Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

Nghiên Cứu Khả Năng Thích Ứng Và Các Biện Pháp Kỹ Thuật Để Sản Xuất Rau Ôn Đới An Toàn Trái Vụ Tại Phia Đén Tỉnh Cao Bằng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (534.54 KB, 68 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
---------

µ

BÁO CÁO KẾT QUẢ
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP BỘ

NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG VÀ CÁC BIỆN PHÁP
KỸ THUẬT ĐỂ SẢN XUẤT RAU ÔN ĐỚI AN TOÀN TRÁI VỤ
TẠI PHIA ĐÉN TỈNH CAO BẰNG
MÃ SỐ ĐỀ TÀI: B2010 – TN02 – 06

Chủ nhiệm đề tài: TS.Nguyễn Thúy Hà
Người tham gia: Hà Việt Long
Hà Duy Trường
Hoàng Khánh Tâm
Nguyễn Thị Thu Hiền

Thái Nguyên, 2012


PHẦN MỞ ĐẦU
ĐẶT VẤN ĐỀ
Rau xanh là nhu cầu thực phẩm không thể thiếu trong mỗi bữa ăn hàng ngày
của mỗi con người. Rau xanh cung cấp cho con người phần lớn các khoáng chất,
các vitamin, các chất dinh dưỡng như protêin, lipit, xen lu lô, giúp cơ thể tiêu hoá
thức ăn tinh bột được dễ dàng hơn.
Theo tính toán của nhà dinh dưỡng học trong nước cũng như trên thế giới về


khẩu phần thức ăn cho người Việt Nam, hàng ngày chúng ta cần khoảng 2300-2500
Kalo năng lượng để sống và hoạt động. Để có đủ số năng lượng này thì nhu cầu về
rau hàng ngày trung bình cho một người từ 250-300 g. Theo nghiên cứu của nhà
khoa học Pháp Derolle (1942) thì cần dùng khoảng 360 g/người/ngày [6].
Như vậy với lượng dân số ngày càng tăng thì nhu cầu về rau hàng ngày càng
cao. Vì vậy để đạt được mục tiêu về năng suất rau cung cấp cho nhu cầu của con
người, do đó việc tìm ra các biện pháp kỹ thuật nhằm tăng năng suất, phẩm chất,
sản lượng của các loại rau đã được quan tâm. Mặt khác rau còn là cây trồng không
chỉ giúp bà con xoá đói giảm nghèo mà còn làm giàu nên từ cây rau.
Miền Bắc Việt Nam có 2 vụ rau trồng chính, đó là vụ đông xuân và xuân hè.
Vụ đông xuân thường trồng rau ôn đới còn vụ xuân hè trồng rau nhiệt đới. Nếu có
sản phẩm rau ôn đới vào thời điểm từ tháng 5 cho đến tháng 10, thì hiệu quả kinh tế
thu được từ cây rau rất cao, bởi đây là rau trái vụ nên giá thành thường cao hơn
chính vụ (khoảng 10 lần) [17].
Nguyên Bình là huyện miền núi vùng cao nằm ở phía tây của tỉnh Cao Bằng,
cách Thủ đô Hà Nội 240 km theo tỉnh lộ 34. Vùng Phia Đén – Phía Bắc thuộc
huyện Nguyên Bình có diện tích tự nhiên là 24.631 ha, có độ cao so với mặt nước
biển từ 900 đến 1931m, là khu vực nhiều núi đất có thể trồng trọt các cây trồng ôn
đới. Khí hậu vùng này có những nét tương đồng với Mẫu Sơn của Lạng Sơn, Sa Pa
của Lào Cai, Đà Lạt của Lâm Đồng. Đây là những thuận lợi cơ bản cho sản xuất
nông nghiệp, đặc biệt có thể phát triển các loại rau ôn đới như su su, Cải xanh
Thành Nông, cải ngọt., cải bắp, súp lơ, su hào...vào mùa hè. Phia Đén có thể khai
thác tốt nguồn lực từ địa phương, tạo ra hàng hoá đặc sản có giá trị cao để tăng thu

1


nhập, góp phần xoá đói giảm nghèo cho đồng bào các dân tộc ít người ở vùng cao.
Tuy nhiên việc phát triển sản xuất tại đây còn gặp nhiều khó khăn do dân cư chủ
yếu là dân tộc Dao, Mông, Tày, Nùng... Đời sống của đồng bào hiện còn nhiều khó

khăn, tỷ lệ nghèo đói trung bình từ 40-60%, trình độ văn hoá còn thấp dẫn đến việc
tiếp nhận các tiến bộ kỹ thuật áp dụng trong sản xuất nông nghiệp còn rất hạn chế.
Cơ cấu giống cây trồng còn nghèo nàn, chưa xứng tầm với những thuận lợi về tự
nhiên của vùng này.
Để trở thành vùng trồng rau an toàn chất lượng cao đáp ứng được nhu cầu
thực tế, có thể trở thành vùng rau sản xuất hàng hóa cần thiết phải tiến hành nghiên
cứu khả năng sinh trưởng, phát triển và các biện pháp kỹ tthuật cho một số loại rau
có giá trị cao tại vùng khí hậu ôn đới đặc thù Phia Đén. Xuất phát từ yêu cầu của
thực tiễn sản xuất trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài : Nghiên cứu khả
năng thích ứng và các biện pháp kỹ thuật để sản xuất rau ôn đới an toàn trái vụ
tại Phia Đén tỉnh Cao Bằng
* Mục đích và yêu cầu của đề tài :
- Mục đích:
Xác định được khả năng sinh trưởng, phát triển và một số biện pháp kỹ thuật
phù hợp cho một số loại rau có giá trị cao tại vùng khí hậu ôn đới Phia Đén, Nguyên
Bình, Cao Bằng
- Yêu cầu:
+ Đánh giá khả năng sinh trưởng của các giống rau tham gia thí nghiệm
+ Đánh giá tình hình sâu bệnh hại
+ Đánh giá năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất
+ Sơ bộ hạch toán kinh tế

2


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Giá trị dinh dưỡng và giá trị kinh tế của cây rau
1.1.1. Giá trị dinh dưỡng

Rau là thực phẩm không thể thay thế được trong bữa ăn hàng ngày của
con người, trong thức ăn hàng ngày cơ thể hấp thu nhiều chất dinh dưỡng từ các
nguồn thức ăn như : thức ăn động vật (thịt, trứng, cá, tôm, ...) cung cấp chủ yếu
protein và lipit. Thức ăn thực vật ( lúa, ngô, khoai, sắn, rau, ...) cung cấp chủ yếu
các loại vitamin A, B, C, D, E, P, các loại chất muối khoáng, chất xơ là những chất
dinh dưỡng không thể thiếu được đối với hoạt động sinh lí của cơ thể.
Theo quan điểm của các nhà dinh dưỡng học, để đáp ứng cho sự bình
thường mỗi người cần từ 250 - 300g rau xanh/ngày trong khi đó thống kê của Việt
Nam mới cung cấp được 60g/người/ngày như vậy mới đáp ứng được 20-30% nhu
cầu về rau [2].
Bảng 1.1: Thành phần dinh dưỡng của một số loại rau
Thành phần hoá học

Muối khoáng

Vitamin

(g%)

(mg%)

(mg%)

TT Loại rau

Nước prôtit Gluxit Ca

D

Fe


B1

B2

C

1

Bắp cải

90.0

1.8

5.4

48.0

31.0

1.1

0.06

0.05

36

2


Cà chua

94.0

0.6

4.1

12.0

26.0

1.4

0.06

0.04

10

3

Su hào

88.0

2.8

6.3


46.0

50.0

0.6

0.06

0.05

40

4

Cải trắng

93.2

1.1

2.6

50.0

30.0

0.7

0.09


0.07

26

5

Cải bẹ

93.8

1.7

2.1

89.0

13.5

1.9

0.07

0.10

51

Nguồn: Giáo trình cây rau - 2000 (2)
Qua bảng 1.1 ta thấy, trong khẩu phần ăn của nhân dân ta hiện nay rau cung cấp
khoảng 95-99% nguồn vitamin A, 60-70% nguồn vitamin B và gần 100% nguồn

vitamin C, nếu ăn uống lâu ngày, thiếu rau xanh ta thường thấy xuất hiện các triệu
chứng như : Da khô, mờ mắt quáng gà, ... do thiếu vitamin A gây chảy máu chân
răng, tay chân mệt mỏi suy nhược... do thiếu vitamin C.

3


Trong rau tươi có chứa một lượng vitamin rất lớn, theo số liệu của Viện Vệ sinh
dịch tễ, trong 100g ăn được của:
- Cà chua có: 2,0mg caroten; 0.06mg B1; 40mg vitamin C.
- Rau cải có: 0.3mg caroten; 0.07mg B1; 51mg vitamin C.
- Rau muống có: 2.9mg caroten; 0.1mg B1; 23 mg vitamin C
- Đỗ côve có: 0.1mg caroten ; 0.34mg B1; 25mg vitamin C.
Ngoài việc cung cấp vitamin rau còn cho một lượng chất khoáng đáng kể như Ca,
P, Na, Ka, ...có nhiều tác dụng trong việc bồi bổ sức khoẻ, chống thiếu máu, thêm
sức dẻo dai và tăng sức chống đỡ bệnh tật, các loại muối khoáng còn có tác dụng
trung hoà độ chua do dạ dày tiết ra khi tiêu hoá thức ăn, làm tăng khả năng đồng
hoá protein. Chất sơ trong rau giúp sự tiêu hoá được điều hoà, chống táo bón giữ
được cảm giác no.
1.1.2. Giá trị kinh tế của cây rau
Rau là nguyên liệu và là mặt hàng xuất khẩu có giá trị. Theo số liệu chính thức của
tổng cục hải quan , kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam trong tháng 6/2009
đạt 46,02 triệu USD tăng 30% so với tháng trước và tăng đến 73,8 % so với tháng
6/2008. Tính chung 6 tháng đầu năm tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này sang
các thị trường đạt 209,61 nghìn USD tăng 13,69% so với cung kì năm ngoái.
Rau là nguyên liệu của ngành công nghiệp thực phẩm như :
Công nghiệp đồ hộp (dưa chuột, cà chua, ngô rau, măng tây, đậu bắp...).
Công nghiệp bánh kẹo (bí xanh, cà rốt, khoai tây...).
Công nghiệp sản xuất nước giải khát (cà chua, cà rốt...)
Công nghiệp chế biến thuốc dược liệu ( tỏi, hành, rau gia vị...).

Làm hương liệu( hạt mùi, ớt, cà chua...).
Rau góp phần phát triển các ngành kinh tế khác như: Ngành chăn nuôi (làm nguồn
thức ăn cho chăn nuôi).
Cây rau đã cải thiện được đời sống của ngưới dân trong những năm gần đây, góp
phần xoá đói giảm nghèo, điển hình [6]:
Ở Hưng Yên diện tích rau màu của huyên Yên Mỹ chỉ chiếm diện tích
nhỏ nhưng hiện nay cây rau màu đã trở thành cây trông có giá trị kinh tế cao cho
thu nhập 5-7 triệu đồng /sào.

4


Xã Xuân Bắc (huyện Xuân Lộc) tỉnh Đồng Nai là một vùng thuần nông
trước đây người dân sống chủ yếu bằng nghề trồng lúa nên đời sống hết sức khó
khăn. Vài năm gần đây nhiều nông dân đã chuyển sang trồng rau đậu các loại đạt
năng suất 3,5tấn/sào, hiệu quả kinh tế đạt 10 triệu đồng /sào, so với trồng lúa gấp 67 lần.
Người dân xóm 7 xã Yên Khánh (Ninh Bình) đã thành công trong việc
phát triển rau trái vụ với gần 100 hộ tham gia, bình quân các hộ trong xã có thể đạt
thu nhập từ 20-30 triệu đồng nhờ trồng rau trái vụ.
Dự án quy hoạch vùng sản xuất rau an toàn của 3 xã Đề Thám, Bình Long, Hồng
Việt (Cao Bằng) đã so sánh hiệu quả kinh tế sản xuất rau trên địa bàn 3 xã cho thấy
thu nhập từ sản xuất rau cao hơn nhiều so với các loại cây trồng khác. Bình quân 1
ha sản xuất rau cho thu nhập 128 triệu đồng/ha, lợi nhuận thu được khoảng trên 68
triệu đồng, cao hơn gấp 4 lần so với lúa và 3,5 lần so với trồng ngô
Như vậy so với các cây trồng khác cây rau là cây có giá trị kinh tế cao,
cho thu nhập vượt trội hơn so với lúa và một số cây hoa màu khác, điều này đã
được thực tiễn công nhận và đánh giá.
1.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước
1.2.1. Tình hình nghiên cứu cây rau trên thế giới.
1.2.1.1. Tình hình sản xuất rau trên thế giới

Rau là cây trồng ngắn ngày có giá trị dinh dưỡng và hiệu quả kinh tế cao
nên đã được con người trồng và sử dung lâu đời. Cây rau được con người sử dụng
như nguồn lương thực do đó nhu cầu rau xanh ngày càng tăng lên. Hiện nay trên thế
giới diện tích trồng rau ngày càng tăng. Nghiên cứu tình hình sản xuất rau trên thế
giới ta thu được kết quả thể hiện qua bảng 2.2.
Bảng 1.2: Tình hình sản xuất rau trên thế giới qua các năm
Năm

Diện tích(ha)

Năng suất(tấn/ha)

Sản lượng(tấn)

2006

52.448.765

17,71

928.974.779

2007

52.349.820

18,34

960.109.101


2008

52.700.271

18,82

992.197.084

2009

53.275.584

19,01

1.012.870.923

2010

52.677.726

18,31

965.650.533

5


Nguồn:FAO - 2011 (18)
Qua bảng 1.2 ta thấy: Tình hình sản xuất rau trên thế giới từ năm 2006
trở lại đây có nhiều biến động cả về diện tích ,năng suất và sản lượng.

- Về diện tích: Từ năm 2006-2010 diện tích trồng rau trên thế giới đã có sự gia tăng.
Năm 2006 diện tích rau của thế giới chỉ có 52.448.765 ha đến năm 2010 tăng lên
52.677.762 ha. Như vậy chỉ sau 5 năm diện tích trồng rau trên thế giới đã tăng
228.997 ha (trung bình tăng 45.799 ha/năm). Qua đó ta thấy được cây rau chiếm vị
trí ngày càng quan trọng hơn trong nền sản xuất nông nghiệp thế giới.
- Về năng suất: Nhìn chung trong những năm gần đây năng suất có biến động nhẹ từ
17,71tấn/ha lên 18,33 tấn/ha.
- Về sản lượng: Từ năm 2006 trở lại đây diện tích và năng suất tăng dần qua các
năm nên sản lượng rau trên thế giới đã tăng lên rõ rệt, bình quân hàng năm tăng
7.335.150 tấn/năm, điều đó chứng tỏ nghề trồng rau trên thế giới đang có xu hướng
phát triển nhanh chóng. Lý do có sự biến động này bởi rau xanh đã trở thành nhu
cầu thiết yếu và ngày càng tăng lên đối với đời sống của con người.
Vì vậy, để ngành sản xuất rau thực sự phát triển đáp ứng được nhu cầu
rau xanh ngày càng cao chúng ta cần nghiên cứu để tìm ra và áp dụng rộng rãi vào
sản xuất những biện pháp khoa học tốt nhất nhằm đưa năng suất cây rau tăng lên .
Cây rau phân bố không đều giữa các nước và châu lục trên thế giới, qua nghiên cứu
chúng tôi thu được kết quả nghiên cứu ở bảng 2.3.
Bảng 1.3. Tình hình sản xuất rau ở một số khu vực năm 2010
Năng suất

Khu vực

Diện tích (ha)

Thế giới

52.677.726

18,33


965.650.533

Châu Âu

675.040

16,76

11.318.921

Châu Á

13.719.615

15,50

212.678.906

Châu Mĩ

513.876

13,00

6.685.405

Châu Phi

2.077.157


66,73

1.386.148

Châu Úc

36.745

14,55

534.730

(tấn/ha)

Nguồn:FAO - 2011 (18)
Qua bảng 1.3 ta thấy:

6

Sản lượng (tấn)


- Về diện tích: Trong các châu, châu Á có diện tích trồng rau lớn nhất và chiếm tới
80.54% (13.719.615ha) diện tích rau của thế giới trong khi đó châu Úc chỉ chiếm
một tỷ lệ nhỏ bằng 5,88% (36.745 ha) diện tích rau của thế giới. Đứng thứ 2 sau
châu Á là châu Phi có diện tích là 2.077.157 ha, tiếp theo là châu Âu có diện tích là
657.040 ha, châu Mĩ là 513.876 ha.
- Về năng suất: châu Âu là châu lục có năng suất rau cao nhất trên thế giới và cao
hơn năng suất bình quân của thế giới đạt 167,677 tạ/ha. Đứng thứ 2 là châu Á có
năng suất bình quân lớn hơn thế giới là 10,621 tạ/ha(155,018 tạ/ha), tiếp theo là

châu Úc có năng suất là 145,524 tạ/ha, châu Mĩ là 130,097 tạ/ha… Thấp nhất là
châu Phi có năng suất là 66,732 tạ/ha, thấp hơn năng suất trung bình của thế giới
2,16 lần, thấp hơn năng suất châu Âu là 2,52 lần.
- Về sản lượng: châu Á có sản lượng rau lớn nhất trong các châu đạt 212.678.906
tấn rau, chiếm tới 85,47% sản lượng rau của thế giới. Xếp thứ hai là châu Âu có sản
lượng 11.318.921 tấn, tiếp theo là châu Mĩ có sản lượng là 6.685.405 tấn. Thấp nhất
là châu Úc sản lượng chỉ đạt 534.730 tấn.
1.2.1.2. Tình hình nghiên cứu cây rau
Do nhu cầu của con người ngày càng cao, đòi hỏi những giống cây trồng cho năng
suất và chất lượng tốt. Các nhà khoa học không ngừng nghiên cứu ra những giống
tốt. Các kết quả nghiên cứu của các tác giả nước ngoài cho thấy:
Để chọn lọc được giống cà chua kháng bệnh sương mai, các nhà khoa học của
AVRDC đã tìm ra 2 gen Ph-1 và Ph-2 từ các loại cà chua hoang dại có khả năng
kháng bệnh và chuyển vào các giống cà chua trồng. Kết quả đã tạo ra được 28 dòng
có chứa gen Ph-1 và Ph-2 và một số gen có chứa bệnh đốm nâu. Công ty này vẫn
đang tiếp tục được tiến hành. Bên cạnh đó công tác chọn tạo giống kháng bệnh vàng
xoăn lá cũng được trú trọng nghiên cứu [10].
Ngoài những thành tựu về công nghệ gen, việc ứng dụng hiệu quả ưu thế lai được
phát triển mạnh ở thế kỉ 20. Hiện nay ưu thế lai được sử dụng rộng rãi trong sản
xuất do con lai có những ưu điểm vượt trội hơn hẳn so với bố mẹ như chỉ số chín
sớm, chất lượng, năng suất, độ đồng đều, có khả năng chống chịu sâu bệnh hại và
điều kiện bất lợi của môi trường tốt [10].

7


Tạo giống ưu thế lai về năng suất và các tính trạng quả đã được các nhà khoa học
Ấn Độ nghiên cứu giữa một dòng thử kháng héo xanh vi khuẩn và giống cà chua
chế biến. Ưu thế lai đã được xác định ở tính trạng khối lượng quả trong tổ hợp lai
(Sakthi x TH3318, Sakthi xFresh market 9), năng suất cá thể trong tổ hợp (Sakthi x

St64, LE206 xSt64, LE214 xSt64), mức độ biểu hiện ưu thế lai đạt được từ 5,9521,37%. Các nhà khoa học Bulgary đã tạo ra được các tổ hợp lai Jar và Dar thuộc
dạng bán hữu hạn thics hợp cho điều kiện trồng sớm trong điều kiện nhà nhân tạo
và giống Viki, Aija và Lorin thuộc dạng hữu hạn thích hợp cho sản xuất trên đồng
ruộng trong điều kiện chính vụ [12].
1.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
1.2.2.1. Tình hình sản xuất rau trong nước
Nghề trồng rau ở nước ta ra đời từ rất sớm, song trước đây trên nền tảng của nền
kinh tế tự túc kéo dài nghề trồng rau ở nước ta chưa phát triển, các chủng loại rau
còn nghèo, năng suất rau thấp, sản lượng và diện tích rau quả ít so với tiềm năng
sẵn có của nước ta: Đất đai màu mỡ, khí hậu phù hợp, nguồn lao động dồi dào. Tình
hình sản xuất rau đã có nhiều biến động qua các giai đoạn , khoảng 10 năm sau hoà
bình lập lại nhà nước ta bắt đầu đặt vấn đề xuất khẩu rau sang các nước: Liên Xô,
Ba Lan, CHDC Đức, Hunggari.
Đặc biệt trong những năm gần đây (2001-2005) nghề trồng rau phát triển khá mạnh
tăng nhanh cả về diện tích và sản lượng qua các năm.
Qua thống kê của FAO tình hình sản xuất rau ở Việt Nam từ năm 2006-2010 được
thể hiện qua bảng 1.4.
Bảng 1.4. Tình hình sản xuất rau ở Việt Nam trong những năm gần đây
Năm

Diện tích(ha)

Năng suất(tạ/ha)

Sản lượng(tấn)

2006

690.823


113,532

7843028

2007

691.347

116,240

8036201

2008

688.646

112,540

7750022

2009

684.125

116,391

7962571

2010


729.300

114,167

8326200

Nguồn:FAO - 2011 (18)

8


Qua bảng 1.4 ta thấy : Từ năm 2006-2010 nghề trồng rau ở Việt Nam
biến động không nhiều, diện tích, năng suất và sản lượng tăng không đáng kể. Diện
tích năn 2006 là 690823 ha đến năm 2010 diện tích gieo trồng đạt 729300 ha. về
năng suất tăng từ 113,523 tạ/ha (2006) lên 114,167 tạ/ha (2010). Sản lượng tăng từ
7.843.028 tấn (2006) lên đến 8.326.200 tấn (2010)
Việt Nam là nước nhiệt đới thuận lợi cho nhiều loại rau sinh trưởng và
phát triển tạo ra nguồn rau phong phú và đạt năng suất cao. Song nghề trồng rau ở
nước ta trước đây còn manh mún chủ yếu mang tính tự cấp, tự túc, chủng loại còn
nghèo chưa tương xứng với tiềm năng đất đai, khí hậu và nguồn lao động dồi dào
của nhân dân ta. Do đó cần có nhiều biện pháp thiết thực để nhằm tăng năng suất và
chất lượng rau thúc đẩy ngành sản xuất rau phát triển hơn.
1.2.2.2. Tình hình nghiên cứu cây rau
Ở nước ta trong những năm gần đây công tác nghiên cứu và chọn tạo các
giống rau được quan tâm và có những bước thành công đáng kể.Các nhà khoa học
đã chọn tạo ra được nhiều dòng giống thích ứng với điều kiện tự nhiên của nước ta,
chúng có khả năng cho năng suất cao, phẩm chất tốt.
Trong đề án phát triển rau, hoa, quả, cây cảnh được Chính phủ phê duyệt
năm 2001[6] diện tích trồng rau lai (giống tiến bộ kĩ thuật) đạt 60%. Mỗi năm nhu
cầu số lượng hạt giống rau cần 6500- 6700 tấn hạt. Các giống rau chủ lực: Cà chua

có giống số 7, số 214, Hồng Lam, SB2, CS1, VM1.
Cải củ: Giống số 8, số 9
Cải bắp : CB1, CB26, chịu nhiệt...
Năm 2006 tiến sĩ Hà Minh Tâm và các cộng sự của viện khoa học kĩ thuật
nông nghiệp duyên hải Nam Trung Bộ sau khi thực hiện đề tài khoa học " Nghiên
cứu thăm dò khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất của một số cây trồng
mới( rau hoa ôn đới) trên vùng đất Bazan tại xã Vĩnh Sơn huyên Vĩnh Thạnh tỉnh
Bình Định". Đề tài nghiên cứu tuyển chọn được 5 giống rau triển vọng chống chịu
sâu bệnh khá cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao như :Xà lách Thuỷ Tiên, cải bắp
DVS47 và đỏ TN198, su lơ VL-1777F1 và su hào Hà Giang [17].
Ngoài công tác tuyển chọn giống các nghiên cứu về ảnh hưởng của phân bón đến
năng suất rau cũng đạt được nhiều kết quả đáng kể như:

9


Thí nghiệm về liều lượng đạm đến năng suất và hàm lượng NO3- của cà chua vụ
đông xuân năm 1994 tại Gia Lâm - Hà Nội đã cho thấy ở các mức bón 90120kgN/ha, nó có tác dụng kích thích ra hoa cho năng suất và đạt hiệu quả kinh tế
cao( PGS. TS. Tạ Thu Cúc, 1200) [2].
Nguyễn Văn Hiền và cs(1996) nghiên cứu một số yếu tố gây ô nhiễm môi trường và
xây dựng quy trình sản xuất rau sạch đã kết luận : Với lượng phân bón 20 tấn phân
chuồng, 30 kg supe lân và 200kg Kalisunfat chỉ nên bón dưới 450kg Urê/ha cho cải
bắp là thích hợp. Đối với cây su hào thời gian thu hoạch 14 ngày sau bón thúc đạm
lần cuối thì ở các liều lượng đạm từ 0- 450kg Urê/ha đều có hàm lượng NO3- trong
su hào đều ở mức cho phép, với liều lượng 350kg Ure/ha cho năng suất su hào lớn
nhất mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất [7].
Thạc sĩ Bùi Đình Thạnh (Trung tâm phát triển khoa học và công nghệ) thực hiện đề
tài “ Nghiên cứu chuyển gen tạo năng suất và kéo dài thời gian bảo quản đối với
bắp cải” kết quả cây cải bắp sau khi chuyển gen có hàm lượng Xytokinin
(Xytokinin có vài trò duy trì xanh tươi lâu hơn của rau sau khi thu hoạch và kéo dài

tuổi thọ đối với các giống cây trồng nói chung) cao hơn so với cây đối chứng , cụ
thể hàm lượng Zeatinriboside trong lá của cây bắp cải chuyển gen cao hơn so với lá
của câu cải bắp đối chứng [12].
Như vậy công tác nghiên cứu và chọn tạo giống của nước ta luôn có những bước
tiến mới . Các nhà khoa học không ngừng nghiên cứu, tìm tòi để tạo ra những giống
rau mới thính hợp với điều kiện thời tiết nước ta trong các vụ khác nhau và thu
được kết quả rất khả quan. Đây cũng là cơ sở cho những chương trình nghiên cứu
tiếp theo .
* Phương hướng nghiên cứu phát triển rau đến năm 2010
Theo đề án phát triển rau, hoa, quả , cây cảnh giai đoạn 1999-2000 được Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt đến năn 2005 trên diện tích 600.000 ha gieo trồng sẽ sản xuất
8,1 triệu tấn năm 2005 diện tích đạt 800.000 ha và sản lượng 11 triệu tấn. Với sản
lượng này nếu mức hao hụt sau thu hoạch 15% sẽ mất 1,65% triệu tấn, còn lại 9,35
triệu tấn dành 1,4% triệu cho xuất khẩu tươi và chế biến , liều lượng dùng trong
nước còn 7,95 triệu tấn( bình quân đầu người 83 kg rau/ năm) đạt yêu cầu về dinh

10


dưỡng nếu chất lượng rau bảo đảm( chất lượng rau xanh được xác định bằng hai chỉ
tiêu chủ yếu: giá trị dinh dưỡng và mức độ an toàn thực phẩm).
Về cơ cấu: Cơ cấu rau hợp lí cho người tiêu dùng phù hợp với xu thế chung về dinh
dưỡng hiện nay trên thế giới như sau:
Rau ăn lá đạt 30%, rau ăn quả đạt 30% (trong đó 10% là đậu rau), rau ăn củ, hoa đạt
20%, rau gia vị 20% (hiện nay cơ cấu này ở nước ta sơ bộ là 54;26;14 và 16%)
Mục tiêu cần đạt trong nghiên cứu
* Đối với các giống đã có sản suất lâu đời
- Cải bắp: Năng suất đạt 300-350 tạ/ha
- Cà chua: Năng suất đạt 300 tạ/ha chủ yếu là trồng giống trái vụ thu hoạch từ tháng
4 đến tháng 7, chống chịu bệnh tốt, giống cho vụ đông để phục vụ chế biến và xuất

khẩu tươi.
- Dưa chuột: Năng suất 270-300 tạ/ha vụ xuân là 170-200 tạ/ha vụ đông với mục
đích sản xuất chế biến để xuất khẩu.
- Dưa hấu: Năng suất 150-200 tạ/ha cho cả vụ đông và vụ xuân, trọng lượng quả
2,5- 5,3 kg hàm lượng đường đạt 7-9%
- Ớt cay năng suất 100-120% tạ/ha tỷ lệ chất khô đạt 20% không bị bệnh nhất là
bệnh thán thư.
* Đối với cây trồng mới
Khảo nghiệm tính thích ứng của các giống rau cao cấp nhập nội, cải bao, măng tây,
ngô rau, ớt ngọt, su lơ xanh, cà tím quả dài...[6]
1.2.3. Nguyên nhân gây nhiễm trên rau và biện pháp khắc phục.
1.2.3.1. Nguyên nhân rau chưa an toàn
Việc sử dụng hoá chất tùy tiện đã bộc lộ những hậu quả khôn lường, theo báo
cáo của tiến sĩ Trần Khắc Thi - Viện Nghiên cứu rau quả trung ương (1996), ở
nhiều địa phương trong cả nước, nhất là những vùng chuyên canh rau có tới 40-60%
sản phẩm rau xanh trên thị trường không đảm bảo tiêu chuẩn an toàn cho người sử
dụng, có trường hợp gây ngộ độc, có khi dẫn tới tử vong. Theo thống kê của Bộ Y
tế từ năm 1999 đến tháng 8/2004, trên toàn quốc đã xảy ra 1.245 vụ ngộ độc thực
phẩm, gây nhiễm độc cho 28.014 người, trong đó có 333 người đã bị tử vong,
nguyên nhân là do sử dụng quá nhiều thuốc hóa học bảo vệ thực vật, phân hoá học,

11


các dạng hoá chất trên còn tồn đọng trong rau với dư lượng quá cao, làm ảnh hưởng
xấu tới môi trường và sức khoẻ cộng đồng [8].
a. Ảnh hưởng của thuốc hoá học bảo vệ thực vật
* Thực trạng sử dụng thuốc BVTV trong thời gian qua:
Theo tài liệu của Phạm Thị Thùy (2006) [11], Nguyễn Ngọc Sinh và CTV năm
1999 thông báo lượng thuốc BVTV ở nước ta không ngừng gia tăng, so với năm

1990 thì năm 1999 lượng thuốc dùng cho 1 ha cây trồng tăng 2,17 lần, lượng thuốc
BVTV tiêu thụ tăng 2,17 lần. Lượng hoạt chất trên 1 ha gieo trồng năm 1990 tăng
1,35 lần so với năm 1998. Còn số liệu của Cục Bảo vệ thực vật cho biết, năm 1990
cả nước phải nhập khẩu 10.000 tấn hoá chất bảo vệ thực vật, năm 1998 con số này
tăng lên gấp 3 lần .
Nhiều tác giả cho biết, ở nước ta việc sử dụng thuốc hoá học ngày càng gia
tăng, dẫn đến các tác động trực tiếp đến mức độ tích luỹ dư lượng thuốc BVTV
trong rau hiện đang ở mức báo động [8].
* Nguyên nhân dẫn đến dư lượng thuốc BVTV có trong sản phẩm rau là:
- Do hiểu biết của người dân về hoá chất bảo vệ thực vật (HCBVTV) còn
nhiều hạn chế, nhiều hộ nông dân chạy theo lợi nhuận, thiếu ý thức trách nhiệm đối
với cộng đồng, dẫn tới việc lạm dụng HCBVTV trong sản xuất rau.
- Còn sử dụng các loại HCBVTV đã bị cấm, thuốc ngoài danh mục
- Sử dụng HCBVTV quá liều lượng
- Sử dụng HCBVTV không đúng nồng độ, phần lớn thường tăng nồng độ
thuốc cao hơn so với quy định.
- Sử dụng bình phun không đảm bảo chất lượng, bị rò rỉ nhiều.
- Phương pháp phun thuốc HBVTV không tuân thủ đúng quy trình, không
đảm bảo thời gian cách ly, số lần phun/vụ, lượng phun tuỳ tiện thường cao hơn
nhiều so với khuyến cáo, khoảng cách giữa các lần phun rất ngắn.
* Ảnh hưởng của hoá chất bảo vệ thực vật lên cơ thể người:
Theo Nguyễn Thị Dư Loan khi bị nhiễm HCBVTV, hầu hết các chức năng của
hệ thống cơ quan trong cơ thể như hệ thần kinh, hệ tuần hoàn, hệ bài tiết, các chức
năng gan, thận v.v.. đều bị rối loạn, vì HCBVTV khi vào cơ thể sẽ xâm nhập vào
máu, được máu vận chuyển tới các cơ quan của cơ thể tại đó chúng kết hợp với
protein tạo thành Toxic- protein, tồn tại ở gan, thận, não, tuỷ, xương...

12



Nhiều tác giả cho rằng, khi HCBVTV xâm nhập vào cơ thể sống đều gây độc
cho bất kỳ một cơ quan nào tuỳ theo độc tính, liều lượng, đường vào, tính nhạy cảm
của cơ quan và thời gian tác động [5, 13].
Số liệu điều tra của Trần Sỹ Tiêm cho biết, từ năm 1997 - 2000 có 2188
trường hợp bị ngộ độc HCBVTV trong đó nam 47,62%, nữ 52,38% và 87 người bị
chết (3,98%) chủ yếu do ngộ độc thuốc trừ sâu. Nguyên nhân chính dẫn tới nhiễm
độc HCBVTV chủ yếu do người dân không tuân thủ các qui tắc an toàn về sử dụng
HCBVTV như: không sử dụng phương tiện bảo hộ lao động, bình phun cũ bị rò rỉ,
không phun đúng kỹ thuật và liều lượng [15].
Tác giả Doanh Thiêm Thuần và Phan Bá Đào (1993) cho biết, tại Bệnh viện
Đa khoa Thái Nguyên từ năm 1985 đến 1990 đã có 253 người bị nhiễm HCBVTV,
năm 1991 có tới 38 người bị ngộ độc cấp thuốc trừ sâu nhóm lân hữu cơ[14].
Theo báo cáo của Trung tâm y tế dự phòng (2002) tại Thái Nguyên năm 2001
có 246 người bị ngộ độc thực phẩm, năm 2002 số người bị ngộ độc thực phẩm là
109 người, trong đó có 2 người tử vong. Đặc biệt tỷ lệ ô nhiễm hoá chất BVTV
trong một số loại rau xanh đáng báo động như ở Phường Túc Duyên, Thành Phố
Thái Nguyên có 70% mẫu rau đem phân tích bị nhiễm HCBVTV[14].
Từ thực tế về tình hình ngộ độc thuốc BVTV, các tác giả nhận định với sự đầu
tư ngày càng tăng về thuốc HBVTV, với việc sử dụng quá nhiều loại thuốc trừ sâu
mới, đã và sẽ còn gây ra những hậu quả nghiêm trọng tới con người và môi trường
[16].
* Ảnh hưởng của hoá chất bảo vệ thực vật đến môi trường.
Khi phun HCBVTV không đúng chủng loại liều lượng, nồng độ và kỹ thuật
lên cây sẽ gây hại trực tiếp cho cây, cho môi trường và hệ sinh thái. Việc sử dụng
HCBVTV trong sản xuất rau không đúng đã ảnh hưởng đến môi trường (đất, nước,
không khí..), phá vỡ sự cân bằng sinh thái, rất nhiều loại thiên địch của sâu hại đã bị
giết bởi thuốc BVTV. Bên cạnh đó khi sử dụng thuốc BVTV không đúng sẽ làm
cho côn trùng quen thuốc, đồng thời cũng tăng thêm dư lượng thuốc trong môi
trường.
Thuốc BVTV trong quá trình tồn tại đã tác động vào hệ sinh vật đất làm hoạt

động của một số loài yếu đi hoặc bị tiêu diệt, từ đó phá vỡ cân bằng hệ sinh thái đất.

13


Ngoài ra sự tích đọng HCBVTV vào nước mặt đã trực tiếp ảnh hưởng đến động vật
thuỷ sinh [14].
b. Ảnh hưởng của phân hoá học đến hàm lượng NO-3 trong cây
Phân đạm, lân, kali là yếu tố quan trọng làm tăng năng suất cây trồng, tuy
nhiên sự lạm dụng phân hoá học đặc biệt là phân đạm đã làm tăng hàm lượng nitrat
trong rau, gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ con người. Hàm lượng NO-3 trong rau là
một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá rau an toàn bởi những độc tính và
tác hại của nó khi vượt quá ngưỡng cho phép [1].
Bùi Cách Tuyến và cộng sự năm 1998 cho biết [18]:
+ Nhóm rau ăn lá cải bắp, cải thảo chứa tồn dư NO-3 vượt quá tiêu chuẩn quy
định, chiếm tỷ lệ lớn nhất (58-61%).
+ Nhóm rau ăn củ: cà rốt, khoai tây có tỷ lệ số mẫu nghiên cứu có tồn dư NO-3
vượt tiêu chuẩn so với quy định, nhưng thấp hơn so với rau ăn lá (29-30%).
+ Nhóm rau ăn quả: có khoảng 52% số mẫu cà chua, 47% số mẫu đậu cô bơ
và 34% mẫu đậu Hà Lan đem phân tích có tồn dư NO-3 vượt quá ngưỡng cho phép.
* Nguyên nhân dẫn đến dư lượng NO3- quá ngưỡng cho phép
Theo tài liệu của tác giả Tạ Thu Cúc (2000) [2], [3], nhiều nhà khoa học thông
báo có đến 20 yếu tố làm tăng hàm lượng nitrat trong sản phẩm cây trồng, trong 20
yếu tố đó thì một nửa có thể điều chỉnh bằng nhiều biện pháp. Nguyên nhân là:
giống, nhiệt độ, điều kiện ánh sáng, diện tích dinh dưỡng, đất đai, phương pháp thu
hoạch, vệ sinh thực phẩm và kỹ thuật nấu nướng nhưng nguyên nhân chủ yếu được
nhiều nhà khoa học nhận định là:
- Sử dụng phân phân hoá học không hợp lý, bón quá nhiều phân đạm cho rau.
- Bón phân không cân đối, không hợp lý về liều lượng, tỷ lệ trong thành phần
vô cơ và hữu cơ.

- Phương thức bón không đúng, bón sát thời điểm thu hoạch.
- Sử dụng nước tưới có hàm lượng NO3- rửa trôi cao.
- Bón phân tươi cho rau, đã làm cho dư lượng NO3- tăng lên trong sản phẩm.
* Ảnh hưởng của dư lượng NO3- quá ngưỡng cho phép lên cơ thể con người
Các tác giả đều cho rằng, nitrat được hấp thu vào cơ thể người ở mức độ bình
thường không gây độc, nó chỉ có hại khi vượt tiêu chuẩn quá mức cho phép. NO3trong cơ thể người không trực tiếp gây ra methaemoglobine, nhưng chúng có thể bị

14


khử bởi NO-2 bởi vi khuẩn microflora đường ruột. NO-2 phản ứng với haemoglobine
hình thành methaemoglobine. Khi methaemoglobine ở mức cao sẽ xuất hiện triệu
chứng bệnh làm giảm hô hấp của tế bào, ảnh hưởng tới hoạt động của tuyến giáp,
gây đột biến và phát triển khối u trong cơ thể con người [3].
Trong dạ dày, dưới tác dụng của hệ vi sinh vật, các loại enzim và các quá trình
hoá sinh, NO-2 dễ dàng tác dụng với các axit amin tự do tạo thành nitrozamine, là
hợp chất gây ung thư. Khi dùng rau quả có nitrit vượt quá ngưỡng cho phép sẽ gây
hậu quả trực tiếp, có thể gây chết người. Ngày nay, nhiều tác giả nhắc đến
nitrozamine như là một tác nhân làm sai lệch nhiễm sắc thể, dẫn đến truyền đạt sai
thông tin di truyền gây nên các bệnh ung thư khác nhau. Theo Tổ chức nông lương
Quốc tế (FAO) ở liều lượng 4 g NO3-/ngày gây ngộ độc cho cơ thể, khi tăng tới 8 g
NO3- /ngày thì có thể gây chết và 13 g NO3- /ngày gây chết hoàn toàn [6].
c. Ảnh hưởng của một số kim loại nặng
Theo Nguyễn Văn Tư và cộng sự (2002) [19], kim loại nặng là vấn đề được
quan tâm nhiều bởi tác hại của chúng tới sức khoẻ con người, các kim loại nặng khi
xâm nhập vào cơ thể gây ra một số căn bệnh như thiếu máu, cao huyết áp, đau đầu,
sưng khớp, mất chức năng thận, với người mang thai có thể bị sẩy thai hoặc đẻ
non…
* Thực trạng ô nhiễm kim loại nặng
Tác giả Bùi Cách Tuyến (1998) phân tích về tồn dư kim loại nặng trong nông

sản ở khu vực ngoại thành thuộc thành phố Hồ Chí Minh, thì dư lượng kim loại
nặng Cu++, Zn++, Pb++, Cd+ trong rau muống, rau cải ở mức cho phép còn dư lượng
Cr vượt 3,5 lần giới hạn cho phép. ở Đà lạt, hàm lượng Cu và Zn trong một số nông
sản cao gấp 1,5-9 lần mức cho phép. ở Ninh Thuận, hàm lượng Cu trong một số
nông sản cao gấp 2,5 lần mức cho phép[18].
* Nguyên nhân tồn dư lượng kim loại nặng quá ngưỡng cho phép là:
- Trồng rau trên đất có chứa nhiều kim loại nặng
- Kim loại nặng có trong phân bón, nước tưới và hoá chất bảo vệ thực vật.
* Ảnh hưởng của một số dư lượng kim loại nặng quá ngưỡng cho phép lên cơ thể
con người.
Tác giả Nguyễn Văn Tư (2002) [19] cho biết, khi cơ thể bị nhiễm một lượng
kim loại nặng quá ngưỡng cho phép thì sẽ bị nhiễm độc.

15


Một số biểu hiện như:
+ Nhiễm độc chì có biểu hiện đau bụng, buồn nôn, mạch yếu, tê dại chân, co
giật...
+ Nhiễm độc thuỷ ngân, người bệnh dễ cáu gắt, rối loạn tiêu hoá, thần kinh,
run chân tay, trường hợp khi hấp thu Hg một lượng khá lớn vào cơ thể, sẽ bị suy tim
mạch, có khi dẫn đến sảy thai, đẻ non hay tử vong.
+ Ngộ độc cấp tính Cd có triệu chứng buồn nôn, đau bụng, rối loạn hệ thần
kinh và có thể dẫn đến tử vong.
d. ảnh hưởng của vi sinh vật gây bệnh:
Việc sử dụng phân tươi tưới cho rau đã trở thành một tập quán canh tác phổ
biến ở một số vùng trồng rau, đây là nguyên nhân làm cho rau không sạch, nhất là
các loại rau gia vị ăn sống, đó là hình thức truyền tải trứng giun sán và các bệnh
đường ruột khác vào trong cơ thể con người [6].
* Nguyên nhân tồn đọng vi sinh vật gây bệnh có trong rau xanh

Do tập quán sử dụng phân tươi, phân chuồng, phân bắc chưa được ủ hoai mục,
thậm chí cả nguồn nước thải, nước tưới bị ô nhiễm để tưới rau thường phổ biến
trong các vùng trồng rau ở nước ta.
* Ảnh hưởng của vi sinh vật gây bệnh lên cơ thể con người
Sử dụng rau có chứa VSV gây bệnh là hình thức truyền tải trứng giun và
thường làm cho người ta mắc phải những căn bệnh về đường tiêu hoá như tiêu chảy,
kiết lỵ... Bên cạnh đó những người thường xuyên sử dụng phân bắc tươi còn mắc
chứng thiếu máu, bệnh ngoài da.
1.2.3.2. Tình hình sử dụng phân bón trên cây rau
Trong những năm gần đây tốc độ tiêu thụ phân bón ở Việt Nam tăng nhanh
và đã đạt mức 2.063.600 tấn dinh dưỡng nguyên chất vào năm 2005, tăng 68% so
với năm 1995 và 299,39% so với năm 1961. Năm 2006 và 2007, mức tiêu thụ phân
bón ở nước ta đã tăng đáng kể so với năm 2005. Trong 3 tháng đầu năm 2008,
lượng phân bón chúng ta nhập khẩu đã đạt mức 1.029.000 tấn, tăng 19,9% về lượng
và 108,9% về giá so với cùng kỳ năm 2007 [1].
Về chất lượng phân bón trên thị trường thì qua kết quả kiểm tra về tình hình
sản xuất, kinh doanh phân bón của các doanh nghiệp ở 10 tỉnh thành phố của Cục
Trồng trọt trong tháng 7/2007 cho thấy: vẫn tồn tại trên thị trường những loại phân

16


chưa đăng ký vào danh mục phân bón, phân bón không đảm bảo chất lượng. Có
những lô hàng, khi kiểm tra có tới trên 54% mẫu không đạt chất lượng đăng ký.
Năm 2008 tình hình phân bón kém chất lượng vẫn còn diễn biến rất phức tạp [6].
* Hàm lượng đạm với năng suất và sự tích lũy NO3- trong rau
Tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của lượng đạm bón đối với sự tích luỹ nitrat
trong rau cải bẹ xanh trên nền đất xám tại thành phố Hồ Chí Minh, Phạm Minh Tâm
(2001) cho thấy năng suất cải bẹ xanh tăng dần khi tăng lượng đạm bón, cao nhất ở
mức bón 150 kg N/ha, tuy vậy thì hàm lượng NO3- trong rau khi thu hoạch quan hệ

chặt với lượng đạm bón, từ 31,7mg NO3-/kg rau tươi ở mức 0 kg N/ha lên 524,9 mg
NO3-/kg ở mức 180 kg N/ha [2].
Và cũng tại thành phố Hồ Chí Minh, kết quả nghiên cứu của Bùi Cách Tuyến
cho thấy dư lượng nitrate trên các loại rau phổ biến ở các mức phân bón khác nhau
[18]: Đối với cây cải bông, cây bắp cải khi bón <400 N/ha hàm lượng nitrate tồn dư
dưới ngưỡng cho phép. Đối với cây dưa leo lượng phân đạm nguyên chất được sử
dụng biến đổi từ 100 - 300N/ha và hàm lượng nitrat trong dưa chuột đều dưới
ngưỡng cho phép
Theo Tạ Thu Cúc (1996) [1] khi bón phân đạm vào đã làm tăng tồn dư NO3trong cà chua tăng từ 370 mgNO3-/kg lên 485 mgNO3-/kg và 72,8 mgNO3-/kg lên
87,4 mgNO3-/kg ở hành tây.
Dẫn theo tài liệu của Tạ Thu Cúc, kết quả nghiên cứu của Đặng Thu Hoà
(2002) trên đất phù sa Sông Hồng cũng cho kết quả tương tự, tăng lượng đạm bón
làm tăng sự tích luỹ nitrat trong rau, với rau muống tăng mức đạm bón từ 120 kg
N/ha lên 180 kg N/ha thì hàm lượng NO3- trong rau tăng lên thêm 250 mg/kg rau
[2].
* Thời gian bón thúc đạm lần cuối với mức độ tích luỹ NO3- trong rau xanh.
Ngoài việc sử dụng một lượng lớn phân đạm thì thời gian kết thúc bón đạm
trước thu hoạch cũng là một hiện tượng rất phổ biến ở tất cả các vùng trồng rau
trong cả nước. Nông dân thường thu hoạch rau chỉ sau khi bón đạm 3 - 7 ngày (Tạ
Thu Cúc, 1996 [1]). Người sản xuất hầu như không quan tâm đến tồn dư nitrat trong
rau mà thời gian thu hoạch do thị trường quyết định, đặc biệt vào mùa khan hiếm
rau.

17


Nhiều kết quả nghiên cứu đã chứng minh rằng, tồn dư NO3- trong rau liên
quan chặt chẽ tới sự cung cấp đạm và quá trình quang hợp trước lúc thu hoạch. Nếu
có đủ thời gian và điều kiện để cây quang hợp mạnh tạo ra glucid và hô hấp tạo ra
acetoacid thì hàm lượng NO3- trong cây không đến mức gây độc. Do đó thời gian

bón đạm trước khi thu hoạch quyết định đến tồn dư nitrat trong rau. Tuy vậy khả
năng hấp thụ N và tích luỹ NO3- nhanh hay chậm còn phụ thuộc vào từng loại rau.
Hầu hết các loại rau có hàm lượng NO3- đạt cao nhất sau khi bón thúc đạm lần cuối
từ 3 - 10 ngày.
Nghiên cứu về vấn đề này, Nguyễn Văn Hiền và cs (1996) [7] đã kết luận:
Hàm lượng nitrat ở cải bắp đạt cao nhất vào ngày thứ 7 kể từ khi bón thúc lần cuối
ở tất cả các liều lượng đạm khác nhau và chỉ thu hoạch sau 14 ngày thì hàm lượng
nitrat trong cải bắp mới giảm hẳn dưới ngưỡng an toàn.
Ngoài ra tồn dư nitrat trong rau thương phẩm còn phụ thuộc vào khả năng tích
luỹ của từng loại rau. Tồn dư nitrat trong rau ăn lá và rau ăn quả cao nhất trong
khoảng thời gian từ 10 - 15 ngày từ lúc bón lần cuối đến khi thu hoạch, đối với rau
ăn củ là khoảng 20 ngày. Thời gian bón thúc sau cùng càng xa ngày thu hoạch thì
lượng nitrat trong rau càng giảm.
Khi nghiên cứu ảnh hưởng của thời gian bón thúc đạm lần cuối đối với một số
loại rau trồng phổ biến tại Tỉnh Lâm Đồng, tác giả Bùi Cách Tuyến (1998)cho biết
[18]:
+ Đối với xà lách: tồn dư nitrat đạt cao nhất khoảng 21 ngày khi ngừng bón
(1569 mg NO3-/kg rau tươi) sau đó giảm dần theo thời gian và đến 25 ngày thì giảm
hẳn dưới ngưỡng cho phép (426 mg NO3-/kg rau tươi)
+ Đối với đậu Hà lan, đậu côve: tồn dư nitrat đạt cao nhất vào thời điểm 7
ngày sau bón thúc lần cuối và được giảm dần ở các ngày sau đó, nhưng nếu bón
đạm ở mức cao (>300 kg N/ha) thì sau 10 ngày tồn dư nitrat mới giảm tới mức cho
phép.
+ Đối với cà rốt: tồn dư nitrat được tích luỹ cao nhất ở thời điểm 20 ngày sau
khi ngừng bón N và sẽ giảm dần ở các ngày tiếp theo.
Kết quả nghiên cứu của Bùi Quang Xuân (1998) cho thấy hàm lượng nitrat
trong cải bắp thực sự giảm sau 16 - 20 ngày bón N lần cuối, nếu hoà phân đạm vào

18



nước tưới thì thời gian bón thúc lần cuối rút ngắn hơn từ 2 - 4 ngày[20].
Dẫn theo tài liệu của Tạ Thu Cúc, Phạm Minh Tâm (2001) khi nghiên cứu
trên rau cải xanh tại thành phố Hồ Chí Minh cũng cho kết quả: với mức bón 90 kg
N/ha thì hàm lượng nitrat trong cải bẹ xanh đạt cực đại ở 16 ngày sau bón thúc đạm
lần cuối và giảm mạnh ở các ngày tiếp theo[2].
Kết quả nghiên cứu trong thí nghiệm chậu vại trên nền đất phù sa Sông Hồng
tại Hà Nội, Đặng Thu Hoà (2002) cho biết: Đối với rau muống ở mức bón 120 - 210
kg N/ha thì hàm lượng nitrat trong rau muống đạt cao nhất trong khoảng 7 - 10 ngày
sau bón thúc đạm lần cuối giảm dần ở những ngày tiếp theo, với xà lách và dưa
chuột hàm lượng nitrat đạt cao nhất ở ngày thứ 3 - 5 [2].
* Ảnh hưởng của dạng đạm bón đến tồn dư nitrat trong rau
Bón dạng đạm khác nhau (NH4 hoặc NO3-) cũng có ảnh hưởng khác nhau đến
sự tích luỹ nitrat trong cây. Theo Phạm Minh Tâm (2001) cùng với mức đạm bón là
90N/ha, với cải bẹ xanh khi bón dạng đạm NH4NO3 và urê sự tích luỹ đạm trong
rau cao hơn so với khi bón phân NPK và (NH4)2SO4.
* Một số chú ý khi sử dụng phân đạm
Ở nước ta có 3 loại phân đạm được sử dụng phổ biến nhất đó là: phân urê,
phân amôn sunphat và phân amôn phốt phát. Khi được sử dụng hợp lý, 1kg N
nguyên chất có thể thu được 10 - 22 kg thóc hoặc 25 - 35 kg ngô.
Để đảm bảo hiệu quả sự dụng các loại phân hóa học cần chú ý đến những
điểm sau đây:
- Phân cần được bảo quản trong túi nilon. Chỗ để phân cần thoáng mát, khô
ráo, mái kho không bị dột. Không để chung phân đạm với các loại phân khác.
- Cần bón đúng đặc tính và nhu cầu của cây trồng. Cây có những đặc tính rất
khác nhau nên nhu cầu của cây đối với N cũng rất khác nhau. Có cây yêu cầu nhiều
N, có cây yêu cầu ít. Đối với cây bón N vượt quá nhu cầu sẽ gây ra những tác hại
đáng kể. Bón đúng yêu cầu của cây, N phát huy tác dụng rất tốt.
- Cần bón đúng dạng phân theo đặc điểm của cây và của đất đai. Các loại cây
trồng cạn như: ngô, mía, bông… bón đạm nitrat là thích hợp, nhưng đối với lúa

nước thì nên bón đạm clorua hoặc là đạm SA. Đối với các cây họ đậu nên bón đạm
sớm, trước khi nốt sần được hình thành trên rễ cây. Khi trên rễ đã có nốt sần không

19


nên bón đạm, vì đạm ngăn trở hoạt động cố định đạm từ không khí của các loài vi
khuẩn nốt sần.
- Cần bón đạm đúng với đặc điểm của đất. Phân có tính kiềm nên bón cho đất
chua, phân chua sinh lý nên bón cho đất kiềm. Đất lầy thụt, nhiều bùn không cần
bón nhiều đạm.
- Cần bón đúng lúc. Tốt nhất là bón vào thời kỳ sinh trưởng mạnh nhất của cây.
- Cần bón đạm đúng liều lượng và cân đối với lân và kali.
- Bón phân đạm cần lưu ý đến diễn biến của thời tiết. Không bón lúc mưa to,
lúc ruộng vườn đầy nước.
- Không bón đạm tập trung vào một lúc, một chỗ mà cần chia thành nhiều lần
và bón vãi đều trên mặt đất ở những nơi cần bón. Không bón đạm quá nhiều, vì khi
thừa đạm, cây phát triển mạnh, dễ đổ ngã, ra hoa chậm, ít hạt, hạt lép nhiều, quả dễ
rụng, nhiều sâu bệnh, phẩm chất giảm. Đồng thời gây tốn kém và lãng phí.
- Bón phân đạm cần kết hợp với làm cỏ, xới xáo, xới đất, sục bùn (đối với lúa
nước).
1.2.3.3 Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của các chế phẩm vi sinh vật đến năng suất,
chất lượng và phòng trừ dịch hại trên cây rau.
Theo GS Nguyễn Lân Dũng (1981) [4], trong tự nhiên hiện tượng côn trùng
bị chết hàng loạt là do các vi sinh vật gây ra được phát hiện từ cuối thế kỷ XIX.
Bệnh do nấm gây ra trên côn trùng đã được Vallineri phát hiện từ năm 1709, đến
năm 1835 Agostino Bassi đã nghiên cứu nấm bạch cương trên tằm dâu (Bombyx
more), tiếp theo vào năm 1870 nhà bác học Louis Paster đã phát hiện ra một loại vi
khuẩn gây bệnh trên tằm và ông đặt tên cho vi khuẩn này là Bacillus bombyx sau đó
đã đổi tên là Bacillus thuringiensis (Bt).

Dẫn theo tài liệu của Phạm Thị Thùy [14], theo tác giả Falcon (1878) cho
biết, bệnh virút côn trùng được Philips nghiên cứu và mô tả từ những năm 1720, sau
đó nhà khoa học Cornalia và Mamestri nghiên cứu vào năm 1856 trên cơ thể con
tằm, đến năm 1898 Bolle phát hiện thể đa diện trong ruột con tằm đã giải phóng ra
những hạt virút nhỏ. Về bệnh virút sâu xanh hại bông Helicoverpa armigera đã
được Mally phát hiện ở Nam Phi vào năm 1891. Cho đến năm 1936, Parson,
Sweetman và Bergold mới xác định được nguyên nhân gây bệnh của những thể đa

20


diện, đó chính là các virút gây bệnh trên côn trùng, sau đó có rất nhiều nhà khoa học
nghiên cứu, sản xuất và ứng dụng các chế phẩm từ virút.
Đến nay, trên thế giới và Việt Nam đã xuất hiện hàng loạt nhiều công trình
nghiên cứu về khả năng lây bệnh và ứng dụng các chế phẩm vi sinh vật trong việc
phòng trừ dịch hại cây trồng.
*. Một số loại thuốc trừ sâu vi sinh vật hiện đang sử dụng.
Khi biện pháp hoá học phòng trừ dịch hại đã bộc lộ rõ những hạn chế như tích
luỹ dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong sản phẩm, ảnh hưởng đến môi trường và
hệ sinh thái thì các chế phẩm sinh học như vi khuẩn Bt, virút và vi nấm đã được sử
dụng nhiều hơn bởi hiệu quả trừ sâu của chúng lâu dài và bền vững đồng thời tạo
nên sản phẩm an toàn [15], [16].
a. Vi khuẩn Bacillus thuringiensis (Bt)
Vi khuẩn Bt là một loại vi khuẩn điển hình có khả năng tổng hợp protit và sinh
ra các độc tố diệt sâu trong quá trình hình thành bào tử.
GS. Nguyễn Lân Dũng năm 1981 [4] cho biết, Bacillus thuringiensis (Bt) là vi
khuẩn hiếu khí, hình que, có khả năng nhuộm màu. Tế bào có kích thước từ 3 - 6
µm, phủ tiêm mao dầy, có thể di động được. Bt có khả năng hình thành bào tử trong
điều kiện môi trường bất lợi ví dụ như ở nhiệt độ cao, khô cạn... đây là một đặc tính
giúp cho chúng tồn tại trong môi trường khắc nghiệt.

Trong quá trình sản xuất Bt, ở giai đoạn hình thành bào tử và các protein độc
tố được tổng hợp thành các tinh thể và chiếm khoảng 3-30% trọng lượng khô. Hình
dáng của tinh thể độc tố phụ thuộc vào các gen mã hoá protein tinh thể, chúng có
thể là hình thoi, hình chữ nhật, hình lập phương diệt côn trùng bộ cánh vẩy, bộ hai
cánh do gen Cry II A... Bt được phân lập ra từ trong đất, lá cây và xác côn trùng .
Đến nay người ta đã phát hiện ra 4 loại độc tố do vi khuẩn Bt sinh ra, đó là:
ngoại độc tố anpha (α - exotoxin), ngoại độc tố bêta (β - exotoxin), ngoại độc tố
gama (γ- exotoxin), và nội độc tố delta (δ - endotoxin) cùng với một số enzym có
đặc tính diệt sâu như lơxitinaza và proteaza.
Theo tài liệu của Phạm Thị Thùy (2004) [23,24], α - exotoxin còn có tên gọi
là phospholipaza. Đây là một loại men do vi khuẩn Bt tiết ra để tiếp nhận các chất
dinh dưỡng trong môi trường sống. Men này tham gia vào việc tạo điều kiện cho vi

21


khuẩn xâm nhập vào cơ thể côn trùng, chỉ những côn trùng có pH đường ruột phù
hợp với pH của enzym này thì mới bị vi khuẩn (Bt) tiêu diệt. β - exotoxin là một
trong những độc tố được tìm thấy đầu tiên. Nó sản sinh và giải phóng ra môi trường
lên men trong quá trình sinh trưởng của một số chủng vi khuẩn Bt. β - exotoxin có
thể tan trong nước, chịu được nhiệt độ là 120 - 1210 C trong 10 - 15 phút và có thể
tách được từ môi trường nuôi cấy. Ngoại độc tố β - exotoxin có tác động kìm hãm
nucleotit và ADN- polymeraza dẫn tới việc ngừng tổng hợp ARN thông tin. γexotoxin thuộc nhóm photpholipaza tác động lên photpholipit giải phóng ra axit
béo, độc tố γ hoà tan trong nước, không ổn định, mẫn cảm với không khí, nhiệt độ,
ánh sáng. Đặc điểm quan trọng nhất của Bt là có khả năng tạo thành trong tế bào 1,
đôi khi là 2 hoặc 3 tinh thể nội độc tố hình quả trám có bản chất protein và gây độc
cao với côn trùng. Nó có ở đa số các chủng, được hình thành trong quá trình hình
thành bào tử, khi tế bào bị vỡ tinh thể nội độc tố δ endotoxin và bào tử tự do chuyển
động trong môi trường.
Nội độc tố delta endotoxin là tinh thể độc tố ở trong tế bào và là độc tố chính

quyết định đến hiệu lực diệt sâu của Bt, chúng chiếm tới 90% trong các loại độc tố,
dưới tiêu bản khi nhuộm xanh metylen tinh thể nội độc tố bắt màu, còn bào tử thì
không bắt màu nhưng có mép sáng [21, 23].
Theo tác giả Phạm Thị Thùy [15] thì tùy theo từng loại côn trùng mà có 3 cơ
chế tác động của các tinh thể độc lên côn trùng. Thứ nhất là sau khi ăn phải tinh thể
độc một thời gian khoảng 5 - 20 phút thì ruột giữa của côn trùng bị tê liệt làm cho
pH trong máu và tế bào bạch huyết tăng lên, pH ruột giữa giảm xuống do chất kiềm
của ruột thấm vào máu và các tế bào biểu mô ruột bị phá huỷ, sau 1 giờ toàn bộ cơ
thể bị tê liệt, sau 2- 4 ngày thì côn trùng chết. Thứ hai là sau khi ăn phải tinh thể độc
thì côn trùng ngừng ăn vì ruột giữa bị tê liệt nhưng pH của máu và bạch huyết
không tăng, sau 2- 4 ngày thì côn trùng chết mặc dù sâu non không bị tê liệt toàn
thân. Thứ ba là khi côn trùng ăn phải tinh thể độc có kèm theo bào tử thì mới gây
chết côn trùng, chỉ sau 2- 4 ngày người ta không thấy hiện tượng liệt.
GS Nguyễn Lân Dũng (1981)[4] cho biết, vi khuẩn Bt không có khả năng
giết hại tất cả các loài côn trùng. Đây là hạn chế nhưng cũng là đặc tính quý giá của
Bt, vừa có tác dụng diệt sâu lại vừa bảo vệ những côn trùng có ích. Bt là một loại vũ

22


khí diệt côn trùng có phổ rất rộng, khoảng 200 loài côn trùng bị vi khuẩn Bt giết
hại, đến nay số lượng này còn có thể cao hơn rất nhiều.
1.2.4 Đặc điểm chung của Phia Đén-Nguyên Bình-Cao Bằng
1.2.4.1.Điều kiện tự nhiên
Vùng Phia Đén nằm trong huyện Nguyên Bình, bao gồm các xã Thành
Công, Phan Thanh, Quang Thành và thị trấn Tĩnh Túc. Nguyên Bình là một huyện
miền núi vùng cao nằm ở phía Tây của tỉnh Cao Bằng cách Hà Nội 240 km.
Tổng diện tích tự nhiên của toàn vùng là 24,631 ha, Phia Đén nằm ở vị trí giao lưu
của nhiều tuyến đường giao thông và là nơi đầu nguồn của nhiều con sông, có địa
hình núi cao, nhiều hang động và vẫn còn lưu giữ được diện tích rừng nguyên sinh .

Tài nguyên khoáng sản được phân bố rộng khắp các xã trong vùng như:
thiếc ở thị trần Tĩnh Túc. Chì, kẽm, bạc, Fluorit, thiếc sa khoáng ở Thành Công, mỏ
sắt phân bố rải rác trong vùng. Khoáng sản nhiều nhưng chưa có khảo sát đánh gia
trữ lượng .
Hệ sinh thái đa dạng có tính sinh học cao với nhiều loại động thực vật quý hiếm như
hà thủ ô đỏ, tam thất, các loại rau quả ôn đới, các loại côn trùng dùng cho nghiên
cứu khoa học...Vùng Phia Đén có độ cao từ 1500 m- 1931 m so với mặt nước biển
có khí hậu mát mẻ.
Khí hậu được chia làm hai mùa rõ rệt: Mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa bắt đầu từ
tháng 4 đến tháng 9 hàng năm. Khí hậu thường là gió mùa Đông Nam, chịu ảnh
hưởng một phần của gió mùa Tây Nam và gió mùa Đông Bắc
Mùa khô bắt đầu từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau. Mùa này khí hậu ôn
đới mát mẻ, giá lạnh hay có sương mù. Gió mùa đông bắc thường xuyên thổi đến
gây khô rét. Các tháng giá rét từ tháng 12 đến tháng 2 năm sau, nhiệt độ bình quân
nhiều ngày giảm xuống dưới 0 oC.
Cao Bằng nói chung là tỉnh có lượng mưa tương đối thấp. Lượng mưa trung bình
trên năm ở các nơi giao động từ 1300-1750 mm. Do ảnh hưởng của địa hình nên
lượng mưa phân bố không đồng đều. Nhìn chung lượng mưa có chiều hướng tăng
theo độ cao, giảm ở các thung lũng bị chắn gió. Được thể hiện ở bảng 1.5

23


Bảng 1.5. Đặc điểm khí hậu của tỉnh Cao Bằng năm 2010
Thị xã

Chỉ tiêu

Cao Bằng


Huyện

Huyện

Huyện

Bảo Lạc,

Nguyên

Trùng

Bảo Lâm

Bình

Khánh

Nhiệt độ TB năm (0oC)

21,1

25,5

22,5

21,6

Lượng mưa TB năm (mm)


1.4441,3

1.331,2

1.759,1

1.737,5

Số giờ nắng trong năm (giờ)

1.397,1

1.204,8

1.423,5

1.335,5

Độ ẩm bình quân năm (%)

82,5

82,2

82,5

81,2

( Nguồn : Trạm khí tượng thuỷ văn Cao Bằng)
* Diễn biến khí hậu vụ hè thu năm 2010 tại Phia Đén- Thành Công - Nguyên

Bình- Cao Bằng
Bảng 1.6. Diễn biến thời tiết khí hậu vụ hè thu năm 2010
Tháng trong

Nhiệt độ

Ẩm độ

năm

trung

trung

bình(0C)

bình(%)

Lượng

Tổng số giờ

mưa(mm)

nắng/tháng(giờ)

6

26,7


87

285,3

188.0

7

26,3

86

236,6

153.0

8

25,7

84

217,2

157.0

9

23,2


85

265,9

133.0

10

21,5

80

32,8

134.0

( Nguồn : Trạm khí tượng thuỷ văn Cao Bằng 2010)
Qua số liệu ở bảng ta thấy, nhiệt độ giảm dần từ tháng 6 đến tháng 10 (Từ
26,7 xuống 21,50C) nhiệt độ giảm mạnh vào tháng 10 thuận lợi cho cải bắp trong
thời kì vào cuốn bắp.
Về ẩm độ và lượng mưa: Từ tháng 6 đến tháng 9 lượng mưa tương đối nhiều. Tháng
6 là tháng có lượng mưa nhiều nhất (285,3mm), ẩm độ cũng khá cao (87%). Thích
hợp cho sự nảy mầm và sinh trưởng của cây con. Chúng tôi chủ động che mưa cho
cây khi gặp mưa to nên cây không chịu ảnh hưởng nhiều của thời tiết. Tháng 9 là
tháng cây bước vào giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng nên cây rất cần nước. Lượng

24



×