BÀI DỰ THI
“TÌM HIỂU 85 NĂM NGÀY THÀNH LẬP
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM”
*******
Hà Nội, 25 tháng 1 năm 2015
BÀI LÀM
Câu1: Đảng cộng sản Việt Nam do ai sáng lập? Vào thời
gian nào? Và được thành lập trên cơ sở hợp nhất những
tổ chức cộng sản tiền thân nào?
Trả lời:
Đảng cộng sản Việt Nam do Nguyễn ái Quốc sáng lập vào
ngày 03/02/1930. Đảng cộng sản Việt Nam thành lập dựa trên
cơ sở hợp nhất của ba tổ chức. Đảng cộng sản đầu tiên được
thành lập dựa trên cơ sở hợp nhất của ba tổ chức. Đảng cộng
sản đầu tiên được thành lập ở ba kỳ là Đông dwong cộng sản
Đảng (Tháng 6/1929); An nam cộng sản Đảng (Tháng 11/1929);
Đông dương cộng sản Đảng liên đoàn (1/1930). Đúng dịp Tết
Canh Ngọ tại bán đảo Cửu Long, Hương Cảng tháng 10/1930,
đồng chí Trần Phú được bầu làm Tổng Bí thư của Đảng.
Câu 2: Từ khi thành lập đến nay, Đảng ta trải qua các
thời kì Đại hội nào? Được tổ chức vào thời gian nào? ở
đâu? Nêu tên các đồng chí tổng bí thư (hoặc bí thư thứ
nhất) của đảng ta từ khi đảng ta được thành lập đến nay.
Trả lời:
Từ khi thành lập đến nay. Đảng ta đã trải qua mười kì đại hội
- Đại hội lần thứ I của đảng: Họp ngày 27/03/1935, tại Ma Cao
(Trung Quốc) đồng chí Lê Hồng Phong được giữ cương vị Tổng Bí
Thư của đảng. Năm 1936, đồng chí Hà Huy Tập được bầu làm
tổng bí thư.
- Đại hội lần thứ II của Đảng: ngày 29-30/03/1938 BCH Trung
ương họp quyết định thành lập mặt trận thống nhất dân chủ.
Tại hội nghị này, đồng chí Nguyễn Văn Cừ được bầu làm tổng bí
thư của đảng, tháng 5/1941, hội nghị BCH trung ương họp quyết
định thành lập mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh (Việt Minh)
cử đồng chí Trường Chinh làm tổng bí thư của đảng.
- Đại hội II được tổ chức tại Tuyên Quang từ ngày 1119/02/1951; chủ tịch Hồ Chí Minh được bầu làm chủ tịch nước,
đồng chí Trường Chinh làm tổng bí thư của đảng.
- Đại hội III: Đại hội họp ở Hà Nội, tù ngày 05-10/09/1960
đồng chí Lê Duẩn được bầu làm bí thư thứ nhất BCH trung ương
đảng.
- Đại hội IV: Họp từ ngày 14-26/12/1976 tại thủ đô Hà Nội
đồng chí Lê Duẩn được bầu làm tổng bí thư của đảng.
- Đại hội V: Họp từ ngày 27-31/03/1982 tại Hà Nội; đồng chí
Lê Duẩn được bầu làm tổng bí thư: sau khi đồng chí Lê Duẩn từ
trần, BCH trung ương đảng đã bầu đồng chí Trường Chinh làm
tổng bí thư của đảng.
- Đại hội VI: Họp từ ngày 15-18/12/1986 tại Hà Nội đồng chí
Nguyễn Văn Linh được bầu làm tổng bí thư của đảng.
- Đại hội VII: Họp từ ngày 24-27/06/1991 tại Hà Nội: đồng chí
Đỗ Mười được bầu làm tổng bí thư của đảng.
- Đại hội VIII: Họp từ ngày 28/6 đến 01/07/1996 tại Hà Nội:
Đồng chí Đỗ Mười được bầu làm tổng bí thư của đảng.
Trên thế và lực mới, nước ta đẩy mạnh CNH, HĐH theo
chương trình toàn khoá VIII - BCH trung ương họp hội nghị lần
thứ tư từ ngày 22-29/12/1997. Hội nghị tập trung bàn bạc các
nhiệm vụ kinh tế và một số vấn đề xã hội liên quan để tiếp tục
cụ thể hoá đường lối, chủ trương của Đại hội VIII theo hướng
CNH, HĐH đất nước, đồng thời xem xét và quyết định về nhân
sự cấp cao của đảng, hội nghị bầu đồng chí Lê Khả Phiêu làm
tổng bí thư của đảng.
- Đại hội IX: Họp từ ngày 19-22/04/2001: tại Hà Nội; đồng chí
Nông Đức Mạnh đựoc bầu làm tổng bí thư của đảng.
- Đại hội X: Họp tháng 04/2006 tại Hà Nội: Đồng chí Nông Đức
Mạnh được bầu làm tổng bí thư của đảng.
Câu 3: Đảng ta khởi xướng đường lối đổi mới đất nước từ
đại hội lần thứ mấy, năm nào? Hãy nêu những bài học
kinh nghiệm trong lãnh đạo, quản lý qua hơn 25 năm đổi
mới của Đảng?
Trả lời:
• Đại hội V của đảng định ra đường lối đổi mới đất nước
Nội dung đường lối là:
Đại hội thông qua đường lối đổi mới toàn diện đất nước; Đổi
mới kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, với mục tiêu: Sản xuất đủ
tiêu dùng và tích luỹ; tạo ra một cơ cấu kinh tế hợp lí nhằm
phát triển sản xuất. Xây dựng và hoàn thiện một bước quan hệ
sản xuất mới phù hợp với tinh thần và trình độ phát triển của
lực lượng sản xuất. Bảo đảm nhu cầu củng cố quốc phòng và an
ninh. Với việc thực hiện ba chương trình mục tiêu: Lương thực,
thực phẩm; hàng tiêu dùng; hàng xuất khẩu.
Đổi mới sự lãnh đạo của đảng, sự quản lí điều hành của nhà
nước xác định đúng mối quan hệ đảng lãnh đạo, nhân dân làm
chủ, nhà nước quản lí. Đảng phải đổi mới tư duy, đổi mới nội
dung, phương thức và phong cách lãnh đạo, phát huy quyền
làm chủ của nhân dân, thực hiện “Dân biết, dân làm, dân kiểm
tra”.
• Những bài học kinh nghiệm trong lãnh đạo, quản lý qua
hơn 25 năm đổi mới của Đảng:
+ Thứ nhất là, phát huy vai trò lãnh đạo của tổ chức Đảng.
Các nhiệm kỳ đại hội, Đảng bộ đã đưa ra được nghị quyết
đúng đắn phù hợp với điều kiện thực tiễn của đơn vị.Trong
từng thời kỳ, Đảng uỷ đã lãnh đạo chỉ đạo đơn vị phát huy
truyền thống lao động cần cù, sáng tạo của cán bộ, đảng
viên, công nhân viên (CBĐVCNV), nhất là nâng cao tính
tiền phong gương mẫu của đội ngũ đảng viên. Hàng năm,
Ban Thường vụ xây dựng chương trình hành động, thông
qua Ban chấp hành Đảng bộ và được phổ biến đến các chi
bộ, đảng bộ bộ phận để lãnh đạo CBĐVCNV thực hiện.
Những năm gần đây, Đảng uỷ đã chỉ đạo đổi mới sinh hoạt
chi bộ hàng tháng theo hướng sâu sát, cụ thể, nghiêm túc.
Nội dung họp được các cấp chuẩn bị chu đáo, trong đó có
các thông báo, chỉ thị, nghị quyết của Trung ương và lãnh
đạo Đảng cấp trên, những nội dung chủ yếu trong thông
báo nội bộ của Ban Tuyên giáo Thành uỷ, nhiệm vụ trọng
tâm của đơn vị và ưu, khuyết điểm của đảng viên trong
thực hiện nhiệm vụ đề ra; đồng tời bàn bạc thống nhất nội
dung nhiệm vụ công tác của thời gian tới. Các vấn đề "nổi
cộm" cần tháo gỡ, đều được các chi bộ thực hiện theo
đúng nguyên tắc tập trung dân chủ... Đặc biệt các cuộc
họp chi bộ đã phát huy được tinh thần tự phê bình và phê
bình của đảng viên. Chính vì vậy, những năm vừa qua mặc
dù kinh doanh trong cơ chế thị trường, nhưng không có
đảng viên nào trong Đảng bộ mắc sai phạm đáng kể; sự
đoàn kết, thống nhất trong Đảng bộ được duy trì và củng
cố ngày càng tốt hơn.
+ Thứ hai là, Đảng bộ đã coi công tác giáo dục chính trị tư
tưởng là công tác trọng tâm cơ bản. Nhiều năm qua không
những luôn làm tốt các đợt triển khai quán triệt các chỉ thị,
nghị quyết của Trung ương, Thành uỷ, Đảng uỷ khối Công
nghiệp Hà Nội, mà Đảng bộ còn căn cứ thực tiễn của đơn
vị mình để xây dựng chương trình hành động cụ thể. Do đó
đã gắn các chỉ thị, nghị quyết của Đảng với việc thực hiện
nhiệm vụ chính trị của Công ty, làm cho chủ trương, nghị
quyết của Đảng, các cơ chế chính sách của Nhà nước đi
vào cuộc sống. Do xác định đúng mục tiêu, nội dung và
phương pháp giáo dục tư tưởng chính trị, giáo dục truyền
thống..., nên Đảng bộ đã khơi dậy trong CBĐVCNV lòng tự
hào dân tộc, truyền thống đấu tranh cách mạng, cần cù,
sáng tạo của giai cấp công nhân Việt Nam nói chung và
ngành Điện nói riêng. Chính vì vậy phong trào thi đua lao
động sản xuất, phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật, xây
dựng nếp sống văn hoá trong kinh doanh... của Công ty
được dấy lên sôi nổi, liên tục, tác động tích cực đến hiệu
quả kinh tế - xã hội trong toàn Công ty. Đặc biệt các cấp uỷ
đảng thường xuyên nắm bắt diễn biến tư tưởng, kịp thời
giải đáp những nảy sinh, bức xúc, do đó tình hình tư tưởng
của CBĐVCNV trong Công ty luôn được giữ vững và ổn
định.
+ Thứ ba là, Đảng bộ luôn quan tâm đến công tác tổ chức
cán bộ. Nhận thức rõ con người là nhân tố quyết định mọi
thắng lợi, nên nhiều năm qua Đảng bộ đã chú trọng công
tác quy hoạch, đào tạo đội ngũ cán bộ từ Công ty đến các
đơn vị thành viên. Xây dựng được tiêu chuẩn các chức
danh, tiêu chuẩn cán bộ kế cận và quy trình lựa chọn và
đánh giá cán bộ, vì vậy việc đào tạo cán bộ cũng như công
tác bổ nhiệm, sắp xếp, bố trí cán bộ đã đúng hướng, đúng
đối tượng. Đến nay hầu hết số cán bộ lãnh đạo và quản lý
đều có trình độ đại học, nhiều người có hai bằng đại học
trở lên, trong đó có 6 đồng chí tốt nghiệp cao học kinh tế
và khoa học, 26 đồng chí có trình độ cử nhân và cao cấp lý
luận, 25 đồng chí đang tiếp tục hoàn thành chương trình
cao cấp lý luận. Hàng năm Đảng uỷ còn tổ chức lớp bồi
dưỡng nghiệp vụ công tác Đảng cho các đồng chí trong
BCH Đảng bộ, Đảng uỷ bộ phận, bí thư chi bộ... do đó đội
ngũ lãnh đạo đảng cũng như chính quyền của Công ty đều
có đủ phẩm chất, năng lực, đảm đương được nhiệm vụ trên
giao.
+ Thứ tư là, Đảng bộ đã phát huy được nội lực, ý chí sáng tạo
và ý thức lao động cần cù của tập thể CBĐVCNV. Với
phương châm Đảng bộ Công ty chỉ đạo, chính quyền và
các tổ chức đoàn thể phối hợp hoạt động, thực hiện tốt quy
chế dân chủ ở cơ sở, luôn chăm lo cải thiện đời sống vật
chất, tinh thần cho CBĐVCNV, những năm qua Đảng uỷ
luôn chỉ đạo các cấp chính quyền và đoàn thể quần chúng
tổ chức phát động các phong trào thi đua trên nhiều lĩnh
vực sản xuất kinh doanh, xây dựng nếp sống văn hoá
doanh nghiệp, trong đó phải kể đến phong trào thi đua
nhằm bảo đảm cung ứng điện tuyệt đối an toàn, liên tục
trong mọi tình huống, phục vụ nhân dân Thủ đô trong các
ngày lễ, Tết của đất nước, trong các dịp Đại hội Đảng, các
sự kiện chính trị, văn hoá, xã hội, ngoại giao... Phong trào
xây dựng phong cách người Thợ điện Thủ đô "Trách nhiệm
- Trí tuệ - Thanh lịch" và phong trào xây dựng "Gia đình
Thợ điện văn hoá"... được đẩy mạnh thường xuyên. Tất cả
các đợt thi đua đều có chấm điểm, có sơ kết, tổng kết
đánh giá, kịp thời biểu dương, khen thưởng các gương tập
thể và cá nhân điển hình tiên tiến, người tốt việc tốt.
+ Thứ năm là, công tác phát triển Đảng, nhất là đối với thế
hệ trẻ được Đảng bộ luôn quan tâm. Những năm qua, công
tác bồi dưỡng giáo dục nhận thức về Đảng cho quần chúng
ưu tú, nhất là thanh niên trí thức trẻ đã được Đảng bộ
Công ty quan tâm thường xuyên. Đảng bộ đã mở nhiều lớp
bồi dưỡng giáo dục cho hàng trăm quần chúng ưu tú, trong
đó có nhiều đối tượng là đoàn viên thanh niên cộng sản Hồ
Chí Minh. Số đảng viên mới được kết nạp đã phát huy tác
dụng, trở thành nòng cốt gương mẫu trong hoạt động sản
xuất. Những bài học kinh nghiêm trên chính là những nhân
tố tạo nên hiệu quả kinh tế - xã hội những năm qua ở Công
ty ĐLHN. Hy vọng với đà thắng lợi, Đảng bộ Công ty ĐLHN
sẽ phát triển không ngừng, góp phần xứng đáng vào sự
nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và Thủ đô
thân yêu.
Câu 4: Đảng bộ HVNH được thành lập năm nào, đã qua
bao lần đổi tên, tên các đồng chí bị thư đảng bộ qua các
thời kì?
Trả lời:
Năm 1961, cùng với sự ra đời của Trường Cao cấp nghiệp
vụ Ngân hàng Hà Nội, tổ cức cơ sở Đảng của nhà trường cũng
được thành lập để lãnh đạo thực hiện đường lối giáo dục của
Đảng; chủ trương chính sách đào tạo cán bộ, đáp ứng yêu cầu
ngày càng phát triển của ngành Ngân hàng qua các giai đoạn
Cách mạng
Ngày đầu mới thành lập, tổ chức Đảng của nhà trường
chỉ có 1 Chi bộ với 17 đảng viên và trực thuộc Đảng bộ Ngân
hàng Nhà nước Trung ương.
Năm 1962, do số lượng đảng viên tăng lên, quy mô và hệ
đào tạo cũng phát triển, để đáp ứng được nhu cầu phát triển
của Trường, Đảng bộ Ngân hàng TƯ đã quyết định cho thành lập
Đảng bộ nhà trường, trực thuộc Đảng bộ NHTW. Tại Đại hội
Đảng bộ trường CCNVNH khoá I, Đồng chí Trần Mạnh Cao đã
được bầu làm Bí thư.
Từ năm 1974 - 1988, cũng như nhiều trường Đại học khác
đóng trên địa bàn, Đảng bộ Trường CCNV NH HN được chuyển
về trực thuộc Đảng bộ quận Đống Đa, địa phương mà Trường
đóng trụ sở. Từ năm 1988 - 1993, theo quyết đinh của Thành uỷ
Hà Nội, Đảng bộ Trường là tổ chức trực thuộc Ban cán sự Đảng
các trường Đại học thuộc Thành uỷ Hà Nội.
Từ năm 1998 đến nay, Đảng bộ Học viện Ngân hàng
(Trung tâm ĐT và NCKH NH trước đây) là đơn vị trực thuộc Đảng
bộ NHNN TƯ.
Hiện nay, Đảng bộ Học viện Ngân hàng có 1 Đảng bộ bộ
phận và 25 Chi bộ trực thuộc với 314 Đảng viên.
Đảng bộ Học viện Ngân hàng đã qua 21 lần Đại hội và đã
có 15 đồng chí đã được bầu làm Bí thư Đảng bộ nhà trường.
CÁC KỲ ĐẠI HỘI, VÀ BÍ THƯ ĐẢNG BỘ QUA TỪNG THỜI KỲ
Khóa
Nhiệm kỳ Bí thư
Chi bộ hiệu 1960
Trần Thừa
bộ
1961
1962
Khóa I
Trần Mạnh Cao
1963
1963
Khóa II
Dương Văn Lan
1964
1964
Khóa III
Vũ Thế Chi
1966
1966
Khóa IV
Vũ Thế Chi
1967
Ghi chú
Kéo dài đến 1968
Khóa V
Khóa VI
Khóa VII
Khóa VIII
Khóa IX
Khóa X
Khóa XI
Khóa XII
Khóa XIII
Khóa XIV
Khóa XV
Khóa XVI
Khóa XVII
Khóa XVIII
Khóa XIX
Khóa XX
Khóa XXI
1968
1969
1969
1973
1973
1976
1976
1978
1978
1981
1981
1983
1983
1985
1985
1987
1987
1989
1989
1993
1993
1995
1996
1998
1998
2001
2001
2003
2004
2006
2006
2010
2010
2015
- Đặng
Đình
Nhuần
- Đặng
Đình
Nhuần
- Đặng
Đình Võ Sĩ Trang
Nhuần
nhiệm kỳ
Phạm Ký Tế
Võ Sĩ Trang
nhiệm kỳ
Phạm Ký Tế
-
1/2
1/2
Trương Xuân Lệ 1/2
nhiệm kỳ
Vũ Xuân Hựu 1/2
Trương Xuân Lệ
nhiệm kỳ
Hoàng
Kim
1/2
Vũ Xuân Hựu
nhiệm kỳ
Hoàng Kim
-
Phạm Ký Tế
Hoàng Kim
Hoàng Kim
Kéo dài đến 1996
- Nguyễn
Hữu
Phùng
Vũ Thiện Thập
-
Nguyễn Duệ
Kéo dài đến 2004
Lê Nam Thắng
Lê Nam Thắng
Tô Ngọc Hưng
Qua gần 50 năm hoạt động, nhờ xác định đúng đắn
phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm công tác của từng thời kỳ,
tạo lập được sự đoàn kết nhất trí trong Đảng bộ, sự phối kết hợp
chặt chẽ giữa Đảng bộ, chính quyền và các tổ chức đoàn thể
quần chúng, Đảng bộ nhà trường đã cùng với chính quyền, các
tổ chức đoàn thể quần chúng đã lãnh đạo tập thể cán bộ, giáo
viên, viên chức, người lao động và học sinh, sinh viên hoàn
thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị mà Đảng, Nhà nước và ngành
Ngân hàng giao cho, động viên được tinh thần sáng tạo, tự chủ,
khắc phục mọi khó khăn thử thách để không ngừng đẩy mạnh,
nâng cao chất lượng đào tạo đội ngũ cán bộ "vừa Hồng, vừa
Chuyên" cho Ngành và nền kinh tế quốc dân.
Đảng bộ Học viện Ngân hàng là đơn vị nhiều năm liên
tục được công nhận là "Đảng bộ trong sạch, vững mạnh", nhiều
năm liền được Đảng uỷ cấp trên tặng bằng khen, có hơn 80%
chi bộ đạt tiêu chuẩn chi bộ hoàn thành nhiệm vụ loại I và
trên 70% số Đảng viên đạt danh hiệu Đảng viên hoàn thành
nhiệm vụ loại I. Năm 2009, Đảng bộ Học viện Ngân hàng đã
được Đảng bộ khối cơ quan Trung ương tặng cờ thi đua. Năm
2010 Đảng bộ Học viện Ngân hàng đạt danh hiệu Đảng bộ trong
sạch vững mạnh tiêu biểu và được Đảng bộ Ngân hàng Trung
ương tặng giấy khen.
Đại hội Đảng bộ Học viện Ngân hàng khoá XXI, nhiệm kỳ
2010 - 2015 đã thông qua chương trình hoạt động trong nhiệm
kỳ và bầu ra BCH Đảng bộ gồm 15 uỷ viên.
DANH SÁCH BCH ĐẢNG BỘ HỌC VIỆN NGÂN HÀNG KHOÁ
XXI
St
Họ và tên
t
1 Đ/c Tô Ngọc Hưng
Chức vụ Đảng
Bí thư Đảng ủy
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
Đ/c
Đ/c
Đ/c
Đ/c
Đ/c
Đ/c
Đ/c
Đ/c
Đ/c
Đ/c
Đ/c
Đ/c
Đ/c
Đ/c
Kiều Hữu Thiện
Tô Kim Ngọc
Dương Đình Oanh
Trần Mạnh Dũng
Lê Văn Luyện
Đỗ Kim Hảo
Vũ Ngọc Khuê
Nguyễn Thị Hà
Vũ Hoài Phương
Nguyễn Thanh Phương
Mai Thanh Quế
Phan Thị Quế
Nguyễn Hải Sơn
Nguyễn Đức Trung
Phó Bí thư Đảng ủy
Ủy viên Ban thường vụ
Ủy viên Ban thường vụ
Ủy viên Ban thường vụ
Ủy viên
Ủy viên
Ủy viên
Ủy viên
Ủy viên
Ủy viên
Ủy viên
Ủy viên
Ủy viên
Ủy viên
Câu 5: Từ truyền thống vẻ vang của Đảng Cộng Sản VN,
bạn hay nêu suy nghĩ của mình về trách nhiệm của thế
hệ trẻ nhằm xây dựng Đảng ta ngày càng trong sạch,
vững mạnh
Trả lời:
Được đứng trong hàng ngũ của Đảng Cộng sản Việt Nam,
phấn đấu vì mục tiêu lý tưởng của Đảng là ước mơ của
tôi.
Trách nhiệm của tôi cũng như thế hệ trẻ là được cống hiến để
xây dựng Đảng trong sạch vững mạnh, xây dựng đất nước ngày
càng giàu đẹp, văn minh. Đất nước ta bước ra từ chiến tranh
nghèo nàn – lạc hậu, tới nay đã trở thành một nước có nền kinh
tế phát triển trong khu vực và có vị thế trên trường quốc tế. Có
được thành công đó là do sự lãnh đạo tài tình và sáng suốt của
Đảng. Nhận thức được điều đó tôi luôn không ngừng phấn đấu
rèn luyện để được sớm đứng trong hàng ngũ của Đảng. Để trở
thành Đảng viên ngoài mục tiêu phấn đấu đúng đắn, tư cách
đạo đức tốt, các bạn thuộc thế hệ trẻ chúng tôi cũng phải tham
gia tích cực các hoạt động đoàn thể do đơn vị, Đoàn cơ sở và
Đoàn thanh niên Bộ tư lệnh tổ chức. Với trách nhiệm của cá
nhân thuộc thế hệ trẻ viên, tôi nhận thấy mình phải cố gắng,
cống hiến nhiều hơn nữa. Cống hiến ở đây không phải là cái gì
đó thật to lớn, mà đó là sự cố gắng, nỗ lực hết mình, sự tâm
huyết nhiệt tình trong công việc, là sự hết lòng giúp đỡ đồng chí
đồng nghiệp, là lối sống giản dị, hòa đồng, là sự tu dưỡng rèn
luyện không ngừng của bản thân. Thế hệ trẻ chúng tôi nguyện
tiếp bước các thế hệ cha anh đóng góp một phần công sức nhỏ
bé của mình vào sự nghiệp đổi mới, hội nhập và phát triển của
đất nước, thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đưa Việt Nam sánh vai với các cường quốc năm châu, không
phụ lòng tin tưởng của Đảng và Bác Hồ kính yêu.