Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

ĐỀ CƯƠNG TÂM LÝ HỌC LỨA TUỔI SP THPT(P1)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (156 KB, 21 trang )

ĐỀ 1
Câu 1: Vận dụng quan điểm Tâm lí học Mac- Xít để phân tích và đánh giá những
quan niệm đúng, sai hoặc chưa đầy đủ được thể hiện trong các câu ca dao, tục ngữ
sau:
- Khôn từ trong trứng khôn ra
- Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng.
- Có học mới hay, có cày mới biết.
- Ba năm ở với người đần
Chẳng bằng một lúc đứng gần người khôn
Trả lời:
 Trình bày quan điểm duy vật biện chứng về sự phát triển tâm lí trẻ em:
- Khái niệm:
+ sự phát triển là quá trình biến đổi của sinh vật từ thấp đến cao từ đơn giản đến phức
tạp. Đó là quá trình tích lũy dần về luợng dẫn đến sự thay đổi về chất. Đó là quá trình
tạo ra cái mới trên cơ sở cái cũ do sự đấu tranh giữa các mặt đối lập nằm ngay trong
chính bản thân sự vật hiện tuợng
+ Phát triển tâm lí trẻ em là quá trình trẻ em lĩnh hội nên văn hóa xã hội
- Bản chất của sự phát triển tâm lí trẻ em không phải chỉ là sự tăng giảm về mặt số
lượng mà là quá trình biến đổi về chất trong tâm lí, cụ thể:
+ Sự thay đổi về lượng của các chức năng tâm lí dẫn đến sự thay đổi về chất và đưa đến
sự hình thành cái mới
+ Sự phát triển tâm lí gắn liền với sự xuất hiện những đặc điểm mới về chất- những cấu
tạo tâm lí mới ở những giai đoạn lứa tuổi nhất định. VD: như nhu cầu tự lập của trẻ lên
3; Cảm giác về sự truởng thành cơ thể ở thiếu niên
+ những biến đổi về chất trong tâm lí sẽ đưa đứa trẻ từ lứa tuổi này sang lứa tuổi khác.
bất cứ một mức độ nào của trình độ trước cũng là sự chuẩn bị cho trình độ sau. Yếu tố
tâm lí lúc đầu là thứ yếu sau chuyển sang chủ yếu
+ trong giai đoạn phát triển khác nhau có sự cải biến về chất luợng của các quá trình
tâm lí và toàn bộ nhân cách trẻ
- Sự phát triển tâm lí trẻ em là quá trình trẻ em lĩnh hội VHXH loài người, là kết quả
hoạt động do chính đứa trẻ thực hiện hành động trên các đối tượng do loài người sang


tạo ra dưới sự hướng dẫn của người lớn
* Tóm lại


+ Sự phát triển tâm lí là một quá trình chuyển đổi liên tục từ cấp độ lứa tuổi này sang
cấp độ lứa tuổi khác. Mỗi cấp độ lứa tuổi sự phát triển tâm lí đạt tới chất lượng mới và
diễn ra theo quy luật đặc thù.
+ Sự phát triển tâm lí của trẻ đầy biến động diễn ra cực kì nhanh chóng. Không bằng
phẳng có khủng hoảng và đột biến. Chính hoạt động của đứa trẻ dưới sự hướng dẫn của
người lớn làm cho tâm lí của trẻ hình thành và phát triển
- Vai trò của các yếu tố đối với sự phát triển tâm lí trẻ em :
+ bẩm sinh di truyền:tiền đề vật chất, điều kiện tự nhiên cần thiết đối với sự phát triển
tâm lí
+ Hoàn cảnh môi trường sống:ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lí
+ Hoạt động của cá nhân:yếu tố quyết định trực tiếp đến sự phát triển tâm lí
+ Giáo dục:giữ vai trò chủ đạo với sự phát triển tâm lí
 Đứng trên lập trường quan điểm duy vật biện chứng về sự phát triển tâm lí trẻ em
để chỉ ra những quan điểm đúng sai hoặc chưa đầy đủ thể hiện qa các câu ca dao
tục ngữ:
- Khôn từ trong trứng khôn ra: Đây là quan niệm sai vì cho rằng yếu tố di truyền
quyết định sự phát triển tâm lí. Theo quan điểm tâm lí duy vật biện chứng yếu tố
bẩm sinh di truyền chúng là tiền đề vật chất, điều kiện tự nhiên cần thiết đối với sự
phát triển tâm lí. Nó có tác dụng tạo điều kiện hoặc gây khó khăn cho việc hình
thành một năng lực nào đó. Đây là quan niệm đúng nhưng chưa đầy đủ, theo quan
điểm TLDVBC h. cảnh mtrg sống có ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lí. Cácmác
nói :“hoàn cảnh tác động đến con người chừng nào con người tác động đến hoàn
cảnh”
- Có học mới hay có cày mới biết: Đây là quan điểm đúng. Theo quan điểm
TLDVBC hoạt động cá nhân là yếu tố quyết định trực tiếp đén sự phát triển tâm lí
- Ba năm……nguời khôn: Đây là quan điểm đúng. Theo quan điểm TLDVBC sự

phát triển tâm lí của trẻ phụ thuộc vào trình độ văn hóa nguời mà nó tiếp xúc. Yếu tố
giao tiếp là nhân tố cơ bản, điều kiện tiên quyết đối với sự hình thành phát triển tâm lí
Câu 2: Uy tín là gì?Phân tích vai trò của uy tín trong hoạt động của người thầy giáo
và những điều kiện để hình thành uy tín của người thầy giáo?
Trả lời


- Uy tín của người thầy giáo là toàn bộ những phẩm chất năng lực của ngừoi thầy giáo
có tác động, ảnh hưởng đến tư tuởng tình cảm học sinh, đc hs thừa nhận, tôn trọng tin
yêu và noi theo(đó là tấm lòng và tài năng của
- Vai trò của uy tín trong hoạt động của người thầy giáo:
+ nguời thầy giáo có uy tín sự ảnh huởng mạnh mẽ đến tư tuởng tình cảm của học sinh.
Đc hs thừa nhận tin yêu và kính trọng. Tạo ra chất luợng hiệu quả trong dạy học và giáo
dục. Tỏa ra hòa quang, soi sáng con đuờng cho hs của mình đi theo và làm theo mình
Uy tín là kết quả của sự hoàn thiện nhân cách, là hiệu quả của qá trình lao động kiên trì
và giàu sáng tạo là sự kiến tạo quan hệ tốt đẹp giữa thầy và trò
- Đk để hình thành uy tín đối vs ng thầy giáo:
+ Thuơng yêu học sinh và tận tụy với nghề
+ Công bằng trong đối xử
+ Phải có ý chí tiến thủ
+ Có phương pháp và kĩ năng tác động trong dạy học và giáo dục hợp lí, hiệu quả và
sáng tạo
+ Gương mẫu về mọi mặt, mọi lúc mọi nơi

ĐỀ 2
Câu 1: Phân tích đặc điểm sự phát triển trí tụê ở lứa tuổi học sinh THCS từ đó rút
ra KLSP ?
Trả lời:



Sự phát triển trí tuệ của tuổi thiếu niên thể hiện rõ sự chuyển tiếp từ tính chất không chủ
định sang tính chất có chủ định. Nghĩa là tính chất k chủ định không giảm đi, tính chất
có chủ định đang phát triển mạnh nhưng chưa chiếm ưu thế. Sự chuyển tiếp thể hiện
qua các quá trình nhận thức:
• Tri giác:
+ Khi tri giác SVHT có khả năng phân tích, tổng hợp phức tạp hơn
+ Khi tri giác SVHT các em biết đặt mục đích, có kế hoạch có trình tự và hoàn thiện
hơn
+ Tri giác time và tri giác k gian của các en khá chính xác
+ Khối lượng tri giác tăng, vừa nghe giảng vừa ghi chép bài
+ Tuy nhiên tri giác ở thiếu niên còn thiếu kiên trì nóng vội, thể hiện tính vội vàng hấp
tấp, tính tổ chức và hệ thống còn yếu
 KLSP
+ Giáo viên cần bồi duỡng cho HS khả năng phân tích tổng hợp chính xác
+ GV cần giúp HS tri giác có kế hoạch và hoàn thiện hơn khi tri giác sự vật
+ GV cần giúp HS rèn luyện tính kiên trì trong tri giác
• Trí nhớ
- Tiến bộ:
+ Trí nhớ của thiếu niên dần dần mang tính chất của quá trình đc điều khiển, điều chỉnh
và có tổ chức
+ Khả năng ghi nhớ và nhớ lại có chủ định đạt đến trình độ khá cao
+ Biết chọn lọc nội dung ghi nhớ và có nhiều tiến bộ trong việc ghi nhớ tài liệu trìu
tuợng
+ Có ý thức chọn lọc cách ghi nhớ và phuơng thức ghi nhớ. Ghi nhớ máy móc dần
nhường chỗ cho ghi nhớ logic, ghi nhớ ý nghĩa tăng lên
- Hạn chế
+ Thiếu niên còn tùy tiện trong ghi nhớ, các e có khả năng ghi nhớ ý nghĩa nhưng khi
gặp tài liệu khó lại từ bỏ kiểu ghi nhớ này
+ Chưa hiểu đúng việc ghi nhớ máy móc coi đó là học vẹt coi thường việc ghi nhớ
chính xác nên nhiều định nghĩa định lí diễn đạt sai. Ngược lại một số HS học vẹt là

chính không tìm ra phuơng pháp ghi nhớ
 KLSP
+ GV cần giải thích cho HS hiểu rõ sự cần thiết phải ghi nhớ chính xác những định
nghĩa định luật công thức, mốc thời gian….


+ Dạy cho HS biết cách ghi nhớ ý nghĩa như tách các ý thành điểm tựa, lập dàn ý sơ
luợc ôn tập
+ Rèn cho HS có kĩ năng trình bày chính xác nội dung bài học theo cách diễn đạt của
mình
+ Giúp HS thấy đc mqh giữa các tri thức và môn học khác nhau. Sự thống nhất tri thức
của các môn học khác nhau
• Chú ý:
- Chú ý có chủ định phát triển rõ nét, sog những ấn tuợng và rung động mạnh mẽ phong
phú khiến cho chú ý cuẩ thiếu niên không bền vững
- Chú ý có tính lựa chọn nhưng sự lựa chọn lại phụ thuộcvào tính chất của đối tuợng và
hứng thú của các e với nó
- Khối luợng chú ý và khả năng di chuyển chú ý tăng lên rõ rệt
 KLSP:
- GV cần tổ chức hoạt động học tập hợp lí, tạo ra sự hứng thú cho các em
- Nội dung giờ học phải phong phú hấp dẫn để kích thích tính hoạt động tích cực của
các em
• Tư duy
- Tư duy nói chung, tư duy trừu tượng nói riêng phát triển mạnh
- Thành phần tư duy hình tuợng cụ thể vẫn tiếp tục phát triển và giữ vai trò quan trọng
trong cấu trúc của tư duy
- Tính phê phán của tư duy phát triển, các em biết lập luận và giải quyết vấn đề một
cách có căn cứ. Tuy nhiên, không phải lúc nào tư duy của thiếu niên cũng là sự suy nghĩ
có phê phán
 KLSP:

- GV cần giúp các em hiểu đúng việc ghi nhớ chính xác. Rèn cho các em phương pháp
ghi nhớ logic
- Trong giảng dạy cần kết hợp nhiều hình thức tổ chức khác nhau, sử dụng hiệu quả đồ
dùng dạy học, kích thích tích cực, tạo hứng thú cho thiếu niên đối với các môn học
- Phát triển tư duy trìu tượng cho thiếu niên làm cơ sơ cho việc lĩnh hội khái niệm khoa
học
Câu 2: Giờ tập làm văn cô giáo ra đề: Hãy viết cảm xúc về mẹ của em……. mẹ ơi
Tình huống trên thể hiện hạn chế trong năng lực nào của nguời giáo viên? Theo a/ chị
làm ntn để khắc phục hạn chế đó?


Trả lời
• Hạn chế trong năng lực hiểu học sih trong quá trình dạy học và giáo dục
- Năng lực hiểu học sinh trong quá trình dạy học và giáo dục là năng lực “thâm nhập”
vào thế giới bên trong của học sinh, hiểu biết tuờng tận về nhân cách của chúng cũng
như năng lực quan sát một cách tinh tế những biểu hiện tâm lí của học sinh trong quá
trình dạy học và giáo dục
- Biểu hiện :
+ Biết đến trình độ văn hóa, trình độ phát triển của học sinh
+ Xác định chính xác khối lượng kiến thức đã có và khối luợng kiến thức cần trình bày
cho học sinh
+ Có khả năng nắm đc những thông tin phản hồi từ phía học sinh
+ Biết đặt mình vào vị trí người học
+ Biết dự đoán những thuận lợi và khó khăn của học sinh khi thực hiện nhiệm vụ nhận
thức
- Các yếu tố ảnh huởng đến việc hình thành năng lực hiểu học sinh trong quá trình
dạy học
+ Thâm niên nghề nghiệp(kinh nghiệm của GV)
+ Kĩ năng giao tiếp với trẻ
+ Sự nắm vững chuyên môn của người giáo viên(sâu và rộng)

+ Sự am hiểu về tâm lí lứa tuổi, tâm lí sư pham
+ Óc sư phạm sáng tạo
+ Năng lực quan sát tinh tế của người giáo viên
Năng lực hiểu học sinh là kết quả của quá trình lao động đầy trách nhiệm, yêu thuơng
sâu sắc gần gũi học sinh trên cơ sở nắm vững trình độ chuyên môn của mình, đặc điểm
tâm lí lứa tuổi và tâm lí học sinh, năng lực quan sát
- Đã có năng lực nói trên a/chị cần phải:
+ Tích lũy và học hỏi vốn kinh nghiệm từ các đồng nghiệp
+ Không ngừng hoàn thiện kiến thức chuyên môn, cũng như kĩ năng giao tiếp với trẻ
+ Trau dồi vốn hiểu biết về tâm lí lứa tuổi, tâm lí sư phạm. .
+ Rèn luyện óc sư phạm sáng tạo, năng lực quan sát tinh tế trong quá trình dạy học


ĐỀ 3
Câu 1: Phân tích đặc điểm sự phát triển trí tuệ ở lứa tuổi đầu thanh niên, từ đó rút
ra KLSP cần thiết?
Trả lời:
Đây là giai đoạn quan trọng cho sự phát triển trí tuệ, tính chủ định phát triển mạnh mẽ ở
tất cả các quá trình nhận thức
• Tri giác
- Tri giác có độ nhạy cảm cao nhất là về nghe nhìn
- Có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các cơ quan hoạt động
- Tri giác có mục đích, có kế hoạch, đạt tới trình độ cao
- Quan sát đã chịu sự điều khiển của hệ thống tín hiêu thứ 2
- Vì vậy thanh niên có thể điều khiển hoạt động của mình theo kế hoạch và chú ý đến
mọi khâu của quá trình


- Tuy nhiên quan sát của học sinh THPT cũng khó có sự hiệu quả cáo nếu thiếu sự chỉ
đạo của GV

 KLSP
- GV cần quan tâm sát xao tới HS, huớng sự phát triển tri giác của các em theo huớng
đúng đắn
- GV cần huớng dẫn cho Hs thói qen tri giác có kế hoạch có mục đích
- GV cần sử dụng các tri thức có hiệu quả nghe nhìn cao, kích thích tri giác của Hs
• Trí nhớ
- Ghi nhớ có tính chủ định giữ vai trò chủ đạo trong hoạt động trí tuệ
- Ghi nhớ logic, trìu tuợng, ghi nhớ ý nghĩa ngày càng tăng. Các em biết sử dụng tốt các
phương pháp ghi nhớ tách ý, lập dàn ý, tóm tắt
- Các em đã biết tài liệu nào phải ghi nhớ chính xác
- Tuy nhiên một số em còn ghi nhớ đại khái, đánh giá thấp việc ôn tập
 KLSP:
+ GV cần giải thích cho học sinh hiểu rõ sự cần thiết phải ghi nhớ chính xác, tính chất
quan trọng của việc ôn tập
+ GV rèn cho HS việc ghi nhớ đúng đắn theo ý nghĩa, tách các ý thành điểm tựa, lập
dàn ý sơ lược. .
+ GV rèn cho HS có kĩ năng trình bày chính xác nội dung bài học theo cách diễn đạt
của mình
+ Giúp HS thấy đc mqh giữa các tri thức và môn học khác nhau. Sự thống nhất tri thức
của các môn học khác nhau
• Chú ý:
- Chú ý có chủ định phát triển mạnh và chiếm ưu thế
- Tính lựa chọn của chú ýphụ thuộc vào thái độ của các em đối với môn học
- Năng lực di chuyển và phân phối chú ý cũng đc phát triển và hoàn thiện rõ rệt
- Tuy nhiên thanh niên HS ít chú ý đến khi GV đề cập tới ý nghĩa thực tiễn và ứng dụng
tri thức vào cuộc sống
 KLSP:
- GV cần tổ chức hoạt động học tập hợp lí, tạo ra sự hứng thú cho các e
- ND giờ học phải phong phú hấp dẫn để kích thích tính họat động tích cực của các e
• Tư duy

- Hoạt động tư duy tích cực và độc lập hơn
- Các e có khả năng tư duy lí luận, tư duy trìu tượng một cách độc lập và sáng tạo


- Tư duy chặt chẽ và có tính nhất quán hơn, tính phê phán của tư duy phát triển mạnh,
điều này tạo điều kiện cho việc thực hiện các tư duy logic, tư duy toán học
- Tuy nhiên 1 số em còn tư duy thiếu độc lập
 KLSP
- GV cần giúp HS tư duy tích cực và độc lập hơn. Rèn luyện cho các e phuơng pháp tư
duy đúng đắn
- Trong giảng dạy cần kết hợp nhiều hình thức tổ chức khác nhau, sử dụng hiệu quả đồ
dùng dạy học, kích thích tích cực, tạo hứng thú cho thiếu niên đối với các môn học
- Phát triển tư duy trìu tượng cho thiếu niên làm cơ sở cho việc lĩnh hội khái niệm khoa
học.
Câu 2: “Trong lớp có 1 Hs nói tục, thầy giáo nghe thấy nhưng k hề quát nạt, hầy
nhờ 1 Hs khác mang đến 1 cốc nước sạch. Thầy cầm lấy đưa cho Hs nói tục và nói:
“Em hãy ra ngoài xúc miệng cho sạch rồi vào lớp học tiếp”. Cậu học trò cúi đầu
ngượng ngùng truớc lỗi lầm của mình. Cả lớp im lặng, từ đó không ai còn nghe thấy
lời nói tục nữa. ”
Tình huống trên thể hiện thể hiện năng lực nào là chủ yếu của GV ? phân tích biểu hiện
và phương hướng bồi duỡng năng lực đó?
Trả lời:
Tình huống trên thể hiện năng lực khéo léo đối xử sư phạm:
- Khéo léo đối sử sư phạm là kĩ năng tìm ra những phương thức tác động tới Hs một
cách hiệu quả nhất, là sự cân nhắc đúng đắn những nhiệm vụ sư phạm cụ thể phù hợp
với đặc điểm và khả năng của tập thể cũng như cá nhân Hs trong những tình huống sư
phạm cụ thể
- Các yếu tố tâm lí của sự khéo léo đối xử sư phạm:
+ Sự thống nhất giữa tình thương yêu hợp lí của GV đối vs Hs và những hình thức đối
xử hoàn thiện về mặt sư phạm

+ Sự thống nhất giữa niềm tin và sự kiểm tra sư phạm
+ Sự cân bằng giữa ý chí khi giao tiếp kết hợp với tính giản dị, chân thật. .
+ Sự thống nhất giữa sự tôn trọng nhân cách Hs và tính yêu cầu cao có cơ sở về mặt sư
phạm
- Biểu hiện của sự khéo léo đối xử sư phạm:
+ Phát hiện kịp thời và khéo léo giải quyết các tình huống sư phạm bất ngờ này sinh,
tránh thô bạo nóng vội


+ Biến cái bị động thành cái chủ động, giải quyết mau lẹ các tình huống phức tạp nảy
sinh
+ Quan tâm đến trẻ tin yêu, tôn trọng trẻ tinh thông nghề nghiệp
 Phương hướng bồi dưỡng năng lực khéo léo đối xử sư phạm:
- GV cần trang bị cho mình một kiến thức chuyên môn vững vàng lòng yêu nghề và tinh
thần nhiệt huyết với sự nghiệp giáo dục
- GV cần trau dồi vốn sống sâu rộng, vốn kinh nghiệm giao tiếp khéo léo tinh tế
- GV cần luyện tập phản ứng nhanh với các tình huống, luôn đưa ra các giải quyết hợp

- GV cần thấu hiểu tâm lí Hs, tâm lí phụ huynh, cũng như tâm lí các đồng nghiệp xung
quanh

ĐỀ 4
Câu 1: So sánh đặc điểm tự ý thức của lứa tuổi thiếu niên và lứa tuổi đầu thanh
niên?
Trả lời;
- Tự ý thức về bản thân mình nghĩa là con nguời tự xem xét, đánh giá về bản thân mình
nhờ vậy mà con người thái độ với bản thân, có khả năng giáo dục, tự hoàn thiện mình
- Sự khác biệt cơ bản trong sự phát triển tự ý thức của thiếu niên và thanh niên mới lớn

Thiếu niên


Thanh niên Hs


+ sự hình thành tự ý thức của thanh niên
mới lớn chủ yếu xuất phát từ yêu cầu của
c. sống và hoạt động của các e
+ sự hình thành tự ý thức chủ yếu
+ vẫn tiếp tục chú ý đến hình dáng bên
xuất phát từ những biến đổi mạnh
ngoài của mình, và h/ảnh thân thể là 1
mẽ về cơ thể và sự mở rộng các mối thành tố q. trọng của tự ý thức của thanh
quan hệ của các em
niên mới lớn
+ Bắt đầu tri giác những đặc điểm cơ + ý thức đc đặc điểm nhân cách của mình
Đặc
thể của mình, bắt đầu xuất hiện sự
bằng cách ghi nhật kí, so sánh với những
điểm
quan tâm tới bản thân, đến những
nhân vật coi là tấm gương, đối chiếu
của sự
phẩm chất nhân cách của mình
mình với động cơ và rung động mạnh mẽ
tự ý
+ bắt đầu xem xét mình, vạch cho
của mình nhiều hơn là với cử chỉ hành
thức
mình 1 nhân cách tuơng lai
vi. .

+ có nhu cầu tự đánh giá và so sánh + có nhu cầu tìm hiểu và đánh giá những
mìh với ng khác bằng sự n. xét đánh đặc điểm tâm lí của mình theo quan điểm
giá của 1 ng khác đ. biệt là người lớn của mình về mục đích c. sống và hoài bão
có uy tín
của mình cho nên quan tâm sâu sắc đến
đời sống tâm lí và phẩm chất, năng lực
riêng của mình
+ không phải toàn bộ các phẩm chất
nhân cách đều đc các e ý thức cùng
lúc:
 Lúc đầu nhận thức hành vi của
mình
Hình
 Tiếp đến nhận thức những phẩm
thức
chất đạo đức tính năng, năng lực
của sự
của mình trong các phạm vi khác
tự ý
nhau
thức
 Cuối cùng những phẩm chất
phức tạp mối quan hệ nhiều mặt
của nhân cách. Nhưng những
phẩm chất này thiếu niên khó
nhận thức đc ngay mãi đến tuổi
thanh niên mới nhận thức đầy đủ
Cách + lúc đầu dựa vào sự đánh giá của
thức người lớn có uy tín dần dần ở thiếu
đánh niên hình thành khuynh hướng độc

giá
lập khi phân tích, đánh giá bản thân
mình
+ nhu cầu nhận thức bản thân phát
triển mạnh, nhưng khả năng tự đánh
giá lại chưa tương xứng với nhu cầu
đó, dẫn đến mâu thuẫn giữa mức độ

+ diễn ra mạnh mẽ sôi nổi và có t/chất
đặc thù:
 Các e k chỉ nhận thức về cái tôi của
mình trong hiện tại mà còn nhận
thức về vị trí của mình trong XH,
trong tuơg lai
 Các e k chỉ hiểu rõ nhưng phẩm
chất, năng lực, tính cách của mình
mà còn hiểu rõ những phẩm chất
phức tạp thể hiện mối quan hệ
nhiều mặt của nhân cách
+ K chỉ đánh giá những cử chỉ hành vi
riêng lẻ, từng thuộc tính riêng biệt mà còn
biết đánh giá nhân cách mình nói chung
trong toàn bộ thuộc tính nhân cách
+ K chỉ có nhu cầu đánh giá mà còn có
khả năng đánh giá, so sánh tốt hơn thiếu
niên về những phẩm chất, mặt mạnh, mặt
yếu của ng khác và của chính mình
+ thường có xu hướng cường điệu khi



kì vọng của các e với thái độ của
những ng xung quanh
+ khả năng tự điều chỉnh, điều khiển
bản thân chưa hoàn thiện nên hành
động thuờng bộc phát
Tóm lai: sự phát triển tự ý thức của
thiếu niên là quá trình diễn ra dần
dần

đánh giá:đánh giá thấp cái tích cực tập
trung phê phán cái tiêu cực, đánh giá cao
bản thân mình, coi thường ng khác
Tóm lại:sự phát triển tự ý thức của thanh
niên mới lớn là một qá trình lâu dài, trải
qa nhiều mức độ khác nhau. Quá trình
diễn ra mạnh mẽ sôi nổi và có tính chất
đặc thù riêng

Câu2:Hoạt động dạy là gì?Cho Vd?
Trả lời:
- Hoạt động dạy là hoạt động chuyên biệt của ng lớn(ng đc đào tạo nghề dạy học)tổ
chức và điều khiển hoạt động của trò nhằm giúp Hs lĩnh hội nền văn hóa XH tạo sự
phát triển tâm lí, hoàn thành nhân cách.
Vd: Hoạt động dạy : chủ thể <- > khách thể
Giáo viên - >(tác động)Hs - >(mục đích)phát triển nhân cách hs
Câu 3: Khi sắp hết giờ học có học sinh làm bạn bực mình vì những câu thắc mắc
hóc búa ngoài sự chuẩn bị nên bạn cũng k trả lời ngay đc bằng kiến thức của mình.
Để giải quyết tình huống trên ng GV cần phải có năng lực sư phạm nào?Trình bày nội
dung năng lực đó và rút ra những KLSP cần thiết?
Trả lời:

Người GV cần có năng lực : tri thức và tầm hiểu biết của người thầy giáo
- Tri thức và tầm hiểu biết rộng:
+ Nắm vững và hiểu biết rộng môn mình phụ trách
+ Thường xuyên theo dõi những xu hướng, những phát minh trong khoa học môn mình
phụ trách, biết tiến hành nghiên cứu khoa học và hứng thú với nó
+ Có năng lực tự học, tự bồi dưỡng, nắm tinh hoa văn hóa dân tộc và nhân loại
=> KLSP:
+ Thầy phải nắm vững môn mình dạy và có tầm hiểu biết rộng để truyền đạt cho Hs
+ Tri thức và tầm hiểu biết có tác dụng mạnh mẽ, tạo uy tín người thầy giáo. Muốn vậy
thầy phải có 2 yếu tố cơ bản:
Nhu cầu về sự mở rộng tri thức và tầm hiểu biết
Có phương pháp tự học(kĩ năng để thỏa mãn nhu cầu đó)


- Ngoài ra người thầy còn phải có kĩ năng ứng xử s. phạm thật tốt, có thể giải quyết tình
huống khéo léo truớc mặt Hs

ĐỀ 5
Câu1: Phân tích các loại động cơ học tập?làm thế nào để hình thành động cơ hoàn
thiện tri thức cho Hs?
Trả lời:
- Động cơ học tập là cái thúc đẩy hs học tập để đạt đc mục đích của hoạt động học, là
nơi hiện thân ở những tri thức kĩ năng kĩ xảo mà giáo dục sẽ đem lại cho các e
- Có 2 loại động cơ đc hình thành ở Hs:
+ NHữNG đ. cơ hoàn thiện tri thức(động cơ bên trong):
 Là động cơ mà nguyện vọng hoàn thiện tri thức đc hiên thân ở đối tuợng của hoạt
động học
 Biểu hiện:hs có khao khát hiểu biết và mở rộng tri thức, say mê giải quyết các
nhiệm vụ học tập. Khi hs chiếm lĩnh đc tri thức nào đó, các e toại nguyện và cảm
thấy nguyện vọng hoàn thiện tri thức đc thực hiện 1 phần. Lúc này, nguyện vọng

hoàn thiện tri thức đc hiện thân ở đối tg của hoạt động học
 Đặc điểm:
+ Là động cơ bên trong, do những yêu tố kích thích xuất phát từ mục đích học tập
+ Nó tồn tại lâu dài, tạo nên động lực của việc học tập, đc hình thành dần trong quá
trình học duới sự tổ chức của GV
+ Hoạt động học đc thúc đẩy bởi động cơ hoàn thiện tri thức mang tính chất tự giác của
ng học <- > Hoạt động học đc thúc đẩy bởi loại động cơ này là tối ưu nhất
+ Những động cơ quan hệ xã hội;
 Là động cơ mà những mỗi quan hệ xã hội của cá nhân đc hiện thân ở đối tuợng của
hoạt động học


Biểu hiện:động cơ này giúp trẻ say sưa, cố gắng học tập nhưng việc say sưa học tập
không phải vì bản thân tri thức, vì nhu cầu chiếm lĩnh đối tượng học tập mà là vì sự
lôi cuốn hẫp dẫn của những cái khác ngoài mục đích trực tiếp của hoạt động học tập
 Đặc điểm: Là động cơ bên ngoài, do những yếu tố kích thích xuất phát ở bên ngoài
mục đích của hoạt động học tập, nghĩa là việc học không phải do bản thân tri thức
thúc đẩy mà do những yếu tố, những mối quan hệ bên ngoài thúc đẩy (thưởng, phạt,
đe dọa, yêu cầu, sự hài lòng của cha mẹ, sự khâm phục của bạn bè…. )
*Làm thế nào để hình thành động cơ học tập:
+ Khơi dậy ở hs nhu cầu hoc tập, nhu cầu nhận thức, nhu cầu chiếm lĩnh đối tuợng
+ GV cần nảy sinh nhu cầu học tập cho hs, thầy phải luôn sáng tạo trong việc tổ chức
cho hs tự phát hiện ra điều mới mẻ, những tri thức mới, phải làm cho nhu cầu của các
em gắn liền vs hoạt động hoc tập


Câu 2(4 điểm): Hai bà mẹ tâm sự với nhau. Một bà mẹ nói “Đưac con gái nhà tôi
mới 13 tuổi mà đã cao gần bằng mẹ. Cháu ăn đc, ngủ thì sét đánh ngang tai chẳng
dậy, Nhưng sao trông nó còm còm thế nào ấy”. Bà mẹ thứ 2 hưởng ứng ngay “Con
bé nhà tôi cũng thế. Nó cùng tuổi với con Hà nhà chị đấy. Nó cao vổng lên, chân tay

thì dài ngoẵng ra, làm gì cũng hậu đậu ơi là hậu đậu. Rửa bát thì vỡ bát, cắt bìa đậu
thì nát cả đậu”
- Hãy giải thích hiện tượng trên duới góc độ tâm lí học lứa tuổi?
- Vận dụng kiến thức TLH lứa tuổi thiếu nien để nói chuyện với các bà mẹ nhằm giúp
họ yên tâm và có cách ứng xử phù hợp với trẻ ở lứa tuổi này
Trả lời:
- Hiện tuợng trên chính là sự biến đổi về mặt giải phẫu sinh lí ở lứa tuổi HS THCS
Ở lứa tuổi này có sự phát triển mạnh mẽ nhưng không cân đối về mặt cơ thể
+ Tầm vóc của các em lớn lên trông thấy: Tb 1 năm cao lên 5- 6cm, đặc biệt ở lứa tuổi
này các em nữ có sự phát triển chiều cao nhanh hơn các em nam trong cùng độ tuổi. Vì
vậy mới có hiện tượng “đứa con gái nhà tôi mới 13 tuổi đã cao gần bằng mẹ ”
+ Trọng luợng cơ thể tăng từ 2, 4 - 6 kg mỗi năm
+ Sự phát triển của hệ xuơng:
* Xương cánh tay, xương cẳng chân phát triển rất nhanh, nhưng xương ngón tay, ngón
chân phát triển châm vì thế ở lứa tuổi này các em có vẻ lóng ngóng, vụng về khi làm
việc, thiếu thận trọng làm hay đổ vỡ “hậu đậu ơi là hậu đậu, rửa bát thì vỡ bát, cắt bìa
đậu thì nát cả đậu”


* Xương chậu và xương lồng ngực phát triển chậm vì thế ở lứa tuổi này các em không
béo mập mà cao gầy thiếu cân đối
+ Sự phát triển về hệ thần kinh hưng phấn chiếm ưu thế nên các em không làm chủ đc
bản thân, dễ kích động k chịu đc kích động lớn. Vì thế các em hay rơi vào tình trạng ức
chế hay nguợc lại xảy ra tình trạng kích động mạnh, có thể làm 1 số em thờ ơ lơ đễnh,
tản mạn, 1 số làm những hành vi xấu k đúng vs bản chất
+ Tuyến nội tiết bắt đầu họat động mạnh, thuờng dẫn đến rối loạn của hệ thần kinh. Do
đó các em dễ xúc động, bực tức, nổi khùng
+ Sự phát triển hệ tim mạch cũng k cân đối, thể tích của tim tăng nhah, mạnh mẽ hơn,
nhưng kích thước mạch máu phát triển chậm. Do đó có 1 số rối loạn tạm thời của hệ
tuần hoàn, tăng huyết áp, tim đập nhah, hay gây nhức đầu chóng mặt khi làm việc

Đây là những dấu hiệu của con mà 2 bà mẹ đang quan tâm
* Vận dụng nói chuyện vs 2 bà mẹ
- Ở tuổi thiếu niên những hiện tuợng này là hoàn toàn bình thuờng, ở lứa tuổi này mà
con các bác không có những biểu hiện trên thì mới cần lo lắng nhiều. Đó là những dấu
hiệu của trẻ cho thấy trẻ đang lớn dần lên, đang phát triển theo đúng độ tuổi và sinh lí
bình thuờng
- NHữNG biến đổi trên sẽ khiến các em có những biểu hiện tâm lí khó chịu như:
+ Cố che dấu = điệu bộ k tự nhiên. Nhưng cũng k vì thế mà các bà mẹ k quan tâm đến
sự phát triển đó, các bà mẹ hãy cung cấp đủ dinh duỡng và những chất cần thiết cho sự
phát triển này, vì sự phát triển này rất nhanh chóng


ĐỀ 6
Câu 1: Hoạt động học là gì?Phân tích bản chất của hoạt động học?Cho Vd minh
họa?
Trả lời:
• Hoạt động học là hoạt động đặc thù của con nguời, đc điều khiển bởi mục đích tự
giác nhằm lĩnh hội tri thức , kĩ năng, kĩ xảo mới, những phuơng thức hành vi và
những giá trị hoạt động nhất định
• Bản chất của hoạt động
1) Đối tuợng của hoạt động là những tri thức, kĩ năng, kĩ xảo tuơng ứng
- Hoạt động học bao giờ cũng có đối tuợng . Đối tuợng là tri thức kĩ năg kĩ xảo. Học
sinh thực hiện hoạt động học chính là lĩnh hội tri thức, kĩ năng, kĩ xảo thông qa sự tái
tạo của cá nhân
- Việc tái tạo này sẽ k thực hiện đc nếu ng học chỉ là khách thể bị động của tác động sư
phạm. Nếu các tri thức, kĩ năng, kĩ xảo chỉ đc truyền lại cho ng học theo kiểu đổ nước
vào bình.
- Muốn học có kết quả thì nguời học phải tiến hành các hành động học thích hợp bằng ý
thức tự giác và năng lực trí tuệ của bản thân
 KLSP:

+ Tránh GV như 1 máy phát, Hs như 1 máy ghi
+ Phải coi trọng sự sáng tạo của hs trong qá trình chiếm lĩnh tri thức
+ Làm cho hs ý thức đc đối tuợng cần chiếm lĩnh và biết cách chiếm lĩnh đối tuợng đấy
2) Hoạt động học là hoạt động hướng vào làm thay đổi chính chủ thể
- Thông thuờng các hoạt động khác nhằm thay đổi khách thể còn hoạt động học làm
thay đổi chính chủ thể của hoạt động
Học sinh(chủ thể của hoạt động học) - >(tác động) tri thức, kĩ năng, kĩ xảo- > (mục
đích)lĩnh hội tri thức, kĩ năng, kĩ xảo - > phát triển chính mình
- Hoạt động học cũng có thể thay đổi khách thể, nhưng việc làm thay đổi khách thể
không phải là mục đích tự thân của hoạt động mà chỉ là phương tiện không thể thiếu
của hoạt động học này nhằm đạt đc mục đích thay đổi đc chính chủ thể, chỉ có thông qa
đó thì ng học mới có thể ngày càng hoàn thiện mình
=> KLSP:


+ GV cần giúp hs có thái độ, động cơ học tập đúng đắn
+ Giúp hs ý thức đc đối tuợng cần chiếm lĩnh và phương pháp chiếm lĩnh đối tuợng ấy
3) Hoạt động học là hoạt động đuợc điều khiểm một cách có ý thức, tự giác nhằm
tiếp thu tri thức kĩ năng kĩ xảo.
- Hoạt động học là hoạt động nhằm tiếp thu tri thức, kĩ năng kĩ xảo, tiếp thu cả về mặt
nội dung và hình thức. Sự tiếp thu tri thức, kĩ năng kĩ xảo là sự tiếp thu có tính tự giác
cao, đc điều khiển 1 cách có ý thức nhằm tiếp thu có chọn lọc, cấu trúc lại theo 1 hệ
thống
- Hoạt động dạy phải tạo ra ở Hs những hoạt động thích học, với việc tiếp thu tri thức,
kĩ năng kĩ xảo
=>KLSP:
+ Hoạt động học chỉ có thể diễn ra duới sự tổ chức và điều khiển của hoạt động dạy
+ Hoạt động học nhằm tiếp thu tri thức, kĩ năng kĩ xảo vì vậy hoạt động dạy phải tạo ra
ở hs những hoạt động học thích hợp với việc tiếp thu tri thức, kĩ năng kĩ xảo
4) Hoạt động học k chỉ hướng vào việc tiếp thu tri thức, kĩ năng kĩ xảo mà còn

hướng vào việc tiếp thu cả phuơng pháp giành tri thức ấy(cách học)
- Muốn cho hoạt động học diễn ra có kết quả cao ng học cần phải biết cáh học, ng học
phải có những hoạt động học thích hợp. Như vậy mục đích của hoạt động học là tri thức
và cách học
- Do đó khi tổ chức hoạt động học cho hs ng dạy vừa phải ý thức đc những tri thức, kĩ
năng kĩ xảo, nào cần đc hình thành ở hs. vừa phải có 1 quan niệm rõ rang thông qa việc
tiếp thu tri thức, kĩ năng kĩ xảo ấy hs sẽ lĩnh hội đc cách học gì(con đuờng giành tri thức
đó ntn?)
=> KLSP:
+ Cách học phải đc xem là mục đích của hoạt động học
+ Trong dạy học việc tổ chức và điều khiển qá trình lĩnh hội tri thức và cách học là 2
việc phải đc tiến hành đồng thời
+ Việc hình thành hoạt động học phải đc xem là mục đích quan trọng của hoạt động dạy
Câu 2( 5đ): “Nhà tâm lí học Hunggari Gôiôsơ Êlêna ví tuổi thiếu niên như một “một
xứ sở kì lạ”. Ở xứ sở này khí hậu rất thất thường và kì quặc, khi thì nóng nực như
ở vùng nhiệt đới, khi thì bỗng nhiên lạnh như băng. Xứ sở này có cả mùa xuân hoa
nở ngát huơng, có cả mùa thu lá vàng, rụng tả tơi. Nhưng 2 mùa này k phải bao giờ
cũng tuần tự nối theo nhau, vả lại mùa đông lắm khi lại đột nhập vào giữa mùa hạ,


còn mùa thu thì đôi khi lại đột nhập vào mùa xuân. Dân cư ở vùng này khi thì rất
vui vẻ, ồn ào, khi thì bỗng nhiên lại trầm ngâm lặng lẽ; khi thì họ có những hành
động anh hùng quả cảm, khi thì bỗng chốc trở nên sợ sệt và yếu đuối; khi thì họ quá
tự tin và kiêu ngạo, khi thì họ khiêm tốn và kín đáo; đôi khi họ lại rất buông tuồng
và trâng tráo. Trog xứ sở kì lạ này k có trẻ con mà cũng chẳng có ng lớn. ”
- Ở đoạn trích trên đã mô tả đặc trưng tâm lí nào ở lứa tuổi thiếu niên?
- Phân tích những nguyên nhân gây ra mâu thuẫn trong sự phát triển tâm lí của trẻ tuổi
thiếu niên?
Trả lời
- Ở đoạn trích trên đã mô tả đặc trưng tâm lí đời sống tình cảm của lứa tuổi thiếu niên

Tình cảm của các e còn mang tính chất bồng bột, dễ xúc động, dễ bị kích động, dễ vui,
dễ buồn nhiều lúc k kìm chế nổi bản thân. Do tính dễ bị xúc động, tâm trạng các em
thay đổi nhanh chóng và dễ dàng, thường có những xúc động mạnh: vui quá trớn, buồn
ủ rũ, lúc quá hăng say, khi thì quá chán nản.
Tuy nhiên tình cảm của các e bắt đầu có sự tham gia của lí trí tình cảm, đạo đức phát
triển mạnh
- Nguyên nhân: Do ảnh hưởng của sự phát dục và thay đổi của 1 số cơ quan nội tạng.
Do hoạt động thần kinh k cân bằng, do sự mở rộng quan hệ xã hội, do sự phát triển
mạnh mẽ của sự tự ý thức…

ĐỀ 7


Câu 1(5đ): Sự phát triển trí tuệ là gì? Phân tích mối quan hệ giữa dạy học và sự
phát triển trí tuệ, từ đó rút ra KLSP cần thiết?
• Dạy học là 1 trong những con đường cơ bản để giáo dục và phát triển trí tụê toàn
diện
• Sự phát triển trí tuệ là sự biến đổi về chất ttrong hoạt động nhận thức, sự biến đổi đó
đc đặc trưng bởi sự thay đổi cấu trúc cá thể phản ánh và phương thức phản ánh
chúng
• Dạy học và sự phát triển có mối quan hệ chặt chẽ với nhau:
1, Dạy học tác động đến sự phát triển trí tuệ: dạy học là 1 trong những con
đuờng cơ bản để giáo dục và sự phát triển trí tụê toàn diện
- Trong quá trình dạy học làm biến đổi thường xuyên vốn kinh nghiệm của hs, biến đổi
cả về số luợng và chất luơng vốn tri thức, biến đổi và phát triển các năng lực người
- Trong quá trình dạy học, những năng lực trí tuệ của hs cũng phát triển vì trong quá
trình nắm tri thức đó, hs phải xây dựng cho mình những hành động trí tuệ sao cho phù
hợp với hệ thống tri thức đó, hệ thống tri thức này đc củng cố và khái quát tạo thành kĩ
năng của hoạt động trí tuệ nhớ những kĩ năng này hs có khả năng di chuyển rộng rãi và
thành thạo các hoạt động trí tuệ từ đối tuợng này sang đối tượng khác.

- Trong quá trình dạy học, mặt khác của năng lực trí tuệ cũng phát triển như :óc quan
sát, óc tuởng tuợng, …dạy học k chỉ ảnh huởng đến sự phát triển của trí tuệ mà còn phát
triển các mặt khác của nhân cách như : nhu cầu nhận thức, hứng thú nhận thức, động cơ
học tập…
- Dạy học k chỉ ảnh hưởng đén sự phát triển các năng lực trí tuệ mà còn ảnh huởng tới
các mặt khác của nhân cách như: cầu nhận thức, hứng thú nhận thức, động cơ học tập…
2, Sự phát triển trí tuệ tác động trở lại quá trình dạy học
- Trên cơ sở nhờ sự phát triển trí tuệ giúp cho quá trình dạy học của thầy đc diễn ra
nhanh hơn, đảm bảo chất luợng hơn, đồng thời giúp cho hs nắm kiến thức tốt hơn đảm
bảo chất lượng của hoạt động học tập cao hơn
=> KLSP: Dạy học và sự phát triển trí tuệ tác động hết sức chặt chẽ với nhau. Sự phát
triển trí tuệ vừa là kết quả vừa là điều kiện của việc nắm tri thức của hoạt động học.
Câu 2 (1đ): Hoạt động dạy là gì? Vd?
Trả lời:
- Hoạt động dạy là hoạt động chuyên biệt của người lớn(Người đc đào tạo nghề dạy
học)tổ chức và điều khiển hoạt động của trò nhằm giúp hs lĩnh hội nên VH- XH tạo sự
phát triển tâm lí, hình thành nhân cách


- Vd: Hoạt đông dạy Chủ thể <- > khách thể
GV - >(tác động)hs - > (mục đích)phát triển nhân cách hs
Câu 3(4đ): “Trong giờ học của hs THPT, một GV trẻ bắt đc 1 bức thư tình của 1
bạn trai gửi cho 1 bạn gái kẹp trong cuốn truyện”
- Nếu anh chị là thầy cô giáo đó thì sẽ giải quyết thế nào?Tại sao?
- Việc hs viết thư tình cho nhau trong giờ học có phải là hành vi phi đạo đức k?tại sao?
- Hãy rút ra KLSP cần thiết?
Trả lời:
• Cách giải quyết: thu bức thư và cất đi, sau giờ học gặp riêng 2 em hs để nhắc nhở
• Vì: Nếu giải quyết luôn sự việc sẽ k đảm bảo đc tiến trình giảng dạy. Mặt khác đặc
điểm đời sống tình cảm của lứa tuổi này là thầm kín, mới chớm nở k đc đao to búa

lớn
• Việc hs viết thư tình cho nhau trong giờ học k phải là hành vi đạo đức vì 1 hành vi
đạo đức phải có đủ 3 tiêu chuẩn:tính tự giác, tính có ích, tính k vụ lợi nhưng hành vi
này phạm vào tính có ích của hành vi vì hs k tiếp thu đc bài giảng của GV và gây
ảnh hưởng tới người khác, tới phong trào thi đua của tập thể  Vậy đó có thể là
hành vi phi đạo đức
• KLSP:
- GV cần khéo léo xử lí tình huống sư phạm
- cần tổ chức các hoạt động mang tính chất lành mạnh nhằm lôi kéo các em vào hoạt
động học tập giữ đc tình bạn trong sáng, hồn nhiên của tuổi học trò.



×