau 4 giờ (KB1)............................................................ 58
Hình 18: Kết quả mô đun HD sau 4 giờ 30 phút (KB1) ...................................................... 59
Hình 19:Diễn biến lƣợng dầu tràn sau 4giờ 30 phút (KB1) ................................................ 59
Hình 20: Kết quả mô đun HD sau 8 giờ (KB1) ................................................................... 60

Hình 21: Diễn biến lƣợng dầu tràn sau 8 giờ 00 phút (KB1) .............................................. 60
Hình 22: Diễn biến lƣợng dầu tràn sau 20 giờ 30 phút (KB1) ............................................ 61
Hình 23: Vị trí vết dầu loang (KB2) .................................................................................... 62
Hình 24: Diễn biến lƣợng dầu tràn sau 1 giờ (KB2)............................................................ 63
Hình 25: Diễn biến lƣợng dầu tràn sau 2 giờ (KB2)............................................................ 64
Hình 26: Diễn biến lƣợng dầu tràn sau 8 giờ (KB2)............................................................ 65
Hình 27: Diễn biến lƣợng dầu tràn sau 17giờ (KB2)........................................................... 66
Hình 28: Diễn biến lƣợng dầu tràn sau 23 giờ 30 phút (KB2) ............................................ 66
Hình 29: Phạm vi vết dầu loang (KB3) ............................................................................... 68

v


Hình 30: Kết quả mô đun HD sau 1 giờ (KB3) ................................................................... 69
Hình 31: Diễn biến lƣợng dầu tràn sau 1 gờ (KB3) ............................................................. 69
Hình 32: Kết quả mô đun HD sau 14 giờ (KB3) ................................................................. 70
Hình 33: Diễn biến lƣợng dầu tràn sau 14giờ (KB3)........................................................... 70
Hình 34: Kết quả mô đun HD sau 15 giờ (KB3) ................................................................. 71
Hình 35: Diễn biến lƣợng dầu tràn sau 15giờ (KB3)........................................................... 71
Hình 36: Diễn biến lƣợng dầu tràn sau 16giờ (KB3)........................................................... 72
Hình 37: Diễn biến lƣợng dầu tràn sau 23giờ 30 phút (KB3) ............................................. 72
Hình 38: Phạm vi vết dầu loang (KB4) ............................................................................... 74
Hình 39: Diễn biến lƣợng dầu tràn sau 1 giờ (KB4)............................................................ 75
Hình 40: Diễn biến lƣợng dầu tràn sau 3 giờ (KB4)............................................................ 75
Hình 41: Diễn biến lƣợng dầu tràn sau 9 giờ (KB4)............................................................ 76
Hình 42: Diễn biến lƣợng dầu tràn sau 14 giờ (KB4).......................................................... 77

vi



MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Trên thế giới, từ khi con ngƣời biết khai thác và sử dụng dầu mỏ đến nay,
dầu mỏ đã trở thành một yếu tố thiết yếu, đem lại những lợi ích vô cùng quan trọng
cho sự phát triển kinh tế, xã hội của loài ngƣời. Tuy nhiên, bên cạnh đó, những sự
cố trong khai thác, vận chuyển dầu mỏ trên thế giới cũng trở thành mối đe dọa lớn
đối với môi trƣờng nói chung và các hệ sinh thái nói riêng. Nhiều sự cố tràn dầu đã
xẩy ra trên thế giới, đã để lại những hậu quả nghiêm trọng lâu dài cho môi trƣờng
sinh thái.
Việt Nam là quốc gia biển, có đƣờng bờ biển dài trên 3200km, hệ thống sông
suối, kênh rạch chằng chịt, điều kiện hạ tầng phòng ngừa sự cố còn yếu kém, nguy
cơ xẩy ra sự cố tràn dầu là rất lớn. Theo thống kê của Bộ Tài nguyên Môi trƣờng
(2008), từ năm 1997 đến 2008 ở Việt Nam đã xảy ra hơn 50 vụ tràn dầu trên biển,
trên sông hoặc các hoạt động khai thác vận chuyển dầu.
Những tổn thất về kinh tế và môi trƣờng do sự cố tràn dầu gây ra là rất lớn,
chính vì thế mà trên thế giới hiện nay có rất nhiều các công trình nghiên cứu dự báo
sự di chuyển của vệt dầu sau tai nạn, phổ biến nhất hiện nay là phƣơng pháp mô
hình hóa. Kết quả của việc dự báo này sẽ là cơ sở cho công tác triển khai ứng cứu
kịp thời, hiệu quả và tốn ít chi phí. Đồng thời cũng là căn cứ để các cơ quan có thẩm
quyển buộc bên gây ra tai nạn phải bồi thƣờng cho những tổn thất do bên gây ra tai
nạn phải bồi thƣờng.
Do nhu cầu về sử dụng các loại xăng, dầu trên địa bàn huyện Tiên Yên, tỉnh
Quảng Ninh ngày càng ra tăng, việc cung ứng xăng dầu bằng đƣờng bộ cho các cửa
hàng xăng dầu, các đại lý của khu vực huyện Tiên Yên phải vận chuyển bằng đƣờng
bộ chi phí cao, kho trung chuyển Ninh Dƣơng không thể tiếp nhận đƣợc tàu có
trọng tải lớn trên 200 tấn để nhập hàng. Do vậy Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh
đã chủ trƣơng xây dựng dự án Kho trung chuyển kiêm cửa hàng xăng dầu đặt tại
thôn Mũi Chùa, xã Tiên Lãng, huyện Tiên Yên sẽ giảm đƣợc cự ly vận chuyển bằng
đƣờng bộ và đƣờng thủy.


1


Kho trung chuyển kiêm cửa hàng Tiên Lãng nằm giáp với sông Tiên Yên,
công tác nhập dầu đƣợc tiến hành tại cảng Mũi Chùa, vì thế luôn tìm ẩn nguy cơ
xẩy ra sự cố tràn dầu. Do vậy đề tài : “Nghiên cứu khả năng lan truyền dầu do sự cố
khu vực dự án kho trung chuyển xăng dầu Tiên Lãng, huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng
Ninh” là rất cần thiết để đƣa ra các phƣơng án ứng phó nhanh nhất, kinh tế nhất
cũng nhƣ an toàn nhất đối với môi trƣờng xung quanh khu vực khi sự cố xẩy ra.
2. Mục tiêu đề tài
- Đƣa ra các kịch bản mô phỏng khi có sự cố xẩy ra
- Tính toán lan truyền ô nhiễm theo các kịch bản
- Đề xuất các phƣơng pháp ứng phó dựa trên kết quả tính toán.
3.Cấu trúc luận văn
Mở đầu
Chƣơng 1: Tổng quan
Chƣơng 2: Đối tƣợng, phạm vi và phƣơng pháp nghiên cứu
Chƣơng 3: Kết quả nghiên cứu
Kết luận và khuyến nghị
Tài liệu tham khảo
Phụ lục

2


CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1. TỔNG QUAN KHU VỰC NGHIÊN CỨU
1.1.1. Vị trí địa lý
Vị trí xây dựng dự án thuộc xã Tiên Lãng, huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng
Ninh.

Khu vực huyện Tiên Yên là huyện miền núi nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh
Quảng Ninh, cách trung tâm thành phố Hạ Long khoảng 90km về phía Tây, có tổng
diện tích tự nhiên là 64.789 ha chiếm 10,62% diện tích tự nhiên của tỉnh, có bờ biển
chạy dài khoảng 35km. Có tọa độ: 21012’ đến 21033’ vĩ độ bắc và từ 107013’ đến
107035’ kinh đông; Bắc giáp với huyện Đình Lập thuộc tỉnh Lạng Sơn và huyện
Bình Liêu, Đông giáp với huyện Đầm Hà, Tây giáp huyện Ba Chẽ và thành phố
Cẩm Phả, phía Nam giáp huyện Vân Đồn. Huyện Tiên Yên bao gồm: thị Trấn Tiên
Yên, xã Hà Lâu, Đại Dực, Phong Dụ, Điền Xá, Đông Ngũ, Yên Than, Đông Hải,
Hải Lạng, Tiên Lãng, Đồng Rui, Đai Thành[1].
1.1.2. Điều kiện tự nhiên
1.1.2.1. Đặc điểm địa hình
Địa hình Tiên Yên có nhiều đồi núi, thung lũng và sông suối. Phía Tây Bắc
có dãy núi Cái Kỳ với đỉnh cao nhất là Ngà chạy dài ra cửa sông Ba Chẽ, theo
hƣớng Đông Bắc - Tây Nam, ranh giới thiên nhiên giữa Tiên Yên và Ba Chẽ. Xã
Đại Dực nằm lọt ở chân dãy Pạc Sủi và dẫy Thung Châu có nhiều đỉnh cao trên
700m. Các xã Phong Dụ, Hà Lâu, Hải Lạng, Điền Xá, Yên Than cũng liên tiếp các
quả núi 300-400m. Sông Tiên Yên bắt nguồn từ vùng núi cao Bình Liêu và sông
Phố Cũ bắt nguồn từ Đình Lập là hai sông có lƣu vực rộng, mùa mƣa hay gây ra lũ
lớn. Sông Hà Tràng từ dẫy Pạc Sủi đổ xuống ở phía đông thƣờng gây ra lũ. Các con
sông này có độ dốc lớn, chỉ ở vùng cửa sông thuyền bè mới ra vào đƣợc, nhƣng
chính các con sông này không ngừng mở rộng các bãi phù sa cổ cửa sông, tạo ra
những cánh đồng ven biển ở các xã Đông Ngũ, Đông Hải, Tiên Lãng, Hải Lạng.
Ngoài ra cửa biển, sông Tiên Yên và sông Ba Chẽ còn bồi đắp tạo nên bãi triều
ngập mặn rộng lớn của đảo Đồng Rui [1].

3


Trong phạm vi khu đất của dự án cao độ tự nhiên 0,0÷-1,0m (hệ Quốc Gia).
Khu vực giáp với khu đất trở ra sông có cao độ tự nhiên -1,0÷-2,0m (hệ Quốc Gia).

Nhìn chung địa hình khu nƣớc tƣơng đối nông, lòng sông thoải độ sâu tự nhiên thay
đổi chậm, cao độ tự nhiên tại vị trí cách bờ khoảng 250m mới đạt -2,0m.

Hình 1: Bản đồ hành chính huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh

4


1.1.2.2. Đặc điểm khí tƣợng, thủy văn:
a. Đặc điểm khí tƣợng
Khu vực xây dựng công trình thuộc hạ lƣu sông Tiên Yên, gần khu vực cửa
sông, do đó đặc điểm khí hậu của khu vực mang tính chất chung của khu vực Quảng
Ninh. Đó là khí hậu biển duyên hải, một năm có hai mùa gió [3].
Gió mùa đông bắc từ tháng 11 năm trƣớc đến hết tháng 4 năm sau với nền
nhiệt độ hạ thấp hơn các nơi khác 10C - 30C. Tháng lạnh nhất là tháng 12, 1, 2. Gió
đông bắc mang theo mƣa phùn, mƣa nhỏ làm không khí giảm khô hanh. Gió mùa
đông nam vào các tháng còn lại trong năm, thƣờng nóng và mang theo mƣa rào, bão
tố. Bão xuất hiện từ tháng 5 đến tháng 10, tháng cao điểm là tháng 7 và tháng 8.
Sƣơng mù thƣờng hay xuất hiện vào mùa xuân từ tháng 1 đến tháng 3.
Đặc trƣng các yếu tố khí tƣợng chủ yếu của khu vực nhƣ sau:
* Nhiệt độ
Nằm trong vùng nhiệt đới, Quảng Ninh có lƣợng bức xạ trung bình hàng
năm 115,4 kcal/cm2. Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 23,10c. Nhiệt độ cao
nhất và thấp nhất quan trắc đƣợc là 35,90c vào ngày 2/6/1982 và 5,40c và ngày
14/12/1975. Vào mùa hè từ tháng 6 đến tháng 8 nhiệt độ trung bình khoảng 280c.
Nhiệt độ trung bình mùa đông từ tháng 12 đến tháng 2 năm sau khoảng 16-170c.
Bảng 1: Nhiệt độ không khí trung bình tại trạm các trạm quan trắc ở
Quảng Ninh năm 2014 (Đơn vị tính: 0C)
Bãi


Uông

Cháy



Bình quân năm

23,7

Tháng 1

Cửa Ông

Tiên Yên

Móng Cái

Quảng Hà

Cô Tô

24

23,2

22,9

23


22,8

23,2

16,6

16,6

16

14,8

15,1

14,5

16,1

Tháng 2

16,3

16,6

15,6

15,5

15,4


15,2

14,9

Tháng 3

19,4

20,1

18,6

18,8

18,6

19

17,7

Tháng 4

24,6

25,0

24

24,2


24,1

23,9

23,6

Tháng 5

28,1

28,2

27,7

27,7

27,2

27,2

27,1

Tháng 6

29,3

29,4

28,9


28,7

28,9

28,6

29,2

Tháng 7

28,8

29,1

28,4

28,3

28,4

28,3

28,8

Tháng 8

28

28,3


27,8

27,7

28

27,9

28,1

5


Bãi

Uông

Cháy



Tháng 9

28,2

Tháng 10

Cửa Ông

Tiên Yên


Móng Cái

Quảng Hà

Cô Tô

28,3

28

27,5

27,9

27,5

28,5

26,2

26,3

25,9

25,1

25,5

24,9


26,4

Tháng 11

22,6

22,8

22

21,7

21,6

21,7

22,3

Tháng 12

16,4

16,8

15,8

15,2

15,2


15,4

16

Nguồn: [2]
Bảng 2: Số giờ nắng tại trạm quan trắc năm 2014 (đơn vị: giờ)
Bãi Cháy

Uông Bí

Cửa Ông

Tiên Yên

Móng Cái

Quảng Hà

Cô Tô

Tổng số

1.396,4

1.364,2

1.401,8

1.364,7


1.463,9

1.335,4

1.700,2

Tháng 1

147,2

140,6

139,5

145,8

155,6

152,0

171,4

Tháng 2

28,7

30,7

26,6


30,7

31,4

34,8

41,2

Tháng 3

12,8

12,5

7,5

3,5

7,1

4,9

2,7

Tháng 4

25,7

18,4


12,9

24,5

17,3

10,9

30,7

Tháng 5

165,9

173,4

181,5

143,1

160,6

143,0

212,3

Tháng 6

160,5


133,6

150,5

134,6

147,0

133,9

203,1

Tháng 7

147,8

144,0

154,6

143,6

156,1

141,8

200,6

Tháng 8


132,7

135,4

140,0

135,8

159,8

144,2

167,6

Tháng 9

190,8

198,6

207,9

206,2

210,8

196,1

232,1


Tháng 10

174,6

164,3

173,1

182,5

189,5

170,9

194,8

Tháng 11

115,9

112,2

112,2

114,5

120,7

95,2


137,0

Tháng 12

93,8

100,5

95,5

99,9

108,0

107,7

106,7

Nguồn: [2]
Qua số liệu thống kê số giờ nắng và nhiệt độ của các vùng trong tỉnh Quảng
Ninh, huyện Tiên Yên thuộc vào vùng có nền nhiệt trung bình thấp so với cả tỉnh.
* Độ ẩm
Độ ẩm không khí trung bình trong năm 2014 đạt 87%, cao so với các vùng
khác trong tỉnh. Tháng cao nhất là tháng 3 đạt 96%, thấp nhất là tháng 10 và 12 đạt
81%.

6



Bảng 3: Độ ẩm không khí trung bình tại trạm quan trắc năm 2014
(đơn vị: %)
Bãi Cháy

Uông Bí

Cửa Ông

Tiên Yên

Móng Cái

Quảng Hà

Cô Tô

TB năm

82

83

85

87

85

87


84

Tháng 1

76

76

79

82

77

83

79

Tháng 2

835

83

86

87

84


87

87

Tháng 3

92

92

95

96

92

94

93

Tháng 4

88

90

91

93


89

91

91

Tháng 5

82

83

84

87

89

87

86

Tháng 6

84

84

86


88

88

89

87

Tháng 7

85

85

88

87

88

88

87

Tháng 8

86

88


88

88

88

89

88

Tháng 9

84

85

85

85

84

87

83

Tháng 10

77


77

78

81

78

82

78

Tháng 11

79

81

85

86

84

86

83

Tháng 12


70

71

75

81

75

77

71

Nguồn: [2]
Độ ẩm trung bình của Tiên Yên thuộc vào loại cao trong toàn tỉnh. Cao nhất
vào các tháng 3, 4 khoảng 93-96%, các tháng 12, tháng 1 thấp nhất trong năm
khoảng 81%.
* Lƣợng mƣa
Lƣợng mƣa ở huyện Tiên Yên giống với lƣợng mƣa của cả tỉnh, phân bố
không đều trong năm và chia thành 2 mùa.
- Mùa mƣa từ tháng 5 đến tháng 10 chiếm từ 80- 85% tổng lƣợng mƣa cả
năm, cao nhất là vào tháng 6, 7,8 đạt tới 409,7mm (năm 2014)[2]
- Mùa ít mƣa từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lƣợng mƣa chỉ đạt khoảng
15-20% tổng lƣợng mƣa cả năm, tháng có lƣợng mƣa ít nhất là tháng 1đạt 4mm
(năm 2014).

7



Bảng 4: Lƣợng mƣa tại trạm quan trắc năm 2014
(đơn vị: mm)
Bãi Cháy

Uông Bí

Cửa Ông

Tiên Yên

Móng Cái

Quảng Hà

Cô Tô

Tổng số

1922,1

1402,7

2219,3

1871,0

3005,2

2575,0


2300,1

Tháng 1

1,0

0,1

2,5

4,0

3,8

7,8

2,1

Tháng 2

21,9

22,0

32,3

41,5

55,5


77,9

11,7

Tháng 3

58,8

63,9

76,8

78,8

62,4

87,1

48,0

Tháng 4

148,1

122,8

134,9

86,4


240,3

196,0

113,2

Tháng 5

36,9

86,4

61,1

70,3

281,6

180,0

71,7

Tháng 6

296,4

262,3

421,2


409,7

335,9

273,5

317,4

Tháng 7

515,0

350,7

487,2

357,2

686,7

682,0

351,8

Tháng 8

435,4

205,2


468,5

364,2

608,2

411,6

800,0

Tháng 9

299,1

221,0

321,7

268,3

412,0

305,8

284,2

Tháng 10

33,2


16,3

125,1

73,7

229,6

255,9

178,4

Tháng 11

43,9

21,3

30,1

61,3

43,9

58,6

76,9

Tháng 12


32,4

30,7

57,9

55,6

45,3

38,8

44,7

Nguồn: [2]
* Gió, bão
Chế độ gió ở Quảng Ninh xuất hiện với tấn suất cao và liên tục vào mùa
lạnh, lớn hơn cấp 7 (14m/s) đồng thời mang theo mƣa nhỏ, mƣa phùn với hƣớng gió
chính từ phía đông bắc thổi tới trùng hợp với phƣơng kéo dài của bờ biển. Gió namđông nam thổi yếu hơn và không ổn định với tốc độ gió không quá cấp 4, nhƣng
gây mƣa rào, có nhiều bão tố sớm hơn các vùng khác. Khí áp tâm bão thƣờng lớn
và hơn 930 miliba (gần 38 km/s), đồng thời bão cũng làm sóng biển và nƣớc biển
dâng cao hơn.
Vùng biển Quảng Ninh thuộc vịnh Bắc Bộ chịu ảnh hƣởng khá mạnh của
bão và áp thấp nhiệt đới hình thành từ biển Đông và Thái Bình Dƣơng.
Trong 120 cơn bão và áp thấp đổ vào miền Bắc trong 40 năm trở lại đây có
37 cơn bão đổ vào Hải Phòng và Quảng Ninh chiếm 24,1%, 65 cơn bão đổ vào các
tỉnh miền trung chiếm 51,4%.

8



Với thời gian xuất hiện thƣờng từ trung tuần tháng 5 đến tháng 10, tập trung
vào các tháng 7,8,9, hƣớng đi chủ yếu từ hƣớng Đông Nam đến Tây Tây Bắc hƣớng
gió chính trong bão theo chiều ngƣợc chiều kim đồng hồ. Các kỳ giao thời giữa 2
mùa gió, trên biển cũng thƣờng xuất hiện giông gió cục bộ gây ra gió mạnh, gió
xoáy.
Tại khu vực xây dựng dự án ít chịu ảnh hƣởng của giông bão và sóng gió do
nằm sâu trong nội địa nên đƣợc che chắn tốt.
b. Thủy văn
Sông suối ở Tiên Yên đa phần là sông suối nhỏ chỉ có sông Tiên Yên là lớn
nhất và là một trong bốn con sông lớn của tỉnh (sông Đá Bạc, sông Ka Long, sông
Tiên Yên, sông Ba Chẽ). Sông Tiên Yên bắt nguồn từ đỉnh Cao Ba Lanh (Trung
Quốc) chảy theo hƣớng bắc sang tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc, sau đó chuyển
hƣớng tây tây nam đổ vào xã Đồng Văn, Bình Liêu, Quảng Ninh và đến đây sông
chạy theo hƣớng tây nam, phân chia đƣờng biên giới tự nhiên giữa Việt Nam Trung Quốc, sông chạy đến Hoành Mô, Bình Liêu, Quảng Ninh thì đổi hƣớng bắc nam, chảy qua thị trấn Bình Liêu, hợp với một nhánh sông nữa đổ vào và chảy xuôi
xuống huyện Tiên Yên, Quảng Ninh, đến thị trấn Tiên Yên, sông Tiên Yên lại hợp
với sống Phố cũ (bắt nguồn từ Sơn Động, Bắc Giang) và chảy ra cảng Mũi Chùa
(Tiên Yên). Sông có chiều dài khoảng 82 km, đoạn từ Hoành Mô (Bình Liêu dài
58km, đoạn từ Tiên Yên đến cảng Mũi Chùa dài 10km. Đoạn cửa sông Tiên Yên
thuộc kiểu hình phễu, đều đổ vào những vũng, vịnh nông và bên ngoài thƣờng đƣợc
bao bọc bởi những đảo, cung đảo, các van chắn tự nhiên, chạy gần nhƣ song song
với đƣờng bờ, tạo nên phía trong chúng một phức hệ “vũng - cửa sông” đặc sắc, rất
khác với các cửa sông hình phễu đơn thuần ở Đông Nam Bộ. Với những đặc điểm
nhƣ trên, khu vực cửa sông Tiên Yên không chỉ là nơi kiếm ăn mà còn trở thành bãi
đẻ, nơi ƣơng nuôi cá con và ấu trùng của nhiều loài cá. Biên độ dao động mực nƣớc
ở khu vực này tƣơng đối lớn, ví dụ ở Mũi Chùa cửa sông Tiên Yên là 2,43 m. Độ
muối cao và ổn định ở khu vực [7].

9



Chế độ thủy văn ở Tiên Yên khá đơn giản, với một mùa lũ dài 5 tháng (VIX) đỉnh lũ xuất hiện sớm vào tháng VII. Do ảnh hƣởng của địa hình, nhất là các
điều kiện khí hậu và các sông suối ở đều ngắn, nhỏ, độ dốc lớn nên mùa khô, các
sông cạn nƣớc, có chỗ trơ ghềnh đá nhƣng mùa mƣa lại ào ào thác lũ, nƣớc dâng
cao rất nhanh, gây ra lũ lớn.
Tại khu vực dự án, nằm trên hạ lƣu sông Tiên Yên, lòng sông có bờ sông
không rõ ràng, sát bờ là bãi sú vẹt, bãi đá cuội sỏi. Khi thủy triều lên, lòng sông mở
rộng, khi triều xuống sú vẹt lộ ra trên bãi sông. Đây là khu vực cửa sông chịu ảnh
hƣởng lớn của thủy triều. Vùng biển có chế độ nhật triều thuần nhất, thời gian nƣớc
lên và nƣớc xuống xấp xỉ nhau. Trong một tháng số ngày nhật triều chiếm 26-28
ngày. Biên độ dao động thủy triều vào khoảng 3m, cao nhất đến 4,6m.
Cao độ thủy triều cao nhất: 4,7m (hệ Hải đồ); cao độ thủy triều trung bình:
2,1m; cao độ thủy triều thấp nhất: 0,1m.
Bảng 5: Mực nƣớc một số con sông chính tại trạm quan trắc năm 2014
(đơn vị: cm)
Trạm Bình Liêu –
sông Tiên Yên

Trạm Đồn Sơn – Sông
Đá Bạc

Trạm Bến Triều –
sông Kinh Thầy

Bình quân năm

7702

27


62

Tháng 1

7689

10

44

Tháng 2

7685

22

41

Tháng 3

7688

14

37

Tháng 4

7694


20

50

Tháng 5

7684

23

58

Tháng 6

7709

25

61

Tháng 7

7733

34

89

Tháng 8


7712

24

75

Tháng 9

7739

38

98

Tháng 10

7703

48

79

Tháng 11

7700

37

66


Tháng 12

7684

25

48

Nguồn: [2]

10


1.1.2.3. Địa chất
Căn cứ theo hồ sơ khảo sát địa chất công trình do Trung tâm Tự động hóa
tiết kế HAFICO GROUP lập cho thấy địa chất của khu vực dự án bao gồm các lớp
theo thứ tự từ trên xuống dƣới nhƣ sau [10]:
Lớp 1: Bùn xám, xám ghi, xám nâu, trạng thái chảy.
Lớp 2: Cuội lẫn sạn, xám trắng, xám ghi, xám xanh.
Lớp 3: Cát, sạn, sỏi, lẫn cuội nhỏ, xám trắng, xám ghi, chặt vừa.
Lớp phụ 4a: Đá sét bột kết, phong hóa vỡ vụn, xám nâu, nâu gụ, đôi chỗ
mềm bở.
Lớp phụ 4b: Đá sét bột kết, phong hóa trung bình, xám nâu, nâu gụ.
1.1.2.4. Tài nguyên thiên nhiên
a. Khoáng sản
Tiên Yên có than đá, vàng, quặng chì và kẽm những trữ lƣợng không lớn và
chất lƣợng quặng thấp. Ở Khe Lặc xã Đại Dực có nguồn nƣớc khoáng thuộc loại
Bicacbonat natri đã khảo sát rất có triển vọng khai thác.
b. Thực vật
Huyện Tiên Yên có diện tích rừng khá lớn, năm 2012 là 53.240 ha, độ che

phủ là 52%, nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa miền núi đai cao, địa hình miền
núi - ven biển nên khu vực này rất phong phú về các loại hình thảm thực vật. Thảm
thực vật ở huyện Tiên Yên có từ rừng kín thƣờng xanh nhiệt đới gió mùa (chủ yếu
là quần thể rừng rậm thƣờng xanh nhiệt đới gió mùa trên núi đá thấp, dƣới 700m),
rừng hỗn giao trên vùng đồi núi. Đặc biệt, huyện Tiên Yên có hệ rừng ngập mặn
còn khá tốt cùng với các bãi triều và bãi bùn ven sông. Rừng Tiên Yên rất phong
phú về chủng loại, thực vật có 1.020 loài thuộc 6 ngành và 171 họ. Một số ngành
lớn nhƣ mộc lan (951 loài), ngành dƣơng xỉ (58 loài), ngành thông (11 loài). Động
vật ở Tiên Yên có khoảng 127 loài nhƣ lƣỡng cƣ (11 loài), bò sát (5 loài), chim (67
loài), thú (34 loài) [3].
Ngoài ra, với loại thế bờ biển dài 35 km, hệ thống sông suối đa dạng nên
huyện Tiên Yên còn đa dạng hệ sinh thái thủy vực. Thực vật nổi khu vực biển ven

11


biển Quảng Ninh đã xác định đƣợc 128 loài thuộc 3 ngành Tảo lam, Tảo silic, Tảo
giáp. Trong đó, Cửa sông Tiên Yên có 69 loài thực vật nổi, thuộc 3 ngành tảo gồm
ngành Tảo lam Cyanophyta 2 loài, ngành Tảo silic Bacillariophyta 59 loài và ngành
Tảo giáp Pyrrophyta 8 loài. Đã xác định đƣợc 186 loài rong biển thuộc 4 ngành
rong biển là rong Lam 14 loài (7,5%), rong Đỏ 69 loài (37%), rong Nâu 55 loài
(29,5%) và rong Lục 48 loài (26%). Hệ thực vật ngập mặn ở Quảng Ninh có 17 loài
chủ yếu và 36 loài tham gia cùng hơn 88 loài di cƣ vào vùng rừng ngập mặn. Một
số loài cây đặc trƣng chủ yếu là: đâng, bần chua, trang, vẹt dù, sú, mắm biển, giá,
côi.
c. Động vật
Ở Tiên Yên có 229 loài cá biển, đặc biệt có loài cá quý hiếm đã đƣợc ghi vào
sách đỏ Việt Nam năm 2007: một loài bậc CR: Bostrichythys sinesis (Lacepede);
hai loài bậc EN: Clupanodon thrissa Linnaeus và Hypocampus Bleeker; hai loài bậc
VN: Nematolosa naus và Elops saurus Linnaeus [3].

d. Đất đai
Đất đai nông nghiệp của Tiên Yên rất hẹp, vào khoảng 2445,66 ha (năm
2014) chiếm khoảng 3,8% diện tích toàn vùng, trong đó gần 2000 ha là đất ruộng
lúa nƣớc [2].
Hiện nay có 2 hồ nƣớc: hồ Khe Táu 8 triệu m3 và hồ Tiên Lãng 0,6 triệu m3.
Vùng cửa sông và ven biển rộng 1163 ha đất có nƣớc mặt có thể nuôi trồng thủy hải
sản. Diện tích đất nông nghiệp chiếm tỉ lệ lớn nhất 50274,1 ha (năm 2014) tạo điều
kiện thuận lợi cho Tiên Yên phát triển lâm nghiệp.

12


Tỉ lệ (%) diện tích đất
02%

00%
04%

Đất nông
nghiệp
Đất lâm
nghiệp
Đất chuyên
dùng
Đất ở
78%

Hình 2: Tỉ lệ % diện tích đất năm 2014
Nguồn: [2]
1.1.3. Điều kiện kinh tế, xã hội

1.1.3.1. Xã hội
Dân số: Tiên Yên (2014) có 48.100 ngƣời, mật độ dân số trung bình là 74
ngƣời/km2. Trong đó, mật độ dân số cao nhất là Thị trấn Tiên Yên 1.906 ngƣời.km2,
thấp nhất là Hà Lầu 16 ngƣời/km2[2].
Bảng 6: Diện tích, dân số, mật độ dân số của các huyện trong tỉnh Quảng Ninh

Tổng số
Thành phố Hạ Long
Thành phố Móng Cái
Thành phố Cẩm Phả
Thành phố Uông Bí
Thị xã Quảng Yên
Huyện Bình Liêu
Huyện Tiên Yên
Huyện Đầm Hà
Huyện Hải Hà
Huyện Ba Chẽ
Huyện Vân Đồn
Huyện Hoành Bồ
Huyện Đông Triều
Huyện Cô Tô

Diện tích
(km2)
6102,3
272,0
518,4
343,2
256,3
314,2

475,1
647,9
310,3
513,9
608,6
553,2
844,6
397,2
47,5

Dân số trung bình
(Nghìn ngƣời)
1218,9
232,0
96,6
186,0
113,3
134,2
29,9
48,1
36,5
56,0
20,5
43,0
50,4
166,8
5,6

Mật độ dân số
(ngƣời/km2)

200
853
186
542
442
427
63
74
118
109
34
78
60
420
117

Nguồn: [2]

13


Qua bảng số liệu cho thấy, mật độ dân cƣ của huyện thuộc loại thấp so với
toàn tỉnh, chỉ cao hơn so với các huyện Ba Chẽ, Hoàng Bồ, Bình Liêu. Điều này
cũng ra gây khó khăn cho phát triển kinh tế của vùng.
Dân cƣ: Tiên Yên có 10 dân tộc, Ngƣời Kinh chiếm 50,2%, Dao 22,6%, Tày
14,6%, Sán Chay 8,1%, Sán Dìu 3,6%... Xƣa ngƣời Hoa đông thứ hai, sau năm
1978 còn lại vài chục ngƣời. Ngƣời các tỉnh đồng bằng đông nhất là nông dân ngoại
thành Hải Phòng ra các xã Hải Lạng, Đông Ngũ, Đông Hải… làm cho cơ cấu dân
tộc và sức sản xuất thay đổi cơ bản.
Tôn giáo, tín ngƣỡng: chủ yếu là tín ngƣỡng thờ cúng tổ tiên, đạo Phật, đạo

Thiên chúa, thờ các vị tƣớng lĩnh nhà Trần có công với dân với nƣớc, các vị Thành
Hoàng làng…
Lịch sử, xã hội: Tiên Yên là một huyện có lịch sử hình thành từ rất lâu đời.
Những di chỉ khảo cổ học đƣợc tìm thấy gần cửa sông Hà Tràng, xã Đông Hải cho
thấy con ngƣời đã cƣ trú ở đây vào thời kỳ đồ đá mới. Thời Tiền Lê, vùng đất này
thuộc châu Tân An. Thời Minh là huyện của phủ Tân Yên. Đến đời Lê, là châu Tĩnh
Yên thuộc phủ Hải Đông, thừa tuyên An Bang, sau là châu Tân Yên. Đời Hậu Lê vì
kỵ húy của vua Lê Kính Tông là Duy Tân, nên đổi là Tiên Yên, là vùng đất rộng lớn
bao gồm cả Cẩm Phả, Đầm Hà, Bình Liêu, Ba Chẽ. Đời nhà Nguyễn đổi thuộc phủ
Hải Ninh, tỉnh Quảng Yên, nay là huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh.
1.1.3.2. Kinh tế
Phát triển kinh tế nông nghiệp: Kinh tế của huyện theo mô hình nông - lâm ngƣ nghiệp. Diện tích đất nông nghiệp chiếm 2445,6 ha, thuận lợi cho việc trồng lúa
và các loại cây hoa màu, sản xuất chuyên canh, nhƣ trồng dong riềng, chế biến miến
dong, trồng khoai lang, mía tím, rau xanh, đậu, đỗ ngô… Năng suất lúa của vùng
đạt 44 tạ/ha (trung bình toàn tỉnh đạt 49 tạ/ha), sản lƣợng đạt 13,2 tấn (theo số liệu
thống kê năm 2014).
Phát triển kinh tế lâm nghiệp: Diện tích đất rừng là 39143 ha (số liệu 2014),
trong đó diện tích đất rừng tự nhiên là 12351 ha, diện tích đất rừng trồng là 26793
ha. Tiên Yên có nhiều gỗ quý để sản xuất đồ gỗ và xuất khẩu. Khe Táu là vùng

14


trồng quế nổi tiếng. Ngoài ra đất rừng Tiên Yên còn phù hợp cho phát triển một số
các loại cây có giá trị kinh tế cao nhƣ Sở, Thông, Lát và cá loại cây dƣợc liệu quý…
Tuy nhiên kinh tế của vùng vẫn còn gặp nhiều khó khăn.
Phát triển kinh tế ngƣ nghiệp: Tiên Yên có bờ biển dài 35 km, tiếp giáp với
vịnh Bắc Bộ. Trong vùng là một hệ thống chuỗi bãi chiều rừng ngập mặn, tạo nên
nguồn lợi hải sản phong phú, nơi sinh sống của nhiều lại hải sản có giá trị nhƣ: tôm,
cua, cá song, cá cháp, ngán, sái sùng, giun biển…tạo ra một hệ sinh thái biển phong

phú, đa dạng, có tiềm năng lớn để phát triển kinh tế biển. Trữ lƣợng hải sản lớn, khả
năng cho phép khai thác ổn định khoảng 3500 tấn/năm, chủ yếu là tôm, cá, mực và
các loại nhuyễn thể khác.
Theo dự thảo Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện Tiên Yên
đến năm 2020, tầm nhiền 2030 đã đặt ra mục tiêu Tiên Yên sẽ trở thành khu vực
trung tâm chuyển hàng hóa giữa Khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái với Khu kinh tế
Vân Đồn, Thành phố Hạ Long và tỉnh Lạng Sơn. Quy hoạch xác định giải pháp và
các đột phá là tập trung vào dịch vụ du lịch và logistic, phát triển kinh tế thủy sản,
chăn nuôi theo hƣớng hàng hóa.
1.1.3.3. Giao thông vận tải
a. Giao thông đƣờng bộ:
Huyện lỵ là thị trấn Tiên Yên nằm ở điểm giữa Quốc lộ 18A, cách thành phố
Hạ Long và Móng Cái đều trên 90km. Tiên Yên là đầu mối giao thông: Quốc lộ 4B
từ Lạng Sơn đi tới cảng Mũi Chùa; Quốc lộ 18C từ Bình Liêu tới cửa khẩu Hoành
Mô 47 km. Tiên Yên không chỉ là đầu mối giao thông hiểm yếu giữa vùng Đông
Bắc mà còn có vị trí quan trọng về kinh tế quốc phòng.
Theo quy hoạch phát triển tuyến đƣờng 4B sẽ nối cảnh Mũi Chùa với huyện
Vân Đồn (qua cầu Vân Tiên) nên trong tƣơng lai sẽ là đƣờng trục chính nối Hạ
Long với Móng Cái.
b. Giao thông đƣờng biển
Tiên Yên có cảng Mũi Chùa đã đƣợc cải tạo nâng cấp cho tầu 1000 tấn ra
vào lấy hàng. Đây là vị trí thuận lợi cho việc trung chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu

15


tới các cửa khẩu Bình Liêu, Bắc Phong Sinh, Móng Cái và một số cửa khẩu ngoài
tỉnh nhƣ Lạng Sơn, Cao Bằng.
1.2. DỰ ÁN KHO TRUNG CHUYỂN XĂNG DẦU TIÊN LÃNG
1.2.1. Tính cấp thiết của dự án

Dự án “ Kho trung chuyển kiêm cửa hàng xăng dầu tại xã Tiên Lãng, huyện
Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh” ra đời xuất phát từ hiện trạng cung ứng xăng dầu tại
khu vực miền Đông tỉnh Quảng Ninh và nhu cầu tiêu thụ xăng dầu trên địa bàn.
Việc cung ứng xăng dầu cho các cửa hàng xăng dầu cho các khu vực Tiên
Yên, Ba Chẽ, Bình Liêu, Đầm Hà, Hải Hả, Móng Cái (khu vực miền Đông) chủ yếu
vận tải bằng đƣờng bộ từ Kho K130- XNXD Quảng Ninh (phƣờng Hà Khẩu, thành
phố Hạ Long) chi phí vận chuyền bằng đƣờng bộ rất lớn, chỉ có một phần Diezel
đƣợc chuyển từ Cảng dầu B12 (Bãi Cháy – Hạ Long) đến kho Ninh Dƣơng (Móng
Cái) hoặc kho Cẩm Đông (Cẩm Phả) sau đó vận chuyển đƣờng bộ về các điểm tiêu
thụ.
Một điểm khó khăn là hiện nay kho Ninh Dƣơng không thể thƣờng xuyên
tiếp nhận tàu có trọng tải 200 tấn ra vào để nhập hàng mà phải chờ con nƣớc đủ lớn,
do vậy không chủ động đƣợc nguồn hàng. Tại kho Cẩm Đông, luồng đang bị lấp do
quá trình đô thị hóa.
Theo quy hoạch phát triển thì trong thời gian sẽ có nhiều dự án đã, đang và
sẽ đƣợc triển khai tại khu vực miền Đông Quảng Ninh, trong đó có dự án Tổ hợp
Công nghiệp, dịch vụ, cảng biển lớn nhất Việt Nam tại khu vực Hòn Miều – Hải Hà
bao gồm: cảng nƣớc sâu, tàu chở dầu thô, nhà máy đóng tàu biển quy mô lớn, nhà
máy lọc dầu, nhà máy sản xuất thép, nhà máy nhiệt điện… kết hợp với dự án đƣờng
cao tốc Hạ Long – Khu kinh tế Hải Hà – Móng Cái, tuyến đƣờng sắt cao tốc hòa
mạng lƣới đƣờng sắt quốc gia. Do đó dự báo tiêu thụ xăng dầu trong tƣơng lai (5-10
năm tới ) sẽ vào khoảng [10]:

16


Bảng 7: Nhu cầu hiện tại và tƣơng lai về xăng dầu của khu vực
Hình thức
Xuất


bán

Nhu cầu hiện tại
trực

tiếp

(xăng và diesel)
Xuất di chuyển và đại
lý (diesel)
Nhà

máy

điện

Khoảng 50 m3/tháng

Nhu cầu trong tƣơng lai (510 năm tới)
Khoảng 200 m3/tháng

Khoảng 500 m3/tháng Khoảng 6000 m3/tháng

Na

Khoảng

Dƣơng (Lạng Sơn)

20000


tấn

Mazut/năm

Nhƣ vậy, việc xây dựng “Kho trung chuyển kiêm cửa hàng xăng dầu tại xã
Tiên Lãng, huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh” là cần thiết để đáp ứng nhu cầu của
khu vực có xu hƣớng ngày càng tăng, đồng thời giảm đƣợc chi phí trong quá trình
vận chuyển.
1.2.2. Mô tả chung về dự án
Kho trung chuyển kiêm cửa hàng xăng dầu Tiên Lãng dự kiến xây dựng sẽ
cách trung tâm thị trấn của xã Tiên Lãng, huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh khoảng
6 km, cách cảng Mũi Chùa 2 km. Khu đất dự kiến xây dựng công trình có [10] :
- Chiều dài bám mặt đƣờng: 200m
- Chiều sâu vuông góc với mặt đƣờng 86m (một bên là 40,5m), cách mép
đƣờng quốc lộ 4B từ 25 đến 31m.
- Diện tích công trình: 16295m2.
- Phía Đông Bắc giáp sông Tiên Yên.
- Phía Tây Nam giáp quốc lộ 4B từ Mũi Chùa đi Lạng Sơn.
Kho trung chuyển kiêm cửa hàng xăng dầu Tiên Lãng có độ cao tự nhiên
0,0:-1m (hệ Quốc gia). Khu vực nƣớc giáp với khu đất trở ra sông có cao độ tự
nhiên -1: -2m (hệ Quốc Gia). Nhìn chung địa hình khu nƣớc tƣơng đối nông, lòng
sông thoải độ sâu tự nhiên thay đổi chậm, cao độ tự nhiên tại vị trí cách bờ khoảng
250 m mới đạt 2m.

17


×